Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận cao học , thực trạng văn hóa từ chức ở việt nam hiện nay và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.34 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
Nói về văn hóa từ chức tức là nói về văn hoá chính trị. Khi thấy mình có
thiếu sót, khuyết điểm, hay nói cách khác là không còn xứng đáng đảm nhận
được nhiệm vụ thì nên từ chức. Hành động đó được đánh giá cao vì nó thể
hiện tự trọng cá nhân, sự tự ý thức về trách nhiệm cá nhân của những người
xin từ chức. Để có một xã hội thực sự tốt đẹp thì danh dự, lòng tự trọng cần
phải luôn được đặt ở vị trí cao nhất trong thang giá trị làm người. Bởi vậy,
những hành động ấy rất đáng được tôn trọng. Thời Phong kiến, nam nhi học
để ra làm quan, để có địa vị trong xã hội “Một người làm quan, cả họ được
nhờ”. Nếu không hợp thế thời, bị đè nén trù dập hay không được trọng dụng
hoặc chán nản mà “ưu thời mẫn thế”, thì rời bỏ chốn phồn hoa, cáo quan về
quê ở ẩn. Sống ở quê, trồng rau, nuôi cá, lao động chân tay mà “tránh sự đời”
dù vẫn âm ỉ nuôi mộng sĩ phu. Có người sẽ trở lại quan trường khi được mời,
trọng dụng; người nuôi chí nhưng làm cố vấn cho hậu bối tâm phúc, đệ tử
thay mình tiếp nối, kẻ lại rũ hẳn khát vọng, lảng tránh sự đời, gửi tâm sự vào
thơ phú vịnh ngâm. Vì sao xã hội mình không it sự việc xẩy ra hậu quả
nghiêm trọng mà chẳng mấy ai chịu từ chức? Hóa ra là quyền lực cũng có
tính quy luật của nó. Người có quyền lực thường không muốn từ bỏ quyền
của mình. Người có quyền lực thường có xu hướng sử dụng tối đa quyền của
mình (kể từ nhân viên, công chức nho nhỏ... cũng thích sử dụng tối đa quyền
của mình). Vì thế, nếu không có một quy định rằng: Người nào lạm dụng
quyền hạn " sẽ bị luật pháp truất quyền" thì người có chút quyền lực sẽ thỏa
sức lộng hành, gây nhiều phiền hà cho dân chúng, kỷ cương, luật pháp không
còn...Chính vì những su nghĩ đó tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu vấn đề
“Tại sao văn hóa từ chức ở Việt Nam kém phát triển và giải pháp khắc
phục” làm đề tài tiểu luận của mình. Do thời gian và hiểu biết còn hạn chế
nên không tránh khỏi có nhiều sơ sót, bởi vậy rất mong nhận được sự góp ý
của thầy, cô để cho vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn.


NỘI DUNG


Chương I. Cơ sở lý luận của Văn hóa từ chức
1.1. Khái niệm Văn hóa từ chức.
Nếu đã gọi là văn hóa thì thường nó có từ lâu đời, nó là kết quả tích tụ,
hình thành từ văn hóa ứng xử, quy chế pháp lý với những quy tắc hành xử
trong nắm giữ và thực hiện quyền lực được hình thành theo đó từ lâu. Vấn đề
cần phải xem xét là hiện nay sự cầm quyền, nắm quyền, thực thi quyền lực...
được hành xử trên quy tắc chuẩn hay chưa. Và chỉ khi đã hình thành những
chuẩn mực ấy thì văn hóa từ chức theo đó sẽ được hình thành
Từ chức tức là tự mình tự nguyện xin từ bỏ chức vụ của mình. "Từ chức”
không phải là vấn đề thuộc phạm trù luật pháp. . Như vậy, từ chức chỉ có thể xảy
ra ở những người có chức, có quyền. Từ chức một cách tự nguyện, tự giác là thái
độ trung thực với chính mình, khi làm điều trái với đạo lý, đi ngược lại nguyện
vọng của cơ quan, tổ chức và cộng đồng, biết xấu hổ là biểu hiện của sự cao
thượng, dũng cảm, tự trọng. Văn hóa từ chức là cái vốn rất khó thực hiện và
không hình thành nhanh chóng được. Cái quan trọng nhất nên làm lúc này là cần
cải cách về mặt thể chế, luật pháp để tiến tới việc hình thành những quy tắc
chuẩn trong sự cầm quyền, nắm quyền, thực thi quyền lực… Từ cách hành xử
theo những quy tắc này sẽ dẫn đến việc tạo nên văn hóa từ chức. Cụ thể là cần
cải cách làm sao để xây dựng cơ chế xác định trách nhiệm các vị trí quan chức
một cách rõ ràng (khi anh không làm được việc hoặc làm sai), với những quy tắc
chuẩn trong thực thi trách nhiệm… Hiện nay hiến pháp sửa đổi đã sắp có hiệu
lực, tiến tới chúng ta nên sửa đổi các hành lang pháp lý liên quan đến việc sử
dụng cán bộ công chức, vấn đề phòng, chống tham nhũng, thanh tra công vụ
cũng như việc bảo vệ các quyền con người và công dân - tất nhiên là sửa đổi
theo chiều hướng tích cực - và áp dụng thật triệt để. Một năm, hai năm,… đến
năm năm, 10 năm thì bối cảnh sẽ dần thay đổi và có thể sẽ hình thành được văn
hóa từ chức.

