Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở : Luận văn ThS. Tâm lý học (Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG

TƢƠNG QUAN GIỮA MỨC ĐỘ SỬ DỤNG INTERNET VÀ
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2013
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG

TƢƠNG QUAN GIỮA MỨC ĐỘ SỬ DỤNG INTERNET VÀ
CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
(CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Hoàng Minh


HÀ NỘI – 2013

2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1 ................................................................................................. 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 10
Các khái niệm .............................................................................................. 10
Internet ......................................................................................................... 10
Sức khỏe tâm thần ........................................................................................ 16
Học sinh trung học cơ sở.............................................................................. 21
Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 25
Ảnh hưởng của mức độ sử dụng Internet đến cuộc sống của thanh thiếu niên .... 25
Ảnh hưởng của Internet đến sức khỏe........................................................... 30
Các nhân tố tâm lý tác động đến mức độ sử dụng Internet ........................... 34
Kết luận chương 1 ........................................................................................ 37
CHƢƠNG 2 ................................................................................................. 38
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................ 38
Xác định biến nghiên cứu ............................................................................. 38
Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 39
2.2.1. Nghiên cứu lý luận.............................................................................. 39
2.2.2. Nghiên cứu bằng bảng hỏi chuẩn hóa................................................. 39
2.2.2.1. Nghiên cứu bằng trắc nghiệm IAT ................................................... 39
2.2.3. Phương pháp thống kê ........................................................................ 40
Xác định mẫu nghiên cứu ............................................................................. 42
Xác định mẫu nghiên cứu ............................................................................. 42
2.3.2. Lấy số liệu nghiên cứu ........................................................................ 42

3


2.3.3. Mẫu nghiên cứu thu thập được trên thực tế: ....................................... 43
Tiến trình nghiên cứu ................................................................................... 45
CHƢƠNG 3 ................................................................................................. 45
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 45
3.1. Thực trạng mức độ sử dụng Internet của học sinh THCS ....................... 45
3.1.1. Điểm trung bình thang đo IAT ........................................................... 45
3.1.2. Mức độ sử dụng Internet của học sinh THCS theo thang đo IAT ........ 46
3.1.3. Các nhân tố trong mức độ sử dụng Internet của học sinh THCS......... 47
3.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng Internet của học sinh
THCS ........................................................................................................... 51
3.2. Thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS ............... 53
3.2.1. Điểm số trung bình của thang đo YSR ................................................ 53
3.2.2. Tỷ lệ học sinh THCS có vấn đề về sức khỏe tâm thần theo thang đo
YRS .............................................................................................................. 56
3.2.3. Điểm trung bình tám hội chứng theo Achenbach ............................... 56
3.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình thang đo YSR của học sinh
THCS ............................................................................................................ 59
3.3. Tƣơng quan giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm
thần của học sinh THCS ............................................................................... 61
3.3.1. Tương quan giữa mức độ sử dụng Internet và kết quả thang đo YSR của
học sinh THCS ............................................................................................. 61
3.3.2. Tương quan giữa các nhân tố của mức độ sử dụng Internet và điểm
thang đo YSR ................................................................................................ 62
3.3.3. Tương quan giữa mức độ sử dụng Internet và 8 hội chứng sức khỏe tâm
thần của học sinh THCS ............................................................................... 64
3.3.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến mối tương quan giữa mức độ sử dụng
Internet và tổng điểm thang đo YSR ............................................................. 70

4


Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................ 71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77
PHỤ LỤC .................................................................................................... 81

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự ra đời của mạng Internet là mốc đánh dấu cho bƣớc ngoặt phát triển của khoa
học và công nghệ. Từ khi đƣợc đƣa vào sử dụng rộng rãi trên thế giới cho đến nay,
mạng Internet với rất nhiều tác dụng hữu ích đã và đang khẳng định vai trò không
thể thiếu đối với nhiều hoạt động của con ngƣời, nhất là trong công việc và giải trí.
Cùng với sự ra đời và phổ biến đó, nhu cầu của con ngƣời trong việc sử dụng
những ứng dụng của mạng Internet cũng không ngừng tăng lên: nhu cầu phục vụ
công việc, nhu cầu học tập, đặc biệt nhu cầu giải trí nhƣ: xem phim, nghe nhạc, chơi
game vv Với những ứng dụng mang tính cách mạng, Internet ngày càng trở thành
phƣơng tiện hữu ích cho đời sống con ngƣời và số lƣợng ngƣời sử dụng Internet
ngày càng tăng nhanh từ khi nó mới bắt đầu xuất hiện đến nay [2, tr.1].
Trên thực tế, bên cạnh những hữu dụng không thể thay thế của Internet, ngày
càng nhiều ngƣời ở nhiều nƣớc trên thế giới than phiền rằng Internet khiến họ sa sút
việc học, mất việc, ảnh hƣởng đến sức khỏe, các mối quan hệ xã hội... Hiện tƣợng
này có nguy cơ gia tăng nhanh bởi các dịch vụ Internet đang ngày càng thâm nhập
sâu hơn vào đời sống tâm thần của con ngƣời, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nghiên cứu của Greenfield (Trung tâm dành cho ngƣời nghiện Internet và công
nghệ) vào năm 1999 trên 18.000 ngƣời lạm dụng Internet quá mức. Ông cũng cho

rằng có nhiều dịch vụ trên Internet tạo ra sự chia ly, sự sai lệch về thời gian, ảnh
hƣởng đến cuộc sống. Ông cũng khẳng định tình dục, trò chơi, đánh bạc và mua
sắm trực tuyến có thể tác động làm thay đổi tâm trạng ngƣời sử dụng [29, tr. 4-9].
Châu Á đƣợc coi là khu vực mới nổi với sự công nghệ hóa diễn ra chóng mặt, số
lƣợng ngƣời sử dụng Internet cũng không ngừng tăng lên nhanh chóng. Trong nhiều
công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mức độ sử dụng Internet ở tần suất cao không
ngừng tăng lên. Tại Trung Quốc, các nghiên cứu cho thấy khoảng 8,4% ngƣời sử
dụng Internet ở mức độ nghiện, nghiên cứu tƣơng tự tại Đài Loan là 17,55%, tại
Hàn Quốc là 11,50% vv. [32, tr.26-28]. Các nghiên cứu chủ yếu trên cộng đồng
thanh thiếu niên.
Kể từ khi chính sách “đổi mới” ra đời vào năm 1986, Việt Nam đã có những
biến đổi nhanh chóng do sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và cơ sở hạ tầng. Việc

