Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thực trạng công tác bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
PHÂN HIỆU QUẢNG NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC
CẤP XÃ TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Giảng viên hƣớng dẫn :
Cơ quan thực tập

: Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn

Quảng Nam, 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 2
6. Bố cục báo cáo .............................................................................................. 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
Chƣơng 1 .......................................................................................................... 4
KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH
ĐỊNH ................................................................................................................. 4
1.1. Khái quát về huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ...................................... 4
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Hoài Nhơn......................... 4
1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của huyện Hoài Nhơn ............................ 5
1.2. Tìm hiểu về Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ................ 6


1.2.1. Thông tin của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn ............................ 6
1.2.2. Địa vị pháp lý của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn...................... 6
1.2.3. Đặc điểm tình hình của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn ............. 6
1.3. Hệ thống văn bản của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định 7
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn ......... 7
1.3.2. Nội quy, quy chế hoạt động của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn 9
1.4. Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định .. 10
1.5. Đội ngũ nhân sự của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định 12
1.6. Cơ sở vật chất của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ... 13
1.6.1. Trụ sở làm việc của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn ................ 13
1.6.2. Điều kiện làm việc của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn .............. 13
1.6.3. Điều kiện tài chính ....................................................................... 14
Chƣơng 2 ........................................................................................................ 15


CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC CẤP XÃ VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CÁN BỘ
CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 15
2.1. Cơ sở khoa học về công tác bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã ......... 15
2.1.1. Khái quát về cán bộ, công chức cấp xã ........................................ 15
2.1.2. Công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ............................ 18
2.2. Thực trạng CBCC cấp xã tại huyện Hoài Nhơn, tình Bình Định ......... 26
2.2.1. Số lượng CBCC cấp xã tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ... 26
2.2.2. Chất lượng CBCC cấp xã tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định 28
2.3. Thực trạng công tác bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ................................................................. 33
2.3.1. Nội dung bồi dưỡng CBCC cấp xã tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh
Bình Định............................................................................................... 33
2.3.2. Hình thức bồi dưỡng CBCC cấp xã tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh
Bình Định............................................................................................... 34

2.3.3. Phương pháp bồi dưỡng CBCC cấp xã tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh
Bình Định............................................................................................... 34
2.3.4. Kinh phí bồi dưỡng CBCC cấp xã tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình
Định........................................................................................................ 35
2.3.5. Quy trình bồi dưỡng CBCC cấp xã .............................................. 35
2.3.6. Kết quả bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Hoài
Nhơn, tỉnh Bình Định ............................................................................ 40
Chƣơng 3 ........................................................................................................ 42
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CÁN BỘ CÔNG
CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CÁN BỘ
CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 42
3.1 Đánh giá chung về công tác bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã tại
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ................................................................. 42


3.1.1. Những mặt đạt được của công tác bồi dưỡng CBCC cấp xã tại
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ........................................................ 42
3.1.2. Những tồn tại, hạn chế của công tác bồi dưỡng CBCC cấp xã tại
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ........................................................ 43
3.2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình bồi dưỡng cán bộ, công
chức cấp xã tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ............................... 44
3.2. Một số kiến nghị đối với công tác bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã
tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ........................................................... 44
3.2.1. Đối với cấp Trung ương ............................................................... 44
3.2.2. Đối với chính quyền cấp tỉnh ....................................................... 45
3.2.3. Đối với chính quyền cấp huyện .................................................... 46
3.2.4. Đối với chính quyền cấp xã .......................................................... 46
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 50

PHỤ LỤC.......................................................................................................... 1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BD

