Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

bài 2 :CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI SINH HỌC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.01 MB, 26 trang )

S

I

N
H

H
O
.C

8


Nguyên tử
Hệ cơ quan
Phân tử

Đại phân tử

Cơ quan
Cơ thể

Bào quan
Tế bào




BÀI 2: CẤU TẠO cơ thể người



Bài 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI

MỤC TIÊU
-

Nêu được đặc điểm cơ thể người.
Xác định được trên cơ thể, mô hình, tranh.
Nêu được các hệ cơ quan và chức năng của chúng.
Phân tích mối quan hệ giữa các hệ cơ quan, rút ra tính thống nhất.


I. CẤU TẠO

Cơ thể người có cấu tạo và sự sắp xếp các cơ quan, hệ
cơ quan giống với động vật thuộc lớp Thú.


I. CẤU TẠO
Cơ thể người

Đầu

Phía trước

Phía sau

Thân

Chi (Tay, chân)



I. CẤU TẠO

Cơ hoành
Khoang ngực

Khoang bụng
Da bọc toàn cơ thể


Khoang ngực
Phổi
Tim


Khoang bụng
Cơ quan là đơn vị hoạt động của cơ thể
Hệ vận động

Hệ bài tiết

Mang tính chất chuyên biệt
Hệ tiêu hóa

Hệ thần kinh

nhiệm vụ phức tạp để đảm bảo sự tồn tại
tối ưu nhất của cơ thể.
Hệ tuần hoàn

Tập hợp các cơ quan có cùng chức
năng tạo thành hệ cơ quan.

Khoang bụng chứa dạ dày, gan, tụy, ruột non ,
Hệ hô hấp
ruột già, hậu môn, thận, bóng đái ...

Hệ nội tiết


Bài 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI

I. Cấu tạo
- Cơ thể người có cấu tạo và sự sắp xếp các cơ quan, hệ cơ quan
giống với động vật thuộc lớp Thú. 
- Cơ thể người chia thành 3 phần chính: Phần đầu, Phần thân,
Phần các chi (chân và tay)
- Da bọc ngoài cơ thể.
- Cơ hoành ngăn cách khoang ngực và khoang bụng.
Cơ thể gồm các hệ cơ quan: hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ tuần
hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết.


Hệ vận động

 Hệ vận động gồm cơ và xương
 Chức năng nâng đỡ đảm bảo cho cơ thể vận động và di chuyển
trong không gian và tham gia vào việc tạo ra khoang cơ thể



Hệ tiêu hóa

 Hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá.
• Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày,
ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
• Tuyến tiêu hóa bao gồm: các tuyến nước bọt ở miệng,
tuyến tiêu hóa ở ruột, tụy, gan, mật…
 Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng,
hấp thụ chất dinh dưỡng và đào thải chất cạn bã ra môi
trường ngoài.


Hệ tuần hoàn

 Hệ tuần hoàn gồm:Tim và hệ mạch
 Hệ tuần hoàn vận chuyển oxi ,cacbonic, chất dinh dưỡng, chất thải.
Giúp chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH, và để duy trì
cân bằng nội môi.

Động mạch

Tĩnh mạch


Hệ hô hấp

- Hệ hô hấp gồm: Đường dẫn khí và 2 lá phổi
Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản)
- Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể với môi trường.



Hệ bài tiết

- Hệ bài tiết gồm : Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
- Chức năng : Lọc từ máu các chất thải để thải ra ngoài (bài tiết nước tiểu)
Trong da có các tuyến mồ hôi cũng làm nhiệm vụ bài tiết.


Hệ thần kinh

- Hệ hần kinh gồm não bộ, tủy sống, các dây thần kinh và hạch thần kinh.
- Tiếp nhận và trả lời kích thích điều hòa hoạt động của cơ thể.
- Điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan, làm cho cơ
thể thích nghi với những sự thay đổi của môi trường ngoài và
môi trường trong.
- Đặc biệt ở người, não bộ hoàn thiện và phát triển phức tạp là
cơ sở của mọi hoạt động tư duy.


Hệ sinh dục
Hệ sinh dục duy trì nòi giống
Cơ quan sinh dục nam: Tinh hoàn, tinh trùng, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật, tuyến tiền liệt, tuyến hành, bìu
Cơ quan sinh dục nữ: Buồng trứng, vòi trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm vật, cửa mình


II. SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG
CÁC CƠ QUAN
HệCỦA
nội tiết
Hệ nội tiết: Tiết hocmon góp phần điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.



Khi chạy thể dục
tim đập nhanh và mạnh hơn
mạch máu dãn

thở nhanh và sâu
mồ hôi tiết nhiều
Các hệ cơ quan trong cơ thể của chúng ta có sự phối hợp hoạt động


Các cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động 1 cách nhịp nhàng để đảm bảo tính thống nhất
 

Cơ chế thần kinh
Cơ chế thể dịch

Kích thích
Hệ thần kinh

Tuyến nội tiết

Dòng máu

Cơ quan đích


II. SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN

 Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối

hợp hoạt động với nhau và cùng thực hiện chức năng sống.
 Sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể
người được thực hiện dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và
hệ nội tiết.


Câu 1: Cơ thể người gồm mấy phần?
Phần thân có những cơ quan nào?
- Cơ thể người được da bao bọc, da có các sản phẩm như lông, tóc, móng.
- Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân.
- Phần thân: Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành.
+ Khoang ngực chứa tim, phổi.
+ Khoang bụng chứa dạ dày. ruột, gan, hệ bài tiết (thận, bóng đái) và cơ quan
sinh sản.


Hãy điền cấu tạo và chức năng của các
hệ cơ quan vào bảng sau
Hệ cơ quan
Hệ vận động
Hệ tiêu hoá
Hệ tuần hoàn

Các cơ quan trong từng hệ cơ quan

Chức năng của hệ cơ quan

Cơ và xương

Nâng đỡ, vận động và di chuyển


Ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá

Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh
dưỡng, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải chất cạn bã

Tim và hệ thống mạch máu

Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào
,vận chuyển các chất thải, CO2 từ tế bào tới cơ
quan bài tiết

Hệ hô hấp

Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh
quản, khí quản, phế quản) , phổi

Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể với
môi trường

Hệ bài tiết

Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái

Lọc từ máu các chất thải để thải ra ngoài (bài tiết
nước tiểu)

Hệ thần kinh

Não,tuỷ sống, dây thần kinh và hạch Điều hoà, điều khiển hoạt động của

các cơ quan trong cơ thể
thần kinh


Câu 3: Bằng một ví dụ, hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều
hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan
khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh
và sâu, mồ hôi tiết nhiều.... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có
sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.


XIN
CHAO

HEN
GẶP
LAI


×