HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC GIÁO DỤC
Tháng 11 năm 2009
1
NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ ĐỀ XUẤT TRONG THỦ TỤC THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI
HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC LIÊN KẾT VỚI NƯỚC NGOÀI
I/ GIỚI THIỆU:
Đối với mỗi quốc gia, giáo dục tạo nên sức mạnh quyết định sự hưng vong của cả dân
tộc. Đối với mỗi người dân, giáo dục mở cho họ cơ hội vào đời và tạo lập cuộc sống riêng
trong xã hội. Hiến pháp nước ta đã ghi nhận: « Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu »
1
…,
« học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân »
2
. Việc thực thi chính sách giáo dục của
nhà nước cũng như quyền học tập của công dân phụ thuộc đầu tiên vào sự tồn tại và phát triển
của các cơ sở giáo dục đào tạo. Trong bối cảnh Việt Nam - một trong 22 nước có số lượng
sinh viên đông nhất thế giới, và là nơi giới trẻ chiếm hơn 60% dân số
3
, Nhà nước, bên cạnh
việc trực tiếp đầu tư và quản lý các cơ sở giáo dục, rất cần huy động nguồn lực của khu vực tư
vào lĩnh vực này. Thủ tục hành chính trong việc thành lập trường đại học, cao đẳng, trung cấp
và các cơ sở giáo dục liên kết với nước ngoài (sau đây gọi tắt là Thủ tục thành lập trường)
đóng vai trò trọng tâm trong việc huy động toàn xã hội tham gia vào giáo dục, nhằm đảm bảo
tối ưu quyền học tập của người dân và xây dựng một nền giáo dục hiện đại, chất lượng, từ đó
làm động lực phát triển xã hội.
Bên cạnh những nỗ lực đáng kể trong việc ban hành khung pháp lý cũng như áp dụng
chúng vào việc thành lập các cơ sở giáo dục, Thủ tục thành lập trường hiện nay cũng đồng
thời bộc lộ rất nhiều hạn chế. Một mặt, Thủ tục thành lập trường rất rườm rà với nhiều tầng
nấc, giai đoạn khác nhau và những hồ sơ, điều kiện rất phiền hà, phức tạp, thậm chí là rất khó
khả thi. Mặt khác, trình tự, thời gian, cách thức thực hiện thủ tục thành lập trường cũng như
trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này lại không luôn được xác định
rõ ràng. Điều này dẫn đến các hạn chế như: Một mặt, một số cơ sở giáo dục không đủ điều
kiện dạy và học vẫn được phép thành lập và cho hoạt động (điển hình là sự kiện Đại học Quốc
tế Hồng Bàng, Đại học Phan Thiết, Cơ sở giáo dục SITC), mặt khác các dự án đầu tư trong
nước cũng như liên kết với nước ngoài vẫn gặp rất nhiều khó khăn cản trở trong việc mở
trường. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người học, do mất đi cơ hội được
hưởng thụ nền giáo dục có chất lượng cao. Về phía Nhà nước, sự thiếu vắng một nền giáo dục
tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực của xã hội, gây ra những lo ngại về
1
Điều 35 Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001
2
Điều 59 Hiến Pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001.
3
Theo />2
năng lực phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai. Ngoài ra, thủ tục hành chính rườm rà phức
tạp và không rõ ràng tạo điều kiện cho tệ tham nhũng phát triển trong các cơ quan hành chính.
Về phía nhà đầu tư: một mặt thủ tục lập trường khó khăn dẫn đến chi phí cao do phải nhờ vả,
quan hệ, từ đó cản trở các dự án đầu tư tốt vào lĩnh vực này. Mặt khác, một số dự án đầu tư
kém chất lượng vẫn được chấp nhận do những quan hệ quen biết hay tiêu cực. Điều này tạo
nên sự bất bình đẳng trong hoạt động giáo dục, từ đó hạn chế năng lực cạnh tranh của Việt
Nam.