6


chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng mở cửa hơn đã tạo ra một lối sống tiêu dùng,
phong cách sống, sinh hoạt, quan hệ xã hội trong thanh thiếu niên. Một yếu tố quyết
định trong sự chuyển đổi này là việc tăng tiếp cận với các phƣơng tiện truyền thông
điện tử, chẳng hạn nhƣ Internet. [34, tr. 5-7].
Thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay là thế hệ đầu tiên đƣợc tiếp cận với
Internet một cách rộng rãi. Điều tra quốc gia về thanh thiếu niên mới đây (Bộ y tế,
Tổ chức y tế thế giới và Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc, 2005) cho thấy 50% thanh
thiếu niên ở thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng Internet.
Phần lớn thanh thiếu niên trong nghiên cứu này (69%) cho biết họ sử dụng Internet
để trò chuyện và (62%) cho biết họ sử dụng Internet để chơi trò chơi trực tuyến.
Một nghiên cứu (2004) đã xác định Internet là một không gian mới ở Việt Nam, nơi
mà thanh thiếu niên có thể trao đổi khá thoải mái [34, tr.10-15].
Nhƣ vậy, không thể phủ nhận những hữu dụng mà Internet mang lại đối với hoạt
động làm việc, học tập vv. Nhƣng khi ngƣời sử dụng internet cuốn hút đến mức ảnh

hƣởng đến cuộc sống, công việc, học hành vv. thì thực sự là vấn đề đáng báo động
cần đƣợc quan tâm, xem xét đề xuất hƣớng giải quyết.
Với học sinh THCS các em đang trong giai đoạn phát triển, những nét nhân cách
của các em chƣa định hình rõ nét, dễ thay đổi. Ở giai đoạn tuổi này nhu cầu khám
phá, tự khẳng định bản thân của các em rất lớn nhƣng khả năng tự kiềm chế, khả
năng làm chủ những hành động của mình lại chƣa cao. Hơn nữa, các em cũng chƣa
có khả năng phân biệt đƣợc đúng sai, ƣu điểm, nhƣợc điểm của tất cả các hoạt động
mà mình đang tiến hành. Vì vậy, khi tiếp xúc với những hoạt động mới lạ, hấp dẫn
của Internet, các em rất dễ tiếp nhận, bị cuốn hút, sẵn sàng dành nhiều thời gian cho
những hoạt động này và điều đó có thể ảnh hƣởng đến các vấn đề về sức khỏe tâm
thần của các em. Nếu nhƣ vấn đề này sớm đƣợc nghiên cứu, phát hiện sẽ góp phần
trong việc đƣa ra những giải pháp nhằm phòng ngừa giúp các em tránh rơi vào tình
trạng sử dụng Internet quá mức. Đồng thời, trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp
giải quyết tình trạng sử dụng internet nếu nhƣ các em sử dụng quá nhiều.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về mức độ sử dụng Internet và những tác động của
Internet tới đời sống của con ngƣời đã bắt đầu đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ở những
lĩnh vực khác nhau quan tâm. Năm 2009, Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Đồng

7


Nai tổ chức hội thảo khoa học “Nghiện Internet – Game online: Thực trạng và giải
pháp” với 10 báo cáo khoa học tham dự. Tuy nhiên, các báo cáo tại hội thảo mới chỉ
dừng ở mức độ đề cập đến các vấn đề lý luận, chƣa đi sâu vào nghiên cứu chuyên
sâu các vấn đề liên quan đến việc sử dụng Internet. Báo cáo tham luận của Trung
tâm tham vấn tâm lý (thuộc Bệnh viện tâm thần trung ƣơng 2) cho thấy hàng năm
có khoảng 5 – 7% trên tổng số ngƣời đến khám và điều trị rơi vào trạng thái sử
dụng Internet quá mức ở mức độ nghiện, đa số là thanh thiếu niên. Tuy nhiên, cho
đến nay ở Việt Nam vẫn chƣa có các nghiên cứu sâu sắc và hệ thống về tác động
của Internet đến đời sống tâm thần của ngƣời sử dụng.

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi thấy rằng việc nghiên cứu đề tài “Mối
tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của
học sinh THCS ở địa bàn thành phố Hà Nội” là cần thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu mối tƣơng quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức
khỏe tâm thần của học sinh THCS ở thành phố Hà Nội. Qua đó đề xuất một số giải
pháp nhằm giảm thiểu tác động của mức độ sử dụng internet đến các vấn đề sức
khỏe tâm thần của học sinh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

-

Tìm hiểu thực trạng mức độ sử dụng internet của học sinh THCS.

-

Tìm hiểu về thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh THCS.

-

So sánh mối tƣơng quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe
tâm thần của học sinh THCS.

-

Tìm hiểu về các yếu tố tác động đến mối tƣơng quan giữa mức độ sử dụng

Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của internet đến các vấn đề
sức khỏe tâm thần của học sinh THCS

3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tƣơng quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần
của học sinh THCS.

8


3.2. Khách thể nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu trên 4 trƣờng ở thành phố Hà Nội với
tổng số 288 học sinh: khối 6: 72 học sinh, khối 7: 72 học sinh, khối 8: 72 học sinh,
khối 9: 72 học sinh.
4. Giả thuyết khoa học
Có sự tƣơng quan giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần
ở học sinh THCS:
-

Học sinh THCS có sử dụng Internet ở mức độ khác nhau.

-

Mức độ sử dụng Internet của học sinh THCS càng cao thì mức độ có các vấn đề
về sức khỏe tâm thần càng cao.


5. Phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
5.1.2. Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi chuẩn hóa
-

Trắc nghiệm đánh giá mức độ sử dụng internet của Kimberly Young.

-

Bảng tự báo cáo hành vi của Anchebach.

5.1.3. Phương pháp xử lý bằng thống kê toán học
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 2: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu

9


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các khái niệm
Internet
1.1.1.1. Khái niệm Internet
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể đƣợc truy nhập công cộng

gồm các mạng máy tính đƣợc liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo
kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã
đƣợc chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính
nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trƣờng đại học,
của ngƣời dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.
Internet là mạng thông tin diện rộng bao trùm toàn cầu, hình thành trên cơ sở
kết nối các máy tính điện tử, cho phép liên kết con ngƣời lại bằng thông tin và kết
nối nguồn tri thức đã tích luỹ đƣợc của toàn nhân loại trong một mạng lƣu thông
thống nhất. Quy mô, phạm vi ảnh hƣởng của thông tin trên mạng Internet rộng lớn
hơn nhiều so với các phƣơng tiện thông tin thông thƣờng khác. Với Internet, mọi
ngƣời có khả năng và điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp cận trực tiếp với các
nguồn thông tin.
Internet là môi trƣờng truyền thông mới với ý nghĩa là sự kết nối của các
máy tính đầu cuối, bao gồm cả máy tính cá nhân, hộ gia đình, của các cơ quan, tổ
chức vv. Tạo điều kiện cho tất cả các loại hình truyền thông khác hoạt động đƣợc.
Sau đây là định nghĩa về Internet đƣơc nhiều nhà khoa học và cá nhân sử
dụng phổ biến hiện nay: Internet là hệ thống thông tin toàn cầu mà:
- Đƣợc nối với nhau hợp lý bằng một không gian địa chỉ độc đáo dựa trên giao
thức mạng (IP).
- Có thể tạo điều kiện cho các máy tính giao tiếp với nhau thông qua bộ giao
thức (TCP/IP).
- Công khai hoặc bí mật cung cấp, cho phép sử dụng, cho phép truy cập các dịch
vụ cao cấp đƣợc xếp trên các mục giao tiếp và cơ sở liên quan.

