Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM LILAMA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.02 KB, 44 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG
CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM LILAMA
1. Tổng quan về LILAMA
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA
 Giai đoạn 1960-1975
Ngày 01/02/1960, Công ty Lắp máy ra đời từ 3 đơn vị lắp máy lớn nhất lúc đó
là: Công ty Lắp máy Hà Nội (tiền thân là Cục cơ khí điện nước), Công ty Lắp máy Hải
Phòng và Công ty Lắp máy Việt Trì. Được hợp nhất lại với 591 cán bộ công nhân viên,
trong đó có 2 kỹ sư cơ khí và 8 kỹ thuật viên lắp máy, với phương tiện thô sơ và thiết bị
lạc hậu, nhưng ngay từ những bước chập chững ban đầu, bàn tay những người thợ lắp
máy đã lắp đặt thành công nhiều công trình công nghiệp, dân dụng và quốc phòng quan
trọng: Nhà máy nhiệt điện Vinh, Nhà máy đường Vạn Điểm 2, Nhà máy điện Hàm
Rồng (Thanh Hóa), Việt Trì (Phú Thọ), Nhà máy nhiệt điện Lào Cai, Uông Bí, Nhà máy
phân đạm Hà Bắc, Khu công nghiệp điện, đường, giấy và hóa chất Việt Trì, Nhà máy
Suppe phốt phát Lâm Thao (Phú Thọ), Nhà máy Cơ khí Hà Nội, Nhà máy xi măng Hải
Phòng, Nhà máy Dệt 8/3…
Đến giai đoạn 1970 – 1975, Công ty Lắp máy đã có gần 10.000 cán bộ công
nhân viên với tay nghề cao. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và kỹ sư ngày càng
trưởng thành, tăng nhanh về số lượng, có trình độ chuyên môn cao đã tham gia lắp đặt
hầu hết các công trình trọng điểm lớn nhỏ ở Miền Bắc.
 Giai đoạn 1975 - 1995
Ngày 11/10/1979, Công ty Lắp máy chuyển sang mô hình hoạt động “Liên hiệp
các Xí nghiệp Lắp máy”.
Giai đoạn 1986 – 1995, sau 10 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều
chuyển biến, đạt được nhiều thành tích quan trọng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ
của những người thợ lắp máy. Công ty đã hoàn thành và bàn giao nhiều công trình đúng
và vượt tiến độ với chất lượng cao như: các chân đế giàn khoan dầu khí, Nhà máy giấy
Bãi Bằng (Vĩnh Phúc), lắp các trạm biến áp và các trạm bù đường dây 500 KV, gia công
trên 3000 tấn cột điện 500 KV và hàng ngàn tấn cột phát sóng truyền hình viba trong cả
nước. Ở nước ngoài, công ty đã tham gia thi công nhiều công trình có quy mô lớn như:
Trường Đại học Oran ở Angiêri, Nhà máy điện ở Bungari, Nhà máy Thủy điện ở Liên


