ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
番
LƯƠNG T H I K IM DUNG
THỬ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH v ự c XÂY DỤKG
- MỘT SỐ VÂN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THựC TIÊN
•
•
•
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊC H s ử NHÀ NƯỚC
VÀ PHÁP LUẬT
MÃ SỐ: 60 38 01
LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC
•
•
•
*
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM HỒNG T H Á I
Đ A I H O C Q U Ố C G IA HÁ N Ó I
TRUNG ĨÁ M ĨH Ộ N G
HÀ NỘI - NÃM 2006
tin t h ư v iệ n
L Ờ I C ẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn PGS.TS,
Phạm Hổng Thái đã tận tình chỉ bảo giúp tồi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này, Đồng thời, tôi cũng đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi
của cô chủ nhiệm lớp Cao học Luật khoá 9,sự đìu dắt của các thầy, cô và sự
động viên của gia đình, bạn bè trong suốt 3 năm của khóa học, Tôi xin được
bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới những sự quan tâm, giúp đỡ quý báu
đó !
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2006
Tác giả
LƯƠNG THỊ KIM DUNG
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận vãn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn luận vãn
LUƠNG THỊ K IM DUNG
2
M Ụ C LỤ C
TRANG
Trang pli ụ bìa
Lời cam đoan
MỜ ĐẦU
Chương 1. NHŨNG VÂN ĐỀ LÝ LUẬN VỂ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH v ụ c XÂY DỤMG
1.1. Thủ tục hành chính
3
7
]
1.1.1. Quan niệm về thủ hành chính
7
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
9
1.1.3.Nlìững nguycn tắc cơ ban của thủ tục hành chính
1.2. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng
12
14
1.2.1. Khấi quát về hoạt động xâv dựng
14
1.2.2. Quan điểm về thủ tục hành chính trong
15
lĩììh vực xay dựng
1 .2 .3 . V a i t r ò c ủ a th ủ tụ c lìcU iỉi c h ín h tr o n g c Ịiiả n lý x â y d ụ n g .
19
1.2.4 Một số yếu tố tấc động đến hoạt động xây dựnu và
21
thực hiộn ihủ lục hành chính trong lĩnh vực xây dựng
CluroììK 2. T H Ị T TRẠNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRON G
26
LĨNH VỤC XÂY DỤNG
2.1. Thủ tục hành chính Iron a lĩnh vực xây dựiìg trước klìi ban
26
hành Luạl Xay dựng năm 2003
2. L 1. Giai đoạn ihạp kỷ lừ cuối những nồm 50 đến
26
nhữnu nãĩiì đầu tlìập kỷ 70
2.1.2. Giai đoạn từ nãm 1975 đến năm 1990
27
2.1.3. Giai đoạn từ nãm 1990 đến trước khi có
34
luật Xúy cỉựno; năm 2003
2.2 Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng sau khi có Luật
48
Xay dựng (từ nãm 2003 đến nay)
2.3 Thú lục lạp, thẩm định' plie duyệt đầu tư dự án đầu tư xay
51
dựng công trình theo quy định phấp luật hiện hành
2.3.1. Lạp dự án đẩu tư xãy dựng công trình
51
2.3.2. Thẩm định dự án dầu tư xây dựng công trình
53
2.3.3. Quyết định đầu tư xây dựng công trì nil
56
2.4. Thủ tục cấp phép xây dựng
57
2.4.1 Cơ quan có tliẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
60
2.4.2 Hổ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
63
2A 3. Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp phép xây dựng
69
2.4.4.Thực tế thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng ở một
70
số địa phương
2.5. Một số nguycn nhân hạn chế
73
2.5.1. vể pháp luật
74
2.5.2. Vồ tổ chức bộ máy quán lý lĩnh vực xây dựng
77
2.5.4.
78
Về đội ngũ cán bộ, công chức.
2.5.5. Cơ sở vạt chất
Chương 3. NHŨNG YÊU CẦU VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH v ụ c XÂY DỤNG
79
71
3.1. Quail đicm hoàn ứiiộn thủ (ục liành chính trong ỉĩnh vực xây dụììg
71
3.2. Những yêu cầu khi hoàn thiện thủ tục hành chính trong
83
lĩnh vực xây dự! ìg
3.3. Một số kiến nghị hoàn tlìiciì ill ủ tục hành chính tronc lĩnh
86
vực xây dựng
KẾT IAIẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
97
99
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Xây dựng là lĩnh vực quan trọng của ngành kinh tế- kỹ thuật, cấu thành
nền kinh tế quốc dân. Hoạt động xây dựng có liên quan và ảnh hưởng lớn đến
hoạt động của các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân trong toàn xã
hội. Hoạt động xây đựng ở nước ta trong những năm gần đây đã có bước phát
triển không ngừng về mọi mặt cả về số lượng và chất lượng, ngày càng đáp
ứng tốt nhiệm vụ xây dựng các công trình công nghiệp,công trình dân dụng
và hạ tầng kỹ thuật.
