Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN THỊ THỦY
NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH
HUYẾT TƢƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2
TẠI BỆNH VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2017
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
1
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN THỊ THỦY
NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH
HUYẾT TƢƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2
TẠI BỆNH VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60420114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hoa
PGS. TS Trịnh Hồng Thái
HÀ NỘI - 2017
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
2
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả
Nguyễn Thị Thủy
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
3
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học tự
nhiên, Phòng đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Sinh học đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Hoa
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cũng như truyền đạt những kinh nghiệm để
giúp tôiđạt được kết quả tốt nhất. Trong quá trình làm việc, cô luôn đưa ra những
nhận xét, góp ý quý báu để tôi có thể thực hiện tốt nghiên cứu của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đếnPGS.TS. Trịnh Hồng
Thái, thầy luôn quan tâm nhắc nhở, đưa ra những lời chỉ dẫn, động viên giúp hoàn
thành luận văn. Sự say mê khoa học của thầy luôn luôn là tấm gương sáng để học
trò mãi noi theo.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Khoa Sinh học trường Đại
học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức
cơ sở để tôi có thể thực hiện được luận văn thạc sỹ cũng như vận dụng trong công
việc sau này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ trong bộ môn Giải phẫu bệnh-Ung
thư học, bộ môn Sinh Hóa trường Đại học Y dược Thái Nguyên đã luôn luôn
dành cho tôi sự quan tâm và giúp đỡ đặc biệt để tôi có thể hoàn thành công việc của
mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọngđến các thầy trong hội đồng chấm
luận văn đã dành nhiều thời gian và công sức, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn
này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã quan tâm, động
viên tinh thần, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, tháng 02 năm 2017
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
4
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
Nguyễn Thị Thủy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1 ............................................................................................................ 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 3
1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ........................................................................ 3
1.1.1. Định nghĩa .................................................................................................... 3
1.1.2. Dịch tễ học ................................................................................................... 3
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ theo WHO (1999) ................................. 4
1.1.4. Phân loại bệnh đái tháo đường ..................................................................... 5
1.1.5. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường ........................................ 9
1.1.6. Các rối loạn chuyển hóa ở bệnh đái tháo đường ........................................ 11
1.1.7. Biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường ..................................................... 14
1.2. TỔNG QUAN VỀ HOMOCYSTEIN ........................................................18
1.2.1. Cấu trúc phân tử của homocystein ............................................................ 18
1.2.2. Quá trình chuyển hóa homocystein ............................................................ 19
1.2.3 Tác động gây hại của homocystein ............................................................ 21
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ homocysteine máu ............................ 25
1.2.5. Tình hình nghiên cứu homocysteine trên thế giới và trong nước .............. 27
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................31
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ....................................................................... 31
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................................... 32
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................32
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 32
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 32
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
5
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................32
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 32
2.3.2. Cỡ mẫu ....................................................................................................... 32
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................................33
2.4.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân nghiên cứu ........................................... 33
2.4.2. Chỉ tiêu lâm sàng....................................................................................... 33
2.4.3. Chỉ tiêu cận lâm sàng ................................................................................. 33
2.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán và cách đánh giá ........................................................33
2.5.1. Chẩn đoán đái tháo đường ......................................................................... 33
2.5.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu ................................................... 34
2.5.3. Chẩn đoán THA và phân độ THA ............................................................. 35
2.5.4. Chẩn đoán tăng Hcy máu ........................................................................... 35
2.5.5. Tiêu chuẩn đánh giá kiểm soát glucose ..................................................... 35
2.5.6. Đánh giá chỉ số khối cơ thể ........................................................................ 35
2.6. Thiết bị, hóa chất ...........................................................................................36
2.6.1. Thiết bị ....................................................................................................... 36
2.6.2. Hóa chất ..................................................................................................... 36
2.6.3. Chất liệu nghiên cứu .................................................................................. 36
2.7. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................36
2.7.1. Phỏng vấn ................................................................................................... 36
2.7.2. Khám lâm sàng ........................................................................................... 36
2.7.3. Kỹ thuật định lượng các chỉ tiêu cận lâm sàng .......................................... 37
2.8. Xử lý số liệu ..................................................................................................43
CHƢƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 44
3.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu................................................................44
3.2. Nồng độ homocystein và một số chỉ số hóa sinh huyết tương ở nhóm nghiên
cứu ……………………………………………………………………………50
3.3. Mối liên quan giữa nồng độ homocystein huyết tương với một số yếu tố
nghiên cứu. ...........................................................................................................55
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
6
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
THẢO LUẬN CHUNG ...................................................................................... 64
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 69
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 70
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tóm tắt cơ chế bệnh sinh đái tháo đường týp 2 Error! Bookmark not
defined.
Hình 1.2. Sơ đồ chuyển hóa của homocystein .... Error! Bookmark not defined.
Hình 1.3. Cơ chế gây xơ vữa mạch, tạo huyết khối của homocystein ........ Error!
Bookmark not defined.
Hình 1.4. Rối loạn chức năng nội mạc mạch máu trong XVĐM ............... Error!
Bookmark not defined.
Hình 2.1: Hệ thống máy AU 480 của hãng Beckman Coulter . Error! Bookmark
not defined.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VI .. Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2. Phân loại tăng homocystein huyết tương [32] .. Error! Bookmark not
defined.
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn kiểm soát glucose theo Hiệp hội đái tháo đường châu Á –
Thái Bình Dương năm 2005 [92] ......................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi ................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2. Đặc điểm về giới ................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp .................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.4. Đặc điểm về dân tộc ............................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.5. Đặc điểm về BMI ................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.6. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh ......... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.7. Nồng độ homocystein huyết tương theo giới .... Error! Bookmark not
defined.