1



Cái mà chúng ta hay gọi là văn hóa từ chức ở đây cần được hiểu là sức
ép chính trị, gồm nhiều vấn đề tác động dẫn đến việc một quan chức phải xin
từ chức như là một hành động cần thiết chứ không đơn thuần là chuyện anh
làm sai, anh thấy anh có lỗi và xin từ chức. Đây là cơ chế đã vận hành từ lâu
mà khi anh hành xử không phù hợp với vị trí của mình, anh phải từ chức
trước sức ép của dư luận, cơ quan kiểm soát... Và nếu anh không từ chức thì
sẽ có những cơ chế buộc anh phải từ chức, cho nên khi anh rơi vào bối cảnh
đó thì anh cần phải từ chức dù luật không bắt anh từ chức. Nghĩa là ở đây
không nói văn hóa từ chức trong luật nhưng cơ chế hình thành trách nhiệm
đối với người nắm quyền (vốn đã hình thành lâu đời) đặt anh vào thế khi mà
anh làm không được thì anh phải từ chức.
1.2. Những biểu hiện và cơ sở của Văn hóa từ chức.
Từ chức xét ở góc độ trách nhiệm, có thể nguyên nhân lãnh đạo, chỉ đạo
điều hành trong bộ, ngành và địa phương đã để xảy ra những vi phạm, tiêu
cực; hay không có năng lực lãnh đạo, sức khỏe không đảm bảo hoặc uy tín
giảm sút do đời sống, sinh hoạt cá nhân không lành mạnh... thì họ sẽ mạnh
dạn từ chức nhường cho cá nhân khác hơn mình để lãnh đạo một bộ, ngành
hay địa phương nhất định.
Việc từ chức đó là ý thức của cá nhân lãnh đạo tự xét mình không đủ
khả năng tiếp tục lãnh đạo, đó là ý thức của người lãnh đạo chân chính, dám
làm, dám chịu, dám lãnh trách nhiệm cá nhân, chủ động từ chức khi cấp trên
xét thấy chưa cần thiết hoặc không đề cập đến chuyện cách chức. Có nhiều
trường hợp người lãnh đạo trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành có vi
phạm, tiêu cực thì sớm muộn thế nào cũng bị cấp trên cách chức thì chẳng thà
từ chức trước khi bị cách chức sẽ bảo toàn được chút uy tín để chuyển công
tác nhằm đề bạt vào chức vụ khác. Nhưng dù từ chức xuất phát từ mục đích gì
đi nữa thì chuyện từ chức đều xuất phát từ ý thức của cá nhân.
Văn hóa từ chức đã có trong lịch sử dân tộc (cáo quan ở ẩn, không chịu ra
làm quan để giữ tiết tháo) như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Thời kỳ sau


2


này, Tổng Bí thư Trường Chinh cũng đã có lúc từ chức. Vì sao, bây giờ văn hóa
từ chức không còn? Cái đó chúng ta phải học. Như Tổng Bí thư Trường Chinh,
khi có sai lầm trong cải cách ruộng đất, chính ông đã xin từ chức. Nhưng ông
tiếp tục cống hiến cho dân cho nước, ông phấn đấu tốt được Đảng, Nhà nước
đánh giá cao và ông đã trở lại vị trí Tổng Bí thư của Đảng. Do đó chúng ta phải
nhận thức cho đúng, việc từ chức không phải vết hằn, gắn lên người ta như
một án tích. Nó chỉ là sự đánh giá trách nhiệm của người đó, trong một thời
gian cụ thể. Khi làm tốt, anh có thể tiếp tục trở lại chức vụ đó, hoặc vị trí cao
hơn.
Ở các nước, khoá này không làm bộ trưởng nhưng khoá sau anh vẫn có
thể làm, rất bình thường. Phải nhìn nhận công bằng từ hai phía. Có văn hoá từ
chức thì cũng phải có văn hoá ứng xử đúng với người từ chức. Nếu họ phấn
đấu tốt, khắc phục được những thiếu sót, khuyết điểm thì có thể bố trí vị trí
phù hợp, thậm chí cao hơn cho họ.
Việc không xét nét tại sao một người bị kỷ luật, cách chức hay từ chức
mà lại sử dụng vào vị trí cao hơn cũng chính là ứng xử văn hoá và xã hội phải
chấp nhận, mới là công bằng.
Bây giờ chúng ta phải điều chỉnh chuyện này. Cho từ chức nhưng có thể
sử dụng người ta vào vị trí khác phù hợp, có phần bảo đảm lợi ích cho họ.
Đang từ chỗ lợi ích mười mà từ chức chỉ còn hai bàn tay trắng thì cũng rất
khó cho người ta, cho nên phải chú ý cả lợi ích cho họ. Từ chức cũng là dịp
bố trí, sắp xếp lại cán bộ cho phù hợp hơn.