Bang Nga, các công trình lớn ở Irac, Libi…
Ngày 01/12/1995, thực hiện chủ trương của Đảng và Quyết định của Chính phủ
về việc đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, Liên hiệp các Xí nghiệp lắp
máy được đổi thành Tổng công ty lắp máy Việt Nam với tên giao dịch LILAMA. Nhà
nước đã trao quyền nhiều hơn để Tổng công ty chủ động kinh doanh, tự chịu trách
nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Lúc này, thương hiệu LILAMA đã được các đối tác
trong và ngoài nước biết đến như một điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam.
 Giai đoạn 1996 đến nay
Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, LILAMA tiếp tục xây dựng đội ngũ cán
bộ, kỹ sư, công nhân ngày càng lớn mạnh để đủ sức cạnh tranh với các nhà thầu trong
nước và quốc tế trong việc đấu thầu xây dựng các công trình trọng điểm của đất nước.
Đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, LILAMA đã vươn lên trở thành Nhà
tổng thầu EPC đầu tiên của Việt Nam khi trúng các gói thầu số 2 và số 3 Nhà máy lọc
dầu Dung Quất, tiếp đến là chế tạo và lắp đặt phần lớn các thiết bị chính của Nhà máy
Nhiệt điện Na Dương, Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 3, 4. Đặc biệt, sự kiện LILAMA
được Chính phủ giao cho là Tổng thầu EPC dự án Nhiệt điện Uông Bí mở rộng công
suất 300 MW với vốn đầu tư gần 300 triệu USD đã đánh dấu sự đổi ngôi từ làm thuê
sang làm chủ, từ chỗ làm thầu phụ cho các tập đoàn nước ngoài trở thành nhà thầu
chính.
Chủ trương trở thành một tập đoàn công nghiệp lớn của Việt Nam, Tổng công ty
bước đầu đa dạng hóa sản phẩm, chuyển từ một nhà chuyên gia công, làm thuê cho các
công trình thành một nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực trọng yếu như: xi măng, thủy
điện, nhiệt điện, đóng tàu…
Hiện nay, với hơn 20.000 cán bộ công nhân viên của 20 công ty thành viên, 1
Viện nghiên cứu công nghệ Hàn, 2 trường đào tạo công nhân kỹ thuật, với đội ngũ trên
2.500 kỹ sư và 2.000 thợ hàn có chứng chỉ quốc tế yêu nghề được trang bị đầy đủ
phương tiện thiết kế, chế tạo, thi công tiên tiến và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 ở Tổng công ty, ISO 9002 tại các công ty thành viên,
LILAMA chắc chắn sẽ thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của mình là “Trở thành
một Tập đoàn công nghiệp xây dựng”.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam LILAMA là Tổng công ty Nhà nước, có các
chức năng và nhiệm vụ chính được quy định như sau:
 Các lĩnh vực thi công lắp đặt máy móc; thi công các công trình dân dụng, công nghiệp;
giao thông thủy lợi; thủy điện; bưu điện; công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công
nghiệp; các công trình đường dây và trạm biến thế điện có cấp điện áp 500 KV.
 Kinh doanh phát triển nhà, tư vấn xây dựng; sản xuất và chế tạo thiết bị công nghiệp
xây dựng, vật liệu xây dựng.
 Xuất khẩu lao động, xuất khẩu vật tư thiết bị công nghệ về lắp máy và xây dựng.
 Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công
nghệ.
 Đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật, đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, có
kỹ năng, trình độ trong lĩnh vực lắp máy.
 Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật liên doanh, liên kết
với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với luật pháp, chính sách của Nhà nước.
1.3. Đặc điểm thị trường và sản phẩm của Tổng công ty
1.3.1. Đặc điểm sản phẩm
Hoạt động của Tổng công ty mang tính chất đặc trưng của ngành công nghiệp
nặng và xây dựng. Vì vậy, sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh của LILAMA
mang những nét riêng biệt, khác với các sản phẩm tiêu dùng thông thường.
 Sản phẩm lắp đặt gồm: các thiết bị riêng lẻ, các dây chuyền công nghệ, các công trình
xây dựng… và các công trình được lắp đặt lên rồi đưa các thiết bị, dây chuyền công
nghệ đó vào sản xuất. Hiện nay, do sự tiến bộ của công nghệ chế tạo nên các thiết bị
được tổ hợp nguyên khối hay thành khối lớn (nặng hàng trăm tấn) ngay tại nhà máy chế
tạo. Do đó, công nghệ lắp đặt cũng phải phát triển cho phù hợp.
 Sản phẩm chế tạo bằng phương pháp cơ khí. Sản phẩm trong lĩnh vực này là sản phẩm
về kết cấu thép như: cột, dầm, xà, vì kèo, các loại kết cấu thép công nghiệp; các bình bể
chịu áp lực; các loại thiết bị phi tiêu chuẩn như: các phễu chứ, các xycolon, các ống dẫn
cỡ lớn, gầu tải, băng tải, silo, lò quay, …; các thiết bị của Nhà máy xi măng, nhiệt điện,
giấy, … Công nghệ chủ yếu để tạo các thiết bị này là: cắt, mài thô, uốn, ghép, hàn…

Hầu như không có sản phẩm được chế tạo bằng gia công cơ khí tinh. Trong tương lai,
ngành Lắp máy cần có biện pháp để đầu tư chế tạo thiết bị tinh.
 Sản phẩm xây dựng. Sản phẩm xây dựng của LILAMA chủ yếu là do Tổng công ty
đứng ra nhận thầu rồi thuê thầu phụ làm, còn số lượng do chính Tổng công ty tự làm thì
chiếm không đáng kể.
 Sản phẩm của LILAMA là một nhà máy trọn gói, trong đó tỷ lệ nội địa hóa là 70%.
Hiện nay, LILAMA đang đảm nhận vai trò tổng thầu EPC (từ tư vấn, thiết kế, cung cấp
thiết bị đến xây lắp) cho nhiều công trình trọng điểm của quốc gia.
1.3.2. Đặc điểm thị trường
Vì hoạt động của Tổng công ty thuộc lĩnh vực xây lắp nên sản phẩm thường là
những công trình có giá trị lớn, và khách hàng không phải là những người tiêu dùng
thông thường mà là các doanh nghiệp, các tổ chức, các tập đoàn kinh tế lớn, thậm chí là
của Nhà nước, Chính phủ.
 Thị trường trong nước
Thị trường của LILAMA trải rộng khắp đất nước, từ Bắc đến Nam. Hầu hết các
công trình trọng điểm đều có bàn tay của những người thợ lắp máy LILAMA.
 Thị trường nước ngoài
Thời gian qua, LILAMA không ngừng vươn mình ra thị trường quốc tế. Tổng
công ty liên tục có quan hệ hợp tác với các tập đoàn kinh tế mạnh của Nhật Bản, Đức,
Hàn Quốc… LILAMA đã tổ chức các công ty lắp máy ở Nga, Bungary, Irak, Angieri.
Ngoài ra, LILAMA cũng đang có quan hệ với hàng trăm công ty nước ngoài của
Singapo, Đài Loan, Mỹ, Anh, Pháp… để hợp tác kinh doanh theo các hình thức: liên
doanh, liên doanh đấu thầu, nhận thầu công trình hoặc thuê nhân công. Bên cạnh đó,
LILAMA cũng không ngừng mở rộng thị trường hoạt động của mình, ngoài hai nước
lân cận là Lào và Campuchia, đến nay Tổng công ty đã bắt đầu tham gia các cuộc đấu
thầu quốc tế ở Indonexia, Malaysia, và một số nước ở khu vực Trung Đông. Điều này
đã khẳng định được vị thế của LILAMA không chỉ ở trong nước mà còn ở khu vực và
trên thế giới, xứng đáng là một tập đoàn xây dựng vững mạnh.
1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty
Bộ máy quản lý Tổng công ty Việt Nam được thiết lập theo kiểu trực tuyến –

