Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện sức khỏe môi trường tại làng nghề cơ khí tống xá, huyện ý yên, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Dƣơng Xuân Điệp

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
CẢI THIỆN SỨC KHỎE MÔI TRƢỜNG TẠI LÀNG NGHỀ CƠ
KHÍ TỐNG XÁ, HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Dƣơng Xuân Điệp

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
CẢI THIỆN SỨC KHỎE MÔI TRƢỜNG TẠI LÀNG NGHỀ CƠ
KHÍ TỐNG XÁ, HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Mã số


: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Trịnh Thị Thanh

Hà Nội - 2011


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 7
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................................ 8
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................................ 8
1.1.1. Diễn biến về dân số tại làng nghề Tống Xá .......................................................... 8
1.1.2. Diễn biến về sự phát triển xã hội tại làng nghề Tống Xá...................................... 9
1.1.3. Diễn biến phát triển hạ tầng cơ sở tại làng ghề Tống Xá .................................... 10
1.1.4. Y tế, giáo dục ...................................................................................................... 10
1.1.4.1.Y tế .................................................................................................................... 10
1.1.4.2. Giáo dục ........................................................................................................... 10
1.1.5. Diễn biến phát triển kinh tế tại làng nghề Tống Xá ............................................ 11
1.1.5.1. Sản xuất công nghiệp ....................................................................................... 11
1.1.5.2. Sản xuất nông nghiệp ....................................................................................... 12
1.2. CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC MỐI NGUY HẠI ĐẾN MÔI
TRƢỜNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............. 12
1.2.1. Các loại hình SX, sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ của làng nghề Tống Xá ....... 13
1.2.1.1. Các loại hình sản xuất ...................................................................................... 13
1.2.1.2. Sản phẩm .......................................................................................................... 13

1.2.1.3. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm ........................................................................... 14
1.2.2. Quy trình công nghệ đúc và các mối nguy hại .................................................... 15
1.2.2.1. Quy trình công nghệ đúc thép và các mối nguy hại ......................................... 15
1.2.2.2. Quy trình công nghệ đúc gang và các mối nguy hại ........................................ 18
1.2.2.3. Quy trình công nghệ đúc đồng và các mối nguy hại ........................................ 20
1.2.2.4. Quy trình chế tạo khuôn và lõi khuôn .............................................................. 21
1.2.3. Đánh giá về công nghệ và mô hình sản xuất tại làng nghề Tống Xá .................. 23


1.2.4. Đánh giá mối nguy hại chính do hoạt động sản xuất cơ khí đến môi trƣờng và
sức khỏe cộng đồng ....................................................................................................... 24
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 28
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 28
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 28
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 30
3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG
NGHỀ TỐNG XÁ ......................................................................................................... 30
3.1.1. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng tại làng nghề Tống Xá .................................. 30
3.1.1.1. Môi trƣờng không khí ...................................................................................... 30
3.1.1.2. Môi trƣờng nƣớc .............................................................................................. 36
3.1.1.3. Môi trƣờng đất ................................................................................................. 43
3.1.1.4. Chất thải rắn ..................................................................................................... 45
3.1.2. Tình hình sức khỏe ngƣời dân tại làng nghề Tống Xá ........................................ 48
3.1.2.1. Tuổi thọ trung bình........................................................................................... 49
3.1.2.2. Tuổi trung bình của những ngƣời đến khám chữa bệnh tại trung tâm y tế ...... 49
3.1.2.3. Tỷ lệ lƣợt ngƣời dân đến khám và điều trị bệnh ở trạm y tế xã ....................... 50
3.1.2.4. Mô hình bệnh tật .............................................................................................. 51
3.2.5. Tỷ lệ và nguyên nhân tử vong ............................................................................. 53
3.2. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
MÔI TRƢỜNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..... 54

3.2.1. Đánh giá việc thực hiện các quy định và các giải pháp can thiệp về bảo vệ
môi trƣờng tại làng nghề Tống Xá ................................................................................ 55
3.2.1.1. Các biện pháp tổ chức và quy hoạch ................................................................ 55
3.2.1.2. Các giải pháp thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng ........... 56
3.2.1.3. Các giải pháp về thay đổi công nghệ, cải tiến kỹ thuật sản xuất ..................... 57
3.2.1.4. Các giải pháp về áp dụng sản xuất sạch hơn .................................................... 58

2


3.2.1.5. Các giải pháp công nghệ và quản lý môi trƣờng ............................................. 58
3.2.1.6. Các biện pháp vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi trƣờng ............................. 59
3.2.1.7. Đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
của các doanh nghiệp tại làng nghề Tống Xá ............................................................... 60
3.2.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lƣợng môi trƣờng và sức khỏe
cộng đồng tại làng nghề Tống Xá ................................................................................. 61
3.2.2.1. Giải pháp về hoàn thiện bộ máy tổ chức .......................................................... 61
3.2.2.2. Giải pháp thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức ................................... 61
3.2.2.3. Giải pháp sản xuất sạch hơn ............................................................................. 62
3.2.2.4. Giải pháp về quản lý chất thải tại làng nghề Tống Xá ..................................... 66
3.2.2.5. Giải pháp cải thiện điều kiện nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng tại làng nghề
Tống Xá ......................................................................................................................... 67
3.2.2.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo
vệ môi trƣờng ................................................................................................................ 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 71
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 71
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 73

3



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thống kê tình hình phát triển các hoạt động công nghiệp ..........................11
Bảng 2: Số liệu vi khí hậu, tiếng ồn và ánh sáng tại các khu vực làm việc ..............31
Bảng 3. Nồng độ bụi và hơi khí độc tại các khu vực sản xuất .................................32
Bảng 4 . Kết quả quan trắc môi trƣờng không khí trong khu vực sản xuất ..............32
Bảng 5. Kết quả phân tích chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh ...............35
Bảng 6. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải .......................................................39
Bảng 7. Chất lƣợng nƣớc mƣơng dọc cụm công nghiệp ..........................................41
Bảng 8. Kết quả phân tích mẫu nƣớc máy ................................................................43
Bảng 9. Hàm lƣợng kim loại nặng trong các mẫu trầm tích tại Tống Xá .................44
Bảng 10. Tuổi thọ trung bình ngƣời dân làng Tống Xá ............................................49
Bảng 11 . Tuổi trung bình của những ngƣời đến khám chữa bệnh tại TTYT ..........50
Bảng 12. Tỷ lệ lƣợt ngƣời dân đến khám và điều trị bệnh ở Trạm y tế xã ...............51
Bảng 13. Mô hình bệnh của ngƣời dân làng Tống Xá (%) .......................................52
Bảng 14. Tỷ lệ số dân tử vong chia theo nhóm tuổi (%) ..........................................53
Bảng 15. Tỷ lệ số tử vong tại Tống Xá chia theo nguyên nhân (%) .........................54
Bảng 16. Tỷ lệ số dân làng Tống Xá tử vong chia theo giới (%) .............................54
Bảng 17. Phân tích nguyên nhân phát thải và đề xuất giải pháp SXSH cho dây
chuyền đúc.................................................................................................................64

