Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.69 KB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ THU HIỀN

DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ NGUYỄN KHUYẾN, TÚ XƢƠNG Ở
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2012
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM THỊ THU HIỀN

DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ NGUYỄN KHUYẾN, TÚ XƢƠNG Ở
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Trần Khánh Thành

HÀ NỘI - 2012
2




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Khánh Thành - người thầy trực tiếp chỉ bảo,
hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt
nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô Trường
Đại học Giáo Dục đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu đề tài luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo thành Phố Hải Phòng,
Ban giám hiệu trường THPT Quốc Tuấn và các thầy cô giáo trong tổ Văn - Sử Địa trường THPT Quốc Tuấn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình học tập
và nghiên cứu.
Để hồn thành luận văn này, em còn nhận được sự quan tâm, động viên rất
lớn của gia đình, bạn bè. Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn trân trọng
nhất!

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2012
Tác giả

Phạm Thị Thu Hiền

3


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn........................................................................................................

i


MỤC LỤC........................................................................................................

ii

MỞ ĐẦU.........................................................................................................

1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI................................................

7

1.1. Một số vấn đề thi pháp học ......................................................................

7

1.1.1. Khái niệm về Thi pháp học.....................................................................

7

1.1.2. Các bình diện thi pháp cơ bản trong sáng tạo văn học …………….....

8

1.2. Thi pháp văn học trung đại ……………………………………….……...

12

1.2.1. Tính ước lệ …………………………………………………….……...


13

1.2.2. Tính quy phạm ……………………………………………………... ...

14

1.2.3. Tính phi ngã ……………………………………………….…………..

14

1.2.4. Thiên nhiên trong thơ văn trung đại ………………………………......

14

1.2.5. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong văn
học trung đạị………………………………...……………..…………………

15

1.2.6 Con người trong văn thơ trung đại …….………...……………….……

16

1.3 Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ
Tú Xương ……………………………………………………………….…..

18

1.3.1. Một số vấn đề về thi pháp Nguyễn Khuyến……………………….…..


18

1.3.2. Một số vấn đề về thi pháp Tú Xương .…………............................….. .

26

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ TRUNG ĐẠI TRONG
NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI
MỚI TỪ HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP……………………………..…

39

2.1 Thực trạng dạy học thơ trung đại trong nhà trường phổ thông hiện nay…. 39
2.1.1. Thực trạng học thơ trung đại nói chung trong nhà trường
phổ thơng hiện nay……………………………………………..…………….
4

39


2.1.2. Thực trạng dạy học “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến và
“Thương vợ” của Tú Xương…………….………………………………….. .

41

2.2. Những định hướng đổi mới khi giảng dạy hai bài thơ “Thu điếu”
của Nguyễn Khuyến và “Thương vợ” của Tú Xương từ hướng tiếp
cận thi pháp…………………………………………………………………..


43

2.2.1.Dạy bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến và “Thương vợ” của
Tú Xương từ hướng tiếp cận thi pháp thơ trung đại……………………..…… 43
2.2.2.Dạy bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của
Tú Xương theo đặc điểm thi pháp tác giả……………………………………. 45
2.2.3. Kết hợp một cách hợp lí với các phưong pháp dạy học các
tác phẩm văn chương…………………………………………………………. 66
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM DẠY BÀI “THU ĐIẾU” (NGUYỄN
KHUYẾN) VÀ “THƢƠNG VỢ” (TÚ XƢƠNG) TỪ HƢỚNG TIẾP
CẬN THI PHÁP……………………………………………………………... 72
3.1 Mục đích thực nghiệm…………………………………………………….. 72
3.2 Những khó khăn, thuận lợi đặt ra khi dạy “Thu điếu” của Nguyễn
Khuyến và “Thương vợ” của Tú Xương theo hướng tiếp cận thi pháp………

72

3.2.1 Khó khăn………………………………………………………………..

72

3.2.2 Thuận lợi …………………………………………………………….…

75

3.3 Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học bài “Thu điếu” củaNguyễn
Khuyến và “Thương vợ” của Tú Xương ………………………… ……..…

76


3.3.1 Bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến………………………………. …

76

3.3.2. Bài “Thương vợ” của Tú Xương ………………………………….…

87

3.4. Tổ chức thực nghiệm……………………………………………..…....

96

3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm………………………………………………..

96

3.4.2. Dạy thực nghiệm ……………………………………………………... 96
3.5. Kết quả thực nghiệm ……………………………………………...……. 97
3.5.1 Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo
sát là giáo viên ………………………………………………………...…….. 97
5


3.5.2. Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo
sát là học sinh…………………………………………………………….….

98

3.5.3. Đánh giá kết quả………………………………………………….......