10


- Không thể có đƣợc sơ đồ cụ thể của mạng Internet vì các máy tính và các máy
tính liên tục đăng ký thêm vào mạng Internet cũng nhƣ các thông tin trên mạng liên
tục thay đổi, cập nhật.

- Internet mang đến cho bạn hạ tầng kỹ thuật để giao dịch trên mạng (online).
Internet là cấu trúc kỹ thuật giúp cho mọi ngƣời trên thế giới thu lợi khi thâm nhập
vào liên mạng toàn cầu.
Những ứng dụng cơ bản của Internet
Từ khi Internet xuất hiên với tƣ cách là một phƣơng tiện truyền thông, nó đã
tạo ra một cuộc cách mạng thực sự, hệ thống truyền thông đã và đang làm thay đổi
toàn diện và sâu sắc cách thức mà con ngƣời thực hiện giao tiếp, giải trí, làm việc,
học tập, nghiên cứu khoa học hay xử lý thông tin vv. có thể nói khó tiện ích nào của
phƣơng tiện truyền thông có thể thay thế cho tiện ích của Internet.
Các ứng dụng của Internet:
-

Thƣ điện tử (E-mail).

-

Truyền tệp (file transfer).

-

Chat (đàm thoại).

-

Dịch vụ nhóm tin (Use Net Newsgroup).

-

Web (World Wide Web).
Ngƣời dùng trên khắp thế giới có thể truy cập mạng Internet. Với giao thức


liên lạc chuẩn, nó cho phép truy cập đối với bất kỳ loại máy tính nào, hệ điều hành
gì, kích cỡ máy ra sao, ngƣời dùng mạng này có thể trao đổi thƣ điện tử với một
ngƣời khác ở bất cứ đâu trên thế giới và thƣ sẽ đƣợc chuyển đi ngay lập tức. Nó trợ
giúp truyền thông thời gian trực tuyến cho phép mọi thành viên truy cập có thể thực
hiện hoạt động giao tiếp, kinh doanh hay học tập, quản lý vv. một cách trực tiếp và
tức thời. Rõ ràng các hoạt động trên Internet rất phong phú và đa dạng, nó đã tạo
nên những bƣớc nhảy vọt chƣa từng có trên thế giới, tác động đến mọi lĩnh vực đời
sống - kinh tế - xã hội.
Sự phát triển nhanh chóng của Internet đã khiến cho nó còn có thêm một
khái niệm là “siêu lộ thông tin”, ngoài ra nó còn là nguồn tài nguyên vô giá cho các
nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục, các quan chức chính phủ và các thủ thƣ vv.

11


Internet đã trở thành một công cụ thiết yếu cho mọi cá thể đang sử dụng thƣ điện tử,
đang nghiên cứu mà mọi việc liên quan đến hoạt động thông tin.
Internet thâm nhập sâu vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, nó cho phép
truy cập và khai thác các cơ sở dữ liệu thuộc nhiều lĩnh vực xã hội, các ngành nghề
khác nhau nhƣ: các thông tin về khoa học kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, kết quả
nghiên cứu khoa học, thông tin thƣơng mại, thị trƣờng giá cả, dự báo thời tiết vv.
tùy theo ngành nghề khác nhau sẽ tìm thấy những lợi ích khác nhau từ việc sử dụng
Internet.
1.1.1.2. Mức độ sử dụng Internet
Từ năm 1991, tác giả Shotton đã nghiên cứu về nghiện vi tính và năm 1996,
tác giả Griffuths đã nghiên cứu về nghiện ứng dụng kỹ thuật. Tuy nhiên, Young
(1996) là ngƣời tiến hành nghiên cứu đầu tiên về các mức độ sử dụng Internet và
đƣa ra khái niệm nghiện internet (Internet addiction). Báo cáo của bà dựa trên 600
trƣờng hợp sử dụng Internet quá mức và biểu lộ dấu hiệu của nghiện Internet đƣợc

đánh giá theo bảng hỏi dựa trên bảng phỏng theo đánh bạc quá mức có trong Sổ tay
chẩn đoán và thống kê các rối loạn sức khoẻ tâm thần, do hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ
biên soạn (DSM-IV), nghiên cứu đƣợc trình bày tại Hội nghị thƣờng niên của Hội
Tâm lý học Hoa Kỳ [29, tr. 4-15].
Sau khi khái niệm nghiện internet đƣợc đƣa ra, đã dẫn tới những tranh cãi
giữa các nhà khoa học và các nhà lâm sàng. Vấn đề tranh cãi đầu tiên là thuật ngữ
“nghiện”. Một số quan niệm cho rằng chỉ có những chất đƣợc đƣa vào cơ thể mới
gọi là nghiện, và chỉ nên dùng cho những trƣờng hợp sử dụng thuốc phiện hoặc các
chất gây nghiện tổng hợp khác. Một số quan niệm đã mở rộng hơn, cho rằng thuật
ngữ nghiện có thể bao gồm một số hành vi không liên quan đến chất gây nghiện
nhƣ đánh bạc quá mức, ăn quá nhiều, trong thể dục, trong quan hệ tình dục, xem vô
tuyến và chơi game quá mức.
Vấn đề tranh cãi khác liên quan đến quan niệm nghiện sử dụng internet là:
Internet không giống sự phụ thuộc vào ma tuý, nó có lợi ích rõ ràng nhƣ sự tiến bộ
về ứng dụng kỹ thuật trong thời đại chúng ta và sự ứng dụng kỹ thuật không thể bị
chỉ trích nhƣ “nghiện”. Mặt khác ngƣời ta cũng thừa nhận lợi ích tâm lý cũng nhƣ
chức năng của việc sử dụng internet trong cuộc sống hàng ngày. Internet cho phép

12


ngƣời sử dụng những lĩnh vực ứng dụng thực tế, chẳng hạn nhƣ khả năng thực hiện
nghiên cứu, giao dịch kinh doanh, truy nhập thƣ viện quốc tế hoặc thực hiện những
chƣơng trình cho kỳ nghỉ.
Young (1999) đƣa ra đánh giá và xác định các mức độ sử dụng Internet. Bà
cho rằng để xác định các mức độ sử dụng Internet bao gồm 20 tiêu chí trong đó tập
trung vào: mối bận tâm liên tục về Internet; không thành công trong việc cố gắng
kiểm soát sử dụng Internet; Sự thèm muốn dai dẳng; sức chịu đựng; chống đỡ với
thời gian trực tuyến hơn dự định; sử dụng Internet nhƣ là cách thoát khỏi các vấn đề
khó khăn; nói dối để che đậy tình trạng rắc rối với Internet; mối nguy hiểm vì mất

các mối quan hệ có ý nghĩa, công việc, giáo dục hay cơ hội chăm sóc vv. Mỗi tiêu
chí này đƣợc đánh giá ở 5 mức độ khác nhau: 5: Luôn luôn; 4: Rất thƣờng xuyên; 3:
Thƣờng xuyên; 2: Thỉnh thoảng; 1: Hiếm khi; 0 = Không bao giờ. Tổng hợp điểm
của 20 tiêu chí đánh giá Young bà đã phân loại các mức độ sử dụng khác nhau:
-

0 – 19 điểm: sử dụng Internet ở mức độ dƣới trung bình. Ở mức độ này ngƣời sử
dụng kiểm soát tốt hoạt động sử dụng Internet của mình.