4


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Quy trình công nghệ đúc thép và các môi nguy hại .....................................15
Hình 2. Lò nấu thép trung tần ...................................................................................16
Hình 3. Gia công thành phẩm ...................................................................................17
Hình 4. Quy trình công nghệ đúc gang và các môi nguy hại ....................................18

Hình 5. Quy trình công nghệ đúc đồng và các mối nguy hại ....................................20
Hình 6. Công đoạn làm khuôn ..................................................................................22
Hình 7. Quá trình sản xuất vật đúc ............................................................................23
Hình 8. Chuẩn bị đổ vào khuôn ................................................................................33
Hình 9. Đổ vào khuôn ...............................................................................................33
Hình 10. Công đoạn ủ khuôn ....................................................................................33
Hình 11. Công đoạn tháo dỡ khuôn ..........................................................................33
Hình 12. Lò luyện thép trung tần ..............................................................................34
Hình 13. Quy trình sử dụng nƣớc trong một hộ sản xuất tại làng nghề Tống Xá .....36
Hình 14. Hệ thống 7 bể điều hòa...............................................................................37
Hình 15. Bể xử lý kỵ khí ...........................................................................................37
Hình 16. Bể xử lý hiếu khí ........................................................................................38
Hình 17. Hồ điều hòa ................................................................................................38
Hình 18. Cống thoát nƣớc thải của CCN ..................................................................39
Hình 19. Phỏng vấn thông tin tổ thu gom rác ...........................................................45
Hình 20. Thu gom rác về bãi rác tập trung ...............................................................45
Hình 21. Bãi chôn lấp rác thải làng nghề TX............................................................46
Hình 22. CTR phát sinh sau công đoạn tháo rỡ khuôn .............................................47
Hình 23. Bãi chôn lấp rác thải công nghiệp ..............................................................47
Hình 24. CTNH đƣợc thu gom..................................................................................48
Hình 25. Quần áo bị dính dầu vẫn đƣợc sử dụng ......................................................48
Hình 26. Diễn biến 3 Nhóm bệnh phổ biến nhất ......................................................51
Hình 27. Tỷ lệ ngƣời tử vong ....................................................................................53
Hình 28. Các giải pháp SXSH...................................................................................63

5


CHŨ VIẾT TẮT
STT


Chữ viết tắt

Tên

1

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

2

CCN

Cụm công nghiệp

3

KCN

Khu công nghiệp

4

CN

Công nghiệp

5


SKMT

Sức khỏe môi trƣờng

6

SX

Sản xuất

7

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

8

TNMT

Tài nguyên và Môi trƣờng

9

TNLĐ

Tai nạn lao động

10


UBND

Ủy Ban nhân dân

11

SXSH

Sản xuất sạch hơn

12

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

13

COD

Nhu cầu oxy hóa học

14

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

15


CTNH

Chất thải nguy hại

6


MỞ ĐẦU
Làng nghề - một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam - đóng vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Sự phát triển làng nghề đã
góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng
thu nhập, nâng cao chất lƣợng cuộc sống,… Tuy nhiên, trong thời gian qua, sự phát
triển của các làng nghề vẫn chƣa nhận đƣợc sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các
cấp chính quyền theo định hƣớng phát triển bền vững.
Nhìn chung, sản xuất tại các làng nghề hiện nay còn sử dụng các thiết bị thủ
công, đơn giản, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên/nhiên liệu thấp, mặt
bằng sản xuất hạn chế, ý thức ngƣời dân trong bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ sức
khỏe còn hạn chế. Do đó, nhiều hoạt động sản xuất của làng nghề đã và đang tạo
sức ép không nhỏ đến chất lƣợng môi trƣờng sống và sức khỏe của cộng đồng
ngƣời dân sinh sống tại làng nghề và các khu vực xung quanh.
Điều này đặt ra sự cần thiết phải có những điều tra đánh giá thực trạng về
môi trƣờng và sức khỏe tại các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề đang là điểm
nóng mà các cơ quan quản lý môi trƣờng đã phát hiện ra. Trên cơ sở đó, luận văn lựa
chọn đề tài ‘‘Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện sức khỏe môi
trường tại làng nghề cơ khí Tống Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định” để thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu:
-


Đánh giá đƣợc thực trạng phát triển KT- XH tại làng nghề Tống Xá

-

Đánh giá đƣợc thực trạng sản xuất, tiêu dùng sản phẩm tại làng nghề
Tống Xá

-

Nghiên cứu các loại hình sản xuất và các mối nguy hại đến môi trƣờng
và sức khỏe cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu

-

Đánh giá đƣợc thực trạng chất lƣợng môi trƣờng và tình hình sức
khỏe ngƣời dân tại làng nghề Tống Xá

-

Đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm cải thiện sức khỏe môi trƣờng
tại làng nghề cơ khí Tống Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

7


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Phát triển kinh tế-xã hội, biến động về dân số và thay đổi công nghệ sản xuất
là những yếu tố mang tính động lực, thúc đẩy một xã hội phát triển, nhƣng đồng

thời cũng có thể tạo nên những áp lực cho xã hội, gây suy thoái môi trƣờng, nghèo
đói và suy giảm sức khỏe cộng đồng, tạo ra các loại bệnh tật khác nhau, trong đó có
các loài bệnh mới xuất hiện mới, thậm chí gây những tác động mang tính toàn cầu
nhƣ biến đổi khí hậu, thiên tai, v.v.
Làng nghề Tống Xá thuộc xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, cách
thành phố Nam Định khoảng 25 km. Xã Yên Xá với diện tích khoảng 199 ha, có
750 hộ với gần 3500 cƣ dân. Theo tƣơng truyền, nghề cơ khí đúc đã đƣợc đƣa vào
Yên Xá từ cách đây khoảng 900 năm, ban đầu sản phẩm là các công cụ nông nghiệp
nhƣ cày, bừa, cuốc xẻng; các mặt hàng gia dụng nhƣ xoong, nồi, kiềng và trong
chiến tranh là một số mặt hàng phục vụ quốc phòng. Hiện nay, sản xuất làng nghề
cơ khí đúc tập trung chủ yếu ở thôn Tống Xá. Tại đây, có khoảng 80 công ty và
doanh nghiệp tƣ nhân, khoảng 50 hộ chuyên nghề cơ khí đúc với tổng số lao động
tham gia sản xuất khoảng 1.200 ngƣời. Ngoài ra, hàng năm ở đây còn phải thuê
thêm hàng trăm lao động từ những nơi khác đến. Nghề chính của làng Tống Xá là
đúc đồng và gang, nhôm, thép với các sản phẩm phục vụ công nghiệp sản xuất
ximăng, nhiệt điện, xây dựng, đóng tàu, v.v. Mức thu nhập lao động trung bình của
xã khoảng 3 – 5 triệu đồng/tháng. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp chiếm tới 90%, nông nghiệp chỉ có 10%. Hiện tại, Làng nghề này đã có
thêm nghề chắp nứa sơn mài với khoảng 30 hộ sản xuất.
1.1.1. Diễn biến về dân số tại làng nghề Tống Xá
Làng nghề đúc Tống Xá mới đƣợc chia thành 3 thôn: Đông Tống Xá, Tây
Tống Xá và Bắc 12. Tuy nhiên, mọi số liệu thống kê hiện nay hầu nhƣ vẫn còn lƣu
giữ chung của làng Tống Xá.
Dân số của làng Tống Xá theo điều tra của nghiên cứu có xu thế tăng dần, từ
2.190 ngƣời (năm 2000) đến 2286 ngƣời (năm 2006) và 2.344 năm 2008 và khoảng

