Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với lĩnh vực khai thác và chế biến thủy sản và đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân thị trấn cát hải, huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
---------------------

NGUYỄN THỊ BA LIỄU

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC KHAI
THÁC VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG
PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN THỊ TRẤN
CÁT HẢI, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
---------------------

NGUYỄN THỊ BA LIỄU

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC KHAI
THÁC VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG
PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN THỊ TRẤN
CÁT HẢI, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm


Người hướng dẫn khoa học: TS. Dư Văn Toán

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS Dƣ Văn Toán không sao chép các
công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng
đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
TÁC GIẢ

NGUYỄN THỊ BA LIỄU

i


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian và quá trình học tập, nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp,
tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn tới TS Dư Văn Toán – người đã dành
nhiều thời gian, tâm huyết trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội,
các thầy cô trong Khoa Các Khoa học Liên ngành và thầy cô các trường đại học
khác tham gia giảng dạy lớp cao học Biến đổi khí hậu khóa 5, Khoa Các khoa
học Liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng các thầy cô đang công tác tại
các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến

thức và hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo tổ chức Tầm nhìn thế giới, ban
lãnh đạo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cát Hải, cán bộ
khuyến nông thị trấn Cát Hải, chủ tịch Hội phụ nữ thị trấn Cát Hải đã hỗ trợ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS Lưu Thị Toán và anh Lê Văn Long – cán
bộ huyện đội đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập tài liệu và thực hiện đề tài.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các ban lãnh đạo thị trấn huyện Cát Hải cùng
các ngư dân tham gia đánh bắt thủy sản trên địa bàn tỉnh đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian khảo sát thu thập dữ liệu để
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể học viên lớp cao học Biến đổi khí
hậu khóa 5, Khoa Các khoa học Liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã góp ý
và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 11/2017
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

NGUYỄN THỊ BA LIỄU
ii


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký từ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi


Danh mục các biểu đồ - hình vẽ

vii

MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

7

1.1.

7

1.2.

1.3.

1.4.

Biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu
1.1.1. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới

7

1.1.2. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Việt Nam


9

Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng trong
bối cảnh biến đổi khí hậu

11

1.2.1. Các nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương trên thế giới

11

1.2.2. Các nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương ở Việt Nam

19

1.2.3. Các nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương trong lĩnh vực
khai thác và chế biến thủy sản ở Hải Phòng

24

Các khái niệm cơ sở đƣợc sử dụng trong luận văn

30

1.3.1.

Khái niệm về đánh giá

30


1.3.2.

Khái niệm tính dễ bị tổn thương

30

1.3.3.

Khái niệm về khả năng

31

1.3.4.

Khái niệm thích ứng

31

1.3.5.

Khái niệm khung sinh kế bền vững

32

Nhận xét cuối chƣơng 1

36

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU


38

2.1.

38

Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương

38

2.1.2. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu

41

2.1.3. Phương pháp đánh giá sinh kế

42

2.1.4. Công cụ SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức

42

iii


2.2.

Các số liệu thống kê


44

2.2.1. Điều kiện tự nhiên của thị trấn Cát Hải

44

2.2.2. Số liệu về khí hậu các trạm khu vực thành phố Hải Phòng

45

2.2.3. Số liệu điều tra khảo sát

47

2.2.4. Kinh tế thủy sản trong bối cảnh Biến đổi khí hậu: hiện trạng
và tương lai ở thị trấn Cát Hải, thành phố Hải Phòng

48

2.3. Nhận xét cuối chƣơng 2

53

CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG
ĐỒNG CƢ DÂN THỊ TRẤN CÁT HẢI
3.1. Đánh giá tác động của thiên tai lên huyện đảo Cát Hải

54

54

3.1.1.

Tần suất xuất hiện thiên tai

54

3.1.2.

Đánh giá mức độ tác động của các hiện tượng thiên tai tới
khai thác và chế biến thủy sản (PI)

61

3.2. Đánh giá năng lực thích ứng của ngƣời dân địa phƣơng thông qua
các nguồn vốn sinh kế

67

3.2.1. Vốn con người

67

3.2.2. Vốn vật chất

68

3.2.3. Vốn tài chính


69

3.2.4. Vốn tự nhiên

70

3.2.5. Vốn xã hội

70

3.3. Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và đề xuất các giải pháp thích
ứng với biến đổi khí hậu

72

3.3.1. Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với lĩnh vực khai
thác và chế biến thủy sản ở thị trấn Cát Hải

72

3.3.2. Thiết lập lịch mùa vụ

72

3.3.3. Lồng ghép nội dung phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai
và ứng phó với biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển
ngành đánh bắt và chế biến thủy sản địa bàn thị trấn Cát Hải

76


iv


3.4. Nhận xét cuối chƣơng 3

78

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

81

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Đọc là

1

BĐKH


Biến đổi khí hậu

2

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

3

CBTS

Chế biến thủy sản

4

CDM

Cơ chế phát triển sạch

5

CV

Tổng công suất của máy tàu

6

DTTS


Dân tộc thiểu số

7

ĐBTS

Đánh bắt thủy sản

8

GDP

Tổng sản phẩm nội địa,
Gross Domestic Product

9

IPCC

Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Intergovernmental Panel on Climate Change

10

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên
International Union for Conservation of Nature


11

KNK

Khí nhà kính

12

KTTS

Khai thác thủy sản

13

KT-XH

Kinh tế - xã hội

14

LHQ

Liên Hợp Quốc

15

MT

Môi trƣờng


16

NTT

Nhóm thông tin

17

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

18

TP

Thành Phố

19

TW

Trung Ƣơng

20

UNDP

Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
United Nations Development Programme


21

UNFCCC

Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi
Khí hậu
United Nations Framework Convention on Climate
Change