3



Chương II. Văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay
2.1. Thực trạng Văn hóa từ chức.
a. Những điểm sáng trong văn hóa từ chức
Nhà báo Trần Đăng Tuấn nổi lên như một “người hùng” khi làm đơn từ
chức Phó Tổng Giám đốc thường trực Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Ở
một xã hội không có văn hóa từ chức, thì hành động của Trần Đăng Tuấn chỉ
là một cái cớ “lộ diện” để chúng ta biết nhiều hơn về một con người, về sự đời
nói và làm khác biệt.
Điều mà Trần Đăng Tuấn là có một không hai trong lịch sử 40 năm VTV,
cũng như trong lịch sử nghị trưởng Việt Nam đương đại. Sai phạm tày đình,
tham nhũng khắp nơi, chỉ đến khi bị lộ, bị yêu cầu làm đơn từ chức như một
cách cho giữ chút thể diện khi mất chức hoặc giáng cấp, thuyên chuyển,
những kẻ tham lam sâu mọt mới bất đắc dĩ làm.
Trần Đăng Tuấn không vi phạm những điều nổi cộm ấy, chẳng có lỗi gì,
nhiều công là đằng khác. Vậy tại sao phải làm thế? Số đông tiếc nuối, thắc
mắc không hiểu nổi tại sao có một nhà báo uy tín, tiếng tăm hàng đầu của
VTV lại làm một việc đột ngột, thua thiệt như vậy. Người ta bàn ra tán vào đủ
lý do. Sự thực đích xác thế nào thì chỉ mình ông Trần Đăng Tuấn mới rõ.
Xưa nay Trần Đăng Tuấn vốn là người ít nói và dù là một bậc thầy truyền
thông, ông cũng rất kiệm xuất hiện trên báo, đài.
Trần Đăng Tuấn, người có công sáng lập VTV3 và Trung tâm sản xuất
phim truyền hình (VFC), trong mắt nhiều các nhà báo và giới nghệ sĩ là một
người rất thông minh, mà lại mang tiếng “dại”. Ông chỉ còn là “cựu”
“nguyên” phó TGĐ VTV, một chức vụ nhiều người mơ mà ông đã bỏ, thực tế
đó là vị trí thành đạt nhất trong cuộc đời làm báo của ông. Song ở đời, ai
tường minh, ngã ngũ “khôn – dại” đến cùng?!
Trần Đăng Tuấn học giỏi từ nhỏ, từng đoạt giải học sinh giỏi văn miền
Bắc. Cậu bé Tuấn ham đọc sách, thậm chí đi ngủ còn lén đem sách chui vào

4



màn đọc nên bị cận, biệt danh Tuấn “kính” ra đời từ đấy. Thi đại học đỗ cao
được chọn du học nước ngoài. Anh theo học Đại học Tổng hợp Matxcơva
Lomonosov (MGU), khoa Báo chí từ 1975 – 1981. Anh tự đổi tên mình là
Trần Đăng Tuấn cho bình dị hơn.
Từ Liên Xô về, anh giảng dạy Báo chí tại Phân viện Báo chí & Tuyên
truyền (từ 2006 lên Học viện). Cùng nhiều giảng viên khác, anh ở căn hộ tập
ngay đầu dãy giữa khu tập thể giáo viên. Những năm 90 thế kỷ trước, khu nhà
hay bị ngập nước. Rồi bà mẹ lên ở cùng chăm sóc anh khi vợ chồng anh ly
hôn, con gái Hương Thuỳ sống với mẹ.
Cho đến nay, người xem và giới nghề vẫn nhắc tới Trần Đăng Tuấn -một
trong các nhà bình luận quốc tế hàng đầu của ngành truyền hình nói riêng và
giới báo chí VN. Ông không chỉ trần thuật, kết nối sự kiện như tình trạng phổ
biến của những bài/ lối bình luận thường thấy, mà luôn sắc sảo trong nhận
định, dự đoán, kiến giải. Người xem mê Trần Đăng Tuấn bình luận quốc tế,
quên dung nhan gày gò, khuôn mặt có vẻ khó tính với đôi mắt nhỏ sau cặp
kính cận 7,50. Thỉnh thoảng ông vẫn trở lại trường cũ giảng dạy hay tập huấn
cho phóng viên các đài địa phương. Em gái ông cũng nối tiếp làm giảng viên
Báo ảnh. Khu tập thể giáo viên, người bán nhà, người sang nhượng, nay toàn
nhà tầng, đường lát bê tông. Em trai ông cùng vợ và 2 con gái sống tại ngôi
nhà của anh. Trừ lối đi vào, còn cảnh quan đã nhiều thay đổi. Trong ký ức tôi,
những gì thuộc về xưa cũ đã hằn vào tâm trí. Ngôi nhà cũ, trường cấp 1, cấp
2, trường đại học khi chưa xây dựng hiện đại – gần nhà tôi, vẫn luôn sống
động trong giấc mơ, trong nỗi nhớ. Tôi chưa từng được học Trần Đăng Tuấn ở
giảng đường Phân viện BC&TT, nhưng biết rõ thầy Tuấn là một người thầy
giỏi, uy tín của không ít thế hệ học trò trường Báo, của các phóng viên trẻ ở
VTV3, các đài, địa phương.
Rời chức phó TGĐ ông đi rất nhiều nơi, hình như đi để bù lại cho những
năm tháng ngồi trên ghế một ông quan báo chí. Trần Đăng Tuấn thương