8


2.500 ngƣời vào năm 2010 với tỷ lệ tăng dân số dao động trong khoảng 0,7% 0,9%, cao hơn so với tỷ lệ chung của tỉnh Nam Định là 0,71%.

Số hộ dân trong làng Tống Xá cũng theo xu thế gia tăng, từ 520 hộ (năm
2000) đến 585 hộ (năm 2008), nhƣng chủ yếu do tách hộ, số hộ từ các nơi khác đến
ít. Diện tích không thay đổi, việc gia tăng dân số dẫn đến mật độ dân số cũng tăng,
tăng dần từ 1.685 ngƣời/km2 (năm 2000) lên 1758 ngƣời/km2 (năm 2008). Cũng do
việc gia tăng dân số và phát triển sản xuất công nghiệp mà diện tích đất nông nghiệp
càng ngày càng giảm, thậm chí nhiều ao, hồ trong làng đã bị lấp đi để mở rộng đất
sản xuất và dân cƣ.
Dân số trong độ tuổi lao động có xu thế giảm dần, từ 74,2% (năm 2000) đến
71% (năm 2006), trong khi đó tỷ lệ trẻ em và ngƣời trên độ tuổi lao động gia tăng,
đặc biệt trẻ em trong độ tuổi từ 5-14 tuổi tăng từ 10,6% lên 11,4%.
Nhƣ vậy, việc gia tăng dân số bên cạnh là động lực thúc đẩy việc gia tăng
sản xuất công nghiệp làng nghề để tăng thu nhập, đồng thời cũng là một áp lực dẫn
đến việc giảm đất nông nghiệp và diện tích nƣớc mặt. Việc giảm tỷ lệ ngƣời trong
lứa tuổi lao động cũng là một áp lực xã hội đối với sự phát triển của làng nghề Tống
Xá.
1.1.2. Diễn biến về sự phát triển xã hội tại làng nghề Tống Xá
Cùng với sự phát triển chung của cả đất nƣớc, thu nhập bình quân đầu ngƣời
hàng tháng của Tống Xá luôn có xu thế gia tăng, tăng dần từ 680 nghìn đồng/ngƣời
năm 2000 lên 1,1 triệu đồng/ngƣời năm 2006 và khoảng trên 3 triệu đồng/ngƣời
năm 2010. So với mức thu nhập chung của các vùng nông thôn ở nƣớc ta, đây là
mức thu nhập khá cao. Tuy nhiên, với đặc thù một làng nghề công nghiệp nằm ở
nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, sản xuất nông nghiệp đan xen với công nghiệp làng
nghề thì mức chênh lệch về thu nhập giữa các hộ sản xuất nông nghiệp với sản xuất
công nghiệp làng nghề là rất lớn. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của ngƣời lao động
trong sản xuất công nghiệp của thôn tăng dần từ 1,2 triệu đồng/ngƣời (năm 2000)
lên 1,6 triệu đồng/ngƣời (năm 2006) và khoảng 5 triệu đồng/ngƣời năm 2010 trong
khi thu nhập bình quân đầu ngƣời của ngƣời lao động trong sản xuất nông nghiệp
của thôn cũng có tăng, nhƣng chỉ tăng từ 240 nghìn đồng/ngƣời (năm 2000) lên 400
nghìn đồng/ngƣời (năm 2006) và khoảng 1,5 triệu đồng vào năm 2010, một sự
chênh lệch khá lớn, và đây chính là một động lực khiến ngƣời làm nông nghiệp tại


9


thôn cũng dần dần bỏ làm nông nghiệp chuyển dần sang làm dịch vụ phục vụ cho
sản xuất công nghiệp.
1.1.3. Diễn biến phát triển hạ tầng cơ sở ở Tống Xá
Xã Yên Xá nói chung, thôn Tống Xá nói riêng có điều kiện cơ sở hạ tầng khá
phát triển. Tính đến nay, trên 90% hệ thống đƣờng xá đã đƣợc bê tông hóa và rải
nhựa. Tổng số đƣờng nhựa và bê tông nhựa tăng dần từ 3,1km (năm 2000) lên
5,06km (năm 2006) và 7,91 km (năm 2011).
Nƣớc máy đƣợc cung cấp từ Công ty nƣớc sạch tỉnh Nam Định, bắt đầu từ
Dự án nƣớc nông thôn (năm 2005). Hệ thống cấp nƣớc sạch 3.500m3/ngày đêm,
cung cấp cho khoảng trên 80% số dân trong xã và cụm công nghiệp. Còn lại là sử
dụng nƣớc mƣa, nƣớc giếng khơi và nƣớc mặt. Tỷ lệ số hộ dân có nhà tiêu hợp vệ
sinh tăng dần từ 53,8% (năm 2000) lên 81,5% (năm 2006) và đến năm 2011 là
100%.
1.1.4. Y tế, giáo dục
1.1.4.1. Y tế
Hiện nay xã có 1 trạm xá nằm trên địa bàn, có trách nhiệm khám và phát
hiện bệnh thông thƣờng, theo dõi tình hình sức khỏe của ngƣời dân trong xã. Việc
khám chữa bệnh đƣợc quản lý chặt chẽ, kê khai đầy đủ thông qua các số liệu thống
kê tại trạm y tế xã.
Ngoài ra công tác phòng chống dịch bệnh và y tế dự phòng thƣờng xuyên
đƣợc triển khai. Vì vậy, sự nghiệp y tế đƣợc xếp loại khá và đƣợc ngành công nhận
là đơn vị đạt chuẩn y tế xã.
1.1.4.2. Giáo dục
Thƣờng xuyên duy trì sĩ số học sinh trong độ tuổi đến trƣờng. Phong trào xã
hội hóa giáo dục đƣợc xã quan tâm triển khai sâu rộng và đƣợc đông đảo cha mẹ
học sinh ủng hộ đƣa con em đến trƣờng.

