Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

nghiên cứu đề xuất giải pháp công trình bảo vệ bờ phù hợp cho khu vực sông cửu long và sông sài gòn - đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.87 MB, 114 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã ghi trong lời cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.



Tác giả luận văn



Bùi Huy Bình



Luận văn thạc sỹ
1
MỞ ĐẦU

1. Ý nghĩa khoa học và sự cần thiết phải nghiên cứu của Đề tài
Hiện tượng sạt lở bờ trên hệ thống sông Cửu Long và sông Sài Gòn - Đồng Nai
đã và đang là lực cản lớn đến sự nghiệp phát triển bền vững ở các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long. Sạt lở hàng năm đã và đang gây nhiều thiệt hại đến mức báo động. Hàng
năm, nhà nước và nhân dân đã đầu tư rất nhiều tiền bạc của cải để bảo vệ nhà cửa, các
cơ sở hạ tầng dọc theo các khu vực xói lở ven sông. Tuy nhiên, các loại dạng công
trình bảo vệ bờ sông đã mang lại hiệu quả đến đâu, là một vấn đề cần phải được quan
tâm.
Hình thức kết cấu các công trình bảo vệ bờ khá đa dạng, phong phú. Các công
trình đã xây dựng đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Rất nhiều công trình bảo


đảm ổn định, nhưng cũng không ít công trình bị phá hủy toàn bộ hoặc một phần, cần
được đánh giá, tổng kết để rút kinh nghiệm cho các công trình sau này, bảo đảm các
yêu cầu về kỹ thuật và kinh tế.
Mỗi khu vực có các đặc điểm về dòng chảy và đặc điểm địa chất công trình
khác nhau nên cần phải lựa chọn hình thức công trình bảo vệ bờ phù hợp.
Việc nghiên cứu đề xuất hình thức kết cấu công trình phù hợp đồng thời ứng
dụng các công nghệ và vật liệu mới nhằm nâng cao hiệu quả và giảm giá thành công
trình là vấn đề đặc biệt quan trọng.
Vì những lý do nêu trên, việc nghiên cứu, lựa chọn giải pháp công trình bảo vệ
bờ phù hợp với các khu vực khác nhau trên hệ thống sông Cửu Long và Sài Gòn -
Đồng Nai là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được các tồn tại trong xây dựng các công trình bảo vệ bờ khu vực
sông Cửu Long và sông Sài Gòn - Đồng Nai.
- Nêu ra các đặc điểm đặc trưng về dòng chảy và địa chất công trình của khu
vực sông Cửu Long và sông Sài Gòn - Đồng Nai.
- Đề xuất dạng công trình bảo vệ bờ phù hợp cho các khu vực điển hình trên hệ
thống sông Cửu Long và sông Sài Gòn - Đồng Nai.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, điều tra thực trạng và phân loại các loại dạng công trình bảo vệ bờ
(loại đơn giản, bán kiên cố và kiên cố);
- Phân tích đánh giá ưu nhược điểm , nguyên nhân gây hư hỏng các loại dạng
công trình kè bảo vệ bờ;
- Đề xuất giải pháp công trình bảo vệ bờ phù hợp (giải pháp bị động và chủ
động) cho các khu vực;
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
2
- Lựa chọn giải pháp công trình bảo vệ bờ sông thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc
Liêu;

4. Kết quả dự kiến đạt được
- Tổng quan các dạng công trình bảo vệ bờ trên hệ thống sông Cửu Long và
sông Sài Gòn - Đồng Nai;
- Hiện trạng và nguyên nhân sự cố các công trình bảo vệ bờ sông Cửu Long và
sông Sài Gòn - Đồng Nai;
- Các hình thức công trình bảo vệ bờ thích hợp cho các khu vực điển hình trên
hệ thống sông Cửu Long và sông Sài Gòn - Đồng Nai;

Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
3
Chương 1: Tổng quan
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm công trình bảo vệ bờ sông
Công trình bảo vệ bờ sông là dạng công trình áp dụng tại những nơi cần chống
sạt lở, không làm ảnh hưởng đến lòng dẫn. Công trình này làm tăng khả năng chống
xói lở của lòng dẫn, không phá hoại kết cấu dòng chảy. Loại này chịu tác động chủ
yếu là từ các dòng chảy trong sông, đặc biệt là về mùa lũ.
Công trình bảo vệ bờ sông được xây dựng để bảo vệ bờ khỏi bị xói lở, biến dạng
do dòng chảy mặt và để lái dòng chảy mặt hay dòng bùn cát đi theo những hướng xác
định theo mục đích chỉnh trị sông.
Công trình bảo vệ bờ sông nằm trong thành phần của tổ hợp công trình chỉnh trị,
nhằm bảo vệ các điều kiện làm việc có lợi của một con sông, bảo vệ bờ chống xói lở,
bảo vệ dân cư và các khu vực kinh tế văn hóa hai bên bờ sông.
1.1.2. Tổng quan các hình thức công trình bảo vệ bờ ở Việt Nam
1.1.2.1. Cc loại công trình dân gian, thô sơ
a. Khi nim v công trình dân gian, thô sơ
Công trình loại dân gian, thô sơ là những công trình quy mô nhỏ được xây dựng
tại các vị trí sông, kênh, rạch bị xói lở bờ, có độ sâu không lớn , tốc độ dòng chảy nhỏ ,
hình thái lòng dẫn chủ yếu là những đoạn sông thng hoặc phía bờ lồi của các đoạn

sông, kênh rạch cong. Công trình chủ yếu được xây dựng bằng các loại vật liệu sẵn có
ở địa phương và do người dân tự làm để bảo vệ nhà , giữ đất, ruộng vườn. Công trình
loại này có nhiệm vụ ngăn chặn bớt tốc độ xói lở bờ trước tác động của dòng chảy đặc
biệt là sóng tàu thuyền do giao thông thủy gây ra . Kinh phí xây dựng công trình
thường là thấp.
b. Cc loại công trình dân gian, thô sơ
Có thể phân chia các loại công trình thô sơ làm 3 dạng. Dạng thứ nhất là công
trình trồng cây , cỏ chống xói , chống sóng bảo vệ bờ . Loại thứ hai là công trình sử
dụng các loại phên liếp (tre, cọc tràm, ) kết hợp vớ i cọc, cừ gỗ để bảo vệ bờ . Loại
thứ 3 là dùng bao tải cát, xà bần (gạch v), đá hộc đổ kết hợp với cọc, cừ gỗ bảo vệ bờ.
* Trồng cây chống sóng, chống xói, gây bồi bảo vệ bờ
Loại cây trồng để bảo vệ bờ gồm có bèo tây (lục bình), dừa nước, mắm (trắng),
bần, nga. Riêng ở tỉnh An Giang trên một số kênh hay đê bao chống lũ được bảo vệ
mái bằng cỏ Vetiver.
* Bảo vệ bờ bằng phên liếp, cọc cừ gỗ
Các loại vật liệu để bảo vệ bờ gồm phên tre, phên cừ tràm, cừ tràm hoặc cọc gỗ
đóng ken sát nhau. Đôi khi ở phía trong bờ con có lục bình hoặc trồng cây cỏ.
* Bảo vệ bờ bằng bao tải cát, xà bần đá đổ kết hợp cọc cừ gỗ
Các loại vật liệu bả o vệ bờ gồm bao tải cát , xà bần (gạch v), đá đổ, bao đất
đắp trên mái bờ tạm thời bảo vệ bờ.
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
4
c. Phạm vi ng dng của công trình dân gian, thô sơ
Công trình dân gian , thô sơ được ứng dụng rộng rãi dọc theo hệ thống sông ở
ĐBSCL và sông Sài Gòn - Đồng Nai. Các dạng cây này thường trồng nhiều nhất ở các
vùng cửa sông, trong các sông, kênh rạch nhỏ, ở cồn (cù lao), bãi dọc các cửa sông
Cửu Long, sông Cửa Lớn, Bảy Háp, Mỹ Thanh, cồn Tào, cồn Liệt Sỹ (sông Tiền - An
Giang), cù lao Long Khánh (sông Tiền - Hồng Ngự - Đồng Tháp), cù lao Bình Thủy
(sông Hậu - Cần Thơ) ….