chức năng. Theo kiểu cơ cấu này, Tổng giám đốc được 5 Phó giám đốc và các phòng
ban chức năng tham mưu trước khi ra quyết định, Tổng giám đốc chịu trách nhiệm mọi
mặt về quyết định của mình.
 Mối quan hệ theo chiều dọc
Hệ thống điều hành sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển được quản lý theo
tuyến dọc từ cấp trên xuống các phòng, ban của Tổng công ty, các đơn vị thành viên và
các phân xưởng, nhà máy. Cán bộ quản lý ngành dọc có trách nhiệm quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh thuộc bộ phận mình. Tổng công ty cũng như các Công ty thành
viên bao gồm ba khối chức năng giúp cho các Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc nắm
bắt thông tin trong lĩnh vực mình phụ trách một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác,
để trình lên Tổng giám đốc, Giám đốc khi có yêu cầu. Đứng đầu các phòng, ban là
Trưởng phòng và Giám đốc ban dự án, họ có trách nhiệm chỉ huy và điều hành mọi
hoạt động của đơn vị mình.
 Mối quan hệ theo chiều ngang
Toàn bộ hệ thống Tổng công ty được phân chia ra nhiều chức năng và phân công
lao động sao cho đúng người, đúng việc. Giữa các phòng ban chức năng trong Tổng
công ty có mối quan hệ mật thiết, thông tin giữa các phòng luôn được cập nhật để ra
quyết định tránh sự chồng chéo. Các quyết định liên quan tới nhiều lĩnh vực phải được
hỏi ý kiến các phòng ban chuyên trách, sau đó tổng hợp các ý kiến và trình Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc ra quyết định.
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam là một đơn vị chuyên ngành lắp máy
trực thuộc Bộ xây dựng. Ngoài một bộ máy giúp việc tại cơ quan Tổng công ty,
Tổng công ty còn có một hệ thống các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, và
5 đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Sơ đồ 12: Cơ cấu bộ máy tổ chức Tổng công ty lắp máy Việt Nam
Tổng giám đốc
Hôi đồng quản trị
Viện công nghệ hàn
Phòng công ngệ thông tin
Phòng tài chính kế toán

Phòng thị trờng & PTDA
Ban thanh tra pháp chế
Phòng kinh tế kỹ thuật
Phòng kế hoạch đầu t
Phòng quản lý máy
Công ty cơ giới tập trung
Công ty xuất nhập khẩu
Công ty t vấn lắp máy -XD
Ban thi đua tuyên truyền
Văn phòng cơ quan
phòng tổ chức lao động
Viện điều dỡng
Các trờng đào tạo công nhân kỹ thuật lắp máy
Các văn phòng đại diện của LILAMA trong và ngoài nứoc
Các văn phòng đại diện LILAMA tại các công trình
Các ban quản lý dự án đầu t, công trình
Phó tổng giám đốc tài chính
Phó tổng giám đốc nội chính thờng trực
PHó TổNG GIáM Đốc T vấn và công nghệ
Phó tổng giám đốc kinh tế kỹ thuật
Phó tổng giám đốc kế hoạch đầu t
-các công ty LM-XD
-các nhà máy ck-lm
-các nhà máy khác
Các công ty hợp tác liên doanh
Các công ty đầu t kinh doanh, CT cổ phần
2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Tổng công ty trong thời
gian qua
2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010
Bảng 2: Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2006 – 2010

TT Các chỉ tiêu chủ yếu
TH năm
2006
TH năm
2007
TH năm
2008
TH năm
2009
KH năm
2010
Tổng cộng
(2006-2010)
A B 1 2 3 4 5 6
I
Giá trị SXKD
(Tr. đồng)
10.410.218 15.007.181 16.029.236 16.762.129 18.119.900 76.328.664
1 GTSX Xây lắp 8.195.429 10.709.144 12.185.459 11.844.909 12.454.401 55.389.341
2 GTSXCN.VLXD 1.391.248 2.796.320 2.744.381 4.001.782 4.664.981 15.598.712
3 Giá trị tư vấn 350.727 479.023 276.300 61.927 63.120 1.231.097
4 Giá trị SXKD khác 472.814 1.022.693 823.096 853.511 937.399 4.109.513
II
Kim ngạch XNK
(1.000$)
386.739 231.786 262.405 143.278 322.258 1.346.466
1 Kim ngạch nhập khẩu 378.239 194.542 225.645 81.704 251.966 1.132.096
2 Kim ngạch xuất khẩu 8.500 37.244 36.759 61.574 70.292 214.369
Nguồn: Ban Tài chính – Kế toán Tổng công ty LILAMA
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh ước thực hiện giai đoạn 2006 - 2010 là