Giáo dục mầm non: tổng số học sinh là 390 em, bao gồm 13 lớp học.
Trung học cơ sở: tổng số 218 học sinh.

10


1.1.5. Diễn biến phát triển kinh tế tại làng nghề Tống Xá
1.1.5.1. Sản xuất công nghiệp
Tống Xá là một làng nghề công nghiệp nằm trong lòng một làng nông
nghiệp. Trong những năm gần đây, cùng với chủ trƣơng “khôi phục và phát triển
các làng nghề truyền thống” của Nhà nƣớc, sản xuất công nghiệp của làng Tống Xá
càng ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng kinh tế càng ngày càng lớn.
Theo số liệu điều tra về hoạt động sản xuất công nghiệp tại làng nghề Tống
Xá, tính đến 2003, đã có tới 43 công ty đúc đồng, nhôm, gang thép đƣợc cấp mã số
hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó có 9 doanh nghiệp tƣ nhân, 33 Công ty, 1
Công ty cổ phần. Con số này đã tăng lên 60 công ty (2008) và đến năm 2011 là 80
công ty. Ngoài ra, còn chƣa kể khoảng trên 150 hộ có xƣởng đúc quy mô nhỏ. Theo
số liệu của Hiệp hội cơ khí Ý Yên, hiện nay làng nghề đúc Tống Xá có 42 lò đúc
thép, 6 lò đúc gang và một số lò đúc nhôm và đúc đồng. Làng nghề phát triển đã
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, lao động đƣợc phân công lại phù
hợp với nhu cầu sản xuất, ngành nghề thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu lao động. Có tới
60% hộ dân ở Yên Xá làm nghề đúc. Thƣờng xuyên giải quyết cho trên dƣới 1.500
lao động có công ăn việc làm ổn định, trong đó 1/3 lao động đến từ các địa phƣơng khác.
Đó là chƣa kể tới 30% số lao động hoạt động ở các dịch vụ cho lĩnh vực công nghiệp.
Bảng 1. Thống kê tình hình phát triển các hoạt động công nghiệp
Chỉ số

Đơn vị

Năm

2002

Năm
2003

Năm
2004

Năm
2005

Năm
2006

Năm
2010

Số hộ tham gia vào sản xuất
công nghiệp riêng lẻ
Số công ty sản xuất CN
Số cụm công nghiệp có trên
địa bàn thôn

Hộ

43

50

56


64

78

122

Công ty

37

43

49

52

56

67

Cụm

1

1

1

2


2

2

Số công ty, nhà máy, hộ có
trong KCN

Công
ty/hộ

24

24

48

48

48

48

Số công ty, nhà máy, hộ
chƣa vào KCN

Công
ty/hộ

56


69

57

68

86

106

Ngƣời

727

793

779

865

904

1200

ha

3,2

3,2


52

52

52

52

Số ngƣời tham gia vào sản
xuất công nghiệp
Diện tích đất dùng cho CN

Nguồn: Hiệp hội cơ khí Ý Yên, 2011

11


Số hộ tham gia vào sản xuất công nghiệp riêng lẻ luôn có xu hƣớng gia tăng,
từ 26 hộ (năm 2000) lên 78 hộ (năm 2006) và 122 hộ (năm 2010). Bên cạnh đó,
nhiều công ty tƣ nhân đã đƣợc thành lập và cũng tăng cả về số lƣợng cũng nhƣ quy
mô, từ 24 công ty (năm 2000) lên 67 công ty (năm 2010).
1.1.5.2. Sản xuất nông nghiệp
Đặc thù sản xuất của làng nghề là sản xuất các mặt hàng cơ khí, do vậy số hộ
làm nông nghiệp cũng không đáng kể. Số hộ tham gia vào sản xuất nông nghiệp là
287 hộ trong đó có tất cả 718 ngƣời.
 Về trồng trọt
Tổng diện tích trồng lúa: 231 mẫu, năng xuất lúa bình quân đạt 205 kg/sào
Tổng diện tích trồng lạc: 130 mẫu, năng xuất bình quân đạt 85kg/sào
Công tác khuyến nông đƣợc đẩy mạnh, các hộ sản xuất nông nghiệp thƣờng

xuyên đƣợc phổ biến các kỹ thuật sản xuất thông qua các lớp học cộng đồng điều
này đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng năng xuất cây trồng hàng năm.
 Về chăn nuôi
Về chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn đƣợc các hộ xã viên duy trì và phát triển.
Tính đến năm 2008 tổng số đàn lợn là: 837 con; Trâu, bò: 72 con; Gia cầm: 3514
con.
Tổng trọng lƣợng xuất chuồng đạt 350 tấn vƣợt kế hoạch đề ra. Chỉ số tăng
trƣởng đàn gia súc trong năm 2006 của làng là: 0,32 %.
Tổng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt trên 1 tỷ đồng
Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm đƣợc quan tâm chỉ
đạo tiêm phòng theo chỉ đạo của cấp huyện.
1.2. CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC MỐI NGUY HẠI ĐẾN
MÔI TRƢỜNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TẠI ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU
Trong phần này luận văn sẽ nghiên cứu các mô hình sản xuất và sản phẩm
hiện nay tại làng nghề cơ khí Tống Xá, các nguồn ô nhiễm phát sinh từ hoạt động
sản xuất có tiềm năng ảnh hƣởng đến môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng

12


1.2.1. Các loại hình sản xuất, sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ của làng
nghề Tống Xá
1.2.1.1. Các loại hình sản xuất
Hiện nay, các cơ sở sản xuất tại làng nghề chủ yếu đƣợc chia thành 2 nhóm
ngành sản xuất chính bao gồm: (1) nhóm các cơ sở đúc, bao gồm: đúc thép, đúc
gang, đúc đồng đúc nhôm và các dịch vụ nghề đúc; và nhóm các cơ sở chuyên về
gia công cơ khí: Chế tạo khuôn mẫu, cơ khí chính xác, đột dập... Nguyên nhiên vật
liệu phục vụ cho sản xuất chủ yếu gồm: sắt phế liệu, đồng phế liệu, gang phế liệu và
một phần các nguyên liệu chính phẩm. Ngoài ra là các loại nguyên liệu phụ gồm