Riêng ở khu vực An Giang , trên các bờ kênh hoặc đê bao chống lũ , cỏ Vetiver
được áp dụng ở những khu vực ít ngập nước.
1.1.2.2. Cc loại công trình bn kiên c
a. Khi nim v công trình bn kiên c
Các công trình bán kiên cố chống xói lở bờ trên sông Cửu Long và sông Sài
Gòn - Đồng Nai thường được xây dựng để bảo vệ xói lở bờ sông dưới tác động của
dòng chảy và sóng, tại các vị trí sông có độ sâu vừa phải, vận tốc dòng chảy không quá
lớn. Các công trình bán kiên cố đều thuộc dạng bị động , chỉ gia cố bờ . Hầu hết các
công trình bán kiên cố chỉ quan tâm bảo vệ phần trên mái bờ sông , chưa quan tâm
hoặc ít quan tâm đến việc chống xói chân kè . Đó là một trong những nguyên nhân làm
cho công trình loại này có tuổi thọ không cao.
b. Cc loại công trình bn kiên c
Công trình bán kiên cố có hai dạng chủ yếu . Một là dạng sử dụng vật liệu là đá
xây, thảm đá, rọ đá. Hai là dạng sử dụng cọc, cừ BTCT (kết hợp gạch xây, cừ tràm).
* Dạng sử dụng vật liệu là đá xây, thảm đá, rọ đá
Đá là một loại vật liệu chống xói , bảo vệ bờ khá hiệu quả , nhờ có tính chống
xói cao (do đường kính hạt lớn ), dễ biến dạng trên mặt nền công trình . Tuy vậy, trong
môi trường đất nền yếu (đặc biệt là lớp bùn st ở trên mặt - đặc điểm địa chất phổ biến
ở ĐBSCL), đá dễ bị chìm vào trong lớp bùn st nếu không có lớp lọc ngược hoặc lớp
lọc bị hư hỏng. Để khắc phục tình trạng chìm của đá hộc trên nền mềm yếu , ở ĐBSCL
thường dùng đá xây , rọ đá (gabion) hoặc thảm đá (loại gabion có chiều dày nhỏ -
khoảng 30 cm). Đá xây liên kết các viên đá lại thành mảng , nhưng khó biến dạng ,
thường được dùng ở những khu vực nền ít lún, vững chắc. Rọ đá hay thảm đá liên kết
nhiều viên đá hộc lại với nhau bằng lưới thp (ở ĐBSCL thường dùng lưới bọc thp
bọc PVC để tránh ăn mòn trong môi trường phèn , mặn). Thông thường, cả đá hộc, rọ
đá hay thảm đá đều được đặt trên tầng lọc ngược để tránh đất cát bị trôi ra ngoài do tác
động của dòng thấm . Mái kè được xây dựng cả theo dạng tường đứng , hơi nghiêng
hoặc lát trên mái nghiêng.
* Dạng sử dụng cọc, cừ BTCT (kết hợp gạch xây, cừ tràm)
Những dạng công trình này , thông thường lấy hệ cọc BTCT là kết cấu chịu lực

chính. Hệ cọc bê tông thường được liên kết với nhau bằng đà giằng ở đỉnh cọc (dầm
mũ). Có một số công trình, các cọc được đóng thành hai hàng, hàng ngoài nối với hàng
trong bằng đà giằng . Khi đó hệ cọc liên kết với nhau theo dạng khung . Bản chắn đất
giữa các cọc BTCT, có khu vực dùng bản (cừ) BTCT, có nơi dùng gạch x ây và có khi
dùng cả cọc tràm đóng ken sát nhau để chắn đất.
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
5
c. Phạm vi ng dng cc loại công trình bn kiên c
Các công trình bán kiên cố đã xây dựng để chống xói lở bờ trên địa bàn các tỉnh
ĐBSCL được ứng dụng khá rộng rãi tạ i hầu hết các khu vực tập trung dân cư , thành
phố, thị xã, thị trấn như ở thành phố Cà Mau, thị trấn Năm Căn, trung tâm huyện Đầm
Dơi, thị xã Sa Đc, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa …
1.1.2.3. Cc loại công trình kiên c
a. Khi nim v công trình kiên c
Công trình kiên cố là những công trình có quy mô lớn , kết cấu vững chắc, được
bảo vệ chống xói chân kè. Công trình thường có tuổi thọ rất cao.
b. Cc loại công trình kiên c
* Kè rọ đá, đá xây kết hợp bê tông
Vật liệu liệu chính là đá hộc , được liên kết với nhau để chịu lực (xây vữa) hoặc
để chống chìm trong đất yếu bằng cách xếp trong rọ đá hay thảm đá . Vật liệu chế tạo
rọ và thảm thường là loại lưới thp bọc PVC , phù hợp với mô i trường phèn , mặn ở
ĐBSCL.
* Kè bê tông cốt thp mái nghiêng hoặc nửa đứng nửa nghiêng
Đây là dạng công trình phổ biến nhất ở các tỉnh Nam Bộ và Đông Nam Bộ . Kết
cấu chính của kè dạng này là tường BTCT có dạng nửa đứng nửa nghiêng, là dạng khá
phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam Bộ . Kết cấu phần đứng đảm bảo tiết kiệm
quỹ đất do công trình xây dựng hầu hết ở các khu đô thị hay khu tập trung dân cư , nơi
đất đai được coi là “tấc đất tấc vàng” . Ngoài ra, phần tường đứng thuận lợi cho việc
neo đậu thuyền bè ở “mặt tiền sông” , phù hợp với tập quán khai thác thế mạnh của

sông nước. Mái kè còn lại là mái nghiêng bảo đảm sát với mái bờ sô ng tự nhiên, giảm
khối lượng đào đắp và giảm được tác động của lực ngang . Phần chân của mái nghiêng
ra phía lòng sông thường được bảo vệ bằng thảm đá , rọ đá , hoặc thảm bê tông để
chống xói, bảo đảm cho chân kè ổn định.
* Kè bê tông cốt thp tường đứng không neo
Kè bê tông cốt thp tường đứng không neo được xây dựng ở những khu vực
khó di dời, giải tỏa, không còn quỹ đất. Kết cấu của kè là loại cừ bản bê tông cốt thp
hoặc cừ BTCT dự ứng lực, loại vật liệu chịu được lực ngang lớn.
* Kè bê tông cốt thp, cử thp tường đứng có neo
Kè bê tông cốt thp hoặc kè bằng thp có neo được xây dựng ở những khu vực
có mặt bằng rộng rãi, có thể giải tỏa để bố trí hệ thanh neo, dây neo. Kết cấu kè hợp lý
hơn do lực ngang được giữ bởi neo trong bờ, giảm được chuyển vị ngang ở đỉnh kè.
* Kè kết hợp tác động vào lòng dẫn và dòng chảy
Kè kết hợp nhiều biện pháp chỉnh trị thự c chất là kè tác động không chỉ vào
lòng dẫn (biện pháp bị động) mà còn tác động vào cả dòng chảy (biện pháp chủ động)
làm giảm vận tốc dòng chảy để bảo vệ bờ . Công trình loại này rất ít được áp dụng ở
Nam Bộ và Đông Nam Bộ.
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
6
c. Phạm vi ng dng cc loại công trình kiên c
Công trình kiên cố thường chống xói lở tại các điểm tập trung dân cư , thành
phố, thị xã, thị trấn, các trọng điểm xói lở trên hệ thống sông ở ĐBSCL mà nếu không
có công trình, thiệt hại sẽ rất lớn.
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.2.1.1. Đặc điểm địa hình
a. Địa hình vùng đồng bằng sông Cửu Long

