Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.27 KB, 5 trang )
Lạm dụng dầu cá có thể ngộ độc
Nhiều người có thói quen uống dầu cá thường xuyên. Thói quen đó không
hẳn xấu nhưng cần lưu ý một số đặc điểm về hấp thu và dự trữ của các vitamin
này.
Thành phần của dầu cá chủ yếu là vitamin A và D. Đây là các vitamin tan
trong chất béo nên viên dầu cá cần được uống cùng bữa ăn (chất béo của bữa ăn sẽ
giúp hấp thu tốt vitamin trong dầu cá).
“Nội soi” thành phần dầu cá
Vitamin A: cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ nhỏ, có vai trò quan trọng
đối với thị giác (giúp sáng mắt, phòng tránh bệnh quáng gà), cần để có một làn da
mềm mại và khoẻ mạnh, giúp các tế bào bề mặt ở đường hô hấp và tiêu hoá thực
hiện chức năng chống nhiễm khuẩn, làm mạnh hệ miễn dịch bên trong cơ thể.
Trong tự nhiên, vitamin A có ở hai dạng: retinol trong thức ăn nguồn gốc
động vật (thịt, cá, gan, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa béo), beta-caroten là tiền
chất của vitamin A có trong các loại rau xanh đậm và củ quả vàng cam đậm (rau
dền, rau ngót, rau muống, mồng tơi, bông cải xanh, rau lang, càrốt, bí đỏ, xoài
chín, gấc…)
Khi vào cơ thể, beta-caroten sẽ được chuyển thành retinol, là dạng hoạt
động của vitamin A. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi từ beta-caroten thành retinol là
rất thấp (12:1 đối với trái cây chín và 22-24:1 đối với rau xanh). Do vậy, chế độ ăn
toàn rau, ít thực phẩm nguồn gốc động vật, nếu không biết chọn các loại rau giàu
vitamin A và có thêm chất béo vào khẩu phần thì có thể bị thiếu vitamin A.
Vitamin D: rất cần cho việc hấp thu canxi, giúp phát triển, làm chắc xương,
răng. Khi bị thiếu vitamin D sẽ dễ bị loãng xương. Dưới tác động của ánh nắng
mặt trời, tiền vitamin D ở dưới da sẽ được chuyển thành vitamin D ở dạng hoạt
động giúp hấp thu tốt canxi. Do đó, đối với những người thường xuyên tiếp xúc
ánh nắng một cách an toàn sẽ ít bị nguy cơ thiếu vitamin D. Trong thực phẩm,
vitamin D cũng có trong dầu gan cá và một số thực phẩm bổ sung vitamin D.