76.328,66 tỷ đồng, gấp 4,56 lần so với thời kỳ 2000 - 2005. Giá trị sản xuất kinh doanh
đã tăng từ 10.410,2 tỷ đồng năm 2006 lên đến 18.119,9 tỷ đồng năm 2010 (tăng 1,74
lần so với năm 2006). Tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 là 15,91%. Trong đó,
 Giá trị xây lắp: đã tăng từ 8.195 tỷ đồng năm 2006 lên đến 12.454,4 tỷ đồng
năm 2010 (tăng 1,52 lần so với năm 2006), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
11,7%/năm, chiếm 72,57% cơ cấu tổng giá trị sản lượng.
 Giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng từ 1.319 tỷ đồng năm 2006 lên đến
4.665 tỷ đồng năm 2010 (tăng 3,35 lần so với năm 2006), đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân 40,38%/năm, chiếm 20,4% cơ cấu tổng giá trị sản lượng.
 Giá trị tư vấn bình quân hàng năm đạt 246 tỷ đồng, chiếm 1,6% cơ cấu tổng
sản lượng.
 Giá trị sản xuất kinh doanh khác năm 2010 tăng gấp 2 lần so với năm 2006,
đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 27,57%/năm, chiếm 5,38% cơ cấu tổng giá trị sản
lượng.
 Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2006-2010 là 1,346,5 tỷ USD, tăng 3,52
lần so với 2001-2005, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13,16%/năm, trong đó: kim
ngạch nhập khẩu chiếm 84% và có xu hướng ngày càng giảm, xuất khẩu chiếm 16% và
ngày càng tăng cao. Nhập khẩu năm 2006 là 378,2 triệu USD nhưng đến năm 2010 chỉ
còn 252 triệu USD do tỷ lệ nội địa hoá chế tạo thiết bị trong nước ngày càng tăng lên.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 là 8,5 triệu USD đã tăng lên 70,3 triệu USD vào năm
2010, tăng gấp 8,27 lần, đạt tốc tộ tăng trưởng bình quân là 104,6%/ năm.
2.2. Tình hình tài chính của Tổng công ty giai đoạn 2006 – 2010
Bảng 3: Tình hình tài chính của Tổng công ty giai đoạn 2006 – 2010
STT
Chỉ tiêu
(tr đồng)
TH 2006 TH 2007 TH 2008 TH 2009 TH 2010 Tổng cộng
1 Doanh thu 6.850.146 10.596.136 11.330.291 12.450.226 13.446.244 54.673.223
2 Lợi nhuận 76.681 181.789 172.285 282.987 300.000 1.013.742
3 Nộp ngân sách 145.625 189.423 286.316 290.812 324.000 1.236.176

4 Vốn chủ sở hữu 303.435 526.686 581.047 716.000 850.000 2.977.168
5
Tổng giá trị tài
sản
10.264.901 11.510.357 11.338.344 12.586.000 13.500.000 59.199.602
Nguồn: Ban Tài chính – Kế toán Tổng công ty LILAMA
Tình hình tài chính của Tổng công ty giai đoạn 2006 – 2010 đã có sự tăng
trưởng rõ rệt, tất cả các chỉ tiêu đều có tăng trưởng cao, ổn định:
 Tổng doanh thu giai đoạn 2006 – 2010 là 54.673 tỷ đồng, bằng 5,52 lần so
với thời kỳ 2001 – 2005, trong đó doanh thu dự kiến năm 2010 đạt 13.446 tỷ đồng, gấp
1,96 lần doanh thu năm 2006, tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010
là 20%.
 Tổng lợi nhuận giai đoạn 2006 – 2010 là 1.013,7 tỷ đồng, bằng 9,16 lần so
với thời kỳ 2001 – 2005, trong đó lợi nhuận dự kiến năm 2010 là 300 tỷ đồng, gấp 3,91
lần lợi nhuận năm 2006, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 –
2010 là 50,5%.
 Tổng số tiền nộp Ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 – 2010 là 1.236,2 tỷ
đồng, bằng 5,43 lần so với thời kỳ 2001 – 2005, trong đó nộp Ngân sách dự kiến năm
2010 đạt 324 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với năm 2006, đạt mức tăng trưởng bình quân
hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 là 23,5%.
 Vốn chủ sở hữu của Tổng công ty tăng từ 303 tỷ đồng năm 2006 lên 850 tỷ
đồng năm 2010, tăng 2,8 lần so với năm 2006, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng
năm giai đoạn 2006 – 2010 là 31,5%.
2.3. Tình hình đầu tư các dự án của Tổng công ty giai đoạn 2006-2010
Trong giai đoạn 2006 – 2010, Tổng công ty đã và sẽ đầu tư 66 dự án, với tổng
mức đầu tư là 40.629,8 tỷ đồng, trong đó:
- Số dự án đã hoàn thành: 32 dự án
- Số dự án đang triển khai đầu tư: 18 dự án
- Số dự án sẽ khởi công mới trong năm 2010: 9 dự án
- Số dự án chuyển chủ đầu tư mới: 7 dự án

Ước tính giai đoạn 2006 – 2010, toàn Tổng công ty thực hiện đầu tư đạt 9.367 tỷ
đồng, bình quân hàng năm đầu tư hơn 1.873 tỷ đồng.
 Đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án
Các dự án hoàn thành đi vào hoạt động đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, tạo
công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, chủ động phương tiện thi công, năng lực
chế tạo…, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng cũng như khẳng định vị thế và năng lực
của LILAMA trong và ngoài nước.
- Đối với các Nhà máy cơ khí chế tạo hoàn thành đưa vào sử dụng đã hỗ trợ đắc lực cho
việc chế tạo, gia công cơ khí, kết cấu thép…, đáp ứng tốt yêu cầu công việc và tiến độ
của các công trình của Tổng công ty và các công ty con.
- Đối với các dự án mua sắm máy móc thiết bị thi công, máy công cụ gia công, chế tạo cơ
khí đã đáp ứng kịp thời về số lượng, công nghệ, phục vụ chế tạo, lắp đặt thiết bị các
công trình EPC, công trình trọng điểm quốc gia và các đơn hàng chế tạo xuất khẩu.
- Đối với các dự án đầu tư xây dựng trụ sở văn phòng – nhà ở đã bố trí đủ văn phòng làm
việc cũng như nhà ở cho cán bộ công nhân viên LILAMA và nhu cầu kinh doanh cho
thuê trụ sở, văn phòng làm việc.
- Đối với các dự án bất động sản đã đáp ứng nhu cầu nhà ở cho cán bộ LILAMA và nhu
cầu nhà ở của xã hội.
Bên cạnh đó, thời gian qua LILAMA cũng gặp phải một số khó khăn, từ khâu
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong đó có sự thoả thuận của các Bộ, Ngành, quá
trình thoả thuận quy hoạch, khai thác tài nguyên, môi trường, thoả thuận nguồn vốn,
giao đất, giải phóng mặt bằng đến tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, giá cả biến
động..., đã làm kéo dài thời gian hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu
tư, làm ảnh hưởng tới tổng mức đầu tư cũng như tiến độ triển khai dự án.
3. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam
LILAMA
3.1. Tình hình thực hiện các dự án của Tổng công ty trong thời gian qua
Bảng 4: Tình hình thực hiện một số dự án đầu tư của
Tổng công ty giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: tỷ đồng