Hình 1.1. Bản đồ địa hình khu vực ĐBSCL

- Địa hình Đồng Bằng Sông Cửu Long tương đối bằng phng, cao độ trung bình
khoảng +1,00 ÷ +1,50m cao nhất khoảng +3,00 ÷ +4,00 m, thấp nhất khoảng 0 ÷ +0,50m.
- Khu tả sông Tiền có xu hướng giảm từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao độ trung
bình vùng Tây Bắc khoảng +1,50m ÷ +2,00m, nơi cao nhất ở ven sông Tiền có cao độ
+3,0m ÷ +4,0 m. Cao độ trung bình vùng Đông Nam +0,20 ÷ +1,00 m, nơi thấp nhất có
thể xuống 0m hoặc thấp hơn nữa. Cao độ vùng ven biển khoảng trên dưới +1,00 m.
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
7
- Khu nằm giữa sông Tiền và sông Hậu có hướng dốc chính Tây Bắc – Đông Nam
(hướng chảy của sông Hậu) hướng dốc phụ từ Bắc xuống Nam. Cao trình trung bình
+1,00m ÷ +1,50m. Có vùng trũng nhỏ cao độ thấp hơn (+0,50 ÷ +0,70m) ở phía Bắc
đường Quốc lộ 4. Vùng ven biển nổi lên một số giồng lớn có cao độ +2,00 ÷ +3,00m.
- Khu hữu Hậu Giang có thể chia ra 2 vùng địa hình:
Vùng Tứ Giác Long Xuyên có hướng dốc chính từ Đông Bắc xuống Tây Nam
hướng phụ từ Bắc xuống Nam. Cao độ trung bình mặt đất khoảng +0.80m ÷ +1.20m.
Vùng cao nhất nhất ở ven sông Hậu có cao độ trung bình khoảng +1.50m ÷ +2.00m,
vùng thấp nhất ở ven biển Hà Tiên có cao độ trung bình dưới +0.50m.
Vùng trũng ở giữa chạy từ Rạch Giá xuống cửa sông Gành Hào, địa hình khá
phức tạp, cao dần lên phía sông Hậu và phía U Minh, Năm Căn. Cao độ trung bình
mặt đất khoảng +1.00m. Ở ven biển có một số giồng nổi lên với cao độ +2.00m.
b. Địa hình lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai
Hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai (HTSSGĐN) có 2 dạng địa hình chủ yếu là
trung du và đồng bằng, đồng bằng ven biển. Địa hình có dạng thấp dần theo 3 hướng
chính là Bắc-Nam (thượng lưu xuống hạ lưu dòng chính Đồng Nai), Đông-Tây (dòng
chính Đồng Nai qua sông B, sông Sài Gòn và Vàm Cỏ) và Tây Bắc-Đông Nam (vùng
đồi Long Bình-Long Thành-Xuân Lộc ra biển).
* Vùng trung du
Vùng trung du bao gồm phần lớn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,
một phần tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Vùng này có diện tích lớn, cao độ

trung bình từ vài mt đến vài chục mt, địa hình chuyển dần từ dạng đồi thoải hoặc đồi bát
úp sang vùng đất cao khá bằng phng ở Dĩ An, Thuận An, TP Biên Hoà, Tân Uyên
* Vùng đồng bằng
Vùng đồng bằng châu thổ HTSSGĐN nằm chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh,
một ít ở Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh và Long An. Vùng đồng
bằng có cao độ trung bình từ 1-5 m, địa hình khá bằng phng và là vùng ảnh hưởng
mạnh của thủy triều từ Biển Đông.
Phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu thuộc dạng địa hình bồi tích, là vùng
thấp có cao độ < +5m. Địa hình bồi tích có 3 dạng chính sau:
- Dạng bãi triều thường xuyên ngập triều, phân bố chủ yếu ven sông Đồng Nai,
sông Sài Gòn và các rạch nhỏ. Cao độ địa hình khoảng 0 - 1m, hằng ngày ngập nước
khi thủy triều lên. Đây là dạng địa hình có tuổi trẻ nhất trong khu vực.
- Đồng bằng thấp thường xuyên ẩm ướt, tuổi Holocen muộn, địa hình có cao độ
khoảng 1 - 2m được cấu tạo bởi trầm tích nguồn gốc sông, đầm lầy sông.
- Thềm bậc 1 ở độ cao 2,5m tuổi Holocen giữa, phân bố dưới chân các đồi cao,
bề mặt địa hình hơi nghiêng. Vùng thấp phía nam lác đác có những gò cao hơi nhô
nhưng cũng không phá v cảnh quan thiên nhiên của vùng bằng phng, thấp trũng.
Ngoài ra, rãi rác những vùng địa hình hơi nhô cao để phân chia ranh giới tập trung
nước của các rạch nhỏ vào các rạch lớn hoặc trực tiếp đổ vào sông lớn.
Đặc điểm địa hình nổi bật của vùng nghiên cứu là bằng phng, thấp trũng có
cao độ địa hình thay đổi từ 0,5 - 1,5m trên hàng chục km
2
là nguyên nhân làm cho các
vùng tiểu địa hình trong khu vực rất nhạy cảm với ngập nước bởi tác động của các
kiến trúc nổi do con người tạo ra.
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
8
1.2.1.2. Đặc điểm địa chất cơng trình
a. Địa chất cơng trình vùng đồng bằng sơng Cửu Long

* Cấu trúc của nền đất yếu
Đồng bằng sơng Cửu Long được bao phủ bởi lớp trầm tích trẻ khá dày, mà
thành phần cấu tạo của nó phổ biến là loại đất yếu: st yếu, cát chảy, bùn ….
- Phân bố đất yếu ở ĐBSCL theo phương ngang
Theo đặc trưng về địa chất, địa chất cơng trình, địa chất thuỷ văn, chia năm khu
vực đất yếu khác nhau như trên hình 1.2.
Khu vực I: khu vực đất st màu xám nâu và xám vàng (ký hiệu I)
Khu vực II: khu vực đất bùn st xen kẹp với các lớp á cát ( ký hiệu II)
Khu vực III: khu vực cát hạt mịn, á cát xen kẹp ít bùn á cát (ký hiệu III)
Khu vực IV: khu vực đất than bùn, st, bùn á st, cát bụi, á cát (ký hiệu IV).
Khu vực V: khu vực bùn á st và bùn cát ngập nước (ký hiệu V)
HỒ CHÍ MINH
T.P
IId
IIa
IIIc
I
IIb
IIIb
IIc
V
VỊNH THÁI LAN
CAM PU CHIA
CAM PU CHIA
B I E ÅN Đ O ÂN G
CHÚ THÍCH
CÀ MAU
CẦN THƠ
RẠCH GIÁ
VINH

TRÀ
B E ÁN T R E
H A Ø T I E ÂN
CAO LÃNH
C H A ÂU Đ O ÁC
BÌNH DƯƠNG
B I E ÅN T A ÂY
B A ÛN Đ O À
PHÂN VÙNG ĐẤT YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
B
VĨNH LONG
S A Đ E ÙC
LONG XUYÊN
HỒNG NGỰ
IVb
IVa
V
M Y Õ T H O
TÂN AN
IIIa
L I E ÂU
B A ÏC
S O ÙC
T R A ÊN G
Đ a át s e ùt m a àu x a ùm n a âu , x a ùm v a øn g
Đất bùn sét ,bùn á sét,bùn á cát sen
Bùn á sét và bùn á cát ngập nước.
k e ï p v ơ ùi c a ùc l ơ ùp a ù c a ùt
Cát hạt mòn, á cát xen kẹp ít bùn á cát
Đất than bùn xen kẹp bùn sét, bùn

a ù s e ùt , c a ùt b u ï i , a ù c a ùt
I
II
III
IV
V

Hình 1.2. Bản đồ phân b cc vùng địa chất yếu ở ĐBSCL
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng cơng trình thủy
Luận văn thạc sỹ
9
* Đặc trưng cơ lý của nền đất st yếu bão hoà nước ở ĐBSCL
Tầng trầm tích mới thuộc ĐBSCL là đối tượng nghiên cứu chủ yếu về mặt địa
chất công trình. Các lớp đất chính thường gặp là những loại đất st hữu cơ và st
không hữu cơ có trạng thái độ sệt khác nhau. Ngoài ra, còn các lớp cát, st bùn lẫn vỏ
sò và sạn Laterit. Ngay trong lớp đất st còn gặp các vệt cát mỏng.
Dựa theo hình trụ hố khoan trong phạm vi độ sâu khoảng 30m trở lại của những
công trình thuỷ lợi thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cà
Mau, Bạc Liêu, Thành Phố Hồ Chí Minh có thể phân chia các lớp đất nền như sau:
- Lớp đất trên mặt: Dày vào khoảng 0,5÷1,5m, gồm những loại đất st hạt bụi
đến st cát, có màu xám nhạt đến vàng xám. Có nơi là bùn st hữu cơ màu xám đen.
Lớp này có nơi nằm trên mực nước ngầm, có nơi nằm dưới mực nước ngầm (vùng
sình lầy).
- Lớp st hữu cơ: Nằm dưới lớp mặt là lớp st hữu cơ, có chiều dày thay đổi từ
3÷4m (ở Long An), 9÷10m (vùng Thạch An, Hậu Giang) đến 18÷20m (vùng Long
Phú, Hậu Giang). Chiều cao lớp này tăng dần về phía biển.
- Lớp st hữu cơ thường có màu xám đen, xám nhạt hoặc vàng nhạt. Hàm lượng
hữu cơ thường gặp là 2÷8%, các chất hữu cơ đã phân giải gần hết. Với các lớp gần mặt
đất còn có những khối hữu cơ ở dạng than bùn. Đất rất ẩm thường quá bão hoà nước.
Nói chung, lớp đất này thường gặp ở trạng thái dẻo mềm, dẻo chảy đến chảy.