Những kết quả đạt được của ngành xây dựng bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân: Sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng; sự
trưởng thành của đội ngũ cán bộ, công nhân ngành xây dựng Việt Nam; sự
đầu tư thích đáng về các nguồn vốn cho các cồng trình.,.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xây dựng ở nước ta trong
thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém: tỷ lệ thất thoát trong xây dựng
còn cao; chất lượng nhiều công trình không đảm bảo đúng thiết kế; nhiều
công trình khi xây dựng xong không phát huy được hiệu quả; đầu tư trong lĩnh
vực xây dựng còn dàn trải, thi công chậm, gây nhiều lãng phí; vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực xây dựng tương đối phổ biến, ở một số nơi, một số công
trình vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng.
Một trong những nguyên nhân của các yếu kém nói trên, đó là thủ tục
hành chính trong lĩnh vực xây dựng mà đặc biệt là thủ tục cấp phép xây dựng,
thủ tục thẩm định dự án xây dựng còn rườm rà, chồng chéo, thời gian thực
hiện thủ tục kéo dài,song lại không chặt chẽ, có nhiều sơ hở, tạo điều kiện
cho các vi phạm pháp luật xảy ra.
Trước thực trạng nói trên, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về cải cách thủ tục hành
3
chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng nói
riêng. Nhiều nghị quyết của Đảng đã đưa ra định hướng về việc cải cách một
bước cơ bản của thủ tục hành chính, cả về thể chế và tổ chức thực hiện, loại bỏ
những khâu xin phép, xét duyệt không cần thiết, giảm phiền hà, ngăn chặn tệ
cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật; tập trung cải
cách hành chính trong lĩnh vực tác động trực tiếp tới đời sống và sản xuất kinh
doanh của nhân dân, đẩy mạnh việc giải quyết khiếu kiện của dân. Tăng
cường trách nhiệm của cơ quan quản lý cán bộ trong việc giải quyết các đơn,
thưtố cáo về những sai phạm của cán bộ, công chức • • •
Ngày 05/4/2004 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 09/2005/CT-TTg
về tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Tại mục 1 của Chỉ thị quy
định: "Tổng rà soát và sửa đổi, đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý được phân công. Tập trung trước hết đối với một số
lĩnh vực đang có nhiều bức xúc là: đăng ký hộ tịch, hộ khẩu, công chứng, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở、cấp phép xây dựng,
thi hành tuyển cán bộ, công chức, đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan' Như
vậy, thủ tục hành chính cấp phép xây dựng, lập, thẩm định, phê duyệt dự án
đầu tư xây dựng hiện nay đang là một trong những khâu cấp bách mà trong
những năm tới tiếp tục cần phải được thực hiện cải cách triệt để.
Từ những yêu cầu của thực tiễn cùng với cơ sở pháp lý nói trên, đã đòi
hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây
dựng để để tìm ra một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng sao cho
đơn giản, công khai, minh bạch, phù hợp với thực tiễn là một đòi hỏi khách
quan, cấp thiết, góp phần làm cho hoạt động đầu tư xây dựng ngày có hiệu quả
hơn, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp
với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, sử dụng
các nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất, chống tham 0,lãng phí, bảo vệ môi
4
trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, bảo
đảm chất lượng và thời hạn xây dựng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về thủ tục hành chính nói chung đã được nhiều nhà khoa
học đề cập đến, nhiều công trình khoa học đã được công bố dưới các hình thức
như: sách chuyên khảo, bài bào trên các tạp chí, trong các giáo trình đào tạo
cử nhân luật, cử nhân hành chính như:
Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực xây dựng của Luật gia Nguyên Thị Mai,
nxb Chính trị Quốc Gia năm 1998; Tạp chí quản lý nhà nước số 118 tháng 11
năm 2005 có bài “ Cải cách thẩm quyền đầu tư trong đổi mới cơ chế nhà nước
về đầu tư xây dựng” của
T.s Phạm
Hữu M inh -B ộ Xây dựng; Luận án tiến sĩ
của Bùi Sĩ H iể n ,
’ Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xây dựng”,Đại
học KHXH &N V - Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số 5.050; ■..
Tuy nhiên, những công trình khoa học nghiên cứu về thủ tục hành chính
trong lĩnh vực xây dựng thì chưa được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu
thích đáng. Các công trình nghiên cứu nói trên chỉ nghiên cứu, bình luận từng
mặt của hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng, pháp luật về xây đựng nói
chung, chứ chưa đi sâu vào việc nghiên cứu thủ tục hành chính trong hoạt
động xây dựng, đặc biệt là thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp phép xây
dựng, đầu tư xây đựng.
Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: ” Thủ tục hành chính
trong lĩnh vực xây dựng-Một số vấn đề lý luận và thực tiễ n '
3* Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu vổd mục đích để tìm rõ bản chất của thủ tục
hành chính trong hoạt động xây dựng; thủ tục, quy trình cấp phép hoạt động
xây dựng; thủ tục’ quy trình thẩm đinh dự án đầu tư, tìm ra những điểm bất
cập của quá trình thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng đối
với nền kinh tế nước ta hiện nay, qua đó đưa ra những kiến nghị khoa học cho
việc tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng nói chung
và hoạt động cấp phép, thẩm định dự án đầu tư nói riêng.
4. Giới hạn của đề tàỉ
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng rất rộng lớn, bắt đầu từ thủ
tục lập dự án, đánh giá dự án, phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng, cấp phép xây
dựng, giám sát, kiếm định chất lượng công trình, hoàn công…Trong khuôn
khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đến thủ tục hành chính
trong giai đoạn lập dự án đầu tư, và cấp phép xây dựng.