99

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ …………………….……….…………

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..……………… 103

6


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học có vị trí quan trọng đặc thù trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành
nhân cách học sinh. Văn học trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người
hướng tới chân - thiện - mỹ. Nhờ có văn học mà đời sống tinh thần của con người
ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế hơn. Tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ,
bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình hàng ngày,
trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang sống
trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, văn học bồi đắp cho học sinh
lòng yêu nước, thái độ trân trọng truyền thống, và ngôn ngữ mẹ đẻ... Thời nào
cũng vậy, tác phẩm văn học chân chính có khả năng kì diệu là thanh lọc tâm hồn
con người, làm người “gần người hơn”.
Mặc dầu có vị trí, chức năng quan trọng đặc biệt như vậy nhưng trong thời
đại của nền kinh tế thị trường nhu cầu nhân lực, do tâm lí thực dụng của học sinh
hiện nay trong việc chọn ngành, nghề cho mình có thu nhập cao, nên hiện nay
đang xuất hiện tình trạng nhiều học sinh khơng thích học mơn Ngữ văn. Các em
coi các môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, Tin học là những hành trang bước vào
thế kỷ. Với thực tế trên đã khiến cho nhiều học sinh vốn đã khơng thích học môn
Ngữ văn, đặc biệt là những học sinh thi các khối thi có các mơn khoa học tự

nhiên, càng có “cớ” để lạnh nhạt, hờ hững với mơn học này nhất là khi học các
tác phẩm khó như các tác phẩm thơ trung đại. Vì vậy, chất lượng mơn Văn ngày
càng đi xuống ở tình trạng báo động. Học sinh rất chán học văn, giáo viên khơng
cịn tâm huyết để dạy, đặc biệt là trong những giờ học tác phẩm văn học trung
đại. Xét về lịch sử phát triển văn học, giai đoạn văn học trung đại Việt Nam là
một giai đoạn có vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình vận động của nền văn
học nước nhà. Những nền móng vững chắc của văn học dân tộc được xây dựng và
và gìn giữ ngót mười thế kỉ là một tài sản hết sức quý báu đối với các thời kì phát
triển tiếp sau của kiến trúc thượng tầng xã hội. Và trong nhà trường trung học phổ
7


thông văn học trung đại chiếm một dung lượng khá lớn. Dù vậy, vẫn cịn khơng ít
những khía cạnh của văn học trung đại cho đến ngày nay không khỏi làm cho
chúng ta băn khoăn, trăn trở. Để góp phần rút ngắn con đường khám phá giá trị
của văn học trung đại, theo xu hướng chung hiện nay là tiếp cận theo hướng thi
pháp học.
Hiện nay, trong các nhà trường phổ thông đang tiến hành đổi mới phương
pháp dạy học một cách tích cực trong đó việc dạy học văn từ hướng tiếp cận thi
pháp đang diễn ra sâu rộng. Dạy văn theo hướng tiếp cận thi pháp học đang thấm
vào từng tiết học và bước đầu đã có những kết quả. Việc vận dụng phương pháp
này vào dạy văn ở nước ta hiện nay có nhiều điều kiện tốt để thực hiện. Việc phổ
biến tri thức thi pháp học trong nhà trường đã có bề dày khoảng 20 năm. Từ
những vấn đề trên, kết hợp khát khao muốn khám phá cái hay, cái đẹp trong văn
học trung đại qua những tác phẩm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương – là hai cây
đại thụ lớn của văn học trung đại, sáng tác của hai ông đã kết tinh nhiều giá trị
thời đại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn
Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp. Với đề
tài này, chúng tơi muốn tìm đến một cách dạy thích hợp, mang tính khoa học và
nghệ thuật, góp phần nâng cao hiệu quả một giờ giảng dạy văn chương, hình

thành khả năng cảm thụ văn chương một cách tồn diện, từ đó bồi dưỡng cho học
sinh tình u đời với môn học này, chúng tôi mong muốn đề tài sẽ góp một phần
nhỏ vào q trình hiện đại hóa việc dạy học mơn Ngữ văn hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đề tài “Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học
phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp” được chúng tôi xem xét và nghiên cứu
lịch sử vấn đề theo hai hướng chính sau:
Thứ nhất: tìm hiểu những tài liệu nghiên cứu liên quan đến thi pháp học.
Thứ hai: tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu liên quan đến con người và sự
nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến và Tú Xương.
8