sơn, que hàn, hơi hàn, hóa chất tẩy, phụ liệu (bột kim loại Mn, cao lanh, cát, v.v).
Nhiên liệu sử dụng chính ở đây là than kip-lê, dầu.
Khu vực sản xuất tập trung của làng nghề Tống Xá đƣợc chia thành 2 khu
vực chính đó là Cụm công nghiệp số I và II. Tổng diện tích của cả 2 cụm công
nghiệp là khoảng 5,1 ha với tổng số khoảng 50 công ty hoạt động. Trong đó cụm
công nghiệp số I khoảng 2,7 ha và Cụm công nghiệp số II với khoảng 2,4 ha. Cụm
công nghiệp I đƣợc thành lập từ năm 1993 và cụm công nghiệp số hai là từ năm
2000. Hai cụm công nghiệp này nằm dọc hai bên của con mƣơng chạy dọc suốt
chiều dài khoảng 1km của làng nghề Tống Xá.
Ngoài các doanh nghiệp nằm trong 2 cụm công nghiệp trên thì còn có
khoảng trên 20 cơ sở sản xuất hộ gia đình làm nghề đúc đồng, đúc nhôm tự do nằm
rải rác trong khu vực dân cƣ.
1.2.1.2. Sản phẩm
Sản phẩm của làng nghề khá đa dạng, và tinh xảo. Tất cả các loại sản phẩm
của Tống Xá có thể phân theo nguyên liệu sản xuất nhƣ sau:
- Sản phẩm thép đúc: tấm lót, bánh răng, quả lô, các bạc gối đỡ, răng gầu,
lƣỡi gạt, bàn rập, trạm trộn bê tông nhựa, bê tông tƣơi phục vụ cho công trình giao
thông và mỏ. Ruột gà đùn, dao nhào, bánh goòng phục vụ cho các nhà máy gạch tuy
nen. Tấm lót, các loại bạc, cùng các chi tiết máy phục vụ ngành sản xuất đƣờng,
chè, nhà máy thuỷ tinh, nhà máy kính.v.v…
- Sản phẩm gang: bi các loại phục vụ ngành sản xuất xi măng. Nắp hố ga,
chắn rác, ống dẫn cấp thoát nƣớc của ngành xây dựng. Buly, con sên, máy bơm các

13


loại phục vụ ngành công, nông nghiệp. Đế thân quạt điện cơ, thân cột đèn chiếu
sáng đô thị.
- Sản phẩm nhôm gồm các chi tiết xe máy, ô tô, tầu hoả, tầu thuỷ, két nƣớc
máy nổ, pha đèn chiếu sáng công cộng và làm các loại khuôn mẫu tạo hình để đúc

các sản phẩm.
- Sản phẩm đồng: đây là nghề truyền thống đúc lâu đời nhất, đƣợc sản xuất
nhiều chủng loại chi tiết máy các loại ở dạng phôi bán tinh, tinh. Các thành phẩm
nhƣ chân vịt, cánh cửa tầu thuỷ, bạc đồng các loại trục truyền của động cơ, mô tơ;
các mặt hàng có kỹ nghệ tinh xảo cao nhƣ lọ hoa ở nhiều hình dạng khác nhau,
đỉnh, lƣ hƣơng, con giáp. v.v…Đặc biệt, làng đã thành công trong việc đúc những
bức tƣợng phật, danh nhân, lãnh tụ dân tộc.
1.2.1.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề Tống Xá chủ yếu là các nhà
máy trong nƣớc và nhìn chung không ổn định, còn bấp bênh. Các mặt hàng sản xuất
ra tuy đều đƣợc lƣu thông theo đơn đặt hàng, không làm hàng chợ, hoặc hàng để tồn
kho lâu ngày nhƣng chƣa có quy mô lớn, chƣa ổn định, tự phát, phụ thuộc. Chƣa
sản xuất sản phẩm dƣới sự tổ chức tập trung mang tầm vĩ mô theo những đơn đặt
hàng tiêu thụ có tính chiến lƣợc.
Một thực tế hiện nay tại các làng nghề nói chung, Tống Xá nói riêng là sự
cạnh tranh về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm/khách hàng chủ yếu dựa trên giá cả, vấn
đề chất lƣợng sản phẩm chƣa đặt lên cao. Do đó, việc cải tiến công nghệ nhằm mục
đích nâng cao chất lƣợng sản phẩm và vấn đề lựa chọn nguyên, nhiên vật liệu đầu
vào chƣa đƣợc chú ý nhiều. Nguyên liệu chủ yếu là phế liệu chính là một nguyên
nhân gia tăng mức độ ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng không khí.
Một vấn đề hiện nay đang khá bức xúc đối với chính quyền địa phƣơng là bất
cứ một công ty nào cũng có quyền ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do
đó, có một số công ty nhỏ lẻ (hộ sản xuất) không có tiềm năng về thiết bị, mặt bằng
sản xuất đôi khi có lợi thế cạnh tranh về giá cả; khi ký đƣợc hợp đồng họ sản xuất
ngay tại nhà, gây ô nhiễm cho cộng đồng mà chính quyền không thể kiểm soát nổi.

14


1.2.2. Quy trình công nghệ đúc và các mối nguy hại

1.2.2.1. Quy trình công nghệ đúc thép và các mối nguy hại
Hình 1. Quy trình công nghệ đúc thép và các môi nguy hại
Nguyên-nhiên-vật liệu
- Thép phế liệu
- Năng lƣợng điện
- Mn, Cr, Ni, Si ...

- Cát khuôn
- Chất kết dính: đất sét, bột
than đá, mùn cƣa, nhựa
thông, dầu thực vât..
- Chất phủ mặt khuôn: bột
than củi, bột graphit, cát
thạch anh mịn....

- Than, củi

Quá trình SX

Chất ô nhiễm

Nấu thép

- Nhiệt
- Hơi kim loại (xon khí)
- VOCs
- Nƣớc làm mát

Đúc thép


-Nhiệt
-Bụi (chủ yếu là bụi thạch
anh)
- Hơi kim loại (xon khí)
- SO2, NOx, CO,CO2

- Không khí
(nƣớc mƣa)
- Nƣớc mặt

- Không khí
(nƣớc mƣa)

- Bụi
- SO2, NOx, CO,CO2

Ủ thép

- Kim loại nặng
- Nƣớc làm nguội

Tác động

- Không khí
(nƣớc mƣa)

Tôi luyện
- Nƣớc mặt

-Sơn


Gia công
cơ khí

- Bụi kim loại
- Hơi DMHC

- Không khí

 Giai đoạn thu mua thép phế liệu
Giai đoạn đầu của quá trình công nghệ chính là thu mua thép phế liệu. Các
loại phế liệu này đƣợc thu mua từ mọi nơi với số lƣợng lớn, không phân biệt chất
lƣợng. Thép phế liệu còn thƣờng lẫn các hóa chất nhƣ: Sơn, dầu mỡ, các loại oxít
sắt (Fe3O4)…Các loại hóa chất này thƣờng có mùi khó chịu, có hại cho sức khỏe
của ngƣời lao động. Nếu ngƣời lao động không đƣợc trang bị các trang thiết bị bảo
vệ cá nhân nhƣ: khẩu trang, găng tay thì dễ mắc phải các bệnh về đƣờng hô hấp
nhƣ: viêm khí quản, viêm phổi cấp…