5


những đứa trẻ vùng cao, ông đã nhiều lần bỏ tiền túi, vận động bạn bè lên
miền núi phía Bắc làm từ thiện. Tháng 9.2011, ông lập ra chương trình dài
hạn “Cơm có thịt” cho trẻ con vùng cao. Chúng còi cọc, thiếu chất, cơm
không đủ no, làm việc nhiều, trường lớp thiếu thốn thiết bị, có khi ăn độn, đứt
bữa, nói gì đến “Cơm có thịt”!. Cùng 2 nhà văn - biên kịch VFC Phạm Ngọc
Tiến, Trần Thùy Linh là những người tâm huyết đã làm từ thiện lâu năm, ba
người là thành phần nòng cốt làm nên phong trào gây sức hút trên trang cá
nhân

của

mình,

kêu

gọi

các

chiến

hữu

gần

xa


góp

sức

(web:phamngoctien.com;blog: trandangtuan. worldpress.com).
Không chỉ bạn bè văn nghệ mà nhiều bạn đọc các trang của họ, đã gửi
tiền ủng hộ về tài khoản của Trần Đăng Tuấn. ĐD Trần Quốc Trọng đã nhiều
lần ủng hộ nhưng chưa lần nào đi cùng đoàn vì toàn bận làm phim. Mỗi
tháng, nhóm Trần Đăng Tuấn lại thu gom quần áo cũ vẫn lành sạch, mua thêm
quần áo, sắm bát đĩa nồi niêu mới, chất lên xe. Xe thuê hay xe của ai thì tất cả
cùng chung tiền mua xăng, ăn uống bỏ tiền, không dùng một đồng nào trong
quỹ từ thiện. Các cô giáo ở trong những căn hộ thiếu thốn cắm bản, cắm lớp,
được trao tiền để mua thịt để nấu ăn cho lũ trẻ. Các nhà báo, nhà văn đem túi
ngủ, ngủ dưới sàn những căn phòng tập thể giáo viên, sang hơn thì thuê nhà
trọ nếu gần thị trấn, ở ghép để tiết kiệm tối đa chi phí. Trưởng đoàn Trần
Đăng Tuấn luôn sẵn sàng lên đường khi gom được tiền, đồ đạc. Họ đã lên Hà
Giang, Lào Cai, đến Lai Châu, Yên Bái. Theo nhà văn Trần Thùy Linh (phó
giám đốc VFC), tổng số tiền bạn đọc đóng góp cho quỹ “Cơm có thịt” đã lên
hơn 4 tỷ đồng.
Trần Đăng Tuấn quả là một “người lạ”. Trong cuộc sống thực dụng,
tham vọng bát nháo và nhiều giá trị đảo lộn, tha hoá, ông bỏ địa vị công danh,
dồn thời gian, tâm sức cho trẻ em từ mầm non cho đến hết cấp học ở miền núi
phía Bắc, là một sự lạ đáng quý. Làm từ thiện thành một niềm vui, động lực
của cuộc sống hiện nay của ông.

6


b. Những khoảng tối cần khắc phục

Có thể nói thời trước đây, có lẽ chức gắn với trách nhiệm với giá trị nhân
bản nhiều hơn. Tức là gắn với danh dự, uy tín, chứ lợi ích vật chất thì gần như
không có hoặc rất ít.
Còn bây giờ, từ thời bao cấp sang kinh tế thị trường, vị trí thường gắn
với những giá trị khác. Chức thường đi liền với quyền và tiền. Lợi ích vật chất
gắn chặt với chức.
Nếu thôi chức, người ta sẽ bị mất đi những cái cũng rất lớn lao, cho nên
họ phải cân nhắc. Có lẽ chỉ trường hợp bần cùng, bất đắc dĩ, bị buộc không
cho làm nữa thì họ mới chịu thôi. Không ai dại gì mà tự nguyện rời bỏ vị trí
đang có của mình, do đó trong xã hội có hàng loạt những người có chức có
quyền né tránh trách nhiệm để bảo vệ chức vụ của mình như Vụ thẩm mỹ
viện Cát Tường.
Khi được báo chí phỏng vấn những vấn đề liên quan đến vụ bác sĩ
Nguyễn Mạnh Tường, giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác khách
hàng phi tang, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói : "Tôi rất đau lòng
nói rằng, để một thẩm mỹ viện hoạt động khi chưa có giấy phép hành nghề, là
lỗi của ngành, là công tác quản lý, thanh tra chưa tốt. Vụ việc này trước tiên
là lỗi quản lý của ngành”.
Tại phiên thảo luận tổ QH sáng 24/10 về báo cáo kinh tế - xã hội của
Chính phủ, bà Bộ trưởng rơm rớm nước mắt bày tỏ sự đau đớn, xót xa và chia
sẻ đang tìm mọi giải pháp với mọi chuyên gia để giải quyết việc này.
Dư luận cho rằng, vụ việc bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường hành động mất
nhân tính vứt xác phi tang sau khi gây ra cái chết của khách hàng, suy cho
cùng về bản chất cũng là để chạy tội, phủi trách nhiệm, giống như người dân
đã được nghe, được chứng kiến và quá chán chường sự loanh quanh đổ tội,
phủi trách nhiệm của không ít cá nhân, đơn vị, cơ quan, ban ngành, trong đó
có ngành y tế khi để xảy ra sai phạm.