5* Cơ sở phương pháp luận và phương nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa MácLênin: phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp duy vật lịch sử; các
phương pháp cụ thể: so sánh, phân tích tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và các
phương pháp nghiên cứu khác.
6. Bố cục luận văn
Bố cục luận văn bao gồm:
- Mở đầu
- Phần nội dung:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thủ tục hành chính trong lĩnh vực
xây đựng
Chương 2: Thực trạng về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng
Chương 3: Những yêu cầu và kiến nghị hoàn thiện thủ tục hành chính
trong lĩnh vực xây dựng
- Kết ỉuận
- Tài liêu tham khảo.
CHUƠNG 1
NHŨHG v ấ n đ ê L ý l u ậ n v ề t h ủ t ụ c h à n h c h ín h
TRONG LĨNH v ự c XÂY DỤNG
1.1. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1.1.1. Quan niệm về thủ tục hành chính
Theo C.Mác,thủ tục là hình thức sống của Đạo luật và Luật có hình
thức riêng của nó [6,
trl5 8 】
.
Thủ tục theo nghĩa thông thường là trình tự và phương pháp làm việc.
Trình tự là thứ tự nhất định. Nói cách khác, người ta thường hiểu thủ tục là
trình tự thực hiện hành động cần thiết để hoàn thành một công việc nào đó
hoặc để giải quyết một nhiệm vụ nhất định.
Ở một góc độ khác, thủ tục được hiểu là những quy tắc, chế độ, phép
tắc hay quy định chung phải tuân thủ theo khi giải quyết công việc, còn thủ
tục hành chính là loại thủ tục gắn liền với hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước.
Thủ tục hành chính, theo quan niệm chung của nhiều nước, ỉà những
quy tắc phải theo đúng trong quy trình ra một quyết định hay giải quyết công
việc thuộc lĩnh vực quản lý liên quan đến việc xây dựng, tổ chức thực hiện
chính sách, luật pháp và phục vụ nhu cầu hàng ngày cho xã hội, cho cồng dân
của các cơ quan và công chức nhà nước. Theo khoa học hành chính Việt Nam
có quan niệm: Thủ tục hành chính là trình tự cả về thời gian và không gian các
giai đoạn cần phải có để thực hiện mọi hình thức hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước. [19,tr20].
Bởi vậy, bất kỳ một hoạt động quản lý nào đều được thực hiện bằng một
loạt hành động nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, và theo những cách
7
thức nhất định, tức là chúng diễn ra theo một thủ tục nhất định. Thủ tục ấy
cũng được coi là hình thức đối với nội dung hoạt động. Thuộc tính quản lý của
nhà nước là tính trình tự, tức là sự thay đổi liên tục kế tiếp nhau theo một trật
tự, cách thức nhất định, tức là diễn tiếp theo thứ tự thời gian của những hiện
tượng nào đó nhằm đạt tới một kết quả nhất định. Bất kỳ một hoạt động quản
lý nào đều có thể nhận thấy tính kế tiếp, liên tục của các hành động, nhưng
không chỉ trình tự thời gian của các hành động, mà bên cạnh đó, phương pháp,
cách thức thực hiện các hành động cũng vô cùng quan trọng.
Đồng thời, hoạt động quản lý nhà nước luôn tuân thủ những quy tắc
pháp lý, những quy định cụ thể về trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền
nhà nước đối với từng cơ quan để giải quyết công việc, gọi chung là những
quy phạm thủ tục, trong đó có thủ tục lập pháp, thủ tục tố tụng tư pháp và thủ
tục hành chính. Tất cả các quy tắc pháp lý, quy định về trình tự thực hiện thẩm
quyển của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các nhiệm vụ nhà nước và
công dân tạo nên hệ thống quy phạm thủ tục. Sự tham gia của nhiều thành
viên chức năng (chức năng chuyên ngành và chức năng theo khu vực, lãnh
thổ), theo trình tự thời gian và các bước trong thủ tục hành chính còn gọi là
quy trình (ví dụ,quy trình thủ tục hải quan). Đó là những quy tắc bắt buộc các
cơ quan nhà nước cũng như công chức nhà nước phải tuân theo trong quá trình
giải quyết cồng việc theo chức năng và thẩm quyền được phân công.
Vì vậy, thủ tục hành chính là phương tiện đảm bảo cho các quy phạm
vật chất quy định trong các quyết định hành chính được thi hành thuận lợi, nó
đảm bảo cho việc thi hành các quyết định được thống nhất và có thể kiểm tra
được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả do việc thực hiện các quyết
định hành chính tạo ra. Khi thủ tục hành chính được vận hành một cách hợp
lý, các thủ tục hành chính sẽ tạo khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các
quyết định quản lý đã được thông qua, đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý
nhà nước, giảm sự phiền hà, củng cố quan hệ giữa nhà nước và nhân dân.