22

VN

Việt Nam

23

XDCB

Xây dựng cơ bản
vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1

Công cụ SWOT


43

Bảng 3.1

Thống kê tổng lƣợng mƣa trung bình do bão tại các trạm

57

Bạch Long Vỹ, Hòn Dấu, Phù Liễn
Bảng 3.2

Các mức cho điểm của các hiện tƣợng thiên tai

60

Bảng 3.3

Xếp hạng tần suất xuất hiện của các hiện tƣợng thiên tai

60

Bảng 3.4

Nhận thức của ngƣời dân về ảnh hƣởng của thiên tai đối

61

với khai thác thủy sản của gia đình những năm gần đây
Bảng 3.5


Nhận thức của ngƣời dân về ảnh hƣởng thiên tai đối với

62

chế biến thủy sản của gia đình những năm gần đây
Bảng 3.6

Thang điểm quy đổi mức độ tác động của BĐKH

63

Bảng 3.7

Cho điểm mức độ tác động của các hiện tƣợng thiên tai

64

Bảng 3.8

Bảng quy đổi điểm mức độ tác động đối với hoạt động khai

64

thác thủy sản
Bảng 3.9

Bảng quy đổi điểm mức độ tác động đối với hoạt động chế

64


biến thủy sản
Bảng 3.10

So sánh mức độ tác động của thiên tai và thời tiết cực đoan

65

Bảng 3.11

Cơ sở đánh giá kết quả tác động dựa trên tần suất và mức

65

độ
Bảng 3.12

Kết quả tác động tổng hợp của các hiện tƣợng thiên tai và

66

thời tiết cực đoan lên các hoạt động sản xuất
Bảng 3.13

Thang điểm để đánh giá các nguồn vốn

67

Bảng 3.14

Chỉ tiêu đánh giá nguồn vốn con ngƣời


67

Bảng 3.15

Chỉ tiêu đánh giá nguồn vốn vật chất

68

Bảng 3.16

Chỉ tiêu đánh giá nguồn vốn tài chính

69

Bảng 3.17

Chỉ tiêu đánh giá nguồn vốn tự nhiên

70

Bảng 3.18

Chỉ tiêu đánh giá nguồn vốn xã hội

71

Bảng 3.19

Đánh giá chung qua 5 nguồn vốn


71

vii


Bảng 3.20

Kết quả đánh giá tác động tổng hợp của thiên tai, năng lực

72

thích ứng và tính dễ bị tổn thƣơng của khai thác và chế biến
thủy sản
Bảng 3.21

Lịch mùa vụ

74

Bảng 3.22

Bảng Phân tích SWOT

76

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang
8

Hình 1.1

Biến động nhiệt độ toàn cầu và nồng độ CO2

Hình 1.2

Mối quan hệ giữa tính tổn thƣơng và rủi ro xảy ra thiên tai

17

Hình 1.3

Bản đồ mức độ tổn thƣơng do biến đổi khí hậu của khai
thác thủy sản của các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh tới Thừa
Thiên Huế

25

Hình 1.4

Bản đồ lƣợng giá tổn thất của khai thác thủy sản của các
tỉnh ven biển từ Quảng Ninh tới Thừa Thiên Huế

26

Hình 1.5


Tổng hợp kết quả đánh giá hiểm họa địa bàn thị trấn Cát
Hải

28

Hình 1.6

Bản đồ hiểm họa thiên tai thị trấn Cát Hải

29

Hình 2.1

Chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng

39

Hình 2.2

Khung khái niệm đánh giá năng lực thích ứng thông qua
sinh kế hộ gia đình

40

Hình 2.3

Khung sinh kế bền vững của DFID

42


Hình 2.4

Sơ đồ vị trí thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng

44

Hình 2.5

Quy trình làm mắm chắt Cát Hải

52

Hình 3.1

Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm trạm Bạch Long
Vỹ trong 50 năm từ năm 1958 tới năm 2007

55

Hình 3.2

Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm trạm Phù Liễn
trong 42 năm từ năm 1966 tới năm 2007

55

Hình 3.3

Xu thế biến đổi lƣợng mƣa trung bình năm tại trạm Hòn
Dấu, Hải Phòng trong vòng 30 năm từ năm 1980 đến năm

2009

56

Hình 3.4

Xu thế bão đổ bộ vào Hải Phòng và Quảng Ninh

57

Hình 3.5

Tỉ lệ bão trung bình từng tháng

57

Hình 3.6

Tần suất hƣớng gió giật tại trạm Bạch Long Vĩ

58

Hình 3.7

Tần suất hƣớng gió giật tại trạm Hòn Dấu

58

Hình 3.8


Tần suất hƣớng gió giật tại trạm Phù Liễn

59

ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa của châu Á và tiếp giáp với Biển
Đông, Hải Phòng chịu ảnh hƣởng của gió mùa, thu hút khoảng 31% các cơn bão
hƣớng vào Việt Nam hàng năm, đồng thời là địa phƣơng dễ chịu tác động của
thiên tai nhƣ bão, triều cƣờng, triều dâng, lũ lụt, xâm nhập mặn, hạn hán, mƣa
đá và giá rét.
Quan sát từ Trạm Khí tƣợng Thủy văn Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng) cho
thấy nhiều bằng chứng về biến đổi khí hậu nhƣ thay đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa,
các đợt lạnh bất thƣờng, mực nƣớc biển, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan...),
ghi chép cho thấy mực nƣớc biển đã tăng thêm khoảng 20 mm trong vòng 50
năm qua (Bộ TN & MT, Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu, 2008). Nƣớc biển dâng đã dẫn đến sự gia tăng của hiện tƣợng sạt lở và
lũ lụt, gây ra nhiều mất mát và thiệt hại nặng nề cho ngƣời dân địa phƣơng cũng
nhƣ tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển. Chỉ riêng năm 2012, Hải Phòng đã
phải đối mặt 8 trận bão và chỉ trong một cơn bão, 5 ngƣời đã thiệt mạng với tổng
thiệt hại về tài sản lên tới 1.000 tỷ đồng (khoảng 47 triệu USD).
Hải Phòng đƣợc xem là một trong những thành phố bị ảnh hƣởng nhất bởi
biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng nhƣ quy mô toàn cầu. Theo xếp hạng của
OECD về các thành phố trên thế giới đối mặt với những tác động mạnh nhất của
lũ lụt ven biển, tính đến những năm 2070, Hải Phòng đứng ở vị trí thứ 10 trên
thế giới trong số những thành phố có số lƣợng dân số đối mặt với các rủi ro đó.
Các tác động biến đổi khí hậu lớn chủ yếu tại Hải Phòng là nƣớc biển dâng,