Dự án đã hoàn thành trong giai đoạn 2005 – 2010
Danh mục
dự án
Địa điểm
xây dựng
Công suất
thiết kế
Thời gian
KC – HT
Tổng mức
đầu tư (tính
theo vốn cố
định)
Giá trị khối lượng đã thực hiện
Theo dự án
được duyệt
Theo thực
tế
Dự án đầu
tư Cơ sở
đóng tàu
biển
LILAMA
Hải phòng
Tàu 6.500
tấn
2003-2004 2004-2008 218,86 176,58
Dự án đầu
tư xây dựng
nhà hỗn hợp

cao tầng ở
và làm việc
Lilama
Hà nội 21 Tầng 2004-2007
3/2004-
9/2007
140,49 138,81
Dự án đầu
tư mua cừ
Larssen
phục vụ các
dự án trọng
điểm
Tổng công
ty
2.800 tấn
4/2006-
6/2006
3/2007-
5/2007
36,40 34,64
Dự án nhà
máy thủy
điện Sông
Vàng
Quảng Nam 15,6 MW 2005-2008 2005-2009 410,96 409,34
Dự án đầu
tư tăng năng
lực thi công
Tổng công

ty
2007 2007 65,8 63,55
Dự án đầu
tư xây dựng
nhà máy chế
tạo nắp hầm
hàng tàu
Hải Phòng
10.000
tấn/năm
2008-2009 2008-2009 150,00 150,00
Dự án nhà
học 3 tầng
tại cơ sở II
Bỉm Sơn
Trường
LILAMA 1
900 m2 2009 2009 2,6 2,5
Dự án chuyển tiếp
Danh mục
dự án
Địa điểm
xây dựng
Công suất
thiết kế
Thời gian
KC – HT
Tổng mức
đầu


Lũy kế từ
KC đến hết
2008
Thực hiện
2009
Lũy kế hết
2009
Kế hoạch
2010
Trung tâm
cơ giới tập
trung
Hải Dương 5,7 ha 2006-2008 51,10 11,69 27,30 38,99 12,11
Nhà máy xi Nghệ An 900.000 2007-2009 1.477,72 31,93 22,60 54,53 523,00
măng Đô
Lương
T/Năm
Nhà máy
chế tạo cơ
khí và đóng
tàu (Giai
đoạn 1)
Việt Trì 15.800
T/Năm
2007-2010 282,42 30,18 169,46 199,63 82,79
Nhà máy
chế tạo cơ
khí
Đà Nẵng 6000
T/Năm

2007-2009 65,92 21,23 33,9 55,13 10,79
Nhà máy
thủy điện
Nậm Công 3
Sơn La 8 MW 2007-2009 227,50 26,18 66,11 92,29 135,21
Xây dựng
nhà hỗn hợp
cao tầng làm
việc và cho
thuê tại
Trung Văn –
Từ Liêm
Hà Nội 15 tầng 2008-2010 198,33 0,51 75,17 75,68 122,65
Đầu tư xây
dựng Nhà
máy chế tạo
KCT và
thiết bị cơ
khí giai
đoạn II
Bình Dương 10.000
T/Năm
2009-2010 24,48 1,00 1,00 23,48
Nhà máy
chế tạo TB
và KCT Bắc
Ninh
Bắc Ninh 2007-2010 66,00 30,45 2,55 33,00 30,00
Nhà máy
chế tạo lọc

bụi tĩnh điện
Hải Phòng 7000
T/Năm
2008-2010 70,00 5,10 42,18 47,28 20,00
Mua sắm
thiết bị thi
công
LILAMA 7 2009 12,00 3,36 3,36 8,64
Dự án nâng
cao năng lực
thiết bị thi
công giai
đoạn 2010-
2015
LILAMA
45-4
2009-2010 15,38 0,58 0,58 8,42
Dự án xây
dựng xưởng
thực hành
và giảng
đường công
nghệ cao
Ninh Bình 2383 m2 2008-2009 54,86 8,00 25,00 33,00 21,86
Khu đô thị
Trầm Sào
Việt Trì 3,833 ha 2006-2012 73,43 28,14 8,8 36,94 5,00
Khu đô thị
Nam Đồng
Mạ