2.1. Thi pháp học
Một số tác giả nghiên cứu phương pháp giảng văn theo quan điểm tiếp cận
thi pháp thể loại, thể tài của tác phẩm. Có thể kể đến các cơng trình: Vấn đề giảng
dạy tác phẩm văn học theo loại thể (Trần Thanh Đạm - Chủ biên), Mấy vấn đề
phương pháp giảng dạy - nghiên cứu văn học dân gian (Hoàng Tiến Tựu), Mấy
vấn đề phương pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam (Nguyễn Sĩ Cẩn), Tác phẩm trữ
tình và phương pháp giảng dạy (Nguyễn Thanh Hùng), Phân tích tác phẩm văn
học từ góc độ thi pháp (Nguyễn Thị Dư Khánh),... Nhìn bao qt, những cơng
trình này đều chủ yếu giới thiệu cách vận dụng đặc trưng thi pháp thể loại, thể tài
vào phân tích hình tượng, kết cấu, ngôn ngữ để làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề và
giá trị nghệ thuật của tác phẩm trong khi giảng văn. Các tác giả nêu lên những
phương pháp, biện pháp giảng dạy cụ thể như: đọc, phân tích, giảng giải, rút ra
các khâu, các bước trong quá trình tìm hiểu, phân tích một tác phẩm thuộc thể
loại nhất định, cịn cách thức trình bày trước học sinh chưa được nói đến. Cũng có
một vài tác giả cũng có chú ý tiếp cận, phân tích giảng văn trên bình diện thi pháp
tác phẩm nhưng chỉ như là gợi ra một hướng mở.
2.2. Nguyễn Khuyến và Tú Xương

Là hai tác gia trào phúng xuất sắc, con người và sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã trở thành đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn
học, phê bình văn học và lí luận văn học. Qua q trình phân tích, tổng hợp,
chúng tơi có thể kể đến những cơng trình nghiên cứu về con người cũng như sự
nghiệp thơ văn của Nguyễn Khuyến và Tú Xương như sau:
2.2.1. Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến được biết đến với tư cách là một nhà thơ từ rất sớm, ngay
từ những năm đầu của thế kỷ XX. Thơ nôm của ông đã được giới thiệu trên tạp
chí Nam Phong và cuốn sách: Quốc văn trích diễm của Dương Quảng Hàm xuất
bản 1925 cũng đã giới thiệu 7 bài thơ nôm của Nguyễn Khuyến. Từ đó trở đi
Nguyễn Khuyến ln là một nhà thơ được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
9


Tiếp sau Quốc văn trích diễm của Dương Quảng Hàm thì trong cuốn sách nổi
tiếng Việt Nam Văn học sử yếu (Nha học chính Đơng Pháp xuất bản . H. 1943) đã
xếp Nguyễn Khuyến vào hàng ngũ các nhà thơ trào phúng nổi tiếng của văn học
dân tộc. Hay trong cuốn Văn thơ Nguyễn Khuyến (Bộ Giáo dục xuất bản. H.
1957) cịn phong cho ơng là một nhà thơ trào phúng Việt Nam có tiếng cười độc
đáo. Bộ sách Văn học sử quan trọng nhất của văn học cổ trung đại Lược thảo lịch
sử văn học Việt Nam (gồm 3 tập của nhóm Lê Q Đơn, Xây dựng xuất bản. H.
1957) đã dành 20 trang để nghiên cứu về Nguyễn Khuyến với tư cách là một nhà
thơ trào phúng lớn. Bài viết của Nguyễn Huệ Chi cũng có những nhận xét về con
người Tam Nguyên Yên Đổ: con người đó cũng khơng qn nhìn lại mình tự vấn
mình như một kẻ sỹ chân chính thầm để những giọt nước mắt chảy vào trong và
đành cười nhạo thân phận lơ láo tỉnh say, say tỉnh của mình. Sự đa dạng và thống
nhất trên quá trình chuyển động của một phong cách và dấu hiệu chuyển mình
của tư duy thơ dân tộc. Bài Nguyễn Khuyến trong bối cảnh văn hoá xã hội Việt
Nam cuối thế kỷ XIX đầu XX của tác giả Trần Quốc Vượng ( Theo thi hào
Nguyễn Khuyến đời và thơ) cho thấy sau khi chán ngán quan trường, Nguyễn

Khuyến cáo quan về quê làm một cụ nghè sống cuộc đời như “phỗng đá”, “anh
giả điếc”, “mù loà”, “mẹ mốc”, “gái goá”. Sống như vậy dường như nhà thơ
muốn chạy trốn cuộc đời, chạy trốn giai cấp mà ông đã phục vụ quá nửa đời
mình. Riêng về mảnh đất thi pháp học về tác giả, Trần Đình Sử cũng đã có bài
nghiên cứu về nhà thơ Tam nguyên Yên Đỗ đăng trong tập sách “Thế giới nghệ
thuật thơ” của ông. Bài viết của giáo sư Trần Đình Sử có tính chất khoa học sâu
sắc và có ý nghĩa như là bước định hướng về việc nghiên cứu sâu rộng hơn tác giả
Nguyễn Khuyến đối với những ai quan tâm đến tác gia văn học trung đại này. Bài
viết “Thơ Nguyễn Khuyến, từ quan niệm nghệ thuật về con người đến khơng –
thời gian nghệ thuật” của tác giả Hồng Dục cũng tiếp cận thơ Nguyễn Khuyến từ
thi pháp.
2.2.2. Tú Xương
10