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
7
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
Bảng 3.8. Nồng độ glucose và HbA1C ở nhóm nghiên cứu ..... Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3.9. Nồng độ một số thành phần lipid huyết tương .. Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.10. Nồng độ homocystein huyết tương theo mức độ kiểm soát glucose
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.11. Nồng độ homocystein và theo chỉ số BMI..... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.12. Nồng độ Hcy theo thời gian mắc bệnh............ Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.13. Tương quan giữa nồng độ Hcy với một số thành phần lipid huyết
tương
…………………………………………………………………………...Er
ror! Bookmark not defined.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA
American Diabetes Association (Hội đái tháo đường
Hoa Kỳ)
BMI
Body mass index (chỉ số khối cơ thể)
BN
Bệnh nhân
CS
Cộng sự
ĐTĐ
Đái tháo đường
Hcy
Homocystein
HDL-C
High density lipoprotein cholesterol (Cholesterol trong
lipoprotein tỷ trọng cao)
IDF
International Diabetes Federation (Hiệp hội đái tháo
đường quốc tế)
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
8
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
LDL-C
Sinh học thực nghiệm
Low density lipoprotein cholesterol (Cholesterol trong
lipoprotein tỷ trọng thấp)
MAU
Microalbuminuria (Albumin niệu vi thể)
THA
Tăng huyết áp
WHO
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
YTNC
Yếu tố nguy cơ
MTHFR
5,10-methylenetetrahydrofolate reductase
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
9
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
MỞ ĐẦU
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO (World Health Organization-WHO) thì
thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh không lây nhiễm. Trong khi các bệnh lây nhiễm
nguy hiểm như đậu mùa, lao, MERS, Ebola… đang từng bước được khống chế
và đẩy lùi thì các bệnh không lây như bệnh tim mạch, tâm thần, ung thư v.v…và
đặc biệt là rối loạn chuyển hóa glucid và lipid ngày càng gia tăng.
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid mạn tính, khá
phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tỷ lệ bệnh có xu hướng tăng dần
theo thời gian và theo tốc độ phát triển của xã hội. Ước tính có khoảng 422 triệu
người trưởng thành bị ĐTĐ vào năm 2014 so với 108 triệu người mắc vào năm
1980. Tỷ lệ ĐTĐ trên toàn thế giới đã gia tăng gần gấp 2 lần so với năm 1980
(4,7% năm 1980 so với 8,5% năm 2014). Trong vài thập kỷ vừa qua, tỷ lệ ĐTĐ
đã tăng nhanh hơn ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình so với các
nước có thu nhập cao [89].
Tại Việt Nam, tỷ lệ ĐTĐ cũng gia tăng một cách nhanh chóng. Tại Việt
Nam chỉ trong 10 năm vừa qua đã tăng tới 200%. Tỷ lệ tiền đái tháo đường cũng
gia tăng nhanh chóng từ 7,7% lên gần 14% [9].
Năm 2012, có 1,2 triệu BN ĐTĐ tử vong. Hơn nữa, ở những BN có nồng
độ gluocse cao hơn mức mong đợi còn là nguyên nhân gây tử vong thêm 2,2
triệu người do gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và các bệnh khác [89].
ĐTĐ có thể gây ra rất nhiều biến chứng ở tất cả các bộ phận của cơ thể như
bệnh tim mạch, đột quị, suy thận, giảm hoặc mất thị lực và có thể phải cắt cụt chi
[89]. Sự nguy hiểm của bệnh ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa nặng với rất
nhiều biến chứng mạn tính cũng như cấp tính. Ở BN ĐTĐ có tỷ lệ bệnh tim
mạch gấp 2-4 lần so với người bình thường và đây là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu ở BN ĐTĐ [55]. Vì vậy, việc điều chỉnh một số yếu tố nguy cơ bệnh
tim mạch ở những bệnh nhân này là rất quan trọng. Homocystein (Hcy) được coi
là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch [55], [56], [65]. Tăng Hcy liên quan đến xơ vữa
động mạch và ở BN ĐTĐ thì mối liên quan này mạnh hơn so với những đối
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
1
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
tượng không ĐTĐ, đây chính là nguyên nhân gây ra các biến chứng mạch máu
lớn cũng như mạch máu nhỏ ở BN ĐTĐ, đặc biệt là BN ĐTĐ thận [55], [56].
Hcy là một acid amin chứa sulfur có hoạt tính cao, được tạo thành trong
quá trình chuyển hóa của methionin. Hcy có khả năng phá hủy thành mạch theo
3 cách: gây độc trực tiếp, phá hủy màng trong thành mạch, ảnh hưởng đến các
yếu tố đông máu và oxy hóa lipoprotein tỷ trọng thấp [36]. Trên thế giới, đã có
nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa nồng độ Hcy và sự phá hủy thành mạch,
các nghiên cứu này đều cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ Hcy
máu với bệnh tim mạch như THA, đặc biệt là bệnh mạch vành. Tăng homocytein
cũng đi kèm với microalbumin niệu và bệnh lý thận ở bệnh nhân ĐTĐ. Hơn nữa,
tăng Hcy máu còn là yếu tố dự báo nguy cơ bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong ở
bệnh nhân ĐTĐ. Vì vậy đề tài “Nồng độ homocystein và một số chỉ số hóa
sinh huyết tƣơng ở bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2 tại Bệnh viện Trƣờng
Đại học Y Khoa Thái Nguyên” được thực hiện với mục tiêu:
1. Xác định nồng độ homocystein huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
týp 2 tại Bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
2. Đánh giá mối liên quan giữa homocystein huyết tương với một số yếu tố
nghiên cứu.
