Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu ứng dụng GIS trong công tác giải phóng mặt bằng thuộc dự án phát triển giao thông đô thị (ví dụ dự án đường vành đai 2, đoạn vĩnh tuy – chợ mơ – ngã tư vọng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------------------

Phạm Lê Tuấn

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS TRONG CÔNG TÁC
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG THUỘC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
GIAO THÔNG ĐÔ THỊ (VÍ DỤ DỰ ÁN ĐƢỜNG VÀNH ĐAI 2,
ĐOẠN VĨNH TUY - CHỢ MƠ - NGÃ TƢ VỌNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------------------

Phạm Lê Tuấn

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS TRONG CÔNG TÁC
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG THUỘC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
GIAO THÔNG ĐÔ THỊ (VÍ DỤ DỰ ÁN ĐƢỜNG VÀNH ĐAI 2,
ĐOẠN VĨNH TUY - CHỢ MƠ - NGÃ TƢ VỌNG)
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Phạm Quang Tuấn

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Trần Quốc Bình

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
của luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả

Phạm Lê Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Địa lý,
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về quản lý đất đai làm cơ sở cho tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy PGS.TS. Trần Quốc Bình, ngƣời
đã trực tiếp hƣớng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH Một thành viên Khảo sát và Đo

đạc Hà Nội, UBND quận Hai Bà Trƣng, UBND phƣờng Vĩnh Tuy đã nhiệt tình
giúp đỡ, cung cấp số liệu cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Phạm Lê Tuấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG GIS TRONG CÔNG TÁC
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG THUỘC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ .................. 5
1.1. Tổng quan về công tác giải phóng mặt bằng trong các dự án giao thông đô thị ...... 5
1.2. Tổng quan về công tác xây dựng CSDL đất đai ................................................ 11
1.3. Tổng quan về GIS và ứng dụng của GIS ........................................................... 17
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ DỰ ÁN
ĐƢỜNG VÀNH ĐAI 2 (ĐOẠN VĨNH TUY - CHỢ MƠ - NGÃ TƢ VỌNG) ...... 24
2.1. Khái quát về Dự án đƣờng Vành đai 2 .............................................................. 24
2.2. Đánh giá tổng quan các nguồn bản đồ phục vụ dự án đƣờng Vành đai 2 ......... 26
2.3. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho dự án tuyến đƣờng Vành đai 2 .... 28
2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tƣ Vọng
thuộc Dự án đƣờng Vành đai 2 ................................................................................. 33
CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG GIS GIẢI QUYẾT MỘT SỐ BÀI TOÁN
CỦA CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG THUỘC TUYẾN ĐƢỜNG
VÀNH ĐAI 2 (ĐOẠN VĨNH TUY - CHỢ MƠ - NGÃ TƢ VỌNG) ...................... 53
3.1. Xác định diện tích trong, ngoài chỉ giới đƣờng đỏ phục vụ công tác giải phóng
mặt bằng .................................................................................................................... 53
3.2. Tính giá bồi thƣờng cho đất đai, nhà ở và tài sản trên đất ................................. 58
3.3. Công bố thông tin quy hoạch và thu nhận phản hồi của ngƣời dân .................. 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 82


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các Feature Class sau khi tách chiết dữ liệu ............................................ 39
Bảng 2.2: Mã vị trí các con đƣờng tuyến đƣờng Vành đai 2.................................... 49
Bảng 2.3: Giá đất theo khung giá Nhà nƣớc tại địa bàn nghiên cứu ........................ 49
Bảng 3.1: Hệ số điều chỉnh theo QĐ số 368/QĐ-UBND ........................................ 62
Bảng 3.2: Giá bồi thƣờng nhà ở đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tƣ Vọng
theo Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ................................................................. 65
Bảng 3.3: Giá bồi thƣờng về đất của 5 hộ dân trên địa bàn phƣờng Vĩnh Tuy
tại dự án xây dựng đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tƣ Vọng thuộc đƣờng
Vành đai 2 ................................................................................................................. 68
Bảng 3.4: Các thành phần trong sơ đồ ca sử dụng ................................................... 72
Bảng 3.5: Một số ca sử dụng đối với từng tác nhân ................................................. 72
Bảng 3.6: Các thành phần trong sơ đồ hoạt động của hệ thống WebGIS ................ 73
Bảng 3.7: Các thành phần trong sơ đồ lớp................................................................ 74
Bảng 3.8: Lớp Thua_dat ........................................................................................... 75
Bảng 3.9: Lớp y_kien_phan_hoi .............................................................................. 75


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các thành phần của GIS ........................................................................... 17
Hình 1.2: Chức năng chồng xếp các lớp thông tin của GIS ..................................... 19
Hình 1.3: Minh họa các chức năng Union và Intersect ............................................ 19
Hình 1.4: Ứng dụng WebGIS hỗ trợ trên các thiết bị ............................................... 22
Hình 2.1: Tuyến đƣờng Vành đai 2 .......................................................................... 24
Hình 2.2: Đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tƣ Vọng ............................................... 25
Hình 2.3: Quy trình xây dựng CSDL đất đai ............................................................ 29
Hình 2.4: Kiểm tra tổng số thửa và số nhãn nhận đƣợc ........................................... 37