8
Tóm lại, Thủ tục hành chính là trình tự’ cách thức quản lý của cơ quan
hành chính Nhà nước khi thực thi công vụ, là công cụ có tính pháp ỉỷy giúp
cho hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước được trật tự
thống nhất về trình tự và cách thức giải quyết công việc trong mối quan hệ với
tổ chức và công dân, Thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện, công khai và
dân chủ sẽ góp phần tãng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy
hành chính nhà nước, rút ngắn khoảng cách giữa nhà nước với nhân dân và
củng cố sức mạnh nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
Hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà
nước được thực hiện với nội dung phong phú, mang tính chất đa dạng, song
tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Từ thực tế việc xây dựng và vận
dụng các thủ tục hành chính, có thể nêu lên một số đặc điểm chung của chúng
nhằm phân biệt vói các quy phạm thủ tục trong hoạt động của bộ máy nhà
nước như sau:
Thứ nhấtythủ tục hành chính có tính pháp lý
Thủ tục hành chính do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
công bố và thực thi, nó chứa đựng nội dung thể chế của nền hành chính nhà
nước, Thể chế của nền hành chính nhà nước là hệ thống các quy phạm và
chuẩn mực được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới luật quy
định vé tổ chức của nền hành chính, về hoạt động của bộ máy nhà nước, về
kiểm tra, tranh tra trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước. Hay nói cách
khác đó là những quy tắc, quy chế, nội quy để điều chỉnh, can thiệp các mối
quan hệ xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá •• • nhằm đảm bảo cho các mối quan
hệ đó phát triển theo những ý định có trước- Các thủ tục không được các quy
9
phạm thủ tục của luật hành chính quy định thì không được coi là thủ tục hành
chính.
Như vậy, các hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nước được
các quy phạm thủ tục của Luật Hành chính quy định mới là thủ tục hành
chính, thủ tục hành chính được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố và
thực thi, việc thực hiện phải tuân theo quy định trong hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật nhà nước. Đó là cơ sở xác định tính pháp lý của thủ tục hành
chính. Vì mang tính pháp lý nên thủ tục hành chính trở thành công cụ có giá
trị giúp cơ quan hành chính nhà nước tổ chức điều hành trật tự thống nhất.
Thứ hai, thù tục hành chính gắn liền với hoạt động quản lý của cơ quan
hành chính nhà nước.
Nhà nước thành lập các cơ quan hành chính nhà nước, với chức năng là
hoạt động chấp hành và điều hành. Các hoạt động này diễn ra liên tục theo
một trình tự nhất định. Thủ tục hành chính do cơ quan hành chính nhà nước có
thẩm quyền ban hành và thực thi,
quy định trình tự, cách thức giải quyết công
việc của cơ quan hành chính nhà nước. Đó là những thủ tục để giải quyết công
việc nội bộ cơ quan nhà nước và công việc liên quan tới việc cơ quan nhà nước
giải quyết quyền chủ thể, nghĩa vụ pháp lý của công dân. Mặt khác các hoạt
động quản lý được các quy phạm thủ tục của Luật hành chính quy định do vậy
các thủ tục hành chính gắn liền với hoạt động quản lý của cơ quan hành chính
nhà nước. Hoàn thiện thủ tục hành chính không ngoài mục đích là để tăng
cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của cơ quan hành chính nhà nước
hiện nay.
Thứ ba, thủ tục hành chính có tính thích ứng linh hoạt
10
Quản lý hành chính là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước vì vậy
phương pháp quản lý là mệnh lệnh, quyền uy nhưng có kết hợp thoả thuận.
Nhưng cuộc sống luôn vận động và không ngừng biến đổi, các đối tượng quản
lý rất đa dạng và có những yêu cầu rất khác nhau, có đối tượng cần phải quản
lý chặt chẽ, nhưng có đối tượng lại cần phải cởi mở, thông thoáng vì vậy về
trình tự, cách thức tiến hành quản lý không thể cứng nhắc áp dụng cho mọi
đối tượng, mọi lĩnh vực ở mọi thời điểm vì ngay bản thân mục tiêu, nhiệm vụ
cửa công tác quản lý trong mỗi thòi kỳ cũng có sự thay đổi. Do vậy, bên cạnh
việc phải tuân thủ theo các quy định, quy tắc có sẵn, thủ tục hành chính cần
phải bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu đòi hỏi từ cuộc sống và của
công tác quản ỉý nhà nước, đó chính tính thích ứng linh hoạt của thủ tục hành
chính. Thủ tục hành chính nước ta từ năm 1945 tới nay có rất nhiều thay đổi.
Tiến hành cải cách thủ tục hành chính thực chất là sự điều chỉnh, bổ sung
khắc phục căn bệnh rườm rà, chổng chéo, nhiều cấp, nhiều cửa gây phiền hà,
rắc rối của thủ tục hành chính.
Thứ tưt việc thực hiện thủ tục hành chính có những đặc điểm riêng sau:
+ Do nhiều chủ thể thực hiện, rất đa dạng, phức tạp. Chủ thể của thủ tục
hành chính là các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và cổng dân, trong đó
có chủ thể thực hiện thủ tục và chủ thể tham gia thủ tục.
+ Luôn có một chủ thể thực hiện thủ tục, đó là các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội,người có thẩm quyền nhân danh nhà nước tiến hành các
thủ tục hành chính, có quyền quyết định đơn phương được pháp luật cồng
nhận.
+ Quan hệ thủ tục hành chính có thể nảy sinh bởi sáng kiến của bất kỳ
bên nào mà sự đồng ý của bên tham gia thủ tục không phải là điều kiện bắt
buộc.