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
2
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
1.1.1. Định nghĩa
Theo Uỷ ban chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ, “Đái
tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hoá, đặc điểm là tăng glucose máu,
hậu quả của sự khiếm khuyết trong hoạt động của insulin, trong bài tiết insulin
hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với rối loạn, sự hủy
hoại chức năng của nhiều cơ quan” [3].
1.1.2. Dịch tễ học
Bệnh ĐTĐ là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất hiện
nay trên toàn cầu. Theo báo cáo của WHO năm 2016, ước tính có khoảng 422
triệu người trưởng thành bị ĐTĐ vào năm 2014 so với 108 triệu người mắc vào
năm 1980. Tỷ lệ ĐTĐ trên toàn thế giới đã gia tăng gần gấp 2 lần so với năm
1980 (4,7% năm 1980 so với 8,5% năm 2014) [101]. Trong vài thập kỷ vừa qua,
tỷ lệ ĐTĐ đã tăng nhanh hơn ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình
so với các nước có thu nhập cao [89].
Theo số liệu của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế (International Diabetes
Federation-IDF), năm 2015 trên thế giới có 415 triệu người mắc bệnh ĐTĐ.
Theo “Diabetes Atlas,” mới được phát hành phiên bản 7 của IDF thì cứ 11 người
thì có 1 người mắc bệnh ĐTĐ. Hoa Kỳ vẫn là quốc gia có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất
trong các quốc gia phát triển với tỷ lệ ĐTĐ chiếm 11% ở độ tuổi từ 20-79 tuổi
[59].
Theo Bác sĩ Cavan - Chủ tịch Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế cho rằng:
“Bệnh ĐTĐ týp 2 ngày càng gia tăng, có liên quan đến cuộc sống hiện đại được
đặc trưng bởi chế độ ăn không lành mạnh, lười hoạt động thể lực và tăng tỷ lệ
béo phì. Nếu không có hành động ngay thì theo ước tính của IDF vào năm 2040,
sẽ có 642 triệu người sống chung với bệnh ĐTĐ, tăng hơn 50% so với con số
hiện nay”.
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
3
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
Bên cạnh số người ĐTĐ ngày càng gia tăng thì tỷ lệ người có rối loạn dung
nạp glucose cũng ngày càng gia tăng. Điều đáng chú ý là 75% số bệnh nhân
ĐTĐ ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trung Quốc và Ấn Độ là hai
quốc gia có tổng số người mắc ĐTĐ cao nhất, tương ứng có 110 triệu và 69
triệu, trong khi đó tỷ lệ ĐTĐ cao nhất được tìm thấy ở các đảo Thái Bình Dương
là Tokelu và Nauru, tương ứng 30% và 24% [59].
Tại Việt Nam, tình hình mắc bệnh ĐTĐ có chiều hướng gia tăng nhanh
chóng, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ có khác nhau từng vùng. Theo kết quả số liệu điều
tra mới nhất của Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành năm 2012 tại 6 vùng
trong cả nước, tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ ở Việt Nam hiện chiếm 5,7% dân số.
Tỷ lệ nữ giới mắc nhiều hơn nam giới gần 5%. Tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ trong
cộng đồng không được phát hiện là 63,6%. Các chuyên gia cho rằng có gần 5
triệu người đang bị bệnh nhưng chưa được phát hiện [1].
Kết quả điều tra cho thấy bệnh ĐTĐ đang gia tăng quá nhanh tại Việt Nam.
Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng 200% trong khi đó WHO dự
báo trên thế giới chỉ tăng 54% trong 20 năm [9]. Trong đó 75,5% số người được
hỏi có kiến thức rất thấp về bệnh ĐTĐ [1].
Bệnh ĐTĐ là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và gây ra nhiều biến
chứng. Theo IDF, bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4-5 ở
các nước phát triển và được coi là đại dịch ở nhiều nước đang phát triển, những
nước mới công nghiệp hóa. Biến chứng của ĐTĐ thường rất phổ biến như bệnh
mạch vành, các bệnh mạch máu ngoại vi, biến chứng mắt [22].
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ theo WHO (2001) [6]
Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl)
Hoặc glucose máu tĩnh mạch khi đói (ít nhất 8 giờ sau ăn) ≥ 7 mmol/l (126
mg/dl).
Hoặc glucose máu tĩnh mạch sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose
(cho bệnh nhân uống 75 gam đường glucose hòa với 250ml nước nguội uống
trong 5 phút) ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl).
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
4
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
Chẩn đoán chỉ được xác định với xét nghiệm lần thứ 2 (ngày sau) có kết
quả thoả mãn 1 trong 3 tiêu chuẩn trên.
Trong đó ĐTĐ type 2 được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các đặc điểm lâm
sàng như tuổi khởi phát, thể trạng, diến biến bệnh lý và định lượng insulin lúc đói.
* Chẩn đoán tiền đái tháo đƣờng (Prediabetes) [3]
Trước đây người ta dùng các thuật ngữ như “ĐTĐ tiềm tàng”, “ĐTĐ sinh
hóa ”, “ĐTĐ tiền lâm sàng”, để chỉ các trường hợp có rối loạn dung nạp glucose
(RLDNG) mà chưa có biểu hiện lâm sàng. Những trường hợp này chỉ được phát
hiện khi làm nghiệm pháp tăng glucose huyết tương bằng đường uống. Nhiều khi
để tăng độ nhạy của phương pháp người ta còn sử dụng cả corticoid.
Hiện nay, người ta đưa ra hai khái niệm để chỉ các hình thái rối loạn này
của chuyển hóa carbonhydrat của cơ thể.
