Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.78 KB, 21 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
1. Khái niệm chung về ngành công nghiệp ô tô
1.1. Khái quát chung về ngành công nghiệp
- Khái niệm công nghiệp theo nghĩa là một ngành kinh tế: Một nghĩa rất phổ thông
của công nghiệp là “ hoạt động kinh tế qui mô lớn, sản phẩm ( có thể là phi vật thể) tạo
ra trở thành hàng hóa”. Theo định nghĩa này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi
đạt được một qui mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như:
công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công
nghiệp thời trang,công nghiệp ô tô, công nghiệp báo chí…
1.2. Khái niệm ngành công nghiệp ô tô
- Xe hơi hay ô tô là loại phương tiện giao thông chạy bằng bánh có chở theo
động cơ của chính nó. Tên gọi ô-tô được nhập từ tiếng Pháp (automobile), tên tiếng
Pháp xuất phát từ từ auto (tiếng Hy Lạp, nghĩa là tự thân) và từ mobilis (tiếng La
Tinh, nghĩa là vận động). Từ automobile ban đầu chỉ những loại xe tự di chuyển
được gồm 'xe không ngựa' và 'xe có động cơ'. Còn từ ô tô trong tiếng Việt chỉ dùng
để chỉ các loại có 4 bánh. Các kiểu khác nhau của xe hơi gồm các loại xe, xe buýt,
xe tải. Tới năm 2005 có khoảng 600 triệu xe hơi trên khăp thế giới (0,074 trên đầu
người).
Khi lần đầu tiên ra mắt, xe hơi được hoanh nghênh như một (phương tiện) cải
tiến về môi trường so với ngựa. Trước khi nó ra mắt, ở Thành phố New York, hơn
10.000 tấn phân hàng ngày được dọn khỏi các đường phố. Tuy nhiên, năm 2006, các xe
hơi là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn cũng như ảnh hưởng
tới sức khoẻ trên khắp thế giới.
- Công nghiệp xe hơi là ngành sản xuất, chế tạo, lắp ráp để tạo ra sản phẩm là xe
hơi hoàn chỉnh. Ngành công nghiệp xe hơi bao gồm cả: công nghiệp phụ trợ: sản xuất
linh phụ kiện, chi tiết máy…phục vụ cho ô tô; nghiên cứu cải tiến,chế tạo, phát minh ra
kiểu dáng các loại xe mới; lắp ráp xe hơi; các dịch vụ chăm sóc;…công nghiệp xe hơi
bị thống trị bởi một số lượng khá nhỏ các nhà sản xuất, những nhà sản xuất lớn nhất
(theo con số xe sản xuất ra) hiện là General Motors, Toyota và Ford Motor Company.


Ngành công nghiệp ô tô thiết kế, phát triển, sản xuất, tiếp thị và bán tất cả các loại xe
cộ. Trong năm 2007, hơn 73 triệu ô tô các loại gồm xe du lịch và xe thương mại được
sản xuất ra trên toàn thế giới. Trong tổng số 71,9 triệu ô tô mới được bán ra trên toàn
thế giới có 22,9 triệu ờ Châu Âu, 21,4 triệu ở Châu Á Thái Bình Dương, 19,4 triệu ở
Mỹ và Canada, 4,4 triệu ở Châu Mỹ La tinh, 2,4 triệu ở Trung Đông và 1,4 triệu ở Châu
Phi. Các thị trường ở Bắc Mỹ và Nhật Bản đã chững lại, trong khi đó, thị trường ở Nam
Mỹ và Châu Á phát triển rất mạnh. Trong các thị trường chính, Nga, Braxin, Ấn Độ và
Trung Quốc cho thấy sự phát triển nhanh nhất. Một số tên hiệu xe hơi nổi tiếng:
Volkswagen, Mercedes, Opel, BMW, Audi, Ford, Renault, Toyota, Skoda, Peugeot,
Citroen, Fiat, Mazda, Seat, Nissan, Hyundai, Honda, Kia, Volvo, Mitsubishi, Suzuki,
Smart, Mini (BMW), Chevrolet, Porsche, Alfa Romeo, Daihatsu, Chrysler, Subaru,
Land Rover, Dacia, Jeep, Saab, Lexus, Jaguar, Ssangyong, Lancia, GM, Sonstige,
Gesamt.