thiên tai xảy nhiều hơn, gia tăng các hiện tƣợng thời tiết cực đoan và nhiệt độ.
Các ngành bị ảnh hƣởng nhiều nhất đƣợc dự báo là nông nghiệp và đánh bắt cá/
nuôi trồng thủy sản, mà các ngành này tập trung chủ yếu ở đảo Cát Hải.
Đảo Cát Hải hàng năm chịu nhiều ảnh hƣởng của thiên tai nhƣ bão, gió mùa
và nƣớc dâng. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tần suất, cƣờng độ và mức độ
ảnh hƣởng của thiên tai ngày càng tăng làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng sống và
1


sinh kế của cộng đồng trên đảo. Một số vùng cửa sông ven biển có hiện tƣợng bị
nƣớc biển xâm thực, đặc biệt mạnh tại khu vực đảo Cát Hải. Một số vùng cửa
sông nền địa chất yếu, xuất hiện nhiều vùng xoáy nguy hiểm, tình trạng xói lở
bờ sông có chiều hƣớng gia tăng, không theo quy luật nhƣ trƣớc đây. Một số
vùng bãi triều xuất hiện rất rõ tình trạng nƣớc biển dâng cao, thủy triều lên
xuống bất thƣờng…
Hơn nữa, Cát Hải là huyện đảo ven biển, địa hình thấp so với mực nƣớc
biển, do đó ảnh hƣởng nƣớc biển dâng dễ xảy ra. Bên cạnh đó, bão lụt, sạt lở,
lốc xoáy và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan sẽ tác động xấu đến các hoạt động
sinh kế, nhất là nuôi trồng và khai thác thủy sản, ảnh hƣởng đến đời sống của
cộng đồng dân cƣ huyện đảo Cát Hải.
Thị trấn Cát Hải đƣợc bảo vệ bởi một hệ thống đê biển và ngƣời dân địa
phƣơng thƣờng phải đối mặt với nƣớc biển tràn bề mặt đê khi triều dâng kết hợp
với gió mạnh. Trong nhiều năm qua, hàng năm ngƣời dân trong xã bị ảnh hƣởng
trực tiếp bởi 5-6 cơn bão với quy mô khác nhau, gây ra thiệt hại đáng kể đến tài
sảnvà các hoạt động sinh kế của ngƣời dân. Sạt lở bờ biển (xâm thực vào phía
đất liền) là một mối quan tâm lớn khác đối với ngƣời dân địa phƣơng ở thị trấn
Cát Hải và trong vòng khoảng mƣơi năm qua, hiện tƣợng sạt lở ven biển đã đã
ăn sâu về phía đất liền đến khoảng 3-4 m. Thị trấn Cát Hải rất dễ bị ảnh hƣởng
bởi rủi ro thảm họa và các tác động của biến đổi khí hậu của nhƣ bão, triều
dâng, lũ lụt, nƣớc biển dâng, lốc xoáy, xâm nhập mặn và các hiện tƣợng thời tiết

cực đoan, gây tác động đáng kể đến cuộc sống và hoạt động sinh kế của ngƣời
dân địa phƣơng, đặc biệt là cho các gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn
chủ yếu gắn bó với việc sản xuất và chế biến thủy sản. Gần đây chính quyền và
các cộng đồng địa phƣơng đang cố gắng để hỗ trợ cho việc xây dựng và củng cố
hệ thống đê biển, trồng lại và bảo vệ rừng ngập mặn ở huyện Cát Hải, trong đó
thị trấn Cát Hải: 30 ha). Tuy nhiên, những biện pháp giảm nhẹ này vẫn chƣa đủ
hiệu quả.

2


Trong lịch sử, huyện Cát Hải nói chung và thị trấn Cát Hải nói riêng thƣờng
xuyên đối mặt với thiên tai (từ tháng Sáu đến tháng Mƣời -Âm lịch)
Trong năm 2005, 3 trong 9 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới tiến vào biển
Đông trực tiếp đổ bộ vào huyện Cát Hải chỉ trong vòng hai tháng (tháng Bảytháng Chín). Bão đã gây ra lũ lụt cho tất cả khu vực nuôi trồng thủy sản của
huyện (1.400 ha), sản xuất muối (142 ha), gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất
nuôi trồng thủy sản, nuôi cá lồng, kinh doanh du lịch. Tổng thiệt hại là khoảng
54 tỷ đồng (khoảng 2,3 triệu USD).
Trong năm 2006, cơn bão số 3 gây ra mƣa lớn trên địa bàn huyện, dẫn đến
ngập lụt lớn cho sản xuất nông nghiệp.
Trong năm 2008, 6 trong số 8 trận bão và 2 áp thấp nhiệt đới tiến vào biển
Đông đã trực tiếp đổ bộ vào huyện Cát Hải.
Chỉ trong năm 2012, 3 trong 8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới tiến vào biển Đông
đã trực tiếp đổ bộ vào huyện Cát Hải; cơn bão số 8 (SONTINH) đã gây ra tổn
thất và thiệt hại đáng kể cho cộng đồng địa phƣơng huyện Cát Hải. Cơn bão đã
khiến 2 ngƣời chết, 110 ngôi nhà bị tốc mái, 13 tàu thuyền và 79 phƣơng tiện
vận tải biển bị chìm, 55 lồng bè cá bị hƣ hỏng, đê bị vỡ và sạt lở, 146 tấn thủy
sản v.v...Tổng thiệt hại vào khoảng 69 tỷ đồng (khoảng 2,8 triệu USD).
Chỉ trong riêng 9 tháng đầu năm 2013, 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào huyện
Cát Hải. Tổng thiệt hại từ cơn bão số 2 là khoảng 100 tỷ đồng (khoảng 4,2 triệu

