Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.77 KB, 34 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG VÀ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI
Phát triển cách đây khoảng hơn 200 năm, cho đến những năm cuối thế
kỷ 20, kinh tế trang trại mà đặc biệt là trang trại gia đình đã trở thành mô
hình sản xuất phổ biến nhất của nền nông nghiệp các nước phát triển, chiếm tỷ
trọng lớn tuyệt đối về đất đai cũng như khối lượng nông sản, đặc biệt ở các
nước Anh, Pháp, Nga- nơi bắt đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đầu tiên
của nhân loại.
Trải qua hàng mấy thế kỉ, đến nay, kinh tế trang trại tiếp tục phát
triển ở những nước tư bản chủ nghĩa lâu đời cũng như các nước đang phát
triển, các nước công nghiệp mới và đi vào những xã hội chủ nghĩa với cơ cấu
và quy mô sản xuất khác nhau.
Tại Việt Nam, kinh tế trang trại phát triển muộn, chỉ từ sau Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VI, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được thừa nhận và đặc
biệt là từ sau khi có nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4/98) về đổi mới quản lý
kinh tế nhà nước, kinh tế hộ nông dân mới từng bước phục hồi và phát triển,
phần lớn họ trở thành những chủ thể tự sản xuất. Cùng với các hộ gia đình
công nhân viên chức làm nông nghiệp, lại có tích luỹ về vốn, kinh nghiệm sản
xuất và kinh nghiệm quản lý, tiếp cận được với thị trường, thì sản xuất nông
nghiệp mới thoát khỏi cái vỏ tự cấp tự túc và vươn tới nền sản xuất hàng hoá.
Kinh tế trang trại ra đời.
Cho đến nay, quan điểm về kinh tế trang trại vẫn được trình bày theo
nhiều khía cạnh khác nhau.
1. Khái niệm về kinh tế trang trại
1.1. Trang trại
Gần với khái niệm trang trại, người ta hay sử dụng khái niệm điền trang
hay nông trang. Nhưng về bản chất, chúng là các cách gọi khác nhau của một
đơn vị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với quy mô lớn theo hướng sản xuất
hàng hoá.
1.2. Kinh tế trang trại


Về kinh tế trang trại, có nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận khác nhau:
Có quan điểm cho rằng: “Kinh tế trang trại là loại hình cơ sở sản xuất
nông nghiệp, hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường từ khi
phương thức này thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Trang trại được
hình thành từ các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ tự cấp tự túc khép kín,
vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hoá tiếp cận với thị trường, từng bước
thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh”
(1)
Khái niệm này đã chỉ đúng bản chất sản xuất hàng hoá của kinh tế trang
trại nhưng lại sai lầm khi cho rằng nguồn gốc cuả các trang trại chỉ là xây
dựng từ kinh tế của các hộ tiểu nông.
Trong nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang
trại. Chính phủ ta đã thống nhất nhận thức về kinh tế trang trại như sau: “Kinh
tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông
thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu
quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng
rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông- lâm- thuỷ sản”.
Khái niệm này khá đầy đủ, nêu ra được cơ sở, chức năng, hình thức sản
xuất của trang trại nhưng chưa hướng đến tính chất hàng hoá hướng ra thị
trường của trang trại.
(1)
(1)
Báo cáo chuyên đề: “Chính sách phát triển trang trại v tác à động của nó đến việc l m v thu nhà à ập của
lao động nông thôn”, Viện Quy hoạch v Thià ết kế Nông nghiệp, 2002.
Như vậy có thể tóm lại: Kinh tế trang trại là một trong những hình thức
tổ chức sản xuất cơ sở trong nông - lâm - ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là
sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hay thuộc quyền sử
dụng của một chủ thể độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô đất đai và
các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách tổ chức quản lý tiến bộ và
trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.