7



Hãy nghe bà Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trả lời trên VTV sáng ngày
23/10. Sau hồi quanh co đã cho biết, đây cũng là cơ sở hoạt động trái phép và
không thuộc diện quản lý của Sở Y tế Hà Nội. Lý do vì đây là “cơ sở thẩm
mỹ”, trong khi đó Sở Y tế Hà Nội chỉ quản lý các cơ sở “giải phẫu thẩm mỹ”.
Còn vị Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường cho rằng, do
cơ sở thẩm mỹ hoạt động không phép nên Sở Y tế không có cơ sở để nắm
được thông tin (?!) .
Ngày 23/10, trả lời thắc mắc của phóng viên về việc Phòng Y tế Quận
Hai Bà Trưng sau khi cấp đăng ký kinh doanh cho Thẩm mỹ viện Cát Tường
đã tiến hành kiểm tra giám sát hay chưa, ông Nguyễn Việt Cường cho biết,
tính tới thời điểm này (23/10), Sở Y tế Hà Nội vẫn chưa nhận được báo cáo
vụ việc của Phòng Y tế Quận Hai Bà Trưng.
Đã không ít lần người dân chứng kiến việc cá nhân lãnh đạo, đơn vị, ban
ngành nào đó sau khi xảy ra sai phạm, mà đa số là ở mức độ rất nghiêm trọng,
sau đó mới xuất hiện một văn bản để “tăng cường”, “chấn chỉnh”, “thanh
kiểm tra”…. Không hiểu sự “tăng cường”, “chấn chỉnh”, “thanh kiểm tra”…
kết quả đến đâu, chỉ biết rằng, sau đó nhiều vụ lùm xùm lại tiếp tục xảy ra,
thậm chí theo chiều hướng gia tăng về độ nghiêm trọng.
Còn nhớ, 26/8/2011,Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan loan báo quyết định
từ chức lãnh đạo đảng cầm quyền sau khi uy tín sụt giảm nặng nề vì khủng
hoảng hạt nhân hậu sóng thần. Rồi, hàng loạt các quan chức Nhật Bản và
phương Tây đã từ chức khi bị chỉ trích yếu kém trong công tác điều hành, uy
tín sụt giảm, hay thậm chí vì lỡ lời cũng khiến họ từ chức.
Còn ở Việt Nam, trong Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi)
còn đề cập đến việc rằng, nếu người đứng đầu cơ quan để xảy tham nhũng mà
chủ động từ chức thì được giảm nhẹ hình phạt (?)
Thế nhưng cho đến nay (tạm tính trong khoảng 15 năm trở lại đây), hình
như chưa có cán bộ đầu ngành nào của Trung ương và địa phương dám thẳng
thắn tuyên bố: “Tôi chịu trách nhiệm về việc đó. Và tôi xin từ chức” .


8


Dân tình vẫn cứ xuýt xoa, hình như câu “Xin từ chức” vẫn là "của để
dành"(?)
2.1. Nhưỡng nguyên nhân và giải pháp cần thiết để xây dựng nền
văn hóa từ chức
a. Nguyên nhân văn hóa từ chức ở nước ta kém phát triển
Tâm lý sỹ diện làm cho người Việt rất thích làm quan. Người ta thường
ngưỡng mộ làng ấy, xã ấy có nhiều người làm quan chứ nơi ấy làm ăn giỏi
giang đến đâu, giầu nghèo thế nào chỉ là hạng thứ. Đấy là tâm lý sỹ diện,
muốn oai hơn, oách hơn mọi người. Tâm lý muốn đuợc giầu sang phú quý mà
chẳng phải làm gì nhiều, chỉ cần lo học để kiếm mảnh bằng, rồi xoay sở leo
lên một vị trí chức sắc nào đó tức là làm quan. Suy cho cùng cả hai chiều tâm
lý nêu trên chỉ là một và nó gần với nhau trên cái trục “chức-quyền”.
Các quan chức ngày nay hầu hết là đảng viên, phải phục tùng quyết định
của tổ chức Đảng, kể cả làm đơn từ chức cũng không thể tự nguyện, tự ý mà
phải có ý kiến của tổ chức Đảng (trường hợp ngược lại, tự ra ứng cử vào một
chức vụ dân cử cũng không được phép). Hầu hết quan chức chỉ biết "làm
quan", không có nghề gì khác (dù nhiều người có bằng cấp cao), nếu thôi
chức vụ thì không biết kiếm sống như thế nào. Một số người vốn có nghề
chuyên môn, nhưng từ khi làm quan chức đã bỏ nghề, nay trở lại nghề cũ thì
không làm được nữa hoặc ngại làm vất vả mà thu nhập không thể bằng lương
bổng quan chức.
Để thấy rõ điều này, có thể so sánh với quan chức ở các nước phát triển.
Ở các nước này quan chức chính trị trước khi giữ chức vụ, nhất là ở cấp cao,
đều có học (thực), có nghề như làm luật sư, nhà báo, nhà văn, nghiên cứu
khoa học, giảng dạy, kinh doanh…. Nếu từ chức, họ có thể làm tiếp công việc
cũ, hoặc tìm nghề mới, nhiều khi có thu nhập còn cao hơn lương khi làm quan

chức.
Ở Việt Nam, để đạt đuợc mục đích là làm quan, nhiều người vất vả, xoay
sở, làm đủ việc vô bổ, khổ sở, tệ hại thậm chí triệt hạ nhau. Đọc tiểu thuyết

