Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CƠ SƠ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.39 KB, 14 trang )

CƠ SƠ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG DOANH
NGHIỆP
I. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH HÓA TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm.
Khi tìm hiểu về một thuật ngữ, chắc chắn ta sẽ nhận được nhiều luồng thông tin
không hẳn giống nhau. Vì đơn giản, theo thời gian khái niệm về thuật ngữ ấy sẽ
được nhìn nhận dưới nhiều góc độ hơn. Khái niệm về kế hoạch hóa cũng có nhiều
nghĩa khác nhau và đã từng là chủ đề của nhiều ý kiến trái ngược, cho dù nó liên
quan đến doanh nghiệp hay là nền kinh tế quốc dân.
Hiểu một cách tổng quát nhất, kế hoạch hóa là một phương thức quản lý theo mục
tiêu, nó “ là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật
xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị
kinh tế- kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo
những mục tiêu thống nhất”

(
1)
Theo cách hiểu trên, kế hoạch hóa được thực hiện ở nhiều quy mô, phạm vi khác
nhau như: kế hoạch hóa kinh tế quốc dân , kế hoạch hóa theo vùng, theo địa
phương, kế hoạch hóa ngành, lĩnh vực, kế hoạch hóa doanh nghiệp
(
2)
. “ Kế hoạch
hóa doanh nghiệp là một quy trình ra quyết định cho phép xây dựng một hình ảnh
mong muốn về trạng thái tương lai của doanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khai
thực hiện mong muốn đó”
(
3)
. Như vậy, kế hoạch hóa trong doanh nghiệp là thể hiện
kỹ năng tiên đoán mục tiêu phát triển và tổ chức quá trình thực hiện mục tiêu đặt ra.
Công tác này bao gồm: quá trình soạn lập kế hoạch và tổ chức triển khai và đánh giá


thực hiện các mục tiêu của kế hoạch.
2. Vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp.
2.1. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
Ở đây kế hoạch hóa được thể hiện là những quyết định mang tính chất mệnh lệnh
phát ra từ trung ương. Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch này là cơ sở điều tiết mọi hoạt động

(1)
Từ điển Bách khoa Việt Nam 2 – NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội 2002, tr 469

(2)
Th.S Bùi Đức Tuân (2005), Kế hoạch kinh doanh- NXB LĐXH , tr 10

(3)
Theo HEC, “ Chính sách chung của doanh nghiệp”, DUNOD, Paris, 1998
tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò lớn nhất của cơ chế
này là: có năng lực tạo ra các tỷ lệ tiết kiệm và tích lũy rất cao, thực hiện được những
cân đối cần thiết trong tổng thể kinh tế quốc dân, nền kinh tế có thể đạt được mức
cung ứng các nguồn lực cần thiết để tạo ra tăng trưởng nhanh. Đặc biệt nhờ có cơ chế
kế hoạch hóa tập trung mà Nhà nước có thể chuyển hướng các nguồn lực cần thiết để
thực hiện các mục tiêu và các lĩnh vực cần ưu tiên trong từng thời kỳ nhất định.
Tuy vậy, trong cơ chế thị trường cơ chế kế hoạch hóa tập trung không còn phù hợp,
bản thân những đặc trưng của cơ chế này đã tạo ra những rào cản hạn chế sự phát
triển của chính các doanh nghiệp cũng như toàn thể nền kinh tế quốc dân, cụ thể là:
hạn chế tính năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp; nền kinh
tế bị mất động lực phát triển, các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, nhất là
trong logic của kinh tế cầu; hạn chế tính năng động về công nghệ, áp dụng kỹ thuật
mới vì việc cho ra đời các sản phẩm mới không được gắn chặt với cơ chế khuyến
khích và hiệu quả kinh tế rất thấp.
2.2. Trong nền kinh tế thị trường.
Ngày nay trong cơ chế thị trường, kế hoạch hóa vẫn là cơ chế quản lý cần thiết,