15


 Giai đoạn nấu.
Nấu là giai đoạn quan trọng
trong quy trình sản xuất. Thép phế
liệu đƣợc đƣa vào nồi nấu cao tần sử
dụng cuộn cảm để tạo nhiệt độ cao.
Lõi của nồi nấu đƣợc làm bằng đồng,
quốn xung quanh là các vòng cuộn
cảm. Khi lò hoạt động năng lƣợng
điện cấp đã đƣợc cuộn cảm chuyển

thành nhiệt. Nhiệt độ cao nhất là ở
trục tâm của lò (1600  18000C) và

Hình 2. Lò nấu thép trung tần

giảm dần về phía thành lò. Chính vì vậy loại lò này thƣờng dùng để nấu các loại
thép có chất lƣợng cao. Để giảm nhiệt độ của thành lò và tránh tiếp xúc nhiệt cao
của cuộn cảm với thành lò ngƣời sử dụng đã cho nƣớc qua lõi của các vòng cuộn
cảm. Quá trình nấu kéo dài từ 1  2 giờ, cuối quá trình này khi thép đã nóng chảy
hoàn toàn ngƣời nấu thƣờng cho thêm một lƣợng nhỏ: Mn, Si, Cr, Ni để làm tăng cơ
tính nhƣ: tăng độ bền, tăng độ cứng, tăng tính mài mòn…
 Giai đoạn đúc
Đúc là phƣơng pháp chế tạo bằng cách nấu chảy kim loại và rót kim loại
lỏng vào khuôn đúc có hình dạng, kích thƣớc của vật đúc. Sau khi kim loại đã đông
đặc trong khuôn, ta thu đƣợc vật đúc có hình dạng nhƣ trong lòng khuôn đúc.
Để hoàn thành đƣợc vật đúc phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, trong
mỗi công đoạn lại có những yêu cầu rất cao về kỹ thuật. Chính vì vậy trong các
công đoạn đó sẽ phát sinh nhiếu các yếu tố nguy hiểm và có hại. Cụ thể các công
đoạn bao gồm: chế tạo khuôn, rót thép lỏng vào khuôn, tháo rỡ vật đúc khỏi khuôn
và lõi khuôn, và cuối cùng là kiểm tra sản phẩm đúc.
 Giai đoạn ủ và tôi luyện
Ủ là quá trình đốt nóng thép sau khi đúc lên đến nhiệt độ nhất định, sau đó
giữ ở nhiệt độ đó trong 1 khoảng thời gian nhất định. Tại các phân xƣởng ở làng
nghề ngƣời lao động đã sử dụng phƣơng pháp ủ kết tinh. Các loại thép đã đúc đƣợc
cho vào lò ủ sau đó cấp nhiệt (600  7000C) bằng than và củi. Các vật liệu thép này

16


đƣợc giữ trong lò khoảng 9  10 giờ rồi mở lò. Lò ủ đƣợc xây kín, lắp lò với hệ

thống xe lăn di động đƣợc mỗi lần lấy mẫu đúc, bên trái lò là nơi cấp nhiệt khi than
và củi đƣợc đốt phía dƣới, bên phải là các lỗ thoát khí và ống khói cao 4 mét. Sau
khi mở lò ủ thép đƣợc tiến hành tôi ngay. Xe lăn di chuyển mở lò và mang theo thép
ủ đến bể tôi chứa nƣớc cách cửa lò 2 mét. Tại bể tôi thép đƣợc làm giảm nhiệt độ
một cách đột ngột bằng nƣớc. Thép sau quá trình nhiệt luyện là ủ và tôi sẽ giảm
đƣợc những ứng lực dƣ, giảm độ cứng và độ hạt, rất thuận lợi cho quá trình gia
công.
 Giai đoạn gia công và thành phẩm

Gia công là quá trình tạo hình
dáng thẩm mỹ cho thép bằng các
phƣơng pháp khác nhau nhƣ gia công
bằng áp lực (cán, ép, kéo, nén,
dập…); gia công cắt gọt kim loại
(mài, cắt, tiện…); các loại hàn…Sản
phẩm thép sau khi đã qua các quá
trình nhiệt luyện đƣợc tập trung một
nơi, tại nơi này ngƣời lao động thực
hiện việc gia công của mình. Do các

Hình 3. Gia công thành phẩm

phân xƣởng tại làng nghề có diện tích giới hạn nên các phƣơng pháp gia công chỉ là
mài, cắt và hàn hơi, còn các phƣơng pháp gia công khác ngƣời chủ doanh nghiệp
thƣờng phải đi thuê làm tại các hộ gia đình chuyên gia công bằng các phƣơng pháp
đó nhƣ tiện, dập, khoan…

17



1.2.2.2. Quy trình công nghệ đúc gang và các mối nguy hại
Hình 4. Quy trình công nghệ đúc gang và các môi nguy hại
Nguyên-nhiên-vật liệu
- Gang phế liệu
- Than, củi
- Mn, Si ...
- Chất trợ dung: CaCO3,
đôlômit, huỳnh thạch...

- Cát khuôn
- Chất kết dính: đất sét, bột
than đá, mùn cƣa, nhựa
thông, dầu thực vât...
- Chất phủ mặt khuôn: bột
than củi, bột graphit, cát
thạch anh mịn....

- Nƣớc làm nguội
-Sơn

Quá trình SX

Nấu gang

Đúc gang

Chất ô nhiễm
- Nhiệt
- Hơi kim loại (xon khí)
- SO2, NOx, CO,CO2

- VOCs

-Nhiệt
-Bụi (chủ yếu là bụi thạch
anh)
- Hơi kim loại (xon khí)
- SO2, NOx,CO, CO2

Tác động
- Không khí
(nƣớc mƣa)

- Không khí
(nƣớc mƣa)