USD).
Các nhóm dễ bị tổn thƣơng nhất đƣợc xác định là các hộ gia đình đánh cá,
các hộ sản xuất nuôi trồng thủy sản, các hộ sản xuất muối và các hộ sản xuất
nông nghiệp. Do những tổn thất nghiêm trọng có thể xảy ra do thiên tai, ngƣời
dân địa phƣơng đôi khi mạo hiểm sức khỏe và an toàn của họ trong các tình
huống nguy hiểm để bảo vệ tài sản của mình. Có những trƣờng hợp mà các hộ
gia đình sau khi đƣợc sơ tán đã trở lại để cứu tài sản của mình trên biển và đã bị
mắc kẹt trong một khu vực không thể tiếp cận.

3


Tại địa bàn khu vực nghiên cứu, hiện mới chỉ có dự án HRCD (Hải
Phòng tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu) đang đƣợc Tổ chức
Tầm nhìn thế giới triển khai từ năm 2014. Tuy nhiên dự án mới chỉ tập trung
vào việc nghiên cứu tổng quát các sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng các huyện
Cát Hải (xã Văn Phong, xã Hoàng Châu, thị trấn Cát Hải), TP Hải Phòng
(phƣờng Vạn Mỹ, phƣờng Máy Chai), huyện Tiên Lãng (xã Đông Hƣng, xã
Tiên Hƣng, xã Vinh Quang). Hiện nay, vẫn chƣa có một công trình khoa học
nghiên cứu chuyên sâu về mặt sinh kế nói chung và nghề khai thác và chế biến
thủy sản nói riêng của ngƣời dân thị trấn Cát Hải, đặc biệt là trong bối cảnh
BĐKH. Vì vậy, đề tài: “Đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với lĩnh vực khai
thác và chế biến thủy sản và đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí
hậu của cộng đồng cư dân thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng”
đƣợc lựa chọn và triển khai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện với các mục tiêu sau đây:
- Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực khai
thác và chế biến thủy sản.
- Phân tích các nhận định của ngƣời dân về mức độ tác động của thiên tai,

thời tiết cực đoan và BĐKH đối với các hoạt động khai thác và chế biến thủy
sản tại huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng;
- Đánh giá năng lực thích ứng của ngƣời dân trƣớc những tác động của
hiện tƣợng thiên tai, BĐKH.
- Đề xuất các giải pháp thích ứng
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: hoạt động khai thác và chế biến thủy sản trƣớc tác
động của biến đổi khí hậu.
* Phạm vi nghiên cứu: Cộng đồng dân cƣ thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải,
TP Hải Phòng.
4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu trong đề tài này tập trung đánh giá tính dễ bị tổn
thƣơng của lĩnh vực khai thác và chế biến thủy sản, tần suất và mức độ tác động
4


của BĐKH, khả năng ứng phó của cộng đồng dân cƣ với lĩnh vực khai thác và
chế biến thủy sản trong bối cảnh Biến đổi khí hậu.
Nội dung nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
- Mô tả các hiện tƣợng thiên tai tác động tới địa bàn thị trấn Cát Hải, huyện
Cát Hải, TP. Hải Phòng;
- Đánh giá khả năng thích ứng của cộng đồng cƣ dân địa phƣơng và đề xuất
các giải pháp thích ứng trong bối cảnh biến đổi khí hậu
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Những hiện tƣợng thiên tai có thể gia tăng do BĐKH và có tác động xấu
đến hệ thống sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Hiểu biết đầy đủ những tác động
này, và nếu đƣợc truyền thông hiệu quả, sẽ góp phần giảm thiểu tính dễ bị tổn
thƣơng và nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng thị
trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng.
- BĐKH có thể tác động theo những cách khác nhau tới các hộ gia đình dƣới

các hình thức mất sinh kế, tài sản và việc làm.
- Ngƣời dân địa phƣơng đã có những biện pháp ứng phó linh hoạt trƣớc
những tác động của BĐKH
6. Những đóng góp của đề tài
* Ýnghĩa khoa học
Luận văn sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi để đánh giá mức độ
tác động của các hiện tƣợng thiên tai theo quan điểm của ngƣời dân địa phƣơng;
bên cạnh đó luận văn cũng sử dụng khái niệm mới nhất về tính dễ bị tổn thƣơng
của IPCC và khung khái niệm về sinh kế bền vững để đánh giá tính dễ bị tổn
thƣơng đối với lĩnh vực khai thác và chế biến thủy sản, đồng thời đánh giá đƣợc
năng lực thích ứng của cộng đồng dân cƣ huyện Cát Hải, TP Hải Phòng trƣớc
những tác động của BĐKH.
* Ýnghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học, luận văn hy vọng mô tả đƣợc đầy
đủ những tác động của BĐKH đến sự thay đổi các hoạt động khai thác và chế
biến thủy sản, thu nhập của ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu, và nhận biết đƣợc
5