Việt Trì 7,39 ha 2008-2012 255,20 11,17 20,00 31,17 41,00
Tổ hợp
trung tâm
thương mại,
văn phòng
làm việc và
Hà Nội 42,480 m2 2009-2011 452,00 10,00 70,00 80,00 220,00
nhà ở hỗn
hợp
Trước những khó khăn trong công tác huy động và tiếp cận các nguồn vốn vay
do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước, Tổng công ty cũng như các công ty
con đã có nhiều cố gắng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, nâng cao hiệu quả
đầu tư. Tuy nhiên, nhìn vào bảng tình hình thực hiện một số dự án đầu tư của Tổng
công ty giai đoạn 2006 – 2010 có thể thấy hầu hết các dự án đều bị chậm tiến độ thi
công so với kế hoạch. Điều này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như
khách quan. Trước hết là do các dự án bị đưa vào khởi công muộn hơn so với kế hoạch
tiến độ bởi các thủ tục pháp lý rườm rà trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Bên cạnh đó,
yếu tố thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, lũ lụt cũng ảnh hưởng lớn đến tiến độ giai
đoạn thi công xây dựng công trình. Đội ngũ cán bộ quản lý còn trẻ, chưa có nhiều kinh
nghiệm nên còn lúng túng trong việc giải quyết các tình huống phát sinh bất ngờ nằm
ngoài kế hoạch tiến độ. Ngoài ra, công tác theo dõi tiến độ huy động vốn chưa thực sự
được quan tâm sát sao, nhiều dự án đang thực hiện thì thiếu vốn dẫn đến sự gián đoạn
làm lãng phí thời gian và nhân lực.
So sánh cột tổng mức đầu tư và cột giá trị khối lượng đã thực hiện của các dự án
đã hoàn thành, ta thấy Tổng công ty quản lý chi phí khá hiệu quả. Các dự án đã hoàn
thành thường tiết kiệm được chi phí so với kế hoạch dự kiến. Điều đó cho thấy kế
hoạch quản lý chi phí được lập khá sát với thực tế. Đó là do Tổng công ty đã thuê các
nhà tư vấn chi phí trong các lĩnh vực chuyên môn để thiết kế dự toán, tổng dự toán xây
dựng công trình. Bên cạnh đó, Ban quản lý dự án cũng tiến hành theo dõi sát sao kế
hoạch chi phí thực hiện dự án so với tình hình thực tế và điều chỉnh liên tục để không

vượt khỏi dự toán đã lập.
Trong thời gian gần đây, chất lượng các dự án Tổng công ty làm chủ đầu tư đã
tăng lên rõ rệt. Tổng công ty đã khẳng định được thương hiệu của mình không chỉ ở thị
trường trong nước mà còn ở thị trường quốc tế. Từ chỗ làm thuê, làm thầu phụ cho các
công trình trọng điểm, Tổng công ty vươn lên làm chủ đầu tư, làm tổng thầu EPC của
nhiều dự án lớn. Các công ty nước ngoài đều biết đến thương hiệu LILAMA và muốn
đặt mối quan hệ làm ăn lâu dài với Tổng công ty. Nhờ đó, Tổng công ty tiếp thu được
kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tiếp cận được với các công nghệ hiện đại trên thế giới để
cải thiện chất lượng dự án.
Nhận xét chung
Nhìn chung thời gian qua, đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng công ty đã đạt được
những thành quả đáng kể, tất cả các dự án đều được thực hiện nghiêm túc theo đúng
trình tự đầu tư xây dựng hiện hành. Các dự án được xây dựng trên cơ sở Đề án quy
hoạch phát triển của ngành và định hướng phát triển của Tổng công ty Lắp máy Việt
Nam, được cân đối hợp lý giữa các nguồn vốn, nhu cầu thị trường, nhu cầu tăng năng
lực thi công...
Đối với những dự án đầu tư xây dựng có tổng mức đầu tư lớn, sau khi có quyết
định phê duyệt đầu tư dự án, Tổng công ty đã thành lập Ban quản lý dự án theo quy
định để theo dõi, giám sát công tác quản lý chất lượng, tiến độ thực hiện. Tất cả các dự
án đều được phê duyệt đầu tư, lập kế hoạch đấu thầu, triển khai lựa chọn nhà thầu theo
đúng quy định. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị, xây lắp căn cứ vào kế hoạch
đấu thầu và giá gói thầu được duyệt thông qua các hình thức đấu thầu rộng rãi, hạn chế,
chào hàng cạnh tranh và được triển khai một cách nghiêm túc, khách quan theo đúng
quy chế, trình tự của Luật đấu thầu hiện hành.
Giai đoạn 2006-2010, Tổng công ty dự kiến đưa vào khai thác 32 dự án, các dự
án triển khai đầu tư đạt được yêu cầu về chất lượng công trình, sau khi hoàn tất đầu tư
đã được kiểm toán, quyết toán bàn giao lại cho Tổng công ty hoặc các đơn vị thành viên
khai thác và bổ sung tăng tài sản.
3.2. Đặc điểm chung của các dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư
Là một tập đoàn công nghiệp nặng, hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động

