Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

dàn ý cho bài văn lớp 4 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.17 KB, 31 trang )

LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
Cách làm
1. Mở bài gián tiếp: (3-4 dòng)
Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?)
2. Thân bài
a. Tả bao quát: (3-4 dòng): Hình dáng, kích thước, màu sắc
b. Tả chi tiết: (10 – 15 dòng): Tả các bộ phận của đồ vật (khoảng 3-5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3
câu)
c. Tả công dụng của đồ vật (5-10 dòng): từ 2-3 công dụng
d. Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó (3-4 dòng)
3. Kết bài mở rộng: (2-4 dòng)
Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình).

Đề mẫu:
Đề 1: Dàn ý Tả chiếc đồng hồ báo thức
I. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ nhà em (Ai mua? Vào lúc nào?)
- Nhân dịp đầu năm học mới
- Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức
II. Thân bài:
1) Tả bao quát: hình dáng, màu sắc, chất liệu
- Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây.
- Lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa
- Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên.
- Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng.
2) Tả chi tiết: mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, …..
- Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất ngộ nghĩnh.
- Có 12 chữ số màu trắng, viền đen
- Có bốn cây kim : kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức
- Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một
cách đều đặn.
- Phía sau có một cái hộp màu đen chứa bộ máy chính.


III. Kết bài:
- Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày.
- Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ
- Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.

Đề 2: Dàn ý tả chiếc cặp sách
I. Mở bài:
- Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.
II. Thân bài:
a) Tả bao quát chiếc cặp sách:
- Chiếc cặp có quai đeo
- Làm bằng vải da
- Hình khối hộp chữ nhật
- Màu xanh tươi và xanh thẫm
b) Tả chi tiết từng bộ phận:
- Nắp cặp và mặt trước:

1


+ Màu xanh tươi có hình trang trí.
+ Đường viền cặp màu vàng.
+ Khóa sáng loáng.
- Mặt sau cặp:
+ Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.
+ Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.
- Quai cặp:
+ Quai da den để xách.
+ Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.
- Các bộ phận bên trong:

+ Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.
+ Công dụng của từng ngăn,...
III. Kết bài:
- Tình cảm gắn bó với chiếc cặp.

Đề 3: Dàn ý tả chiếc bàn học
I. Mở bài: giới thiệu đồ dung học tập mà em định tả
II. Thân bài:
1. Tả bao quát chiếc bàn học
- Chiếc bàn có ghế liền
- Chiếc bàn học màu trắng
- Chiếc bàn có giá sách ở phía trên
- Bàn dài 1m và rộng 50cm
- Trông chiếc bàn rất đẹp
2. Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bàn học
- Mặt bàn:
+ Màu trắng
+ Nhẵn bóng
+ Có gắn hộp đựng bút hình con hưu cao cổ
- Hộc bàn:
+ Được đính kèm dưới mặt bàn
+ Có ngăn kéo ra kéo vào rất tiện lợi
+ Có núm cầm hình tròn
- Ghế:
+ Ghế được nối với bàn
+ Cố thanh gác chân
+ Màu trắng
+ hình vuông
- Giá sách:
+ Đính trên mặt bàn

+ Màu trắng
+ Có 10 hộc to nhỏ khác nhau với nhiều hình dạng khác nhau
- Bàn rất chắc chắn và tiện nghi
- Em thích để những đồ yêu thích của mình trên chiếc bàn
3. Công dụng của chiếc bài
- Ngồi học bài
- Để sách vở
- Dung để đặt các vật trang trí
- Giúp em rèn luyện viết chữ đẹp
- Giúp em rất nhiều trong học tập
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc bàn học
- Em rất thích chiếc bàn học của em

2


- Nhờ có bàn mà em học tốt hơn
- Em sẽ giữ gìn và bảo vệ cẩn thận chiếc bàn học.

Đề 4: Dàn ý Tả chiếc bút máy.
I. Mở bài
- Đúng vào dịp sinh nhật, em được tặng một cây bút máy.
- Cây bút đó rất tốt, em mới dùng khi vào học lớp ba.
II. Thân bài
a. Tả bao quát hình dáng bên ngoài
- Bút đặt trong một chiếc hộp nhựa trong.
- Hình dáng cây bút: dài và thon thon, trông rất xinh xắn.
b. Tả từng bộ phận
- Thân bút và nắp bút bằng nhựa, màu hồng... Cái cài bút màu vàng sáng loáng.
- Nắp bút đậy vừa khít vào thân bút.

- Mở nắp thấy rõ ngòi bút màu vàng; đầu ngòi tròn, chắc nịch.
- Cái lưỡi gà màu đen có những rãnh nhỏ, hơi vót nhọn phía đầu; nó nằm dưới ngòi bút.
- Ruột bút làm bằng một thứ nhựa tốt, nằm giữa hai mảnh sắt nhỏ như hình cái nhíp. Bên trong ruột
là một ống dẫn nước, bé như que tăm.
III. Kết luận
Tác dụng của chiếc bút và cách em giữ nó.
Ví dụ: Chiếc bút giúp em viết đẹp hơn trước. Vì vậy em bảo quản nó rất cẩn thận.

Đề 5: Dàn ý miêu tả hộp bút
I. Mở bài: giới thiệu hộp bút
II. Thân bài: tả hộp bút
1. Tả bao quát hộp bút
- Hộp bút được làm bằng vải
- Hộp bút màu hồng
- Hộp bút hình chữ nhật
- Hộp bút dài 20 cm, rộng 5cm và cao 4cm
- Bên ngoài hộp bút dược trang trí là hình con mèo kitty
2. Tả chi tiết từng bộ phận hộp bút
- Hộp bút có 2 ngăn, một ngăn đựng thước bút và một ngăn đựng vật nhỏ nhỏ như: tẩy, đồ gọt bút
chì,….
- Ngăn lớn có thể đựng được máy tính bỏ túi
- Khi mở hoặc đóng là hộp bút đều có khóa
- Hộp bút mở giống như một quyển sách
- Bên trong hộp bút là màu trắng, được làm từ vải mịn
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc hộp bút
- Đây là món quà ba mẹ tặng nên em rất trân trọng
- Em sẽ cố gắng học tập để không phụ lòng ba mẹ
Em sẽ giữ gìn cẩn thận và sạch sẽ hộp bút.

Đề 6: Dàn ý Tả cây bút chì

1. Mở bài:
+ Giới thiệu cái bút mà mình muốn tả:
+ Có trong trường hợp nào? (Sinh nhật lần thứ tám)
+ Ai tặng (Bạn của bố mẹ tặng).
2. Thân bài:
+ Tả bao quát chiếc bút (Hình dáng cái bút như thế nào? Màu gì? Dài độ bao nhiêu?)
+ Tả đặc điểm các bộ phận (Thân bút, nắp bút, ngòi bút, ruột bút)
+ Công dụng của cái bút.

3


3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về cây bút chì.

Đề 7: Dàn ý Tả quyển sách Tiếng Việt
I. Mở bài: Quyển sách Tiếng Việt 4, tập 1 là một trong những đồ dùng học tập rất cần thiết cho em.
Quyển sách được bố mua vào đầu năm học mới.
A: Tả bên ngoài:
Sách hình chữ nhật, khổ sách 17cm X 24 cm.

Bìa trước màu tím nhạt, có tranh vẽ năm bạn học sinh đang ngồi học, phía trên ghi tên sách,
phía dưới ghi tên Nhà Xuất bản.

Bìa sau màu trắng, có dán tem của Nhà Xuất bản Giáo dục.
B:Tảbêntrong
Giấy trắng tinh, cùng khổ giấy với tờ bìa, mỏng hơn giấy bìa, gồm 184 trang.

Kênh chữ to, rõ ràng.


Môn Tập đọc thường có kênh hình (tranh vẽ) minh họa.

Mạch kiến thức chia theo từng chủ điểm.

Mỗi tuần học: gồm 5 phân môn (Tập đọc, Luyện từ và câu; Chính tả; Tập làm văn, Kể
chuyện).

Có câu hỏi, luyện tập sau mỗi bài học.

Có hướng dẫn ôn tập giữa học kì và cuối học kì.

Cuối quyển sách là phần Mục lục.
III.Kếtbài
Quyển sách là nơi chứa đựng nguồn tri thức tiếng Việt.

Sách giúp em, học tập tốt, sách đồng hành với em trong suốt học kì.

Em hứa gìn giữ sách cẩn thận, không để rách bìa, quăn góc.

