Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý nền đất yếu phù hợp cho các dự án khu đô thị khu vực tây Nha Trang dựa trên yêu cầu tiến độ của dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.77 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HÀ VĨNH HÒA

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN
ĐẤT YẾU PHÙ HỢP CHO CÁC DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ
KHU VỰC TÂY NHA TRANG DỰA TRÊN YÊU CẦU
TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

Đà Nẵng - Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: PGT.TS CHÂU TRƯỜNG LINH

Phản biện 1: TS. TRẦN ĐÌNH NGUYỄN

Phản biện 2:TS. NGUYỄN VĂN CHÂU

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông họp tại Trường Đại
học Bách khoa vào ngày 28 tháng 07 năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học


Bách khoa
 Thư viện Khoa Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông – Đại
học Bách khoa


1
MỞ ĐẦU
Khu vực phía tây Nha Trang (rộng hàng nghìn hecta) thuộc các
xã: Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Phước Đồng…trước đây là một vùng
trũng rộng lớn với dân cư thưa thớt, chủ yếu là đìa tôm, ruộng lúa.
Mỗi khi đến mùa mưa lũ, khu vực này ngập trong nước và bị chia cắt
với trung tâm TP. Nha Trang.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển đô thị với quy hoạch
mở rộng thành phố Nha Trang về phía Tây, nhiều dự án Khu đô thị
đã được cấp phép xây dựng tại khu vực phía tây Nha Trang, có thể
kể đến những dự án bất động sản đang triển khai như: KĐT Lê Hồng
Phong 1, Lê Hồng Phong 2, KĐT Mỹ Gia, KĐT VCN Phước Hải,
VCN Phước Long 1, VCN Phước Long 2… Khoảng hơn 01 năm nay,
các dự án ở phía tây Nha Trang đã thật sự khởi sắc, nhờ dự án đường
Phong Châu và đường Cao Bá Quát – Cầu Lùng đang triển khai nên
khu phía tây Nha Trang khá sôi động, sự kết nối nhanh về hạ tầng ở
khu vực này là động lực cho các nhà đầu tư quyết tâm thực hiện dự
án, đó là chưa kể khi Trung tâm đô thị hành chính tỉnh được triển
khai chuẩn bị đầu tư xây dựng, khu vực này sẽ càng phát triển mạnh
mẽ.
Tuy nhiên, do trước đây khu vực tây Nha Trang là vùng trũng
đầm lầy, thường xuyên bị ngập nước; do đó, đa số địa chất ở khu vưc
này là nền đất yếu. Với nhu cầu phát triển đô thị đi kèm áp lực phát
triển hạ tầng giao thông của khu vực, công tác xây dựng hệ thống kết
cấu đường giao thông trong khu vực Tây Nha Trang tương đối phức

tạp, phải xử lý nền đất yếu đảm bảo bộ ổn định cũng như chất lượng
công trình, đồng thời phải đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án của các
cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư, chẳng hạn các dự án
cam kết hoàn thành giai đoạn 1 bao gồm công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật
như: Khu đô thị Phước Long 1 giai đoạn 2020 - 2025, Khu đô thị
Phước Long 2 giai đoạn 2019 đến 2021, Khu đô thị Lê Hồng Phong
1 giai đoạn 2020 – 2023, Khu đô thị Lê Hồng Phong 2 giai đoạn
2019 – 2023…


2
Vì cậy việc đưa ra biện pháp xử lý đất yếu phù hợp với các yêu
cầu về địa chất, tiến độ, chi phí của nhà đầu tư là một yêu cầu cấp
thiết trong thời điểm triển khai dự án hiện nay.
1.1.
Đối tượng nghiên cứu:
Khu đô thị khu vực phía Tây Nha Trang quy hoạch đường trục
Bắc - Nam (đường số 4) làm đường trục chính liên thông các khu đô
thị. Do vậy dự kiến tuyến đường này sẽ chịu lưu lượng xe chạy lớn
nhất so với các tuyến đường khác trong khu vực quy hoạch. Đề tài
giới hạn phạm vi nghiên cứu xử lý nền đất yếu của tuyến đường trục
đường Bắc - Nam (đường số 4) đi qua của các dự án Khu đô thị phía
Tây thành phố Nha Trang: Khu đô thị Lê Hồng Phong 1, Khu đô thị
Phước Long 1, Khu đô thị Phước Long 2 đảm bảo được tiến độ đã
cam kết với các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư với chi
phí hợp lý.
1.2.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu áp dụng một số giải pháp xử lý nền đất yếu phổ biến

và khả thi tại thành phố Nha Trang để xử lý nền đất yếu trên các khu
đô thị nói trên, nghiên cứu biện pháp xử lý cụ thể trên trục đường
Bắc – Nam (Đường số 4 - trục đường chính đi qua các khu đô thị
phía Tây thành phố Nha Trang) có lưu lượng xe lớn, có xe tải trọng
nặng lưu thông nhiều.
1.3.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mục tiêu tổng quan:
Đề xuất phương pháp xử lý nền đất yếu trên tuyến đường trục
bắc - nam (đường số 4) phù hợp tiến độ đã cam kết với chi phí hợp lý
ở 03 dự án khu đô thị.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích đánh giá hiện trạng địa chất tại 03 dự án điển hình
trong khu vực;
- Đề xuất các giải pháp xử lý nền đất yếu trên tuyến đường trục
bắc - nam đoạn đi qua 03 dự án phù hợp với tiến độ của dự án nhằm
đem lại hiệu quả về khai thác sử dụng cũng như về kinh tế của địa
phương và nhà đầu tư dự án.