Hình 2.5: Bảng thuộc tính lớp Moc_KV .................................................................. 41
Hình 2.6: Bảng thuộc tính lớp Dia_phan_phuong .................................................... 42
Hình 2.7: Bảng thuộc tính lớp Thua_dat .................................................................. 44
Hình 2.8: Bảng thuộc tính lớp Nha_TSGLVD ......................................................... 45
Hình 2.9: Kết quả và bảng thuộc tính lớp Quy_hoach_VD2 ................................... 46
Hình 2.10: Bảng thuộc tính lớp CSDL_DiaChinh .................................................... 47
Hình 2.12: Siêu dữ liệu của tuyến đƣờng Vành đai 2............................................... 51
Hình 3.1: Mẫu hồ sơ kỹ thuật thửa đất tuyến đƣờng Vành đai 2 ............................. 53
Hình 3.2: Quy trình tính diện tích trong ngoài chỉ giới đƣờng đỏ ............................ 55
Hình 3.3: Bảng thuộc tính lớp Thua_dat_DT_CGDD .............................................. 56
Hình 3.4: Gán dữ liệu diện tích trong và ngoài chỉ giới đƣờng đỏ ........................... 57
Hình 3.5: Bảng thuộc tính lớp CSDL_Chuan ........................................................... 58
Hình 3.6: Quy trình tính bồi thƣờng cho đất và nhà ở trên đất ................................ 60
Hình 3.7: Gán hệ số điều chỉnh theo QĐ 368/QĐ-UBND ....................................... 62
Hình 3.8: Kết quả tính giá bồi thƣờng về đất đai ..................................................... 63
Hình 3.9: Lựa chọn các ngôi nhà nằm trong chỉ giới đƣờng đỏ ............................... 64
Hình 3.10: Tính tổng giá bồi thƣờng về nhà ở cho 1 thửa đất .................................. 66
Hình 3.11: Kết quả tính giá bồi thƣờng nhà ở và đất ở ............................................ 67


Hình 3.12: Kết quả tính giá bồi thƣờng bằng GIS .................................................... 68
Hình 3.13: Sơ đồ ca sử dụng của hệ thống ............................................................... 71
Hình 3.14: Mô hình cơ sở dữ liệu hệ thống đƣợc thể hiện bằng sơ đồ lớp .............. 74
Hình 3.15: Đoạn mã hiển thị lớp “CSDL_Giadat” lên Web trong Mapfile ............. 76
Hình 3.16: Giao diện chính của hệ thống ................................................................. 77
Hình 3.17: Tra cứu thông tin thửa đất ...................................................................... 78
Hình 3.18: Đóng góp ý kiến phản hồi....................................................................... 78
Hình 3.19: Thiết lập quản trị ngƣời dùng ................................................................. 79
Hình 3.20: Chức năng tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi ................................... 79



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BT, HT & TĐC

Bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GIS

Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa lý

GPMB

Giải phóng mặt bằng

UBND

Ủy ban Nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ dân số ở đô
thị ngày càng tăng cao, dự kiến trên 50% vào năm 2025. Theo quy hoạch chung
xây dựng Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội là thủ đô có quy
mô lớn, tầm cỡ quốc tế, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn
về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Trong giai đoạn đầu

của đồ án quy hoạch, Hà Nội ƣu tiên xây dựng mạng lƣới giao thông công cộng
nhằm phát triển giao thông đô thị đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đi lại của
ngƣời dân.
Công tác đo đạc bản đồ phục vụ lập quy hoạch tại Hà Nội đã đƣợc triển khai
từ lâu nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nƣớc về đất đai, đảm bảo lập quy hoạch
chính xác, tiết kiệm và đƣợc thực hiện trong thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên, dữ
liệu bản đồ đƣợc lƣu trữ thủ công tại các đơn vị đo đạc và Sở Tài nguyên và Môi
trƣờng, chƣa đƣợc triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu. Ngƣời dân và các bên liên
quan muốn tiếp cận nguồn thông tin về bản đồ hiện trạng cũng nhƣ thông tin về quy
hoạch đa số là gặp rất nhiều khó khăn.
Tuyến đƣờng Vành đai 2 từ cầu Nhật Tân (quận Tây Hồ) đến cầu Đông Trù
(quận Long Biên) là tuyến đƣờng giao thông quan trọng của Hà Nội trong tƣơng lai
gần. Việc đầu tƣ xây dựng tuyến đƣờng Vành đai 2 đƣợc chia thành nhiều giai
đoạn, trong đó đoạn Cầu Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tƣ Vọng dự kiến sẽ đƣợc triển
khai vào năm 2018. Hiện nay, cùng với công tác đo đạc bản đồ, lập phƣơng án quy
hoạch, thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng, triển khai dự án và công
tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng của tuyến đƣờng Vành đai 2 cũng đang đƣợc
Thành phố quan tâm và chỉ đạo thực hiện.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc ứng dụng hệ
thống thông tin địa lý (GIS) vào các lĩnh vực của đời sống ngày càng nhiều. Một
trong số những ứng dụng thƣờng đƣợc sử dụng nhất là ứng dụng GIS xây dựng cơ
sở dữ liệu và giải quyết các bài toán trong công tác đền bồi thƣờng giải phóng mặt
bằng nhƣ tính diện tích trong và ngoài chỉ giới đƣờng đỏ phục vụ công tác thu hồi
đất, tính giá bồi thƣờng nhà ở và tài sản gắn liền với đất, công khai thông tin quy
hoạch trên WebGIS,... Hệ thống GIS với vai trò và các chức năng của mình đang
1


ngày càng khẳng định đƣợc vị thế và tầm ảnh hƣởng quan trọng đến các lĩnh vực
trong công tác quản lý đất đai nói chung và trong công tác giải phóng mặt bằng nói

riêng. Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng GIS trong công tác giải
phóng mặt bằng thuộc dự án phát triển giao thông đô thị (ví dụ dự án Đƣờng Vành
đai 2, đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tƣ Vọng)”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và giải
quyết một số bài toán phục vụ công tác giải phóng mặt bằng thuộc dự án giao thông
đô thị, thử nghiệm tại đƣờng Vành đai 2 (đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tƣ
Vọng).
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về các chính sách, quy định của Nhà nƣớc về bồi
thƣờng giải phóng mặt bằng.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong công tác chuẩn hóa bản đồ, xây
dựng, quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý đất đai và áp dụng xây dựng
cơ sở dữ liệu tuyến đƣờng Vành đai 2.
- Ứng dụng công nghệ GIS giải quyết một số bài toán liên quan đến công tác
giải phóng mặt bằng tuyến đƣờng Vành đai 2.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu: thu thập các văn bản pháp quy của
Nhà nƣớc có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. Thu thập thông tin về
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, các quyết định, văn bản
của UBND thành phố Hà Nội, UBND các quận và phƣờng có liên quan đến tuyến
đƣờng Vành đai 2. Thu thập dữ liệu bản đồ đƣợc thành lập phục vụ công tác giải
phóng mặt bằng tuyến đƣờng Vành đai 2.
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp tài liệu: từ nguồn tài liệu, số liệu thu thập
đƣợc, đề tài tiến hành nghiên cứu và tổng quan về công tác giải phóng mặt bằng,
công tác xây dựng CSDL đất đai tại Việt Nam. Phân tích xử lý dữ liệu thu thập về
giá đất, mã vị trí, hệ số điều chỉnh giá đất làm cơ sở xây dựng CSDL giá đất và tính
giá bồi thƣờng về đất và nhà ở trên đất.
Phƣơng pháp bản đồ và GIS: sử dụng cho việc chuẩn hóa bản đồ, chuẩn hóa
dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công