Bồi dưỡng

CB

Cán bộ

CC

Công chức

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

PNV

Phòng Nội vụ

UBND


Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chất lượng của đội ngũ nhân sự Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn .... 12
Bảng 2.1. Số lượng cán bộ cấp xã tại huyện hoài nhơn ..................................... 26
Bảng 2.2. Số lượng công chức cấp xã tại huyện hoài nhơn ............................... 27
Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ cấp xã huyện hoài nhơn giai đoạn
2014 - 2017 ...................................................................................................... 28
Bảng 2.4. Trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước của cán bộ cấp xã
huyện hoài nhơn giai đoạn 2014 – 2017 ........................................................... 29
Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn của công chức cấp xã huyện hoài nhơn giai
đoạn 2014 – 2017 ............................................................................................. 31
Bảng 2.6. Trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước của công chức cấp xã
huyện hoài nhơn giai đoạn 2014 – 2017 ........................................................... 32
Bảng 2.7. Mức độ thực hiện công việc sau khi bd ............................................ 38
Bảng 2.8. Mức độ phù hợp của kiến thức, kỹ năng được bd ............................. 39
Bảng 2.9. Mức độ đáp ứng chung của CBCC xã so với mục tiêu ..................... 39
Bảng 2.10. Mức độ hài lòng của CBCC cấp xã sau khi BD .............................. 39
Bảng 2.11. Kết quả bồi dưỡng CBCC cấp xã tại huyện Hoài Nhơn giai đoạn
2014 – 2017 ..................................................................................................... 40


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn ......................................... 10
Sơ đồ 2. Quy trình bồi dưỡng cán bộ, công chức ....................................................... 22


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, đòi
hỏi nền hành chính nước ta phải từng bước được cải tiến ngày càng chính quy,
hiện đại và hướng tới mục tiêu phục vụ nhân dân. Để thực hiện được điều này
thì cần phải xây dựng đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CBCC cấp xã nói
riêng có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ là nhân tố mang ý nghĩa quyết định.
Vì vậy, chất lượng CBCC cấp xã mang ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt
động của bộ máy chính quyền cấp xã, đồng thời có tác động không nhỏ đến hoạt
động của các cấp chính quyền địa phương. Với lý do đó, cần tiến hành có hiệu
quả công tác bồi dưỡng CBCC cấp xã.
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Kế hoạch của UBND tỉnh Bình Định,
huyện Hoài Nhơn phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đã triển khai và
thực hiện nghiêm túc công tác bồi dưỡng CBCC cấp xã trong những năm qua
nhằm bảo đảm cho bộ máy hành chính nhà nước ở huyện hoạt động có hiệu lực,
hiệu quả. Do đó, chất lượng của CBCC cấp xã đã được nâng cao, từng bước đáp
ứng nhu cầu trong giai đoạn mới, góp phần chuẩn hóa đội ngũ CBCC, đảm bảo
cho công tác quy hoạch và gắn liền với nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế
công tác này chưa đạt được kết quả như mong muốn đòi hỏi trong thời gian tới
huyện Hoài Nhơn cần có cái nhìn tổng thể về thực trạng CBCC ở cấp xã của
huyện để có được những định hướng phát triển phù hợp đối với CBCC ở xã, thị
trấn cả về chất lượng lẫn số lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển về kinh tế - xã
hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Chính vì những lý do trên, đợt thực tập này ở Phòng Nội vụ huyện Hoài
Nhơn, tỉnh Bình Định với mục tiêu tìm hiểu rõ hơn về công tác bồi dưỡng
CBCC cấp xã của huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định nên tôi đã chọn đề tài
“Thực trạng công tác bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tại huyện Hoài Nhơn,
tỉnh Bình Định”.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu

Báo cáo khảo sát thực trạng công tác bồi dưỡng CBCC cấp xã của huyện
Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Từ đó đánh giá chung về công tác bồi dưỡng CBCC
cấp xã tại huyện. Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao công tác
này tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Về mặt lý luận: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về bồi dưỡng cán bộ, công
chức cấp xã ở nước ta hiện nay.
Về mặt thực tiễn:
- Tìm hiểu khái quát về Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn
- Thống kê, phân tích và đánh giá thực trạng về CBCC cấp xã tại huyện
Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2014 - 2017.
- Trên cơ sở đó, đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao công tác bồi dưỡng
CBCC cấp xã tại huyện Hoài Nhơn, tình Bình Định có tính khoa học và phù hợp
với thực tiễn ở địa phương.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác bồi dưỡng CBCC cấp xã tại huyện Hoài
Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: 17 xã, thị trấn thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
+ Thời gian: Số liệu thu thập trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tìm hiểu tài liệu: tác giả đã đọc các văn bản của PNV; các
văn bản luật, giáo trình có liên quan. Để tìm hiểu, nắm bắt, hiểu rõ hơn cơ quan
mình thực tập và thực trạng đề tài mình đang nghiên cứu.
2


- Phương pháp phỏng vấn: để hiểu rõ hơn về công tác bồi dưỡng CBCC
cấp xã của huyện tôi đã phỏng vấn các chuyên viên trong PNV đặc biệt là
chuyên viên đảm nhận nhiệm vụ quản lý CBCC cấp xã tại huyện Hoài Nhơn.