3
- Dự báo diễn biến lún theo thời gian của những giải pháp đề
xuất.
1.4.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết: Ổn định công trình
trên nền đất yếu và các giải pháp xử lý ổn định - lún;
- Thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu địa chất đã
được khảo sát;
- Nghiên cứu mô phỏng tính toán xử lý nền đất yếu bằng

phương pháp số và tiêu chuẩn;
- So sánh, đánh giá kết quả mô phỏng với thực tế.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐẤT YẾU
KHẢ THI ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG
1.1 Tổng quan chung về các công trình giao thông và công
tác quản lý công trình cầu ở Khánh Hòa.
Quy hoạch Nha Trang đến năm 2025 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt điều chỉnh. Quy hoạch đã xây dựng cũng như các định
hướng phát triển đô thị của TP. Nha Trang trong thời gian đến hướng
tới mục tiêu phát huy lợi thế cạnh tranh.
1.1.1.
Quy hoạch Nha Trang được mở rộng ranh giới về
phía Tây:
Đồ án vừa được phê duyệt có 9 nội dung cơ bản được điều
chỉnh bổ sung so với Đồ án chung xây dựng TP. Nha Trang được
duyệt từ năm 1998. Đó là: Ranh giới nghiên cứu quy hoạch TP. Nha
Trang được mở rộng về phía Tây (bao gồm 19 phường và 8 xã thuộc
TP. Nha Trang hiện nay và 2 xã: Diên An, Diên Toàn của huyện
Diên Khánh) với tổng diện tích khoảng 26.547ha; lộ trình thực hiện
quy hoạch và các dự án chiến lược phát triển đô thị TP. Nha Trang
cũng được xác định; khu vực đồng trũng phía Tây đường Lê Hồng
Phong (khu vực sông Tắc và sông Quán Trường) được điều chỉnh
thành khu đô thị – công viên – trung tâm hành chính mới của tỉnh.
1.1.2.
Hệ thống trung tâm đô thị:
Theo quy hoạch được phê duyệt, hệ thống trung tâm đô thị trên
địa bàn thành phố sẽ bao gồm các trung tâm chuyên ngành. Cụ thể:



4
Khu trung tâm hành chính tỉnh Khánh Hòa được quy hoạch mới tại
khu vực đô thị sinh thái phía Nam đường Phong Châu, có diện tích
khoảng 35ha; Khu trung tâm hành chính thành phố sẽ tiếp tục duy trì
ở các vị trí hiện nay với quy mô khoảng 25ha; Khu trung tâm văn
hóa: ven biển – trên đường Trần Phú quy mô khoảng 20ha và trong
khu đô thị sinh thái phía Tây sông Quán Trường và phía Nam đường
Phong Châu quy mô khoảng 10ha. Khu trung tâm thể dục thể thao
được xây dựng mới tại khu vực Núi Đất xã Phước Đồng có diện tích
khoảng 60ha; các khu y tế gồm có 9 bệnh viện và 6 cơ sở phòng
khám khu vực, tổng diện tích khoảng 72ha; hệ thống trường chuyên
nghiệp khoảng 110ha.
Các khu trung tâm đa chức năng, trung tâm thương mại là
những tuyến phố thương mại đóng góp quan trọng vào hoạt động và
chức năng dịch vụ của đô thị. Thiết kế đô thị của thành phố cần đảm
bảo nguyên tắc: phát triển đô thị du lịch vươn lên tầm quốc tế; tạo
bản sắc đô thị từ đặc điểm cảnh quan thiên nhiên.
1.1.3.
Các dự án chiến lược:
Quy hoạch cũng nêu ra một số chương trình và dự án ưu tiên
đầu tư thực hiện trong giai đoạn đầu. Đó là xây dựng các đơn nguyên
của trạm xử lý nước thải và hệ thống thoát nước thải theo dự báo
phát triển của từng giai đoạn; xây dựng công viên sinh thái công
cộng và các khu chức năng đô thị tại khu vực Đồng Bò; cải tạo khu
vực chợ Đầm đến sông Cái và tổ chức khu vực này thành trung tâm
đi bộ gắn với khu đô thị cổ nhất của Nha Trang; các dự án phát triển
đô thị mới tại khu vực sân bay Nha Trang hiện nay. Bên cạnh đó,
khôi phục rừng ngập mặn tại khu vực Đầm Bấy, phát triển khu bảo
tồn sinh cảnh tại Đầm Tre; những dự án cải tạo các khu chức năng
thuộc phường Phước Tiến, Vĩnh Thọ, Vĩnh Phước, Vĩnh Hòa, Vĩnh

Hải; các dự án hoàn thiện công viên ven biển theo hướng tạo nhiều
không gian quảng trường với nhiều cây xanh bóng mát, đan xen các
dịch vụ tại những vị trí phù hợp trong công viên ven biển…
Để triển khai được các dự án này, UBND tỉnh sẽ huy động mọi
nguồn lực trong xã hội để tham gia phát triển đô thị theo quy hoạch,
thông qua các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp và phát triển các khu
chức năng đô thị với quy mô khác nhau, phù hợp năng lực chủ đầu tư.


5
Tổng diện tích đất tự nhiên trong phạm vi nghiên cứu lập quy
hoạch khoảng 26.547ha. Diện tích đất xây dựng đô thị hiện trạng
năm 2010 là 2.706ha (trung bình 93m2/người), dự báo nhu cầu đất
xây dựng đô thị đến năm 2015 khoảng 4.000ha (trung bình
121m2/người, đến năm 2025 khoảng 5.500ha (trung bình
122m2/người (bao gồm các dự án đang trong giai đoạn xây dựng).
1.1.4.
Về các dự án Khu đô thị mới phía Tây thành phố
Nha Trang:
Hiện nay cơ sở hạ tầng của TP. Nha Trang phát triển không theo
kịp với tốc độ tăng trưởng của du lịch. Nhận biết được điều này, từ
nhiều năm trước, lãnh đạo tỉnh đã tính đến phương án phát triển đô
thị về phía tây và định hướng chuyển toàn bộ cơ quan hành chính,
các cơ sở giáo dục vào phía tây Nha Trang.
UBND tỉnh đã xây dựng đồ án Quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu
đô thị phía tây Nha Trang (còn gọi là quy hoạch Côn Minh). Khu đô
thị này có quy mô 2.032ha, thuộc địa bàn các xã Vĩnh Hiệp, Vĩnh
Thái, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Trung (TP. Nha Trang) và Diên An, Diên
Toàn (huyện Diên Khánh).
Đến tháng 9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đồ án

điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Nha Trang đến năm 2025.
Quy hoạch đã điều chỉnh, định hướng không gian khu vực phía tây
TP. Nha Trang từ khu vực xây dựng mới hoàn toàn thành khu vực
cải tạo nâng cấp trên cơ sở khu dân cư hiện tại, cải tạo hệ thống sông
phục vụ thoát nước trên cơ sở các sông hiện trạng; đồng thời cho
phép lập quy hoạch chi tiết 1/500 để kêu gọi đầu tư, khớp nối hạ tầng
kỹ thuật, phủ kín Khu đô thị phía tây TP. Nha Trang.
Để giải quyết tận gốc vấn đề “giảm tải áp lực cho trung tâm
thành phố”, UBND tỉnh đã lập phương án mở rộng thành phố về phía
tây, tạo ra quỹ đất khá lớn để tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội. Đặc biệt, các cơ quan hành chính khi chuyển về phía tây sẽ để
lại quỹ đất khu vực trung tâm và dọc đường Trần Phú để phát triển
du lịch.
Năm 2015, UBND tỉnh đã công bố dự án Khu trung tâm hành
chính mới của tỉnh được xây dựng tại phía nam đường Phong Châu,
thuộc xã Vĩnh Thái (TP. Nha Trang). Theo đó, sẽ xây dựng hạ tầng


6
kỹ thuật với diện tích 126ha và các trụ sở trong khu trung tâm hành
chính (khoảng 35ha), gồm 101 đơn vị với diện tích xây dựng khoảng
146.000m2. Tổng mức đầu tư cho dự án khoảng 5.534 tỷ đồng.
Trong đó, chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật khoảng 2.646 tỷ đồng,
chi phí đầu tư các công trình kiến trúc trong khu trung tâm khoảng
2.788 tỷ đồng, còn lại khoảng 100 tỷ đồng thực hiện tư vấn, khảo sát,
quy hoạch...
Ngoài ra, việc nạo vét, cải tạo sông Tắc và sông Quán Trường
trong tương lai sẽ giải quyết tận gốc tình trạng ngập úng, tạo cảnh
quan hai bờ sông để phát triển du lịch. Với thực tế phát triển và quy
họach bài bản, dự kiến trong tương lai không xa, khu phía tây Nha

Trang sẽ phát triển sầm uất, hiện đại.
Thêm vào đó, đánh thức tây Nha Trang có sự đóng góp không
nhỏ của việc hình thành tuyến đương Cao Bá Quát – Cầu Lùng (nay
là đường Võ Nguyên Giáp) và đường Phong Châu. Đường Cao Bá
Quát – Cầu Lùng rộng đến 60 mét, có chiều dài khoảng 10 km, nối
TP. Nha Trang với quốc lộ 1A. Tuyến đường này vừa góp phần giải
quyết tình trạng quả tải giao thông của tuyến đường 23 tháng 10, vừa
tạo điều kiện để các nhà đầu tư triển khai các dự án đô thị, hình thành
các khu dân cư để giám áp lực chật chội cho TP. Nha Trang trong
những năm tới. Đường Phong Châu có chiều dài toàn tuyến gần 3km,
giúp kết nối đường Lê Hồng Phong với các khu đô thị và khu dân cư
khu vực phía tây được liền mạch.
Trong tương lai còn có trục đường Bắc – Bam (Đường số 4) cắt
ngang hai tuyến đường này, hình thành trục giao và kết nối các khu
vực phía tây Nha Trang, giúp khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, khu vực phía Tây thành phố Nha Trang là khu vực đầm
lầy, địa chất khu vực này chủ yếu là lớp đất bùn, sét. Vì vậy để xây
dựng cơ sở hạ tầng kết nối các khu đô thị tại khu vực này cần có
những giải pháp xử lý nền đất yêú phù hợp với mục tiêu cụ thể của
từng dự án.
1.2. Mục tiêu xử lý nền đất yếu:
Việc xử lý nền đất yếu nhằm hướng đến 3 mục tiêu:
- Tăng khả năng chịu tải của nền đất.
- Tăng khả năng chống biến dạng của nền đất.


7
- Giảm tính thấm nước cho đất.
- Đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của dự án.
Để đạt được các mục tiêu trên, việc xử lý nền đất yếu có thể

thực hiện theo các hướng chính sau:
* Tăng độ chặt của đất nền: theo hướng này có thể sử dụng:
+ Các phương pháp cơ học: đây là một trong những nhóm
phương pháp phổ biến nhất, bao gồm các phương pháp làm chặt
bằng việc sử dụng tải trọng tĩnh (phương pháp nén nước), sử dụng tải
trọng động (đầm chấn động), sử dụng các cọc không thấm, phương
pháp làm chặt bằng giếng cát, các loại cọc vật liệu rời (cọc cát, cọc xi
măng đất, cọc vôi...) để gia cố nền bằng tác nhân cơ học. Trong đó
việc sử dụng phương pháp tải trọng động được dùng khá phổ biến và
hiệu quả cho các loại đất hạt rời, đặc biệt là cát xốp như dùng các
máy đầm rung, đầm lăn. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ tăng độ
chặt cho các lớp đất bên trên bề mặt. Các loại cọc tre, cừ tràm, cọc
gỗ chắc thường được áp dụng cho các công trình dân dụng.
+ Hạ mức nước ngầm: Hạ mức nước ngầm giúp cho quá trình
cố kết nhanh tạo khả năng giảm độ rỗng của các lớp đất nhờ tăng
trọng lượng của khối đất bên trên.
* Biến đổi cấu trúc đất nền bằng các phương pháp hóa - lý sinh:
+ Phương pháp nhiệt học: là một phương pháp độc đáo có thể sử
dụng kết hợp với một số phương pháp khác trong điều kiện tự nhiên
cho phép. Sử dụng khí nóng trên 800oC để làm biến đổi đặc tính lý
hóa của nền đất yếu. Phương pháp này đòi hỏi lượng năng lượng
không nhỏ nhưng cho kết quả nhanh và tương đối khả quan.
+ Phương pháp hóa học: là một trong những phương pháp rất
được chú ý trong thời gian gần đây. Sử dụng hóa chất để tăng cường
liên kết trong đất như xi măng, thủy tinh, phương pháp silicat hóa...
Hoặc một số hóa chất đặc biệt phục vụ mục đích điện hóa. Phương
pháp xi măng hóa và sử dụng cọc xi măng đất là những phương pháp
được sử dụng tương đối phổ biến.
+ Phương pháp sinh học: đây là một phương pháp mới, người ta
sử dụng các vi sinh vật để làm đầy lỗ rỗng của đất nền từ đó làm