11
Như vậy, thủ tục hành chính quy định, cách thức tiến hành các hoạt
động quản lý ,nó trả lời cho câu hòi: làm như thế nào để thực hiện được quyền
và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật hành chính.
Để tránh tình trạng tuỳ tiện, thiếu khách quan trong điều hành cồng
việc, các cơ quan nhà nước phải chấp hành nghiêm túc các thủ tục hành chính.
Tuy nhiên nếu quá câu nệ sẽ làm chậm trễ, ách tắc công việc, thủ tục tườm rà,
chồng chéo làm phát sinh những tiêu cực, phiền hà cho nhân dân.
l.l,3 ,N h ữ n g nguyên tắc cơ bản của thủ tục hành chính
Việc xây dựng thủ tục hành chính là nghiên cứu để đề ra những cách
thức giải quyết công việc nhằm thực hiện các quy định nội dung của pháp luật
và đáp ứng yêu cầu đỏi hỏi của thực tế.
Do đó, việc xây dựng thủ tục hành chính được đặt trên những nguyên
tắc cơ bản do Hiến pháp quy định.
Thủ tục hành chính được xây dựng trên nguyên tắc chung là phù hợp
với chức năng quản lý được giao và theo thẩm quyền do luật pháp cho phép
[17,
tr59].
Thủ tục hành chính quy định trình tự về thời gian, cách thức giải quyết
nhàm mục đích để điều hành, quản lý được trật tự, thống nhất. Mỗi cơ quan
hành chính nhà nước khi thành lập đều được giao chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
Do vậy, thủ tục hành chính khi xây dựng sẽ căn cứ vào chức năng quản lý,
thẩm quyền do pháp luật cho phép để xây dựng và ban hành. Việc xây dựng
và ban hành thủ tục hành chính là cả một nghệ thuật của nhà quản lý nhưng
phải tuân theo những nguyên tắc chung cơ bản sau:
Thứ nhất, việc xây dựng và ban hành thủ tục hành chính phái phù hợp
với pháp chếXHCN,với pháp luật hiện hành của nhà nước ta ,nhằm tạo được
một công cụ quản lý hữu hiệu cho bộ máy nhà nước.
12
Theo nguyên tắc này thì chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền
mới được ban hành các thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính được ban
hành phải đảm bảo không mâu thuẫn, trái với pháp luật, trái với vãn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên. Phải thực hiện đúng trình tự với phương tiện, biện
pháp và hình thức được pháp luật cho phép. Nhà nước cần tạo điều kiện cho
các cơ quan tập thể, công dân có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình khi giải quyết các cồng việc theo quy định chung [22,
tr50].
Thứ hai, thủ tục hành chính ban hành phải phù hợp với thực tê\ với nhu
cầu khách quan của sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Hay nói cách
khác, thủ tục hành chính phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức đầy đủ yêu
cầu khách quan của tiến trình phát triển xã hội. Nhà nước chúng ta đang thực
hiện xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế
thị truờng có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một
nền kinh tế mở,đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Do đó, thủ
tục hành chính của chúng ta phải được xây dựng sao cho phù hợp với tình hình
đó để tạo điều kiện cho các hoạt động quản lý kinh tế, quản lý xã hội được
thực thi hữu hiệu. Và cần phải kết hợp với việc xây dựng các thủ tục mới, sửa
đổi, bãi bỏ nhưngc thủ tục xét thấy đã lỗi thời để tạo điều kiện tốt cho các hoạt
động kinh tế thị trường phát triển đúng hướng.
Thứ ba, thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, thuận lợi cho việc thực
hiện. Nguyên
tắc này yêu cầu thủ tục hành chính phải phản ánh yêu cầu và
nguệyn vọng bức xúc của nhân dân ta hiện nay. Nó cũng là nguyên tắc xuất
phát từ bản chất của ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Những thủ tục
rườm ra, phức tạp vừa làm cho cán bộ, nhân dân khó hiểu, khó chấp hành, vừa
tạo điều kiện cho bệnh quan liêu, cửa quyền phát triển. Do đó, khi ban hành,
các thủ tục hành chính phải có sự giải thích cụ thể, rõ ràng, cần tránh tình
trạng thủ tục hành chính sau khi ban hành không có điều kiện để thực thi do
đối tượng không hiểu được thủ tục một cách rõ ràng hoặc do yêu cầu đặt ra
không phù hợp với thực tế. Cần phải được đảm bảo rằng mọi thủ tục đều được
cồng khai cho mọi người biết để tuân thủ.
Thứ tư, thủ tục hành chính cần phải đảm bảo tính hệ thốngy có nghĩa là
các thủ tục không được mâu thuẫn với nhau trong cùng một lĩnh vực cũng như
với các lĩnh vực khác. Khi thủ tục được thống nhất thì việc áp dụng thuận tiện,
hiệu quả.
Như vậy, hoạt động xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh
vực xây dựng cũng phải đáp ứng được những nguyên tắc trên để đảm bảo cho
thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ, hiệu quả, hiện đại, phù hợp với đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng.
Thực hiện thủ tục hành chính là việc chấp hành các quy định của pháp
luật, do vậy chủ thể thực hiện thủ tục nói chung và người được trao thẩm
quyền thực hiên nói riêng cần phải nghiêm túc, thực hiện đúng và đủ các
nguyên tắc được pháp luật quy định khi thực thi công vụ.