- Phương pháp phân tích: Phương pháp này sử dụng để phân tích các số
liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát.
- Phương pháp điều tra: Phương pháp này sử dụng để đánh giá về thực
trạng và hiệu quả công tác bồi dưỡng CBCC cấp xã của huyện Hoài Nhơn.
6. Bố cục báo cáo
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của bài
báo cáo gồm 03 chương:
Chƣơng 1. Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn, tình Bình Định
Chƣơng 2. Cơ sở khoa học về công tác bồi dƣỡng cán bộ, công chức
cấp xã và thực trạng công tác bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã tại huyện
Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Chƣơng 3. Đánh giá chung về công tác bồi dƣỡng cán bộ công chức
cấp xã tại huyện Hoài Nhơn và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
công tác bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh
Bình Định

3


NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN HOÀI NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.1. Khái quát về huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Hoài Nhơn
Hoài Nhơn nằm phía bắc của tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành
phố Quy Nhơn 100 km về phía bắc. Phía Bắc giáp với huyện Đức
Phổ tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp với huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định, phía tây
giáp với 2 huyện Hoài Ân và An Lão, phía đông giáp biển Đông. Có diện tích:
412,95 km2, dân số 342.900 người, trong đó nữ 174.400 người. Mật độ dân số

816 người/km². (Phụ lục 2)
Có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam đi qua, là cửa
ngõ giao lưu kinh tế quan trọng ở phía bắc tỉnh Bình Định, là điểm đầu mối giao
thông quan trọng đến các huyện Hoài Ân, An Lão và là vùng đất giàu truyền
thống cách mạng, có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề.
Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 2 thị trấn: Các xã Hoài
Sơn, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Hảo, Hoài Tân, Hoài Đức,
Hoài Mỹ, Hoài Xuân, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương, Hoài Hải,
Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc và 02 thị trấn: Bồng Sơn, Tam Quan.
Địa hình huyện Hoài Nhơn có xu hướng thấp dần về hướng Đông Bắc và
chia làm 2 dạng địa hình chính: Dạng địa hình đồng bằng được bao bọc bởi các
dãy núi như một thung lũng 3 mặt (Bắc, Tây, Nam) với độ cao trung bình 810m, nơi cao nhất giáp các dãy núi là 25m, nơi thấp nhất là giáp biển 1m. Dạng
địa hình đồi núi thấp nối liền nhau thành một dãy hình cung, độ cao bình quân là
400 m, thấp nhất là 100 m, cao nhất là 725m.

4


Nhìn chung, 2 dạng địa hình này mang đặc điểm khác nhau, chi phối đến
sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện.
1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của huyện Hoài Nhơn
Trong những năm qua, bằng các nguồn vốn huy động trong dân và vốn
của Nhà nước đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, nhất là giao
thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, giáo dục, y tế, văn hóa. Về kinh tế, mặc dù
chịu ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế thế giới nhưng kinh tế thời kỳ
2006 - 2010 của huyện liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tổng sản
phẩm địa phương (GDP) tăng bình quân 10,26%/ năm; đến cuối năm 2011 đạt
1.368 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2010; DGP bình quân đầu người đạt 17,3
triệu đồng/ người/năm; tổng sản lượng lương thực đạt 90.600 tấn; tổng thu ngân
sách phát sinh trên địa bàn 130,7 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo

hướng CNH – HĐH : tỷ trọng Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm 39,4%, công
nghiệp xây dựng, dịch vụ chiếm 60,6 %. Sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp,
nông thôn đã thu được nhiệu thành quả quan trọng nhất là lĩnh vực đánh bắt,
nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản.
Theo đó, tầm nhìn năm 2035, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn
giai đoạn 2016-2020. Tiếp tục phát triển kinh tế thủy sản và du lịch là 2 ngành
kinh tế chủ chốt của huyện. phấn đấu phát triển Hoài Nhơn sẽ là đô thị hạt nhân
vùng phía Bắc; là trung tâm thương mại dịch vụ - du lịch, sản xuất tiểu thủ công
nghiệp phía Bắc của tỉnh. Trong nghiên cứu đánh giá của đơn vị tư vấn cho mục
tiêu đưa huyện Hoài Nhơn trở thành thị xã vào trước năm 2020 đã xác định các
nhóm giải pháp: đẩy mạnh các biện pháp tăng thu ngân sách; phấn đấu duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt đối với các ngành kinh tế phi nông nghiệp ở
mức cao như hiện nay; tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp về giảm nghèo, đặc
biệt chú trọng đối với các xã, thị trấn dự kiến nâng cấp thành lập phường.