Tôi luyện

- Kim loại nặng

- Nƣớc mặt

Gia công
cơ khí

- Bụi kim loại
- Hơi DMHC

- Không khí

 Giai đoạn thu mua gang phế liệu

So với thép thì thành phần của gang phức tạp hơn và chứa các tạp chất có hại
nhƣ: S và P, các tạp chất này thƣờng làm giảm cơ tính của gang. Khi các phế liệu
đƣợc thu mua, ngoài mùi của các tạp chất hoá học bên ngoài, ngƣời lao động còn
chịu ảnh hƣởng do các tạp chất có trong thành phần của gang.
 Giai đoạn nấu
Lò sử dụng để nấu gang là lò gió đứng, than và gang phế liệu đƣợc cho cùng
vào lò nấu. Lớp than ở phía dƣới nên thuận lợi cho việc đốt than tạo nhiệt, còn gang
phế liệu ở phía trên than. Phía dƣới của lò nấu thiết kế một lỗ để đƣa gió vào liên
tục giúp than cháy. Khi than cháy sinh nhiệt đến nhiệt độ 1200  15000C thì gang
bắt đầu nóng chảy. Nhƣ vậy, sau một thời gian nấu trong lò gồm hỗn hợp gang nóng

18


chảy và xỉ than do cháy, lƣợng xỉ than có trọng lƣợng nhỏ nên nổi lên trên dung
dịch gang nóng chảy và đƣợc vớt bỏ. Trong quá trình nấu gang luôn tồn tại lớp xỉ
trên mặt lò, ngoài ra trong thành phần của than có chứa các tạp chất P và S sẽ làm
giảm chất lƣợng của gang nấu và gây hại cho môi trƣờng xung quanh. Vì vậy cuối
của quá trình nấu, khi gang đã nóng chảy ngƣời ta cho thêm một lƣợng nhỏ chất trợ
dung nhƣ: CaCO3, đôlômit, huỳnh thạch…, các chất này có tác dụng đông kết lƣợng
xỉ than đồng thời loại bỏ đƣợc các tạp chất không có lợi có trong gang nhƣ: P, MnS,
FeS, SiO2…
 Giai đoạn đúc
Để hoàn thành giai đoạn đúc gang ngƣời ta cũng tiến hành nhƣ các công
đoạn của đúc thép: chế tạo khuôn, lắp ráp khuôn, rót gang lỏng vào khuôn…Tuy
nhiên gang có tính đúc tốt hơn thép do có nhiệt độ nóng chảy cao hơn. Vì vậy yêu
cầu vật đúc phải có kết cấu phức tạp, tính bền nhiệt, tính lún, tính thông khí cao hơn
khuôn đúc thép.
Do cách thức đúc của gang và thép là nhƣ nhau, chỉ khác ở chất lƣợng của
khuôn đúc nên trong quá trình đúc gang tồn tại nhiều yếu tố nguy hiểm ảnh hƣởng

đến sức khoẻ và tính mạng của ngƣời lao động. Nguy cơ bị tai nạn lao động do cơ
cấu thiết bị nâng không an toàn, nguy cơ bỏng do quá trình vận chuyển gang lỏng
và nguy cơ mắc các bệnh về hệ vận động do quá trình làm khuôn
 Giai đoạn tôi luyện
Tính đúc của gang cao nên sau khi đúc gang phải trải qua tôi luyện để tăng
cơ tính, tăng khả năng chống va đập, mài mòn… Gang đúc xong đƣợc qua nhiệt
một thời gian sau đó đƣợc làm nguội đột ngột bằng nƣớc. Mặc dù không qua gia
đoạn ủ nhƣ thép nhƣng lƣợng nhiệt và hơi khí độc phát sinh từ bể tôi, lƣợng khí này
gồm nhiều thành phần phức tạp hơn tại bể tôi của thép do thành phần của gang chứa
nhiều tạp chất có hại.
 Giai đoạn gia công và thành phẩm
Các phƣơng pháp gia công gang cũng giống nhƣ gia công thép. Tại các phân
xƣởng gia công gang ngƣời lao động không đƣợc trang bị đầy đủ trang thiêt bị bảo
vệ cá nhân, mà thành phần của gang lại chứa nhiều các tạp chất có hại, nên lƣợng

19


bụi kim loại chứa nhiều các loại độc chất. Ngƣời lao động thƣờng mắc các bệnh về
hệ hô hấp, và có các nguy cơ tai nạn trong quá trình vận chuyển sản phẩm.
1.2.2.3. Quy trình công nghệ đúc đồng và các mối nguy hại
Hình 5. Quy trình công nghệ đúc đồng và các mối nguy hại
Nguyên-nhiên-vật liệu
- Đồng phế liệu
- Than, củi
- Zn, Sn, Pb
- Tro, mùn cƣa...

- Đất sét, trấu
- Chất phủ mặt khuôn: bột

graphit, bột than....

Quá trình SX

Chất ô nhiễm
- Nhiệt
- Bụi
- Hơi kim loại (xon
khí)
- SO2, NOx,CO,CO2
- VOCs

Nấu đồng

Tác động
- Không khí
(nƣớc mƣa)

Đúc đồng

-Nhiệt
-Bụi
- Hơi kim loại (xon
khí)

- Không khí
(nƣớc mƣa)

Gia công
cơ khí


- Bụi kim loại

- Không khí

 Giai đoạn thu mua đồng phế liệu
Cũng giống nhƣ phế liệu thép và gang, phế đồng đƣợc thu mua với lƣợng lớn
và chất lƣợng không cao. Tuy nhiên trong quá trình thu mua, ngƣời lao động lại bị
ảnh hƣởng ở mức khác nhau do ảnh hƣởng của bụi chứa đồng và bụi phấn chì.
 Giai đoạn nấu
Đồng phế liệu đƣợc nấu bằng lò đốt thủ công, nồi nấu vật liệu làm bằng vật
liệu phấn chì (graphit), thành lò là lớp gạch chịu lửa (samốt), ở giữa thành lò và nồi
nấu có khoảng trống để sinh nhiệt, trên miệng lò có bố trí một lỗ thoát khí, bên cạnh
thành lò có lỗ để múc đồng nóng chảy. Sau khi đồng phế liệu đã đƣợc cho vào nồi
nấu, ngƣời lao động sẽ đốt củi và than để tạo nhiệt cho lò, nhiệt độ phần bên trong
nồi nấu: 800  10000C còn phần không gian trong thành lò là: 14000C. Trung bình
một mẻ nấu đồng mất khoảng 45  60 phút, sau khi đồng đã nóng chảy ngƣời ta rắc
ít trấu gio để tạo váng với các tạp chất của đồng phát sinh trong quá trình nấu. Các
tạp chất này sẽ nổi lên trên miệng nồi và rất thuận lợi cho việc vớt chúng ra.

20


 Giai đoạn đúc
Nguyên liệu làm khuôn đồng là đất sét và phấn chì, sau khi khuôn đã đƣợc
đúc theo hình dáng và kích thƣớc của vật đúc ngƣời ta rắc đều bột phấn chì lên
khuôn rồi phơi khô khuôn. Quá trình rót đồng vào khuôn đƣợc thực hiện rất thủ
công, ngƣời lao động dùng một chiếc gáo làm bằng sắt, cán cần bằng vật liệu cách
nhiệt múc đồng lỏng qua lỗ ở thành lò rồi đổ vào khuôn đúc. Công việc cứ liên tục
cho đến khi hết một mẻ đồng nấu.