-

20 – 39 điểm: sử dụng Internet ở mức độ trung bình. Ở mức độ này ngƣời sử
dụng có thể trực tuyến hơi dài nhƣng vẫn có thể kiểm soát đƣợc hoạt động sử
dụng của mình.

-

40 – 69 điểm: sử dụng Internet ở mức độ thƣờng xuyên.Ở mức độ này ngƣời sử
dụng thƣờng xuyên gặp phải những vấn đề do Internet mang lại, cần phải xem
xét về những tác động đó đến cuộc sống.

-

70 – 100 điểm: sử dụng Internet ở mức độ rất thƣờng xuyên. Ở mức độ này
ngƣời sử dụng đang chịu những tác động nghiêm trọng do Internet, cần phải
đƣợc đánh giá và đƣa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề do
Internet gây ra.
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đồng ý với các mức độ sử dụng
Internet của Young và sử dụng làm căn cứ phân loại các mức độ sử dụng Internet
của đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài là học sinh THCS.


1.1.1.3. Tiêu chí đánh giá mức độ sử dụng Internet

13


Tác giả Young (1996), đƣa ra danh sách câu hỏi gồm 8 mục, sửa chữa theo
tiêu chuẩn chẩn đoán “đánh bạc quá mức” làm phƣơng tiện sàng lọc cho mức độ sử
dụng internet:
(1) Bạn có cảm thấy bận tâm với internet không? (thí dụ nhƣ suy nghĩ về hoạt động
online phiên trƣớc hoặc mong đợi phiên online sắp đến)
(2) Bạn có cảm thấy cần phải tăng thời gian sử dụng internet để đạt đƣợc sự thoả
mãn không?
(3) Bạn đã có những nỗ lực lặp đi lặp lại nhƣng không thành công trong việc kiểm
soát, giảm bớt sử dụng hoặc ngƣng sử dụng internet không?
(4) Bạn có cảm thấy bồn chồn , ủ rũ, trầm cảm hoặc dễ bị kích thích khi cố gắng
giảm sử dụng hoặc ngƣng sử dụng internet không?
(5) Bạn có lên mạng với thời gian lâu hơn dự định ban đầu không?
(6) Bạn có huỷ hoại hoặc có nguy cơ mất mối quan hệ quan trọng , mất việc , mất
cơ hội đề bạt hoặc học tập vì internet không?
(7) Bạn có nói dối những ngƣời trong gia đình , nhà trị liệu hoặc những ngƣời khác
để che dấu mức độ bị cuốn hút vào internet của bạn không?
(8) Có phải bản sử dụng internet nhƣ một cách thức để thoát khỏi những vấn đề của
bạn hoặc giải phóng trạng thái rối loạn cảm xúc không? ( thí dụ những cảm nhận về
thất vọng , tội lỗi, lo âu, trầm cảm)
Những ngƣời đƣợc xem là sử dụng ở mức độ cao khi trả lời có cho 5 (hoặc
nhiều hơn) trong 8 câu hỏi trên. Tuy nhiên, những ngƣời này phải không đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán cho trạng thái hƣng cảm.
Theo hai tác giả Beard & Wolf (2001) thì các tiêu chuẩn của Young còn một số
hạn chế trong việc xác định mức độ sử dụng, đặc biệt là mức độ lạm dụng. Chính vì thế

hai tác giả cho rằng tiêu chuẩn cho việc nhận diện mức độ lạm dụng Internet đƣợc xác
định nhƣ sau: Tất cả các trƣờng hợp phải hội tụ đủ (1-5) tiêu chuẩn có mặt [20]:
-

Mối bận tâm về sử dụng Internet (Suy nghĩ về hành động trực tuyến trƣớc hay
đề cập trƣớc hoạt động kế tiếp).

-

Những mong muốn sử dụng Internet cùng với sự gia tăng trong sự nỗ lực đạt
đƣợc sự thèm muốn.

14


-

Có sự cố gắng không thành công trong việc kiểm soát, cắt sử dụng Internet
nhiều lần, hay dừng sử dụng Internet.

-

Bồn chồn, buồn rầu, chán nản, cáu kỉnh khi cố gắng cắt hay dừng sử dụng
Internet.

-

Sử dụng Internet nhiều hơn dự kiến.

Và có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

-

Gây hủy hoại hay chịu rủi ro mất các quan hệ có ý nghĩa, công việc, giáo dục
hay cơ hội nghề nghiệp bởi Internet.

-

Nói dối các thành viên trong gia đình, nhà trị liệu hay ngƣời khác để che dấu
phạm vi sử dụng Internet của mình.

-

Sử dụng Internet nhƣ là để thoát khỏi những vấn đề hay giảm đi những khó khăn
cảm xúc (ví dụ nhƣ cảm giác của tình trạng không thể tự lo liệu, tội lỗi, lo âu,
trầm cảm).
Theo Griffihs (2008), một trƣờng hợp sử dụng quá mức Internet thì đáp ứng

các tiêu chuẩn sau:
- Sự thèm muốn trong việc chơi game online mà không cƣỡng lại đƣợc;
- Có những triệu chứng của các rối loạn về khí sắc;
- Tính dung nạp các trò chơi cao độ đến nỗi quên tất cả mọi sự việc đang xảy ra;
- Kèm theo các triệu chứng nhƣ hung tinh, hay xung đột, nóng nảy,..
Nhiều nhà nghiên cứu khác thì đƣa ra tiêu chuẩn [1] :
- Ngồi trƣớc máy vi tính lâu hơn dự định, hoặc không có cảm giác về thời gian khi
sử dụng máy tính;
- Cố gắng tách ra khỏi cảm giác trò chơi nhƣng không thể thực hiện;
- Luôn nghĩ về các sự kiện trò chơi khi không sử dụng máy tính, hoặc lúc nào cũng
tìm cơ hội đƣợc sử dụng máy tính;
- Nói dối về thời gian sử dụng máy tính;
- Tìm đến máy tính nhƣ một sự giải thoát mỗi khi gặp tình huống stress;

- Quên mất các sự kiện quan trọng, hoặc không thực hiện đƣợc đầy đủ các công
việc không liên quan tới máy tính do dành quá nhiều thời gian dùng máy. Việc này
có thể dẫn tới hiệu xuất làm việc giảm hoặc thờ ơ với các hoạt động xã hội;