Rối loạn dung nạp glucose (Impaired glucose tolerance-IGT) nếu mức ở
thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống từ 7,8 mmol/l
(140mg/dl) đến dưới 11,1 mmol/l (200 mg/dl).
Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (Impaired fasting glucose- IFG)
nếu lượng lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 5,6 mmol/l (100 mg/dl) đến dưới 7,0 mmol/l
(126 mg/dl) và lượng ở thời điểm 2 giờ sau làm nghiệm pháp tăng đường máu
dưới 7,8 mmol/l (< 140 mg/dl).
1.1.4. Phân loại bệnh đái tháo đƣờng
1.1.4.1. Đái tháo đường týp 1
Đái tháo đường týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ.
Nguyên nhân do tế bào β bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt insulin tuyệt đối cho
cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn). Các kháng nguyên bạch
cầu người (Human Leucocyte Antigen-HLA) có mối liên quan chặt chẽ với sự
phát triển của ĐTĐ týp 1 [25].
ĐTĐ týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện trước
40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên biểu hiện nhiễm
toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các trường hợp được chẩn
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
5
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
đoán bệnh ĐTĐ týp 1 thường là người có thể trạng gầy, tuy nhiên người béo
cũng không loại trừ. Người bệnh ĐTĐ týp 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin
hoàn toàn.
ĐTĐ týp 1 có thể phân ra thành các dưới nhóm:
- ĐTĐ qua trung gian miễn dịch.
- ĐTĐ týp 1 không rõ nguyên nhân.
* Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường týp 1
+ Cơ chế qua trung gian miễn dịch
Quá trình tổn thương tế bào β là quá trình tự miễn dịch. Những cá nhân có
tính mẫn cảm di truyền sẽ tăng nguy cơ bị đái tháo đường týp 1 sau một tấn công
của môi trường bên ngoài như (virus quai bị, sởi, coxsakie B4 và B5, retro loại
C).
Những cá thể có mang kháng nguyên HLA B8, B15 nhất là DR3, DR4,
DR3/DR4 sẽ tăng nguy cơ bị ĐTĐ týp 1 [58].
Các yếu tố môi trường trên sẽ tấn công những cá thể có yếu tố di truyền đối
với ĐTĐ týp 1. Chỉ một tổn thương rất nhỏ của tế bào β cũng làm giải phóng ra
kháng nguyên, kích thích cơ thể sinh tự kháng thể gây hoạt hoá phản ứng viêm
tiểu đảo tự miễn. Các kháng nguyên có thể là GAD (glutamic acid
decarboxylase) một protein Kd nằm trong bào tương của tế bào β. Tự kháng thể
sẽ phản ứng với kháng nguyên. Đại thực bào lympho được hoạt hoá sẽ tập trung
quanh tiểu đảo gây ra phản ứng viêm. Tế bào lympho T tiết ra các hoá chất trung
gian trong đó có interleukin-1 gây độc với tế bào β. Interleukin-1 cảm ứng sự
hình thành các gốc tự do làm tế bào β bị tổn thương và phá hủy dẫn đến ngừng
tiết insulin [58, 59].
+ Cơ chế không qua trung gian miễn dịch
Một số ít trường hợp ĐTĐ týp 1 không tìm thấy nguyên nhân, không có
liên quan với HLA nhưng có yếu tố di truyền rất rõ.
1.1.4.2. Đái tháo đường týp 2
ĐTĐ týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% ĐTĐ trên thế giới, thường gặp ở người
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
6
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, do
có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống, ĐTĐ týp 2 ở lứa
tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh.
Đặc trưng của ĐTĐ týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin
tương đối. ĐTĐ týp 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng
glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Khi có biểu hiện lâm sàng
thường kèm theo các rối loạn khác về chuyển hoá lipid, các biểu hiện bệnh lý về
tim mạch, thần kinh, thận…, nhiều khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng.
Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của ĐTĐ týp 2 là có sự tương tác giữa
yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Người mắc bệnh ĐTĐ
týp 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm
soát glucose máu, tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì bệnh nhân
cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng insulin.
* Cơ chế bệnh sinh
Nhiều chuyên gia hàng đầu về ĐTĐ trên thế giới đều thống nhất cơ chế
bệnh sinh ĐTĐ týp 2 là do quá trình tác động qua lại phức tạp của sự kháng
insulin và khiếm khuyết bài tiết insulin, không có sự huỷ hoại tế bào β miễn
dịch, với sự tham gia của các yếu tố môi trường và yếu tố gen [23].
- Rối loạn bài tiết insulin: ở người bình thường, khi glucose máu tăng sẽ
xuất hiện bài tiết insulin sớm và đủ để kiểm soát nồng độ glucose máu. Đối với
người bị ĐTĐ, bài tiết insulin với kích thích tăng glucose máu chậm hơn (không
có pha sớm, xuất hiện pha muộn).
- Kháng insulin: ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, insulin không có khả năng thực
hiện những tác động người bình thường. Khi tế bào β không còn khả năng bài
tiết insulin bù vào số lượng kháng insulin, glucose máu lúc đói sẽ tăng và xuất
hiện ĐTĐ. Kháng insulin chủ yếu là 2 cơ quan gan và cơ.
- Sự đề kháng insulin: tăng sản xuất glucose ở gan, giảm thu nạp glucose ở
ngoại vi, giảm thụ thể insulin ở các mô ngoại vi.
- Kháng insulin không chỉ đóng góp vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
7
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
sinh của ĐTĐ týp 2 mà còn là một trong những yếu tố gây tăng huyết áp (THA)
ở bệnh nhân ĐTĐ. Kháng insulin gây tăng nồng độ insulin máu dẫn đến tăng
hoạt động của hệ thần kinh giao cảm gây THA [22].