5


1.2. Tìm hiểu về Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
1.2.1. Thông tin của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn
Địa chỉ: Số 04, Đƣờng 28/3, Thị trấn Bồng Sơn, Hoài Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 02563.861643
Fax: 02563.861094
Email:
Website:
1.2.2. Địa vị pháp lý của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Hoài Nhơn căn
cứ pháp lý được quy định tại Điểm 1, Điều 7, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

1.2.3. Đặc điểm tình hình của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn
Tổng số công chức, nhân viên Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn là 09
người, Trưởng phòng 01 người, Phó Trưởng phòng 01 người, 07 công chức, 02
nhân viên hợp đồng. Mỗi công chức, nhân viên đều được phân công nhiệm vụ
cụ thể, phù hợp với năng lực và chuyên môn đào tạo.
PNV luôn nhận được sự chỉ đạo thường xuyên của Sở Nội vụ tỉnh Bình
Định, UBND huyện Hoài Nhơn. Trong năm, đã tập trung khắc phục những hạn
chế của năm 2017, chấn chỉnh tác phong lề lối làm việc, cải tiến phương pháp
nhằm từng bước nâng cao chất lượng công tác tham mưu và phục vụ. Trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ, các công chức, nhân viên có sự đoàn kết, thống nhất,
tương trợ giúp đỡ lẫn nhau nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Toàn thể
Công chức, nhân viên PNV đã thực hiện tốt việc xây dựng cơ quan, đơn vị có
nếp sống văn hoá, cơ quan an toàn, xây dựng gia đình văn hoá tại nơi cư trú theo
các tiêu chuẩn quy định.
6


1.3. Hệ thống văn bản của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Quyết định số 307/QĐ-UBDN ngày 22/01/2016 của UBND huyện Hoài
Nhơn về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn và Quyết định số 26/QĐ-UBDN ngày
26/01/2018 của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn về việc phân công nhiệm vụ
của lãnh đạo, công chức, nhân viên Phòng Nội vụ năm 2018 đã quy định rất rõ
vị trí, chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn; tổ chức, biên chế; chế độ làm việc, mối
quan hệ công tác của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn.
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện có
chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về: Tổ
chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên

chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị
sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động
hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách
hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức,
viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo;
thi đua - khen thưởng; công tác thanh niên.
Phòng Nội vụ chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên
chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân huyện,
đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ
của Sở Nội vụ.
Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
7


Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao về tổ chức, bộ máy; quản lý, sử
dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công
lập; về quản lý vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức; công tác
xây dựng chính quyền; về cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp
xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.; cải cách hành
chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; công tác tổ chức hội; quỹ xã hội, quỹ
từ thiện (gọi chung là quỹ); công tác văn thư, lưu trữ; công tác thi đua, khen
thưởng; công tác tôn giáo; công tác thanh niên.
Hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa bàn; hướng dẫn chuyên môn,
nghiệp vụ về công tác nội vụ đối với các cơ quan, đơn vị ở huyện và UBND cấp
xã. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về

công tác nội vụ theo thẩm quyền.
Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND huyện và
Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định về tình hình, kết quả triển khai công tác nội
vụ trên địa bàn huyện.
Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ
trên địa bàn.
Quản lý vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức trong
cơ quan Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật. Quản lý và chịu trách nhiệm
về tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân
cấp của UBND huyện. Giúp UBND huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của UBND các xã, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công
tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở
Nội vụ.

8


Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện hoặc
theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Nội quy, quy chế hoạt động của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn
PNV làm việc theo chế độ thủ trưởng. Đồng thời phát huy tính dân chủ
sáng tạo của tập thể cán bộ, công chức trong cơ quan để bàn bạc quyết định.
Trưởng phòng phụ trách, điều hành công việc các hoạt động của Phòng và
phụ trách những công tác trọng tâm. Phó Trưởng phòng phụ trách lĩnh vực công
tác được Trưởng phòng phân công, trực tiếp giải quyết các công việc phát sinh.
Trường hợp Trưởng phòng trực tiếp yêu cầu các cán bộ, chuyên viên giải
quyết công việc thuộc phạm vị thẩm quyền của Phó Trưởng phòng, yêu cầu đó
được thực hiện nhưng cán bộ phải báo cáo cho Phó Trưởng Phòng trực tiếp phụ
trách biết.