1.2. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng
1.2.L Khái quát về hoạt động xây dựng
Theo quy định của Luật xây dựng năm 2003 thì hoạt động xây dựng là
hoạt động bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công
trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công
trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác
có liên quan đến xây dựng công trình [18, tr 19].
Trong đó dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có
liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công
14
trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công
trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định, Dự án đầu tư xây
dựng được chủ đầu tư xây dựng công trình lập.
Hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng công trình gồm việc lập: phần
thuyết minh và phần thiết kế cơ sở (tuỳ yêu cầu của từng loại công trình cụ
thể). Dự án đầu tư xây dựng công trình phải cụ thể hoá được nội dung quy
hoạch xây đựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo
được tính khả th i của dự án đầu tư xây dựng công trình và sự quản lý của nhà
nước đối với việc triển khai và thực hiện dự án. Lập dự án đầu tư xây dựng
công trình là giai đoạn quan trọng, đưa ra cái nhìn tổng thể vẻ dự án đầu tư
xây dựng công trình, trên cơ sở đó người có thẩm quyền xem xét, đánh giá
hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án đầu tư xây dựng công trình phải có các điều
kiện nhất định, đặc biệt là các yêu cầu về chuyên mồn để có thể thực hiện
được phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở nằm trong yêu cầu của việc lập
dự án đầu tư xây dựng công trình. Việc lập dự án đầu tư xây đựng công trình
phải được người có thẩm quyền xem xét hiệu quả về kinh tế-xã hội của dự án
đầu tư để đưa ra quyết định có được triển khai hay không.
Hoạt động cấp giấy phép xây dựng công trình là hoạt động mà chủ đầu
tư xây đựng công trình phải cung cấp đủ những giấy tờ cần thiết (hồ sơ xin cấp
giấy phép xây dựng) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi khởi công
xây dựng. Giấy phép xây dựng công trình là một hoạt động quan trọng trong
quản lý nhà nước về xây dựng.
1.2.2. Quan điểm về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng
Hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng gồm nhiều hoạt
động khác nhau, những hoạt động này đòi hỏi phải được thực hiện theo những
trình tự,thủ tục nhất định để Nhà nước quản lý các hoạt động xây dựng, đổng
15
thời để thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động xây
dựng. Đặc biệt đó là hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng và hoạt động cấp phép xây dựng.
Việc xây dựng nhà ở,
các cồng trình phải tuân theo quy hoạch xây dựng
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo vệ cảnh quan thiên
nhiên, môi trường đổ thị, các di sản văn hoá,lịch sử và các công trình kiến
trúc có giá trị; bảo đảm việc xây dựng và sử dụng công trình theo quy định
của pháp luật có liên quan, làm căn cứ để giám sát thi công, xử lý các vi phạm
về trật tự xây đựng, lập hồ sơ hoàn công và đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng công trình. Vì vậy, quá trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng và cấp
giấy phép xây dựng là một công cụ chủ yếu để kiểm soát hoạt động xây dựng
nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện xây dựng
các công trình nhanh chóng, thuận tiện.
Với đặc thù của ngành xây dựng là liên quan đến nhiều ngành, nhiều
cấp nên thủ tục hành chính được thực hiện bởi nhiều cơ quan và công chức
nhà nước. Và đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập
quốc tế,do đó đòi hỏi thủ tục hành chính cần phải kịp thời, thích ứng với điều
kiện kinh tế hiện nay*
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng là phương tiện để đưa các
quy phạm pháp luật nội dung trong lĩnh vực xây dựng vào đời sống thực tế,
được thi hành thuận lợi, nó đảm bảo cho việc thi hành các quyết định được
thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả
do việc thực hiên các quyết định hành chính tạo ra. Khi thủ tục hành chính
được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý nó sẽ tạo ra khả năng sáng tạo
trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua, được đem lại
hiệu quả thiết thực cho quản lý nhà nước. Thủ tục hành chính nói chung và
thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng nói riêng liên quan đến quyền và
lợi ích của công dân, tổ chức, đo vậy khi được xây dựng hợp lý và vận dụng
16
tốt vào đời sống nó sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, làm giảm sự phiền hà,củng cố
được quan hệ giữa nhà nước và dân. Công việc được giải quyết nhanh chóng,
giảm sự phiền hà tới người dân, góp phần chống tệ nạn tham nhũng, sách
nhiễu.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành xây dựng đã có những bước
phát triển không ngừng về mọi mặt. Hệ thống ván bản quy phạm pháp luật về
xây dựng ngày càng được bổ sung, hoàn thiện phục vụ đắc lực cho công tác
quản lý nhà nước về xây dựng, góp phần thúc đẩy, lành mạnh hoá hoạt động
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trong điều kiện kinh tế
thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng đời sống xã hội cũng như quan
hệ kinh tế còn nhiều bức xúc chưa được giải quyết triệt để. Trong khi đó, cách
mạng khoa học và công nghệ trên thế giới vẫn phát triển mạnh mẽ, những biến
chuyển mau lẹ và phức tạp trên thế giới đang hàng ngày, hàng giờ tác động
vào đời sống xã hội của nước ta trong đó có lĩnh vực xây dựng. Chúng đòi hỏi
bộ máy quản lý phải hoạt động nhanh, nhạy, có hiệu quả để đưa đất nước tiếp
tục tiến lên. Trong tình hình đó, vai trò của thủ tục hành chính trong lĩnh vực
xây dựng ngày càng có một vai trò hết sức to lớn góp phần thúc đẩy các hoạt
động kinh tế trong lĩnh vực xây dựng.
Quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng là việc thực thi quyền hành
pháp, là tác động có tổ chức và điều hành bằng quyển lực nhà nước đối với
quá trình hoạt động xã hội diễn ra thông qua các cấp chính quyền để quản lý
hoạt động xây dựng phát triển phục vụ cho cuộc sống của cộng đồng dân cư.
Như vậy, cỏ thể nói thả tục hành chính trong quản lý lĩnh vực xảy dựng
là trình tự, cách thức quản lý của cơ quan hành chính nhà nước đổi với các
khâu lập quy hoạch xây dựng,lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát
xảy dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát
thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa
chọn nhà thầu và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình,
Ị
17
e)Ă.
g ;
a
hoc q u o c
Ị ]r u n g
___ . ■—
tâm
n^.
-H O N G TIN THƯ Ví ẺN
_ I■ ■ -
r
-I
•一
■■ 1■ ^
giúp cho hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà
nước được trật tự thống nhất về trình tự và cách thức giảỉ quyết công việc
trong mối quan hệ với tổ chức và công dân.
Trong đó thủ tục hành chính giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công
trình, quyết định đầu tư xây dựng công trình là quy trình, quy tắc, các bước
phải tuân thủ trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình của chủ đầu tư
xây đựng công trình, trình tự thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu
tư xây dựng công trình.
Thủ tục lập dự án đầu tư xây đựng cồng trình, quyết định đầu tư xây
dựng công trình gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Chủ đầu tư lập dự án đầu tư xây dựng công trình (gồm phần
thuyết minh, thiết kế cơ sở, hoặc báo cáo kinh tế 一 kỹ thuật, phụ thuộc vào
từng loại cồng trình);
Bước 2: Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình tổ
chức thẩm định;
Bước 3: Người có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công
trình, và tổ chức kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
Thủ tục cấp giấy phép xây dựng là trình tự những việc làm giữa cơ quan
quản lý nhà nước về xây dựng với chủ đầu tư xây dựng cổng trình để bảo đảm
cho các hoạt động xây dựng được tiến hành kiểm tra, giám sát, xử lý trong
khuôn khổ pháp luật Xây dựng.
Thủ tục cấp giấy phép xây dựng gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Trước khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư lập hồ sơ xin cấp
giấy phép xây dựng cồng trình và nhà ở đô thị, nhà ở nông thôn.
18
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp nhận;
Bước 3: Cơ quan cấp phép xây đựng cấp giấy phép xây dựng khi nhận
đủ hồ sơ hợp ỉệ,trong trường hợp chưa đủ thì hướng dẫn, giải thích để người
xin cấp phép xây dựng hoàn chỉnh hồ sơ xin phép xây dựng, sau đó cấp giấy
phép xây dựng.
Thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng, quyết định đầu tư dự án xây dựng
công trình và thủ tục cấp giấy phép xây dựng có những nét đặc thù riêng của
ngành xây dựng so với các thủ tục hành chính thông thường khác:
Thứ nhất,thủ tục hành chính trong lĩnh vực này liên quan đến nhiều
ngành, nhiều cấp,
Thứ hai, đây là thủ tục giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công dân,
tập thể công dân. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành xem xét
và giải quyết “ đơn xin” bằng quyết định hành chính cá biệt “ cho phép” .
Thứ ba, quá trình thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực này tác
động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế-kỹ thuật, xem xét hiệu quả về
kinh tế-xã hội của dự án đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo sự thống nhất,
phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch điếm dân cư nông
thôn mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã lập ra, đảm bảo chất lượng của
công trình liền kê,…
1
2
3
.
V
a
i
t r ò
c
ủ
a
t h
ủ
t ụ
c
h
à
n
h
c
h
í n
h
t r o
n
g
q
u
ả
n
l ý
x
â
y
d
ự
n
g
.
Thủ tục hành chính trong ỉĩnh vực xây dựng, đặc biệt đó là thủ tục lập,
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, thủ tục cấp giấy phép xây dựng là
công cụ có tính pháp ỉý cho nên những quy định của thủ tục hành chính mang
tính mệnh lệnh, uy quyền đòi hỏi các chủ thể khi tham gia thủ tục hành chính
phải thực hiện đúng như quy định, như vậy thủ tục hành chính trực tiếp giúp
19
cho việc điều hành, quản lý của cơ quan hành chính nhà nước được trật tự,
thống nhất tránh được tình trạng lộn xộn, thiếu khách quan. Nó đảm bảo cho
việc thi hành các quyết định được thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp
pháp, hợp lý cũng như các hệ quả do việc thực hiện các quyết định hành chính
tạo ra.
Qua thủ tục hành chính bản thân chủ thể thực hiện cũng như các chủ thể
tham gia thủ tục có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát cách thức, quy trình giải
quyết công việc của cán bộ,công chức nhà nước, kịp thời phản ánh, kịp thời
ngăn chặn các hành vi tiêu cực, sách nhiễu.