Đề 8: Dàn ý tả con gấu bông
I. Mở bài: giới thiệu con gấu bông em định tả
Trong tất cả đồ chơi của em là em thích con gấu bông hình Minion. Đây là con gấu bông em được
mẹ tặng vào dịp sinh nhật năm lớp 4. Đây là con gấu bông em thích nhất từ trước đến giờ mà em
có.
II. Thân bài: tả con câu bông
1. Tả bao quát con gấu bông
- Con gấu bông này cao 1m
- Nó to em ôm không xuể
- Nó có hai màu là vàng và xanh
- Nó mặc một chiếc quần dạng yếm

2. Tả chi tiết con gấu bông
a. Tả hình dáng con gấu bông
- Cái đầu con gấu bông to, nó không tròn lắm
- Nó dạng hình chữ nhật cong ở các góc
- Tay và chân của con gấu bông ngắn
- Thân trên của nó màu vàng
- Thân dưới mặc quần màu xanh dương
- Nó có đôi mắt nhỏ xíu, đeo đôi kính tròn và to thật to
- Miệng cười lộ vài cái rang trông rất dễ thương
b. Tả hoạt động của em với gấu bông
- Nó không thể đứng hoặc ngồi, chỉ khi em bế và giữ thì nó mới đứng được
- Hằng ngày em đều để nó ở đầu giường ngủ của mình
- Mỗi tối em đều ôm nó ngủ
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về con gấu bông của mình

4


- Em rất yêu con gấu bông này
- Em sẽ yêu thương, giữ gìn cẩn thận con gấu bông này.

Đề 9: Dàn ý miêu tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em:
I. Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?
- Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.
- Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
II. Thân bài:
- Tả bao quát:

Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.


Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.

Loại cặp có quai xách và dây mang.
- Tả từng bộ phận:

Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên.
Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.

Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật
vui tai.

Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.
Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:
+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
+ Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da
đen mềm và mịn.
III. Kết luận: Cảm nghĩ của em.
Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng
của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.

Đề 10: Dàn ý Tả bộ ấm chén:
a) Mở bài
- Giới thiệu về bộ ấm trà (bộ ấm trà uống nước hàng ngày của gia đình em).
+ Ai mua hoặc ai tặng? (mẹ em mua).
+ Mua hoặc tặng vào dịp nào? (mẹ đi siêu thị).
b) Thân bài
- Tả bao quát bộ ấm trà:
+ Hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu của cái ấm và những cái chén.
- Tả chi tiết: cấu tạo, chất liệu của cái ấm, nắp ấm, cấu tạo, chất liệu của những cái chén.
c) Kết bài

- Nêu công dụng của của bộ ấm trà.
- Cảm nghĩ của em đối với bộ ấm trà.

Lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật lớp 4, 5:
Cách làm:
1. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng)
Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này
vào lúc nào?)
2. Thân bài:
a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)
- Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.

5


- Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.
b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3
câu)
- Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.
- Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...
- Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.
3. Kết luận:
Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở
rộng) (3-4 dòng).

Đề mẫu:
Đề 1. Dàn bài miêu tả con gà trống:
1) Mở bài
- Nhà em có nuôi nhiều gà.
- Em thích nhất là chú gà trống thiến.

2) Thân bài
a) Hình dáng:
- Gà được nuôi bốn tháng tuổi, nặng gần ba kilogam.
- Bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.
- Mình gà to bằng bắp đùi người lớn.
- Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián.
- Đuôi dài, cong và có nhiều màu lông xen lẫn nhau.
- Cổ gà to bằng bắp tay của em, lông cổ màu đen biếc.
- Mào gà đỏ chót, luôn lắc lư.
- Đôi mắt như hai hạt tiêu.
- Mỏ khoằm, nhọn và cứng.
- Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.
b)Hoạt động, tính nết
- Gáy đúng giờ, tiếng gáy vang dài.
- Vỗ cánh và rướn cao cổ khi gáy.
- Có mồi thì tục tục kêu gà mái đến.
- Dũng cảm chống lại đối thủ.
3) Kết bài
- Gà trống rất có ích.
- Tiếng gáy của chú như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị cho ngày mới.
- Em rất yêu chú gà và không quên chăm sóc chú để chú mãi là con vật nuôi đáng yêu và có ích.

Đề 2. Dàn ý Tả con chó.
1. Mở bài: - Từ trước đến nay nhà em ít nuôi con vật nào trong nhà nhưng hôm nay lại xuất hiện con
chó lai này đó là món quà bà ngoại đã cho em nhân lúc em về quê ăn giỗ.
Hay: - Mỗi khi đi học về mọi mệt mỏi, nóng nực trong người được tan biến đi đó là nhờ con chó Mực
– người bạn thân thiết nhất của em.
2. Thân bài:
a) Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con chó.
- Con Mực nhập khẩu vào nhà em khi nó còn là một cậu bé nhỏ xíu, vậy mà giờ nó đã cao lớn rồi.

- Toàn thân nó được bao bọc bởi lớp áo màu đen hung.
- Nó nặng khoảng mười lăm ký lô gam.
- Cái đầu nó to như trái bưởi với hai cái tai lúc nào cũng cúp xuống, hai cái tai chỉ dựng đứng lên khi
nó đang hóng nghe ai nói chuyện mà thôi.
- Đôi mắt to màu nâu sẫm.
- Chiếc mũi lúc nào cũng ươn ướt, hít hít như muốn tìm kiếm vật gì vậy.

6


- Mõm chú to và dài, mỗi khi chú ngáp lộ rõ mấy cái răng nhọn hoắt, cái lưỡi màu hồng hay lè ra
ngoài.
b) Tả hoạt động của con chó.
- Mực rất khôn ngoan, mỗi khi em vui bảo nó nằm xuống, hay bắt tay là nó làm liền.
- Chú là loài vật rất thính, khách lạ hay quen vào nhà chú đều phân biệt được hết. Khách lạ thì chú
sủa những tràn dài như báo hiệu cho chủ biết, còn khách quen thì chú ngỏ ngoảy đuôi vui mừng
như là hiếu khách lắm vậy.
- Mực thường ngủ ngoài hiên nhà để trông coi nhà và đàn gà của mẹ. Không một tiếng động nhở
nào mà chú không phát hiện được cả. Dù ai trong gia đình em đi đâu thật xa, thật lâu không về
nhưng khi về đến cổng là con Mực đã nhảy ào ra mừng rỡ.
3. Kết bài: Người ta nói “Chó là loài vật trung thành với chủ nhất” quả không sai chút nào. Em yêu
con Mực như một người bạn thân của mình, nhất là những lúc ở nhà một mình Mực đúng là niềm
vui của em.

Đề 3. Dàn ý tả con mèo:
I. Mở bài
Nhà em có chuột, mẹ mua một con mèo, nay nó đã lớn.
II. Thân bài
a. Tả hình dáng
- Mèo dài gần hai gang tay, loại mèo tam thể: trắng, nâu, xám.

- Lông mèo dày và rất mượt.
- Đầu mèo tròn như cuộn len nhỏ tròn, thân thon thon.
- Chân cao, rắn rỏi: ngón chân ngắn có móng vuốt nhọn sắc.
- Mắt mèo xanh, tròn như hai hòn bi ve trong suốt.
- Mũi hồng hồng, nhỏ xíu; ria mép dài vươn về hai phía như những chiếc ăng-ten cực nhạy.
b. Tả hoạt động, tính nết
- Ban ngày mèo thường thong thả dạo chơi trong nhà, thỉnh thoảng nhảy nhót đùa giỡn, vồ đuổi
mấy chú gián.
- Khi ăn từ tốn, gọn gàng.
- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao
nhanh.
III. Kết luận
Con mèo nhà em rất dễ thương. Nó thường chạy đến chỗ em mỗi khi em đi học về.

Đề 4. Dàn ý tả con voi trong vườn thú:
1. Mở bài: Giới thiệu con voi ở trong vườn thú. Cuối tuần vừa rồi em đã được bố mẹ cho đến chơi
vườn bách thú. Tại đây có rất nhiều loài động vật khác nhau nhưng trong số đó em có ấn tượng
nhất với con voi.
2. Thân bài
1. Tả hình dáng
– Con voi được nhốt trong chuồng như thế nào: cái chuồng của voi khá lớn. Ở đó được thiết kế để
trông giống như một khu rừng tự nhiên, có cây cỏ, có hồ nước.
– Tả hình dáng, kích thước của con voi. Con voi to lớn như thế nào, cái vòi của voi to như con đỉa
khổng lồ, 4 cái chân như 4 cái cột đình, cái đuôi phe phẩy, hai cái tai như hai cái quạt,… Con voi có
nước da màu bùn đất.
– Con voi trưởng thành có 2 cái ngà màu trắng rất dài, nhọn và cứng.
– Da của voi hơi nhăn nheo chứ không được mềm mịn.
– Voi đi lại tuy có vẻ chậm chạp nhưng lại đầy dũng mãnh.
– Cái vòi của voi rất cứng cáp. Nhờ có cái vòi này mà chúng có thể làm được rất nhiều việc khác
nhau. Vòi voi cũng có thể được xem như một vũ khí lợi hại của voi.

– Đôi mắt của voi to và tròn.
2. Tả hoạt động
– Những bước đi của voi tuy có vẻ chậm chạp nhưng lại rất vững chắc.

7


– Cái vòi đưa qua đưa lại. Nhờ cái vòi này mà voi có thể làm được rất nhiều việc khác nhau như
uống nước, lấy thức ăn hay vẫy chào mọi người.
- Những con voi ở trong rạp xiếc còn biết làm một số trò như đi xe đạp, ném bóng,…
– Con voi phải ăn rất nhiều để đủ nuôi được thân hình to lớn của nó. Tuy nhiên thức ăn của voi chỉ
là các loại rau, củ, quả hay các loại cỏ.
– Voi thường hút nước bằng chiếc vòi của mình sau đó lại phun chúng lên người.
– Voi tiến lại gần vẫy chào và bắt tay những người đang xem chúng.
III. kết bài:
– Phát biểu cảm nghĩ của em về con voi. Em yêu quý con voi như thế nào.