Những cơng trình, bài nghiên cứu chun luận về tiểu sử, sự nghiệp của Tú
Xương như: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX của
Nguyễn Lộc (phần viết về Tú Xương), Tú Xương – tác phẩm và giai thoại của Đỗ
Huy Vinh, Thơ Tú Xương của Phạm Vĩnh, Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm
của Nguyễn Văn Sỹ,… Những cơng trình, bài viết đánh giá, bình luận về nội
dung, nghệ thuật qua các sáng tác của Tú Xương, nổi lên như: Thơ văn Trần Tế
Xương – tác phẩm và lời bình của Tuấn Thành, Anh Vũ, các bài viết chuyên luận
“Thơ văn Tú Xương” của Đỗ Đức Hiểu, “Nghệ thuật Tú Xương” của Trần Thanh
Mai – Trần Tuấn Lộ, “Hiện thực và trữ tình trong thơ Tú Xương” của Nguyễn
Tuân… Riêng về thi pháp học, tác giả Hồ Giang Long với cuốn sách Thi pháp
thơ Tú Xương. Trong cuốn sách này, tác giả Hồ Giang Long đã đưa ra các phạm
trù về thi pháp như quan niệm về con người, không gian nghệ thuật, giọng điệu
trong thơ Tú Xương.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu cũng như chun luận đều mang tính
khoa học cao và góp phần làm sáng lên giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung hiện

thực, trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Ở đó con người và tác
phẩm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương được khẳng định và phân tích. Các cơng
trình, bài viết nghiên cứu đã giúp tơi có định hướng để tiếp tục nghiên cứu đề tài
nhằm hồn thành đề tài có chất lượng hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài: Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung
học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp nhằm góp phần đổi mới phương pháp
dạy học Ngữ Văn, nâng cao hiệu quả giảng dạy qua đó bồi dưỡng năng lực nhận
thức và tình u đối với văn học của học sinh, luận văn xin đề xuất phương pháp
dạy hai bài thơ cụ thể: Thu điếu (Nguyễn Khuyến) và Thương vợ (Tú Xương)
trong chương trình Ngữ văn 11, ban cơ bản.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
11


Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, chúng tơi xác định đề tài có
những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Giải quyết một số vấn đề lý luận về thi pháp học, thi pháp thơ trung đại, thi pháp
thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú Xương.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học tác phẩm thơ trung đại
- Đề xuất phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận thi pháp.
- Thiết kế thể nghiệm giáo án bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ
của Tú Xương theo hướng tiếp cận thi pháp.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc trưng thi pháp học, thi pháp văn
học trung đại, thi pháp Nguyễn Khuyến và thi pháp Tú Xương.
+ Định hướng đổi mới dạy bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú
Xương.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Nghiên cứu lí luận về dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận thi pháp.
+ Vận dụng vào dạy Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú Xương.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh, thống kê, phân tích.
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm .
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng dạy học thơ trung đại trong nhà trường trung học phổ
thông hiện nay và định hướng đổi mới từ hướng tiếp cận thi pháp
Chương 3: Thực nghiệm dạy bài “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến) và “Thương vợ”
(Tú Xương) từ hướng tiếp cận thi pháp
12


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số vấn đề về thi pháp học
1.1.1. Khái niệm về thi pháp học
Từ việc hiểu thi pháp theo nhiều cách khác nhau nên hiện nay cũng có rất
nhiều cách hiểu về thi pháp học. Có ý kiến cho rằng thi pháp học là khoa học
nghiên cứu thi pháp. Có ý kiến lại cho rằng thi pháp học nghiên cứu hình thức
nghệ thuật của văn học và từ hình thức chỉ ra nội dung văn học. Hay thi pháp học
là khoa học nghiên cứu văn học như một nghệ thuật. Hay "Thi pháp học là khoa
học nghiên cứu thi ca (văn học) với tư cách là một nghệ thuật." (V. Girmunxki).
Todorop trong cơng trình Thi pháp học (1975) định nghĩa thi pháp là những quy
tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra tác phẩm văn học cụ thể.
Vinogradop xác định “Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu các hình thức,

các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ,
các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt … không chỉ là các hiện
tượng của ngôn từ văn học, mà cịn là bản thân các phương diện hình tượng
khác nhau nhất của cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác văn học dân gian”(
Phong cách học, Lí luận ngơn từ văn học, Thi pháp học M.,1963). Trần Đình Sử
đã đưa ra định nghĩa về thi pháp học như sau : “Thi pháp học là bộ môn nghiên
cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật, mọi nguyên tắc, phương
tiện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động, phát triển lịch sử của chúng”
[16; 8 ]. Từ điển thuật ngữ văn học ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi) định nghĩa “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống
các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ
thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống
hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự cấu thành thế giới nghệ
thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật”.[6; 304]
13