1.3. Tiêu chí xác định một trang trại.
Không phải nhà nước bỏ qua hình thức tổ chức sản xuất này, nhưng vì
đến trước những năm 2000, do chưa có một sự thống nhất về khái niệm
cũng như tiêu chí xác định trang trại nên mang đầy đủ đặc điểm của một
đơn vị sản xuất kinh doanh nhưng chủ trang trại vẫn gặp rất nhiều khó
khăn trong việc xin hưởng các chế độ hỗ trợ của nhà nước và vì không có tư
cách pháp nhân nên trang trại rất khó khăn trong các hoạt động giao dịch
thương mại. Thông thường các nhà thống kê vẫn sử dụng những chỉ tiêu
định tính hoặc chỉ tiêu định lượng mà tính định lượng không cao, và các chỉ
tiêu này không được thống nhất trong cả nước.
*Tiêu chí định tính:
Có thể dùng tiêu chí này để nhận dạng thế nào là một trang trại, tức là
căn cứ vào mức độ sản xuất nông sản hàng hoá của trang trại để phân biệt
kinh tế trang trại với kinh tế hộ gia đình.
*Tiêu chí định lượng:
Dùng để phân biệt rõ ràng trang trại và không phải trang trại, và để
phân loại các trang trại khác nhau. Ngày 23/6/2000, Liên bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn- Tổng cục Thống kê đã ra thông tư số 69/2000/ TTLT/
BNN-TCTK hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại. Cụ thể như sau:
1.Các đối tượng và ngành sản xuất được xem xét để xác định là kinh tế
trang trại
Hộ nông dân, hộ công nhân viên nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ
hưu, các loại hộ thành thị và cá nhân chuyên sản xuất (bao gồm nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính, có kiêm
nhiệm các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn.
II.Tiêu chí định lượng để xác định là kinh tế trang trại:
Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác
định là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí định lượng sau đây:
1.Giá trị sản lượng hàng hoá và dịchvụ bình quân 1 năm:
- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng

trở lên.
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
2.Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông
hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và với từng vùng kinh tế.
a.Đối với trang trại trồng trọt:
(1)Trang trại trồng cây hàng năm:
- Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung
- Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên
(2)Trang trại trồng cây lâu năm:
- Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung
- Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên
- Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên.
(3)Trang trại lâm nghiệp:
- Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước.
b.Đối với trang trại chăn nuôi:
(1)Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò,v.v...
- Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên
- Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên
(2)Chăn nuôi gia súc: lợn, dê, v.v...
- Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn từ 20 con trở lên, đối
với dê, cừu từ 100 con trở lên
- Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn
sữa), dê thịt từ 200 con trở lên.
(3)Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v... có thường xuyên từ
2000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
c.Trang trại nuôi trồng thuỷ sản:
- Diện tích mặt nước có để nuôi trồng thuỷ sản từ 2 ha trở lên (riêng
đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
d.Đối với các loại sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có
tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống

thủy sản và thuỷ đặc sản, thì tiêu chí xác định là sản lượng hàng hoá.
2. Đặc trưng của kinh tế trang trại
Hầu hết các ý kiến đều thống nhất về đặc trưng của kinh tế trang trại ở
3 điểm sau đây:
2.1. Mục đích sản xuất của kinh tế trang trại là sản xuất nông- lâm- thuỷ sản
hàng hoá với quy mô lớn
Knh tế trang trại là kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa, khác với
kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc. K.Marx đã phân biệt chủ trang trại với người
tiểu nông như sau:
- Chủ trang trại bán ra thị trường toàn bộ sản phẩm làm ra
- Người tiểu nông dùng đại bộ phận sản phẩm làm ra và mua bán càng
ít càng tốt.
Đây là điểm khác biệt lớn nhất của kinh tế trang trại so với kinh tế cá
thể sản xuất nông nghiệp trước đây. Sản xuất hàng hoá đòi hỏi các trang
trại phải có quy mô lớn để giảm chi phí đầu vào, tạo ra sản phẩm hàng hoá
với giá thành cạnh tranh, chất lượng cao. Đến lượt nó, sản xuất quy mô lớn
lại càng đòi hỏi phải làm ra sản phẩm hàng hoá để trao đổi trên thị trường
vì rõ ràng người chủ trang trại không thể tiêu dùng hết được.
Quy mô của trang trại lớn gấp nhiều lần quy mô của hộ gia đình hay
kiểu tiểu nông. Nó được đánh giá bằng diện tích đất đai sử dụng, hay bằng giá
trị sản lượng làm ra trong một năm hoặc đo bằng tỉ suất hàng hoá của trang
trại.
2.2. Quá trình tích tụ ruộng đất và vốn đầu tư dẫn đến chuyên môn hoá và hình
thành các vùng chuyên canh
Bất kì một hình thức sản xuất nông nghiệp nào cũng cần có sự tập
trung đất đai và vốn ở mức độ nhất định. Do tính chất sản xuất hàng hoá
quy mô lớn, quá trình phát triển kinh tế trang trại sẽ dần tạo ra những vùng,
tiểu vùng sản xuất nông nghiệp với cơ cấu sản xuất khác nhau:
- Cơ cấu sản xuất độc canh: là mức phát triển thấp của kinh tế trang
trại. Trang trại chỉ sản xuất kinh doanh một loại cây (con) nhất định,