Chế độ hội họp: Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn họp định kỳ hàng tuần
và hàng tháng để tiến hành kiểm điểm tình hình thực hiện công tác trong tuần và
tháng qua, đề ra công tác cho tuần và tháng tiếp theo, đồng thời phổ biến các chủ
trương, chính sách, chế độ mới của Nhà nước và nhiệm vụ mới phát sinh ở địa
phương. Hàng quý, 6 tháng và cuối năm, Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn có
trách nhiệm báo cáo sơ kết, tổng kết công tác theo quy định. Phòng có thể tổ
chức họp đột xuất để triển khai các công việc cần thiết và cấp bách theo yêu cầu
của UBND huyện hoặc Sở Nội vụ.
Chế độ làm việc: Thực hiện quy định chung của Nhà nước và cơ chế “một
cửa, một dấu”. Công chức Phòng Nội vụ huyện đều có chức danh, nhiệm vụ cụ
thể, có bảng tên đặt tại bàn làm việc và đeo thẻ công chức theo quy định. Công
chức phải có thái độ, phong cách làm việc lịch sự, tận tụy, khiêm tốn, tôn trọng
và lắng nghe ý kiến của lãnh đạo Phòng, của đồng nghiệp, cũng như của công
dân.

9


1.4. Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn
Trưởng phòng

Phó
Trưởng
phòng

Chuyên
viên

Chuyên

viên

Chuyên
viên

Chuyên
viên

Chuyên
viên

Chuyên
viên

Cán
sự

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn)
Chú thích:
- Quan hệ chỉ đạo:
- Quan hệ phối hợp hoạt động:
Nhiệm vụ của lãnh đạo, công chức và nhân viên Phòng Nội vụ như sau:
- Ông Nguyễn Văn Hiệp, Trưởng phòng, trực tiếp nhận công tác tôn giáo.
Chịu trách nhiệm quản lý chung; trực tiếp phụ trách bộ phận xây dựng chính
quyền; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người
hoạt động không chuyên trách ở xã, thị trấn; công tác tổ chức, bộ máy; quản lý,
sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp
công lập; quản lý vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức. Chỉ
đạo, phân công nhiệm vụ cho Phó Trưởng phòng, công chức, nhân viên chuyên
10



môn theo từng lĩnh vực và theo chức năng nhiệm vụ của Phòng. Thực hiện
nhiệm vụ khác do UBND huyện giao và theo quy định của pháp luật.
- Ông Võ Đông Giang, Phó Trưởng phòng. Nhiệm vụ được phân công:
giúp việc cho Trưởng phòng; có trách nhiệm xử lý công việc cơ quan khi
Trưởng phòng đi vắng; trực tiếp phụ trách các bộ phận: công tác thi đua, khen
thưởng; văn thư – lưu trữ; thanh niên; cải cách hành chính, công tác xây dựng
nông thôn mới. Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công và theo
quy định của pháp luật.
- Ông Trịnh Xuân Phong, Cán sự. Nhiệm vụ được phân công: Công tác thi
đua – khen thưởng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Phòng phân công.
- Ông Nguyễn Văn Quang, chuyên viên. Nhiệm vụ: Công tác chính quyền
địa phương; quản lý cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên
trách xã, thị trấn. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Phòng phân công.
- Bà Nguyễn Như Trinh, chuyên viên. Nhiệm vụ được phân công: công
tác văn thư, lưu trữ; công tác nâng lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt
khung đối với cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách
xã, thị trấn. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Phòng phân công.
- Ông Trần Thế Nguyên, chuyên viên. Nhiệm vụ được phân công: công
tác tổ chức, bộ máy; quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm
việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý vị trí việc làm, cơ cấu chức danh
công chức, viên chức.
- Bà Phan Thị Thùy, chuyên viên. Nhiệm vụ được phân công: công tác cải
cách hành chính; kiêm nhiệm công tác kế toán cơ quan; cơ quan đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách các xã, thị trấn.
- Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, thực hiện chức vụ tương đương chuyên viên.
Nhiệm vụ được phân công: công tác thanh niên; kiêm nhiệm công tác thủ quỹ cơ