2. Phân loại ngành công nghiệp ô tô theo cách phân loại các dòng xe ô tô
Mỗi dòng xe ô tô, loại xe ô tô đều có hình dáng, kích thước, công dụng và đặc tính
khác nhau nên việc sản xuất cũng đòi hỏi công nghệ cũng như khoa học kỹ thuật khác
nhau. Với những đòi hỏi riêng cho từng loại xe nên có thể dựa vào việc phân loại các
dòng xe để phân loại ngành công nghiệp ô tô theo việc sản xuất, lắp ráp các dòng xe đó.
Cụ thể như sau:
2.1. Phân loại theo phân loại về thân xe (body)
Thân xe cơ bản được chia thành 3 phần: Khoang máy; khoang người ngồi;
khoang để hành lý.
Có nhiều kiểu thân xe khác nhau:
-Sedan
Đây là kiểu thân xe có ba khoang riêng biệt, 4 cửa, 4-5 chỗ ngồi.
-Coupe: Đây là dòng xe 2 cửa thể thao, có 4 chỗ ngồi, luôn thể hiện được sức
mạnh của động cơ.
-Lift back (Hatch back) Về cơ bản nó giống với coupe, là sự kết hợp khoang
hành khách và khoang hành lý. Lắp cốp đồng thời là cửa sau.
-Hardtop Cơ bản giống Sedan, nhưng không có khung cửa sổ, và cộ trụ cửa.

-Convertible Đây là một kiểu Sedan hoặc Coupe, nhưng nó có khả năng thu gọn mui
lại thành một chiếc mui trần.
-Pickup Đây là một loại xe tải nhỏ, có khoang máy kéo dài về phía trước ghế
người lái.
-Van and wagon Kiểu xe này là sự kết hợp khoang hành khách và khoang hành
ký, nó chứa được nhiều người và hành lý. Khoang hành khách thông với khoang hành
lý.
2.2. Phân loại theo ô tô sử dụng nhiên liệu động cơ
- Xe có động cơ sử dụng nhiên liệu xăng: Đây là loại xe có động cơ sử dụng
nhiên liệu xăng, vì động cơ xăng là một sản phẩm có công suất lớn mà lại gọn nhẹ, lên
được sử dụng rộng rãi trên các loại xe chở người.
- Xe có động cơ sử dụng nhiên liệu Diesel: Đây là loại xe có động cơ sử dụng
nhiên liệu dầu Diesel, động cơ Diesel là loại động cơ có Mômen xoắn lớn, mà vận hành
lại kinh tế (dầu rẻ hơn xăng) vì vậy nó được sử dụng chủ yếu trên các xe tải và thể thao
đa dụng.
- Xe có động cơ lai (Hybrid): là loại xe được trang bị động cơ khác với các xe
thông thường, có động cơ xăng và Mô tơ điện. Vì động cơ xăng phát ra điện và nạp vào
Ắc quy lớn, nên kiểu xe này không cần trang bị thêm một bình ắc quy tiêu chuẩn. Môtơ
bánh xe chạy với dòng điện 270V, còn dòng điện khác vẫn là 12V, khi xe chạy ở vận
tốc thấp thì động cơ điện được kích hoạt, và khi ở vận tốc lớn thì động cơ xăng sẽ vận
hành cho xe chạy đồng thời cho ông em động cơ điện ăn. Trên một số xe được trang bị
bộ phận hấp thụ năng lượng từ bánh xe vào một máy phát điện, nạp vào ắc quy khi ta sử
dụng phanh. Nhờ có sử phối hợp nhịp nhàng giữa hai loại động cơ nên nó đã giảm đáng
kể lượng khí thải ra môi trường và vận hành cũng rất kinh tế.
- Xe có động cơ sử dụng năng lượng điện.
Đây là xe chỉ sử dụng đơn thuần một loại động cơ điện, điện được dự trữ trong
một bình ắc quy lớn thường đặt dưới sàn xe, trên xe không có máy phát nên xe phải
được sạc đầy trước mỗi chuyến đi. Hệ thống điện dùng cho động cơ là 290V, còn các
hệ thống khác là 12V
- Xe có động cơ sử dụng năng lượng từ pin nhiên liệu.

Đây là xe chạy bằng động cơ điện, điện được tạo ra bởi phản ứng giữa Hydro và
Oxy trong không khí, thải ra nước. Vì chỉ thải ra nước, nên đây là loại xe sạch, không ô
nhiểm môi trường, dự đoán đây sẽ là loại động cơ của thế hệ sau.
3. Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của ngành công nghiệp ô tô
3.1. Các giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp ô tô
3.1.1.Lịch sử hình thành công nghiệp ô tô thế giới
Để có được một ngành công nghiệp ô tô phát triển rực rỡ như ngày hôm nay,
ngành công nghiệp này đã trải qua một thời gian dài phôi thai mà những nền tảng đầu
tiên chính là phát minh ra các loại động cơ. Năm 1887, nhà bác học người Đức Nicolai
Oto chế tạo thành công động cơ 4 kỳ và lắp ráp thành công chiếc ô tô đầu tiên trên thế
giới. Có thể nói ô tô ra đời là sự kết tinh tất yếu của một thời kỳ nở rộ những phát minh
trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đầu tiên của nhân loại. Bởi ngay từ thế kỷ 13,
nhà khoa học, triết học người Anh-Roger Bacon đã tiên đoán rằng “Rồi con người có
thể chế tạo ra những chiếc xe có thể di chuyển bằng một loại sức kéo nhanh không thể
tin nổi, song tuyệt nhiên không phải dùng những con vật để kéo”.Kể từ khi ra đời, ô tô
đã dành được sự quan tâm của biết bao nhiêu nhà khoa học, bác học vĩ đại. Họ miệt mài
nghiên cứu ngày đêm để không ngừng cải tiến nó về cả hình thức lẫn chất lượng: từ
những chiếc xe thuở ban đầu thô sơ, kồng kềnh và xấu xí ngày càng trở nên nhỏ nhẹ
hơn và sang trọng hơn. Không lâu sau ô tô trở nên phổ biến, với những ưu điểm nổi trội
về tốc độ di chuyển cao, cơ động, không tốn sức và vô số những tiện ích khác, ô tô đã
trở thành phương tiện hữu ích, không thể thiếu của người dân các nước công nghiệp
phát triển và là một sản phẩm công nghiệp có ý nghĩa kinh tế quan trọng ở tất cả các
quốc gia trên thế giới. Chính vì thế, theo lịch sử ngành công nghiệp ô tô thế giới, năm
đầu tiên của thế kỷ 20-năm 1901, trên toàn thế giới đã có 621 nhà máy sản xuất ô tô xe
máy, trong đó 112 ở Vương quốc Anh, 11 ở Italy, 35 ở Đức, 167 ở Pháp, 215 ở Mỹ và
11 nước khác. Tuy nhiên, mốc thời gian đánh dấu sự ra đời chính thức của ngành công
nghiệp ô tô phải kể đến năm 1910 khi ông Henry Ford-Người sáng lập ra tập đoàn Ford
Motor nổi tiếng, bắt đầu tổ chức sản xuất ô tô hàng loạt trên qui mô lớn. Vào những
năm 1930 của thế kỷ 20, trước chiến tranh thế giới thứ 2, ô tô đã có được những tính
năng kỹ thuật cơ bản. Cùng với những thành tựu khoa học kỹ thuật thời đó, công

nghiệp ô tô thế giới đã thực sự trở thành một ngành sản xuất đầy sức mạnh với 3 trung
tâm sản xuất chính Bắc Mỹ, Tây Âu (từ trước chiến tranh thế giới thứ I) và Nhật Bản
(trước chiến tranh thế giới thứ II). Hầu hết các hãng sản xuất có tên tuổi trên thế giới
như Ford, General Motor, Toyota, Mercedes-Benz... đều ra đời trước hoặc trong thời kỳ
này. Sau chiến tranh thế giới thứ II, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại bùng
nổ, ô tô và công nghiệp ô tô cũng có những bước tiến vượt bậc. Những thành tựu khoa
học kỹ thuật được áp dụng như vật liệu mới, kỹ thuật điện tử, điều khiển học,.... đã làm
thay đổi cơ bản, bản thân ô tô và công nghiệp ô tô cả về mặt kỹ thuật, khoa học công
nghệ cũng như về quy mô kinh tế xã hội.
3.1.2.Các giai đoạn phát triển ngành công nghiệp ô tô thế giới
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của ô tô và ngành sản xuất ô tô thế giới,
có thể thấy rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của ô tô. Quá trình phát triển của ngành công
nghiệp ô tô trên thế giới có thể chia làm 3 giai đoạn:
Trước năm 1945: Nền công nghiệp ô tô của thế giới chủ yếu tập trung tại Mỹ, sản
lượng công nghiệp ô tô ở Tây Âu và Nhật Bản rất thấp.