8
giảm hệ số rỗng hoặc gắn kết các hạt đất lại với nhau để làm tăng lực
dính của đơn vị đất. Tuy nhiên, phương pháp này ít được quan tâm
do yêu cầu thời gian thi công tương đối dài mặc dù được khá nhiều
ủng hộ về mặt kinh tế.
* Thay thế lớp đất ngay dưới đế móng bằng loại đất khác tốt
hơn: đây là một phương pháp ít được sử dụng. Để khắc phục vướng
mắc do gặp lớp đất yếu phân bố ngay dưới đáy móng, người ta thay
một phần hoặc toàn bộ nền đất yếu bằng lớp đất mới có tính bền cơ
học cao như làm gối cát, đệm cát. Phương pháp này đòi hỏi kinh phí
đầu tư lớn và thời gian thi công lâu dài.
1.3. Các giải pháp xử lý đất yếu khả thi và đã được áp dụng
trên địa bàn thành phố Nha Trang.
1.3.1. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc cát:
1.3.2. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc đất xi măng
hoặc cọc đất vôi:
1.3.3. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng giếng cát:
1.3.4. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng đệm cát:
1.4. Tìm hiểu về phương pháp mô hình hóa tính toán nền
đường đắp trên đất yếu bằng phần mềm Plaxis:
Phần mềm Plaxis được trang bị các tính năng đặc biệt để giải
quyết một số khía cạnh của các kết cấu địa kỹ thuật phức tạp.
Chương trình này dùng để tính toán các bài toán về mái dốc, hố đào,
hầm (tunnel), đường hầm giao thông, đường hào kỹ thuật (collector),
đường tàu điện ngầm và các dạng công trình ngầm khác.
Phần mềm Plaxis có các tính năng ưu việt như sau:
 Xem xét sự tương tác giữa kết cấu với nền đất
 Mô phỏng bài toán theo quá trình thi công (Staged

construction)
 Tính toán theo thời gian
 Tính toán dòng thấm
 Tính toán bài toán tải trọng động
 Tính toán c-phi reduction technique
 Tạo lưới dễ dàng


9
Kết luận chương I
Chương I đã trình bày tổng quan về đất yếu và mục tiêu xử lý
nền đất yếu tại các dự án khu đô thị mới phía tây thành phố Nha
Trang. Các phương pháp xử lý nền đất yếu hiện nay áp dụng tại
thành phố Nha Trang được phân tích chi tiết về các phương diện :
Đặc điểm, tổng quan phương pháp, ưu nhược điểm.
Để đảm bảo nền đường được ổn định khi xây dựng cơ sở hạ
tầng tại khu vực này, cần có biện pháp cải tạo và gia cố nền đất yếu.
Việc lựa chọn phương pháp xử lý nền hợp lý phụ thuộc vào tính chất
của đất nền, loại và tải trọng công trình, thiết bị và điều kiện thi
công, yêu cầu tiến độ của từng dự án khu đô thị trên. Các phương
pháp trên có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với nhau để đạt hiệu
quả cao nhất.


10
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ KHU VỰC
TÂY NHA TRANG NẰM TRÊN TRỤC ĐƯỜNG BẮC – NAM
(ĐƯỜNG SỐ 4) CẦN XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU
Khu đô thị khu vực phía Tây Nha Trang quy hoạch đường trục

Bắc - Nam (đường số 4) làm đường trục chính liên thông các khu đô
thị. Do vậy dự kiến tuyến đường này sẽ chịu lưu lượng xe chạy lớn
nhất so với các tuyến đường khác trong khu vực quy hoạch. Đề tài
giới hạn phạm vi nghiên cứu xử lý nền đất yếu của tuyến đường trục
này tương ứng với địa chất khi đi qua từng khu đô thị.
2.1. Dự án Khu đô thị Lê Hồng Phong 1.
2.1.1. Thông tin dự án:
Quy mô diện tích 38,21 ha; dân số: 8.000 người; dự án được
giáp giới:
- Bắc giáp khu dân cư Nam - Bắc đường Phong Châu.
- Nam giáp phần đất UBND tỉnh thu hồi (đồ án Điều chỉnh
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư Lê Hồng Phong 1 thành phố Nha Trang) và đường nội bộ khu dân cư phía Tây đường
Lê Hồng Phong 1.
- Đông giáp khu dân cư hiện có phía Tây đường Lê Hồng
Phong.
- Tây giáp đường số 1 thuộc khu dân cư phía Tây đường Lê
Hồng Phong I (ranh phía đông Dự án Chỉnh trị hạ lưu sông Tắc, sông
Quán Trường).
2.1.2. Quy mô dự án:
Hình thành một tổng thể phát triển hài hòa của một khu đô thị
mới, phù hợp với quy hoạch chung của thành phố Nha Trang và khu
vực.
Thiết kế điều chỉnh cục bộ quy hoạch khu đô thị mới, có
nghiên cứu theo hướng liên kết và đề xuất các chức năng phù hợp
với từng khu.
Tạo dựng một môi trường đô thị cơ động, gắn kết hài hòa với
khu vực dân cư hiện có, các khu tái định cư và các dự án quy hoạch
gần kề.