Kháng Insulin
Giảm khối lượng tế bào β
Tế bào β bị tổn thương
Nhiễm độc tế bào β do tăng glucose
Giảm dung nạp glucose
Amyloid đảo tụy
ĐTĐ týp 2
Hội chứng giống ĐTĐ týp 1
Hình 1.1. Tóm tắt cơ chế bệnh sinh đái tháo đường týp 2 [23]
1.1.4.3. Đái tháo đường thai kỳ
Người bệnh ĐTĐ khi mang thai chiếm khoảng 200 - 400/100.000 phụ nữ
có thai, đa số là ĐTĐ týp 1, týp 2 thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi hoặc béo phì.
ĐTĐ thai kỳ là tình trạng không dung nạp glucose được phát hiện lần đầu
khi mang thai. ĐTĐ khởi phát do quá trình phát triển thai, khi đó nhu cầu năng
lượng và isulin của sản phụ tăng. Phụ nữ được xếp vào nhóm nguy cơ cao của
loại này bao gồm: tuổi 25, chỉ số khối cơ thể (body mass index BMI) 23
trước khi có thai, tiền sử ĐTĐ thai kỳ, tiền sử đẻ con có trọng lượng từ 4.000
gam trở lên, tiền sử sản khoa bất thường như: sảy thai, thai chết lưu, tiền sử gia
đình có người mắc ĐTĐ, tiền sử bản thân có rối loạn dung nạp glucose hoặc rối
loạn glucose khi đói.
Đối với những trường hợp này cần tiến hành nghiệm pháp tăng glucose
huyết bằng đường uống.
1.1.4.4. Các thể đái tháo đường khác (hiếm gặp)
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
8
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
- ĐTĐ khởi phát ở người trẻ tuổi được gọi là thể MODY (Maturity onset
diabetes of youth), được mô tả lần đầu năm 1960. Thể MODY gồm 5 type:
MODY 1 MODY 5, khác nhau ở vùng đột biến trên nhiễm sắc thể.
- ĐTĐ và điếc di truyền từ mẹ (MIDD - Maternal inherited diabetes and
deafnees), bệnh do mẹ truyền cho con, do đột biến trên ty thể, bệnh khởi phát
sớm trước 25 tuổi, điếc và không béo phì.
- ĐTĐ kết hợp với một số bệnh và hội chứng như bệnh tuyến tụy, các bệnh
nội tiết, tình trạng dùng các loại thuốc hoặc hóa chất.
1.1.5. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đƣờng
1.1.5.1. Tuổi
Nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi có sự liên quan đến sự xuất hiện bệnh ĐTĐ
týp 2. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ càng tăng.
Ở châu Á, ĐTĐ týp 2 có tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi. Ở châu Âu,
thường xảy ra sau tuổi 50 chiếm 85 - 90% các trường hợp ĐTĐ [3]. Từ 65 tuổi
trở lên, tỷ lệ bệnh ĐTĐ lên tới 16% [20].
Sự gia tăng ĐTĐ týp 2 theo tuổi có nhiều yếu tố tham gia, các thay đổi
chuyển hóa carbohydrate liên quan đến tuổi, điều này giải thích tại sao nhiều
người mang gen di truyền ĐTĐ mà lại không bị ĐTĐ từ lúc còn trẻ đến khi về
già mới bị bệnh.
Hiện nay do lối sống thay đổi, thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ,
lứa tuổi mắc ĐTĐ týp 2 ngày càng có xu hướng trẻ hóa dần. Quan sát sự xuất
hiện bệnh ĐTĐ týp 2 trong gia đình có yếu tố di truyền rõ ràng, người ta thấy
rằng ở thế hệ thứ nhất mắc bệnh ở độ tuổi 60 - 70, ở thế hệ thứ 2 tuổi xuất hiện
bệnh giảm xuống còn 40 - 50 tuổi và ngày nay người được chẩn đoán ĐTĐ týp 2
dưới 20 tuổi không còn là hiếm [10].
1.1.5.2. Giới tính
Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở hai giới nam và nữ thay đổi tuỳ thuộc vào các vùng dân
cư khác nhau. Ảnh hưởng của giới tính đối với bệnh ĐTĐ không theo quy luật,
phụ thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ béo phì.
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
9
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ nữ/nam là 3/1, trong khi ở Trung
Quốc, Malaysia, Ấn Độ, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở cả hai giới tương đương nhau.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và cộng sự, tỷ lệ mắc
ĐTĐ ở nam là 3,5%; ở nữ là 5,3% [37]. Nghiên cứu về tình hình ĐTĐ và yếu tố
nguy cơ được tiến hành trên cả nước năm 2002 - 2003 cho thấy không có sự
khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh theo giới [2].
1.1.5.3. Béo phì
Ở bệnh nhân béo phì, sự tích lũy mỡ diễn ra trong một thời gian dài, do đó
sự suy giảm khả năng tự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm mỡ có thể xảy ra ở
một số thời điểm và triglycerid dần được tích lũy lại. Ở người béo phì, ĐTĐ lâm
sàng thường xuất hiện sau khi 50 - 70% tiểu đảo Langerhans bị tổn thương.
Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng béo phì là nguyên nhân quan trọng nhất
dẫn đến sự kháng insulin [19], [87]. Nghiên cứu của Colditz và cộng sự kết luận
béo phì và tăng cân đột ngột làm tăng nguy cơ của ĐTĐ [45]. Kết quả nghiên cứu
của Hoàng Kim Ước cho thấy những người có BMI > 23 có nguy cơ đái tháo
đường týp 2 gấp 2,89 lần so với người bình thường [37].