những kinh nghiệm và kiến thức bản địa mà ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu
đã áp dụng trong việc ứng phó trƣớc những tác động đó. Đồng thời đề xuất đƣợc
các giải pháp thích ứng có tính ứng dụng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung Luận văn đƣợc trình bày trong 3
chƣơng với nội dung chủ yếu sau đây:
Chương 1. Tổng quan tài liệu: Nội dung của chƣơng này tập trung vào
biểu hiện của biến đổi khí hậu và đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí
hậu, đặc biệt đối với ngành thủy sản.
Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Chƣơng này giới thiệu
các phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn liên quan tới tính dễ bị tổn thƣơng do

biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó liên quan đến hoạt động đánh bắt thủy
sản và các chính sách hiện hành trong lĩnh vực thủy sản.
Chương 3. Kết quả và thảo luận: Chƣơng này đƣa ra các kết quả phân tích
đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng đối với ngành khai thác và chế biến thủy sản do
biến đổi khí hậu, đồng thời đƣa ra các giải pháp giảm thiểu mức độ tổn thƣơng
do biến đổi khí hậu lên lĩnh vực sinh kế này.

6


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu

1.1.1. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới
Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
(IPCC) cho thấy, sự ấm lên của khí hậu toàn cầu là rõ ràng và từ những năm
1950 có nhiều thay đổi chƣa từng có trong nhiều thập kỷ hoặc thiên niên kỷ
trƣớc đó. Khí quyển và đại dƣơng đã trở nên nóng hơn, lƣợng tuyết và băng đã
giảm đi và mực nƣớc biển đã tăng lên. Về nguyên nhân, IPCC cho rằng, phát
thải khí nhà kính do con ngƣời là nguyên nhân chính gây ra của sự ấm lên toàn
cầu và biến đổi khí hậu.
Vào cuối thế kỷ XIX, các nhà khoa học đã bắt đầu nhận thấy mầm mống
của biến đổi khí hậu, tuy nhiên tại thời điểm đó ngƣời ta chƣa nhận thức đƣợc
hậu quả của nó ngày nay. Tới năm 1896, Svante Arrherius – một nhà hóa học
Thụy Điển đã đƣa ra kết lu ận việc đốt than trong công nghiệp sẽ làm gia tăng
nhanh chóng hiệu ứng nhà kính. Kết luận của Svante Arrherius về mức độ ảnh
hƣởng của khí nhà kính nhân tạo rằng nếu lƣợng khí nhà kính tăng gấp đôi thì

nhiệt độ trung bình của toàn cầu sẽ tăng vài độ C, điều này gần nhƣ trùng khớp
với mô hình khí hậu đang đƣợc sử dụng hiện nay.
Cho tới nay, IPCC đã xuất bản báo cáo lần thứ 4 vào năm 2007, đây là một
trong các tài liệu quan t rọng nhất về biến đổi khí hậu. Theo IPCC (2007), sự ấm
lên của khí hậu là điều chắc chắn. Hàm lƣợng khí CO2, loại khí nhà kính quan
trọ ng nhất trong bầu khí quyển toàn cầu, dao động ở mức 200-300 ppm trong
suốt 800.000 năm qua, nhƣng đã tăng lên ở mức khoảng 387 ppm trong 150 năm
qua, chủ yếu là do đốt nhiên liệu hóa thạch và một nguyên nhân nhỏ hơn là từ
hoạt động sản xuất nông nghiệp và thay đổi việc sử dụng đất. Các quan trắc khí
tƣợng đƣợc định lƣợng chi tiết và đến nay đã thu thập đƣợc dãy số liệu khí hậu
chính xác trong hơn một thế kỷ qua. Những số liệu cho thấy nhiệt độ không khí
trung bình toàn cầu trong thế kỷ 20 đã tăng lên 0,74oC ( 0,2oC); trên đất liền
7


tăng nhiều hơn trên biển và giai đoạn 1995 – 2006 đƣợc xếp vào danh sách 12
năm nóng nhất trong lịch sử quan trắc nhiệt độ [34]

Hình 1.1. Biến động nhiệt độ toàn cầu và nồng độ CO2 [34]
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang gây ra những tác động tiêu cực tới
các hệ thống tự nhiên, nhân tạo và con ngƣời trên toàn thế giới. Sự thay đổi về
nhiệt độ, lƣợng mƣa đã gây ra sa mạc hóa, hạn hán, lũ lụt…, gây tác hại cho tài
nguyên nƣớc, tài nguyên đất, ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro
lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội. Mực nƣớc biển dâng
cao đe dọa làm ngập chìm các hòn đảo, các khu vực đất thấp, làm thay đổi toàn
bộ đời sống, sinh hoạt của con ngƣời. Sự gia tăng cáchiệntƣợng thời tiết cực
đoan nhƣ bão, lũ, lũ quét… cũng gây thiệt hại lớn cho các quốc gia. Theo ƣớc
tính của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ trung bình của trái đất tăng từ 1,5 đến
2,5oC so với thời kỳ tiền công nghiệp, khoảng 20% - 30% các loài sinh vật sẽ
đứng bên bờ tuyệt chủng. Nếu nhiệt độ trung bình của trái đất tăng hơn 4oC thì

sẽ chỉ còn rất ít các hệ sinh thái có khả năng thích ứng đƣợc, hơn 40% hệ sinh
thái sẽ chuyển đổi và rất nhiều hệ sinh thái sẽ biến mất hoặc sụp đổ trên quy mô
toàn cầu. Bên cạnh đó, nếu mực nƣớc biển dâng cao 1m, hàng triệu ngƣời có thể
mất nhà cửa và hàng nghìn ha đất canh tác bị ngập lụt, gây thiệt hại hàng trăm tỷ
USD. Nhiều quốc đảo có độ cao dƣới 3m so với mặt nƣớc biển nhƣ Kiribati,
Tuvalu,... sẽ mất phần lớn diện tích và một vài nƣớc khác sẽ biến mất khi nƣớc
biển dâng cao 1m.
Sự nóng lên toàn cầu rất rõ ràng với những biểu hiện của sự tăng nhiệt độ
không khí và đại dƣơng, sự tan băng diện rộng và qua đó là mức tăng mực nƣớc
biển trung bình toàn cầu.
8