9


“Lều chõng” của nhà văn Ngô Tất Tố thì thấy cái tâm lý, cái máu thích làm
quan ở nước ta đã ăn sâu, bén rễ trong người Việt Nam đến mức nào! Tất
nhiên, nếu làm quan mà chỉ để sang trọng thôi thì cũng chẳng nhiều người
thích. Cái chính yếu, cái quan trọng nhất kích thích người ta là những quyền
lợi vật chất (bổng lộc) kèm theo với cái chức vụ đuợc bổ nhiệm.
Việc chạy chức, chạy quyền đã trở thành tệ nạn phổ biến, thành thói
quen của nhiều người và đặc biệt nguy hiểm là nó ảnh hưởng tới nếp nghĩ,
nếp sống của giới trẻ. Bài toán giáo dục mãi chưa có lời giải cũng một phần
do tâm lý chỉ thích làm quan, làm thầy chứ không thích làm dân thường, làm
thợ trong rất nhiều thanh niên, học sinh và các bậc phụ huynh.
“Một người làm quan, cả họ đuợc nhờ. “ Vậy nên “từ chức” là cụm từ
khó nghe và khó thực hiện lắm thay! Từ chức là mất rất nhiều, có khi mất hết,
cả vật chất lẫn tinh thần, ngay cả khi “từ chức” nhẹ nhàng cũng bị bàn dân
thiên hạ cho là “thất sủng”. Mặc dù nhiều người cũng chẳng hiểu hết nghĩa
của hai từ đặc sệt tiếng Hán ấy! Vậy mà “từ chức” và “thất sủng” cứ như là
những lời nguyền độc địa không thể bước qua.
Đương nhiên trong lịch sử cũng như cuộc sống hiện đại ở Việt Nam và
thế giới có rất nhiều người muốn làm quan để cống hiến, đóng góp và hy sinh
nhiều hơn. Họ cần có quyền lực để thể hiện tốt hơn trách nhiệm và đóng góp
nhiều hơn cho đất nước, cho cộng đồng và cho nhân loại. Khi cần họ cũng
mạnh dạn từ chức để thể hiện trách nhiệm và lòng tự trọng của mình để khỏi
ảnh hưởng xấu đến quyền lợi chung của cộng đồng, họ không có mặc cảm là
“thất sủng”, thậm chí có người còn tìm đến cái chết để giữ cho lòng thanh

thản sau khi từ chức. Các bậc tiền bối trong lịch sử và cách mạng nước ta là
những người như vậy. Tổng thống Roosevelt ngồi trên xe lăn, chống chọi với
bệnh tật, cố gắng hơn hai nhiệm kỳ, cho đến lúc nhắm mắt giữa thời khắc
nước sôi lửa bỏng nhất chắc không phải để kiếm thêm thật nhiều tiền gửi nhà
băng. Tất nhiên, ông cũng có những mong muốn nhất định về vật chất bởi ông
cũng là con người.

10


Một lãnh đạo của Việt Nam từng nói những ham muốn “thu vén cá
nhân” ở nhiều quan chức hiện nay gây ra nạn tham nhũng. Người dân có thể
hiểu đấy là nguyên nhân sinh ra nhiều cuờng hào, ác bá đời mới như ở Tiên
Lãng. Nhưng lại có thể nói chính cơ chế độc quyền, bao cấp, quan liêu trong
nền hành chính nước ta bấy lâu nay vừa là nguồn gốc, vừa là chất kích thích
và là môi trường vô cùng thuận lợi cho tâm lý hám danh, hám lợi trong cộng
đồng chúng ta thêm trầm trọng và tác oai, tác quái gây hại hơn bao giờ hết.
Văn hóa nói chung và văn hóa từ chức nói riêng là không phải tự nhiên
mà có, hơn nữa đó lại là thứ văn hóa đặc biệt quý giá. Dân tộc ta có một “nền
văn hiến đã lâu” như Nguyễn Trãi đã khẳng định trong Bình Ngô đại cáo. Vậy
sao bây giờ “văn hóa từ chức” lại chưa có? Từ chức là một nét văn hóa đẹp,
đáng kính trọng, thể hiện sự tự trọng và nhân cách của con người. Thiếu vắng
hiện tượng từ chức đích đáng, không chỉ đáng tiếc mà là đáng buồn và xấu hổ
b. Giải pháp cần thiết để xây dựng nền văn hóa từ chức
- Cải cách để hình thành văn hóa từ chức cần cải cách làm sao để xây
dựng cơ chế xác định trách nhiệm của các vị trí quan chức một cách rõ ràng
(khi không làm được việc hoặc làm sai) với những quy tắc chuẩn trong thực
thi trách nhiệm…
Bộ Nội vụ đang dự thảo quy chế quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ
chức, miễn nhiệm, điều động và luân chuyển đối với công chức, viên chức

lãnh đạo, quản lý.
Trong cuộc họp báo mới đây, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Anh Tuấn
cho biết theo dự thảo này, công chức, viên chức, lãnh đạo, quản lý sẽ phải
hoặc có thể từ chức trong ba trường hợp: Không đủ sức khỏe, năng lực không
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc có vấn đề liên quan đến trách nhiệm lãnh đạo,
quản lý dù không do bản thân họ gây ra. Pháp Luật TP.HCMtrao đổi với TS
Đặng Minh Tuấn, khoa Luật, ĐHQG Hà Nội, xung quanh văn hóa từ chức,
điều vốn chưa hiện diện ở nước ta.