2


tác giải phóng mặt bằng. Sử dụng chức năng chồng xếp, phân tích dữ liệu để giải
quyết các bài toán có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng các dự án phát
triển giao thông đô thị nhƣ: tính diện tích đất nằm trong chỉ giới đƣờng đỏ, xác định
giá trị bồi thƣờng về nhà ở, đất ở cho tất cả các thửa đất.
Phƣơng pháp thiết kế có cấu trúc: Sử dụng ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất
UML (Unified Modeling Language) để thiết kế hệ thống thông tin dƣới dạng các sơ
đồ UML chuẩn bao gồm sơ đồ ca sử dụng, sơ đồ hoạt động, sơ đồ lớp của CSDL.
Dữ liệu của dự án đƣợc đƣa lên hệ thống WebGIS để công khai thông tin quy hoạch
đến tất cả ngƣời dân và các bên liên quan.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: Tuyến đƣờng Vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy Chợ Mơ - Ngã Tƣ Vọng thuộc địa bàn các phƣờng Minh Khai, Vĩnh Tuy, Đồng
Tâm quận Hai Bà Trƣng, phƣờng Mai Động quận Hoàng Mai, phƣờng Phƣơng Mai
quận Đống Đa, phƣờng Phƣơng Liệt quận Thanh Xuân.
Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các nội dung sau:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác giải phóng mặt bằng;
- Giải quyết một số bài toán ứng dụng bằng GIS trong công tác giải phóng
mặt bằng.
6. Kết quả đạt đƣợc
Xây dựng đƣợc CSDL đất đai phục vụ dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng Vành
đai 2 và trên cơ sở đó giải quyết một số bài toán của công tác giải phóng mặt bằng
thuộc dự án.
7. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đề xuất đƣợc quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai từ các nguồn bản đồ
phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.
- Đề xuất đƣợc quy trình ứng dụng công nghệ GIS giải quyết một số bài toán
phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.
8. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tuyến đƣờng Vành đai 2 gồm các dữ liệu về
địa chính, nền địa lý, quy hoạch sử dụng đất, giá đất,...
Áp dụng để giải quyết một số bài toán giúp cho công tác bồi thƣờng giải
phóng mặt bằng đƣợc thực hiện nhanh chóng và thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của
các bên liên quan.
3


9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề ứng dụng GIS trong công tác giải phóng
mặt bằng thuộc dự án giao thông đô thị.
- Chƣơng 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ dự án đƣờng Vành đai 2
(đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tƣ Vọng).
- Chƣơng 3: Ứng dụng GIS giải quyết một số bài toán của công tác giải phóng
mặt bằng thuộc tuyến đƣờng Vành đai 2 (đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tƣ Vọng).

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG GIS TRONG CÔNG TÁC
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG THUỘC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
1.1. Tổng quan về công tác giải phóng mặt bằng trong các dự án giao thông đô thị
1.1.1. Các khái niệm về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng
Theo khoản 11 Điều 3, Luật đất đai năm 2013, thu hồi đất đƣợc định nghĩa
nhƣ sau: Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nƣớc quyết định thu lại quyền sử dụng
đất của ngƣời đƣợc Nhà nƣớc trao tặng quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của
ngƣời sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai [10].
Trong Luật đất đai và Luật Xây dựng hiện hành không có định nghĩa trực

tiếp thế nào là giải phóng mặt bằng. Có thể nói, giải phóng mặt bằng hay giải tỏa
mặt bằng là một quá trình “làm sạch” diện tích để bố trí dự án cả về pháp lý và vật
chất thông qua việc thực hiện di dời các công trình xây dựng, vật kiến trúc, cây cối,
hoa màu và một bộ phận dân cƣ trên một diện tích đất nhất định nhằm thực hiện quy
hoạch, cải tạo xây dựng công trình mới.
Trên thực tế, khái niệm “giải phóng mặt bằng” đƣợc dùng phổ biến hiện nay
là khi Nhà nƣớc có quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế.
Giải phóng mặt bằng (GPMB) là việc làm bắt buộc khi thực hiện các công
trình xây dựng ảnh hƣởng đến tiến độ công trình. GPMB trong phát triển hạ tầng
giao thông đô thị lại đặc biệt quan trọng vì nó liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức
và nhiều ngành nghề trong xã hội, ảnh hƣởng trực tiếp đến tiến độ thi công của các
dự án, điều này đòi hỏi cần tiến hành GPMB thận trọng, nhanh chóng và đƣa ra các
phƣơng án hiệu quả nhất.
1.1.2. Cơ sở pháp lý của công tác giải phóng mặt bằng
Chính sách bồi thƣờng, GPMB là nhiệm vụ quan trọng luôn đƣợc Đảng và
Nhà nƣớc quy định thông qua các văn bản pháp luật, bởi đây là cơ sở để đảm bảo
tiến độ thi công các dự án nhằm phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Ngày 17/8/1994 Chính phủ ban hành Nghị định số 90/NĐ-CP quy định cụ
thể các chính sách làm cơ sở để thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ GPMB theo
quy định khi Nhà nƣớc thu hồi đất vào mục đích quốc phòng an nình, lợi ích quốc
5


gia, lợi ích công cộng. Nghị định này mang tính toàn diện cao và cụ thể hóa việc
thực hiện chính sách bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Ngày 24/4/1998 Chính
phủ ban hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP thay thế Nghị định 90/NĐ-CP và quy
định rõ phạm vi, đối tƣợng áp dụng. Đặc biệt ngƣời bị thu hồi đất có quyền đƣợc
lựa chọn một trong ba phƣơng án bồi thƣờng: bằng tiền, bằng nhà ở hoặc bằng đất.
Tuy nhiên vẫn chƣa đáp ứng hết đƣợc yêu cầu thực tế, chƣa phù hợp với thực tiễn