Giai đoạn 1945-1960: Sản lượng công nghiệp ô tô của Nhật Bản và Tây Âu tăng
mạnh song còn nhỏ bé so với Mỹ.
Giai đoạn từ 1960 trở lại đây: Nền công nghiệp sản xuất ô tô xe máy Nhật đã
vươn lên mạnh mẽ và đã chiếm vị trí thứ nhất trong ngành công nghiệp to lớn này. Nhật
đã trở thành đối thủ số một của Mỹ và Tây Âu trong ngành công nghiệp ô tô. Ngành
công nghiệp ô tô của Nhật có khả năng cạnh tranh rất lớn, để sản xuất 1 chiếc xe ô tô
mới, Nhật chỉ cần 17 giờ trong khi Mỹ cần 25 giờ và Tây Âu cần 37 giờ. Còn để xuất
xưởng 1 mẫu xe mới Nhật chỉ cần 43 tháng trong khi Mỹ cần 62 tháng và Tây Âu cần
những 63 tháng. Bên cạnh đó là tính cạnh tranh của các bộ phận chi tiết phụ tùng. Số
lượng các khuyết tật tính trung bình trên 1 xe của Nhật là 0,24 so với Mỹ là 0,33 và Tây
Âu là 0,62. Tuy nhiên sức cạnh tranh này gần đây đã giảm. Sản lượng ô tô trên thế giới,
từ năm 1960 đến nay, gần như ổn định quanh con số khoảng 50-52 triệu xe/năm, tập
trung vào 3 trung tâm công nghiệp lớn là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Thị trường thế giới
về ô tô vào khoảng 780 tỷ USD/năm. Riêng 6 tập đoàn lớn của công nghiệp ô tô năm
1999 đã sản xuất tới 82,5% tổng số ô tô thế giới trong đó Mỹ có 3 tập đoàn, Nhật, Đức,

Pháp mỗi nước một tập đoàn.
3.2. Đặc điểm ngành công nghiệp ô tô
3.2.1. Ngành công nghiệp ô tô cần có sự đầu tư lớn, lâu dài
So với vốn đầu tư vào các đại bộ phận các ngành công nghiệp khác, vốn đầu tư
vào ngành công nghiệp ô tô là cao hơn rất nhiều, có thể nói là cực lớn. Mỗi ô tô có đến
20.000 - 30.000 chi tiết, bộ phận khác nhau. Các chi tiết, bộ phận lại được sản xuất với
những công nghệ có đặc điểm khác biệt; chi tiết phụ tùng của loại xe này không thể sử
dụng chung cho các loại xe khác, do vậy vốn đầu tư cho việc sản xuất 20.000- 30.000
chi tiết thường rất cao. Chẳng hạn như Ford có tới 60 000 bạn hàng chuyên cung cấp
hàng hoá và dịch vụ cho công ty trên toàn cầu. Điều này chứng tỏ rằng vốn đầu tư cho
toàn ngành là rất lớn. Hơn nữa, giá trị của mỗi đơn vị chi tiết phụ tùng nói riêng và giá
trị đơn vị sản phẩm là rất lớn và đòi hỏi chất lượng cao. Thế nên vào năm 1998 trong 10
tập đoàn trên thế giới có tài sản ở nước ngoài cao nhất có sáu tập đoàn là các hãng ô tô
hàng đầu thế giới: General Motor, Ford, Toyota, Daimler Chrysler và Volkswagen. Sáu
tập đoàn này đóng góp 5% tổng giá trị đầu tư trực tiếp trên toàn thế giới. Hiện nay,
riêng ngành công nghiệp ôtô chiếm 10% tổng giá trị thương mại trong các ngành công
nghiệp chế tạo. Thêm vào đó, do đặc điểm của ngành là không ngừng vận dụng các tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất. Vì thế, ngoài các khoản chi phí ban đầu bao gồm chi phí xây
mới nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo công nhân lành nghề,…và các
khoản chi thường xuyên như mua nguyên vật liệu, bảo dưỡng nhà xưởng, máy móc, bảo
quản hàng hoá,…thì chi phí cho công tác nghiên cứu và triển khai (R&D) trong lĩnh
vực ô tô cũng chiếm một phần đáng kể trong tổng vốn đầu tư ban đầu và tăng thêm.