Nghiên cứu, rà soát thủ tục hành chính trong việc thành lập trường không nằm ngoài
mục đích cụ thể của Đề án 30: nhằm loại bỏ hoặc đơn giản hóa một số thủ tục hành chính
rườm rà không cần thiết, từ đó cắt giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Trên cơ sở
lựa chọn các vấn đề ưu tiên, Nhóm nghiên cứu chúng tôi tập trung vào bốn lĩnh vực sau: thủ
tục thành lập trường đại học, thủ tục thành lập trường cao đẳng, thủ tục thành lập trường trung
cấp và thủ tục thành lập cơ sở liên kết giữa bên nước ngoài với bên Việt Nam trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo. Việc nghiên cứu thủ tục hành chính chỉ tập trung vào các cơ sở giáo dục
tư nhân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý – những cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo
dục nghề nghiệp không thuộc phạm vi nghiên cứu của chúng tôi. Các tiêu chí nghiên cứu dựa
trên tính hợp pháp, tính hợp lý và sự cần thiết của các thủ tục kể trên. Việc nghiên cứu dựa
trên cơ sở khảo sát và phân tích văn bản (desk research), đồng thời kết hợp với việc nghiên
cứu thực tế (field research) và khảo sát kinh nghiệm của các đối tượng đã và đang tiến hành
thủ tục TLT, và tổ chức các Thảo luận Nhóm nhằm bình luận, đóng góp ý kiến vào kết quả
nghiên cứu. Trên cơ sở đó, chúng tôi tổng kết thực trạng, nêu các vấn đề vướng mắc cũng như
các đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đơn giản hóa, thậm chí cắt bỏ một số công đoạn trong
Thủ tục TLT. Trong Báo cáo này, việc trình bày kết quả nghiên cứu sẽ được tiến hành riêng
biệt theo từng loại thủ tục: thủ tục thành lập trường đại học (TLT ĐH), thủ tục thành lập
trường cao đẳng (TLTCĐ), thủ tục thành lập trường trung cấp (TLTTC) và thủ tục thành lập
cơ sở liên kết giữa bên nước ngoài với bên Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
(CSLK).
II/ Những vướng mắc và các phương án đề xuất:
A/ Thủ tục thành lập trường đại học:
Thủ tục thành lập trường đại học được quy định trong Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm
2005 ; Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết
3
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Quyết định 07/2009/QĐ-TTg ngày
15/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt
động, sáp nhập, chia tách, giải thể trường đại học; Quyết định số 2368 ngày 09/5/2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo. Ngoài ra Thủ tục thành lập trường đại học còn được quy định
trong Luật Đầu tư ngày 29/11/2005; Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Đây là
loại thủ tục hành chính phức tạp nhất và hiện đang gây nhiều tranh cãi nhất trên thực tế.
Chúng tôi tập trung phân tích một số vấn đề vướng mắc trong Thủ tục thành lập trường đại
học, bởi những vướng mắc này có thể tìm thấy trong các Thủ tục thành lập các cơ sở giáo dục
khác (cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục liên kết):
1/ Về các bước/ quy trình của Thủ tục thành lập trường đại học:
Vấn đề:
Điều 50 Luật Giáo dục hiện hành không quy định về các bước để thành lập trường đại học mà
chỉ quy định:
“1. Điều kiện thành lập nhà trường bao gồm:
a) Có đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu, đạt
tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo
dục;
b) Có trường sở, thiết bị và tài chính bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà
trường.”
Điều 3 Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ Ban
hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia tách, giải thể các
trường đại học quy định: “Dự án thành lập trường đại học được thực hiện theo hai bước:
Bước 1: Bộ Giáo dục đào tạo tiếp nhận Dự án đầu tư thành lập trường, thẩm định các điều
kiện và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường.
Bước 2: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Nội vụ và các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định dự án đầu tư thành lập trường và
các Điều kiện được quy định tại Quyết định này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định thành lập trường ».