11
Tạo khu dân cư đô thị có cuộc sống chất lượng cao, khu ở đô thị
Xanh - Sạch - Đẹp, có môi trường tốt và có các cơ sở hạ tầng xã hội,
hạ tầng kỹ thuật đạt tiêu chuẩn cao phù hợp với tổng thể khu vực,
nhằm từng bước thúc đẩy tiến trình đô thị hóa.
Nâng cao giá trị công năng và tiết kiệm kinh phí đầu tư của dự
án
Cập nhật các thay đổi liên quan cho dự án khu đô thị khớp nối
với các dự án xung quanh.
Các khu trung tâm đa chức năng được tổ chức tại giao điểm và
dọc theo các trục đường chính đô thị, linh hoạt bố trí các chức năng
thương mại, dịch vụ, câu lạc bộ, sinh hoạt cộng đồng, trạm y tế, chợ,
đa dạng…Khu vực thiết kế đảm bảo có nhiều không gian mở, quảng
trường công cộng và cây xanh đô thị, tạo điều kiện phụ vụ thuận lợi
cho người dân.
Công trình công cộng cơ bản (trường học) bố trí tập trung tại
khu vực trung tâm khu quy hoạch, đảm bảo bán kính phục vụ thiết
yếu của khu đô thị.
Các khu ở:
Khu ở dạng nhà phố liên kế: Thiết kế mẫu nhà hiện đại, đảm
bảo tính đồng nhất về hình thức kiến trúc trong mỗi dãy phố
Các biệt thự cao cấp bố trí tập trung ở khu vực phía Tây, gần
công viên cây xanh và sông Quán Trường, khai thác và làm tăng giá
trị cảnh quan.
Các khu nhà ở xã hội (tái định cư): Bố trí phía Đông của dự án
tiếp giáp với các khu dân cư hiện hữu, vừa đảm bảo sự gắn kết cộng
đồng hiện trạng vừa tạo sự chuyển tiếp, kết nối hài hòa giữa các khu
vực phát triển mới với các khu dân cư hiện hữu.
Khu nhà ở xã hội (dạng chung cư): có tầng cao 6-9 tầng được bố
trí tai khu vực phía Nam của dự án tạo những điểm nhấn kiến trúc

trong khu dân cư đô thị.
Hệ thống không gian mở bao gồm: quảng trường phía trước
công trình công cộng, sân bãi thể dục thể thao, cây xanh vườn hoa,
cây xanh đường phố…


12
2.1.3 Tiến độ thực hiện:
+ Giai đoạn 1 từ 2019 - 2024: Hoàn thành công tác bồi thường;
giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ
thuật toàn bộ khu vực dự án;
+ Giai đoạn 2 từ 2024 trở đi: Đầu tư các công trình chung cư và
các công trình kiến trúc khác, hoàn thành đầu tư dự án.
2.1.4. Số liệu hiện trạng địa chất trên trục đường bắc - nam
(đường số 4) đoạn đi qua dự án sau khi khảo sát:
(Theo Phụ lục 1 Bảng Tổng hợp kết quả thí nghiệm cơ lý của
đất đính kèm)
2.2. Khu đô thị VCN Phước Long 1:
2.2.1. Thông tin dự án:
Khu đô thị VCN Phước Long 1 quy mô gần 17,5 ha, phía Tây
tiếp giáp với Đường số 1 rộng 43m và trải dài ven sông Quán Trường,
phía nam giáp Khu đô thị Hoàng Long, phía bắc giáp Khu đô thị
Venesia (Lê Hồng Phong 1), phía đông giáp Đường 4.Đặc biệt
đường trục chính Khu đô thị rộng 35m kết nối giữa Khu đô thị hành
chính mới của tỉnh và đường biển Trần Phú, cách biển Nha Trang
gần 1,5km, cách Khu đô thị VCN Phước Hải qua Đường 4 khoảng
900m.
Nằm trải dài ven con sông Quán Trường, các dãy nhà liên kế,
biệt thự được bao bọc xung quanh công viên cây xanh, Khu đô thị
VCN Phước Long có cảnh quan tươi mát, không khí trong lành,

mang đến môi trường sống bình yên và hạnh phúc, khởi đầu cho một
cuộc sống tươi đẹp hơn.
VCN Phước Long được quy hoạch thành một Khu đô thị mới
hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và nhiều sự khác biệt
với các dự án khác như: được lắp đặt hệ thống camera đường phố,
vỉa hè lát đá granit, cảnh quan đường phố đẹp, công viên, cây xanh
thoáng mát, không khí trong lành,…xen kẽ là các dãy nhà biệt thự,
nhà liên kế, căn hộ chung cư, trường mầm non, trạm y tế,… tất cả tạo
nên một môi trường sống tiện nghi và yên bình tại thành phố biển
xinh đẹp Nha Trang.


13
2.2.2. Quy mô dự án
VCN Phước Long được quy hoạch thành một Khu đô thị mới
hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và nhiều sự khác biệt
với các dự án khác như: được lắp đặt hệ thống camera đường phố,
vỉa hè lát đá granit, cảnh quan đường phố đẹp, công viên, cây xanh
thoáng mát, không khí trong lành,…xen kẽ là các dãy nhà biệt thự,
nhà liên kế, căn hộ chung cư, trường mầm non, trạm y tế,… tất cả tạo
nên một môi trường sống tiện nghi và yên bình tại thành phố biển
xinh đẹp Nha Trang.
2.2.3 Tiến độ thực hiện
Giai đoạn 1 từ 2020 – 2023: Hoàn thành công tác bồi thường;
giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ
thuật toàn bộ khu vực dự án;
Giai đoạn 2 từ 2023 trở đi: Hoàn thành đầu tư dự án.
2.2.4. Số liệu hiện trạng địa chất trên trục đường bắc - nam
(đường số 4) đoạn đi qua dự án sau khi khảo sát:
(Theo Phụ lục 2 Bảng Tổng hợp kết quả thí nghiệm cơ lý của

đất đính kèm)
2.3. Dự án Khu đô thị VCN Phước Long 2.
2.3.1. Thông tin dự án:
Khu đô thị VCN Phước Long 2 quy mô gần 10,1 ha, phía Tây
tiếp giáp với Đường số 1 rộng 43m trải dài ven sông Quán Trường và
khu đô thị An Bình Tân, phía nam giáp đường Nguyễn Thị Định và
Khu đô thị HUD Phước Long, phía bắc giáp Khu đô thị Hoàng
Long. Khu đô thị nằm trên nhưng trục đường chính như Đường Số 1
ven sông, đường Nguyễn Thị Định ra biển Trần Phú, Đường số 25
kết nối sân bay dự án Phúc Sơn (Piana City). Dự án cách biển Nha
Trang gần 1,5km, cách Khu đô thị VCN Phước Long 1 qua Đường
A2 khoảng 300m.
Nằm trải dài ven con sông Quán Trường, các dãy nhà liên kế,
biệt thự được bao bọc xung quanh công viên cây xanh, Khu đô thị
VCN Phước Long 2 có cảnh quan tươi mát, không khí trong lành,
mang đến môi trường sống bình yên và hạnh phúc, khởi đầu cho một
cuộc sống tươi đẹp hơn.