Đất chưa được nn chặt, hệ số kẽ rỗng thiên nhiên lớn, dung trọng nhỏ. Sức chống cắt
thấp, góc ma sát trong < 100, lực dính C < 0.12 kg/cm
2
trong thực tế thường gặp được
gọi là lớp “st bùn hữu cơ”.
- Lớp st cát lẫn ít sạn, mảnh vụn Laterit và vỏ sò hoặc lớp cát: Lớp này dày
khoảng 3÷5m, thường nằm chuyển tiếp giữa lớp st hữn cơ với lớp đất st không hữu
cơ (như dọc theo tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp). Cũng có nơi như Mỹ Tứ (Hậu
Giang), lớp cát lại nằm giữa lớp st. Lớp này thường nằm không liên tục trên toàn
vùng ĐBSCL.
Một số tài liệu thu được ở Hậu Giang và sông Sài Gòn cho biết: lớp cát có độ
ẩm thiên nhiên W= 32÷35%, dung trọng thiên nhiên bằng γ= 1.69÷1.75 g/cm
3
, góc ma
sát trong ϕ = 29 ÷30
o
.
- Lớp đất st không lẫn hữu cơ: Lớp đất st khá dày ở những độ sâu khác nhau.
Một số hố khoan ở Long An cho thấy: lớp đất st tương đối chặt nằm cách mặt đất
3÷4m. Ở những nơi khác, lớp đất st tương tự nằm cách mặt khoảng 9÷10 m (Thạch
An, Hậu Giang), 15÷16 m (ở Vĩnh Qui, Tân Long, Hậu Giang), 25÷26m (ở Mỹ Thanh,
Hậu Giang), càng gần ven biển lớp đất st càng nằm sâu cách mặt đất thiên nhiên.
Lớp đất st có màu xám vàng hoặc vàng nhạt, hoàn toàn bão hòa nước, ở trạng thái
dẻo cứng đến dẻo chảy, tương đối chặt, khả năng chịu tải tốt hơn lớp st hữu cơ, có
các đặc trưng chống cắt (góc ma sát trong đạt 17
o
, C = 0.28 kg/cm
2
).
* Đặc trưng cơ lý của đất bùn ở một số tỉnh ĐBSCL

Bề mặt ĐBSCL được bao phủ chủ yếu là tầng trầm tích Holoxen gồm các loại
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
10
đất dính: st, á st, á cát ở trạng thái nửa cứng đến dẻo chảy và các loại bùn st, bùn á
sét. Góc ma sát trong  thay đổi từ 9o ÷ 4o; C thay đổi từ 0.04 kg/cm2 ÷ 0.12 kg/cm2.
Ở điều kiện tự nhiên sức chống cắt của các lớp bùn (theo sơ đồ cắt nhanh không nn
cố kết) đạt giá trị cao nhất lớp bùn á cát  = 8o30’; C= 0,1 kG/cm2; giá trị thấp nhất 
= 5o ; C = 0,05 kg/cm2.
Nhìn chung tính chất cơ lý khu vực ĐBSCL rất thấp, nên khả năng kháng chịu
những tác động bên ngoài km. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần thúc
đẩy hiện tượng mất ổn định bờ sông rạch. Các hình 1.3, hình 1.4 và hình 1.5 thể hiện
mặt cắt địa chất công trình tại một số khu vực dọc sông Tiền, sông Hậu và các sông
khác.


Hình 1.3. Hình tr h khoan địa chất công trình tại một s khu vực trên sông Tin

Hình 1.4. Hình tr h khoan địa chất công trình tại một s khu vực trên sông Hậu
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
11

Hình 1.5. Hình tr h khoan địa chất công trình tại một s khu vực trên cc sông khc
b. Địa chất công trình h thng sông Sài Gòn-Đồng Nai
Hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai nằm trong vùng địa chất của miền Đông
Nam Bộ. Vùng này đã được một số nhà địa chất người Pháp nghiên cứu từ những năm
đầu của thế kỷ 20 và đã xuất bản loại bản đồ địa chất tỉ lệ 1/500.000 vào năm 1921 do
E.Saurin chủ biên và được tái bản năm 1969. Theo Saurin, về mặt kiến tạo vùng này là
một hệ địa máng cuốn nếp Hecxini.

Dựa vào số liệu thống kê để xem xt các đặc trưng cơ lí của các lớp đất mà
đoạn sông nghiên cứu đi qua. Dòng chảy của cả hai sông đều đi qua mặt cắt địa chất
có địa tầng thuộc tuổi Holocen chiếm tỷ trọng lớn, địa hình khá bằng phng, chênh
lệch giữa cao độ địa hình và mực nước chuẩn không lớn bề mặt địa hình được phủ
toàn bộ là đất phù sa trẻ tuổi (Holocen) trên bề mặt địa hình hầu như không có phù sa
cổ. Đất tạo nên bề mặt địa hình là đất yếu, có cường độ chịu lực thấp, dễ biến dạng.
Cấu trúc địa mạo của sông Sài Gòn là địa mạo bào mòn, tích tụ. Toàn bộ tuyến sông
Sài Gòn - Cần Giờ theo điều kiện địa chất được phân thành các đoạn sau:
 Đoạn sông Sài Gòn từ rạch Bến Ngh - rạch Bơm Cụt: nằm trong khu vực địa
chất địa mạo thềm sông, địa hình thấp và bằng phng có nơi trũng ngập,
nhiều sông rạch. Đất st hoặc st cát trạng thái dẻo mềm đến dẻo nhão, dày
10 -30m trở lên.
 Đoạn sông từ rạch Bơm Cụt đến mũi Đèn đỏ: Tả ngạn thuộc khu vực địa chất
1, hữu ngạn thuộc khu vực địa chất 2 - địa mạo dạng bãi bồi sông, nhiều diện
tích trũng ngập, nhiều sông rạch chia cắt - st dẻo mềm và dẻo nhão, dày 10 -
30m trở lên.
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
12
 Từ mũi Đèn đỏ đến mũi Cần Giờ: Thuộc khu vực địa chất 5 - địa mạo dạng
đồng bằng thấp ven biển, trũng ngập, sông rạch rất phát triển chia cắt mãnh
liệt - st dẽo nhão và st bùn dày trên 20m
 Phía sông Cá Gấu ra biển: thuộc vùng 1’- địa mạo thềm tích tụ ven biển,
phân bố hẹp, tương đối bằng phng - cát st hoặc cát st dày khoảng 5m, bên
dưới là st dẽo mềm.
Theo tài liệu cụ thể của các hố khoan địa chất tại các vùng: khu vực cầu Bình
Phước, cầu Bình Triệu, bán đảo Thanh Đa (An Phú, An Khánh), kho 18 Tân Thuận
Đông (cảng Sài Gòn), nhà máy ximăng lưới thp Cát Lái, nhà máy đường Khánh Hội,
kho B của Tổng kho xăng Nhà Bè, cầu Rạch Lá, cầu Rạch Đôn, cầu Lôi Giang, cầu
Dần Xây, cầu Hào Võ, hội trường UBND huyện Cần Giờ cho thấy: tầng trầm tích