Từ những định nghĩa nêu trên, ta có thể thống nhất cách hiểu về thi pháp
học như sau: thi pháp học là một bộ môn khoa học đặc thù nghiên cứu thi pháp,
tức nghiên cứu các phương tiện nghệ thuật tạo nên tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
trong sự thống nhất tồn vẹn của nó.
1.1.2. Các bình diện thi pháp cơ bản trong sáng tạo văn học
Từ cách hiểu về thi pháp học như trên, vậy dạy một tác phẩm văn học theo
hướng thi pháp học cần chú ý 6 bình diện thi pháp trong sáng tạo văn học:
1.1.2.1. Thi pháp nhân vật
Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Thi pháp học xem xét nhân
vật ở ba khía cạnh: tính cách nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người, nghệ
thuật tả nhân vật.
+ Nhân vật và sự miêu tả nhân vật: con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của
văn học trong các phương thức trữ tình, tự sự và kịch dù trực tiếp hay gián tiếp.

Nhân vật có tên Kiều hoặc Kim Trọng hoặc khơng có tên như mụ dì ghẻ, tiểu
đồng, ơng qn. Nhân vật được sáng tạo, hư cấu để khái quát và biểu hiện tư
tưởng, thái độ đối với cuộc sống. Ca ngợi nhân vật là ca ngợi cuộc đời, lên án
nhân vật là phê phán đời. Xót xa cho nhân vật là xót xa đời. Tìm hiểu nhân vật là
tìm hiểu về cuộc đời và con người, tìm hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả đối với
con người.
Trong thơ trữ tình, có nhân vật trữ tình: con người tự bộc lộ nỗi niềm trước
cuộc sống. Trong kịch, con người tự bộc lộ qua hành động ngơn ngữ của mình.
Trong tác phẩm tự sự (truyện, kí) nhân vật là con người được kể, tả ra bằng lời
của nhà văn.
Nói chung, nhân vật được miêu tả bằng các phương tiện văn học, tức bằng
ngôn từ. Miêu tả bao gồm tả cảnh ngụ tình, diễn tả cảm xúc, tường thuật, kể sự
việc… gọi chung là hình thức của văn học.
Miêu tả trong văn học khác với miêu tả trong các khoa học khác thường chỉ
cần đạt sự chính xác, khách quan. Ở đây miêu tả nhằm hai mục đích: gợi ra hiện
14


tượng cuộc sống và gợi ra sự cảm thụ và bộc lộ cái nhìn của tác giả. Từ đó nhà
văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người.
+ Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm nhận thẩm mĩ khi xây
dựng nhân vật. Quan niệm đó chi phối nhà văn khi miêu tả nhân vật và các bộ
phận khác của tác phẩm (kể cả lời dẫn truyện.v.v..). Đây là kiểu thi pháp cơ bản
nhất của văn học nghệ thuật. Thực tế có hai quan niệm về con người: một là con
người như một phạm trù tư tưởng, chính trị, đạo đức xã hội; hai là con người như
một phạm trù thẩm mĩ. Quan niệm thứ hai chủ yếu là quan niệm của văn nghệ sĩ.
Nàng Kiều là nhân vật có nội tâm phong phú nhưng nàng chỉ biết nhớ người thân
trong hiện tại, không ưa sống trong hồi tưởng và sống với quá khứ như các nhân
vật tiểu thuyết hiện đại sau này. Đó là do quan niệm nghệ thuật về con người của
Nguyễn Du chưa đạt tới như thời hiện đại.

Nghiên cứu thi pháp nhân vật khác với cơng việc phân tích nhân vật. Phân
tích nhân vật là chỉ ra các nội dung đựơc thể hiện trong nhân vật như tính cách,
ngoại hình, phẩm chất, niềm vui, nỗi buồn, lí tưởng… Trái lại khi nghiên cứu thi
pháp nhân vật, ta phải khám phá cách cảm nhận con người qua việc miêu tả nhân
vật. Tất nhiên, khi ta đã tìm hiểu thi pháp nhân vật thì việc phân tích nhân vật sẽ
sâu sắc hơn, tồn diện hơn.
1.1.2.2. Thi pháp không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là trường nhìn được mở ra từ một điểm nhìn, cách
nhìn. Mỗi tác phẩm có một khơng gian do tác giả lựa chọn và miêu tả. Là một
hiện tượng nghệ thuật, khơng gian nghệ thuật mang tính ước lệ giàu ý nghĩa cảm
xúc. Trong ngôn ngữ dân tộc, không gian đã được mã hoá thành ý nghĩa đời sống,
chẳng hạn “cao cả, thấp hèn, nông cạn, sâu sắc, thiên vị, chính trực, ngay thẳng,
quanh co, đại lượng, hẹp hịi…”. Người ta đã mượn ý niệm về không gian để
miêu tả con người. Đó là khơng gian nghệ thuật chung của mọi người. Mỗi nhà
văn nhà thơ lại chọn hoặc sáng tạo cho mình một khơng gian riêng. Khơng gian
nghệ thuật gồm có: khơng gian sự kiện, khơng gian bối cảnh, không gian tâm lý,
không gian kể chuyện .
15