Biến đổi khí hậu tác động lên tất cả các thành phần môi trƣờng bao gồm
cả các lĩnh vực của môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội và sức khoẻ con
ngƣời trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ tác động của biến đổi khí hậu
có khác nhau: nghiêm trọng ở các vùng có vĩ độ cao và ít hơn tại các vùng khác,
sẽ lớn hơn ở các nƣớc nhiệt đới, nhất là các nƣớc đang phát triển công nghiệp
nhanh ở Châu Á. Trong đó, những ngƣời nghèo, những ngƣời ít góp phần gây ra
biến đổi khí hậu nhất thì lại phải chịu những thiệt hại sớm nhất và nghiêm trọng
nhất về phát triển con ngƣời do biến đổi khí hậu gây ra [6].
Cho tới nay, vấn đề BĐKH đã, đang và sẽ tác động lên các lĩnh vực năng
lƣợng, nƣớc, lƣơng thực, văn hóa, kinh tế, ngoại giao, xã hội, việc làm, thƣơng
mại, làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu
nhƣ:
- Sự thay đổi về nhiệt độ, lƣợng mƣa đã gây ra sa mạc hóa, hạn hán, lũ
lụt…, gây tác hại cho tài nguyên nƣớc, tài nguyên đất, ảnh hƣởng đến sản xuất
nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội.
- Mực nƣớc biển dâng cao đe dọa làm ngập chìm các hòn đảo, các khu vực
đất thấp, làm thay đổi toàn bộ đời sống, sinh hoạt của con ngƣời.

- Sự gia tăng cáchiệntƣợng thời tiết cực đoan nhƣ bão, lũ, lũ quét… cũng
gây thiệt hại lớn cho các quốc gia.
1.1.2. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu đƣợc nghiên cứu nhiều sau khi Việt Nam
tham gia ký công ƣớc khung liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) năm
1992 và sau đó là tham gia nghị định thƣ Kyoto năm 1998. Nhiều nhà khoa học
Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu về BĐKH nhƣ Giáo sƣ Nguyễn Đức Ngữ với sự
ra đời cuốn sách Biến đổi khí hậu, nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật năm 2008
[6], và nhiều nhà khoa học khác cũng tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu này. Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng là đơn vị nhà nƣớc Việt Nam chủ trì các hoạt động
liên quan đến biến đổi khí hậu.

9


Trong vài thập kỷ vừa qua, ở Việt Nam đã xuất hiện các đợt nắng nóng, rét
đậm rét hại, hạn hán, mƣa lớn, lũ lụt kỉ lục. Nhiều cơn bão mạnh xuất hiện với
đƣờng đi phức tạp… gây nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội và môi trƣờng.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy các diễn biến bất thƣờng nói trên phù hợp
với xu thế của biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng khốc liệt hơn.
Ở Việt Nam, nhiệt độ trung bình năm đã tăng 0,5 – 0,7 oC trong khoảng 50
năm qua. Trong 3 thập kỷ gần đây, 1981 – 2010, số đợt không khí lạnh qua Bắc Bộ
giảm rõ rệt, trung bình từ 29 đợt/ năm xuống còn 24 đợt/ năm. Trong thời kỷ 1960
– 2007, số cơn bão hoạt động trên Biển Đông tăng lên với tốc độ 0,45 cơn/thập
kỷ. Số cơn bão ảnh hƣởng đến Việt Nam cũng tăng lên trung bình 0,226
cơn/thập kỷ, tỉ trọng bão ảnh hƣởng đến khu vực phía Nam tăng lên. Số ngày
mƣa phùn trung bình năm ở phía Bắc giảm rõ rệt, từ 35,8 ngày trong thập kỷ
1971 - 1980, xuống còn 14,5 ngày/năm trong 10 năm gần đây. Biến động của
lƣợng mƣa trong 9 thập kỷ vừa qua không nhất quán, có giai đoạn tăng lên và có
giai đoạn giảm xuống. Trên lãnh thổ Việt Nam, xu thế biến động của lƣợng mƣa

cũng rất phức tạp, tăng lên trên hầu hết khu vực phía Nam và giảm đi trên các
khu vực phía Bắc. Trong 50 năm qua, mực nƣớc biển trung bình trên các đoạn
bờ biển Việt Nam tăng 2,5 - 3,0cm/1 thập kỷ [1], [3], [5].
Trong khuôn khổ của Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu,
năm 2009 Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã xây dựng và công bố kịch bản biến
đổi khí hậu, nƣớc biển dâng cho Việt Nam dựa trên kịch bản phát thải khí nhà
kính và kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu của Ban liên chính phủ về biến đổi
khí hậu (IPCC). Tuy nhiên kịch bản năm 2009 chỉ chi tiết đến vùng khí hậu và
vùng biển của Việt Nam, trong khi đó yêu cầu thực tiễn cần có kịch bản chi tiết
tới cấp tỉnh và nhỏ hơn. Vì vậy năm 2011, Bộ Tài nguyên Môi trƣờng đã cập
nhật bổ sung dữ liệu, kiến thức mới về hệ thống khí hậu và đƣa ra các kịch bản
chi tiết hơn phù hợp với thực tiễn. Cho đến này, Bộ đã xây dựng 03 kịch bản
biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng cho Việt Nam lần lƣợt năm 2009, năm 2011
và năm 2016 [1].
10


