CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH
I. QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ:
- Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Đó là việc
cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra
đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
- Sản phẩm được xác định là tiêu thụ phải thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm, hàng hoá cho người mua.
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu
hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa.
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng.
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
- Hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo nhiều phương thức:
bán trực tiếp tại kho cho doanh nghiệp, chuyển hàng theo hợp đồng, bán hàng thông qua
các đại lý… Về nguyên tắc, kế toán sẽ ghi nhận nghiệp vụ tiêu thụ vào sổ sách kế toán
khi nào doanh nghiệp không còn quyền sở hữu về thành phẩm nhưng bù lại được quyền
sở hữu về tiền do khách hàng thanh toán hoặc được quyền đòi tiền.
II. KẾ TOÁN DOANH THU - CHI PHÍ - XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH:
1. Kế toán doanh thu bán hàng:
- Doanh thu bán hàng là tổng lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
- Doanh thu chỉ được ghi nhận khi có khối lượng sản phẩm đã được xác định tiêu
thụ. Nghĩa là khối lượng đó đã được giao cho khách hàng hoặc đã thực hiện đối với
khách hàng và đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
a. Chứng từ kế toán doanh thu:
- Chứng từ làm cơ sở hạch toán doanh thu:
+ Hoá đơn GTGT.
+ Các chứng từ thanh toán: phiếu thu, giấy báo ngân hàng …
- Nhằm mục đích xác nhận số lượng, chất lượng, đơn giá và số tiền bán sản phẩm
cho người mua, là căn cứ để người bán ghi nhận doanh thu và các sổ kế toán liên
quan, người mua làm chứng từ thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ kế toán.
b. Tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạch toán doanh thu:
• Kế toán chi tiết : sẽ mở sổ theo dõi chi tiết doanh thu cho từng loại hoạt động bán hàng
hóa, cung cấp dịch vụ và chi tiết theo từng loại hàng hóa, thành phẩm mà doanh nghiệp
thực hiện.
• Kế toán tổng hợp : sử dụng tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ”. Kết cấu tài khoản gồm:
Bên nợ:
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phương
pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ.
+ Khoản giảm giá hàng bán.
+ Trị giá hàng bán bị trả lại.
+ Khoản chiết khấu thương mại.
+ Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần sang TK 911 để xác định kết quả kinh
doanh.
Bên có:
+ Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
thực hiện trong kỳ hạch toán.
+ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” không có số dư cuối kỳ.
Nguyên tắc hạch toán:
- Phải tôn trọng nguyên tắc doanh thu phù hợp với chi phí theo kỳ hạch toán.
- Chỉ hạch toán vào TK doanh thu khi xác định tiêu thụ trong kỳ.
- Các khoản giảm trừ doanh thu được hạch toán riêng biệt, cuối kỳ mới kết chuyển
vào TK doanh thu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh
doanh của kỳ kế toán.
c. Phương pháp hạch toán doanh thu (Đối với doanh nghiệp nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ):
- Căn cứ vào hóa đơn GTGT phản ánh doanh thu bán hàng phát sinh:
Nợ TK 111, 112, 131 - Tổng giá thanh toán.
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng.
Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra.
- Phản ánh giá vốn thành phẩm xuất bán đã xác định tiêu thụ:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang.
Có TK 155 - Theo giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành.
- Khi nhận tiền khách hàng trả trước nhiều kỳ, hoặc nhiều niên độ kế toán:
Nợ TK 111, 112, 131 - Tổng số tiền nhận trước.
Có 3387 - Doanh thu chưa thực hiện.
Có TK 333311 - Thuế GTGT phải nộp.
- Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi :
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện.
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ sang TK
911 “Xác định kết quả kinh doanh”:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
2. Kế toán các khoản làm giảm doanh thu:
2.1 Kế toán chiết khấu thương mại:
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách
hàng mua hàng với khối kượng lớn.
2.1.1 Tài khoản sử dụng:
- Kế toán sử dụng tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại” để phản ánh khoản
chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua
hàng, dịch vụ với khối lượng lớn.
- Kết cấu:
+ Bên Nợ: số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
+ Bên Có: kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511
“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần.
+ Tài khoản 521 không có số dư.
- Tài khoản này có 03 tài khoản cấp 2:
+ TK 5211 - Chiết khấu hàng hoá.
+ TK 5212 - Chiết khấu thành phẩm.
+ TK 5213 - Chiết khấu dịch vụ.