1.1.2.3. Thi pháp thời gian nghệ thuật
Thời gian kể chuyện gồm có: thời gian được trần thuật (hình tượng thời
gian), và thời gian trần thuật (thời gian kể chuyện). Tìm hiểu hình tượng thời
gian, cần quan tâm ý nghĩa của các thời: quá khứ, hiện tại, tương lai, độ đo thời
gian của các nhân vật… Tìm hiểu thời gian trần thuật, cần lưu ý cấp độ thời gian
như: trật tự kể với thời gian sự kiện, thời lưu (độ dài các sự kiện được tính bằng
câu), tần xuất (số lần lặp lại). Các thủ pháp thời gian như: trì hỗn, giãn cách, đảo
tuyến, chêm xen, hoán vị, đồng hiện, bỏ lửng, che giấu, đón trước.
1.1.2.4. Thi pháp kết cấu văn bản
Kết cấu tác phẩm thực chất là tác giả mở lối cho người đọc đi vào dòng sự

kiện, dòng đời. Bố trí điểm nhìn cho cơng chúng sao cho dễ thấy được chiều rộng
và chiều sâu của câu chuyện nhằm thấy được ý nghĩa nhân sinh cần thiết cho con
người. Nói chung, nghệ thuật kết cấu tác phẩm văn học có mấy phương tiện sau:
+ Hệ thống hình tượng nhân vật, sự kiện và các chi tiết. Đó là sự sắp xếp tương
quan nhân vật chính phụ, chính diện – phản diện, lựa chọn và sắp xếp chi tiết,
tình tiết, hồn cảnh, đồ vật sao cho ý nghĩa hình tượng nổi lên.
+ Hệ thống điểm nhìn và tổ chức văn bản. Tổ chức cái nhìn và hệ thống điểm
nhìn, trước hết cho chính mình. Điểm nhìn nghĩa là: câu chuyện diễn ra dưới con
mắt của ai (nhà văn/ nhân vật trữ tình/ nhân vật chính/ nhân vật phụ hoặc phối
hợp hai người kể). Mỗi điểm nhìn có ý nghĩa khác nhau mặc dù cùng một câu
chuyện ấy thôi. Hệ thống điểm nhìn đặt trong khơng gian và thời gian (nhìn từ
hiện tại hay quá khứ, nhìn về quãng thời gian nào? Thậm chí cịn đứng ở tương
lai giả định nhìn về hiện tại hoặc quá khứ. Nhìn từ xa hay ở gần, trên cao xuống
hay dưới lên… Nhìn một cách chủ quan (từ trạng thái tâm lí) hay khách quan (ghi
chép, trần thuật kiểu phóng sự). Nói cách đơn giản là văn bản bắt đầu từ đâu? Có
hai kiểu mở đầu: văn học dân gian thường bắt đầu câu chuyện theo trình tự tự
nhiên, nhân quả. Văn học hiện đại có thể bắt đầu từ bất cứ điểm nhìn nào theo ý
đồ tác giả. Sau khi xác định điểm nhìn, tức xác định chủ thể kể chuyện thì văn
bản diễn ra theo ngơi thứ thích hợp (anh ấy, lão ta, hắn… ) với giọng điệu thân
16


mật hay nghiêm trang tuỳ quan hệ của người kể với nhân vật. Trong thơ trữ tình,
điểm nhìn từ bên trong và cịn nương theo ngun tắc âm nhạc nữa.
Hình thức kết cấu văn học rất đa dạng và cũng phụ thuộc vào thể loại, riêng
đối với thơ luật thì cịn phải theo kết cấu định sẵn ví dụ thơ Đường luật, lục bát,
song thất lục bát. v.v… Sự tích cực chủ động sáng tạo của nhà văn làm phong phú
nhiều kiểu kết cấu thú vị.
1.1.2.5. Thi pháp chi tiết nghệ thuật
Mỗi hình tượng nghệ thuật được thêu dệt nên bằng nhiều chi tiết lớn nhỏ