Đề 5. Dàn ý tả đàn gà mái:
a) Mở bài
- Giới thiệu về đàn gà em sẽ tả: đàn gà của nhà em hay em quan sát được ở một nơi nào đó? (đàn
gà nhà cô Khải, hàng xóm của gia đình em).
+ Em quan sát được khi nào? (khi em đi học về).
+ Ở đâu? (đàn gà đang kiếm ăn ở vườn nhà cô Khải).
b) Thân bài
- Tả hình dáng của gà mẹ và gà con: Gà mẹ có bộ lông màu mơ rất đẹp. Mỗi chú gà con trông giống
như một hòn tơ nhỏ.
- Tả hoạt động của đàn gà.
c) Kết bài
- Cảm nghĩ của em khi quan sát và tả đàn gà? (xúc động, có những hoạt động góp phần bảo vệ các
loài vật).


Đề 6. Dàn ý tả con lợn:
I. Mở bài: giới thiệu con vật mà em yêu thích
Ví dụ:
Hè vừa rồi em được ba mẹ cho về quê ngoại chơi. Nhà ngoại em ở dưới quê, ở quê rất vui và thú
vị. nhà ngoại em trống rất nhiều loại trái cây, nào bưởi, xoài, mận, ổi, cam,…. Nhà ngoại em còn
nuôi rất nhiều con vật như: chó, heo, gà, vịt,…. Một con vật mà em rất thích đó là con heo, con heo
rất dễ thương.
II. Thân bài: tả con vật mà em yêu thích
1. Tả hình dáng con vật mà em yêu thích:
Con heo nhà ngoại em thân hình ủn ỉn, mũm mỉm rất dễ thương
Con heo có lông dày, lông của nó màu trắng và cứng
Heo có hai tai, hai lỗ tai rất to
Con heo có cái mũi rất to
Miệng của con heo rất rộng
Con heo có bốn cái chân, mỗi cái chân của nó ngắn nhưng rất to
Thân hình con heo dài
Nó có cái đuôi ngắn cũn nhưng rất dễ thương
2. Tả hoạt động của con heo
Con heo ăn cám
Con heo ăn bằng cách liếm
Con heo hay kêu ủn ỉn ủn ỉn
Heo đi rất dễ thương, giống như rất khó khắn
Con lúc nào cũng ăn rồi ngủ, ngủ rồi ăn
3. Tả tính nết con heo
Heo thích ăn cám
Con heo thích ăn và ngủ
Con heo rất lười biếng
Con heo thích ngửi ngửi mỗi khi ai lại gần
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về con vật mà em yêu thích.


8


Đề 7. Dàn ý Tả con gà mái:
a. Mở bài:
– Con gà này em thấy ở đâu? (Nhà em nuôi, của nhà hàng xóm, đi chơi nhìn thấy,…).
– Độ lớn của nó? (Bao nhiêu tháng tuổi?)
b. Thân bài:
• Tả bao quát:
– Nhìn con gà với độ tuổi ấy hãy so sánh với hình ảnh nào đó (như cô thiếu nữ mới lớn rất điệu đà).
– Nó nặng khoảng:…
– Màu lông: Bộ lông màu nâu mượt mà.
• Tả đến chi tiết:
– Đầu: tròn, có mào.
– Mỏ: màu nâu vàng, cứng, hơi khoằm.
– Đôi mắt: nhỏ xíu, tròn như hạt đỗ.
– Cánh úp sát vào thân.
– Chân, ngón chân, móng,…
• Hoạt động của con gà:
– Khi tìm thức ăn: lấy chân bới đất tìm giun, khi ăn hay kêu “tục tục” như mời bạn trước khi thưởng
thức.
– Khi đẻ trứng: kêu to “cục ta… cục tác…” báo hiệu cho em đến lấy trứng
– Các hoạt động khác cùng đàn gà.
c. Kết bài:
– Nêu tình cảm của em đối với con gà.
– Nêu lợi ích của con gà đối với bản thân em hoặc đối với mọi người.

Đề 8. Dàn ý tả con khỉ:
a) Mở bài

– Em đã được nhìn thấy những chú khỉ rất nhiều lần trên ti vi, trên báo và ảnh chụp,
– Nhưng tuân trước, khi được nhà trường tổ chức cho đi dã ngoại ở vườn thú Thủ Lệ, em mới được
dịp tận mắt quan sát những chú khỉ ngộ nghĩnh. Có một chú khỉ nhỏ xinh xắn ở gần bên ngoài nên
em quan sát được rõ nhất.
b) Thân bài
* Tả chi tiết về hình dáng của chú khỉ
– Chú khỉ mà em quan sát được không phải là con khỉ to nhất đàn những nó có có một vẻ rất đáng
yêu.
– Chú ta to gần bằng cái nồi cơm điện ở nhà em. Bộ lông màu vàng xám, rất mượt, phần lông ở
bụng thì màu trắng hơi xám.
– Đầu chú ta tròn, to bằng quả bưởi. Khuôn một chú ta nhìn hao hao giống khuôn mặt của con
người,
– Cái trán dô ra đằng trước, hai bên má có nhiều lông bờm xờm. Ánh mắt chúa ta nhìn mọi người
rất bạo dạn mà không hề sợ hãi.
– Hai tay của khỉ dài qua cả đầu gối. Mỗi bàn tay khỉ có năm ngón rất dài, nhìn gần giống bàn tay
người, bàn tay có nhiều vết chai màu đen xám. Nó bám vào các cành cây và thành sắt trên chuồng
để leo trèo dễ dàng, Khi cầm nắm thức ăn cũng rất chắc.
– Hai chân khỉ ngắn hơn, mỗi bàn tay, bàn chân đều có móng dài và cứng,
– Mông khỉ màu đỏ, có lẽ vì thế mà nó được các nhà khoa học đột tên là loài Khỉ đít đỏ.
– Cái đuôi của chú khỉ rất dài, lúc chạy nhảy thì đuôi duỗi ra mềm mại, Lúc ngồi thì cuộn lại. 
* Tả hoạt động của con khỉ
– Em quan sát thấy cả bầy khỉ rất náo nhiệt, chúng nô đùa với nhau rất vui vẻ và nhiệt tình. Chú khỉ
em quan sát thấy thì không ngừng chuyền cành, đu dây và trèo ra lan can xin mọi người thức ăn.
– Khi có người đưa thức ăn qua song sắt, chú ta thích chí và xòe tay ra cầm rất điệu nghệ, đưa lên
mồm ăn ngon lành.
c) Kết bài

9



– Qua quan sát, em như hiểu rõ hơn về hình dáng, hoạt động và thói quen sinh hoạt của loài khỉ.
– Em còn biết khỉ rất thông minh, khỉ còn biết làm xiếc đặc biệt biết làm bẫy cá và đi xe đạp
– Em sẽ luôn làm theo lời cô giáo dặn là phải tích cực bảo vệ các loài động vật hoang dã.

Đề 9. Dàn ý tả con trâu:
Mở bài
- Giới thiệu về con trâu mà em tả: Con trâu của gia đình em nuôi hay con trâu mà em có dịp nhìn
thấy ngoài đồng.
Thân bài
- Tả về ngoại hình bên ngoài của con trâu:
+ Là một chú trâu đực có lớp da dày màu đen bóng trông rất lực lưỡng và hung tợn
+ Nổi bật trên khuôn mặt con trâu là 2 cái sừng dài cong vút.
+ Hai lỗ tai to bè như cánh quạt lâu lâu lại phe phẩy xua đuổi lũ ruồi vo ve trước mặt.
+ Đôi mắt của con trâu đen láy tròn xoe rất dễ thương
+ Miệng con trâu rất to và nó liên tục nhồm nhoàm nhai cỏ. Và con trâu nó không có hàm răng trên
nên mỗi lần nó ăn cỏ là lại thè chiếc lưỡi to bè ra liếm lấy bụi cỏ tạo nên âm thanh bục bục
+ Hai lỗ mũi con trâu cũng to và liên tục thở phì phò phì phò
+ Bốn chân của con trâu cao và to gần bằng cột nhà
+ Phía sau là cái đuôi dài có dính một ít lông, và chiếc đuôi phẩy qua phẩy lại 2 bên mình liên tục để
đuổi bầy ruồi.
- Tả về hành động của con trâu
+ Là con trâu đực nên nó khá hung dữ, người lạ đến đụng vào người nó là quay đầu lại và khịt khịt
mũi rất đáng sợ.
+ Đang gặm cỏ nhưng chốc chốc nó lại ngẫng đầu lên như đang quan sát có ai đến quấy rầy nó
không.
+ Khi phát hiện có con trâu đực khác đi lại gần là nó gầm lên Ọ Ọ Ọ và giương cặp sừng lên cảnh
báo không cho lại gần.
+ Mỗi ngày con trâu này giúp ích cho gia đình em rất nhiều, nó kéo xe chở đất, chở phân và cày
ruộng rất khỏe.
+ Khi nào ba em đeo xe vào cho nó kéo là em leo lên ngồi trên lưng nó cảm giác rất tuyệt như đang

cởi ngựa trong mấy bộ phim trên tivi
+ Vào thời gian gặt lúa mùa hè con trâu làm việc rất vất vả, nó liên tục phải chở lúa gặt ngoài đồng
về cho nhà em rồi những nhà hàng xóm thuê. Nên vào buổi tối nó được ba em cho ăn rất nhiều và
còn tắm cho nó nữa.