14
2.3.2. Quy mô dự án:
VCN Phước Long 2 được quy hoạch thành một Khu đô thị mới
hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và nhiều sự khác biệt
với các dự án khác như: được lắp đặt hệ thống camera đường phố,
vỉa hè lát đá granit, cảnh quan đường phố đẹp, công viên, cây xanh
thoáng mát, không khí trong lành,…xen kẽ là các dãy nhà biệt thự,
nhà liên kế, căn hộ chung cư, trường mầm non, trạm y tế,… tất cả tạo
nên một môi trường sống tiện nghi và yên bình tại thành phố biển
xinh đẹp Nha Trang.
2.3.3 Tiến độ thực hiện:

+ Giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2023: Hoàn thành công tác
bồi thường; giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng các công trình
hạ tầng kỹ thuật toàn bộ khu vực dự án;
+ Giai đoạn 2 từ năm 2023 trở đi: Hoàn thành đầu tư dự án và
đưa vào khai thác thương mại.
2.3.4. Số liệu hiện trạng địa chất trên trục đường Bắc - Nam
(đường số 4) đoạn đi qua dự án sau khi khảo sát:
(Theo Phụ lục 3 Bảng Tổng hợp kết quả thí nghiệm cơ lý của
đất đính kèm)
2.4. Tuyến trục đường Bắc - Nam (đường số 4) đi qua các dự
án Khu đô thị khu vực phía Tây thành phố Nha Trang.
Đường số 4 được quy hoạch nằm ở phía tây đường Lê Hồng
Phong và song song với đường Lê Hồng Phong, việc xây dựng tuyến
đường số 4 nhằm mục đích giảm tải giao thông cho đường Lê Hồng
Phong và phục vụ kết nối các dự án khu đô thị khu vực phía tây
thành phố Nha Trang như: KĐT Lê Hồng Phong 2, KĐT VCN
Phước Hải, KĐT Lê Hồng Phong 1, KĐT VCN Phước Long, KĐT
VCN Phước Long 2... Điểm đầu giao với đường số 6 tại Khu đô thị
(KĐT) Lê Hồng Phong 2, điểm cuối giao với Đại lộ Nguyễn Tất
Thành với chiều dài khoảng 4km.
Hiện nay tỉnh Khánh Hòa đang triển khai đầu tư xây dựng nhiều
dự án cơ sở hạ tầng. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không thể
hoàn toàn sử dụng các nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhất là cơ sở
hạ tầng của các địa phương.


15
Do tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và Việt
Nam nói riêng, việc thắt chặt đầu tư công. Các nguồn vốn ngân sách
chỉ đầu tư với các công trình trọng điểm, phần còn lại huy động

nguồn lực trong dân, các doanh nghiệp trong và ngoài Quốc doanh
theo hình thức BT, BOT.v.v..nguồn vốn sẽ kết hợp từ nguồn tiền sử
dụng đất và ngân sách, nhà thầu ứng vốn thi công hoàn thành dự án,
ngân sách tỉnh sẽ thanh toán sau 02 năm kể từ ngày hoàn thành công
trình đưa vào sử dụng. Vì vây, tuyến đường này sẽ do các nhà đầu tư
thực hiện xây dựng đoạn qua dự án của mình theo quy hoạch được
UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt [10].
Tóm tắt các nội dung chủ yếu của công trình Đường số 4: Căn
cứ vào Quyết định số 3082/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 về cho phép
đầu tư xây dựng đường số 4 (đoạn từ đường số 6 – đường số 28),
Quy hoạch khu Tây Lê Hồng Phong 1/500 được phê duyệt, điều
khoản tham chiếu của hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu, các tiêu chuẩn kỹ
thuật liên quan, dự kiến xây dựng tuyến đường số 4, theo tiêu chuẩn :
- Hình thức đầu tư: Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT).
- Các yếu tố hình học chủ yếu của tuyến như sau:
Các tiêu chuẩn

Vtk =
50km/h

- Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất thông
thường, m

100

- Bán kính đường cong nằm không làm siêu
cao, m

1000


- Độ dốc siêu cao tối đa, %

4

- Độ dốc dọc lớn nhất, %

6

- Độ dốc dọc tối thiểu, %

0,3

- Bán kính đường cong lồi tối thiểu thông
thường, m

800

- Bán kính đường cong lõm tối thiểu thông
thường, m

700

Bảng 1: Tiêu chuẩn hình học tuyến đường số 4


16
Kết luận chương 2
Chương II đã trình bày tổng quan về quy mô, yêu cầu về thời
gian thực hiện và tổng quan về địa chất của 03 dự án khu đô thị mới
phía tây thành phố Nha Trang (VCN Phước Long 1, VCN Phước

Long 2, Lê Hồng Phong 1). Đồng thời tuyến đường số 4 đi qua và
kết nối các khu đô thị này sẽ được chủ đầu tư của các khu đô thị đầu
tư đoạn qua dự án của mình (hình thức Xây dựng - Chuyển giao, gọi
tắt là BT) theo quy mô thiết kế của tuyến đường đã được UBND tỉnh
Khánh Hòa phê duyệt.
Tuyến đường số 4 đều chạy qua lớp địa chất yếu. Để đảm bảo
nền đường được ổn định, cần có biện pháp cải tạo và gia cố nền đất
yếu. Vì vậy, đề xuất chọn một số mặt cắt trên tuyến đường số 4 tại
03 khu đô thị trên để tính toán và lựa chọn phương pháp xử lý nền
hợp lý phụ thuộc vào tính chất của đất nền của từng vị trí cụ thể ,
đảm bảo tiến độ của từng dự án khu đô thị theo yêu cầu đề ra.