và gây phát sinh ra nhiều khiếu kiện.
Sau khi Luật đất đai năm 2003 đƣợc ban hành, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều
văn bản dƣới luật nhƣ nghị định, thông tƣ nhằm cụ thể hoá các điều luật: Nghị định
số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai, Nghị
định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi
Nhà nƣớc thu hồi đất, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ
quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà
nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày
13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu
hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ.
Tại Khoản 3, Điều 54, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Nhà nƣớc thu hồi đất
do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trƣờng hợp thật cần thiết do luật định vì
mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công
cộng”. Để cụ thể hóa vấn đề này, quy định rõ tại các điều khoản tại Mục 1,
Chƣơng 6, Luật Đất đai 2013 và các văn bản dƣới luật nhƣ: Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai,
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi
thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất, Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định
chi tiết thi hành luật đất đai, Thông tƣ số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014
của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà
nƣớc thu hồi đất.
Đối với Thành phố Hà Nội đang trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở hạ tầng
giao thông đô thị cần diện tích mặt bằng lớn để thực hiện thì cơ sở pháp lý về giải
phóng mặt bằng càng phải minh bạch và rõ ràng. UBND Thành phố Hà Nội đã ban
hành các quyết định để thực hiện công tác GPMB gồm:
6


- Quyết định số 6239/QĐ-UBND ngày 15/10/2013 về trình tự thủ tục thu hồi

đất giải phóng mặt bằng. Quyết định này quy định về trình tự, thủ tục ban hành kế
hoạch tổ chức thực hiện thu hồi đất, khảo sát, điều tra, kiểm đếm, các biện pháp thu
hồi đất, GPMB và quy định về trình tự, thủ tục ban hành Quyết định phân kỳ thu
hồi đất, giao đất, GPMB.
- Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 về việc ban hành Quy
định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2015
đến 31/12/2019. Quyết định này quy định các nguyên tắc cụ thể khi định giá đất và
bảng giá đất tại tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 03/03/2017 về việc ban hành giá
xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thƣờng, hỗ
trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Nghị quyết số 08/NQ-TU nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thƣờng,
hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn thành phố giai đoạn
2016-2020.
- Quyết định số 11/2017/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 về việc ban hành quy
định một số nội dung về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất để thực hiện dự án đầu tƣ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định này
quy định một số điều liên quan đến công tác GPMB nhƣ Điều 5: Cung cấp thông tin
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Điều 6: Quy định thẩm quyền xây dựng kế hoạch
thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, ban hành thông báo thu hồi đất,
quyết định thu hồi đất; Điều 9: Quy định việc xác định ranh giới thu hồi đất phục vụ
công tác thu hồi, ban hành kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm
đếm và ra thông báo thu hồi đất, lập phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ;
Điều 10: Quy định hồ sơ và trình tự thu hồi đất; Điều 16, 17, 19: Quy định trách
nhiệm của các Sở ban ngành, các UBND cấp huyện, các UBND cấp xã, Tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thƣờng GPMB.
Nhƣ vậy, các quy định pháp luật về lập, điều chỉnh, xét duyệt và tổ chức
thực hiện bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng là căn cứ pháp lý quan trọng để đảm
bảo mặt bằng xây dựng các dự án phát triển đất nƣớc cũng nhƣ trên địa bàn Thành
phố Hà Nội.


7


1.1.3. Đặc thù của công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án giao thông đô thị
Quy hoạch giao thông đô thị bao gồm việc xác định quỹ đất dành cho xây
dựng và phát triển giao thông, vị trí, quy mô công trình đầu mối; tổ chức hệ thống
giao thông đô thị trên mặt đất, trên cao và dƣới mặt đất; xác định phạm vi bảo vệ và
hành lang an toàn giao thông [9]. Các dự án phát triển giao thông đô thị là các dự án
trọng điểm luôn nhận đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ của Nhà nƣớc và chính quyền địa
phƣơng. Một số đặc thù của công tác giải phóng mặt bằng trong các dự án giao
thông đô thị:
- Đa số các dự án là các tuyến đƣờng dạng tuyến kéo dài có thể nằm trên địa
bàn một xã (phƣờng) hoặc nằm trên địa bàn nhiều huyện (quận) trong một tỉnh hoặc
nằm trên địa bàn nhiều tỉnh. Vì vậy, hệ thống chính sách pháp luật về công tác giải
phóng mặt bằng ở các địa phƣơng sẽ có sự khác nhau gây khó khăn cho công tác
GPMB.
- Có sự chênh lệch giá đất tại khu vực giáp ranh có cùng mục đích sử dụng
đất. Theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định 43/2014 NĐ-CP cho phép đất giáp ranh của
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có chênh lệch về mức giá không quá
30%. Với những trƣờng hợp giá đất chênh lệch hơn 30% thì UBND các tỉnh giáp
ranh phải chủ động thống nhất. Nếu không thống nhất đƣợc thì phải báo cáo Bộ
TN&MT trƣớc ngày 15 tháng 9 của năm xây dựng bảng giá đất để giải quyết.
- Các tuyến đƣờng đa phần đƣợc triển khai theo từng giai đoạn và kéo dài
trong vòng nhiều năm. Trong thời gian đó, hệ thống chính sách pháp luật tại nhiều
địa phƣơng có sự thay đổi và đơn giá bồi thƣờng về đất và tài sản trên đất cũng thay
đổi dân đến sự chênh lệch về giá bồi thƣờng trên cùng một tuyến đƣờng.
- Các đoạn đƣờng đƣợc đầu tƣ xây dựng theo các hình thức đầu tƣ khác nhau
sẽ có đơn giá và phƣơng án bồi thƣờng GPMB khác nhau. Việc này có thể gây bức
xúc cho ngƣời dân khi triển khai thực hiện các phƣơng án bồi thƣờng.