hữu hiệu của các doanh nghiệp. Những vai trò chính được thể hiện cụ thể: Tập trung
sự chú ý các hoạt động trong doanh nghiệp vào các mục tiêu. Bản thân thị trường rất
linh hoạt và thường xuyên biến động, kế hoạch và quản lý bằng kế hoạch giúp các
doanh nghiệp dự kiến được những cơ hội, thách thức có thể xảy ra; có kế hoạch và tổ
chức quá trình hoạt động thông qua các mục tiêu định lập trước, giúp doanh nghiệp
ứng phó những bất định và thay đổi của thị trường; công tác kế hoạch hóa tạo khả
năng tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp. Hình dung rõ hơn nếu đã từng ngắm từng
bộ phận lắp ráp ô tô trong một nhà máy lớn mà lại không có ấn tượng về cách thức và
các dây truyền phụ ghép nối với nhau. Từ hệ thống băng tải chính hình thành thân xe
và các bộ phận khác nhau được hình thành từ các dây truyền khác. Động cơ, bộ
truyền lực và các phụ kiện được đặt vào chỗ một cách chính xác đúng vào thời điểm
đã định. Ví dụ trên cho thấy, quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ thường được
chia thành nhiều công đoạn, nhiều chi tiết có liên quan chặt chẽ, mang tính dây truyền
với nhau. Quá trình đó cần phải được phân chia thành các tác nghiệp kinh tế, kỹ thuật
chi tiết theo thời gian và không gian. Công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp tạo cơ sở
cho việc nhìn nhận logic các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong
quá trình tiến tới mục tiêu sản xuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng. Trên nền tảng đó,
các nhà quản lý thực hành các phân công, điều độ, tổ chức các hành động cụ thể, chi
tiết theo đúng trình tự, bảo đảm cho sản xuất sẽ không bị rối loạn và ít bị tốn kém.
3. Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp.
Hệ thống kế hoạch của một doanh nghiệp là tổng hợp của nhiều loại kế hoạch khác
nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một định hướng nhất định nhằm
thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Các kế hoạch của doanh nghiệp
được phân chia theo nhiều tiêu thức, mỗi tiêu thức phân loại lại có một hệ thống kế
hoạch khác nhau.
3.1. Theo góc độ thời gian.
Đây là thể hiện việc phân đoạn kế hoạch theo thời gian cần thiết để thực hiện chỉ
tiêu đặt ra.
- Kế hoạch dài hạn: bao trùm lên khoảng thời gian khoảng 10 năm. Qua trình soạn
lập kế hoạch dài hạn được đặc trưng bởi: môi trường liên quan được hạn chế bởi thị

trường mà doanh nghiệp đã có mặt; dự báo trên cơ sở ngoại suy từ quá khứ, bao
gồm xu hướng dự tính của nhu cầu, giá cả và hành vi cạnh tranh; chủ yếu nhấn
mạnh các ràng buộc về tài chính; sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng
để dự báo.
- Kế hoạch trung hạn: cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn ra các
khoảng thời gian ngắn hơn, thường là 3 hoặc 5 năm.
- Kế hoạch ngắn hạn: thường là các kế hoạch hằng năm và các kế hoạch tiến độ,
hành động có thời hạn dưới một năm như: kế hoạch quý, tháng,.. Kế hoạch ngắn hạn
bao gồm các phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp cần thiết
để đạt được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn.
Ba loại kế hoạch trên có quan hệ hữu cơ với nhau. Trong đó, kế hoạch dài hạn giữ
vai trò trung tâm, chỉ đạo trong hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, là cơ sở để xây dựng kế hoạch trung hạn và kế hoạch ngắn hạn.
3.2. Đứng trên góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch.
- Kế hoạch chiến lược: Là định hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải
thiện, củng cố vị thế cạnh tranh của mình và những phương pháp cơ bản để đạt
được mục tiêu đó. Kế hoạch do lãnh đạo doanh nghiệp lập, vì kế hoạch chiến lược
đòi hỏi trách nhiệm rất cao, quy mô hoạt động rộng lớn của các nhà quản lý.
- Kế hoạch tác nghiệp: Là công cụ cho phép chuyển các định hướng chiến lược
thành các chương trình áp dụng cho các bộ phận của doanh nghiệp trong khuôn khổ
các hoạt động của các doanh nghiệp, nhằm thực hiện được các mục tiêu của kế
hoạch chiến lược. Kế hoạch tác nghiệp được thể hiện cụ thể ở những bộ phận kế
hoạch riêng biệt trong tổng thể hoạt động kinh doanh như: kế hoạch sản xuất, kế
hoạch marketing, kế hoạch tài chính, nhân sự của doanh nghiệp.
II. KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP.
Kế hoạch hóa được xem như là một quá trình nhiều giai đoạn có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau, đó là: lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, theo dõi kiểm tra,
điều chỉnh kế hoạch và đánh giá kế hoạch. Trong đó, bước lập kế hoạch là khâu đầu
tiên và đóng vai trò quan trọng nhất.
(4)

