Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa ước lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.06 KB, 95 trang )

a
ước lao động tập thể. Đặc biệt về vấn để hiệu lực thỏa ước lao động tập thể
ngành. Đặc biệt, việc sửa đổi bổ sung các quy phạm về hiệu lực của thỏa ước
lao động tập thể cần chặt chẽ hơn, đó là điều kiện bắt buộc các bên tham gia
ký kết thỏa ước, thực hiện nghiêm túc những điều khoản mà mình đã thương
lượng từ đầu. Nếu thực sự, những điều khoản đã ký kết khó buộc được đối
với người sử dụng lao động thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình đối
với người lao động, thì các bên có thể lập thêm bản cam kết thực hiện song
song với thỏa ước lao động tập thể.
4. Việt Nam hiện nay cần tích cực thực hiện các biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả cũng như chất lượng của việc ký kết và thực hiện thỏa ước.
Chúng ta cần phải tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật lao
động nói chung và pháp luật về hiệu lực của thỏa ước nói riêng để người lao
động và người sử dụng lao động thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng
của hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể. Cần nâng cao chất lượng hoạt
động của tổ chức công đoàn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lao động
và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật lao động trong lĩnh vực hiệu lực của
thỏa ước lao động tập thể.

85


KẾT LUẬN

Từ những nghiên cứu thực tế với đề tài "Pháp luật Việt Nam về hiệu
lực của thỏa ước lao động tập thể", tác giả rút ra những kết luận sau đây đây
đóng góp vào quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với những quy
định của pháp luật lao động, đặc biệt đối với hiệu lực của thỏa ước lao động
tập thể.
1. Hiệu lực thỏa ước lao động tập thể đã xuất hiện khá sớm kể từ khi
ra lịch sử của nước ta. Từ thời kỳ Pháp thuộc, thì vấn đề này đã xuất hiện, tuy


nhiên không được chính thống và tách biệt đỗi với một ngành luật riêng biệt
như ngành Luật lao động hiện nay. Việc xuất hiện hiệu lực của thỏa ước lao
động cũng đồng thời cho ta thấy việc thực hiện cam kết của các bên tham gia
trong quan hệ lao động cũng như tham gia và quá trình đàm phán, thương
lượng thỏa ước để có những quyền lợi cao hơn so với quy định của pháp luật.
Và cũng từ đó, hiệu lực của thỏa ước đảm bảo việc thực hiện quyền lợi cao
hơn pháp luật đối với bên sử dụng lao động, đông thời hạn chế xu hướng lạm
quyền của người sử dụng lao động.
2. Hiệu lực pháp luật của thỏa ước lao động tập thể được đảm bảo cho
việc thực hiện bằng các quy định của nhà nước, nhưng sự quy định này vẫn
dựa trên sự thương lượng của các bên trong quan hệ lao động. Tất cả những
nội quy và quy định của doanh nghiệp phải phù hợp với thỏa ước. Đặc biệt,
khi mọi người vào doanh nghiệp sau ngày ký thỏa ước đều phải đảm bảo thực
hiện. Hay trong một số trường hợp sáp nháp, chia tách, chuyển quyền quản lý
doanh nghiệp… thì những người sử dụng lao động mới vẫn có trách nhiệm
phải thực hiện những thỏa ước lao động đã ký kết.
3. Pháp luật Việt Nam về hiệu lực thỏa ước lao động tập thể đang hiện
hành còn có nhiều điểm bất cấp với nền kinh tế thị trường, không khuyến

86


khích, phát huy được trong các doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp ký
kết và đảm bảo thực hiện vẫn chưa nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài hay các doanh nghiệp tư nhân cũng vậy. Việc thực hiện
không được đảm bảo do việc sao chép các bản thỏa ước lao động trên thực tế.
Tranh chấp lao động vẫn xảy ra ngày càng nhiều, các cuộc đình công và đặc
biệt là đình công về lợi ích ngày càng gia tăng. Do đó, việc tiếp tục nghiên
cứu, hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể là hết sức
quan trọng và cần thiết.