Ngày nay, béo phì đang ngày càng gia tăng, kéo theo sự gia tăng của bệnh
ĐTĐ týp 2 và bệnh tim mạch.
1.1.5.4. Thuốc lá và bia rượu
Bia, rượu, thuốc lá là những sản phẩm gây tác động có hại đến sức khỏe
con người, làm cản trở và rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Một số nghiên cứu ở châu Âu cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá ở bệnh nhân ĐTĐ
khá cao, có nhiều vùng trên 50% [66]... Những người hút thuốc có xu hướng
hình thành những thói quen không có lợi khác, chẳng hạn như không tập thể dục
thể thao hoặc ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.
Rượu có tác động rất xấu đến sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến toàn
bộ các cơ quan trong cơ thể. Những người bệnh đái tháo đường nếu uống nhiều
rượu thì hậu quả thường nặng hơn so với người bình thường. Theo nghiên cứu
của Tô Văn Hải, bệnh nhân nam đái tháo đường có tỷ lệ uống bia rượu 22,3% và
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
10
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
hút thuốc lá 16,8% [12].
1.1.6. Các rối loạn chuyển hóa ở bệnh đái tháo đƣờng
1.1.6.1. Các biến đổi chuyển hóa ở bệnh ĐTĐ
Trong bệnh ĐTĐ mức độ giảm insulin về số luợng và chất lượng là nguyên
nhân gây ra tình trạng thay đổi các con đường chuyển hoá khác. Do thiếu insulin
nên sự hấp thu glucose vào trong tế bào giảm, dẫn đến nồng độ glucose trong
máu tăng cao vượt quá khả năng tái hấp thu của ống thận và glucose sẽ được đào
thải ra ngoài nước tiểu. Triệu chứng chính của bệnh là ăn nhiều, uống nhiều và
đái nhiều. Sự đào thải nhiều glucose làm cạn kiệt nguồn glucid dự trữ nên cơ thể
phải tăng cường thoái hóa các chất lipid và protein để cung cấp năng lượng cho
cơ thể, hậu quả là kéo theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein [17].
Ở bệnh nhân ĐTĐ không được điều trị còn thường xảy ra stress hormon mà
biểu hiện là nồng độ glucagon và một số hormon khác tăng làm thay đổi các
chuyển hoá. Đặc biệt là con đường “đường phân” bị ức chế do glucose không
được hấp thu từ máu vào trong tế bào. Mặt khác, sự phân ly glycogen thành
glucose tăng, thoái hoá glucid và con đường tổng hợp glucose từ các sản phẩm
không phải glucid cũng tăng lên. Các quá trình này gây sự tăng các sản phẩm
pyruvat và acetyl CoA. Các sản phẩm này không vào được chu trình citric mà
chuyển hoá thành cholesterol và các thể cetonic, hậu quả là nồng độ cetonic
trong máu tăng cao và xuất hiện thể cetonic trong nước tiểu. Sản phẩm cetonic
tăng cao trong máu là nguyên nhân gây tình trạng nhiễm toan chuyển hoá và
giảm pH máu. Để bù lại tình trạng giảm pH máu này nồng độ bicacbonat (trong
hệ đệm bicacbonat/acid carbonic) giảm bằng cách tạo thành CO2 và H2O. Sự suy
kiệt của bicacbonat có thể dẫn đến nhiễm acid chuyển hoá, trung tâm hô hấp bị
kích thích gây ra thở nhanh và sâu, đào thải nhiều CO 2 qua phổi, có thể gây hôn
mê. Những trường hợp này thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ type 1 (do không được
theo dõi tích cực), cần được điều trị nhanh chóng với insulin để ngăn chặn tử
vong [17].
Thiếu insulin, gây tăng glucose máu còn có thể gây giảm bài tiết natri, tăng
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
11
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
áp lực thẩm thấu, tăng acid latic. Tình trạng này có thể gây hôn mê tăng áp lực
thẩm thấu và hôn mê tăng acid latic. Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân trên
50 tuổi (đa số là những bệnh nhân không biết mình bị ĐTĐ hoặc điều trị không
đúng phác đồ), tiên lượng nặng và có tỷ lệ tử vong cao, cần được tích cực điều trị
[17, 23].
1.1.6.2. Hiện tượng glycosyl hóa [17]
Glycosyl hóa là quá trình gắn các phân tử protein, enzym trong máu hoặc
trong tổ chức với phân tử glucose hoặc các dẫn xuất của glucose. Phản ứng kết
hợp này không cần enzym xúc tác mà phụ thuộc vào nồng độ glucose trong máu,
nồng độ glucose trong máu càng cao thì hiện tượng glycosyl hóa càng nhiều.
Glycosyl hóa albumin trong huyết tương: Protein huyết tương có thể bị
glycosyl hóa tạo thành sản phẩm cetoamin. Sản phẩm tận của quá trình glycosyl
hóa này đẩy nhanh các tổn thương ở mạch máu của bệnh nhân ĐTĐ.
Glycosyl hóa hemoglobin trong hồng cầu: Trong hồng cầu người trưởng
thành chủ yếu là hemoglobin A (HbA). Một lượng nhỏ HbA bị glycosyl hóa với
các phân tử đường khác nhau:
HbA gắn với fructose 1-6 diphosphat tạo thành HbA1A.
HbA gắn với fructose 6-phosphat tạo thành HbA1B.
HbA gắn với glucose tạo thành HbA1C.