1. Khái niệm lập kế hoạch.
Là quá trình xác định các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và đề xuất chính sách giải
pháp áp dụng. Kết quả của việc soạn lập kế hoạch là một bản kế hoạch của doanh
nghiệp được hình thành. Bản kế hoạch của doanh nghiệp là hệ thống các phương
hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính cần
thiết cho việc thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp đặt ra trong thời kỳ kế
hoạch nhất định.
(5)
2. Quy trình lập kế hoạch trong doanh nghiệp.
Phân tích môi trường
Kế hoạch chiến lược
Kế hoạch tác nghiệp và ngân sách
Nhiệm vụ và mục tiêu
Chương trình,
dự án
Đánh giá và hiệu chỉnh các pha của kế hoạch
Hình 1. Các bước soạn lập kế hoạch
Sơ đồ tổng quát trên mô tả những bước đi cụ thể của quá trình lập kế hoạch như sau:
(4)
(4)
ThS. Bùi Đức Tuân ( 2005), Kế hoạch kinh doanh- NXB Lao động Xã hội, tr 48
(5)
(5)
ThS. Bùi Đức Tuân ( 2005), Kế hoạch kinh doanh- NXB Lao động Xã hội, tr11
- Bước 1: Nhận thức được cơ hội trên cơ sở xem xét đánh giá môi trường bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp để biết được ta đang đứng ở đâu trên cơ sở điểm
mạnh và điểm yếu của mình.
- Bước 2: Thiết lập nhiệm vụ, mục tiêu cho toàn doanh nghiệp và cho các đơn vị
cấp dưới. Các mục tiêu sẽ xác định kết quả cần thu được và chỉ ra các điểm kết thúc
trong các việc cần làm, nơi nào cần phải được chú trọng ưu tiên và cái gì cần hoàn

thành bằng một hệ thống các chiến lược, các chính sách, các thủ tục, các ngân quỹ,
các chương trình.
- Bước 3: Lập kế hoạch chiến lược. Doanh nghiệp so sánh các nhiệm vụ, mục tiêu
( yếu tố mong muốn) với kết quả nghiên cứu về môi trường bên trong và bên ngoài (
yếu tố giới hạn mục tiêu mong muốn). Xác định sự cách biệt giữa chúng và bằng
việc sử dụng những phương pháp phân tích chiến lược đưa ra các phương án kế
hoạch chiến lược khác nhau. Kế hoạch chiến lược bao gồm các bước:
+ Xác định các phương án kế hoạch chiến lược: xác định các phương án hợp lý,
tìm ra các phương án có nhiều triển vọng nhất.
+ Đánh giá các phương án lựa chọn: sau khi tìm được các phương án có nhiều
triển vọng nhất cần tiến hành đánh giá và xem xét điểm mạnh, yếu của từng
phương án dựa trên cơ sở định lượng các chỉ tiêu của từng phương án.
+ Lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược: việc quyết định chọn một trong
số các phương án kế hoạch chiến lược phụ thuộc vào những ưu tiên về mục tiêu
cần thực hiện trong thời kỳ kế hoạch. Trong quá trình lựa chọn phương án cũng
cần phải lưu ý đến những phương án dự phòng và những phương án phụ để sử
dụng trong những phương án cần thiết.
- Bước 4: Xác định các chương trình, dự án. Việc xác định các chương trình gồm:
xác định các mục tiêu, nhiệm vụ; các bước tiến hành; các nguồn lực cần sử dụng và
các yếu tố khác cần thiết để tiến hành chương trình hành động cho trước; những yêu
cầu về ngân sách cần thiết. Các dự án được xác định gồm: các thông số về tài chính
và kỹ thuật, các tiến độ thực hiện, tổ chức huy động và sử dụng nguồn lực, hiệu quả
kinh tế tài chính.
- Bước 5: Soạn lập hệ thống các kế hoạch chức năng và ngân sách. Mục tiêu của
các kế hoạch kinh doanh thường hướng tới là: đáp ứng đòi hỏi của thị trường; nâng
cao hoạt động hiệu quả kinh doanh, quản lý một cách có hiệu quả hơn các nguồn
lực; đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh đã chọn: thực hiện các mục tiêu chiến
lược, kiểm soát quá trình triển khai chiến lược. Để thực hiện được những mục tiêu
nói trên, kế hoạch chiến lược cần phải được cụ thể hóa bằng hệ thống các kế hoạch
chức năng, xem như đó là các kế hoạch tác nghiệp để chỉ đạo và điều hành sản xuất

×