15


- Tiếp tục sử dụng máy tính trong thời gian dài bất chấp những hậu quả tiêu cực nhƣ
trục trặc trong hôn nhân, công việc hay học hành.
Năm 1998, Young đã đƣa ra 20 câu trắc nghiệm đánh giá mức độ sử dụng
Internet. Giống nhƣ bộ câu hỏi chẩn đoán đầu tiên, các câu hỏi này đƣợc lấy từ cuốn
DSM-IV dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nghiện đánh bạc và nghiện rƣợu. Mỗi
câu hỏi đƣợc đánh giá trên một thang điểm gồm các mức độ từ 0 đến 5. Và đây cũng là
công cụ nghiên cứu đƣợc sử dụng trong đề tài này.
Sức khỏe tâm thần
1.1.1.4. Khái niệm sức khỏe tâm thần
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), Sức khỏe tâm thần nói đến một loạt các
yếu tố có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự lành mạnh về tâm trí, một yếu
tố quan trọng trong định nghĩa của WHO về sức khỏe: “là trạng thái thoải mái toàn
diện về thể chất, tâm thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không
có bệnh hay thương tật” [40].
Theo từ điển tâm lý học, sức khỏe tâm thần “là một trạng thái thoải mái, dễ
chịu về tâm thần, không có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng thái đảm
bảo cho sự điểu khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường” [4, tr. 719]. Nhƣ
vậy cách định nghĩa này cũng thống nhất với cách định nghĩa của WHO.
Ở Việt Nam, khái niệm sức khỏe tâm thần và sức khỏe tâm thần thƣờng đƣợc
dùng lẫn lộn với nhau nhƣng với ý nghĩa nhƣ nhau và cùng có từ tƣơng đƣơng trong
tiếng Anh là “mental health”. Trong Tiếng Việt, từ tâm thần mang rất nhiều định
kiến vì nó gắn liền với những bệnh tâm thần nhƣ tâm thần phân liệt, động kinh
(điên, cuồng, lên cơn giật...) nên những nhà tâm lý thƣờng sử dụng từ sức khỏe tâm

thần nhằm làm giảm nhẹ những định kiến xã hội với sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên
để thống nhất với chung với các nghiên cứu trong y học, chúng tôi xin sử dụng
thuật ngữ tâm thần trong luận văn này.
1.1.1.5. Khái niệm các vấn đề sức khỏe tâm thần
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng các vấn đề sức khỏe tâm thần bao
gồm rất nhiều các vấn đề khác nhau từ nhẹ đến nặng với nhiều triệu chứng khác
nhau. Tuy nhiên, một cách khái quát, những triệu chứng này là sự kết hợp của
những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi lệch lạc và mối quan hệ với ngƣời khác lệch lạc,

16


các vấn đề tâm thần có thể là: trầm cảm, lo âu, stress vv. đến chậm phát triển và
những rối loạn liên quan đến việc lạm dụng chất gây nghiện. Những biểu hiện này
ảnh hƣởng đến chức năng cuộc sống hiện tại của cá nhân đó [40]. Vấn đề sức khỏe
tâm thần rất phổ biến với con ngƣời nói chung. Cũng theo WHO, cứ ba ngƣời thì có
một ngƣời có vấn đề về sức khỏe tâm thần, và trong đời ngƣời ai cũng có một lần
trải qua các vấn đề về sức khỏe tâm thần [40].
Khi đề cập đến khái niệm các vấn đề sức khỏe tâm thần, có một số thuật ngữ
hay đƣợc sử dụng kèm là rối loạn tâm thần, bệnh tâm thần. Rối loạn tâm thần là
thuật ngữ dùng để chỉ những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi lệch lạc ở mỗi cá nhân và
những biểu hiện này ảnh hưởng đến chức năng cuộc sống hiện tại của cá nhân đó.
Một ngƣời trong suốt cuộc đời của mình có thể có vấn đề về sức khỏe tâm thần
nhƣng không bị rối loạn tâm thần nếu nhƣ vấn đề đó không ảnh hƣởng đến chức
năng cuộc sống (gia đình, công việc, xã hội, v.v) của họ. Ví dụ một ngƣời sợ độ
cao, ngƣời đó có vấn đề về sức khỏe tâm thần nhƣng sẽ không đƣợc coi là mắc rối
loạn tâm thần nếu chứng sợ độ cao của họ không cản trở họ sống bình thƣờng.
Trong trƣờng hợp nếu ngƣời đó khi làm việc, sinh sống hoặc đến những nơi có đọ
cao, chứng sợ độ cao đó cản trở họ thực hiện công việc, ảnh hƣởng đến cuộc sống.
Trƣờng hợp này sẽ đƣợc xác định là có rối loạn tâm thần.

Các vấn đề sức khỏe tâm thần là một tình trạng sức khỏe do bị rối loạn các
chức năng nhận thức, cảm xúc, xã hội. Những vấn đề này có thể tƣơng quan với
nhiều yếu tố hoặc do nhiều yếu tố gây ra. Trong nghiên cứu này chúng tôi quan tâm
đến mối tƣơng quan giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần.
1.1.1.6. Phân loại những vấn đề sức khỏe tâm thần
Hiện nay trên thế giới có hai bảng phân loại về sức khỏe tâm thần đƣợc sử
dụng rộng rãi. Đó là Cẩm nang chuẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tƣ
của Hiệp hội tâm thần Mỹ lần thứ 4 (DSM IV) và Bảng phân loại bệnh tật quốc tế
lần thứ 10 (ICD 10). Sự ra đời của hai loại bảng phân loại này đƣợc đánh giá là
mang lại nhiều lợi ích với những tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng và hợp lý của chúng,
đƣợc đánh giá nền tảng cho sự tiến bộ lớn về phƣơng pháp cho các nghiên cứu dịch
tễ học [1], [18, tr. 222].

17


Cẩm nang chuẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tư [34] là bảng
phân loại bệnh do Hiệp hội tâm thần Mỹ xuất bản, nhằm mục đích cung cấp những
thuật ngữ và tiêu chí thống nhất trong việc phân loại các bệnh tâm thần. Phiên bản
đầu tiên của bảng phân loại bệnh này là vào năm 1952. Bảng phân loại bệnh này
đƣợc sử dụng rộng rãi tại Mỹ và một số nơi trên thế giới. Bảng phân loại bệnh này
là một hệ thống đa trục, và trạng thái tâm thần của mỗi cá nhân có thể đƣợc đánh
giá theo 5 trục khác nhau:
- Trục I: có hoặc không có hầu hết các hội chứng lâm sàng, bao gồm chủ yếu các rối
loạn tâm thần và rối loạn học tập. Các rối loạn thƣờng gặp bao gồm rối loạn cảm xúc,
trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lƣỡng cực, tăng động giảm chú ý, chứng tự kỷ, chứng
ám sợ, tâm thần phân liệt, rối loạn tình dục, rối loạn ăn…
- Trục II: có hoặc không có trạng thái bệnh lí kéo dài, bao gồm các rối loạn nhân
cách và rối loạn phát triển tâm trí (mặc dù các rối loạn phát triển, nhƣ Tự kỷ, đã
đƣợc mã hoá trên trục II trong phiên bản trƣớc đó, các rối loạn này đang có trên trục