Sự glycosyl hóa phân tử hemoglobin có thể làm thay đổi hình dạng của
phân tử hemoglobin và làm giảm khả năng tách oxy khỏi Hb, hậu quả là tổ chức
sẽ bị thiếu oxy.
1.1.6.3. Gluco oxy hóa
Trong quá trình glycosyl hóa, phân tử glucose mở vòng tạo glucose dạng
mở vòng. Glucose dạng mở vòng này cân bằng động với 3-deoxyglucoson. Sự
oxy hóa 3-deoxyglucoson thành glucose sản sinh ra các gốc tự do: anion
superoxid (O-), hydrogen peroxid (H2O2), gốc tự do hydroxyl (OH-). Các gốc tự
do này sẽ mở đầu một dây chuyền sản sinh các gốc tự do nhiều gấp bội. Trong tế
bào có hàng loạt các enzym chống oxy hóa để dập tắt các phản ứng sinh ra gốc
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
12
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
tự do, trong đó có enzym superoxid dismutase (SOD). SOD xúc tác các phản
ứng phân hủy superoxid để tạo thành H2O2. Khi nồng độ glucose máu tăng cao
sẽ gây ra quá trình glycosyl hóa nhiều protein và enzym trong đó có SOD. SOD
bị glycosyl hóa sẽ giảm hoạt tính xúc tác, không thủy phân được superoxid.
1.1.6.4. Stress oxy hóa
Khi nồng độ glucose huyết cao sẽ gây ra hiện tượng glycosyl hóa và glucooxy hóa. Cả hai quá trình này đều sinh ra nhiều gốc tự do.
Gốc tự do và sự peroxy hóa lipid: ở bệnh nhân ĐTĐ có sự tăng sản phẩm
malonyl dialdehyd (MDA), một dấu ấn của sự tăng peroxy hóa lipid. Người ta
thấy ở màng hồng cầu của bệnh nhân ĐTĐ đồng thời với sự tăng MDA là sự
giảm của nồng độ glutathion khử của hồng cầu. Sự giảm của glutathion khử
tương quan nghịch biến với nồng độ HbA1C, một giá trị biểu hiện sự tăng
glucose huyết tương. Mức độ lưu hành MDA trong huyết tương của bệnh nhân
ĐTĐ cao hơn so với người bình thường, điều này thể hiện mức độ peroxy hóa
lipid tăng cũng như sự xuất hiện biến chứng mạch trong lâm sàng [54].
Gốc tự do làm tổn thương DNA: gốc tự do sinh ra trong quá trình glycosyl
hóa sẽ oxy hóa DNA và ức chế quá trình sửa chữa DNA.
Gốc tự do và bệnh lý mạch máu trong bệnh ĐTĐ: tế bào nội mô
(endothelium) có vai trò quan trọng trong việc làm mềm thành mạch bởi vì
chúng sản xuất ra oxid nitric (NO), chất có hiệu lực nội sinh, yếu tố giãn mạch.
Anion superoxid là chất ức chế hoạt tính sinh học của NO, gây ra sự giảm hiện
tượng giãn mạch, hạn chế hiệu lực tế bào cơ trơn, hậu quả làm thành mạch
trương lên, tế bào cơ trơn tăng sinh. Đó là cơ chế giải thích tổn thương mạch
máu trong bệnh ĐTĐ.
1.1.6.5. Rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nồng độ lipid và lipoprotein trong máu tăng là một trong những đặc trưng
của bệnh ĐTĐ, đặc biệt là ĐTĐ týp 2. Theo hội Xơ vữa động mạch Châu Âu
(European Atherosclerosis Society-EAS năm 2011), khoảng 70 - 80% bệnh nhân
có tăng triglycerid đơn độc hoặc phối hợp tăng cholesterol. Tăng lipid máu
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
13
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
(triglycerid > 2,0mmol/l, cholesterol > 6,0mmol/l) ở bệnh nhân ĐTĐ cao hơn
gấp 17,6 lần so với người không bị ĐTĐ. Sau 5 năm bị ĐTĐ chỉ có 12% số bệnh
nhân có các trị số lipid máu còn bình thường. Đối với những bệnh nhân được
quản lý tốt glucose máu, tỷ lệ tăng lipoprotein vẫn là 10% [51].
Rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 phổ biến hơn trong ĐTĐ
týp 1. Ảnh hưởng của ĐTĐ týp 2 đến chuyển hóa lipid phức tạp hơn nhiều vì nó
chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm: kháng insulin, béo phì, phương pháp
điều trị, mức độ kiểm soát glucose máu, thuốc điều trị các rối loạn phối hợp cũng
như các biến chứng của bệnh ĐTĐ.
Rối loạn chuyển hóa lipid đặc trưng của ĐTĐ týp 2 là tăng triglycerid và
giảm HDL-C. Tăng triglycerid là kết quả của tăng bài tiết các VLDL-C do quá
trình dị hóa các VLDL-C có thể bị tổn thương mặc dù lipoprotien lipase vẫn ở
mức bình thường.
Chuyển hóa LDL-C cũng bị rối loạn: ở những người kiểm soát nồng độ
glucose máu tương đối tốt, tốc độ tổng hợp và loại bỏ LDL cũng tăng lên đồng
thời nên nồng độ LDL-C bình thường. Tuy nhiên, ở những người không kiểm
soát tốt nồng độ glucose máu, quá trình dị hóa LDL-C bị tổn thương dẫn tới tăng
nhẹ mức LDL-C.
Giảm nồng độ HDL-C: nồng độ HDL-C tăng lên nếu nồng độ TG giảm
xuống và sau một thời gian điều trị do có sự cải thiện quá trình dị hóa VLDL-C,
với sự chuyển các thành phần bề mặt của VLDL-C sang HDL-C.