4
Ý kiến của chúng tôi:
Quy định về điều kiện thành lập nhà trường như trên thiếu cụ thể và chưa tính đến việc
từ khi có quyết định thành lập đến khi chính thức hoạt động giáo dục cần phải có một thời
gian nhất định để nhà trường chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ cũng
như chương trình giáo dục và giáo trình giảng dạy. Hai thủ tục:Thủ tục thành lập trường Đại
học và Thủ tục cho phép mở ngành đào tạo và tuyển sinh (thủ tục cho phép hoạt động) phải
gắn kết chặt chẽ, bởi lẽ nếu không được phép mở ngành đào tạo và tuyển sinh, việc thành lập
Trường đại học sẽ trở nên vô nghĩa. Cách quy định theo luật hiện hành là không hợp lý và dễ
dẫn đến những hậu quả như sau:
Thứ nhất: Gánh nặng sẽ dồn lên Thủ tục thành lập trường, với những điều kiện và
trình tự hết sức phức tạp và rườm rà, ví dụ như điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất, tài chính,
đội ngũ giảng viên.v.v. (những điều kiện này lại rất khó có thể đáp ứng được khi chưa có
Quyết định thành lập trường – điều này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể tại mục 3). Hậu quả là
nhà đầu tư sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi xin thành lập trường đại học, thậm chí đôi khi là
không thể vượt qua được những trở ngại này (xem các mục tiếp sau).
Thứ hai: Ngược lại, Thủ tục cho phép hoạt động lại dễ bị coi nhẹ. Cơ chế tiền kiểm
phức tạp dẫn đến tâm lý chủ quan không coi trọng hậu kiểm (kiểm tra giám sát kế hoạch xây
dựng cơ sở vật chất, đội ngũ sau khi nhà trường được thành lập). Cơ quan có thẩm quyền cho
phép hoạt động (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thường không chú ý rà soát lại các điều kiện thực tế
như đất đai, cơ sở vật chất, giáo viên.v.v. của Nhà trường sau khi Nhà trường này đã được
phép thành lập, đặc biệt là khi Quyết định thành lập đó lại được ban hành bởi cơ quan cấp trên
(Thủ tướng Chính phủ), bởi lẽ các điều kiện trên đã được rà soát đến hai lần trong quá trình
cho phép thành lập trường. Thế nhưng trên thực tế, việc rà soát trong giai đoạn xin phép thành
lập trường chỉ là tương đối bởi vào thời điểm này chưa thể thỏa mãn các điều kiện đó trên
thực tế, như chưa thể có trường sở, thiết bị.v.v. đầy đủ – (xem mục 3). Thực tiễn đã chứng
minh khả năng này: một mặt quy trình thành lập trường đại học là quá khó khăn phức tạp đối
với các nhà đầu tư, mặt khác vẫn tồn tại nhiều nhà trường sau khi có quyết định thành lập vẫn
phải hoạt động cầm chừng vì không đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên,
thậm chí có trường không thể đi vào hoạt động sau khi có quyết định thành lập đã nhiều năm.
Thay vì việc tạo lập nhiều khó khăn trong thủ tục thành lập trường, cơ quan quản lý cần chú
trọng kiểm tra quy trình, chất lượng đào tạo trên thực tế và có chế tài xử lý nghiêm khắc
5
những trường hợp vi phạm. Có như vậy mới đề cao tính chịu trách nhiệm của các trường đại
học (để tránh bị thu hồi Quyết định thành lập hay bị giải thể) và từ đó giảm bớt việc đào tạo
một cách hình thức, kém chất lượng.
Đề xuất:
Cần sửa đổi Điều 50 Luật Giáo dục, Điều 3 Nghị định 07/2009/NĐ-CP theo hướng
quy định rõ việc thành lập trường đại học bao gồm hai bước cụ thể:
Bước 1: Cấp phép thành lập trường
Bước 2: Cấp phép mở ngành đào tạo và tuyển sinh
Đối với một số trường hợp nhất định (khi Dự án đầu tư chưa nằm trong Quy hoạch –
xem mục 2), thủ tục Thành lập trường Đại học sẽ được quy định thành ba bước:
Bước 1: Xin chủ trương thành lập trường
Bước 2: Quyết định thành lập
Bước 3: Cho phép mở ngành đào tạo và tuyển sinh
2/ Về sự cần thiết của giai đoạn xin Chủ trương thành lập trường đại học:
Vấn đề:
Theo Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 07: “Dự án thành lập trường đại học được thực
hiện theo hai bước:
Bước 1: Bộ Giáo dục đào tạo tiếp nhận Dự án đầu tư thành lập trường, thẩm định các điều
kiện và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường.