4. Pháp luật hiện hành về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể nên
sửa đổi và bổ sung một số điều khoản để hoàn thiện hơn. Đó là quy định cụ
thể về hiệu lực của thỏa ước ngành, về người đại diện tập thể người lao động
khi không phải là tổ chức Công đoàn.. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền
pháp luật, giải thích để người sử dụng lao động cũng như người lao động thấy
được vai trò, tầm quan trọng của hiệu lực thỏa ước lao động tập thể để họ tự
giác ký kết thỏa ước.
5. Quan hệ lao động ngày càng đa dạng và phong phú do sự gia nhập
vào WTO, nên vấn đề hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể ngày càng có vai
trò quan trọng. Chúng ta sẽ xử lý như thế nào khi nó vượt ra ngoài phạm vi
của quốc gia. Sự hình thành các công ty đa quốc gia, các công ty mẹ, công ty
con ở các quốc gia khác nhau sẽ đòi hỏi chúng ta phải giải quyết các vấn đề
liên quan đến hiệu lực của thỏa ước. Đây cũng là một vấn đề để các nhà lập
pháp nghiên cứu để nhũng quy định phù hợp để giải quyết vấn đề.

87


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban soạn thảo Bộ luật Lao động (1993), Một số tài liệu pháp luật lao
động nước ngoài, Hà Nội.
2. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005),
Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
3. Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được
sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002 và năm 2006) (2007), Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
4. Bộ luật Lao động Việt Nam Cộng hòa (1958), Theo bản do nhà in các
Công báo ấn hành, Sài Gòn.
5. Nguyễn Mạnh Bách (1998), Nghĩa vụ dân sự trong Luật dân sự Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Ngô Huy Cương (2009), Tự do ý chí trong pháp luật Việt Nam, Đề tài đặc

biệt cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Phạm Huy Đoán (Chủ biên) (2004), Hệ thống văn bản hướng dẫn thực
hiện Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, kỷ luật lao động và
trách nhiệm vật chất, Nxb Lao Động, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Giao và Lưu Tiến Dũng (1995), Bình luận Khoa học Bộ luật
Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Khoa Luật - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội (1999), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Lý luận chung
về Nhà nước và pháp luật, Nxb Thế giới, Hà Nội.

88


12. Đỗ Năng Khánh (2009), Thỏa ước Lao động tập thể theo pháp luật Lao
động Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà
Nội.
13. Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam Dân luật Lược Khảo - quyển II, Nghĩa vụ
và khế ước, Nxb Bộ quốc gia giáo dục (in lần thứ nhất), Sài Gòn.
14. Nhà xuất bản Lao động (2006), Tìm hiểu Luật Lao động và Pháp luật
Công Đoàn Việt Nam, Hà Nội
15. Nhà xuất bản Thế giới (1998), Từ điển pháp luật Anh - Việt, Hà Nội.
16. Nguyễn Quang Quýnh (1972), Luật lao động và an ninh xã hội, Đại học
Luật khoa Sài Gòn, Sài Gòn
17. Tổ chức Lao động Quốc tế (2004), Một số công ước và khuyến nghị của
Tổ chức Lao động quốc tế, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
18. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết năm 2008, Hà Nội.

19. Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam và Công Đoàn Na Uy (2009), Ký kết
Thỏa ước lao động tập thể ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối
với Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
20. Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (1998), Đại từ điển Tiếng
Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
21. Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
22. Viện ngôn ngữ (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm từ
điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
23. V.N. Kiselev-V.G.Smolkov (2004), Quan hệ đối tác xã hội ở Nga, (Người
dịch: Nguyễn Lai - Nguyễn Việt Vượng), Nxb Lao động, Hà Nội.
24. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Từ điển giải thích thuật ngữ luật
học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
TIẾNG ANH

89


25. Collective Labour Agreement, Strike and lock-out Act 1983, Turkey (Law
No. 2822), Published in the Official Gazette on 07 May 1983, No 18040.
26. ILO Constitution (1998), International Labour Office, Geneve
27. MDC Publishers SDN BHD (2005), Industrial relations Act and relations,
Malaysia
TRANG WEBSITE

28. />29. />30. />
90




×