1.1.7. Biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đƣờng
ĐTĐ sẽ nhanh chóng tiến triển và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính
nếu bệnh nhân không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Các biến chứng này có
thể khiến cho bệnh nhân tử vong.
1.1.7.1. Biến chứng cấp tính
Các biến chứng cấp tính thường là hậu quả của việc phát hiện muộn, điều
trị không đúng cách hoặc do nhiễm khuẩn cấp tính. Ngay cả khi điều trị đúng,
hôn mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
14
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
chứng nguy hiểm ở bệnh nhân ĐTĐ.
+ Hôn mê do nhiễm toan ceton: Là tình trạng trầm trọng của rối loạn
chuyển hóa glucid do thiếu insulin nặng gây tăng glucose huyết, tăng thoái hóa
lipid, tăng sinh thể ceton gây nhiễm toan chuyển hóa. Thường xảy ra ở bệnh
nhân ĐTĐ týp 1 không được điều trị, bệnh nhân không kiểm soát được nồng độ
glucose máu.
+ Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: Là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid
nặng, mất nước nặng, áp lực thẩm thấu huyết tương tăng > 320 mosmol/kg. Hôn
mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5 - 10% trong các biến chứng hôn mê ở bệnh
nhân ĐTĐ và là một trong những hôn mê nặng nhất, thường gặp ở bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 cao tuổi, tỷ lệ tử vong ở những BN này cao [25].
1.1.7.2. Biến chứng mạn tính
* Biến chứng mạch máu
Biến chứng mạch máu được chia thành hai nhóm lớn: biến chứng mạch máu
nhỏ (tổn thương các vi mạch máu, chủ yếu là các mao mạch) và biến chứng mạch
máu lớn (tổn thương mạch vành, mạch máu não và các mạch máu ngoại vi).
+ Biến chứng mạch máu lớn
Cả hai týp ĐTĐ đều dẫn đến hậu quả: thúc đẩy quá trình vữa xơ động
mạch và tăng hiện tượng tắc mạch do huyết khối (thrombosis). Biểu hiện lâm
sàng của bệnh tim mạch (mạch máu lớn) được chia ra 3 nhóm:
- Bệnh mạch vành (Coronary heart disease).
- Bệnh mạch máu não (Cerebrovascular disease).
- Bệnh mạch máu ngoại vi (Peripheral vascular disease), chủ yếu là bệnh
mạch máu chi dưới.
Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ là một trong những biến chứng thường
gặp và nguy hiểm. Có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, tuy nhiên
nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh việc tăng nồng độ glucose huyết sẽ gây
ra các biến chứng tim mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Bệnh
nhân ĐTĐ nguy cơ mắc bệnh tim mạch là 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
15
Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Sinh học thực nghiệm
gấp 2 - 4 lần so với người bình thường. Trong số những bệnh nhân mắc bệnh
ĐTĐ tử vong thống kê có 75% mắc bệnh tim mạch, trong đó thiếu máu cơ tim và
nhồi máu cơ tim là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu. Một nghiên cứu được tiến
hành trên 353 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là người Mỹ gốc Mêhicô trong 8 năm thấy
có 67 bệnh nhân tử vong và 60% là do bệnh mạch vành [3].
Tăng huyết áp (THA) thường hay gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Nhiều nghiên cứu
cho thấy THA và ĐTĐ thường song hành cùng nhau vì chúng có cùng những
yếu tố nguy cơ như: thừa cân hoặc béo phì; chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều
muối, đường; lười vận động. THA là một yếu tố làm tăng mức độ nặng của
ĐTĐ, ngược lại ĐTĐ cũng làm cho THA trở nên khó điều trị hơn. Người ta thấy
rằng tỷ lệ THA ở người ĐTĐ cao gấp 2 lần so với người không bị ĐTĐ. Ở bệnh
nhân ĐTĐ typ 1 (cơ thể ngừng sản xuất Insulin hoặc sản xuất quá ít không đủ để
điều hòa lượng đường trong máu), THA thường là hậu quả của biến chứng thận.
Còn ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 (cơ thể có khả năng sản xuất insulin, nhưng mất
một phần hoặc hoàn toàn khả năng sử dụng insulin này), THA có thể xuất hiện
trước khi bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ hoặc được phát hiện đồng thời với
ĐTĐ trong bệnh cảnh của hội chứng chuyển hóa. Theo một nghiên cứu của Mỹ,
có khoảng 65% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có THA, THA đều làm cho tiên lượng
bệnh xấu đi rõ rệt do làm cho tỷ lệ bệnh lý mạch vành và đột quỵ tăng gấp 2 - 3
lần so với người không bị ĐTĐ. THA và ĐTĐ làm gia tăng nguy cơ mắc các
bệnh mạch máu lớn và nhỏ: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, tắc mạch
chi, bệnh võng mạc mắt, bệnh thận, bệnh lý thần kinh [2, 47].
Tỷ lệ biến chứng mạch máu não ở bệnh nhân ĐTĐ gấp 1,5 - 2 lần so với
người bình thường, viêm động mạch chi dưới gấp 5 - 10 lần so với người bình
thường. Ở Việt Nam, khoảng 80% bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng tim mạch [2].
+ Biến chứng mạch máu nhỏ bao gồm:
Biến chứng mắt được thể hiện với tổn thương mạch máu võng mạc mắt ở
các mức độ khác nhau. Đục thủy tinh thể chiếm tỷ lệ 22 - 30% các biến chứng.
Đục thuỷ tinh thể là tổn thương thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, có tương quan
Nguyễn Thị Thủy
Cao học 22 (QH 2013 – 2015)
16