Holoxen bao phủ trên toàn vùng dọc theo sông từ Nhà Bè - Duyên Hải. Chiều dày lớn
nhất của tầng trầm tích Holoxen thay đổi 20 - 30m. Sự phân bố các lớp đất trong phạm
vi độ sâu 30m của tầng trầm tích Holoxen không giống nhau. Tùy từng nơi trong nền
đất có các lớp bùn st, bùn á st, bùn á cát, st á cát, cát mịn, cát lẫn sỏi sạn. Nhìn
chung phân bố ở trên mặt là lớp bùn st, bùn á st, màu xám đen, xanh đen, ở trạng
thái dẻo mềm đến dẻo cứng, có nơi lại xen kẽ lớp bùn, lớp st, lớp bùn. ở khu vực cầu
Hào Võ lớp bùn mỏng hơn, và trong nền có lớp cát mịn, cát thô.
1.2.1.3. Đặc điểm khí tượng thủy văn
Chế độ khí tượng thủy văn khu vực khá phức tạp, chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ
thủy văn thượng nguồn, thủy triều biển … Dưới đây là những đặc điểm quan trọng
nhất liên quan đến sạt lở bồi lắng kênh rạch.
 Mưa
Về thời gian, mưa ở ĐBSCL phân bố rất không đều trong năm. Hơn 90% lượng mưa
năm tập trung trong các tháng mùa mưa. Lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm dưới
10%. Các tháng I, II, III hầu như không có mưa. Vì vậy ở ĐBSCL bị khô hạn nghiêm
trọng vào mùa khô. Trong mùa mưa tuy có các đợt mưa to gây ngập úng nhưng vẫn
xảy ra các đợt khô hạn dài từ 10 –15 ngày (tiêu biểu là hạn bà Chằn vào tháng VII,
VIII) gây thiệt hại cho canh tác nông nghiệp. Lượng mưa ở ĐBSCL biến động khá lớn
về không gian và thời gian. Lượng mưa cao nhất, thấp nhất và số ngày mưa trung bình
năm tại một số trạm ở ĐBSCL theo Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Lượng mưa cao nhất, thấp nhất và s ngày mưa trung bình năm tại một s
trạm ở ĐBSCL
Chỉ tiêu \ Địa điểm
Cần Thơ
Rạch Giá
Sóc Trăng
- Lượng mưa năm max (mm)
- Lượng mưa năm min (mm)
- Số ngày mưa trung bình/năm
1787

1257
131
2747
1013
132
2611
1160
135
Về phân vùng mưa, (xem hình 1.6) phía Tây ĐBSCL là vùng có lượng mưa lớn nhất
với lượng mưa năm từ 1800 - 2400 mm. Vùng phía Đông có lượng mưa 1600 - 1800
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
13
mm. Vùng trung tâm ĐBSCL ko dài từ Châu Đốc - Long Xuyên - Cần Thơ - Cao
Lãnh đến Trà Vinh - Gò Công là vùng mưa nhỏ nhất với lượng mưa bình quân 1200 -
1600 mm.
Tổng lượng mưa giữa các năm không có sự biến động lớn, nhưng ở các tháng và các
thời kỳ bắt đầu và kết thúc mưa thì có sự biến động lớn. Thông thường mùa mưa bắt
đầu vào tháng V và kết thúc vào tháng XI, nhưng có những năm đến tháng XI lượng
mưa rất nhỏ không đáng kể và cũng có những năm đến tháng XII lượng mưa vẫn còn
khá lớn.

Hình 1.6. Bản đồ lượng mưa trung bình năm vùng ĐBSCL
 Dòng chảy sông Mekong
Tổng lượng nước Mekong chuyển vào ĐBSCL hàng năm khoảng 430 tỷ m
3
. Dòng
chảy Mekong chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa kiệt từ tháng I –VI, mùa lũ từ tháng VII –
XII. Trong mùa kiệt lưu lượng bình quân mùa khoảng 3.300 m
3

/s tại Kratie (đầu vào
đồng bằng) và trong mùa lũ khoảng 24.500 m
3
/s, chênh nhau khoảng 7,5 lần. Tháng lũ
lớn nhất bình quân (tháng IX) chênh với tháng kiệt nhất bình quân (tháng IV) khoảng
18 lần.
Bảng 1.2. Lưu lượng thực đo bình quân thng tại Tân Châu, Châu Đc từ năm1996-
2000 (m
3
/s)
Trạm
Năm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII


Tân
Châu
1996
6032

3534
2391
2011
3760
5059
8181
16997
19153
20916
17803
12865
1997
8136
5334
3229
2626
2719
4174
12677
21845
22353
21632
15930
8436
1998
5862
3439
1798
1460
1994

3830
8026
11990
15123
14661
10246
7430
1999
4164
2613
1496
1742
4705
9633
12472
20777
21133
20761
18124
14058
2000
6616
4491
3211
2800
5343
13689
22432
20987
22367

19384
12933
10110
BQ
6162
3882
2425
2128
3704
7277
12758
18519
20026
19471
15007
10580
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
14
Trạm
Năm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX

X
XI
XII


Châu
Đốc
1996
1452
846
511
440
751
1174
2089
4716
5992
7297
5919
3739
1997
2022
1164
661
547
551
809
2929
5730
6023

5785
3704
2160
1998
1186
683
425
359
455
811
1990
2836
3646
4112
3019
2200
1999
1036
574
359
443
1190
2769
3379
5251
5548
5785
4886
3252
2000

1858
1083
698
607
1263
2592
5112
6445
7258
5948
4172
2793
BQ
1511
862
531
479
842
1631
3100
4996
5693
5785
4340
2829
Trong tương lai, nguồn Mekong vào nước ta sẽ có những biến đổi do các hoạt động ở
thượng nguồn (sử dụng nước tăng cao, xây dựng các hồ chứa thượng nguồn). Mặt
khác sự thay đổi khí hậu toàn cầu khiến cho mưa lớn, nhiệt độ cao thấp thất thường
xảy ra liên tiếp, hạn càng ko dài làm cho chế độ dòng chảy hạ lưu sông Mekong có
những diễn biến phức tạp. Ảnh hưởng của dòng chảy sông Mekong từ thượng nguồn

đến diễn biến lòng dẫn các hệ thống kênh rạch là khá lớn. Khi dòng chảy sông
Mekong nhỏ nhiều hệ thống rạch bị bồi lắng, thậm chí là toàn hệ thống; ngược lại, khi
dòng chảy lớn, lòng dẫn bị đào xói.
 Phù sa
Hàng năm sông Mekong cung cấp một lượng phù sa khoảng 150 triệu tấn, chủ yếu vào
mùa lũ (trung bình vào mùa lũ nồng độ phù sa trên sông Tiền và Hậu khoảng 500 và
200 g/m
3
, còn trong nội đồng thì nhỏ hơn). Một phần lượng phù sa này lắng đọng
trong đồng, sông, phần khác chuyển ra biển bồi lắng ở các cửa sông và các vùng ven
biển như Mũi Cà Mau. Ven biển Cà Mau và Bạc Liêu hàm lượng phù sa khá lớn.
Hàm lượng phù sa lớn trong các dòng ven biển đã tạo ra và mở rộng bãi bồi dọc biển,
gia tăng diện tích đất liền quốc gia; tuy vậy cũng gây bồi lấp kênh rạch và nâng cao
đáy ô ruộng lấy nước mặn nuôi trồng thủy sản trong các hệ thống ở những vùng này,
gây nên rất nhiều tốn km để xử lý sau mỗi vụ nuôi, nhất là vùng Bạc Liêu, Cà Mau.
 Thủy triều
Thủy triều ven biển ĐBSCL từ Vũng Tàu đến Kiên Giang có tính chất khác nhau và do
đó ảnh hưởng đến các vùng ven biển cũng khác nhau. Với mức độ ảnh hưởng khác
nhau, toàn bộ đồng bằng đều ảnh hưởng triều hoặc từ Biển Đông, hoặc từ Biển Tây, kể
cả trong mùa lũ. Tuy vậy, triều từ Biển Đông chiếm ưu thế cả về phạm vi lẫn cường độ.
Do tác động của thủy triều nên biến động mực nước trên kênh rạch rất phức tạp: vừa
giao động theo triều cửa sông kênh, vừa chịu tác động điều tiết từ các bãi, ô ruộng,
cánh đồng Vùng gần biển dao động mực nước chịu ảnh hưởng chủ yếu mạnh của
thủy triều, ngược lại xa biển ngoài tác động của thủy triều còn chịu tác động mạnh của
lưu lượng thượng nguồn. Sự thay đổi mực nước trong sông rạch làm thúc đẩy quá trình
mất ổn định mái bờ, do khi mực nước tăng làm khối đất bờ bị gia tải, khi mực nước
xuống thấp sẽ làm cho phần áp lực chống trượt giảm xuống. Bên cạnh đó tác động của
thủy triều tạo nên vùng giao thoa giữa dòng chảy thượng nguồn và dòng chảy thủy
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ

15
triều còn gọi là vùng giáp nước, tại các vùng này dòng chảy có vận tốc rất nhỏ nên
lòng dẫn thường bị phù sa bồi lắng.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
1.2.2.1. Vùng đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL đã có người đến ở từ thế kỷ 12 nhưng đến thế kỷ thứ 18 mới bắt đầu được
khai thác có hệ thống.
Trong quá trình lịch sử, ban đầu những cư dân đầu tiên của ĐBSCL đến định cư ở
những vùng đất cao, không bị ngập lũ, sau đó tập trung ở những vùng đất phù sa bồi
ven sông Cửu Long. Cho đến nay, những vùng này vẫn là những nơi đông dân nhất
đồng bằng. Cùng với việc đào kênh phục vụ cho việc giao thông, khai thác người dân
bắt đầu sinh sống tập trung trên những bờ kênh, bờ rạch, tạo nên một dạng phân bố
dân cư đặc trưng của ĐBSCL.
Kể từ sau năm 1986, ĐBSCL bước vào thời kỳ đổi mới cùng với cả nước. Nền kinh tế
ĐBSCL đã phát triển nhanh chóng, nhưng theo đánh giá của Quy hoạch tổng thể là
không đồng đều. Các tỉnh vùng Tây sông Hậu (Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau, Kiên Giang, An Giang) có tỷ lệ tăng trưởng nhanh. Các tỉnh vùng Đông Nam
sông Tiền (Bến Tre, Tiền Giang) có tỷ lệ tăng trưởng thấp. Các tỉnh khác như Long
An, Đồng Tháp có tỷ lệ tăng trưởng khá. Nhờ chính sách đầu tư của Nhà nước cùng
với sự năng động của khu vực, trong 15 năm đổi mới vừa qua khối lượng sản phẩm
nông nghiệp và thuỷ sản của ĐBSCL đã gia tăng rõ rệt, ko theo sự phát triển của các
ngành công nghiệp chế biến, giao thông vận tải và nội - ngoại thương của khu vực.
Sự phát triển của ĐBSCL đã được đánh giá là có tác động lớn đến sự phát triển chung
của cả nước. Mặc dầu đã có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm vừa qua,
nhưng GDP bình quân đầu người của ĐBSCL năm 2000 chỉ mới đạt 260 USD - người
dân ĐBSCL vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đói nghèo.
Với chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nhà nước, ĐBSCL đang hướng tới một
nền kinh tế sản xuất hàng hoá có giá trị lợi nhuận cao, đó là một nền kinh tế mở với cơ
cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, có thị trường, tăng cường khu vực công nghiệp và dịch vụ.
1.2.2.2. Vùng lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai

Trong những năm gần đây các ngành kinh tế của các tỉnh, thành phố thuộc hệ thống
lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn đã có những bước phát triển vượt bậc góp phần đáng
kể vào sự tăng trưởng chung cho cả nước, với mức tăng trưởng hàng năm trung bình
khoảng 7%. Lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn có những điều kiện đặc biệt về khí hậu
và thổ nhưng như:
+ Diện tích rừng trong khu vực, nhất là rừng đầu nguồn còn lớn, nguồn nước sông
Đồng Nai - Sài Gòn và các phụ lưu tương đối dồi dào thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
16
+ Ngoài diện tích gieo trồng lương thực, trong khu vực còn có khả năng trồng nhiều
loại cây công nghiệp lâu năm như: cao su, cà phê, chè, điều, hồ tiêu là những sản phẩm
có giá trị xuất khẩu cao hơn nhiều so với lương thực. Khu vực này cũng là nơi rất
thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày như mía,
lạc, thuốc lá, bông.
+ Khu vực cũng là nơi có nhiều tiềm năng để trồng rừng, khai thác rừng và thu được
những giá trị cao từ nghề nông - lâm nghiệp.
+ Thủy sản cũng là thế mạnh của các tỉnh, thành phố trong lưu vực với các hồ chứa
nước lớn như Dầu Tiếng, Trị An, Phước Hòa, cả hệ thống sông và bờ biển dài khoảng
500km là những yếu tố rất thuận lợi cho nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước
ngọt và nước mặn.
+ Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 4.899.000ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp là 2.280.000ha, chiếm 46,5%
- Đất lâm nghiệp có rừng là 34,5% cùng với những điều kiện thuận lợi để kết hợp
nông, lâm nghiệp, đồng thời cải thiện môi trường.
+ Khu vực này có nguồn nước tương đối ổn định, đã được đầu tư khá nhiều công trình
thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn cũng là vùng sản xuất công nghiệp phát triển
năng động nhất nước ta, có tác động mạnh mẽ đến các vùng trong cả nước. Các tỉnh và

thành phố trong lưu vực, trong đó có vùng kinh tế trọng điểm phía nam (TP. Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu) suốt nhiều năm qua luôn đóng vai
trò là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.
Lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn và vùng phụ cận có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
nhất so với cả nước. Một trong những tài nguyên quan trọng của khu vực này là nguồn
tài nguyên nước. Nguồn nước mặt của khu vực chủ yều phụ thuộc vào sông Đồng Nai,
sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Ngoài ra, nguồn nước ngầm tại vùng Đông Nam bộ có
trữ lượng tương đối lớn chiếm khoảng 13% so với nguồn nước ngầm của cả nước.
Các sông lớn trong lưu vực cũng có tiềm năng lớn về thủy điện. Riêng hệ thống sông
Đồng Nai có trữ lượng kinh tế từ 7,5 ÷ 9 tỷ kWh/năm, chiếm khoảng 15% trữ lượng
thuỷ điện của cả nước.
Tài nguyên nước mặt và nước ngầm của cả khu vực là nguồn tài nguyên vô cùng quan
trọng đảm bảo cho sinh hoạt hàng ngày của hàng chục triệu người dân trong vùng và
phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản và các ngành kinh tế khác.
1.3. Những tồn tại trong xây dựng các công trình bảo vệ bờ và sự cần thiết phải
nghiên cứu của đề tài
Trước tình hình sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên hệ thống sông Cửu Long và sông
Sài Gòn - Đồng Nai ngày càng nghiêm trọng, trong những năm qua hàng loạt công
trình bảo vệ bờ đã được xây dựng nhằm giảm bớt thiệt hại do sạt lở bờ gây ra. Hình
thức kết cấu các công trình bảo vệ bờ khá đa dạng, phong phú. Các công trình đã xây
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
17
dựng đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Rất nhiều công trình bảo đảm ổn định,
nhưng cũng không ít công trình bị phá hủy toàn bộ hoặc một phần, cần được đánh giá,
tổng kết để rút kinh nghiệm cho các công trình sau này, bảo đảm kỹ thuật và kinh tế.
Các loại công trình bảo vệ bờ đã xây dựng có ba loại chính:
Công trình dân gian, thô sơ (có quy mô nhỏ);
Công trình bán kiên cố (quy mô vừa);
Công trình kiên cố (quy mô lớn);