I). Các rối loạn thƣờng gặp bao gồm các rối loạn nhân cách nhƣ nhân cách bị hại, nhân
cách phân liệt, nhân cách kiểu phân liệt, rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn
nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách không thành thâ,̣t rối loạn nhân cách lảng tránh, rối
loạn nhân cách phụ thuộc, ám ảnh-cƣỡng bức, chậm phát triển tâm trí.
- Trục III: thông tin về trạng thái sức khỏe cơ thể của cá nhân. Các rối loạn thƣờng
gặp bao gồm các tổn thƣơng não và các rối loạn sức khỏe thể chất vv.
- Trục IV: Các vấn đề tâm lý và các yếu tố môi trƣờng
- Trục V: Đánh giá tổng quát về hoạt động chức năng (từ 1 điểm cho kích động liên
tục, hành vi tự sát hoặc bất lực cho đến 100 điểm đối với duy trì nhân cách hài hoà,
không có các triệu chứng).
Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) [40] đƣợc WHO xuất bản
và đƣợc đƣa vào sử dụng từ năm 1994. Phiên bản đầu tiên của ICD đƣợc công bố vào
năm 1900. ICD 10 là hệ thống phân loại bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các
lĩnh vực liên quan đến y tế nói chung, mục đích quản lý sức khỏe và sử dụng trong lâm
sàng. Phần các vấn đề về sức khỏe tâm thần thuộc chƣơng 5 của Bảng phân loại bệnh
quốc tế lần thứ 10. Nó gồm các mảng sau đây:

18


- Rối loạn tâm thần thực thể bao gồm rối loạn tâm thần triệu chứng
- Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần
- Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và rối loạn hoang tƣởng
- Rối loạn cảm xúc
- Loạn thần kinh, rối loạn liên quan đến stress và rối loạn dạng cơ thể
- Hội chứng hành vi kết hợp với rối loạn sinh lý và yếu tố thể chất
- Rối loạn nhân cách và hành vi ở ngƣời trƣởng thành
- Chậm phát triển tâm thần
- Rối loạn phát triển tâm lý
- Rối loạn về hành vi và cảm xúc với sự khởi bệnh thƣờng xảy ra ở lứa tuổi trẻ em

và thiếu niên
- Rối loạn tâm thần không xác định
Trong nghiên cứu của chúng tôi, một số vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến
đƣợc tìm hiểu bao gồm (tổng hợp dựa trên DSM IV) [41]:
Lo âu: là một dạng rối loạn cảm xúc, đặc trƣng bởi sự sự lo sợ quá mức trƣớc một
tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hƣởng tới sự thích
nghi với cuộc sống, mặc dù tình huống đó không thực sự nguy hiểm vẫn gây ra
những lo âu.
Trầm cảm/thu mình: là một rối loạn tâm thần thƣờng gặp bao gồm nhiều triệu
chứng, nhƣng hay gặp nhất là sự buồn bã sâu sắc và ngƣời bệnh không còn quan
tâm hay thích thú đối với tất cả những gì xảy ra chung quanh hoặc đối với bản thân
mình. Ngƣời bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, mất hy vọng vào tƣơng lai, nghĩ rằng thế
giới xung quanh dƣờng nhƣ lúc nào cũng u ám.
Tăng động giảm chú ý: là một rối loạn về khả năng chú ý, bao gồm những biểu hiện
kém tập trung chú ý và từ đó dẫn đến khó hoàn thành bất cứ việc gì, thƣờng nhảy từ
việc này sang việc khác, nhảy trong quá trình làm.
Hành vi hung tính: là một dạng rối loạn hành vi, đặc trƣng bằng những biểu hiện lời
nói hoặc hành động thể chất có chủ đích làm tổn thƣơng hoặc làm hại ngƣời khác
hoặc thứ khác (đồ vật, động vật).
Hành vi phá bỏ qui tắc: những biểu hiện hành vi không phù hợp với lứa tuổi, đƣợc
lặp đi lặp lại có tính phá bỏ những qui tắc luật lệ tại môi trƣờng sống hay trong học

19


đƣờng. Hành vi phá bỏ qui tắc có một số triệu chứng đặc trƣng sau đây: uống rƣợu,
nói dối, bỏ học, không cảm thấy tội lỗi.
Vấn đề suy nghĩ: là một rối loạn liên quan đến suy nghĩ, với những triệu chứng thể
hiện sự không kỳ lạ và mất chức năng trong tƣ duy. Vấn đề suy nghĩ có một số triệu
chứng đặc trƣng nhƣ nhìn thấy, nghe thấy những gì kì lạ, có những ý tƣởng kỳ lạ.

Vấn đề xã hội: là một rối loạn liên quan đến chức năng xã hội của trẻ, bao gồm
những triệu chứng điển hình sau: cô đơn, quá phụ thuộc, thích chơi với những trẻ
bé hơn.
Vấn đề tâm thể: là một rối loạn liên quan đến những vấn đề sức khỏe thể chất mà
không có nguyên nhân thực thể. Bệnh tâm thể có những triệu chứng điển hình sau:
đau đầu, đau bụng không rõ nguyên nhân.
1.1.1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
Theo tổ chức Mental Health Foundation của Anh [42], có một số yếu tố, gọi là
yếu tố nguy cơ, sẽ khiến cho trẻ em dễ dàng mắc phải các vấn đề vế sức khỏe tâm
thần hơn. Đó là những yếu tố sau đây:
-

Bị những bệnh (thể chất) mãn tính

-

Bố hoặc mẹ có vấn đề về sức khỏe tâm thần, hoặc có vấn đề lạm dụng chất kích
thích hoặc bố/mẹ dính líu đến pháp luật.

-

Trải qua đau buồn do ngƣời thân mới mất.

-

Bố mẹ ly dị hay ly thân.

-

Bị bắt nạt, hoặc lạm dụng cơ thể hoặc tình dục.


-

Sống trong nghèo đói hoặc không có nhà cửa.

-

Bị kỳ thị có thể là đó là kỳ thị về giới tính, dân tộc hoặc vùng miền.

-

Đảm nhận vai trò của ngƣời chăm sóc cho họ hàng, hoặc phải nhận những
nhiệm vụ của ngƣời lớn.

-

Gặp những khó khăn trong học tập ở tình trạng kéo dài.
Nghiên cứu của Browne, John và Alexander, thấy rằng những gia đình kinh tế

khó khăn, bố mẹ lo kiếm sống, thậm chí bắt cả các con chƣa đến tuổi thành niên
cũng phải lao động. Sự tất bật, vất vả dễ gây căng thẳng, cáu gắt khiến không khí
trong gia đình thiếu đi sự ấm cúng. Đứa trẻ sẽ là nạn nhân của sự cáu giận đó. Mặt
khác, do kinh tế khó khăn, một số bố mẹ thiếu gƣơng mẫu, phạm luật trong khi

20


kiếm sống, bỏ qua những hành động sai của con mình. Nhƣng ngƣợc lại, nhiều gia
đình kinh tế đầy đủ, dƣ thừa, thỏa mãn các nhu cầu vật chất của trẻ. Do quá lao vào
công việc, thiếu thời gian quan tâm đến cảm xúc, tình cảm và giám sát các hoạt

động của con. Thậm chí đến lúc chúng phạm pháp, nghiện hút mới để ý, giáo dục,
có trƣờng hợp còn che giấu [19].
Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng trên đối
tƣợng là 2549 học sinh Trung học sơ sở có một số yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe
tâm thần của học sinh THCS:
-

Yếu tố gia đình, nhà trƣờng, xã hội:
+ Khó khăn trong việc kết bạn.
+ Nhận đƣợc ít sự quan tâm của gia đình hoặc không đƣợc sống với bố mẹ đẻ,
phải sống cùng bố dƣợng, mẹ ghẻ, bố mẹ nuôi, họ hàng thân thích.
+ Nhận đƣợc ít sự quan tâm từ phía thầy cô giáo, mong muốn các thầy cô giáo
quan tâm tới mình nhiều hơn nữa.