tính chuyên nghiệp, chuyên môn và tính chất hàng hoá chưa cao.
- Cơ cấu sản xuất đa dạng: trang trại kết hợp nhiều loại cây trồng vật
nuôi để tận dụng mọi năng lực sản xuất của mình.
- Cơ cấu sản xuất chuyên môn hoá: đây là giai đoạn trang trại đã tích
luỹ đủ về đất đai, vốn, năng lực và kinh nghiệm quản lý để tham gia
vào hệ thống phân công lao động xã hội. Khác với cơ cấu độc canh,
sản xuất chuyên môn hoá đòi hỏi ứng dụng rộng rãi những tiến bộ
khoa học kĩ thuật và đạt đến trình độ, tính chất sản xuất hàng hoá
cao. Dần dần, nhiều trang trại cùng chuyên môn hoá một loại cây
trồng, vật nuôi có thể hình thành nên những vùng chuyên canh rộng
lớn.
2.3. Tổ chức và quản lý sản xuất theo phương thức tiến bộ
Dựa trên cơ sở thâm canh, chuyên môn hoá sản xuất, các trang trại phải
có cơ chế tổ chức và quản lý sản xuất như là các đơn vị kinh doanh khác, tức là
phải hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận với thị
trường, khác với lối sản xuất “làm tới đâu thì tới” của kinh tế tiểu nông. Ở đây
hiệu quả kinh tế được đặt lên hàng đầu nên tất cả các hoạt động sản xuất đều
phải tính toán lợi ích - chi phí bỏ ra.
Lao động trong trang trại có hai bộ phận: lao động quản lý (thường là
chủ trang trại) và lao động trực tiếp (lao động gia đình và lao động làm thuê).
Số lượng lao động thuê mướn thay đổi tuỳ loại hình trang trại và quy mô trang
trại khác nhau.
Chủ trang trại là người có kiến thức và kinh nghiệm, trực tiếp điều hành
sản xuất, biết áp dụng khoa học công nghệ. Thu nhập của trang trại vượt trội
so với kinh tế hộ.
3. Phân loại kinh tế trang trại
3.1. Theo quy mô đất sử dụng, có thể chia 4 loại:
- Trang trại nhỏ: dưới 2 ha
- Trang trại vừa: 2 - 5 ha
- Trang khá lớn: 5 - 10 ha