10


Kết bài
- Em rất yêu quý con trâu này, hàng ngày em đều đi với nó như một người bạn thân thiết. Và ba em
cũng thường hay nói Con trâu là đầu cơ nghiệp nên cả nhà em rất quan tâm chăm sóc nó.

Đề 10. Dàn ý Tả con thỏ:
1. Mở bài
- Giới thiệu về con thỏ trắng em định tả: của nhà em, của nhà người thân, hàng xóm, ở ngoài
đường, trong vườn thú và hoàn cảnh nhìn thấy con thỏ.
2. Thân bài
a. Tả con thỏ
* Hình dáng:
+ Chân: có 4 chân, sức bật cao.
+ Tai: có đôi tai dài, to
+ Mắt: to, tròn, có nhiều màu hồng, màu đen
+ Miệng: nhỏ, có ria mép, răng cửa phát triển.
+ Lông: nhiều màu (trắng, nâu, xám, đen...) phủ toàn thân, mềm mại như bông.
* Đặc điểm sinh sống/sinh hoạt
+ Thức ăn: Rau xanh, củ, quả, cơm...
+ Đặc tính: Có thể nhảy cao, nhảy xa, chạy nhanh thoăn thoắt...
b. Nêu lợi ích của con thỏ
+ Thỏ có thể được nuôi làm thú cưng trong nhà, mang lại niềm vui cho con người.
+ Hình dáng đáng yêu, hiền lành của thỏ khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận (nhiếp ảnh, hội

họa, thơ ca, văn học,...).
3. Kết bài
- Nêu tình cảm của em với chú thỏ (yêu quý chú thỏ, chăm sóc, cho ăn, cho uống nước để chú thỏ
mau lớn, ngày càng xinh đẹp...).

Lập dàn ý miêu tả cây( ăn quả, bóng mát...)
Cách làm:
I: Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phân:
1. Mở bài: giới thiệu cây định tả.
2. Thân bài:
a) Tả bao quát hình ảnh của cây.
b) Tả từng bộ phận của cây (hoặc tả từng thời kì phát triển của cây)
3. Kết bài:
- Nêu ích lợi của cây. Tình cảm của em đối với cây.
- Ấn tượng của cây đối với mọi người.

II:Dàn ý tả bài văn cây cổ thụ:
a ) Mở bài: Giới thiệu về cây cổ thụ
+ Em thấy nó ở đâu?
+ Nó là cây gì? (phượng vĩ, đa,... )
b ) Thân bài: tả bao quát đến chi tiết
+ Nhìn xa, trông cây như thế nào? (to, cao, lớn,... )

11


+ Cây khoảng bao nhiêu tuổi?
+ Thân, lá, hoa có màu gì?
+ Rễ như thế nào? (uốn lượn, ngoằn nghèo,... )
+ Cành cây như thế nào? (vươn lên, tỏa nhiều cành)

+ Hoa như thế nào? (màu đỏ, vàng, đẹp, 5, 6 cánh)
+ Cây được dùng để làm gì? (làm cảnh, tạo bóng mát,... )
+ Kỉ niệm của em với cây?
c ) Kết bài: Nêu cảm nghĩ.

Đề 1: Dàn ý tả cây phượng.
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Cây hoa phượng được trồng ở đâu? Từ bao giờ?
2. Thân bài:
* Tả cây phượng:
- Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng của nó ra sao?
- Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... như thế nào?
- Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm? Màu sắc của cánh hoa, nhuỵ hoa?
- Cây phượng gắn bó với đời học sinh ra sao?
3. Kết bài:
* Tình cảm của em đối với cây hoa phượng:
- Yêu mến, gắn bó, xem cây phượng như người bạn thân thiết.

Đề 2: Dàn ý tả cây bàng:
1. Mở bài:.
Giời thiệu cây bàng: quang cảnh sân trường
- Sân trường em có rộng không? Trồng những cây gì?
- Cây bàng nằm ở đâu?
Nó ở đó bao lâu rồi?
2. Thân bài:
a. Miêu tả bao quát cây bàng
- Cao cao bao nhiều, tán lá có rộng không?
- Thân cây có sần sùi không?
b. Miêu tả cây bàng trong 4 mùa

+ Mùa hè
- Bàng lặng lẽ, khoe những chiếc lá to tròn, đợi chờ học sinh đến
+ Mùa thu
- Lá dần chuyển dần màu đỏ, học trò thích nhặt những là bàng,....
+ Mùa đông
- Lá bàng rụng, chỉ còn lại thân cây
+ Mùa xuân
- Nhưng chồi non mới mọc xinh xinh, lá xanh nõn,...
3. Kết bài: Kỉ niệm với cây bang.

Đề 3: Dàn ý tả cây đa đầu làng:
a) Mở bài
- Giới thiệu về cây đa em sẽ tả: (cây đa ở quê nội em).
+ Ai trồng? (cây có từ lâu đời).
+ Trồng ở đâu? (ở đầu làng).
b) Thân bài
- Tả gốc cây: Gốc cây sần sùi, rễ uốn lượn như những con trăn nhỏ.
- Cành cây: Cây có rất nhiều cành toả ra các phía.

12


- Tả lá: Lá xum xuê.
c) Kết bài
- Nêu tác dụng của của cây đa (cây cho bóng mát).
Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: thích cây đa vì cây đa mang vẻ đẹp cổ kính, mùa hè là nơi nghỉ
mát cho bà con nông dân, là nơi chúng em vui đùa.

Đề 4: Dàn ý Tả cây ăn quả - Cây xoài.
I. Mở bài: giới thiệu cây xoài

Từ nhỏ, tôi đã sống với ông nội, ông có một khu vườn rất rộng lớn và xinh đẹp. Ông luôn chăm sóc
ân cần và chu đáo cho khu vườn của mình. Nhưng từ khi ông mất, thì tôi thay ông chăm sóc khu
vườn, niềm vui khi còn sống của ông. Việc chăm sóc khu vườn không phải là trách nhiệm của tôi
mà là lòng yêu thương ông và mến tình yêu thương với thiên nhiên của ông. Khu vườn như một
phần tuổi thơ của tôi, gắn bó suốt tuổi thơ tôi. Điều tôi thích nhất ở khu vườn đó là cây xoài.
II. Thân bài: tả cây xoài
1. Tả bao quát cây xoài:
- Cây xoài cao 4m
- Cây xoài có nhiều lá và che mát cả khu vườn
- Cây xoài to và nhiều tuổi, cây xoài có từ khi ông tạo ra khu vườn.
2. Tả chi tiết cây xoài:
- Thân cây xoài to, vừa một cái ôm của người lớn; thân xây xù xì và dày
- Gốc cây lồi lên mặt đất thành những đường dài giống như những con rắn
- Rễ cây đâm sâu dưới đất
- Cành cây được tỏa ra từ thân cây, có rất nhiều cành cây, mỗi cành cây lớn chia ra làm những cành
cây nhỏ
- Tán lá rộng bao phủ cả một khu vực rộng lớn
- Quả xoài mọc ra xum xuê, khi sống quả xoài màu xanh, khi chín màu vàng
- Quả xoài rất chua, quả xoài giống hệt một chiếc lá
- Khi quả xoài chin thì có những con chim và dơi đến rất nhiều.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây xoài
- Kỉ niệm của em gắn với cây xoài
- Nêu lợi ích của cây xoài
- Em sẽ chăm sóc cây xoài như thế nào?

Đề 5: Dàn ý miêu tả cây ăn quả quen thuộc- Tả cây nhãn.
I. Mở bài: Giới thiệu cây nhãn.
- Vườn nhà ngoại trồng thật nhiều nhãn.
- Những cây nhãn này đã được 10 tuổi.
II. Thân bài:

Tả cây nhãn theo thời kì
- Mùa xuân, nhãn ra lá xanh um, bóng lưỡng.
- Dáng cong nghiêng, uốn lượn của thân như khoe dáng sắc của cây trong thời kì phát triển.
- Hè về, từng chùm hoa vàng ươm, li ti đậu kín vòm cây.
- Chim chóc, ong bướm rủ nhau đến thưởng thức hương sắc của hoa.
- Chớm thu, vô số quả nhãn kết chùm treo lủng lẳng, trĩu cành kín cả cây.
- Vài tuần sau, quả nhãn từ xanh non chuyển sang nâu đất.
- Từ trong vườn, hương thơm ngọt lan tỏa cả một vùng.
III: Kết bài
- Quả nhãn ngọt và thơm.
- Mỗi khi đến mùa nhân, em đều nhớ về ngoại.