- Khi hạch toán vào TK 521 cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Chỉ hạch toán vào tài khoản chiết khấu thương mại cho người mua được
hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính cách chiết khấu thương mại mà doanh
nghiệp quy định.
+ Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại cho từng khách hàng và
từng loại hàng.
+ Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được
hưởng chiết khấu, thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán
trên hoá đơn (GTGT) hoặc hoá đơn bán hàng lần cuối.
+ Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu
thương mại người mua lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng
thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua.
+ Trường hợp giá bán trên hoá đơn là giá đã giảm giá (Trừ chiết khấu thương
mại) do người mua hàng với khối lượng lớn thì khoản chiết khấu thương mại này
không hạch toán vào TK 521 và doanh thu bán hàng ghi nhận phản ánh đúng theo giá
đã trừ chiết khấu thương mại.
+ TK 521 cuối kỳ kế toán phải kết chuyển toàn bộ số tiền chiết khấu thương
mại trong kỳ sang TK 511 để xác định doanh thu thuần.
2.1.2 Phương pháp kế toán:
- Khi thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng do mua hàng với khối
lượng lớn:
Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại.
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Có TK 111, 112.
Có TK 131.
- Cuối kỳ kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chiết khấu cho khách hàng
sang TK 511 để xác định doanh thu thuần.
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 521 - Chiết khấu thương mại.
2.2 Kế toán giảm giá hàng bán:
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua hàng doa hàng hoá kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
2.2.1 Tài khoản sử dụng:
- Kế toán sử dụng tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán” để phản ánh các khoản giảm
giá mà doanh nghiệp chấp thuận cho khách hàng phát sinh trong kỳ.
- Kết cấu:
+ Bên Nợ: các khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua hàng.
+ Bên Có: kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK 511 để xác định
doanh thu thuần.
+ TK 532 không có số dư.
Chú ý: chỉ được phản ánh vào TK 532 các khoản giảm giá sau khi đã phát hành
hoá đơn bán hàng. Không được phản ánh vào TK 532 số giảm giá đã được ghi trên hoá
đơn.
2.2.2 Phương pháp kế toán:
- Căn cứ vào chứng từ chấp thuận giảm giá cho khách hàng về số lượng hàng đã
bán, kế toán ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán.
Có TK 111, 112 - Số tiền giảm giá trả lại cho khách hàng.
Có TK 131 - Số tiền giảm giá ghi giảm nợ phải thu.
- Cuối kỳ kết chuyển số tiền giảm giá mà doanh nghiệp đã chấp nhận cho khách
hàng phát sinh trong kỳ sang TK 511 để xác định doanh thu thuần.
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 532 - Giảm giá hàng bán.
Sơ đồ: Hoạch toán giảm giá hàng bán
TK 511TK 532TK 111,112,131
Kết chuyển ghi giảm
doanh thu
Giảm giá hàng bán phát sinh
trong kỳ
TK 3331
2.3 Kế toán hàng bán bị trả lại:
- Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách
hàng trả lại và từ chối thanh toán.
- Hàng bán trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng,
số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại đính kèm hoá đơn (Nếu trả lại toàn bộ),
hoặc bản sao hoá đơn nếu trả một phần và đính kèm chứng từ nhập lại kho của lô hàng
nói trên.
2.3.1 Tài khoản sử dụng:
- Kế toán sử dụng TK 531 “ Hàng bán bị trả lại”.
- TK này dùng để phản ánh doanh số bán của hàng bán đã xác định tiêu thụ bị
khách hàng trả lại phát sinh trong kỳ.
- Kết cấu:
+ Bên Nợ: doanh thu của hàng bán bị trả lại.
+ Bên Có: cuối kỳ kết chuyển doanh số hàng bán bị trả lại để xác định doanh
thu thuần.
+ Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
2.3.2 Phương pháp kế toán:
- Phản ánh doanh thu của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 531 - hàng bán bị trả lại (Doanh thu hàng bán bị trả lại chưa có thuế GTGT).
Có TK 111, 112, 131.
- Phản ánh số tiền trả lại của khách hàng về thuế GTGT của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 3331.
Có TK 111, 112, 131.
- Giá trị hàng bán bị trả lại nhập kho:
Nợ TK 155.
Có TK 632.
Thuế GTGT trả lại cho
khách hàng
Doanh thu hàng bán bị trả lại = Số lượng hàng bán bị trả lại x Đơn giá bán ghi trên HĐ