khác nhau. Những đối tượng miêu tả như nhân vật, cảnh vật, môi trường… tạo
nên bằng hình dáng, đường nét, âm thanh, thuộc tính chọn lọc mà tác giả cho là
cần thiết nhất, quan trọng nhất, loại bỏ những cái rườm rà không cần thiết. Chi
tiết là những bộ phận nhỏ, tự nó đứng riêng thì khơng có ý nghĩa, nhưng khi kết
lại nó biểu hiện một ý nghĩa của tác phẩm. Chi tiết chính là điểm nhìn, thể hiện
quan niệm nghệ thuật và tâm hồn tác giả đối với đối tượng đó. Thi pháp học hiện
đại khám phá tính quan niệm qua hệ thống các chi tiết nghệ thuật của thế giới
nghệ thuật. Quan sát nhiều chi tiết cùng loại hoặc lặp đi lặp lại, ta thấy nó có một
lớp ý nghĩa nào đó – bởi tác giả quan tâm và rung cảm với nó. Các chi tiết nghệ
thuật bao gồm các loại màu sắc, âm thanh, đồ vật, đường nét, chất liệu…tạo thành
các thế giới nghệ thuật khác nhau về chất. Chi tiết nghệ thuật biểu hiện phẩm chất
thẩm mĩ của thế giới nghệ thuật và cũng biểu hiện niềm rung cảm của tác giả.
1.1.2.6. Thi pháp lời văn nghệ thuật
Lời văn nghệ thuật là thứ ngôn ngữ đặc biệt, được chưng cất hiện thực ngơn
ngữ tồn dân. Lời văn nghệ thuật khác với lời nói bình thường (phi nghệ thuật).
Lời văn nghệ thuật có tính hình tượng, mỗi lời đều là lời sáng tạo của nhà văn
nhằm hiện thực ý muốn của mình. Lời văn nghệ thuật có tính tổ chức cao, được
lựa chọn theo ý thích, thói quen và khả năng của nhà văn, từ âm thanh, từ ngữ,
nhịp điệu, đoạn và cả bài. Các phương diện của lời văn nghệ thuật là ngữ âm, từ
vựng, cú pháp, biện pháp tu từ.
17


Đặc điểm của lờ văn nghệ thuật nhà văn có một lời văn riêng. Đó là thi
pháp của tác giả, nghĩa là lời văn đã tạo ra một hệ thống lời văn độc đáo. Truyền
thống thi pháp cổ khi bình giảng họ chỉ đi tìm những “nhãn tự, thần cú” – có vẻ
ngẫu nhiên may mắn tác giả viết được câu hay, từ đắt mà làm cho bài thơ, văn
hay. Đến thi pháp học hiện đại lại đi tìm quan niệm của lối sử dụng lời văn ấy –
vì sao tác giả sáng tạo như thế?
Khi phân tích ngơn ngữ thơ, cần lưu ý nhạc điệu, các phương tiện và biện pháp tu

từ, cách dùng từ… Mỗi thể thơ đều có những quy định riêng về bút pháp thể hiện,
ví dụ trong thơ Đường luật đặc biệt là thơ thất ngôn tứ tuyệt, do đặc trưng là dung
lượng ngắn nên ngơn ngữ cực kì hàm súc, và thường có hiện tượng “nhãn tự”
(con mắt thơ- từ ngữ hay, “đắt”).
1.2. Thi pháp văn học trung đại
Văn học trung đại là một giai đoạn lớn trong lịch sử văn học nhân loại và
dân tộc. Văn học trung đại là một giai đoạn lớn trong lịch sử văn học nhân loại và
dân tộc. Văn học trung đại Việt Nam tính từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX là giai
đoạn hình thành và phát triển rực rỡ nhất của văn học Việt Nam, là giai đoạn hình
thành các truyền thống lớn về tưởng và nghệ thuật. Văn học trung đại Việt Nam
chiếm một phần khơng nhỏ trong chương trình phổ thơng. Việc dạy văn học trung
đại sao cho có hiệu quả đang là mục tiêu phấn đấu của giáo viên các cấp. Để hiểu,
truyền thụ cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học trung đại là một việc không
mấy dễ dàng. Để khám phá giá trị của một tác phẩm văn học trung đại đòi hỏi
giáo viên và học sinh phải có một kiến thức nền về mơi trường văn hố trung đại,
tư tưởng ý thức hệ chính thống thời trung đại, điển cố, điển tích, thể loại văn học
v.v.. Nói như vậy, có nghĩa là để hiểu được văn học trung đại chúng ta phải tiếp
cận từ thi pháp văn học trung đại. Văn học trung đại có thi pháp riêng của nó.
Nắm vững thi pháp văn học trung đại khơng chỉ có ý nghĩa giúp ta chiếm lĩnh sâu
thêm các tác phẩm văn học trung đại mà còn gián tiếp giúp ta làm sáng tỏ đặc
điểm văn học cổ đại và hiện đại trong thế đối sánh. Đặc trưng của thi pháp văn
học trung đại là:
18