Đề 6:dàn ý miêu tả cây ăn quả quen thuộc - Tả cây bưởi.
1. Mở bài

13


Các em giới thiệu cây bưởi nhà em.
Cây bưởi do nhà em trồng đã được 5 năm, cây rất sai quả.
2. Thân bài
– Cây bưởi là loại cây ăn quả rất ngon và dinh dưỡng.
– Cây bưởi cao chừng 3 mét.
– Thân cây chia ra nhiều nhanh và khẳng khiu.
– Lá bưởi màu xanh, hơi nhọn.
– Lá già xanh sẫm, hình bầu dục.
– Tới mùa ra hoa hoa bưởi trắng, năm cánh mịn, uốn cong xuống dưới.
– Hương hoa bưởi sớm phảng phất, thoang thoảng.
– Quả bưởi vỏ ngoài màu xanh, sờ vào nhám tay.
– Múi bưởi mọng nước, ăn vào ngọt.

– Vỏ bưởi có nhiều công dụng trị bệnh.
– Hoa bưởi còn dùng làm dầu gội đầu.
3. Kết bài
– Bưởi là cây ăn quả có nhiều lợi ích kinh tế.
– Nhiều nơi có thể dùng loại cây này để phát triển kinh tế rất tốt.

ĐỀ 7: Dàn ý miêu tả cây ăn quả - Cây đu đủ
a. Mở bài
- Giới thiệu cây đu đủ nhà em: em thích nhất là cây đu đủ bởi trông nó rất đặc biệt, khác hẳn với
những cây còn lại
b. Thân bài miêu tả cây đu đủ nhà em
- Miêu tả hình dáng: Cây đu đủ không cao lắm, chỉ chừng khoảng 2 mét, thân cây bằng bắp chân
người lớn
- Miêu tả thân cây: thân cây có màu xanh đục rồi trên cùng là ngọn cây
- Miêu tả lá cây: lá đu đủ rất to, chúng xòe ra, trông không khác gì một cánh tay đang cầm chiếc ô
nhỏ màu xanh
- Miêu tả hoa và quả đu đủ: hoa đu đủ màu trắng, cánh cứng trông rất thanh khiết. Quả đu đủ có
hình trụ như cái ấm tích nhưng lại thon ở phần cuống và nhọn ở đít quả
c. Kết bài
Cảm nhận của em về cây đu đủ: Em rất thích cây đu đủ cũng như thích được ăn quả của nó, chính
vì vậy mà em nhận về mình nhiệm vụ chăm sóc cây đu đủ ấy.

Đề 8: Dàn ý Tả cây ăn quả - Cây thanh long:
1. Mở bài: giới thiệu cây thanh long đang ra quả (Cây được trồng ở đâu, do ai trồng?)
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Thanh long là cây thân leo, thân cây phải bò lên một dàn hoặc trụ.
- Thân cây xanh biếc, có góc cạnh tựa cây xương rồng.
b. Tả chi tiết:
- Gốc thanh long: màu xanh đậm, sậm màu hơn thân leo, chỉ to hơn thân leo chút đỉnh.

- Thân thanh long: thân có ba khía và có gai như thân cây xương rồng, mỗi gai là một "đốt".
- Thanh long có thể leo lên các cây hàng rào hoặc leo quanh một trụ cao.
- Tại mỗi "đốt mắt", nơi nào mập mạp, cây đủ dinh dưỡng sẽ cho nụ hoa to, màu trắng xanh như
búp sen nhọn.
- Hoa nở bung cánh màu vàng nhạt phớt xanh, xòe như đuôi rồng (nên có tên là thanh long), lác đác
trên thân cây dăm bảy quả xanh mướt còn bé đeo cái hoa đuôi rồng như thế.
- Trên cây, dăm bảy quả trổ ra từ đợt trước già dặn hơn đã có màu xanh ẩn đo đỏ. Quả thanh long
tròn trĩnh, có tua rua hoa, chung quanh có vẩy như vẩy rồng, quả có da trơn, bóng láng chuyển dần
sang màu hồng đào là quả chín. Quả thanh long chín da đỏ bóng nhưng vẩy của quả vẫn xanh.
c. Chăm sóc thanh long:
- Tưới nước, ủ ấm cho gốc.

14


- Thanh long hướng ánh sáng vì vậy người trồng (bố, mẹ, ông bà hoặc người chăm sóc) luôn giữ
cho gốc và cây thanh long được phủ ánh mặt trời.
- Dùng giấy bao quả thanh long khi quả còn màu xanh hơi phớt hồng để giữ cho thanh long chín già,
quả tròn mà không bị chim chóc mổ ăn, kiến đục phá.
d. Quả thanh long:
- Bổ quả ra thịt thanh long màu trắng có hạt bé li ti như hạt mè, ăn ngọt và mát. (còn có giống thanh
long thịt đỏ, hạt đen.)
3. Kết bài:
- Nêu cảm xúc của em về hình dáng rất đẹp của quả thanh long.
- Nêu giá trị của cây thanh long trong nền kinh tế nông nghiệp (cây cho năng suất, quả đẹp. ngon,
có thể xuất khẩu sang nhiều nước để đổi ngoại tệ.)

Đề 9: Dàn ý tả cây hoa đào ngày Tết
a) Mở bài
- Tết đến xuân về, trăm hoa lại đua nhau khoe sác rực rỡ. Ngày Tết ở nhà em, năm nào ba mẹ cũng

dành ra một buổi để cả nhà đi chợ hoa mua cành đào tết thật đẹp để về trang trí nhà cửa đón Tết.
- Năm nay cũng vậy, giữa một rừng hoa đào hồng thắm đang rung rinh trong gió, nhà em chọn một
cây đào thật đẹp để mang về.
b) Thân bài
* Tả cây hoa đào
- Cây đào này được cắt tỉa rất gọn gàng và đẹp mát. Cây có hình nhọn như một chiếc tháp,
- Cây đào cao chừng một mét rưỡi, được bố em trồng trong một chiếc chậu sành rất lớn.
- Gốc cây không to lắm, thân cây to chừng cỡ cổ tay người lớn, được uốn lượn sóng. 
- Cây đào nhiều cành nhỏ, mỗi cành lại đâm dài ra rồi vút cao lên theo ngọn. Lá đào thưa, cả cây
hoa chắc chỉ có ít lộc non đang nhú.
* Tả vẻ đẹp của hoa đào
- Cây đào này có rất nhiều nụ hoa to. Nụ hoa mọc đây cành cây như những đốm lửa đỏ đậu trên
cành.
- Hoa đào bung nở rất đẹp, màu hoa đỏ thắm, đài hoa bé xinh nâng đỡ lấy những cánh hoa mảnh
mai, mềm mọi. Nhị hoa màu vàng ở giữa bông.
- Hương hoa đào rất thơm, mồi khi đứng gần cây, em lại ngửi thấy mùi hương quyến rũ của nó.
* Tác dụng của cây hoa đào ngày Tết
- Có cây đào để trang trí dường như Tết đã về với gia đình em. Ngôi nhà thêm đẹp đẽ và ấm cúng
hơn. Cây đào tượng trưng cho mong ước một năm nhiều tài lộc.
- Hoa đào vừa thơm vừa đẹp, em nghe ông nội em nói hoa đào còn dùng để ướp trà rất tuyệt.
c) Kết bài
- Cây đào Tết của nhà em đã mang lại sắc xuân cho cả gia đình, nó như muốn hứa hẹn một cái tết
thật đẹp đẽ và yên vui.
- Em sẽ làm theo lời bố dặn khi chăm sóc cây hoa đào để nó có thể nở hoa thật đẹp và thật lâu.

Đề 10: Dàn ý tả cây hoa. Đề bài: Hãy tả một loại cây hoa
1. Mở bài: Giới thiệu (hoặc tả bao quát) cây hoa do em chọn tả (VD: Cây gì, trồng ở đâu, từ bao giờ
(nếu biết)? …)
2. Thân bài:
Thoạt nhìn có gì nổi bật?

Tả từng bộ phận của cây: VD: Rễ cây, gốc cây, vỏ cây, thân cây thế nào? Cành cây, chiếc lá ra sao
(màu sắc, hình dáng, đặc điểm ,…)? Khi trời nắng, cây thế nào? Khi trời mưa cây ra sao?...
Tả hoa: hoa có màu gì, đài hoa, cánh hoa, nhuỵ hoa, hương thơm (nếu có…)
Có thể miêu tả một vài yếu tố liên quan đến cây (VD: gió, chim chóc, ong, bướm…)
3. Kết bài: Nêu ích lợi của cây hoặc cảm nghĩ của em về những nét đẹp, vẻ độc đáo của cây; liên
tưởng đến sự việc hay kỉ niệm của em gắn với cây.