Công trình dân gian, thô sơ thường có quy mô nhỏ được xây dựng tại các vị trí
sông, kênh, rạch bị xói lở bờ, có độ sâu không lớn. Kinh phí xây dựng công trình
thường là thấp, chủ đầu tư là từng hộ dân sống ven sông. Công trình có nhiệm vụ ngăn
chặn bớt tốc độ xói lở bờ trước tác động của sóng tàu thuyền hay sóng gió.
Các công trình bán kiên cố chống xói lở bờ trên sông Cửu Long và sông Sài
Gòn - Đồng Nai thường được xây dựng để bảo vệ xói lở bờ sông dưới tác động của
dòng chảy và sóng, tại các vị trí sông có độ sâu vừa phải, vận tốc dòng chảy không quá
lớn. Vốn xây dựng công trình do các địa phương hay ban quản lý các khu công nghiệp ,
các cơ sở sản xuất hoặc do nhân dân địa phương đầu tư xây d ựng để bảo vệ cơ sở vật
chất, cơ sở hạ tầng thuộc khu vực mình quản lý. Các công trình bán kiên cố đã xây
dựng để chống xói lở bờ trên sông Cửu Long và sông Sài Gòn - Đồng Nai đều thuộc
dạng bị động, chỉ gia cố bờ. Dạng thường gặp là tường chắn bằng rọ đá, đá hộc xây
hay cọc bản bê tông cốt thp loại nhỏ.
Công trình kiên cố, có quy mô lớn được xây dựng để bảo vệ nhà cửa, cơ sở hạ
tầng thuộc địa phận các thành phố, thị xã nằm ven sông đang bị uy hiếp bởi dòng chảy
có vận tốc lớn trong điều kiện sông sâu. Ngoài ra, hầu hết các công trình kè kiên cố
được xây dựng ở thành phố, thị xã, thị trấn hoặc các khu đông dân cư, khu vực hấp dẫn
khách du lịch , công trình còn có một nhiệm vụ quan trọng là tôn tạo cảnh quan cho
khu vực , phục vụ nhu cầu giải trí , thưởng ngoạn của nhân dân địa phương và du
khách. Kinh phí xây dựng công trình thường rất lớn, trung bình chi phí xây lắp cho
một mt dài kè vài chục triệu đồng tùy theo sông sâu hay nông, đặc biệt kè Tân Châu
đã chi hơn 100 triệu đồng/m, vì thế nguồn vốn thường lấy từ ngân sách nhà nước.
Trong số các công trình kiên cố, có một số công trình được xây dựng với công
nghệ mới, vật liệu mới có thể kể tới như: công trình bảo vệ bờ khu vực thị xã Rạch Giá
sử dụng thảm bê tông bơm trực tiếp trong nước; Công trình bảo vệ bờ sông Gành Hào,
tỉnh Bạc Liêu; công trình bảo vệ bờ sông Cái Lớn, tỉnh Kiên Giang, ứng dụng loại cừ
bản bê tông ứng suất trước; Kè bảo vệ bờ sông Hậu khu vực thành phố Long Xuyên,
ứng dụng khối bê tông tự chèn.
Để cung cấp cơ sở khoa học, phát huy đầy đủ những mặt tích cực, hạn chế tới
mức thấp nhất các khiếm khuyết cho những công trình bảo vệ bờ sẽ xây dựng trong

tương lai, giảm thiệt hại có thể xảy đến, tiến tới kiến nghị với về công tác quy hoạch,
thiết kế và thi công, duy tu và bảo dưng các công trình bảo vệ bờ sông, điều cấp thiết
hiện nay là phải tiến hành điều tra, đánh giá, theo dõi các công trình bảo vệ bờ đã xây
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
18
dựng trên hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai nhằm tổng kết
các ưu điểm, nhược điểm của chúng và kiến nghị các giải pháp bảo vệ bờ thích hợp.
1.4. Kết luận chương 1
Hầu hết các công trình sau khi xây dựng đã phát huy tác dụng tốt, đã mang lại
hiệu quả thiết thực trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, làm
thay đổi bộ mặt cảnh quan của khu vực xây dựng . Tuy vậy, do điều kiện tự nhiên khu
vực xây dựng công trình kè ở các tỉnh trên sông Cửu Long và sông Đồng Nai - Sài
Gòn rất bất lợi: sông sâu, luôn đầy nước, chảy hai chiều, lòng sông được cấu tạo bởi
đất mềm yếu. Mặt khác kinh nghiệm xây dựng các loại dạng công trình bảo vệ bờ trên
hệ thống sông Cửu Long, sông Đồng Nai - Sài Gòn còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, rất
nhiều công trình sau khi đưa vào vận hành, khai thác chưa được duy tu, bảo dưng,
kiểm tra định kỳ. Vì vậy sau một thời gian làm việc, một số công trình đã bị hư hỏng.
Việc tính toán thiết kế các công trình kè bảo vệ bờ kiên cố vẫn dựa trên tiêu
chuẩn ngành TCN84 - 91 “Công trình bảo vệ bờ sông để chống lũ” được Bộ Thủy Lợi
cũ biên soạn năm 1991 - áp dụng cho các sông miền Trung, miền Bắc. Đối với các
công trình bảo vệ bờ sông ở ĐBSCL có những đặc điểm riêng như ảnh hưởng của nền
đất yếu, của dòng chảy thủy triều và nhất là sông rộng, sâu, không có sự khác biệt
nhiều về mùa lũ và mùa kiệt. Chính vì vậy, đặc điểm công trình chỉnh trị sông, bảo vệ
bờ cũng có những đặc điểm khác với các công trình ở miền Bắc và miền Trung, cần
phải được điều tra làm rõ và hướng tới việc kiến nghị chỉnh sửa tiêu chuẩn ngành cho
phù hợp hơn cho các công trình chỉnh trị, bảo vệ bờ sông Cửu Long và Sài Gòn -
Đồng Nai.
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ

19
Chương 2: Nguyên nhân xói lở, sự cố các công trình và các giải pháp công trình
bảo vệ bờ phù hợp cho hệ thống sông Cửu Long và sông Sài Gòn - Đồng Nai
2.1. Đặc điểm dòng chảy và diễn biến lòng dẫn khu vực nghiên cứu
Do đặc trưng về hình thái sông, địa hình, địa chất trên hệ thống sông Cửu Long
và sông Sài Gòn - Đồng Nai có những điểm rất khác biệt so với các sông ở miền Bắc
và miền Trung:
- Hầu hết các công trình trên hệ thống sông Cửu Long và sông Sài Gòn - Đồng
Nai chưa có sự can thiệp lớn vào dòng chảy. Các công trình bảo vệ bờ sông ở thị xã,
thành phố có tính chất bị động nhưng vẫn khống chế được thế sông, lòng dẫn vẫn còn
ở trong trạng thái tự nhiên. Những tác động của con người chưa có ảnh hưởng lớn đến
sự vận động, phát triển của thế sông và hình thái sông.
- Sông Cửu Long và sông Sài Gòn - Đồng Nai được hình thành và phát triển
trên nền trầm tích phù sa trẻ, tính kháng xói của bờ và lòng sông rất km, địa chất nền
yếu làm cho công trình dễ bị hư hỏng do biến dạng lún. Đối với các sông lớn như sông
Tiền, sông Hậu, sông Sài Gòn, Đồng Nai, Vàm Cỏ … cấu tạo địa chất lòng sông
(thường là cát) là lớp dễ xói hơn lớp trên mặt (lớp bùn st và đất đắp), nhưng các lớp
trên lại có tính chất cơ lý thấp, rất dễ gây trượt mái. Chính vì vậy, các cung trượt
thường rất lớn. Cũng vì lòng sông dễ xói hơn bờ sông, việc bảo vệ chân công trình
phải đặc biệt quan tâm.
- Hoạt động khai thác dòng sông lớn hơn rất nhiều so với sông ngòi miền Bắc
và miền Trung nước ta; đặc biệt là trong giao thông thủy, do kinh tế ngày càng phát
triển, yêu cầu thông thương đi lại trên các tuyến sông rạch là rất lớn. Hàng ngày có
nhiều ghe, tàu thuyền, trong đó có những tàu thuyền có tải trọng lớn, tốc độ chạy cao
(tàu cao tốc) lưu thông qua lại trên hầu hết các sông rạch, nhất là các tuyến giao thông
thủy chính. Sóng của các loại tàu thuyền đã gây nên tình trạng sạt lở mái bờ của nhiều
sông rạch. Do tập quán của người dân ở các tỉnh phía Nam thường tập trung sinh sống
dọc hai bên bờ sông rạch. Trong đó có nhiều công trình nhà cửa, cơ sở sản xuất xây cất
lấn chiếm lòng sông, kênh, rạch để tiện buôn bán, chuyên chở, trao đổi hàng hóa. Các
công trình lấn chiếm lòng sông khiến cho dòng chảy bị thu hẹp, vận tốc dòng chảy