Kịch bản năm 2011 xây dựng dựa trên các sản phẩm của mô hình hoàn lƣu
khí quyển toàn cầu AGCM của Viện nghiên cứu Khí tƣợng Nhật Bản (MRI); mô
hình khí hậu khu vực PRECIS của Vƣơng quốc Anh; các phần mềm thống kê
SDSM của Hoa Kỳ; SIMCLIM của New Zealand. Các kịch bản khí hậu đƣợc
xây dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính toàn cầu bao gồm: Kịch bản
phát thải thấp B1; kịch bản phát thải trung bình (B2,A1B); kịch bản phát thải cao
(A2,A1, FI).
Kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng cho Việt Nam năm 2016 đƣợc
cập nhật theo lộ trình đã đƣợc xác định trong Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi
khí hậu, nhằm cung cấp những thông tin mới nhất về diễn biến, xu thế biến đổi
của khí hậu và nƣớc biển dâng trong thời gian qua và kịch bản biến đổi khí hậu
và nƣớc biển dâng trong thế kỷ 21 ở Việt Nam.
1.2.


Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng trong
bối cảnh Biến đổi khí hậu

1.2.1. Các nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương trên thế giới
Tính dễ bị tổn thƣơng (vulnerability – V) và rủi ro (risk – R) là những
khái niệm quan trọng khi nghiên cứu về thiên tai và BĐKH. Không có một định
nghĩa chính xác về tính tổn thƣơng hay rủi ro vì hai khái niệm này đƣợc sử dụng
rất linh hoạt trong các bối cảnh nghiên cứu khác nhau. Có nhiều khái niệm về
tính dễ bị tổn thƣơng (TDBTT) và việc sử dụng thuật ngữ liên quan đến tính dễ
bị tổn thƣơng. TDBTT thƣờng đi kèm với các nguy cơ tự nhiên nhƣ lũ lụt, hạn
hán và nguy cơxã hội nhƣ nghèo đói, vv…Gần đây, khái niệm này đƣợc sử dụng
rộng rãi trong bối cảnh BĐKH để biểu thị mức độ thiệt hại mà một khu vực dự
kiến sẽ bị ảnh hƣởng do các tác động khác nhau của BĐKH. Có nhiều nghiên
cứu về TDBTT trên thế giới và khái niệm về TDBTT cũng khác nhau tùy theo
quan điểm của những nhà nghiên cứu. Cụ thể, một số định nghĩa về TDBTT
điển hình nhƣ sau:
Chamber (1983) định nghĩa TDBTT có 2 mặt. Một mặt là rủi ro bên
ngoài, các cú sốc mà một cá nhân hoặc hộ gia đình phải chịu từ các tác động của
11


BĐKH và một mặt là nội bộ bên trong đó là sự không có khả năng bảo vệ, có
nghĩa là thiếu phƣơng tiện để đối phó mà không bị thiệt hại [20].
O'brien và Mileti (1992) đã thử nghiệm TDBTT đối với BĐKH và khẳng
định rằng bên cạnh sự ổn định và giàu có về kinh tế, khả năng chống chịu của
dân cƣ với các cú sốc về môi trƣờng, cấu trúc và tình trạng sức khỏe của ngƣời
dân có thể đóng một vai trò quan trọng quyết định đến TDBTT. Tuổi tác là một
vấn đề quan trọng vì ngƣời già và trẻ em vốn là những đối tƣợng dễ bị tổn
thƣơng do những rủi ro môi trƣờng và nguy cơphơi lộ. Dân số trong độ tuổi lao

động và có sức khỏe tốt có nhiều khả năng đối phó và do đó ít bị tổn thƣơng hơn
khi đối mặt với nguy cơphơi lộ.
Blaikie và cộng sự (1994) định nghĩa TDBTT là các đặc điểm của một
ngƣời hoặc một nhóm ngƣời về khả năng của họ để dự đoán trƣớc, đối phó với,
chống chịu và phục hồi từ các tác động của các nguy cơ tự nhiên và khẳng định
rằng TDBTT có thể đƣợc đánh giá thông qua khả năng chống chịu và mức độ
nhạy cảm [19].
Watson và cộng sự (1996) định nghĩa TDBTT nhƣ mức độ mà BĐKH có
thể gây thiệt hại hoặc gây tổn hại cho một hệ thống, không chỉ phụ thuộc vào
mức độ nhạy cảm của hệ thống đó mà còn về năng lực thích ứng với các điều
kiện khí hậu mới.
Atkins và cộng sự (1998) đã nghiên cứu các phƣơng pháp đo lƣờng
TDBTT và xây dựng một sự kết hợp chỉ số TDBTT thích hợp cho các nƣớc
đang phát triển. Các chỉ số dễ bị tổn thƣơng tổng hợp đã đƣợc trình bày cho một
mẫu của 110 nƣớc phát triển có số liệu thích hợp có sẵn. Các chỉ số cho thấy
rằng các quốc gia nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thƣơng khi so sánh với các quốc gia lớn.
Giữa các quốc gia nhỏ, Cape Verde và Trinidad và Tobago, đƣợc ƣớc tính có
TDBTT tƣơng đối thấp còn phần lớn đƣợc ƣớc tính có TDBTT tƣơng đối cao;
và các nƣớc nhƣTonga, Antigua và Barbedas có TDBTT cao đối với các yếu tố
kinh tế và môi trƣờng bên ngoài [18].
12