15


Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện
Phương pháp thực hiện một bài văn TLV kể chuyện:
Bước 1: Đọc kĩ đề, phân tích yêu cầu đề bài.
- Đọc kĩ đề bài, gạch dưới mệnh lệnh đề ra (là các từ: kể, viết tiếp, hãy tưởng tượng và kể, thay lời
nhân vật, đóng vai, phát triển...); xác định vị trí nhân xưng khi kể chuyện.
Mệnh lệnh đề bài giúp các em nhận dạng hình thức kể chuyện thuộc dạng nào: văn kể chuyện cơ
bản hay văn kể chuyện sáng tạo.
- Ở văn kể chuyện cơ bản: các em là người dẫn chuyện.
- Ở văn kể chuyện sáng tạo: các em có thể là nhân vật trong truyện, kể chuyện theo lời kể của một
trong các nhân vật trong truyện, các em xây dựng cốt truyện riêng theo cốt truyện cơ bản kết hợp
với trí tưởng tượng của chính các em.
Việc phân biệt được dạng văn nào rất quan trọng vì các em sẽ thực hiện bài viết của mình đúng vị
trí nhân xưng dẫn chuyện theo đề bài yêu cầu.
Bước 2: Nắm vững nội dung câu chuyện kể
- Câu chuyện kể thuộc loại gì? (Truyện cổ tích, truyện theo chủ đề, truyện đã nghe thầy cô giáo kể,
truyện trong chương trình học...).
Các em tìm đọc nội dung truyện kể đó.
- Nội dung câu chuyện sắp kể có thể được thể hiện bằng một đoạn kịch, một bài thơ. Các em phải
nắm vững nội dung đoạn kịch, bài thơ đó.
- Câu chuyện sắp kể là một chuyện thực tế (các em chứng kiến hay tham gia).

Các em ghi lại diễn biến các sự việc đã xảy ra theo trình tự thời gian hoặc không gian.
Bước 3: Lập bàn bài chi tiết.
Dựa vào dàn bài cơ bản văn kể chuyện, lập bàn bài chi tiết theo đề bài cho:
- Mở đầu câu chuyện: nơi chốn, thời gian xảy ra câu chuyện. Giới thiệu nhân vật chính của truyện.
- Diễn biến câu chuyện:
Thứ tự thời gian Nhân vật Sự việc
Ghi theo câu chuyện Ghi từng nhân vật Ghi từng sự việc
- Kết thúc câu chuyện: kết quả các sự việc diễn ra như thế nào? Nêu nhận định, cảm xúc của em về
câu chuyện.
Bước 4: Trình bày bài viết.
- Mở đầu (mở đầu câu chuyện): vận dụng mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp để giới thiệu câu
chuyện định kể.
- Thân bài (diễn biến câu chuyện): kể lại câu chuyện theo diễn biến câu chuyện, các tình tiết của
truyện theo trình tự không gian hoặc thời gian.
- Kết luận (kết thúc câu chuyện): vận dụng kết bài mở rộng hoặc kết bài không mở rộng để kết thúc
bài văn.
Lưu ý quan trọng:
Các em cần phân biệt môn kể chuyện với tập làm văn kể chuyện.

Đề mẫu
Đề 1. Dàn ý kể về một kỷ niệm khó quên về tình bạn:
I. Mở bài
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ
- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

16


II. Thân bài
1. Miêu tả sơ vài nết về người bạn đó:

- Hình dạng
- Tuổi tác
- Đặc điểm mà bạn ấn tượng
- Tính cách và cách cư xử của người đó
2. Giới thiệu kỉ niệm
- Đây là kỉ niệm buồn hay vui
- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào
3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Kỉ niệm đó liên quan đến ai
- Người đó như thế nào?
4. Diễn biến của câu chuyện
- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
5. Kết thúc câu chuyện
- Câu chuyện kết thúc như thế nào
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.
III. Kết bài
Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. Nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ
không bao giờ quên kỉ niệm này.

Đề 2.Kể chuyện về đề tài thật thà trung thực trong cuộc sống :
Hôm ấy, em đi chợ mua rau cho mẹ. Hàng cô Loan là hàng rau lớn nhất chợ Hạnh Thông Tây. Cô Loan
bán rau củ cả giá bán lẻ và bán buôn nên rất đông khách hàng.
Em chào cô Loan rồi đưa tờ giấy ghi các món rau để cô lựa rau cho mẹ. Một vài món rau em biết chọn,
em tự lựa và để vào túi ni-lông chờ cô tính tiền. Em mua không nhiều, chỉ độ hơn hai mươi ngàn tiền rau.
Em đưa cô Loan tờ giấy bạc năm mươi nghìn. Cô Loan đếm tiền trả lại. Ơ hay, cô trả lại cho em những
hai trăm mười tám ngàn đồng. Có lẽ tờ giấy bạc hai trăm nghìn có màu hơi giống tờ giấy bạc mười nghìn
đồng nên cô Loan nhầm lẫn. Em lễ phép thưa:
- Thưa cô, cô trả lại tiền cho cháu nhầm rồi. Cháu chỉ đưa cho cô năm mươi nghìn mà!

Cô Loan cầm số tiền em đưa lại, rối rít:
- May quá, cô cảm ơn con nghen. Con thật thà đáng khen lắm!
Cô Loan trả lại đúng tiền cho em, em vui vẻ ra về.
Trên đường về nhà, lòng em lâng lâng vui lạ. Em vui sướng vì mình đã thật thà không tham lam số tiền
cô Loan trả nhầm. Hôm đó, mẹ rất vui khi nghe em thuật lại chuyện.

Đề 3. Kể về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè , người thân:
I. Mở bài: giơi thiệu câu chuyện về ước mơ của em
Trong mỗi người chúng ta ai cũng có hoài bão, ước mơ cho riêng mình. đối với tôi cũng vậy, tôi luôn có
một ước mơ ấp ủ cho riêng mình. ước mơ của tôi là được trở thành (...muốn làm cô giáo, bác sỹ ,kĩ
sư.....). Đó là ước mơ ấp ủ từ nhỏ của tôi.
II. Thân bài: kể câu chuyện về ước mơ
1. Giới thiệu ước mơ là gi?
- Ước mơ là điều tốt đẹp, điều mong ước của chúng ta vào tương lai
- Ước mơ phải trải qua gian khổ, khó khan thì mới có thể đạt được
- Ước mơ thể hiện niềm tin của con người, niềm mong chờ tương lai
2. Nêu nguồn động lực tạo nên ước mơ của em:
- vì sao em muốn thực hiện ước mơ đó?
- em đã được nhìn thấy hay biết gì về công việc, ước mơ của mình trong tương lai
- tương lai em muốn trở thành một người như thế nào?
- Em quyết định sẽ trở thành (cô giáo, bác sỹ ,hoặc ......tùy theo ước mơ của e)
- Đó là ước mơ của em.
3. Suy nghĩ về ước mơ của em

17


- Em cảm thấy ước mơ của mình rất ý nghĩa’
- Cả nhà đều ủng hộ em thực hiện ước mơ của mình
- Gia đình luôn tạo mọi điều kiện cho em học tập để thực hiện ước mơ của mình

- Em rất yêu ước mơ, e sẽ cố gắng để thực hiện ước mơp của mình
III. Kết bài:
- Em thấy ước mơ của mình là một ước mơ chính đáng
- Em sẽ thực hiện ước mơ đế thả mãn mong mỏi của bản thân và không phụ lòng gia đình, bạn bè.

Lập dàn ý bài văn tả cảnh
Cách làm:
Dàn ý chi tiết cho một bài văn tả cảnh
1.Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.
- Em tả cảnh gì, ở đâu? Em nhìn thấy cảnh vào dịp nào? Vào thời gian nào?
2.Thân bài: Tả những nét nổi bật của cảnh vật.
a) Tả bao quát toàn cảnh:
- Tả những nét chung.
b) Tả chi tiết:
- Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
- Tả theo trình tự từng bộ phận của cảnh:
+ Từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa.
+ Từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao.
+ Tả hoạt động của con người hoặc động vật có liên quan đến cảnh.
3. Kết bài: Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh đã tả.

Đề mẫu:
1 .Dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường của em
I. Mở bài:
- Giới thiệu về trường em.
Trường Tiểu học Hòa Bình là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ.
II. Thân bài
a. Nhìn từ xa
- Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.
- Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt.

b. Đến ần
- Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.
- Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.
- Tường thành xây cao chừng hai mét.
c. Vào trong
- Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.
- Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.
- Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.
- Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.
- Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.
- Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh đậm.
- Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.
- Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.
- Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.

18


- Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.
- Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng.
III. Kết bài
- Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.
- Em rất yêu trường yêu lớp.
- Mong rằng ngôi trường em mỗi ngày một khang trang và tươi đẹp.

2.Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa rào
1. Mở bài: Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa:
- Trời nắng kéo dài. Không khí oi bức. Cây cối như muốn khô héo.
- Bỗng có gió thổi mạnh, mát rượi. Mây xám đục đuổi nhau trên bầu trời.
- Bầy chuồn chuồn bay bay là là gần mặt đất, báo hiệu trời sắp mưa rất to.

2. Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật theo trình tự thời gian.
- Lúc sắp mưa:
+ Mây đen kéo đến đen kịt bầu trời.
+ Gió nổi lên dữ dội, mỗi lúc một mạnh.
+ Cây cối ngả nghiêng theo gió.
+ Cát và bụi tung lên mù mịt, không còn nhìn rõ lối …
- Lúc bắt đầu mưa:
+ Mưa bắt đầu tuôn xối xả, mạnh mẽ xuống vạn vật.
+ Cây cối hai bên đường ve vẩy tha hồ tắm mưa.
+ Người đi đường vội vã tìm chỗ trú mưa.
+ Hạt mưa to, trắng xóa. Mưa như trút nước.
+ Tiếng sấm ì ầm, chớp nhoang nhoáng loằng ngoằng trên bầu trời như muốn xé toạc màn mây đen kịt.
+ Nước chảy thành những dòng lớn trên mặt đất.
+ Đường phố bỗng chốc vui mắt với những chiếc áo mưa đủ màu.
+ Ô tô lao nhanh trên phố làm nước bắn tung tóe.
+ Có mưa khí trời mát mẻ hơn, ai cũng cảm thấy dễ chịu.
- Lúc mưa tạnh:
+ Hạt mưa nhỏ dần, thưa dần rồi ngớt hẳn.
+ Cầu vòng hiện ra. Bầu trời trở lại xanh trong, mát mẻ.
+ Chim chóc rời chỗ nấp vỗ cánh hót vang,
+ Cây cối xanh tươi, đẫm nước long lanh dưới ánh mặt trời.
+ Mọi người tiếp tục công việc của mình.
3. Kết bài:
- Bầu trời sau cơn mưa quang đãng, không khí mát mẻ.
- Vạn vật và con người vui tươi, dễ chịu.

3.Dàn ý cho bài văn tả quang cảnh trường em trước buổi học
1. Mở bài:
Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em)
- Vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học)

- Từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với biết bao điều mới lạ.
Mọi cảnh vật dường như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai mát dịu.
b) Tả chi tiết

Cả khu trường như người mới ngủ dậy vẫn còn chưa thật tỉnh giấc. Sân trường rộng thênh thang
mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng vẫn chưa làm việc. Các phòng học,
lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là
một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng chừng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.

Sân trường: sạch sẽ, không có lấy một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn
cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có vài ba bạn đang ngồi ôn bài. Dưới gốc cây bàng với

19


những tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại
bài học.

Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến trường ngày càng đông.

Lớp học: các bạn trực nhật đang vội vã làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế để chuẩn
bị cho buổi học sớm.

Một lúc sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên.

Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục đầu giờ, rồi sau đó vào lớp học
một tiết học đầy hứng thú.

3. Kết bài:
Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường: Quang cảnh buổi sáng ở trường thật đẹp. Mai đây, dù cho
phải xa ngôi trường thân yêu này, thế nhưng em vẫn nhớ về những thời gian em đã được học với thầy
cô, với mái trường đầy thân thương.

4.Dàn ý cho bài văn tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
1. Mở bài:
Giới thiệu về cánh đồng vào buổi sáng: Em vốn là một người con của nông thôn, của mảnh đất bao la bát
ngát đồng xanh. Tuổi thơ của em luôn gắn liền với hình ảnh của những cánh đồng thơm mùa sữa chín
hay cánh đồng thơm mùi rơm rạ vào mùa gặt. Em rất yêu cánh đồng quê em vào buổi sáng sớm, nó luôn
cho em một cảm giác bình yên và thư thái. Chỉ có ai sống tại nông thôn, gần gũi với cánh đồng thì mới
hiểu rõ được cảm giác này. Cánh đồng quê em vào buổi sáng vô cùng đẹp.
2. Thân bài:
a) Tả khái quát
Buổi sáng quê em rất bình yên và thanh bình
Tiếng gà gáy vang xa, báo hiệu một ngày làm việc mới đã đến
Mặt trời thức giấc sau một giấc ngủ dài
Cánh đồng tựa như một tấm lụa trải dài mang màu áo xanh tươi mát
b) Tả chi tiết

Khi bình minh xuất hiện, cánh đồng như được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc.

Khi mặt trời lên cao, sương dần tan, cánh đồng hiện lên, màu xanh của lúa đang thời con gái che
kín cả mặt ruộng, đẹp hệt như một tấm thảm xanh.

Gió xuân từ phía trên đồi cao tuôn về thung lũng tạo nên những đợt sóng lúa đuổi nhau vội vàng.

Đây đó, thấp thoáng bóng người ra thăm ruộng, làm cho những chú chim bắt sâu lúa giật mình
bay vọt lên cao.


Những chú trâu đang lim dim mắt, chuẩn bị một ngày làm việc mới

Những chú cò bay lượn, ngã mình xuống từng cọng lúa như đang tận hương vị buổi sáng

Con đường làng trải dài, thẳng tắp

Nắng nhẹ khẽ luồn qua nhánh cây, kẽ lá
c) Tả hoạt động:

Mọi người dần bắt đầu công việc của mình

Các cô chú nói cười vui vẻ vác cuốc ra đồng

Thấp thoáng có vài bóng tát nước dưới đồng ruộng

Cậu bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu

Còn em thì đang tung tăng trên đường đi học
Kết bài: Nắng đã lên cao mà em vẫn thẫn thờ ngắm mãi dải lụa xanh này không biết chán. Màu xanh
hôm nay, màu xanh của niềm tin hi vọng, chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.

5.Dàn ý tả một dòng sông quê em
Gợi ý:
- Khi tả một cảnh sông nước chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp hay tả một cảnh
sông nước theo trình tự thời gian: từ sáng "trưa" chiều.
- Các em hãy sử dụng sự liên tưởng để làm cho cảnh vật gần gũi, sinh động hơn.
1. Mở bài: giới thiệu vài nét về dòng sông quê em.
2. Thân bài

20



*Tả khái quát cảnh sông nước

Dòng sông dài chảy qua nhiều đoạn.

Dòng sông có nước trong veo, rất xanh và mát.

Dòng sông cung cấp phù sa tốt cho mùa màng.

Dòng sông mang nước sạch cho cây trái tốt tươi.

Cung cấp nguồn lợi thủy sản giá trị như tôm, cua, cá…
b. Tả chi tiết
*Buổi sáng

Dòng sông hiền hòa chạy nhẹ nhàng.

Dòng sông nhộn nhịp với tàu thuyền đánh cá.

Trẻ con đi cào hến, bắt cua trên sông
*Buổi trưa

Dòng sông nằm phẳng lặng

Những người già ra sông tìm bóng mát nghỉ trưa.

Từng cơn gió nhẹ thổi mát mẻ, dễ chịu xua tan nóng bức.
*Buổi chiều


Dòng sông phản xạ ánh nắng mặt trời đẹp lung linh.

Bọn trẻ con thì nô đùa quanh sông

Một số thuyền đi thả lờ đặt cá.

Lác đác vài người đánh bắt cá.
*Lợi ích dòng sông

Cung cấp nước sinh hoạt, giúp cây trái tốt tươi.

Mang lại nguồn lợi thủy sản: tôm, cua, cá…
3. Kết bài: Em hãy nêu cảm nghĩ về dòng song.

6.Dàn ý tả quang cảnh phiên chợ thôn quê bằng trí tưởng tượng của em
1. Mở bài:
Em sinh ra và lớn lên ở thành phố. Chính vì vậy, em chưa bao giờ được đi một phiên chợ quê
Qua những bài văn, bài thơ viết về chợ quê, em nghĩ phiên chợ quê chắc hẳn là vui lắm và có nhiều điều
thú vị mà chợ ở thành phố không có được
Em tưởng tượng mình đang cùng mẹ đi một phiên chợ quê vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
2. Thân bài:
a) Cảnh trước khi họp chợ

Dường như thiên nhiên cũng ủng hộ người dân quê có một cái Tết thật vui vẻ nên thời tiết hôm
đó đẹp vô cùng.

Khí hậu ngày Tết không rét đến cắt da, cắt thịt như những ngày mùa đông. Trời bỗng trở nên ấm
áp hơn.

Từng đoàn người gồng gồng, gánh gánh, bưng, khiêng, vác,... đủ mọi thứ hàng đến chợ để bán.


Nhiều người đến chợ để mua những thứ cần thiết phục vụ cho ngày Tết.

Chẳng mấy lúc, chợ đông nghịt,...
b). Cảnh họp chợ

Hàng hóa ngày Tết nhiều vô kể

Các khu hàng hóa được sắp xếp một cách riêng biệt

Mỗi khu dành cho một loại hàng khác nhau: Khu thì dành cho việc mua bán các loại con vật như
lợn (heo), gà, ngỗng,... Khu thì dành để mua bán tôm, cua, cá, mực,... Khu lại dành để mua bán các
loại nông sản như gạo, vừng (mè), đậu, lạc,... Vào thời điểm này, thì khu bán lá dong, thịt heo, đậu
xanh vẫn là đông nhất, bởi lẽ mọi người đều chuẩn bị cho việc gói bánh chưng. Đâu đó, tiếng lợn kêu
eng éc vang trời, tiếng vịt kêu cạp cạp, tiếng mèo kêu meo meo...

Tiếng người bán, người mua đòi giá, trả giá ồn ào và vô cùng náo nhiệt.