Chính vì thế khi một hãng trong ngành đầu tư dây chuyền công nghệ mới sẽ phải tính
toán rất kỹ lưỡng chứ không thể đầu tư ồ ạt như các ngành khác.
Ở Việt Nam: Trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, tổng vốn đầu tư phát triển là
830.000-850.000 tỷ đồng (khoảng 59-61 tỷ USD) và tăng hàng năm từ 11-12%. Ngành
công nghiệp nhận được khoảng 44% trong số này. Và đầu tư cho ngành công nghiệp ô
tô giai đoạn 2001-2010 chiếm khoảng 2% tổng đầu tư phát triển, hay 44% đầu tư phát
triển cho ngành công nghiệp.Theo bản qui hoạch ngành công nghiệp ô tô Việt Nam giai
đoạn 2001-2010 thì tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện được bản qui hoạch này

khoảng 16.000-18.000 tỷ đồng (khoảng 1-1,1 tỷ USD) và 35.000-40.000 tỷ đồng
(khoảng 2,2-2,5 tỷ USD) trong giai đoạn 2010-2020.
3.2.2. Ngành công nghiệp ô tô có sản phẩm mang giá trị rất cao
Đặc điểm nổi bật của ngành đó là sản phẩm mang giá trị rất cao. Chiếc xe ôtô từ
rất lâu đã không còn được coi chỉ là phương tiện đi lại đơn thuần mà các nhà chế tạo đã
không ngừng trang bị cho nó vô số tiện ích khác, khiến cho ô tô giờ đây như một mái
nhà di động, một biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng. Một chiếc xe ôtô có giá trị từ
chục nghìn đôla cho đến hàng trăm nghìn đôla, thậm chí có cái lên tới 700.000 đến
800.000 USD. Thêm một sự khác biệt nữa so với các sản phẩm chế tạo khác, một chiếc
ô tô được hình thành từ rất nhiều chi tiết gần 30 000 chi tiết đòi hỏi sự tinh vi trong chế
tạo. Chính nhờ đặc điểm này mà ngành công nghiệp ô tô trở thành khách hàng của rất
nhiều các ngành khác.
3.2.3. Ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi về công nghệ và công nghiệp phụ trợ cao
- Đây là ngành đòi hỏi công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Một sản phẩm ô tô
được tung ra trên thị trường là sự kết hợp của hàng nghìn, hàng vạn chi tiết các loại,
không giống nhau. Mỗi chi tiết đều có những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng và được chế tạo
theo phương pháp riêng ở những điều kiện khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ
của sản phẩm. Khi công nghiệp ô tô phát triển, xuất hiện nhiều chi tiết vượt quá khả
năng thao tác của con người, yêu cầu phải có sự trợ giúp của máy móc kỹ thuật. Máy
móc kỹ thuật càng hiện đại càng giảm bớt sự nặng nhọc và nguy hiểm; nhưng điều quan
trọng hơn là dưới sự điều khiển của con người, những máy móc hiện đại có thể chế tạo
và lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm cuối cùng với xác suất sai sót không đáng kể.
- Ngành công nghiệp ô tô yêu cầu công nghệ cao vì vậy sự thay đổi về công nghệ sẽ mang
lại cơ hội tiếp cận công nghệ mới, tiên tiến đáp ứng nhu cầu cũng như đòi hỏi của
khách hàng, nhưng nếu doanh nghiệp không đuổi kịp sự thay đổi của công nghệ thì các
sản phẩm rất dễ trở nên lỗi thời hoặc không đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khách
hàng. Vì vậy mà yếu tố công nghệ ảnh hưởng rất mạnh đến sản xuất ô tô. Ở Việt Nam,
chủ yếu sử dụng công nghệ nước ngoài, tùy thuộc từng loại xe mà nhà máy sản xuất và
lắp ráp thực hiện chuyển giao của các nước khác nhau. Công nghệ hay dùng chủ yếu:
MWM (Đức), tập đoàn ô tô Hoa Thân (Trung Quốc), công nghệ của Nhật, Hàn,… Với

các công nghệ khác nhau như công nghệ sơn hàn, điều khiển hệ thống, lắp ráp động
cơ…
- Để có thể sản xuất thành công một chiếc ô tô cần có tới hàng ngàn chi tiết khác nhau. Bản
thân một doanh nghiệp với giới hạn về quy mô và nguồn lực không thể tự mình sản
xuất tất cả các chi tiết. Muốn làm được điều này, phải có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn
doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm khác nhau mới có thể đảm đương. Một chiếc xe
hơi được coi là sự hiện thân của cả một chuỗi cung khổng lồ của nhiều doanh nghiệp.