11



quan; công tác tổng hợp, văn thư cơ quan; tổng hợp báo cáo tuần, quý, tháng,
năm của cơ quan.
- Bà Huỳnh Thùy Linh, thực hiện chức vụ tương đương chuyên viên.
Nhiệm vụ: công tác quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của hội, quỹ xã
hội, quỹ từ thiện trên địa bàn huyện; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động các cơ quan, phòng ban thuộc UBND huyện;
công tác nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, phòng ban thuộc
UBND huyện. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Phòng phân công.
1.5. Đội ngũ nhân sự của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Hiện tại số lượng cán bộ công chức, nhân viên làm việc trong Phòng Nội
vụ là 09 người, gồm 07 công chức, 02 nhân viên hợp đồng trong đó 01 Trưởng
phòng, 01 Phó trưởng phòng cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Chất lượng của đội ngũ nhân sự Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn

Giới Độ
tính tuổi

Trình
độ
chuyên
môn

Chuyên
ngành
đào tạo

Trình độ tin

học, ngoại
ngữ

Luật

Tin học A
Ngoại ngữ B

STT

Họ và tên

1

Nguyễn Văn Hiệp
(Trưởng phòng)

2

Võ Đông Giang
(Phó trưởng phòng)

Nam

35

Thạc sĩ

3


Trịnh Xuân Phong
(Cán sự)

Nam

58

Trung
cấp

4

Nguyễn Văn Quang
(Chuyên viên)

Nam

38

Cử
nhân

Tin học Ngoại ngữ B

Cử
nhân

Lưu trữ
Tin học A
- Quản

Ngoại ngữ B
trị văn
phòng

5

Nguyễn Như Trinh
(Chuyên viên)

Nam

Nữ

41

37

12

Cử
nhân

Trình
độ lý
luận
chính
trị
Cao
cấp


Quản lý Tin học B
nhà
Ngoại ngữ B Sơ cấp
nước
Tin học A
Trung
cấp


6

Trần Thế Nguyên
(Chuyên viên)

7

Phan Thị Thùy
(Chuyên viên)

8

Nguyễn Thị Thu Thuỷ
(Chuyên viên)

9

Huỳnh Thùy Linh
(Chuyên viên)

Nam


Nữ

Nữ

Nữ

33

Cử
nhân

Kỹ sư
xây
dựng

31

Cử
nhân

Xã hội
học

27

Cử
nhân

Cử

nhân

24

Tin học B
Ngoại ngữ B
Tin học A
Ngoại ngữ B

Tin học B
Kinh tế Ngoại ngữ B
Quản lý
tài
Tin học B
nguyên Ngoại ngữ B
– môi
trường

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn)
1.6. Cơ sở vật chất của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
1.6.1. Trụ sở làm việc của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn (phụ lục 3)
Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn nằm ở tầng 1 của khu nhà làm việc mới
gồm có 04 phòng làm việc như sau:

Bộ phận công tác
tôn giáo
Bộ phận công tác
thanh niên

Trưởng phòng


Bộ phận xây dựng
chính quyền

Phó Trưởng
phòng
Bộ phận tổ chức
cán bộ
Bộ phận cải cách
hành chính

1.6.2. Điều kiện làm việc của Phòng Nội vụ huyện Hoài Nhơn (phụ lục 4)
PNV có 04 phòng làm việc rộng rãi, thoáng mát, được trang bị đầy đủ
các tài sản làm việc cơ bản như: máy điều hòa, máy photocopy, máy scanner,
máy in, máy vi tính, tủ đựng tài liệu, quạt trần, tủ lạnh, thiết bị mạng, thông tin
liên lạc, bàn ghế, dụng cụ thiết bị dùng văn phòng.