-

Yếu tố liên quan đến học tập:
+ Môi trƣờng học tập không yên tĩnh, ồn ào.
+ Thời gian học thêm quá nhiều (05 giờ/ ngày).
+ Học tập gây thăng cẳng về mặt tâm thần.
+ Học thi, học nhiều gây ra những căng thẳng về mặt tâm thần nhƣ cảm thấy
mệt mỏi và căng thẳng; ngủ không ngon giấc; rất mệ mỏi, căng thẳng và ăn
không ngon miệng; vô cùng mệt mỏi và đau nhức cơ thể.

Học sinh trung học cơ sở
1.1.3.1. Khái niệm học sinh THCS
Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11,12 đến 14,15.
Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trƣờng THCS. Lứa tuổi này còn
gọi là lứa tuổi thiếu niên và có một vai trò đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ
em. Vị trí đặc biệt này đƣợc phản ánh bằng tên gọi khác nhau của nó: “Thời kỳ quá

độ”, “tuổi khó bảo”. “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”… Những tên gọi nói nên
tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ
em. Đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trƣờng thành [9].

21


1.1.3.2. Sự phát triển về thể chất
Theo Đặng Phƣơng Kiệt [10], trƣớc tuổi dậy thì, các cơ quan sinh dục không
có nhiều sự thay đổi, song đến tuổi dậy thì, sự tăng trƣởng diễn ra rất nhanh và
mạnh mẽ. Tuổi dậy thì đƣợc xuất phát từ vùng dƣới đồi, kích thích đến tuyến yên.
Tuyến yên kiểm soát toàn bộ sự tăng trƣởng, kích thích sự sản xuất các hormon của
buồng trứng, tinh hoàn và tuyến thƣợng thận. Các tác nhân đặc biệt của tuổi dậy thì
là hocmon giới tính - ở nam là androgen từ tinh hoàn và ở nữ là estrogen từ buồng
trứng. Sự phát triển của hai giới có sự khác biệt, nữ thƣờng đạt tới tuổi chín muồi
về giới tính sớm hơn nam 2 năm. Tuổi dậy thì trung bình ở nữ là 11-14 tuổi ở nam
là 13-16 tuổi. Tuy vậy, mỗi cá nhân có tiến trình phát triển riêng, nên thời gian ở
mỗi cá nhân có thể rất khác nhau và càng ngày, trẻ em càng có xu hƣớng phát triển
sớm hơn.
Cùng đồng thời với sự phát triển của các cơ quan sinh dục, cơ thể của vị
thành niên nói chung cũng diễn ra giai đoạn “nƣớc rút”. Trẻ vị thành niên nhƣ lớn
lên từng ngày. Trong thời kỳ dậy thì, nam cao thêm trung bình khoảng 20 cm và nữ
cao lên khoảng 9 cm. Trong giai đoạn này, không chỉ lớn lên về chiều cao và cân
nặng, cơ thể còn phát triển cả các kích thƣớc khác: đầu, ngực, mông, tay, chân.
Thƣờng thì tất cả các bộ phận cơ thể không phát triển cùng một tốc độ, nên trẻ vị
thành niên trông có dáng lóng ngóng, ngƣợng nghịu và có phần không cân đối.
Tất cả xƣơng, cơ và khớp đều có một giai đoạn phát triển rất nhanh, chúng
trở nên dễ bị căng và đau. Trong quá trình phát triển của hệ tim mạch, tim có thể
quá nhỏ để chống đỡ với stress và các căng thẳng, nên trẻ vị thành niên cần đƣợc
bảo vệ để tránh bị kiệt sức. Trẻ vị thành niên phải đƣợc cung cấp tất cả các yếu tố

dinh dƣỡng cần thiết cho sự tăng trƣởng - các vitamin, muối khoáng và protein –
không chỉ chất bột, chất béo, những chất cung cấp nhiều năng lƣợng.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc & cs [11, tr.12,13] cho rằng vị thành niên có một số dấu
hiệu thay đổi về thể chất dễ nhận thấy sau đây:
Đối với nữ:
- Các em nữ có thể bắt đầu phát triển ngực khi 8-9 tuổi. Ngực phát triển đầy đủ
trong độ tuổi 12 đến 18.

22


- Lông ở các bộ phận sinh dục, nách và chân bắt đầu phát triển ở độ tuổi 9 hoặc
10 và đạt đƣợc mức nhƣ ngƣời trƣởng thành ở tuổi 13 hoặc 14.
- Kinh nguyệt lần đầu xuất hiện khoảng sau 2 năm khi có ngực và lông. Tuổi kinh
nguyệt xuất hiện trung bình ở trẻ vị thành niên Việt Nam năm 2003 là 14.4 tuổi.
- Trẻ vị thành niên nữ phát triển chiều cao nhanh ở tuổi 10 đến 14.5, đạt đỉnh
vào tuổi 12.
Đối với nam:
- Trẻ vị thành niên nam có thể nhận thấy tinh hoàn và bừu phát triển ở tuổi lên 9.
Ngay sau đó, dƣơng vật bắt đầu phát triển. Ở 16-17 tuổi, các cơ quan sinh dục đạt
đƣợc hình dáng và kích cỡ nhƣ ngƣời trƣởng thành.
- Lông ở cơ quan sinh dục cũng nhƣ ở lông nách, chân, ngực, râu bắt đầu phát triển
ở tuổi 12 và đạt đƣợc mức nhƣ ngƣời trƣởng thành ở tuổi 15-16.
- Trẻ vị thành niên nam không dậy thì đột ngột, nhƣ trƣờng hợp ở trẻ vị thành
niên nữ lần đầu xuất hiện kinh nguyệt. Sự xuất tinh ban đêm đều đặn (“giấc mơ
ƣớt”, “mộng tinh”) đánh dấu sự bắt đầu dậy thì ở nam giới. Mộng tinh thƣờng xuất
hiện ở tuổi 13 đến 17.
- Giọng nói của trẻ vị thành niên nam thay đổi (vỡ giọng) cùng lúc với dƣơng
vật phát triển. Xuất tinh ban đêm xuất hiện cùng với sự đạt đƣợc tối đa về chiều cao.
1.1.3.3. Đặc điểm phát triển về mặt xã hội