- Trang trại lớn: trên 10 ha
3.2. Phân loại theo cơ cấu sản xuất, chia thành:
* Trang trại trồng trọt:
- Trang trại trồng rừng: thường có quy mô lớn và được phát triển ở
các vùng núi phía Bắc. Loại hình trang trại này không chỉ đòi hỏi
lượng vốn lớn mà thời gian thu hồi vốn lại dài (5 - 10 năm hoặc hơn)
cho nên để người kinh doanh trang trại có điều kiện nhận thì phải có
cơ chế chính sách hỗ trợ về lâu dài.
- Trang trại trồng cây ăn quả: Đây là loại hình trang trại phổ biến
không chỉ ở miền núi mà còn rất thích hợp với vùng đồng bằng, đặc
biệt là Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ. Tuỳ điều kiện đất
đai, khí hậu và ý tưởng kinh doanh mà chủ trang trại có thể lựa chọn
trồng một hay nhiều loại cây ăn quả khác nhau.
- Trang trại trồng cây công nghiệp: Loại hình này thường chỉ phù hợp
với những vùng đất có tính chất đặc thù. Có lẽ đây là loại hình trang
trại ra đời ở Việt Nam sớm nhất, bắt đầu từ những đồn điền cao su
của các ông chủ người Pháp. Đến nay, cây công nghiệp được trang
trại lựa chọn rất đa dạng, bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày (cà
phê, tiêu, điều...) và cây công nghiệp ngắn ngày (đay...)
- Trang trại trồng cây lương thực, thực phẩm: quy mô đất nhỏ. Rất
phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu vùng đồng bằng. Trong
nhóm này, cây lúa chiếm một vị trí đáng kể.
- Trang trại kinh doanh đặc thù: đó là các trang trại trồng hoa cảnh,
cây cảnh, hoặc nuôi vật cảnh, cung cấp giống cho nông dân... Loại này
không đòi hỏi diện tích đất đai lớn, vốn lớn nhỏ tuỳ loại sản phẩm
nhưng phải có trình độ khoa học kĩ thuật. Rất phù hợp với các vùng
đồng bằng vốn đất đai hạn chế.
*Trang trại chăn nuôi:
Loại hình trang trại này cũng rất đa dạng. Nếu là vùng núi trung du
rộng lớn, thường chăn nuôi các loại đại gia súc (bò, dê...) còn ở vùng đồng

bằng là các loại gia súc nhỏ (lợn, đà điểu,...) và gia cầm.
*Trang trại thuỷ sản: loại hình trang trại này rất đặc thù, nhất thiết phải
có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản với một diện tích nhất định. Ven biển Đồng
bằng Sông Hồng có rất nhiều yếu tố để phát triển ngành này. Tuy nhiên, các
trang trại thủy sản cũng rất thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro về khí
hậu do những đặc trưng riêng của ngành.
*Trang trại kinh doanh tổng hợp: chủ trang trại có thể kết hợp trồng
trọt với chăn nuôi, trồng trọt với nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất với dịch vụ, tiểu
thủ công nghiệp hoặc thậm chí tất cả các hình thức miễn sao có lợi.
3.3. Phân loại trang trại theo chủ thể kinh doanh
Chủ trang trại có thể sở hữu hoặc đi thuê tư liệu sản xuất. Trường hợp
phổ biến là chủ trang trại sở hữu quyền sử dụng đất nhưng phải đi thuê máy
móc, thiết bị, chuồng trại, kho tàng. ở Việt Nam, người chủ trang trại chỉ có
quyền sử dụng đất (tư liệu sản xuất chủ yếu) chứ không có quyền sở hữu nên
tốt nhất không phân loại theo loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất.
Theo chủ thể kinh doanh, có thể chia kinh tế trang trại thành:
- Trang trại nhà nước: như nông trường quốc doanh, công ty nông
nghiệp nhà nước, thường có quy mô lớn nên hình thành nên nhiều cấp trung
gian. Các nông trường các công ty này lại khoán cho gia đình công nhân lập
trang trại gia đình.
- Các hợp tác xã nông nghiệp: sau khi luật hợp tác xã ra đời, nhiều hợp
tác xã nông nghiệp chuyển thành hợp tác xã dịch vụ đầu vào, đầu ra cho các hộ
gia đình nông dân. Hợp tác xã nông nghiệp cũng có thể hình thành nhờ sự hợp
tác sản xuất của các xã viên. Hình thức này ngày nay rất ít tồn tại.
- Trang trại của công ty hợp doanh: Là loại hình kinh doanh nông nghiệp
quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá của các công ty hợp doanh. Họ có
thể trực tiếp sản xuất hoặcgiao cho các hộ gia đình hay một đơn vị kinh tế
khác làm, hùn vốn hay góp phần lớn vốn góp.
- Trang trại gia đình: Đây là loại hình phổ biến nhất của kinh tế trang
trại trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Loại hình này thực chất là