Handmer và cộng sự (1999) đã nghiên cứu các cơ chế đối phó với cú sốc
môi trƣờng hoặc nguy cơgây ra tổn thƣơng về mặt sinh lý. Các yếu tố nhƣsự ổn
định về thể chế và chất lƣợng của cơ sở hạ tầng công cộng là rất quan trọng
trong việc xác định TDBTT đối với BĐKH. Một xã hội với cơsở hạ tầng công
cộng thích hợp sẽ có thể đối phó với một mối nguy một cách hiệu quả và do đó
làm giảm TDBTT. Một xã hội nhƣ vậy có thể đƣợc xem nhƣmột xã hội có
TDBTT thấp. Nếu không có năng lực thể chế liên quan đến các kiến thức về các

hiện tƣợng và năng lực đối phó, thì TDBTT cao có khả năng chuyển rủi ro về
sinh lýthành một tác động đến dân số [28].
Theo Adger (1999), TDBTT là mức độ mà một hệ thống tự nhiên hoặc xã
hội dễ bị thiệt hại do BĐKH. Nó đƣợc coi là một hàm của hai thành phần: ảnh
hƣởng có thể có của một hiện tƣợng đến con ngƣời, đƣợc gọi là năng lực hoặc
TDBTT về mặt xã hội và rủi ro về một hiện tƣợng nhƣvậy có thể xảy ra, thƣờng
đƣợc gọi là sự phơi lộ(exposure) [15].
Kasperson và cộng sự (2000) định nghĩa TDBTT nhƣ mức độ mà một hệ
thống dễ bị thiệt hại do bị phơi lộ với một nhiễu loạn hoặc căng thẳng và thiếu
năng lực hoặc các biện pháp để đối phó, phục hồi hoặc thích ứng một cách
cơbản để trở thành một hệ thống mới hoặc sẽ bị mất đi vĩnh viễn.
Chris Easter (2000) đã xây dựng một chỉ số TDBTT đối với các quốc gia
khối thịnh vƣợng chung, dựa trên hai nguyên tắc. Đầu tiên là tác động của các
cú sốc bên ngoài mà quốc gia này đã bị ảnh hƣởng và thứ hai là khả năng chống
chịu của một quốc gia để chống cự và phục hồi từ những cú sốc nhƣ vậy. Phân
tích sử dụng một mẫu của 111 nƣớc đang phát triển trong đó có 37 nƣớc nhỏ và
74 nƣớc lớn mà có sẵn dữ liệu có liên quan. Kết quả cho thấy trong số 50 nƣớc
dễ bị tổn thƣơng nhất, có 33 nƣớc nhỏ trong đó có 27 nƣớc kém phát triển nhất
và 23 hòn đảo. Trong khi đó, trong 50 quốc gia ít bị tổn thƣơng nhất, chỉ có hai
tiểu bang [21].
Moss và cộng sự (2001) đã xác định mƣời đại diện cho năm lĩnh vực nhạy
cảm liên quan đến khí hậu đó là mức độ nhạy cảm về định cƣ, an ninh lƣơng
13


thực, sức khỏe con ngƣời, hệ sinh thái và nguồn nƣớc và bảy đại diện cho ba
lĩnh vực đối phó và năng lực thích ứng, năng lực kinh tế, nguồn nhân lực và
năng lực tài nguyên môi trƣờng hay tự nhiên. Các đại diện đã đƣợc tổng hợp
thành các chỉ số ngành, các chỉ số về mức độ nhạy cảm và các chỉ số đối phó
hoặc năng lực thích ứng và cuối cùng là xây dựng các chỉ số về khả năng chống

chịu TDBTT đối với BĐKH.
Dolan và Walker (2003) đã thảo luận các khái niệm về TDBTT và trình
bày một khung tích hợp đa cấp để đánh giá TDBTT và năng lực thích ứng.
Những yếu tố quyết định năng lực thích ứng bao gồm khả năng tiếp cận và phân
phối của cải, công nghệ, và thông tin, nhận thức và quan điềm về rủi ro, vốn xã
hội và các khung thể chế quan trọng để giải quyết các nguy cơcủa BĐKH.
Chúng đƣợc xác định ở cấp độ cá nhân và cộng đồng và nằm trong phạm vi khu
vực thiết lập, quốc gia và quốc tế. Kiến thức truyền thống và địa phƣơng là chìa
khóa để thiết kế và thực hiện nghiên cứu và cho phép kết quả có liên quan tại địa
phƣơng có thể hỗ trợ trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và quản lýhiệu quả
hơn tại các khu vực ven biển xa xôi hẻo lánh [25].
Katharine Vincent (2004) đã tạo ra một chỉ số để đánh giá thử nghiệm
mức độ tƣơng đối của dễ TDBTT về mặt xã hội đối với sự thay đổi nguồn nƣớc
do tác động của BĐKH và cho phép so sánh chéo giữa các nƣớc ở châu Phi. Một
chỉ số tổng hợp TDBTT về mặt xã hội đƣợc tính bằng cách lấy trung bình của
năm chỉ số phụ thành phần, đó là các chỉ số về sự giàu có và ổn định về mặt
kinh tế, cơcấu dân số, ổn định thể chế và chất lƣợng cơsở hạ tầng công cộng, sự
kết nối toàn cầu và sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Kết quả chỉ ra rằng
thông qua việc sử dụng các dữ liệu hiện tại, Niger, Sierra Leone, Burundi,
Madagascar và Burkina Faso là những nƣớc dễ bị tổn thƣơng nhất ở châu Phi.
USEPA - Cục Bảo vệ Môi trƣờng Hoa kỳ (United State Environment
Protection Agency, 2006) định nghĩa tính tổn thƣơng của một hệ thống là mức
độ tổn thất của hệ thống đó dƣới tác động của một áp lực nào đó từ bên ngoài
hay bên trong hệ thống.
14


×