 Giai đoạn gia công và thành phẩm
Đồng cũng đƣợc sử dụng các phƣơng pháp gia công nhƣ gang và thép. Tại
làng nghề các sản phẩm đồng chỉ làm ở mức thủ công lên phƣơng pháp gia công
chủ yếu là mài, tiện và đánh bóng. Quá trình gia công đồng thƣờng phát sinh ra các
loại bụi kim loại của đồng và chì, trong khi ngƣời lao động lại không đƣợc trang bị
khẩu trang, mặt nạ, găng tay.
1.2.2.4. Quy trình chế tạo khuôn và lõi khuôn
 Công đoạn chế tạo khuôn và lõi khuôn
Hỗn hợp làm khuôn và lõi khuôn bao gồm cát, đất sét, chất kết dính và chất
phụ:
+ Cát là thành phần chủ yếu của hỗn hợp làm khuôn và lõi khuôn. Thành
phần hóa học chủ yếu của cát là SiO2, ngoài ra còn một số các tạp chất khác.
+ Đất sét thành phần chủ yếu là cao lanh có công thức là mAl2O3. nSiO2.
qH2O. Ngoài ra còn một số các tạp chất khác nhƣ: CaCO3, Fe2O3, Na2CO3. Khi có
lƣợng nƣớc thích hợp đất sét sẽ dẻo và dính, khi sấy khô độ bền tăng nhƣng dòn, dễ
vỡ. Nếu đất sét trộn với cát với tỷ lệ vừa đủ sẽ làm tăng độ bền, dẻo của khuôn.
+ Chất kết dính là những chất đƣợc đƣa vào hỗn hợp làm khuôn để tăng độ
bền, dẻo của khuôn. Chất kết dính thƣờng dùng nhƣ dầu thực vật, các chất hòa tan
trong nƣớc (đƣờng, mật mía…), chất dính kết hóa cứng (nhựa thông, xi măng…).
+ Chất phụ là những chất để tăng tính lún, tính thông khí, tăng độ bóng bề
mặt khuôn và lõi khuôn, tăng khả năng chịu nhiệt của hỗn hợp khuôn. Các chất phụ
thƣờng là mùn cƣa, rơm, rạ, bột than, khi rót kim loại nóng chảy vào chúng sẽ bị
cháy tạo khoảng trống trong hỗn hợp, làm tăng độ xốp, độ lún và khả năng thoát khí

21


của hỗn hợp. Ngoài ra còn dùng bột thạch anh, nƣớc thủy tinh để tăng độ bóng và
tính chịu nhiệt của khuôn.
Để đáp ứng nhu cầu làm

khuôn các doanh nghiệp cần phải
dùng một lƣợng lớn vật liệu. Trung
bình cứ 1 tấn thành phẩm đúc thì
cần có 4  5 m3 vật liệu làm khuôn.
Trƣớc khi đúc hỗn hợp khuôn các
vật liệu phải qua các giai đoạn xử
lý. Cát phải đƣợc sấy khô rồi mới
đem sàng để lọc các tạp chất nhƣ:
Hình 6. Công đoạn làm khuôn
gỗ, sỏi… Đất sét pha với nƣớc để
thành vữa đất sét ở trạng thái hồ mà không cần nghiền nhỏ. Các vật liệu sau khi đã
xử lý xong đƣợc pha trộn theo thành phần. Việc pha trộn vật liệu làm khuôn phải
đảm bảo cho nƣớc, đất sét và các thành phần khác phân bố đều giữa các hạt cát. Sự
phân bố đó càng đều bao nhiêu thì chất lƣợng của vật liệu, tính thông khí, độ bền…
càng cao bấy nhiêu.
 Công đoạn sấy khuôn và lõi khuôn
Mục đích của sấy khuôn và lõi khuôn là nhằm nâng cao độ bền, độ lún tính
thông khí và làm giảm bớt khả năng tạo khí khi rót kim loại vào khuôn. Nhiệt độ
sấy thƣờng: 175  4500C và thời gian sấy tùy từng loại khuôn và lõi khuôn.
Tùy theo yêu cầu cụ thể mà có những các phƣơng pháp sấy khuôn khác
nhau:
+ Sấy bề mặt: có thể tiến hành sấy trực tiếp bề mặt khuôn nhờ rơm, rạ, than,
củi… Phƣơng pháp này dùng để sấy loại khuôn nằm trên nền xƣởng. Có thể sơn lên
bề mặt khuôn một lớp sơn dễ cháy sau đó mồi lửa để sấy khuôn.
+ Sấy thể tích: phƣơng pháp này đƣợc dùng để sấy toàn bộ khuôn bằng lò
buồng hoặc lò liên tục.

22



Chế tạo bộ mẫu

Chế tạo hỗn
hợp làm khuôn

Làm khuôn

Chế tạo hỗn
hợp làm thao
Nấu
thép và
rót
khuôn

Làm lõi

Sấy khuôn

Sấy lõi
Lắp khuôn và lõi

Dỡ khuôn
lấy vật đúc

Tháo lõi khỏi
vật đúc

Làm sạch
vật đúc


Kiểm tra

Hình 7. Quá trình sản xuất vật đúc

1.2.3. Đánh giá về công nghệ và mô hình sản xuất tại làng nghề Tống Xá
Nghề đúc ở Yên Xá không ngừng phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Ngày
nay, nghề đúc ở làng Tống Xá đã vƣơn lên đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng trong
phạm vi cả nƣớc. Cùng với sự phát triển sản xuất, công nghệ đúc kim loại cũng thay
đổi theo hƣớng tiến bộ hơn so với trƣớc đây. Những thay đổi công nghệ thể hiện ở
các điểm chính sau đây:
a) Công nghệ nấu luyện thay đổi: Bƣớc ngoặt quan trọng nhất là việc sử
dụng lò cảm ứng trung tần có khả năng nấu chảy gang thép ở nhiệt độ 1500 -17000C
thay thế lò nấu gang thép truyền thống bằng nhiên liệu than đá (1300 – 14000C).
Với sự thay đổi công nghệ nấu luyện này, làng nghề Tống Xá đã có thể cung cấp
cho thị trƣờng những sản phẩm thép chất lƣợng cao với các đặc tính cơ lý theo yêu
cầu đặt hàng. Những lợi ích của lò cảm ứng trung tần đem lại có thể nêu cụ thể nhƣ
sau:
 Có thể tạo ra đƣợc sản phẩm thép với hàm lƣợng cacbon thấp (<0,02%);

23


×