1.1.4. Công tác giải phóng mặt bằng trong các dự án giao thông đô thị trên địa
bàn thành phố Hà Nội
a. Trình tự các bước công tác GPMB của các dự án giao thông đô thị trên địa bàn
thành phố Hà Nội
Công tác GPMB cho một dự án giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà
Nôi đƣợc thực hiện theo từng giai đoạn:
8


Giai đoạn 1 là việc thành lập bản đồ hiện trạng khu vực nghiên cứu quy
hoạch để làm cơ sở lập và xác định chỉ giới đƣờng đỏ cho dự án. Bản đồ hiện
trạng (thuật ngữ đƣợc sử dụng trong các dự án giao thông đô thị) là bản đồ phản
ánh hiện trạng quản lý và sử dụng đất tại thời điểm đo đạc, nội dung gồm: các yếu
tố địa hình, ranh giới các thửa đất, chủ sử dụng đất; các chỉ giới về quy hoạch;
ranh giới sử dụng đất theo các quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp
GCNQSDĐ của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền (nếu có). Bản đồ hiện trạng
đƣợc lập để làm hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác quy hoạch đô thị và nông thôn,
công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và công
nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố (nếu sử
dụng bản đồ hiện trạng phục vụ công tác lập quy hoạch trong trƣờng hợp bản đồ
không phù hợp với hiện trạng tại thời điểm lập quy hoạch thì phải thực hiện khảo
sát đo đạc bổ sung) [14].
Giai đoạn 2: Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội dựa trên bản đồ hiện trạng đã
đƣợc thành lập sẽ tiến hành lập bản vẽ chỉ giới đƣờng đỏ các dự án giao thông đô
thị theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc UBND thành phố giao [13]. Chỉ
giới đường đỏ: là đƣờng ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công
trình và phần đất đƣợc dành cho đƣờng giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ
tầng [7]. Bản vẽ chỉ giới đƣờng đỏ sẽ thể hiện phạm vi quy hoạch của dự án giao
thông đô thị, làm cơ sở và căn cứ pháp lý để thành lập bản vẽ thiết kế cắm mốc chỉ
giới đƣờng đỏ và triển khai các giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 3: Cơ quan có thẩm quyền (cụ thể là Viện Quy hoạch Xây dựng
Hà Nội theo Quyết định số 82/2014/QĐ-UBND ngày 21/11/2014) dựa trên bản vẽ
chỉ giới đƣờng đỏ và các hồ sơ mốc giới của các công trình khác nằm trong dự án
đã đƣợc cắm mốc và bàn giao sẽ lập bản vẽ thiết kế cắm mốc. Bản vẽ thiết kế cắm
mốc sau khi đƣợc Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố Hà Nội xác nhận sẽ là cơ sở
để xây dựng phƣơng án cắm mốc quy hoạch ra ngoài thực địa.
Giai đoạn 4: Cắm mốc ngoài thực địa. Các loại mốc giới đƣợc cắm ngoài
thực địa là mốc tim đƣờng và mốc chỉ giới đƣờng đỏ. Mốc tim đƣờng và mốc xác
định tọa độ và cao độ vị trí các giao điểm và các điểm chuyển hƣớng của tim đƣờng
có ký kiệu TĐ. Mốc chỉ giới đƣờng đỏ là mốc xác định đƣờng ranh giới phân định
giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất đƣợc dành cho đƣờng giao
thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, có ký hiệu CGĐ [15].
9


Giai đoạn 5: Trích đo bản đồ địa chính. Để xác định diện tích GPMB cho các
thửa đất, ta thƣờng sử dụng bản đồ địa chính và chỉ giới đƣờng đỏ để xác định diện
tích trong ngoài chỉ giới. Do hệ thống bản đồ địa chính ở Hà Nội đƣợc đo vẽ từ khá
lâu, hiện trạng đã có nhiều biến động, nên để xác định đúng diện tích các thửa đất
phải tiến hành đo trích đo địa chính để đảm bảo độ chính xác, cập nhật đảm bảo
quyền lợi cho ngƣời dân.
Giai đoạn 6: Từng thửa đất nằm trong dự án sẽ đƣợc đánh dấu sơn ngoài
thực địa để xác định phần diện tích nằm trong chỉ giới và đƣợc lập hồ sơ kỹ thuật
thửa đất phục vụ công tác GPMB. Dựa vào hồ sơ kỹ thuật thửa đất, đơn vị quản lý
dự án sẽ lên phƣơng án bồi thƣờng cho các hộ dân nằm trong phạm vi GPMB.
b. Thực trạng công tác GPMB của các dự án giao thông đô thị trên địa bàn Hà Nội
Ùn tắc giao thông đô thị là vấn đề bức xúc hiện nay của Hà Nội. Để giải
quyết vấn đề này, Thành phố đang chú trọng nâng cấp mở rộng hệ thống giao thông
nhằm đáp ứng các tiêu chí về cơ sở hạ tầng giao thông của một đô thị, đảm bảo cho
quỹ đất dành cho giao thông đô thị là 20 - 25%, là chiến lƣợc phát triển giao thông

Thành phố Hà Nội đến năm 2020 [24]. Tuy vậy, để thực hiện các dự án về nâng cấp
và mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông thì cần nguồn vốn lớn (chủ yếu từ vốn đi vay
và vốn viện trợ ODA) và mặt bằng xây dựng.
Thực trạng chung hiện nay chỉ ra rằng số tiền đầu tƣ cho dự án xây dựng có
thể tăng lên nhiều lần so với dự toán ban đầu, trong đó khoảng 80% vốn đầu tƣ dự
án phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng và tái định cƣ cho các hộ dân. Tuy số vốn
đầu tƣ lớn nhƣ vậy cùng với nhiều văn bản pháp luật ban hành hỗ trợ nhƣng việc
giải phóng mặt bằng phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại Hà
Nội vẫn gặp nhiều khó khăn, ví dụ nhƣ:
- Từ rất nhiều năm nay không thể giải phóng mặt bằng những hộ dân nằm ở
nút giao thông Linh Đàm - Giải Phóng tạo nên nút thắt cổ chai cho tuyến đƣờng,
tình trạng ách tắc xảy ra thƣờng xuyên [34].
- Dự án đƣờng sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông với tổng chiều dài trên
13km dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2013, nhƣng thực tế chậm so với dự án
nhiều năm, số vốn tăng thêm khoảng 315 triệu USD. Năm 2014, khu vực quận
Đống Đa còn 72 ngôi nhà chƣa giải phóng mặt bằng nguyên nhân do bức xúc của
ngƣời dân về thỏa thuận giá bồi thƣờng quá chệnh lệch với giá thị trƣờng, về nhà ở
10