Em lại rất thích thú với khu bán đồ chơi cho trẻ em. Em cứ đứng ngắm mãi những con tò he chỗ
người bán hàng. Chỉ vài cái nặn nặn, bóp bóp là đã có một con vật bằng bột xanh đổ hay một nhân
vật hoạt hình hiện lên dưới bàn tay tài hoa của những người bán.
c). Cảnh chợ tan

21


Những ai đã mua sắm đủ lần lượt ra về. Trên trên tay mỗi người đều có những thứ hàng cần
thiết và nét mặt ai cũng tươi vui. Tiếng hỏi nhau, tiếng cười nói ồn ã trên con đường từ trong chợ ra
đến ngoài cổng chợ


Người bán hàng cũng vãn dần, những hàng hóa còn lại cũng vơi đi

Trong chợ chỉ còn lại những dãy quần áo trẻ em treo đủ màu sặc sỡ. Những bà, những cô bán
hàng xén bày đủ mọi loại hàng. Mọi người cố gắng ngồi lại mong rằng có thể bán thêm được chút
nào hay chút đó.
3. Phần kết bài:
Trong trí tưởng tượng của em, chợ quê vào ngày đẹp trời là thế đó
Nhất định, em sẽ xin ba mẹ cho em được ăn Tết ở quê một lần để em có thể được đi chợ quê vào ngày
Tết, để em xem chợ quê có giống như trong tưởng tượng của em không.


7.Dàn ý tả trường em giờ ra chơi lớp
1- Mở bài:
Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ...
2- Thân bài:
a- Tả bao quát:
- Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi (ồn ào, náo nhiệt hẳn lên).
- Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh (các trò chơi được bày ra thật nhanh...)
b- Tả chi tiết:
- Hoạt động vui chơi của từng nhóm (trai: đá cầu, rượt bắt, .... nữ: nhảy dây, chuyền banh ....)
- Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học.
- Âm thanh (hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vả ....)
- Không khí (nhộn nhịp, sôi nổi ...)
c- Cảnh sân trường sau giờ chơi:
Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn.
3- Kết bài:
Nêu ích lợi của giờ chơi:
- Giải tỏa nỗi mệt nhọc.
- Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.


8.Dàn ý miêu tả ngôi nhà
1. Mở bài:
- Giới thiệu ngôi nhà của em.
2. Thân bài:
- Tả hình dáng nhìn từ phía ngoài của ngôi nhà.
+ Cánh cổng, cánh cửa (cửa lớn, cửa sổ).
+ Màu ngói, màu tường.
- Bên trong các phòng:
+ Vị trí từng phòng.
+ Cách trang trí từng phòng.
+ Cách trang trí của riêng em cho phòng của mình.
- Vườn nhà:
+ Cây cỏ trong vườn.
- Ngoài phòng mình ra, em yêu nhất căn phòng nào? Vì sao?
- Hoạt động của gia đình.
3. Kết bài
+ Em rất yêu quý ngôi nhà của mình.
+ Nếu có điều kiện, mời các bạn ghé thăm.

9.Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? Ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng
đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh
mông).
2. Thân bài:

22


a) Tả bao quát:
Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi

lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...(Những thửa ruộng nối tiếp nhau.
Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc
mẩy...).
- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm
liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm, gắn bó, mong có dịp trở lại...);
(Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

10.Lập dàn ý Tả cánh đồng lúa chín vào buổi sáng
1. Mở bài:
- Quê em là một vùng nông thôn yên bình có nhiều cảnh đẹp.
- Em thích nhất là cánh đồng lúa chín vào buổi sáng.
2. Thân bài:
a) Trời chưa sáng hẳn:
- Cánh đồng trải dài như tấm thảm nhung mềm mại.
- Làn sương mờ ảo chập chờn.
- Những con đường nhỏ uốn cong như dải lụa, cỏ non ướt đẫm sương đêm.
b) Mặt trời lên:
- Cánh đồng hiện lên với tất cả vẻ đẹp của nó.
- Màu vàng óng ả của lúa chín bao phủ trên các thửa ruộng.
- Bông lúa cong oằn vì trĩu hạt.
- Lá lúa chuyển sang màu úa.
- Sóng lúa nhấp nhô khi làn gió thoảng qua.
- Mùi hương lúa mới thơm ngọt.
- Hơi nước ruộng hoà quyện cùng hơi sương sớm tạo cảm giác mát mẻ.
- Tiếng chim chiền chiện lảnh lót trên cao.
- Những chú cò đáp cánh xuống bờ ruộng để tìm mồi.
- Thấp thoáng bóng người đi thăm đồng.

- Những tốp người đang bàn chuyện ở đầu làng.
- Ai cũng vui trước một vụ mùa bội thu, no ấm.
3. Kết bài:
- Em rất yêu cánh đồng làng ở quê em.
- Em thầm biết ơn bố mẹ và biết ơn những người lao động đã tạo nên một vụ mùa trù phú.

Lập dàn ý cho bài văn tả người
1.Lập dàn ý cho bài văn tả người mẹ lớp 5
1. Mở bài: Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em
nhiều nhất.
2. Thân bài:
a) Hình dáng:

Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, thân hình mảnh mai, thon thả.

Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.

Mái tóc đen óng mượt mà.

Đôi mắt mẹ đen láy, khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng

Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú.

Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương.
b) Tính tình:

23


Mẹ là một người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, vậy nên nhà tuy nhỏ

nhưng trông vẫn thông thoáng.

Mỗi khi khách đến nhà, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước
mát.

Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ vẫn dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi.

Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm
của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét,
rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.

Tuy công việc bận rộn, thế nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài
cho em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách
tài tình. Nhờ vậy mà em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.
3. Kết bài:

Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.

Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.

Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi
dưỡng của mẹ.


2.Lập dàn ý cho bài văn tả cô giáo
1. Mở bài: Cô Thư là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Cô là người đã dạy dỗ em
trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.
2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

Năm nay, cô đã ngoài ba mươi tuổi.

Cô có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy.

Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn.

Mái tóc đen mượt buông thả ngang lưng.

Mỗi khi đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo lụa mỏng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với
thân hình và làn da trắng hồng của cô

Đôi mắt đen lay láy, long lanh dịu hiền khó tả.

Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp.

Bàn tay mịn màng, trắng hồng.
b) Tính tình

Cô rất thương yêu và luôn quan tâm đến học sinh.

Cô cũng luôn quan tâm đến tất cả mọi người.

Khi giảng bài, cô rất nghiêm khắc, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn
tuyên dương những bạn cố gắng học tập.

Những khi rãnh rỗi, cô thường kể chuyện cho chúng em nghe.

Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo

điều kiện giúp đỡ các bạn.
3. Kết bài:

Đối với em, cô như người mẹ hiền.

Em luôn kính trọng và biết ơn cô.

Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em
và xứng đáng là con ngoan trò giỏi.

3.Lập dàn ý cho bài văn tả người hàng xóm Tiếng việt 5
1. Mở bài:
Cạnh nhà em có bác hàng xóm tốt bụng tên là bác Nam.
Nhà bác ở sát nhà em, chỉ cách có một bức tường làm hàng rào.
2. Thân bài:
a. Tả ngoại hình

24



Dáng bác cao, lại dong dỏng gầy gầy, thế nhưng nhìn bác rất khẻo mạnh và rắn chắc.

Bác có mái tóc đen được cắt ngắn để lộ khuôn mặt hình chữ điền phúc hậu.

Đôi mắt đen nhánh lại rất sáng nhưng có in hằn nhiều vết chân chim.

Môi bác nứt nẻ, sầm sậm màu tím.
b. Tả tính tình, hoạt động


Bác luôn hòa nhã, hiền từ, dễ mến đối với mọi người. Sự khổ cực không thể đánh phá được
những cái tốt, cái đẹp trong con người hiền hòa như bác.

Bác rất yêu quý trẻ em trong xóm. Thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi, bác lại kể chuyện cho chúng
em nghe.

Bác làm việc rất nhanh nhẹ và tháo vát.

Bác rất thích trồng cây cảnh, sáng nào em cũng thấy tưới nước trên mỗi chậu cây hay dùng kéo
để tỉa cành lá rụng.
3. Kết bài: Em rất yêu quý bác bởi vì bác rất tốt bụng không chỉ với em mà còn với mọi người xung
quanh. Bố mẹ em dặn em luôn phải ngoan ngoãn với bác để không phụ lòng tốt của bác.

4.Lập dàn ý cho bài văn tả chị của em
1. Mở bài:

Bố mẹ em có hai người con: chị Ngân và em

Em rất yêu thương chị

Không chỉ là chị mà còn là 1 người bạn.
2. Thân bài:
1. Tả bao quát

Chị em năm nay đã 17 tuổi

Chị em đang học ở một trường THPT
2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng


Dáng người cao, thon gọn, mảnh mai

Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp.

Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn

Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.

Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo dài trắng. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm
việc nhà.

Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân
thiện.
b. Tả tính tình

Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc

Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp,
khéo léo

Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn.

Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh

Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống
3. Kết bài: Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu
chị của em.

5,Lập dàn ý cho bài văn tả người bà của em
1. Mở bài: Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

2. Thân bài:
a) Tả hình dáng:

Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng
với quần dài đen rất giản dị.

Mái tóc bà dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều
nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×