Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.65 KB, 9 trang )

Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 2):

Trẻ sơ sinh hay trớ có nên gối cao đầu?

Trẻ sơ sinh không nên gối cao đầu.
Tôi mới sinh con đầu lòng được mấy tháng, cháu hoàn toàn khỏe mạnh
nhưng cứ mỗi lần cho bú xong đặt cháu ngủ được lúc thì lại bị trớ sữa. Có người
khuyên gối cao đầu lên, có người lại khuyên không được gối cao đầu vì gây nghẹo
cổ khó thở. Tôi không biết làm thế nào là đúng, xin quý báo tư vấn.

Do đặc điểm giải phẫu sinh lý về dạ dày và ruột mà trẻ sơ sinh dễ bị nôn,
các đặc điểm đó là: vận động của thực quản yếu, các lớp cơ phát triển chưa hoàn
thiện, thức ăn đi qua chậm, dễ bị tắc đọng, lớp cơ ở tâm vị phát triển không tốt, bị
lỏng lẻo, đóng không chặt làm cho thức ăn trong dạ dày chảy ngược lên thực quản,
do dạ dày ở tư thế nằm ngang nên không thể chứa nhiều thức ăn (bú nhiều). Nhất
là khi trẻ vừa bú no đặt trẻ nằm ngửa hoặc vần trẻ nhiều, như thay tã trẻ sẽ dễ bị
nôn. Để giảm bớt hiện tượng trớ sữa ta có thể lót chăn kê nửa người phía trên của
bé hơi cao lên hoặc cho bé nằm nghiêng bên phải. Khi trẻ nằm nghiêng chú ý đừng
để vành tai của bé bị chèn gập về phía trước. Tốt nhất với những trẻ hay trớ sữa thì
không nên cho bú quá no, khi bú xong, nhẹ nhàng để bé nằm sấp vào vai mẹ rồi vỗ
khe khẽ vào lưng bé, để đẩy khí ra khỏi dạ dày qua động tác nấc như vậy có thể
tránh được trớ sữa. Bình thường trẻ sơ sinh ngủ thì không cần gối cao mà chỉ nên
dùng khăn tay gấp lại làm đôi kê là đủ. Nếu gối cao sẽ gây gập cổ khiến trẻ khó
thở. Vì trẻ mới sinh, xương sống của trẻ vốn thẳng khi nằm ngửa thì lưng và gáy
cũng nằm trên một mặt phẳng không gây ra tình trạng căng cơ bắp nên không cần
gối kể cả khi trẻ nằm nghiêng. Nếu vẫn thực hiện như trên mà bé vẫn nôn trớ
nhiều gây sút cân thì cần nghĩ tới hẹp thực quản bẩm sinh, phải khám và điều trị
sớm.
Chăm sóc trẻ còi cọc như thế nào?

Cho trẻ tắm nắng phòng ngừa còi xương.


Con trai tôi được 13 tháng nhưng cháu chỉ nặng 8kg và cao 72cm. Cháu
vẫn chưa biết đi và mới mọc 3 cái răng. Xin hỏi, con tôi như thế có còi cọc không?
Tôi phải cho cháu ăn uống thế nào để phát triển bình thường như các trẻ khác?

Các cháu bé ở độ tuổi của con bạn thường nặng 9-10kg, cao khoảng 75cm
và mọc được từ 4 - 6 răng. Như vậy, con của bạn có biểu hiện còi xương và suy
dinh dưỡng. Biểu hiện chậm lớn của trẻ nhỏ thường do chế độ dinh dưỡng không
hợp lý và do bệnh tật. Bạn nên đưa cháu đến bác sĩ để có thể loại trừ nguyên nhân
chậm lớn do bệnh tật và có được lời khuyên dinh dưỡng hợp lý nhất. Để phòng
chống bệnh suy dinh dưỡng, nguyên tắc chung là cần bảo đảm chế độ ăn đủ chất
và lượng. Ở độ tuổi của con bạn, một ngày cần ăn được 4 bát bột, cháo, hoặc cơm
nát, kèm thêm 1-2 cốc sữa bò, sữa chua, hoặc sữa đậu nành tùy thuộc điều kiện
kinh tế của từng gia đình. Nếu mẹ vẫn còn sữa, hãy cho trẻ bú theo nhu cầu của
cháu.
Đối với trẻ biếng ăn, cần lưu ý cho trẻ ăn đủ dầu mỡ ăn. Dầu mỡ có nhiều
năng lượng, thêm vào đó, dầu mỡ còn giúp hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Để
phòng chống bệnh còi xương, cần phối hợp những biện pháp như tắm nắng buổi
sớm (15 - 30 phút/ngày), đa dạng hóa bữa ăn và bổ sung vitamin D. Vitamin D có
nhiều trong dầu gan cá, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng. Canxi có nhiều trong
sữa và các chế phẩm từ sữa, canxi có khá nhiều trong rau, các loại hạt đậu đỗ, thủy
hải sản.
Bệnh còi xương ở trẻ em

Chị tôi có con gái 4 tuổi nhưng cháu rất gầy yếu, thấp bé so với bạn cùng
tuổi, nhiều người nói cháu bị còi xương. Nhờ bác sĩ tư vấn cách chăm sóc để cháu
phát triển bình thường?

Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ nhỏ do xương chậm phát triển vì thiếu
vitamin D. Hậu quả là xương của trẻ bị cong, dễ gãy xương khi có chấn thương
như té ngã. Biểu hiện của bệnh là trẻ hay đổ mồ hôi, hay bị giật mình khi ngủ, kém

ăn hay quấy khóc, gầy yếu, chậm lớn. Ở một số trẻ đầu có vẻ to so với thân mình.
Nếu trẻ nhỏ bị còi xương thì thóp chậm kín, răng chậm mọc, dễ bị sún răng.
Trường hợp nặng có thể thấy xương sống bị vẹo, cong xương tay, chân, chậm biết
lẫy, chậm biết ngồi, chậm biết đi. Có khi trẻ bị co giật do thiếu canxi.
Việc chăm sóc điều trị chủ yếu ở tại nhà: cho trẻ ăn nhiều bữa, đủ các chất
đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại gan động vật; chất đường như cơm, cháo,

×