Bước 2: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Nội vụ và các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định dự án đầu tư thành lập trường và
các Điều kiện được quy định tại Quyết định này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định thành lập trường”.
Ý kiến của chúng tôi:
Với cách quy định như trên, có thể hiểu là thủ tục Phê duyệt chủ trương đầu tư là bắt
buộc đối với tất cả mọi trường hợp xin lập trường đại học. Nhưng theo pháp luật đầu tư
6
(khoản 4 Điều 37 Nghị định 108: “trường hợp các Dự án đầu tư nằm trong quy hoạch đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ
tục Cấp giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ
trương đầu tư”. Điều này có thể áp dụng tương tự cho thủ tục xin lập trường đại học: những
dự án đã nằm trong quy hoạch mạng lưới các trường đại học thì không cần phải xin Phê duyệt
chủ trương đầu tư. Trong trường hợp này, nếu duy trì thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư thì
Thủ tướng Chính phủ - người đã quyết định việc quy hoạch mạng lưới trường đại học, lại phải
phê duyệt Chủ trương đầu tư cho 1 dự án lập trường đại học đã nằm trong quy hoạch đó. Điều
này làm tăng thêm chi phí, mất thời gian cho nhà đầu tư và cả cơ quan quản lý nhà nước một
cách không cần thiết.
Đề xuất:
Nên bỏ thủ tục xin Chủ trương đầu tư đối với những Dự án đã nằm trong quy hoạch
mạng lưới các trường đại học. Đồng thời cần tạo điều kiện để nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp
cận được thông tin về Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, Bộ GD&ĐT cần phải công
bố thông tin quy hoạch hoặc phân bố mạng lưới trường ĐH cụ thể ở từng khu vực địa phương
bằng văn bản pháp lý, phù hợp với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ
121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007. Vì hiện nay, chưa có VBPL nào công bố thông tin quy
hoạch hoặc phân bố mạng lưới trường ĐH cụ thể ở từng khu vực địa phương, nên làm cho Tổ
chức, cá nhân muốn đầu tư thành lập trường ĐH rất khó tiếp cận thông tin.
3/ Về Hồ sơ xin Thành lập trường Đại học:
a/ Các hồ sơ đề nghị xin Chủ trương đầu tư:
Vấn đề:
Điều 3 Khoản 2 Quyết định 07/2009/QĐ-TTg ngày 15/01/2009, quy định hồ sơ xin phê
duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường cần có:
“ d) Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh về chủ trương giao đất để xây dựng trường, trong đó cần làm rõ về địa điểm, ranh
giới của khu đất;
đ) Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây
dựng trên khu đất xây dựng trường, bảo đảm phù hợp với quy mô đào tạo và tiêu chuẩn diện tích
7
sử dụng phục vụ việc học tập, giảng dạy;
e) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về khả năng tài chính và điều kiện cơ
sở vật chất - kỹ thuật của người đầu tư thành lập trường (đối với trường tư thục)”
Ý kiến của chúng tôi:
Trong giai đoạn phê duyệt chủ trương, chưa thể đòi hỏi có các văn bản như: văn bản
pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản của UBND cấp tỉnh về chủ trương giao đất
để xây dựng trường. Tại thời điểm này, tổ chức và cá nhân muốn thành lập trường chưa có bất
cứ văn bản nào cho phép thành lập trường thì không thể có tư cách để được Cơ quan có thẩm
quyền liên quan giao đất để xây dựng trường, ngoại trừ cá nhân, tổ chức đó đã có quỹ đất sẵn
có.
Mặt khác, nếu không có quỹ đất thì những quy định kèm theo là bản dự thảo quy hoạch
tổng thể mặt bằng và thiết kế ….. cũng không có cơ sở để thực hiện.