tái định cƣ nhỏ hẹp, xuống cấp không phù hợp để sinh hoạt cho các chủ sử dụng đất
có đất bị thu hồi [33].
- Dự án tuyến đƣờng Vành đai 2 nút giao Ngã Tƣ Vọng đƣợc UBND thành
phố phê duyệt, khi dự án đƣợc triển khai có hơn 600 hộ dân đã di dời mặt bằng
dành đất cho công trình. Tuy nhiên, đến đoạn cuối dự án lại vƣớng mặt bằng của
gần 30 hộ dân khu H1C tổ 43 đƣờng Giải Phóng thuộc quận Đống Đa chƣa chấp
nhận di dời xuất phát từ việc tính pháp lý điều chỉnh chỉ giới đƣờng đỏ liên quan
đến gần 30 hộ dân trên [26].
Những dự án trên đều là dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội, đóng vai
trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực giải tỏa ách tắc giao thông trên địa bàn

thành phố nhƣng nhiều công trình vẫn chậm tiến độ do chƣa giải phóng đƣợc mặt
bằng, hệ lụy nhìn thấy rõ là dự án kéo dài, đội vốn gây lãng phí, trong khi ngƣời dân
hàng ngày đối mặt với cảnh tắc đƣờng.
Giải phóng mặt bằng luôn là điều kiện tiên quyết để các dự án đƣợc thực
hiện nhanh chóng. Để công tác này đạt hiệu quả cần rà soát lại các văn bản pháp
luật để tránh sự chồng chéo trong công tác quản lý, minh bạch các thông tin quy
hoạch, cắm mốc, chỉ giới đƣờng đỏ, thông báo chi tiết và đối thoại trực tiếp với
ngƣời dân để giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề bồi thƣờng giải phóng mặt
bằng. Điều chỉnh giá bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ sao cho phù hợp với từng hộ gia
đình, cá nhân nhằm đảm bảo lợi ích giữa Nhà nƣớc và ngƣời dân, từ đó có thể tạo
mặt bằng sạch để thi công tạo nên bộ mặt mới cho giao thông Hà Nội.
1.2. Tổng quan về công tác xây dựng CSDL đất đai
1.2.1. Khái niệm về CSDL đất đai
Theo Khoản 23, Điều 3, Luật Đất đai 2013, cơ sở dữ liệu đất đai đƣợc định
nghĩa là tập hợp các dữ liệu đất đai đƣợc sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác,
quản lý và cập nhật thông qua phƣơng tiện điện tử [10].
Dữ liệu đất đai bao gồm dữ liệu không gian đất đai, dữ liệu thuộc tính đất đai
và các dữ liệu khác có liên quan đến thửa đất. Trong đó, dữ liệu không gian đất đai
bao gồm dữ liệu không gian đất đai nền và các dữ liệu không gian chuyên đề, dữ
liệu thuộc tính đất đai bao gồm dữ liệu thuộc tính địa chính; dữ liệu thuộc tính quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dữ liệu thuộc tính giá đất; dữ liệu thuộc tính thống kê,
kiểm kê đất đai. Các dữ liệu khác có liên quan tới thửa đất bao gồm bản ký số hoặc
bản quét Giấy chứng nhận; sổ địa chính; giấy tờ pháp lý làm căn cứ để cấp Giấy
11


chứng nhận; hợp đồng hoặc văn bản thực hiện các quyền sử dụng đất, quyền sử hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã đƣợc công chứng, chứng thực theo quy
định của pháp luật [4].
Theo Khoản 2, Điều 121, Luật Đất đai 2013 cơ sở dữ liệu đất đai gồm:

- Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;
- Cơ sở dữ liệu địa chính;
- Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai;
- Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Cơ sở dữ liệu giá đất;
- Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai;
- Cơ sở dữ liệu thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
đất đai;
- Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.
1.2.2. Vai trò của CSDL đất đai trong các dự án phát triển giao thông đô thị
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu không còn là khái niệm mới
đối với các nƣớc trên khu vực, trên toàn thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, nhằm phục
vụ cho công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai, các ngành kinh tế - xã hội, cơ sở hạ
tầng, thu thuế đối với ngƣời sở hữu, sử dụng đất đai, đặc biệt là cơ sở để bảo vệ quỹ
đất công của Nhà nƣớc, cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sử dụng đất,...
Thông qua hệ thống GIS, cơ sở dữ liệu đất đai sau khi đƣợc thu thập và
chuẩn hóa có thể thực hiện các phân tích đa tiêu chí, xây dựng các kịch bản lựa
chọn đất xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông dựa trên tổng hợp nhiều yếu tố theo
trọng số khác nhau: điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành phát triển đô thị, các bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng kiến trúc cảnh quan, hiện trạng hạ tầng kỹ
thuật và hiện trạng môi trƣờng; từ đó các yếu tố đƣợc phân tích, đánh giá tổng hợp
phục vụ lựa chọn đất xây dựng [25].
Xây dựng nên một cơ sở dữ liệu nền cho hệ thống quản lý hạ tầng giao
thông, tích hợp với cơ sở dữ liệu đa ngành khác để tạo nên những công cụ quản lý
nhƣ tổng hợp các đối tƣợng hạ tầng giao thông trên tuyến đƣờng, cập nhật đơn giá
duy tu, xây dựng mới các hệ thống giao thông đô thị cũng nhƣ quản lý phƣơng tiện
giao thông theo thời gian thực cũng đƣợc thực hiện.
12