các hộ nông dân từ kinh tế tiểu nông sản xuất tự túc, tiến lên kinh tế trang trại
sản xuất hàng hoá với các mức độ khác nhau. Trang trại gia đình rất đa dạng
về quy mô, về sở hữu và sử dụng ruộng đất, về chủng loại và số lượng lao động
với số lượng khác nhau, về nguồn vốn và khoa học công nghệ, về ngành nghề,
mặt hàng sản xuất.Trong hình thức này, mỗi gia đình là một chủ thể kinh tế, họ
bỏ vốn và sức lao động để sản xuất, tự lo cả đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.
- Trang trại tư nhân kinh doanh nông nghiệp: là loại trang trại của cá
nhân các nhà tư bản, công thương gia, hoặc công ty cổ phần , hoặc thuê đất
đai, thuê lao động sản xuất kinh doanh nông nghiệp nghĩa là họ hoàn toàn sử
dụng lao động làm thuê như các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh công
nghiệp, dịch vụ khác của nền kinh tế.
II. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Bất kì một hình thức sản xuất nào cũng gây ảnh hưởng đến đời sống
kinh tế xã hội nói chung. Là một thực thể kinh tế, các trang trại hình thành và
phát triển đã có những đóng góp không nhỏ cả về mặt tăng trưởng kinh tế và
phát triển xã hội, làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp - nông thôn.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Đồng bằng Sông
Hồng bao gồm Thủ đô Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, là
một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá lớn, giữ một vai trò quan trọng
trong chiến lược phát triển chung của quốc gia. Nông nghiệp của vùng Đồng
bằng Sông Hồng có một thế mạnh lớn, đóng góp 23,28% GDP toàn vùng và
không ngừng tăng qua các năm, trong đó có sự đóng góp của kinh tế trang
trại.
1. Phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu của quá trình phát triển
sản xuất nông nghiệp- nông thôn
Các ngành sản xuất đều có xu hướng tích luỹ về vốn và các yếu tố sản
xuất khác: tư liệu, lao động, kinh nghiệm, trình độ quản lý... Trong nông nghiệp
cũng vậy. Những năm cuối thế kỷ 17 ở các nước bắt đầu công nghiệp hoá, đã
có chủ trương thúc đẩy các quá trình tập trung ruộng đất, xây dựng các xí

nghiệp nông nghiệp tư bản quy mô lớn với hi vọng mô hình này sẽ tạo ra nhiều
nông sản tập trung với giá rẻ hơn sản xuất gia đình phân tán. Lúc đầu Marx
cũng cho rằng đây là điều tất yếu trong qúa trình công nghiệp hoá nền nông
nghiệp tư bản chủ nghĩa nhưng trong tác phẩm cuối cùng của mình, ông đã
viết: “Ngay ở nước Anh nền công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất có lợi
nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại
gia đình không dùng lao động làm thuê”.
(2)
Sở dĩ như vậy là vì sản xuất nông
nghiệp có đặc trưng khác với công nghiệp ở chỗ là phải tác động vào những
vật sống (cây trồng, vật nuôi) nên không phù hợp với hình thức tổ chức sản
xuất tập trung quy mô quá lớn.
Công cuộc đổi mới kinh tế và đổi mới nông nghiệp của Việt Nam mới bắt
đầu cách đây gần hai chục năm. Cơ chế thị trường không chỉ tác động mạnh
mẽ đến hoạt động của các ngành công nghiệp, dịch vụ mà còn làm thay đổi căn
bản mục đích và do đó thay đổi cả phương thức sản xuất trong nông nghiệp.
(2)
(2)
K.Marx, To n tà ập, tập 25, phần 2.
Sự phát triển của trao đổi hàng hoá đặt ra yêu cầu làm ra sản phẩm phải là
hàng hoá với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo hơn. Không chỉ là các nông
trại lớn, ngay cả các đơn vị sản xuất nhỏ như hộ gia đình cũng hiểu rõ mục
đích sản xuất của mình: sản phẩm để bán chứ không phải để tiêu dùng.
Khi nông nghiệp đã có một bước chuyển mình đáng kể, nhiều hộ nông
dân đã giàu lên, nhận thức và hiểu biết về khoa học kĩ thuật ngày càng sâu sắc,
kinh nghiệm và khả năng quản lý, tổ chức sản xuất ngày càng được nâng cao,
vốn tích luỹ đạt đến một mức độ nhất định, thì cũng là lúc người kinh doanh
nông nghiệp phải nghĩ đến một hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp mới, có
quy mô lớn hơn, tỉ suất lợi nhuận cao hơn. Thế là họ bỏ vốn, lập nên các trang
trại, thuê nhân công và hoạt động như một nhà kinh doanh thật sự.

Nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế trang trại trong phát
triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp- nông thôn nói riêng, Chính phủ
đã có khá nhiều văn bản quan trọng về các vấn đề: đất đai cho trang trại, vốn
sản xuất cho trang trại, hỗ trợ khâu cung ứng đầu vào, đầu ra..., bắt đầu từ
“khoán 100” thực hiện sản lượng khoán, tránh đồng ruộng bị chia cắt manh
mún, đến Nghị quyết Trung ương 5 Khoá VII (6/1993) sau đó là Luật đất đai
(9/1993), rồi Nghị quyết Trung ương 4 khoá VIII (12/1997) cũng khẳng định:
“kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau (nhà nước, tập thể, tư
nhân) được phát triển chủ yếu trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở
những nơi có nhiều ruộng đất, khuyến khích việc khai phá đất hoang vào mục
đích này”. Và gần đây nhất, một văn bản quan trọng đã được ban hành. Đó là
Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP, trong đó có nêu rõ: “Nhà nước hỗ trợ về vốn,
khoa học – công nghệ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng,
tạo điều kiện cho các trang trại phát triển bền vững”, “chủ trang trại được thuê
lao động không hạn chế về số lượng, trả công lao động trên cơ sở thoả thuận
với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động”. Có thể nói, chưa
bao giờ kinh tế trang trại được quan tâm đúng mức như những năm gần đây.
Tuy vậy, kinh tế nước ta đang trong qúa trình chuyển từ một nền kinh tế
tự cung tự cấp sang một nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị
trường, sự quá độ của nền kinh tế lại quy định tính đa dạng của nó, về trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, về sở hữu tư liệu sản xuất... Tính không
đồng đều về trình độ sản xuất, một mặt dẫn tới những hình thức tổ chức sản
xuất khác nhau, mặt khác, dẫn tới sự không thống nhất của mỗi hình thức tổ
chức sản xuất. Do vậy trang trại nước ta cũng không thể thuần nhất khi mà
kinh tế còn trong thời gian quá độ. Đó cũng là một quy luật phát triển như quy
luật phát triển của các mô hình sản xuất khác mà thôi.
Như vậy, kinh tế trang trại là một thực thể khách quan, xuất hiện như là
kết quả của quá trình tích luỹ về vốn, kinh nghiệm, năng lực của người chủ sản
xuất, do tác động của cơ chế thị trường, mà trong đó, trang trại gia đình (với
một số ưu thế riêng sẽ được xem xét ở phần sau) là mô hình được lựa chọn số

1.
2. Tác động của kinh tế trang trại đến sự phát triển của ngành sản xuất
nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng
2.1. Góp phần chuyên môn hoá sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp-
nông thôn, phát triển kinh tế hàng hoá của vùng
Như đã nói, đặc trưng của kinh tế trang trại là mức độ tập trung cao về
đất đai và tích luỹ lâu dài về vốn, đã dần tạo nên một quy mô vượt trội so với
sản xuất của hộ gia đình. Với riêng mỗi trang trại, trong giai đoạn đầu do còn
thiếu vốn và khả năng sản xuất cũng như kinh nghiệm quản lý, họ thường kết
hợp sản xuất nhiều loại nông sản khác nhau nhưng sau đó, do sự tích luỹ về
các yếu tố trên, trang trại sẽ hướng theo một vài loại sản phẩm do đó quy mô
của loại sản phẩm này cũng lớn lên. Ảnh hưởng của các lợi thế về quy mô dẫn
đến các trang trại ở trong cùng một vùng có điều kiện tự nhiên giống nhau sẽ
trồng hay nuôi cùng một loại cây, con như nhau, xây dựng các mô hình thâm
canh, chuyên canh, tiếp cận các biện pháp canh tác hiện đại, từ đấy các vùng

×