đầu tư của LILAMA có những nét đặc trưng riêng. Vì thế, các dự án do Tổng công ty
làm chủ đầu tư có một số đặc điểm chủ yếu sau:
 Các dự án Tổng công ty làm chủ đầu tư thường có giá trị rất lớn, quá trình đầu tư
thường kéo dài hàng chục năm. Do đó, vốn đầu tư nằm khê đọng khá lâu trong quá
trình thực hiện dự án.
 Thuộc lĩnh vực xây lắp, sản phẩm của dự án có tính chất cố định về mặt địa lý, có tính
đơn chiếc và có giá trị rất cao so với sản phẩm của các ngành thông thường khác. Bên
cạnh đó, sản phẩm thi công được sử dụng trong thời gian dài, chất lượng sản phẩm phải
trải qua thời gian dài sử dụng mới bộc lộ các sai sót. Vì vậy, công tác kiểm tra kỹ thuật
công trình phải được thực hiện thường xuyên và cẩn thận.
 Các công việc dự án thường có kĩ thuật phức tạp, khối lượng công việc lớn gồm một tổ
hợp các công việc đan xen lẫn nhau. Do đó, thời gian hoàn thành dự án kéo dài, đòi hỏi
một sự đầu tư lớn về vốn và lao động. Chính vì vậy, công tác tổ chức gặp rất nhiều khó
khăn, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa người lao động và cán bộ quản lý.
 Nguyên vật liệu dự án sử dụng thường là máy móc thiết bị, sắt, thép, xi măng, cát sỏi,
gạch đá bê tông… Công tác vận chuyển và bảo quản nguyên vật liệu vô cùng khó khăn vì
nguyên vật liệu có khối lượng quá lớn, lại cồng kềnh và mức hao hụt lớn. Để đảm bảo
công trình thi công đúng tiến độ, cần phải có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu đầy đủ và
phải đặc biệt chú trọng công tác vận chuyển, bảo quản.
 Công việc lao động hết sức nặng nhọc, môi trường làm việc lại rất khắc nghiệt (thường
là ở ngoài trời) có tác động lớn đến hiệu quả làm việc của công nhân. Vì vậy, tiến độ thi
công phụ thuộc rất lớn vào tình hình thời tiết, khí hậu. Bên cạnh đó, môi trường lao
động cũng chứa đựng nhiều yếu tố nguy hiểm, việc đảm bảo an toàn lao động cho cán
bộ công nhân viên là điều rất quan trọng.
3.3. Mô hình quản lý dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư
Tổng công ty áp dụng hình thức tổ chức quản lý dự án theo ma trận – một mô
hình khá ưu việt, là sự gắn kết hợp lý của 2 mô hình: quản lý dự án theo chức năng và
quản lý dự án chuyên trách.
Sơ đồ 13: Mô hình quản lý dự án tại LILAMA
Tổng giám đốc

Ban quản lý dự án
Phòng Đầu tư
Phòng Kế hoạch
Ban Tài chính kế toán
Phòng Dự án
Phòng Kỹ thuật
Công ty cổ phần 5
Công ty cổ phần 6
Công ty cổ phần 1
Công ty cổ phần 1
Công ty cổ phần 2
Chủ nhiệm dự án A
Công ty cổ phàn 4
Công ty cổ phần 2
Chủ nhiệm dự án B
Công ty cổ phần 3
Công ty cổ phần 4
Công ty cổ phần 5
Chủ nhiệm dự án C
Công ty cổ phần 1
Công ty cổ phần 3
Công ty cổ phần 6
Công ty cổ phần 2
Công ty cổ phần 3
Công ty cổ phần...
Công ty cổ phần…
Phòng Nhân sự
Công ty cổ phần…
3.4. Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty
Theo Viện quản trị dự án quốc tế, nội dung quản lý dự án bao gồm 9 lĩnh vực

như đã trình bày ở chương 1. Nhưng trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin trình bày 3
lĩnh vực quản lý dự án sau: quản lý thời gian tiến độ dự án, quản lý chi phí dự án, quản
lý chất lượng dự án – 3 lĩnh vực chủ yếu và quan trọng nhất đối với bất kỳ một dự án
đầu tư nào.
3.4.1. Quản lý thời gian, tiến độ dự án
3.4.1.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Sơ đồ 14: Mô hình lập kế hoạch quản lý tiến độ dự án
Dự án đầu tư
Phân chia dự án thành các
hạng mục lớn
Xác định thứ tự các hạng mục quan trọng
Lập dự toán xây dựng công
trình cho từng hạng mục
Xác định công việc cho
từng hạng mục
Ước lượng thời gian từng công việc
Lập trình tự công việc từng hạng mục
Lập trình tự các công
việc toàn bộ
Xây dựng kế hoạch tiến độ toàn bộ dự án
a1. Xác định các công việc của dự án
Đối với các dự án đầu tư xây lắp của Tổng công ty, công tác xác định các công
việc dự án do đơn vị tư vấn thiết kế đảm nhiệm cùng với sự tham gia của các cán bộ có
trình độ chuyên môn vững vàng trong Ban quản lý hỗ trợ thực hiện.
Thực tế công tác xác định các công việc dự án lại chỉ tập trung vào các hoạt
động ở giai đoạn thực hiện đầu tư trong quá trình thi công xây dựng công trình, có
nghĩa là sau khi đã hoàn thành xong các công việc ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Như
vậy, các công việc trong giai đoạn này: công tác lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và
tổng dự toán các hạng mục công trình cũng như các thủ tục duyệt thẩm định… đã
không được thống kê một cách cụ thể, chi tiết trong quá trình lập kế hoạch quản lý tiến