13


1.6.3. Điều kiện tài chính
Thực hiện Quyết định số 11002/QĐ-UBND ngày 18/12/2017 về việc
giao dự tóan ngân sách đòa phương năm 2018 cho Phòng Nội vụ: Kinh phí
được giao năm 2018 là: 1.358.000.000 đồng.
Trong đó:
- Kinh phí tự chủ: 793.000.000 đồng
Trừ tiết kiệm chi 14.300.000 đồng còn được sử dụng: 727.700.000 đồng
- Lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp: 684.000.000 đồng trong đó:
+ Trừ tiết kiệm chi: 6.000.000 đồng
+ Còn được sử dụng: 565.000.000. đồng


14


Chƣơng 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC CẤP XÃ VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CÁN BỘ
CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Cơ sở khoa học về công tác bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã
2.1.1. Khái quát về cán bộ, công chức cấp xã
2.1.1.1. Khái niệm cán bộ cấp xã
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước. [6,1]
Như vậy, dấu hiệu để nhận biết cán bộ ở nước ta hiện nay đó là:
- Là công dân Việt Nam.
- Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm
kỳ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung
ương, cấp tỉnh và cấp huyện.
- Trong biên chế hành chính.
- Hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt
Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức
chính trị - xã hội. [6,2]
2.1.1.2. Khái niệm về công chức cấp xã
Theo Khoản 2, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, quy định:
15



Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. [6,1]
Theo khoản 3, điều 4, Luật CBCC năm 2008:
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước. [6,2]
Như vậy, công chức cấp xã được tuyển dụng và phụ trách những lĩnh vực
chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể tại UBND cấp xã, trực tiếp tham mưu cho lãnh
đạo UBND cấp xã trong việc chỉ đạo, điều hành công tác, thực hiện các chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.1.1.3. Các chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã
Theo Điều 61 của Luật cán bộ, công chức 2008, công chức cấp xã có các
chức danh sau đây:
Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: [6,18]
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
16



- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có
hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: [6,18]
- Trưởng Công an;
- Chỉ huy trưởng Quân sự;
- Văn phòng - thống kê;
- Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn)
hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
- Tài chính - kế toán;
- Tư pháp - hộ tịch;
- Văn hóa - xã hội.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày
22/10/2009 của Chính phủ quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố
trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã: cấp xã loại 1 không quá 25 người, cấp xã
loại 2 không quá 23 người, cấp xã loại 3 không quá 21 người (bao gồm cả cán bộ,
công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã).[1,1]
2.1.1.4. Vai trò cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức có một vị trí, vai trò rất quan trọng, là chủ thể thực thi
pháp luật để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội nhằm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ mà Nhà nước đề ra; giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội, đấu tranh ngăn
chặn, phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo vệ lợi
17


ích của các tầng lớp nhân dân lao động; điều hành các hoạt động kinh tế, chính

trị, văn hóa, xã hội trong quá trình hoạt động của bộ máy nhà nước. Ngoài
những vị trí, vai trò của CBCC nói chung thì CBCC cấp xã còn có những vai trò
sau:
Thứ nhất, CBCC chính quyền cấp xã là người trực tiếp giải quyết những
yêu cầu, những thắc mắc về lợi ích chính đáng của nhân dân. là nơi trực tiếp giải
quyết các mối quan hệ giữa tổ chức Đảng các cấp, giữa Nhà nước với nhân dân,
như phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự, xây dựng đời sống mới, giải
quyết các chính sách xã hội,… Đây là cấp hành chính cuối cùng đóng vai trò tổ
chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thứ hai, CBCC cấp xã có vai trò quan trọng trong quản lý và tổ chức
công việc của chính quyền cơ sở. Nhiệm vụ của họ là thực thi công vụ mang
tính tự quản theo pháp luật và bảo toàn tính thống nhất của thực thi quyền lực
nhà nước ở cơ sở thông qua việc giải quyết các công việc hàng ngày có tính chất
quản lý, tự quản mọi mặt ở địa phương. Họ còn có vai trò trực tiếp bảo đảm kỷ
cương phép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Thứ ba, CBCC cấp xã còn là người am hiểu các phong tục tập quán,
truyền thống dân tộc của địa phương, họ là người tập hợp được khối đại đoàn
kết toàn dân ở cơ sở, là người phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư.
Thứ tư, cấp xã còn là địa bàn vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, đòi hỏi CBCC cấp này phải sáng tạo, linh
hoạt trong hoạt động thực tiễn. Họ phải biết tập hợp, thu hút trí tuệ, tài năng của
đảng viên và quần chúng, đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sát hợp với
tình hình thực tế, tổ chức quần chúng thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra.
2.1.2. Công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
2.1.2.1. Khái niệm công tác bồi dưỡng cán bộ
18



×