Công nghiệp phụ trợ là ngành công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành
phần chính. Ngành này rất đa dạng từ gia công cơ khí, chế tạo khuôn đúc, rèn, đúc,
nhiệt luyện, xử lý bề mặt, sản xuất những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao
bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm cho tới cả những sản phẩm trung gian, những nguyên
liệu sơ chế.
3.2.4. Ngành công nghiệp ô tô cần mạng lưới tiêu thụ chuyên nghiệp và rộng
khắp
Do đặc tính của sản phẩm mang giá trị cao, cần thiết phải được hưởng các dịch vụ
chăm sóc sau bán hàng khá thường xuyên như bảo dưỡng, sửa chữa. Chính vì thế, từ
khi ra đời ngành công nghiệp ô tô đã chọn cách tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua
các đại lý mà không bán hàng trực tiếp. Chẳng hạn như, Ford có hơn 15.000 đại lý trên
khắp thế giới. Và tất cả mọi giao dịch với khách hàng đều thông qua đại lý.
II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH Ô
TÔ Ở VIỆT NAM
1.Nhân tố thị trường
Muốn phát triển được ngành công nghiệp ô tô thì yếu tố đầu tiên và tiên quyết đó
là thị trường. Thị trường có lớn, có tiềm năng thì mới hứu hẹn cơ hội cho ngành công
nghiệp ô tô. Ở Việt Nam theo tính toán thì thị trường ôtô rất tiềm năng với mức tiêu thụ
có thể đạt 1 triệu xe/năm. Nhưng thị trường vẫn chỉ ở dạng tiềm năng và không biết đến
bao giờ mới thành hiện thực bởi vì chúng ta đang đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô rất
cao nhằm hạn chế tiêu dùng làm cho thị trường tăng trưởng chậm, còn chính sách
khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ (trong đó có ôtô) mới được Bộ Công
thương ban hành vào tháng 8/2007.

2.Nhân tố con người
Lực lượng lao động (LLLĐ) cả nước tại thời điểm 1/7/2008 là 48,3 triệu người.
Cơ cấu lao động: lao động nam chiếm 50,7% LLLĐ, lao động nữ chiếm 49,3% LLLĐ.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ của nước ta đang dần được nâng lên song vẫn
có tới 75% LLLĐ không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong số lao động có chuyên
môn, phần lớn vẫn là công nhân kỹ thuật, dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề dài hạn và trung
học chuyên nghiệp (chiếm các tỷ lệ tương ứng là 7,3%, 4,4%, 1,6%, và 5,0% năm
2008). Tỷ trọng LLLĐ có trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên chỉ chiếm 6,8%.
Ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi lao động có trình độ tay nghề cao, tỉ mỉ, chi tiết. Mặc
dù thực tế nguồn nhân lực của chúng ta hiện nay chưa thực sự đáp ứng được toàn bộ
nhu cầu cho ngành một cách tốt nhất, song: Con người người Việt Nam được cho là
khéo tay có đầu óc sáng tạo, bản tính cần cù chăm chỉ học hỏi, thông minh, nhanh nắm
bắt được công nghệ mới; mặt khác chi phí của nguồn nhân lực ở Việt Nam rẻ so với các
nước trong khu vực và trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công
nghiệp ô tô, và là môi trường thuận lợi cho việc thu hút FDI đầu tư cho ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam; đặc biệt là tập trung mạnh tại khâu lắp ráp. Việc sản xuất tại
công tại công đoạn này thường xuyên đòi hỏi một số lượng lớn lao động, do vậy, điều
này sẽ cho phép giảm đáng kể chi phí sản xuất.
3.Nhân tố vốn
Ngành công nghiệp ô tô là ngành cần một số lượng vốn rất lớn. Đây là một đặc
điểm nổi bật của ngành này. Muốn xây dựng được ngành đã khó, phát triển được lại
càng khó hơn. Do vậy số vốn cần thiết để đầu tư vào ngành có thể nói là một con số
khổng lồ. Trong gần 20 năm qua có rất ít các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực

×