Tóm lại, cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu đem lại cho giao thông đô thị các
lợi ích có thể thấy rõ nhƣ:
- Về mặt quản lý: giúp đơn giản hóa công tác quản lý hạ tầng giao thông và
nhất là đảm bảo tính đồng bộ, chính xác của dữ liệu hạ tầng giao thông từ các khu
quản lý giao thông đô thị đến Sở Giao thông vận tải. Từ đó hỗ trợ đắc lực hơn cho
công tác quản lý và quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng giao thông thành phố;
- Về mặt kinh tế: Giảm chi phí đáng kể cho công tác quản lý và cập nhật dữ
liệu hạ tầng giao thông cho Sở Giao thông vận tải nói riêng và cho các đơn vị quản
lý hạ tầng nói chung;
- Về mặt xã hội: Việc triển khai mở rộng hệ thống này trên toàn thành phố sẽ
xây dựng đƣợc một cơ sở dữ liệu đầy đủ và đồng bộ về hạ tầng giao thông đô thị
thành phố. Cơ sở dữ liệu này khi đƣợc chia sẻ cho các sở ngành khác sẽ phục vụ đắc
lực cho công tác quản lý và quy hoạch đô thị. Ngƣời dân thành phố thông qua trang
Web của Sở Giao thông Vận tải có thể xem trực quan về hệ thống giao thông (chiều
lƣu thông, cấm/hạn lƣu thông trên các tuyến đƣờng) và các thông tin về các công
trình duy tu sửa chữa hạ tầng giao thông nhằm giúp vạch lộ trình đi lại cho mình
đƣợc thuận tiện hơn cũng nhƣ cùng với các đơn vị có liên quan thực hiện việc kiểm
tra, giám sát tốt hơn các đơn vị thi công các công trình hạ tầng.
Nhƣ vậy, cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu đƣợc xây dựng không những nâng
cao chất lƣợng quản lý Nhà nƣớc về đất đai, mà còn đem lại nhiều lợi ích khác nữa
cho nhiều ngành và lĩnh vực, trong đó có phát triển hệ thống giao thông đô thị.
1.2.3. Tình hình xây dựng CSDL đất đai ở Việt Nam
Bƣớc tiến quan trọng trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý Nhà nƣớc
về đất đai là hoàn thiện và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, hạ tầng thông tin về đất
đai cùng tài sản gắn liền với đất theo hƣớng hiện đại, công khai, minh bạch, đa mục
tiêu. Trong thời gian vừa qua, cùng với việc đẩy mạnh công tác đo đạc địa chính,
xây dựng hồ sơ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền
sở hữu tài sản gắn liền với đất, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và hệ thống
thông tin đất đai đã đƣợc chú trọng thực hiện, góp phần phục vụ công tác quản lý
đất đai đƣợc hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đến nay,

trên cả nƣớc đã có 132 huyện chính thức đƣa cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện vào
vận hành, khai thác, sử dụng [28].
13


Nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
và thu đƣợc nhiều kết quả khả quan. Công tác này đang góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý đất đai trong giai đoạn hiện nay.
Ngày 29/12/2009, UBND tỉnh Bình Dƣơng đã phê duyệt dự án “Xây dựng
hệ thống thông tin phục vụ quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng” tại
Quyết định số 5578/QĐ-UBND, với mục tiêu xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu
đất đai hoàn chỉnh, hiện đại phục vụ đa ngành, đa mục đích. Ngƣời dân có thể tra
cứu thông tin về thửa đất trực tuyến thông qua cổng thông tin điện
tử www.binhduong.lis.vn, ngoài ra ngƣời dân có thể truy cập Hệ thống tra cứu thông
tin hồ sơ giao dịch thông qua công thông tin điện tử hoặc thông qua tổng đài nhắn
tin SMS để biết đƣợc tiến độ xử lý hồ sơ.
Tại Long An, tính đến ngày 15/9/2016, toàn tỉnh đã xây dựng hoàn thành cơ
sở dữ liệu địa chính của 55 xã, phƣờng, thị trấn; trong đó có 2 huyện: Châu Thành
và Tân Trụ đƣợc thực hiện theo mô hình tập trung (xây dựng bằng phần mềm ViLIS
2.0) - CSDL đất đai đƣợc tích hợp tập trung tại Sở TN&MT, kết nối trực tiếp đến
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại huyện thông qua đƣờng truyền mạng
Internet tốc độ cao, việc sử dụng, vận hành, khai thác, cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ
liệu đất đai tại cấp huyện đƣợc thực hiện trên cơ sở đƣợc phân quyền cho ngƣời có
thẩm quyền để thực hiện [31].
Mô hình hệ thống thông tin đất đai tại Đồng Nai phát triển trên nền tảng
công nghệ .NET, với hệ thống CSDL phân tán thuần nhất của Oracle và dữ liệu
không gian trên công nghệ của ESRI. Kiến trúc hệ thống hoạt động theo mô hình
khách-chủ (Client-Server). Hiện hệ thống đang đƣợc vận hành hiệu quả ở hai cấp:
tỉnh (Chi cục Quản lý Đất đai, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm
Công nghệ Thông tin), huyện (chi nhánh Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất ở

11/11 huyện) thông qua 02 hệ thống mạng là mạng LAN và mạng riêng ảo - MEGA
WAN. Thông qua hệ thống, toàn bộ CSDL quản lý đất đai đƣợc thống nhất trên
toàn tỉnh góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai
nhƣ: đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cập nhật, chỉnh lý biến động;
thống kê, tổng hợp, hỗ trợ ra quyết định cho các cấp Lãnh đạo.
Tỉnh Vĩnh Long đã hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính cho 103 xã,
phƣờng, thị trấn với tổng diện tích 132.606,29 ha; hoàn thành xây dựng cơ sở dữ
liệu đất đai cho 05 huyện và kết nối với hệ thống chung của tỉnh. Kết quả của dự án
đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai, cung cấp các
14