11


Vừa qua, Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ nghiên cứu xây dựng Đề án tiếp
tục cải cách chế độ công vụ, công chức, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng
các quy định về từ chức của cán bộ, công chức và coi từ chức - thuộc khía
cạnh văn hóa của chế độ công vụ - là một nội dung nằm trong chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.
- Tại sao Chính phủ lại phải xây dựng các quy định về từ chức của cán
bộ, công chức?
Một là, công tác tổ chức cán bộ của chúng ta còn yếu kém, nhất là trong
việc giáo dục, lãnh đạo, quản lý đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ
lãnh đạo, quản lý các cấp thiếu rèn luyện, tu dưỡng, thực hành liêm chính và
thiếu gương mẫu, không làm tròn chức trách, gây tác hại lớn nhưng hầu như
không thấy ai có lời xin lỗi hoặc từ chức cả.
Hai là, chúng ta chưa có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm,
thẩm quyền của từng vị trí, nhất là đối với lãnh đạo, quản lý nên thiếu cơ sở
để người dân hoặc các tổ chức, cơ quan giám sát.
Ba là, việc từ chức hiện nay khó quá nên không thấy ai tự nguyện từ
chức nên phải có quy định, đồng thời ở nước ta hiện nay chưa hình thành văn
hóa từ chức. Điều đó có nghĩa là một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo,

quản lý chưa có lòng tự trọng, thiếu trung thực, ứng xử chưa liêm khiết.
- Lấy phiếu tín nhiệm để bước đầu xây dựng văn hóa từ chức
Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ
phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê
chuẩn. Theo Nghị quyết này, nếu người giữ chức vụ có số phiếu tín nhiệm quá
thấp thì có phương án đưa ra là, có thể chính người giữ chức vụ xin Quốc hội
cho thêm thời gian để chứng minh năng lực lãnh đạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ
để tiếp tục với chức vụ hiện tại. Trường hợp thứ 2 là người giữ chức vụ do Quốc
hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có thể nộp đơn xin từ chức.
Đấy là cách người ta lựa chọn khi thấy không còn năng lực, tín nhiệm,
hoặc có thể bị cơ quan có thẩm quyền phế truất. Việc đó đã trở thành một thói
quen ứng xử bình thường.

12


Chúng ta mới chỉ đang hướng tới thói quen ứng xử ấy. Trước mắt, phải
có quy định và lần này Quốc hội đang thảo luận vấn đề này tại Dự thảo nghị
quyết lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm. Theo quy định, người tín nhiệm thấp có
thể bị bãi miễn.
Tốt nhất anh nên từ chức, trước khi phải đưa ra bỏ phiếu. Vì bỏ phiếu tín
nhiệm ở ta cũng giống như bỏ phiếu bất tín nhiệm ở các nước. Khi đã đưa ra
bỏ phiếu bất tín nhiệm thì lúc đó phải có biện pháp.
Ở đây có hai cấp độ: Nếu là giai đoạn lấy phiếu mà anh thấy mình không
xứng đáng nữa, xin từ chức, thì đó đúng là ứng xử văn hoá.
Còn để đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm mà anh không được tín nhiệm, đương
nhiên người ta sẽ không để anh ngồi vị trí đó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cho
người đó cơ hội từ chức, để đỡ phải làm một loạt thủ tục rườm rà, phức tạp là
bãi miễn, bãi nhiệm anh.
Trong xây dựng đề án bỏ phiếu tín nhiệm là nhằm cụ thể hóa quy định

của Hiến pháp, luật tổ chức Quốc hội, luật giám sát Quốc hội về việc Quốc
hội bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Ngoài ra, Nghị quyết TƯ 4 cũng đề ra yêu cầu hàng năm lấy phiếu tín nhiệm
đối với những người giữ các chức danh mà Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Dự
thảo Nghị quyết đã đưa ra hướng phân loại gồm 2 nhóm. Thứ nhất là nhóm
những cán bộ có địa vị pháp lý, chức trách rõ ràng. Những quyết sát của họ có
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. Nhóm này do Quốc hội lấy
phiếu... Nhóm thứ 2 là cấp phó hoặc ủy viên các ủy ban, do các ủy ban lấy
phiếu. Cách làm như vậy đáp ứng được cả 2 yêu cầu mà việc đánh giá sẽ đi
vào thực chất hơn. Kết quả lấy phiếu là căn cứ để lãnh đạo đo lường uy tín
của mình. Mỗi người nếu uy tín thấp sẽ phải tự nâng cao phẩm chất, đạo đức,
cung cách điều hành để đáp ứng đòi hỏi của dân.
Mục tiêu của việc lấy phiếu chủ yếu là để thăm dò uy tín. Việc
này được làm thường xuyên và không nặng nề. Tuy nhiên, để đưa ai đó ra bỏ
phiếu tín nhiệm thì phải căn cứ vào kết quả thăm dò hàng năm đó. Đề án cũng