17
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU PHÙ
HỢP TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG SỐ 4 ĐOẠN ĐI QUA CÁC DỰ
ÁN KHU ĐÔ THỊ TÂY NHA TRANG
3.1. Tổng quan địa chất công trình
Nha Trang có 3 dạng địa hình chính: Đồng bằng, đồi thoải và
núi cao. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Vùng đất bằng cao dọc
biển là khu trung tâm thành phố hiện nay. Vùng đất canh tác là vùng
đất thấp phía tây thành phố cũng đồng thời là các khu dân cư rải rác,
thường bị ngập lụt năm vài lần. Vùng đồi thoải chủ yếu là cây ăn quả,
cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng (kể cả đất hoang) phía Bắc và
phía Nam thành phố. Vùng núi cao chủ yếu là đất trồng, đồi trọc.
Diện tích rừng tự nhiên hiện nay còn rất ít. Công trình đường số 4 đi
qua vùng đất trũng, ruộng trồng lúa, rau muống, đìa tôm, mương
nước, khu vực nền đất đang chuẩn bị được san lấp, xây dựng các khu
dân cư, trung tâm thương mại, công viên Tây Lê Hồng Phong.

Cấu trúc địa chất:
- Địa tầng khu vực khảo sát theo tài liệu của Liên đoàn Địa chất
thủy văn miền Trung có phân bố thành tạo địa chất tuổi Kreta thuộc
Hệ tầng Nha Trang (Knt) tướng á núi lửa với ryolit pocfia, andezit
pocfia nằm chỉnh hợp dưới trầm tích Đệ tứ tuổi Holoxen thượng
(abQIV3-1) mang đặc trưng của trầm tích sông – đầm lầy gồm sét,
sét pha, cát sỏi và mùn thực vật.
- Cấu trúc gồm các lớp cơ bản xuất hiện không đều đặn trong tất
cả các hố khoan, đó là:
1.
Đất bề mặt là sét pha, cát pha và bùn sét lẫn tàn tích thực
vật, màu nâu vàng, xám đen.
2.
Bùn sét lẫn vật chất hữu cơ xen kẹp ổ bùn cát, màu xám
đen.
3.
Đất cát hạt trung đến thô lẫn mùn hữu cơ, màu xám, xám
đen.
4.
Đất cát thô lẫn hạt sỏi, màu xám nhạt.
5.
Cát sét, màu xám trắng.


6.
7.
8.
9.

18

Cát sỏi lẫn ít sét, màu vàng xám nhạt.
Đất sét, màu xám
Bùn sét rất dẻo, màu xám xám đen.
Sét pha lẫn dăm cát sỏi, màu vàng nâu và xám xanh xen

lẫn
Tính chất xây dựng các lớp đất đá:
- Qua công tác khoan thăm dò ĐCCT, theo dõi thực địa kết hợp
với công tác thí nghiệm và mặt cắt địa chất công trình đã lập trong
giới hạn chiều sâu các hố khoan, địa tầng tại vị trí xây dựng công
trình được phân chia như sau :
 Lớp 1a, lớp 1b: Lớp bề mặt gồm đất sét pha, cát pha và bùn
sét lẫn tàn tích thực vật, màu nâu vàng, xám đen.
- Chiều dày lớp từ 0,5 m đến 1,0m.
- Trạng thái: dẻo nhão xốp đến cứng.
- Nguồn gốc bồi tích và nhân sinh.
 Lớp 1: Bùn sét lẫn vật chất hữu cơ xen kẹp ổ bùn cát, màu
xám đen (ML-OL).
- Chiều dày lớp thay đổi từ 3.5m đến 4.6m
- Phân bố dưới lớp bề mặt ở các hố khoan HK2, HK4 và HK5.
- Trạng thái: nhão.
- Thành phần chủ yếu là hạt bụi bùn và sét, nguồn gốc bồi tích.
- Giá trị SPT
= 1–3
- Cường độ chịu tải qui ước R = 0,36 kG/cm2
 Lớp 2: Đất cát hạt trung đến thô lẫn mùn hữu cơ, màu xám,
xám đen.
- Chiều dày lớp 3.6m
- Phân bố dưới lớp bề mặt ở các hố khoan HK1và HK3.
- Trạng thái: xốp.

- Thành phần chủ yếu là cát hạt trung hạt thô và mùn thực vật,
nguồn gốc bồi tích.
- Giá trị SPT
= 4-7


19
 Lớp 2a: Cát thô lẫn hạt sỏi đồng nhất vừa, màu xám nhạt.
(SP)
- Chiều dày lớp thay đổi từ 1.6m đến 4,3m
- Xuất hiện ở HK1, HK2, HK4 và Hk5 phân bố dưới lớp 1
hoặc lớp 2.
- Trạng thái: xốp.
- Thành phần chủ yếu là cát thô và ít hạt sỏi, nguồn gốc bồi
tích.
- Giá trị SPT
= 3 - 10
 Lớp 3: Cát sét, màu xám trắng (SC).
- Chiều dày lớp thay đổi từ 1.7m đến 2,3m
- Xuất hiện ở hố khoan HK1 và HK2 dưới lớp 2a.
- Trạng thái: nhão.
- Thành phần chủ yếu gồm hạt cát và hạt bụi sét, nguồn gốc
bồi tích.
- Giá trị SPT
=3–6
- Cường độ chịu tải qui ước R= 0,45 kG/cm2
 Lớp 3a: Cát sỏi lẫn ít sét, màu vàng xám nhạt (SP)
- Chỉ thấy ở hố khoan HK5 dưới lớp 2a, dày 3,0m;
- Trạng thái: chặt vừa.
- Thành phần chủ yếu gồm hạt sỏi hạt cát và ít bụi sét, nguồn

gốc bồi tích.
- Giá trị SPT
= 17
 Lớp 4: Đất sét, màu xám xanh (CL).
- Chiều dày lớp thay đổi từ 2.7m đến 3,9m
- Phân bố ngay dưới lớp 3, ở hố khoan HK1 và HK2
- Trạng thái: dẻo nhão.
- Thành phần chủ yếu gồm hạt sét, bụi và ít hạt cát, nguồn gốc
bồi tích.
- Giá trị SPT = 3 - 5
- Cường độ chịu tải qui ước R= 0,76 kG/cm2
 Lớp 4a: Bùn sét chảy dẻo cao, màu xám xanh xám đen (MH).