dịch vụ công cho ngƣời dân, doanh nghiệp và nâng cao nhận thức cộng đồng, góp
phần nâng cao trình độ của cán bộ, công chức. Giảm thời gian thực hiện thủ tục
hành chính về đất đai từ 50% - 70%; thông tin cung cấp bằng nhiều hình thức qua
mạng, qua tin nhắn điện thoại, qua tổng đài 1080, đảm bảo chính xác, đƣợc cập nhật
thƣờng xuyên; công tác thống kê, điều tra hiện trạng sử dụng đất đảm bảo độ tin cậy
cao. Ngoài cung cấp các dịch vụ công, cơ sở dữ liệu đất đai bƣớc đầu phục vụ tốt
cho công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai nhƣ thống kê, kiểm kê, giao đất, cho thuê
đất, xây dựng phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ; đăng ký biến động đất
đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo [30].
Ở tỉnh Quảng Ninh, tháng 8-2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định số
1982/QĐ-UBND phê duyệt Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai TP. Uông
Bí và TP. Cẩm Phả với tổng mức đầu tƣ trên 31 tỷ đồng. Trên cơ sở kết quả đạt
đƣợc của hai địa phƣơng trên, phấn đấu đến năm 2020 sẽ hoàn thành công tác xây
dựng CSDL đất đai trong phạm vi toàn tỉnh. Để triển khai dự án, Sở TN&MT
Quảng Ninh đã trang bị thiết bị phần cứng, phần mềm thƣơng mại cho các địa
phƣơng. Đến thời điểm này dự án đã cơ bản hoàn thành góp phần hoàn chỉnh hệ
thống tƣ liệu bản đồ, hồ sơ địa chính của địa phƣơng. Một số nội dung chính đã
hoàn thành nhƣ: điều tra thu thập các tài liệu ban đầu, rà soát các biến động đất đai;

xác định và hoàn thiện bản mô tả mốc giới thửa đất; đo đạc thành lập bản đồ địa
chính khu vực dân cƣ,... Bên cạnh đó, đo đạc thành lập mới và chỉnh lý bản đồ địa
chính ngoài khu vực dân cƣ gắn với công tác kê khai đăng ký cấp đổi, cấp mới,
đăng ký biến động theo quy trình đã đƣợc các địa phƣơng thực hiện lồng ghép các
bƣớc theo quy định của Bộ TN&MT. Qua việc triển khai công tác thực hiện tại
Uông Bí và Cẩm Phả đã khẳng định phần mềm này ứng dụng hiệu quả trong thực
tiễn cuộc sống, thể hiện sự gần gũi, thân thiện và linh hoạt với ngƣời sử dụng nhất
là đối với công tác quản lý tại địa phƣơng. Dự án xây dựng CSDL đất đai của TP
Cẩm Phả đƣợc đƣa vào hoạt động từ tháng 4-2014, kết quả là 100% các hồ sơ thuộc
thẩm quyền của văn phòng đều đƣợc áp dụng phần mềm ELIS giải quyết. Trƣớc
đây, thống kê kiểm kê đất đai, quy hoạch sử dụng đất, quản lý bản đồ giá đất,…
phải thuê tƣ vấn, thì nay đƣợc tích hợp trong hệ thống, giảm thiểu tối đa chi phí và
thời gian [27].
Về việc sử dụng các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đất đai tại 63 tỉnh,
thành phố còn chƣa thống nhất, chƣa đồng bộ, thậm chí trong cùng địa bàn một tỉnh
còn có tình trạng sử dụng nhiều phần mềm (khi xây dựng dữ liệu sử dụng phần
mềm nào thì quản lý vận hành cũng sử dụng luôn phần mềm đó). Thực trạng sử
15


dụng các phần mềm đã đƣợc thẩm định cho phép dùng trong hệ thống thông tin đất
đai nhƣ sau:
- Phần mềm ViLIS: 43 tỉnh (có 9 tỉnh ứng dụng 100% cho cả địa bàn tỉnh, 39
tỉnh chỉ ứng dụng trên địa bàn một số huyện).
- Phần mềm ELIS: 16 tỉnh (ứng dụng trên địa bàn một số huyện).
- Phần mềm TMV.LIS: 5 tỉnh (ứng dụng trên địa bàn một số huyện).
- Phần mềm DongNai.LIS: 01 tỉnh (Đồng Nai).
- Một số tỉnh (Vĩnh Phúc, Gia Lai,…) hiện đang ứng dụng song song hai
phần mềm ViLIS và ELIS, TMV.LIS, SouthLIS.
- Có 2 tỉnh (Đà Nẵng, Bắc Ninh) đang chạy thử nghiệm phần mềm VietLIS,

đồng thời với chạy phần mềm ViLIS, ELIS [12].
Năm 2017 - 2022 Bộ TN&MT sẽ hoàn thiện và triển khai trên địa bàn 33
tỉnh, thành phố tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai gồm [5]:
- Khu vực miền Bắc (gồm 14 tỉnh): Thái Nguyên, Thái Bình, Nam Định,
Ninh Bình, Cao Bằng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn,
Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng;
- Khu vực miền Trung, Tây Nguyên (gồm 10 tỉnh): Hà Tĩnh, Thừa Thiên
Huế, Nghệ An, Phú Yên, Lâm Đồng, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh
Hòa, Đắc Lắk;
- Khu vực miền Nam (9 tỉnh): Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ,
Long An, Tây Ninh, Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre.
Các địa phƣơng trên cả nƣớc đã bƣớc đầu tiến hành xây dựng CSDL đất đai,
xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin đất đai, tiến tới quản lý
dữ liệu đất đai ngay trên bản đồ số, từ đó phát huy đƣợc quyền làm chủ của nhân
dân, phát huy đƣợc giá trị đất đai trong các giao dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc xây dựng CSDL đất đai ở một số địa phƣơng còn phân tán,
thiếu đồng bộ và có những khó khăn nhất định. Trƣớc tiên, đây là dự án có nhiều
nội dung mới và phức tạp, phải thực hiện đồng bộ từ đo đạc, thành lập mới hoặc
chỉnh lý hoàn thiện bản đồ địa chính, kê khai đăng ký lập hồ sơ cấp giấy chứng
nhận gắn với rà soát, cập nhật toàn bộ các biến động đất đai,... Từ đó, xây dựng mới
hoặc hoàn thiện lại hồ sơ địa chính, xây dựng CSDL theo các phần mềm chuẩn và
công nghệ đƣợc Bộ TN&MT cho phép sử dụng. Vì vậy, khối lƣợng công tác
16


×