Đặc biệt theo chúng tôi, yêu cầu phải có “văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ
trương giao đất” là không rõ ràng và khó khả thi. Trên thực tế hiện nay pháp luật đất đai chưa
có quy định nào về việc “xin chủ trương giao đất” mà chỉ có quy định về thủ tục “xin giao
đất”. Do vậy có những địa phương sẽ từ chối việc cấp “văn bản chấp thuận về chủ trương giao
đất” với lý do chưa có căn cứ pháp lý, mà sẽ yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục “xin
giao đất” một cách đầy đủ. Tuy nhiên để thực hiện được thủ tục “xin giao đất”, nhà đầu tư
phải chuẩn bị rất nhiều giấy tờ, trải qua rất nhiều thủ tục. Điều này làm cho thủ tục lập trường
đại học trở nên kém khả thi: nhà đầu tư chưa chắc chắn mình có được chấp thuận lập trường
hay không mà đã phải trải qua nhiều thủ tục để xin đất, phải tiêu tốn một khoản tiền lớn để có
đất thì sẽ là không hợp lý.
Đề xuất:
- Thứ nhất: Những hồ sơ này nên chuyển qua bước 2 – trong hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính
phủ ra quyết định thành lập trường. Vì đây mới chỉ là bước xin Chủ trương thành lập trường,
nên chưa cần thiết phải có các điều kiện trên. Nếu thực hiện vấn đề này, tốn rất nhiều thời
gian và công sức ít nhất là 2 năm hoặc lâu hơn mới xong, vì liên quan đến trình tự và thủ tục
xin giao đất do pháp luật đất đai qui định.
8
-Thứ hai: Việc quy định về “văn bản xác nhận khả năng tài chính” như trên sẽ gây khó khăn
cho nhà đầu tư vì không quy định rõ cơ quan nào xác nhận khả năng tài chính? Hơn nữa
không có biểu mẫu cụ thể cho văn bản này. Do vậy đề nghị sửa lại là có Văn bản chứng minh
khả năng tài chính và cam kết góp vốn của các nhà đầu tư.
b/ Các hồ sơ đề nghị xin Quyết định thành lập trường:
Vấn đề:
Điều 3 Khoản 5 Quyết định 07 quy định về các hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính Phủ ra
quyết định thành lập trường bao gồm một số văn bản như:
“c. Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Dự án đầu tư thành lập trường ....cùng ý
kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, trong báo cáo cần làm rõ
những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện về đất xây dựng trường, số lượng
và các điều kiện đã chuẩn bị về phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện; trang
thiết bị; khu thực hành, ký túc xá, khu thể thao và những công trình khác đã được xây dựng
trên khu đất; các cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo; đội ngũ cán bộ, giảng viên, công tác
tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên; tài chính chuẩn bị cho các hoạt động của
trường, phù hợp với nội dung, kế hoạch triển khai thực hiện của Dự án ».
Ý kiến của chúng tôi:
Trong giai đoạn đề nghị Thủ tướng ra quyết định thành lập trường, cũng chưa thể yêu cầu
có các điều kiện thực tế (đã hoàn thành hoặc đang thực hiện) về đất xây dựng trường, danh
mục số lượng các phòng học, phòng làm việc và cơ sở vật chất phục vụ học tập giảng dạy, đội
ngũ cán bộ giảng viên. Bởi lẽ muốn có những điều kiện đó, phải cần có Quyết định thành lập
trường, bởi khi đó Nhà trường mới có tư cách pháp lý để ký kết các văn bản nói trên (ví dụ:
hợp đồng với giáo viên, cán bộ quản lý; xin phép xây dựng; xin vay vốn).
Đề xuất:
Nên quy định các điều kiện trên chỉ tồn tại dưới dạng các cam kết, danh mục dự kiến
trong hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập trường. Các điều kiện trên
chỉ có thể trở thành thực tế và phải bắt buộc là hiện thực cho Bước 3 - khi Bộ Giáo dục và
Đào tạo quyết định cho phép tuyển sinh, mở mã ngành. Nói cách khác, chỉ khi có đủ các điều
kiện thực tế đó, trường mới được phép đi vào hoạt động tuyển sinh.
9
Tóm lại, theo ý kiến của chúng tôi, các hồ sơ cho Thủ tục hành chính thành lập trường đại
học nên được quy định tương ứng với từng giai đoạn thực hiện như sau:
- Bước 1:Xin chủ trương thành lập trường: Hồ sơ đề nghị:
- Tờ trình đề nghị thành lập trường đại học của cơ quan chủ quản (đối với trường đại học
công lập); của tổ chức hoặc cá nhân (đối với trường đại học tư thục), trong đó cần nêu rõ: tên
trường bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Tên trường không trái với thuần phong mỹ
tục;
- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận về việc thành lập trường tại tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương. Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải nêu
rõ về sự cần thiết, tính phù hợp của việc thành lập trường so với quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương;
- Dự án đầu tư thành lập trường đại học đáp ứng yêu cầu chất lượng nội dung, hình thức.