20
-

Chiều dày lớp 4,2m
Phân bố dưới lớp 2, chỉ thấy ở hố khoan HK3
Trạng thái: nhão.
Thành phần chủ yếu gồm hạt sét, bụi, nguồn gốc bồi tích.
Giá trị SPT = 3 - 5
Cường độ chịu tải qui ước R= 0,22 kG/cm2

 Lớp 5: Đất sét pha lẫn ít dăm và sạn sỏi, màu vàng nâu và
xám vàng xen lẫn.
- Chiều dày chưa xác được trong giới hạn các hố khoan
- Phân bố dưới cùng tất cả các hố khoan.
- Trạng thái: nửa cứng.
- Thành phần chủ yếu gồm hạt cát sạn sỏi, bụi sét và ít dăm,

nguồn gốc tàn tích.
- Giá trị SPT = 8 - 15
- Cường độ chịu tải qui ước R= 1,73 kG/cm2
3.2 Tính toán ổn định nền đất trên tuyến đường số 4 đoạn
quan khu đô thị Lê Hồng Phong 1.
3.2.1 Tính toán theo Tiêu chuẩn ngành 22TCN 262-2000:
3.2.1.1. Xử lý nền đất yếu bằng giếng cát:
3.2.1.2. Xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm:
3.2.2 Tính toán lại theo phần mềm Plaxis đối với biện pháp xử
lý nền đất yếu bằng Giếng cát
3.2.3. So sánh kết quả phương pháp tính Tính toán theo Tiêu
chuẩn ngành 22TCN 262-2000 và phương pháp tính toán bằng
phần mềm Plaxis:
So sánh kết quả 02 phương pháp tính toán xử lý nền đất yếu
Kết luận: Việc tính toán xử lý nền đất yếu theo lý thuyết
22TCN 262-2000 cho ra kết quả tương đồng với việc tính toán bằng
phần mềm PLAXIS. Do đó, đề xuất sử dụng phần mềm PLAXIS để
tính toán xử lý nền đất yếu cho các dự án tiếp theo.


21
3.3. Mô hình hóa tính toán cho ổn định nền đất tại các dự án
bằng phần mềm Plaxis tại Khu đô thị VCN Phước Long 1
3.3.1 Tính lún xử lý bằng cọc cát D =400mm, L=8.45m
3.3.2 Tính lún xử lý bằng cọc xi măng đất D =400mm, L=8.45m
3.4. Mô hình hóa tính toán cho ổn định nền đất tại các dự án
bằng phần mềm Plaxis tại Khu đô thị VCN Phước Long 2
3.4.1 Tính lún xử lý bằng cọc cát D =400mm, L=8.45m
3.4.2 Tính lún xử lý bằng cọc xi măng đất D =400mm, L=8.45m
3.4. Đề xuất các biện pháp xử lý nền đất yếu phù hợp để thời

gian ổn định của nền đất không ảnh hưởng đến tiến độ và tổng
mức đầu tư của dự án.
Theo kinh nghiệm của một số dự án đã thực hiện, kinh phí và
mức độ an toàn tăng theo các biện pháp xử lý như sau:
Các giải pháp xử lý nền
Gia tải + bấc thấm
C
chi
phí
tăng
dần

Gia tải + giếng cát
Cọc xi măng đất
Thay nền bằng đất tốt hoặc Cát

Hình 3.1: Sơ đồ kinh phí và mức độ an toàn các phương pháp
xử lý nền đất yếu
3.4.1. Biện pháp xử lý nền đất yếu tại Khu đô thị Lê Hồng
Phong 1
Biện pháp xử lý
nền đất yếu

Xử lý nền đất yếu
bằng cọc cát

Xử lý nền đất yếu bằng
bấc thấm

Thời gian đạt độ

lún ổn định

160 ngày

600 ngày

Tiến độ của dự án

60 tháng

60 tháng


22
Giá thành

44 tỷ đồng /km

38 tỷ đồng /km
Phương án đề xuất
chọn

Chọn

3.4.2. Biện pháp xử lý nền đất yếu tại Khu đô thị VCN Phước Long
1
Biện pháp xử lý
nền đất yếu

Xử lý nền đất yếu bằng

cọc cát

Xử lý nền đất yếu
bằng cọc xi măng đất

Thời gian đạt độ
lún ổn định

180 ngày

40 ngày

Tiến độ của dự
án

36 tháng

36 tháng

Giá thành

42 tỷ đồng/km

48 tỷ đồng/km

Chọn

Phương án đề xuất
chọn


3.4.3. Biện pháp xử lý nền đất yếu tại Khu đô thị VCN Phước
Long 2
Biện pháp xử lý
nền đất yếu

Xử lý nền đất yếu
bằng cọc cát

Xử lý nền đất yếu
bằng cọc xi măng đất

Thời gian đạt độ
lún ổn định

150 ngày

40 ngày

Tiến độ của dự án

24 tháng

24 tháng

Giá thành

42 tỷ đồng/km

48 tỷ đồng/km


Chọn

Phương án đề xuất
chọn


23
Kết luận chương 3
Chương 3 đã tính toán và đề xuất các giải pháp xử lý nền đất
yếu trên trục đường Bắc – Nam (đường số 4) đoạn qua 3 khu đô thị,
cụ thể:
- Tính toán nền đất yếu và đề xuất các giải pháp xử lý nền đất
yếu theo cơ sở lý thuyết TCN 262-2000, đồng thời sử dụng phần
mềm Plaxis để tính toán lại, so sánh đối chiễu kết quả của 2 phương
pháp tính để có cơ sở lựa chọn Plaxis cho các bước tính toán tiếp
theo.
- Sau khi tính toán, dựa vào giá thành các biện pháp xử lý nền
đất yếu và yêu cầu tiến độ của từng dự án, đề xuất các giải pháp xử
lý nền đất yếu trên tuyến đường trục bắc - nam đoạn đi qua 03 dự án
phù hợp với tiến độ của dự án nhằm đem lại hiệu quả về khai thác sử
dụng cũng như về kinh tế của địa phương và nhà đầu tư dự án.
- Đề xuất phương pháp xử lý nền đất yếu trên tuyến đường trục
bắc - nam (đường số 4) phù hợp tiến độ đã cam kết với chi phí hợp lý
ở 03 dự án khu đô thị.


×