Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về chủ thể của người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.09 KB, 4 trang )

Mục đích của người lao động khi tham gia quan hệ pháp luật giữa người lao
động và người sử dụng lao động là để bán sức lao động kiếm tiền trang trải cho các
nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình. Vì vậy, người lao động phải là người có
sức lao động nhưng tiêu chí nào để xác định một người đang “có sức lao động”? và
điều kiện về chủ thể của người lao động như thế nào?
1. Điều kiện chung theo quy định của pháp luật Việt Nam về chủ thể của người
lao động
Theo luật lao động Việt Nam thì điều kiện để trở thành người lao động phải ít
nhất 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
Về độ tuổi, pháp luật nước ta lựa chọn 15 tuổi là dựa trên cơ sở lý luận và cơ
sở thực tiễn. Thứ nhất, về cơ sở lý luận thì chúng ta căn cứ theo Công ước 138 của
ILO đưa ra 3 độ tuổi của người lao động là 13, 14, 15. Thứ hai, về cơ sở thực tiễn thì
phù hợp với tâm sinh lý của người Việt Nam và đây là độ tuổi trung bình, lứa tuổi 15
là lứa tuổi học hết THCS, mặt khác ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ,
công nghiệp thủ công nên lứa tuổi 15 sẽ phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp
này và với trình độ khoa học – kỹ thuật không cao thì 15 tuổi cũng dễ đáp ứng ngoài
ra cũng do sự điều chỉnh về pháp luật lao động là dựa trên cơ sở thỏa thuận.
Về khả năng lao động của người lao động thì được thể hiện qua năng lực
pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực pháp luật của người lao động là khả năng
pháp luật quy định cho công dân quyền được làm việc và thực hiện một số nghĩa vụ
của người lao động và hưởng một số chế độ danh cho người lao động, và một người
được coi là có năng lực pháp luật có thể tham gia quan hệ pháp luật lao động cụ thể
khi đã đủ 15 tuổi. Năng lực hành vi là khả năng trong mỗi người đạt được tiêu chuẩn
tham gia quan hệ pháp luật lao động, là khả năng hoàn thành công việc theo trình độ
chuyên môn và sức khỏe gồm hai yếu tố: điều kiện thể lực và điều kiện về trí lực.
Điều kiện thể lực là tình trạng sức khỏe bình thường có thể thực hiện được công việc
theo yêu cầu chung của xã hội, còn điều kiện trí lực là khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi lao động. Có năng lực hành vi thực sự tức là có khả năng tham gia
1
quan hệ lao động, để có được khả năng đó, người lao động cần có thời gian học tập,
tích lũy kiến thức và theo pháp luật một người đủ 15 tuổi được coi là đã có khả năng


lao động thục thụ. Vấn đề có khả năng lao động vẫn chỉ là vấn đề định tính.
Có giao kết hợp đồng lao động, có thể là hợp đồng lao động bằng văn bản,
hợp đồng lao động bằng miệng hoặc hợp đồng lao động bằng hành vi
2. Những trường hợp ngoại lệ về điều kiện chủ thể của người lao động
Thứ nhất, đôi khi có những chủ thể có năng lực hành vi không đầy đủ như
người chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật là người lao động phải là người từ đủ
15 tuổi trở lên và có khả năng lao động thì với người lao động dưới 15 tuổi nếu có
ký kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ đỡ đầu
bằng văn bản cam kết, những người lao động này chỉ làm những công việc nhẹ
nhàng trong lao động bình thường, họ phải ký hợp đồng lao động và phải học hết
tiểu học, phải thỏa mãn quy định tại thông tư số 09/tt-lb ngày 13-4-1995 của liên bộ
lao động - thương binh và xã hội - y tế quy định chi tiết các điều kiện lao động có hại
và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên, môi trường lao động không
được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần... Như vậy, đối với người dưới 15
tuổi, thì ngoài một số nghề, công việc và các điều kiện như trên nêu thì bất kỳ người
nào dưới 15 tuổi tham gia quan hệ lao động đều là trái pháp luật lao động của Việt
Nam.
Thứ hai, người sử dụng lao động được tuyển lao động nước ngoài khi người
lao động nước ngoài có các điều kiện: Theo quy định tại điều 4 của Nghị định số
105/2003/NĐ – CP ngày 17/9/2003 của Chính phủ thì người lao động nước ngoài
phải có các điều kiện là đủ 18 tuổi trở lên, có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công
việc, có chuyên môn kỹ thuật cao (bao gồm: kỹ sư hoặc người có trình độ tương
đương kỹ sư trở lên; nghệ nhân những ngành nghề truyền thống), có nhiều kinh
nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành, quản lý hoặc những công việc quản lý
mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được, không có tiền án, tiền sử về tội xâm
phạm an ninh quốc gia theo quy định của Pháp luật Việt Nam, không thuộc diện
2
đang truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt, chưa được xóa án tích
theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài; có giấy phép lao
động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ đủ 3 tháng trở lên

do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp phải cấp
giấy phép lao động theo quy định tại khoản 1 điều 6 của Nghị định số 105/2003/NĐ
– CP. Ở đây lao động Việt Nam từ 15 tuổi trở lên còn lao động nước ngoài làm việc
tại Việt Nam từ 18 tuổi trở lên bởi vì thứ nhất là ưu tiên lao động Việt Nam làm
công việc giản đơn còn lao động nước ngoài sử dụng ở trình độ cao: nhà quản lý,
giám đốc điều hành, chuyên gia và độ tuổi 18 là độ tuổi có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, tự chịu trách nhiệm các hành vi của mình từ đó sẽ tạo điều kiện cho doanh
nghiệp Việt Nam phát triển hơn.
Theo Điều 42 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng thì người lao động được đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; có ý thức
chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt; đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật
Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động. Và:
Nếu người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng doanh nghiệp, tổ
chức sự nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài còn có thêm: đáp ứng yêu cầu
về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo
yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động; được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến
thức cần thiết; không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật
Việt Nam
Nếu người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân thì được
quy định tại Điều 50 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng còn có thêm: có hợp đồng lao động cá nhân theo quy định tại điều 51 Luật
lao động 2006; có giấy xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động cá nhân của sở Lao
động thương binh và xã hội nơi người lao động thường trú.
3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2009.
2. Khoa luật - Viện Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình luật lao động Việt Nam,
Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009

3. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm
2006.
4. Lưu Bình Nhưỡng (chủ biên), Hỏi đáp pháp luật về đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2008.
5. Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2007.
4

×