độ dự án. Các công việc này chỉ được gói gọn trong một nhóm công việc nên rất hạn
chế trong việc ước lượng thời gian thực hiện. Việc này tất yếu dẫn đến một tình trạng
khi những công việc này phát sinh sự cố, kế hoạch quản lý tiến độ không lường trước
được nên không tính toán hết thời gian dự phòng cho những công việc đó, dẫn đến
chậm tiến độ công trình.
Trong quá trình xác định các công việc, một công việc cơ bản và quan trọng là
phân tách công việc dự án. Đối với hầu hết các dự án đầu tư của Tổng công ty, Ban
quản lý dự án và các đơn vị tư vấn thiết kế thường phân tách công việc theo phương
pháp hệ thống (thiết kế theo dòng) đối với công việc của toàn bộ dự án, và kết hợp
phương pháp hệ thống với phương pháp phân tích theo chu kỳ (nghĩa là thực hiện phân
tách công việc kết hợp giữa việc sắp xếp theo cấp độ và theo thứ tự thực hiện trước sau)
đối với công việc của hạng mục công trình. Kết quả của giai đoạn này được sử dụng
cho việc lập trình tự thực hiện công việc ở giai đoạn sau.
a2. Lập trình tự thực hiện các công việc của các hạng mục trong phạm vi toàn
bộ dự án
Căn cứ lập trình tự thực hiện các công việc dự án
Do đặc thù các dự án đầu tư của Tổng công ty (hầu hết là các dự án đầu tư xây
dựng, các công trình công nghiệp nặng trong lĩnh vực lắp máy có quy mô vốn khá lớn,
thời gian đầu tư kéo dài) nên trình tự thực hiện các công việc dự án buộc phải tuân theo
những quy tắc nhất định của trình tự thi công xây lắp công trình, và phải đảm bảo
những quy chuẩn về kỹ thuật, chất lượng do các cơ quan chuyên ngành ban hành
(thường là Bộ xây dựng). Vì vậy, Ban quản lý dự án và tư vấn thiết kế trong quá trình
lập trình tự thực hiện các công việc dự án luôn tuân thủ theo các văn bản quy phạm
pháp luật về quy chuẩn chất lượng công trình xây dựng (văn bản Luật xây dựng
16/2003/QH11). Những quy tắc, quy chuẩn xây dựng này sẽ tạo ra phụ thuộc bắt buộc
đối với các công việc dự án trong mỗi quan hệ hữu cơ với nhau.
Bên cạnh đó, Ban quản lý dự án cũng căn cứ trên mối quan hệ tương tác giữa
tiến độ thời gian với chi phí và chất lượng trong quá trình thiết lập trình tự các công
việc dự án – thực hiện nguyên tắc đảm bảo đúng tiến độ thực hiện dự án trong khuôn
khổ chi phí được duyệt với chất lượng đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ quan

và mục tiêu đề ra.
Phương pháp lập trình tự thực hiện các công việc dự án
Ban quản lý dự án và tư vấn thiết kế thường sử dụng sơ đồ GANTT để lập kế
hoạch tiến độ dự án với các giai đoạn thực hiện dự án. Còn đối với kế hoạch thực hiện
từng hạng mục công trình, bộ phận công trình thì được xây dựng trên cơ sở sơ đồ mạng
công việc.
a3. Uớc lượng thời gian thực hiện các công việc
Ước lượng thời gian thực hiện các công việc của từng hạng mục công trình là
một khâu vô cùng quan trọng nhưng cũng khá phức tạp, đòi hỏi chủ thể thực hiện phải
nắm bắt được tình hình thực tế, có khả năng dự báo trước những biến động có thể xảy
ra tại thời điểm công việc được tiến hành. Do đó, cán bộ quản lý phải thực sự có năng
lực và kinh nghiệm thực tế về quản lý dự án.
Thông thường, các cán bộ quản lý dự án của Tổng công ty thường sử dụng
phương pháp xác định ngẫu nhiên để ước lượng thời gian thực hiện các công việc dự
án.
Te = (A+ 4M+ B) / 6
Trong đó:
A: thời gian sớm nhất một công việc có thể hoàn thành
B: thời gian muộn nhất một công việc phải hoàn thành
M: thời gian trung bình thực hiện một công việc theo kinh nghiệm quản lý
các dự án tương tự
Te: thời gian trung bình để thực hiện một công việc
a4. Xây dựng kế hoạch quản lý tiến độ toàn bộ dự án
Trên cơ sở kết quả của công tác xác định công việc, lập trình tự thực hiện công
việc và ước lượng thời gian thực hiện từng công việc, Ban quản lý dự án sẽ xây dựng kế
hoạch tiến độ dự án theo các giai đoạn thực hiện dự án và kế hoạch tiến độ dự án theo
quá trình thực hiện các hạng mục công trình.
=> Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, hoạt động quản lý dự án của Tổng công ty
chủ yếu tập trung vào công tác lập kế hoạch quản lý tiến độ dự án, trong đó khâu phân
tách công việc và ước lượng thời gian thực hiện các công việc được hết sức chú trọng.

Hai khâu này giữ vị trí chủ chốt và chiếm một lượng thời gian cực kỳ lớn trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tư. Nếu các khâu này không được thực hiện chuẩn xác, không khoa
học thì nó không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ toàn bộ dự án mà còn làm tăng chi phí,
giảm chất lượng dự án.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, quản lý tiến độ dự án cũng bao gồm các công
việc: quản lý các báo cáo, công văn đến đi liên quan đến hoạt động đầu tư của Tổng
công ty như xin chủ trương đầu tư trình cơ quan quản lý trực tiếp của Tổng công ty; xin
phê duyệt quy hoạch trình Sở kiến trúc quy hoạch phê duyệt; xin thỏa thuận về điện
nước, môi trường… Ban quản lý dự án hết sức chú trọng hoàn thành đúng và đầy đủ
các thủ tục để tránh ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Đối với các dự án đầu tư xây dựng

×