Nếu thiếu thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thì làm hạn chế
các quyết định hành chính của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, như nếu
không cấp giấy phép xây dựng thì rất khó kiểm soát việc xây đựng cồng trình
có phù hợp với quy hoạch xây dựng mà nhà nước đã đưa ra hay không và khó
khăn trong việc đăng ký quyển sở hữu hoặc sử dụng công trình.
Thủ tục hành chính còn là cầu nối giữa cơ quan nhà nước với nhân dân
với các doanh nghiệp, qua thủ tục hành chính nhân dân và các doanh nghiệp
thực hiện quyền chủ thể của mình và hiểu được công việc các cơ quan nhà
nước phải làm, từ đó tạo ra sự gắn bó, cộng tác để cùng giải quyết công việc.
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng ngoài vai trò có giá trị
pháp lý để thiết lập trật tự trong điều hành công việc của các cơ quan hành
chính nhà nước trong lĩnh vực xây dựng còn là phương tiện để đưa các quy
định pháp luật xây dựng vào cuộc sống.
Ngày nay, trong cơ chế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế,
để thu hút
được mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước vào đầu tư xây dựng cơ bản,
xây dựng cơ sở hạ tầng thì thủ tục hành chính cần phải cởi mở, thông thoáng
và thuận tiện. Thủ tục hành chính luôn là công cụ nhạy bén, là trợ thủ đắc lực
20
trong điều hành, quản lý của nhà nước nói chung và quản lý lĩnh vực xây dựng
nói riêng.
t ụ
c
h
à
1
. 2
. 4
n
h
c
M
h
í n
h
t r o
ộ
n
g
t
s
t ĩ n
ố
y
h
ế
u
v ự
t ố
c
t á
x
â
c
y
đ
d
ộ
ự
n
n
g
đ
ế
n
h
o
ạ
t
đ
ộ
n
g
x
á
y
d
ự
n
g
v à
t h
ự
c
h
i ệ
g
Những yếu tố cơ bản tác động đến việc xây dựng và thực hiện thủ tục
hành chính trong lĩnh vực xây dựng đó chính là hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật của nhà nước; chức năng nhiệm vụ bộ máy nhà nước; năng lực
phong cách của đội ngũ cán bộ công chức.
Thứ nhất, hoạt động ban hành và xây dựng hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng của cơ quan nhà nước, cá nhân có
thẩm quyền.
Trước đây các văn bản điều chỉnh trong lĩnh vực xây dựng mới chỉ dừng
lại ở các văn bản dưới luật như Nghị định, thông tư, nên phạm vi điều chỉnh
chưa toàn diện và tính thống nhất giữa các văn bản đó chưa cao.
Trước điều kiện phát triển của đất nước, nhiều quan hệ mới phát sinh
trong lĩnh vực xây dựng, thị trường xây đựng hình thành và phát triển nhanh
chóng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Hiện tượng cạnh tranh
không bình đẳng xảy ra dưới nhiều hình thức giữa các thành phần kinh tế khác
nhau khi tham gia vào thị trường xây đựng. Do đó, đòi hỏi phải có sự điều
chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, hiệu quả để thúc đẩy sự
phát triển lành mạnh của thị trường xây dựng, góp phẩn nâng cao vai trò, trách
nhiệm của nhà nước trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển
quản lý thị trường xây dựng, hạn chế tình trạng lãng phí, thất thoát, chất lượng
kém trong hoạt động xây dựng; làm rõ vai trò,trách nhiệm cá nhân và phân
định thẩm quyền giữa các cấp; khắc phục tình trạng yếu kém trong quản lý
đầu tư, lập quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch; khắc phục tình
21
n
t h
ủ
trạng không đồng bộ, chồng chéo, thiếu cơ chế phù hợp của các văn bản pháp
quy hiện hành về lĩnh vực xây dựng.
Việc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng
phù hợp quy định của pháp luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và với
yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo tính minh bạch, công
bằng khi hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật thống nhất, kịp thời thể
chế hoá chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, phản ánh đúng những
đặc điểm của kinh tế-xã hội trong mỗi giai đoạn cụ thể.
V ì vậy. tháng 11 nãm 2003,Luật xây dựng được Quốc hội thông qua
mới mục đích thể chế hoá các quan điểm của Đảng, tạo động lực thúc đẩy
phát triển ngành xây dựng, tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp
trong lĩnh vực xây dựng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn, nâng cao chất
lượng và sức cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển đất nước.
Thứ hai, hệ thống các cơ quan quản lỷ về xây dựng.
Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng đó là: Xây dựng và chỉ đạo
thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng; Ban hành
quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; Quản lý chất lượng, lưu trữ hổ sơ công trình
xây dựng; Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng; Hướng
dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong
hoạt động xây dựng; Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt
động xây dựng; Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng; Hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng. [Điều 111,Luật Xây dựng năm
2003].
Để thực hiện nội dung quản lý nhà nước về xây dựng, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đó là: Chính phủ thống nhất và quản lý nhà nước về xây dựng
trong phạm vi cả nước; Bộ xây dựng, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi, nhiệm
vụ của mình phối hợp với Bộ xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây
dựng; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước vẻ
22