tăng. Hơn nữa, tải trọng công trình trên bờ sông gia tăng trên nền bờ sông vốn là đất
yếu (hầu hết các công trình này là nhà cửa được xây dựng đơn sơ, không được tính
toán gia cố móng đến tầng đất chịu lực cao) nên khả năng mái bờ sông rạch ở các khu
vực này bị sạt lở là rất lớn.
Để tìm hiểu sâu hơn đặc điểm dòng chảy và diễn biến lòng dẫn khu vực nghiên
cứu tiến hành nghiên cứu tại các công trình trọng điểm sau:
2.1.1. Diễn biến lòng dẫn khu vực công trình kè Tân Châu, sông Tiền
Diễn biến lòng dẫn khu vực xây dựng công trình dựa trên các tài liệu thực đo
tháng 8 năm 2003, tháng 6 năm 2006 và tháng 12 năm 2009 của Viện Khoa học Thủy
lợi miền Nam.
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
20
Diễn biến trên mặt bằng của hố xói được xem xt trên cơ sở địa hình của các năm
2003, 2006 và 2009. Kết quả chập bình đồ lòng dẫn cùng tọa độ của các năm nêu trên
được trình bày trên hình 2.1. Kết quả cho thấy xu thế dịch chuyển của hố xói sau khi
công trình hoàn thành là càng về những năm sau, hố xói có xu thế ko dài ra và p về
phía công trình kè, nghĩa là công trình hạ thấp (có thể là do lún), bị xói sâu ở chân kè.

Hình 2.1. Diễn biến trên mặt bằng h xói, giai đoạn 2003-2006-2009
Để xem xt diễn biến lòng dẫn trên đoạn 2 của công trình ở các mặt cắt ngang
khác nhau, sau khi chập các bình đồ theo cùng hệ tọa độ của các năm, định vị các mặt
cắt ngang trên bình đồ như trên hình 2.2. Các mặt cắt được xem xt từ mặt cắt 1 (đầu
kè), mặt cắt 2 (giữa kè) và mặt cắt 3 (cuối kè). Diễn biến tại mặt cắt giữa kè thể hiện
trên hình 2.3. Trên cơ sở phân tích số liệu trên các mặt cắt, có thể đưa ra nhận xt về
diễn biến địa hình khu vực công trình là trong khoảng 6 năm (từ 2003 đến 2009), mặt
cắt không thay đổi nhiều, cao trình đáy sông có hạ thấp từ 1 đến 2 m, nguyên nhân có
thể là do các bao tải cát và rọ đá phủ trên mặt bị lún. Tuy nhiên, tại chân kè có hiện
tượng bị xói sâu, nhất là ở mặt cắt số 1.
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy

Luận văn thạc sỹ
21

Hình 2.2. Vị trí mặt cắt ngang nghiên cu diễn biến khu vực kè Tân Châu đoạn 2

Hình 2.3. Diễn biến trên mặt cắt ngang 2-2
2.1.2. Diễn biến lòng dẫn khu vực công trình kè Long Xuyên, sông Hậu
Khu vực thiết kế công trình nằm trên đoạn sông nằm giữa thành phố Long
Xuyên và cồn Phó Ba. Với tổng chiều dài trên 700 mt.
Nhìn chung về địa hình đặc biệt là theo chiều dọc theo lòng sông trước khi xây
dựng công trình có sự biến đổi khá phức tạp. Khả năng xuất hiện sạt lở hiện nay theo
dọc tuyến cũng rất cao đặc biệt là các đoạn giữa tuyến.
Để xem xt diễn biến lòng dẫn trên các mặt cắt ngang khác nhau, sau khi chập
các bình đồ theo cùng hệ tọa độ của các năm, định vị các mặt cắt ngang trên bình đồ
như trên hình 2.4. Diễn biến tại các mặt cắt điển hình 1 trên hình 2.5. Trên cơ sở phân
tích số liệu trên các mặt cắt, có thể đưa ra nhận xt là sau khi xây dựng công trình kè,
chân kè có xu thế bị xói sâu. Lòng sông cũng có xu thế xói sâu hơn.
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
22
Tuyeán keø
K h u c a ûn g q u a ân ñ o äi

Hình 2.4. Vị trí mặt cắt ngang nghiên cu diễn biến khu vực kè Long Xuyên

Hình 2.5. Diễn biến trên mặt cắt ngang 1-1
2.1.3. Diễn biến lòng dẫn khu vực công trình kè đình Tân Hòa - Vĩnh Long, sông
Tiền
Diễn biến lòng dẫn khu vực xây dựng công trình dựa trên các tài liệu thực đo
tháng 12 năm 2009 của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và năm 2000 của Công ty

Cổ phần Tư vấn Xây dựng Vĩnh Long.
Các mặt cắt được xem xt từ 1 đến 3. Diễn biến tại các mặt cắt ngang (vị trí trên
hình 2.6) thể hiện trên hình 2.7. Có thể đưa ra nhận xt là chân kè bị xói khá nhiều trong
thời khoảng 9 năm, có chỗ lên tới 4 m ở cách đỉnh kè 21 m ra phía lòng sông (tại mặt cắt
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
23
1) (Cũng cần lưu ý là sau khi kè đã xụp đổ thì toàn bộ vật liệu kè lấp vào khu vực đã xói,
làm cho lòng dẫn ít thay đổi).

Hình 2.6. Vị trí mặt cắt ngang nghiên cu diễn biến khu vực kè đình Tân Hòa - Vĩnh Long

Hình 2.7. Diễn biến trên mặt cắt ngang 1-1
2.1.4. Diễn biến lòng dẫn khu vực công trình kè Vĩnh Long, sông Cổ Chiên
Diễn biến lòng dẫn khu vực xây dựng công trình dựa trên các tài liệu sau thực
đo năm 2003, năm 2006 và tháng 12 năm 2009 của Viện Khoa học Thủy lợi miền
Nam.
Diễn biến tại mặt cắt điển hình 6 (vị trí trên hình 2.8) thể hiện trên hình 2.9.
Trên cơ sở phân tích số liệu trên các mặt cắt, có thể đưa ra nhận xt về diễn biến địa
hình như sau:
+ Các phân đoạn II, III và IV (chưa được gia cố chống xói đến đáy sông) có xu thế
bị xói mái bờ sông, với tốc độ khoảng 0,3 m/năm.
+ Các phân đoạn đã gia cố như phân đoạn V và VI thảm đá bảo vệ mái, cao độ mái
bờ vẫn có xu thế hạ thấp, nguyên nhân có thể là do lớp bao tải cát thả tạo mái bị lún. Tuy
nhiên phía chân kè chưa thấy hiện tượng xói sâu.
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy
Luận văn thạc sỹ
24

Hình 2.8. Vị trí mặt cắt ngang nghiên cu diễn biến khu vực kè Vĩnh Long


Hình 2.9. Diễn biến trên mặt cắt ngang 6-6
2.1.5. Diễn biến lòng dẫn khu vực công trình kè nhà thờ Lasan Mai Thôn - sông Sài
Gòn
Diễn biến lòng dẫn khu vực xây dựng công trình dựa trên các tài liệu thực đo
tháng 12 năm 2003 của Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy lợi II; tháng 4 năm
2006 của Công ty tư vấn xây dựng công trình thủy I; tháng 10 năm 2008 của Viện
Khoa học Thủy lợi miền Nam.
Kết quả chập bình đồ lòng dẫn cùng tọa độ của các năm nêu trên được trình bày
trên hình 2.10. Lấy đường đồng mức -22 m trên bình đồ của các năm ở khu vực hố xói
để so sánh cho thấy xu thế sự dịch chuyển của hố xói ngày càng sát vào bờ kè khu vực
nhà thờ Lasan - Mai Thôn.
Học viên: Bùi Huy Bình Ngành xây dựng công trình thủy

×