13


nêu một điều khoản mang tính chất “khuyến khích” người bỏ phiếu tín nhiệm
mà không đạt có quyền xin rút lui, xin từ chức. Ban soạn thảo có “dự trù”
những ảnh hưởng, tác động của việc này. Mục đích việc lấy phiếu tín nhiệm
có ý nghĩa như sự cảnh báo cho các cán bộ giữ vị trí lãnh đạo biết được uy tín
của mình đến đâu. Đó là cơ sở để người đó phải đặt vấn đề tự xem lại mình,
cân nhắc nên từ chức hay không.
Trước đây, Việt Nam cũng đã đặt vấn đề từ chức nhưng chưa có căn cứ
nên chính người cần từ chức cũng còn thấy lơ mơ, có những ảo tưởng cho
rằng tình hình không đến mức như thế. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm chính là
một chỉ số khách quan để người đó phải đặt vấn đề giải pháp tốt nhất cho
mình, trong danh dự, văn hóa - đấy là tuyên bố từ chức. Việc này khơi mào

cho văn hóa từ chức thực sự trong nhóm người có chức có quyền. Theo
Nghị quyết TƯ 4, sau hai lần lấy phiếu không đạt quá bán thì mới bỏ phiếu.
Nhưng đề án Quốc hội đưa ra một bước mạnh mẽ hơn, đó là ngay lần đầu
tiên lấy phiếu tín nhiệm mà tín nhiệm không đạt 2/3 thì có thể đưa ra bỏ
phiếu luôn để kịp thời thay thế cán bộ.

14


KẾT LUẬN
Từ chức là chuyện văn hóa hơn là chuyện pháp lý, chế tài ở đây chính
là lương tri, nếu có một văn hoá chính trị dựa trên lương tri thì việc từ chức
khi không hoàn thành nhiệm vụ là điều gần như bắt buộc. Việc từ chức tự
nguyện của người có chức, có quyền sẽ tạo cơ hội cơ cấu lại, kiện toàn đội
ngũ cán bộ của cơ quan, tổ chức nghĩa là tạo ra sự hợp lý tốt hơn trong xã hội.
Điều đó giúp những người thực sự có nhân cách, tài giỏi, có trình độ, năng lực
thực tiễn có thể phát huy cao nhất năng lực của mình nếu ở đúng vị trí, đồng
thời cũng giúp cho cơ quan, tổ chức và xã hội tránh được những thiệt hại
không đáng có. Để văn hóa từ chức thấm nhuần vào đời sống mỗi cán bộ,
lãnh quản lý, Đảng và Nhà nước ta cần phải có hệ thống pháp luật quy định rõ
trách nhiệm, thẩm quyền của từng vị trí, nhất là đối với các chức danh lãnh
đạo, quản lý. Xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức phải
dựa trên nền tảng cải cách, xây dựng được quy chế công chức thật chuẩn về
tiêu chuẩn của từng chức vụ, từng vị trí công tác, có như vậy những định
hướng chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước mới đi vào cuộc sống. Đất nước ta mới thực sự phát triển và ổn
định, sánh vai cùng các nước đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay

15



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, 1995, T.6, tr.515)
2 Văn kiện Hội nghị lần thứ 6, BCHTW khoá VIII.
3 Văn kiện Đảng, tập 7, Nxb CTQG, H, 2001, tr 240, 241.
4 Văn kiện Đảng, tập 7, Nxb CTQG, H, 2001, tr 229, 230.
5 10. Văn kiện Đảng, tập 12, tr 22, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001.
6 Chính trị học nâng cao, Khoa Chính trị học HVBC&TT – Hà Nội 2011
7 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG,
Hà Nội 2011, tr. 257.
8 Nguyễn Hữu Đổng, Đổi mới mô hình "Đảng lãnh đạo Nhà nước" ở
nước ta hiện nay, trong cuốn sách "Chính trị học - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn (2007-2012)", Nxb CTQG, Hà Nội 2012, tr. 390.
9 Ngô Huy Đức, Công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản, Thông tin Chính
trị học số 1(44)/2010.

16


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................0
NỘI DUNG.....................................................................................................2
Chương I. Cơ sở lý luận của Văn hóa từ chức............................................2
1.1. Khái niệm Văn hóa từ chức..................................................................2
1.2. Những biểu hiện và cơ sở của Văn hóa từ chức...................................3
Chương II. Văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay.....................................5
2.1. Thực trạng Văn hóa từ chức.................................................................5
a. Những điểm sáng trong văn hóa từ chức................................................5
b. Những khoảng tối cần khắc phục............................................................8

2.1. Nhưỡng nguyên nhân và giải pháp cần thiết để xây dựng nền văn hóa
từ chức..........................................................................................................10
a. Nguyên nhân văn hóa từ chức ở nước ta kém phát triển....................10
b. Giải pháp cần thiết để xây dựng nền văn hóa từ chức.........................12
KẾT LUẬN..................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................17

.

17



×