Nội dung Dự án cần làm rõ về sự cần thiết thành lập trường; tính phù hợp với Quy hoạch
mạng lưới các trường đại học và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện; ngành nghề, quy mô đào tạo, tuyển sinh trong từng giai
đoạn; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành; số lượng, trình độ giảng viên, cán
bộ quản lý; đất đai, vốn điều lệ, dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động; quy hoạch và kế
hoạch xây dựng, phát triển trường trong từng giai đoạn.
Trong dự án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt
động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong 3 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo; có thuyết
minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà
trường trong từng giai đoạn;
- Văn bản cam kết hoặc chứng minh về khả năng tài chính và điều kiện cơ sở vật chất - kỹ
thuật của người đầu tư thành lập trường (đối với trường tư thục) hoặc thuyết minh khả năng
tài chính đầu tư xây dựng trường của cơ quan tài chính có thẩm quyền (đối với trường công
lập).
- Đối với việc thành lập các trường đại học tư thục, hồ sơ phải có các văn bản sau đây
được lập theo mẫu thống nhất do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:
+ Danh sách các thành viên sáng lập;
10
+ Biên bản cử đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn;
+ Bản cam kết góp vốn xây dựng trường của cá nhân, tổ chức và ý kiến đồng ý của người
đại diện đứng tên thành lập trường;
+ Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn điều lệ;
- Bước 2: Quyết định thành lập: Hồ sơ đề nghị:
Áp dụng theo quy định hiện hành và thêm các bước chuyển từ bước 1 qua như sau:
- Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
về chủ trương giao đất để xây dựng trường, trong đó cần làm rõ về địa điểm, ranh giới của
khu đất;
- Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây
dựng trên khu đất xây dựng trường, bảo đảm phù hợp với quy mô đào tạo và tiêu chuẩn diện
tích sử dụng phục vụ việc học tập, giảng dạy.
- Bước 3: Cho phép mở ngành đào tạo và tuyển sinh
Sau khi Quyết định thành lập trường của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Bộ Giáo
dục và Đào tạo sẽ cho phép cá nhân, tổ chức tiến hành mở ngành đào tạo và tuyển sinh sau
khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Quyết định 07
4
.
4
Điều 5 Quyết định 07 quy định: Việc quyết định mở các ngành đào tạo và thời điểm tuyển sinh thuộc
thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và được thực hiện sau khi Quyết định thành lập trường của
Thủ tướng Chính phủ được ban hành. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về điều kiện, quy trình mở ngành
đào tạo và xin phép tuyển sinh khi bảo đảm các điều kiện cơ bản sau đây:
1. Có đủ số lượng giảng viên cơ hữu đảm nhận được tối thiểu 60% khối lượng chương trình của mỗi
ngành đào tạo, trong đó số giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ đạt có ít nhất 30% và có trình độ tiến sĩ đạt ít
nhất 12%. Cơ cấu trình độ chuyên môn của giảng viên và cán bộ nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của hoạt động đào
tạo và nghiên cứu khoa học.
Có đủ số lượng cán bộ, kỹ thuật viên, nhân viên thí nghiệm, thực hành, bảo đảm chất lượng, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định, đáp ứng yêu cầu của các ngành đào tạo.
2. Diện tích nhà đã xây dựng đưa vào sử dụng đạt bình quân tối thiểu là 9 m
2
/sinh viên, trong đó diện
tích dùng cho việc học tập đạt tối thiểu là 6 m
2
/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên đạt tối thiểu
là 3 m
2
/sinh viên; có đủ phòng làm việc cho giảng viên, cán bộ của trường với diện tích tối thiểu là 8 m
2
/người.
3. Có đủ số giảng đường, phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu đào tạo của ngành,
nghề; đủ phòng làm việc, bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trường để phục vụ cho công tác quản lý,
đào tạo;