Theo Dƣơng Thị Diệu Hoa và cs (2008) Lứa tuổi học sinh THCS có những thay
đổi cơ bản trong giao tiếp với ngƣời lớn và bạn cùng tuổi [7]:
- Tính chủ thể trong quan hệ giữa trẻ với ngƣời lớn rất cao, thậm chí cao hơn
mức cần thiết.
- Trong quan hệ với ngƣời lớn, các em thƣờng xuất hiện nhiều mâu thuẫn.
- Trong giao tiếp với ngƣời lớn các em thƣờng có xu hƣớng cƣờng điệu hóa,
“kịch hóa” các tác động của ngƣời lớn trong ứng xử hàng ngày.
- Nhu cầu giao tiếp với bạn ngày càng phát triển mạnh.
- Quan hệ với bạn của các em là hệ thống độc lập và bình đẳng.
- Quan hệ với bạn của các em là hệ thống yêu cầu cao và máy móc.
- Có xuất hiện màu sắc giới tính trong quan hệ với bạn của học sinh THCS.
Một kết quả tất yếu của xu hƣớng tách ra khỏi bố mẹ để khẳng định bản sắc
riêng, sự độc lập của bản thân mình, đó là việc các em tìm đến các bạn bè đồng

23


trang lứa, những ngƣời đang gặp các vấn đề giống nhƣ các em. Chính vì vậy, bạn bè
đồng trang lứa trong tuổi này lại trở nên quan trọng hơn.
Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc & cs [11, Tr.14], giao tiếp của học sinh THCS với
bạn có một số đặc điểm sau:
- Nhóm bạn có thể là nơi trú ẩn an toàn của các em. Ở đó, trẻ vị thành niên có
thể thử các ý tƣởng mới.
- Ở đầu giai đoạn học sinh THCS, các nhóm bạn thƣờng không có các quan hệ lãng
mạn, thƣờng mang tính chất là hội, nhóm. Các thành viên của nhóm thƣờng hành động
giống nhau, ăn mặc giống nhau, có những bí mật hoặc nghi thức của nhóm và các
thành viên cùng tham gia chung vào các hoạt động.
- Khi bƣớc vào giữa hoặc cuối giai đoạn học sinh THCS (14-18 tuổi), các nhóm
bạn có thể bao gồm các mối quan hệ lãng mạn, yêu đƣơng.
Cha mẹ, thầy cô giáo, những ngƣời khác và bạn bè cùng lứa, hết thảy đều có ảnh

hƣởng đến trẻ. Nhƣng một hiện tƣợng đặc trƣng cho lứa tuổi này là trẻ bắt đầu hình
thành những thần tƣợng, những ngƣời và các em tôn sùng và “si mê”. Những thần tƣợng
này có những giá trị và các chuẩn mực thƣờng khác biệt so với giá trị và các chuẩn mực
của cha mẹ, mà các em tuân theo một cách “mù quáng”. Chính sự khác biệt về chuẩn
mực và giá trị này có thể làm nảy sinh mâu thuẫn gay gắt với cha mẹ.
Một phần quan trọng của sự lớn lên về mặt xã hội trong giai đoạn học sinh
THCS là phát triển khả năng tự định hƣớng (self-direction) và một ý thức trách
nhiệm [10]. Trẻ vị thành niên cần trải qua những cảm nghĩ về sự thỏa đáng và sự
hoàn thành trong công việc mà các em làm ở nhà và ở trƣờng học, cho nên các công
việc do cha mẹ và thầy cô giáo cho phải đƣợc chính trẻ vị thành niên nhìn nhận là
quan trọng, là đáng giá và có hiệu quả. Trẻ sẽ xây dựng các chuẩn mực để hoàn
thành nhiệm vụ cho phù hợp với kỳ vọng, nếu trẻ vị thành niên đƣợc đối xử với sự
tôn trọng. Nếu ngƣời ta kỳ vọng trẻ vị thành niên phải làm tốt công việc, thì cha mẹ
và thầy cô phải tin và tạo cho các em cơ hội thực hiện các nhiệm vụ đó theo cách
riêng. Một sự quan tâm to lớn đối với học sinh THCS là lựa chọn sự nghiệp và
chuẩn bị cho sự nghiệp đó.
Sự gia tăng năng lực tự định hƣớng bao gồm khả năng đánh giá và hành động
đạo đức. Học sinh THCS hình thành ý thức đạo đức về sự công bằng từ các kinh

24


nghiệm mà mình gặt hái đƣợc. Các em có thể có các tác động qua lại mang tính tôn
giáo với những ngƣời khác hoặc những ý tƣởng đang dẫn dắt các em tìm kiếm ý
nghĩa của cuộc đời. Một phƣơng tiện quan trọng trong khả năng thích nghi của học
sinh THCS là quan niệm về bản thân nhƣ một con ngƣời có đạo đức ứng xử, có trách
nhiệm và có thể chấp nhận đƣợc trong cái nhìn của mình và của ngƣời khác, có khả
năng kiềm chế mình và kiểm soát môi trƣờng xung quanh.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ảnh hưởng của mức độ sử dụng Internet đến cuộc sống của thanh thiếu niên

Nghiên cứu khác của Brenner (1997) tại Hoa Kỳ với bảng công cụ là bảng kiểm
kê hành vi nghiện liên quan đến Internet (IRABI) đƣợc phỏng theo tiêu chuẩn lạm
dụng chất có trong DSM-IV. Nghiên cứu đƣợc khảo sát trên 563 thanh thiếu niên
cho thấy họ sử dụng Internet 19 giờ mỗi tuần, và những ngƣời này đều có khó khăn
trong đời sống thực của họ [31, tr.8].
Nghiên cứu đầu tiên có qui mô là nghiên cứu của Greenfield (Trung tâm
nghiện Internet và Công nghệ Hoa Kỳ) vào năm 1999 với một bảng khảo sát chạy
trên trang ABCNews.com. Kết quả có trên 18.000 tham gia trả lời câu hỏi và trong
đó có khoảng 5,7% đáp ứng tiêu chuẩn lạm dụng Internet quá mức. Ông cũng cho
rằng có nhiều dịch vụ trên internet tạo ra sự chia ly, sự sai lệch về thời gian, và có
khoảng 6% cá nhân sử dụng Internet bị tác động những điều đó đến cuộc sống của
họ. Ông ta khẳng định tình dục, trò chơi, đánh bạc và mua sắm trực tuyến có thể tạo
ra sự tác động đến những thay đổi tâm trạng của ngƣời sử dụng [29, tr. 4].
Nghiên cứu của Egger và Rauterbeg (1996) tại Thụy Sỹ với 450 ngƣời cho thấy
có nhiều hậu quả tiêu cực đến đời sống của ngƣời sử dụng Internet với thời gian
nhiều. Họ luôn bị than phiền bởi gia đình, bạn bè bởi việc trải qua quá nhiều thời
gian trên mạng, họ có cảm giác luôn đề phòng khi trực tuyến [29, tr. 10].
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu của Tahiroglu và cs (2008) trên cỡ mẫu 3975
thanh thiếu niên và cho thấy có 7,6% trong số họ sử dụng trên 12 tiếng mỗi tuần.
Nghiên cứu cho thấy mục đích chủ yếu của thanh thiếu niên sử dụng Internet là để
chơi trò chơi và tiếp đến là tìm kiếm thông tin. Nữ giới chủ yếu sử dụng Internet để
tìm kiếm thông tin và nam giới chủ yếu là chơi trò chơi, trò chơi đƣợc yêu thích

25


×