1.2.1. Tính ước lệ
Văn học nghệ thuật khơng hồn tồn là đời sống thực tại, không sao chép y
nguyên hiện thực. Tuy trong văn học mọi thời kì đều sử dụng ước lệ nhưng chỉ có
thời kì trung đại ước lệ mới được sử dụng một cách phổ biến, phức tạp và nghiêm
ngặt nên được coi là một đặc trưng về mặt thi pháp. Ước lệ là một quy ước của

cộng đồng người. Họ đặt ra những biểu tượng riêng để thay thế cho các sự vật,
hiện tượng trong cuộc sống thực. Trong nghệ thuật đó là quy ước chung của nghệ
sĩ và độc giả. Đó là khuynh hướng lí tưởng hoá để tạo ra một thế giới nghệ thuật
riêng khác với đời sống thực tại. Cái có thật đi vào nghệ thuật được cách điệu hoá
cao độ. Trong sự cách điệu hố đó, thiên nhiên chính là chuẩn mực, là khn
vàng thước ngọc để đánh giá vẻ đẹp. Vì vậy, các nhà văn đều lấy thiên nhiên để
so sánh với con người để tôn vinh vẻ đẹp. Con người đẹp trong văn chương phải
là tóc mây, mày liễu, mặt hoa, gót sen, cử chỉ, dáng điệu như nghệ sĩ trên sân
khấu. Vì vậy, tả mỹ nhân thì làn thu thuỷ, nét xuân sơn, tóc như mây, da như
tuyết… và người đẹp phải đẹp đến nỗi nghiêng nước nghiêng thành hay chim sa
cá lặn, thậm chí Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình. Cây cối trong văn chương
cũng thế, phải sang trọng như mai, lan, cúc, trúc, hay liễu, tùng, bách, thông…
bởi chúng là những biểu tượng để chỉ những phẩm chất, cốt cách, khí tiết của
người quân tử, của bậc trượng phu; nói đến người thì ngư, tiều, canh, mục; con
vật phổ biến là yến oanh, loan phượng, un ương, cị hạc.
Nói chung văn chương thời ấy đa số ước lệ, ít tả thực. Nếu có tả thực thì
chỉ dùng cho những nhân vật phàm tục, phản diện, phi mĩ học như Sở Khanh, Tú
Bà.
1.2.2. Tính quy phạm
Người trung đại quan niệm thời gian là tuần hoàn, đi hết một vịng rồi lại
quay trở về gốc. Vì thế, người ta hết sức coi trọng quá khứ, coi trọng sự khởi đầu,
coi trọng người già, người lớp trước (cổ nhân, tiền bối, tiên sinh). Xã hội hoàng
kim phải là thời Nghiêu Thuấn, chuẩn mực cái đẹp và chân lý cũng nằm ở quá
khứ. Vì thế, văn học trung đại đầy rẫy điển cố, điển tích. Mẫu mực của văn
19


chương là các tác giả đời trước như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Đó là tinh
thần sùng cổ, sùng thượng, sùng ngoại, suy tôn Thánh hiền, do vậy tạo tính quy
phạm trong văn học. Việc sử dụng những điển tích trên cũng nhằm mục đích lấy

xưa để nói nay, dùng việc cũ, người cũ để nói việc mới, chuyện nay. Khi sáng tác,
các tác giả cũng vay mượn đề tài, cốt truyện, mơtip, có khi cải biên cốt truyện để
tạo nên một tác phẩm mới. Đây là sự tn theo những kiểu mẫu, khn mẫu sẵn
có đó thành cơng thức.
1.2.3. Tính phi ngã
Thời phong kiến ý thức cá nhân chưa phát triển. Con người luôn được đặt
trong quan hệ ràng buộc với cộng đồng, họ hàng, tầng lớp. Chính vì thế, hơn nhân
khơng phải là chuyện riêng tư, tự nguyện của hai người mà là vấn đề môn đăng
hộ đối của hai gia đình, dịng họ. Người có văn hóa, giáo dục là người biết thu
nhỏ, hạ thấp “cái tơi” cá nhân của mình lại. Vì thế, trong văn học, yếu tố cá nhân
cũng bị dấu đi, khiến văn chương có tính phi ngã khơng có dấu ấn “cái tôi” cá
nhân. Nhà văn hiếm khi xưng “tôi”, xưng “ta”, không bộc lộ trực tiếp cảm xúc mà
dùng lối gián tiếp: tả cảnh ngụ tình. Nói chung, họ thường sử dụng các cơng thức
có sẵn để sáng tác. Tả anh hùng thì phải râu hùm, hàm én, vai năm tấc rộng, thân
mười thước cao, tả mĩ nhân thì làn thu thuỷ nét xuân sơn, hoa ghen, liễu hờn...
1.2.4. Thiên nhiên trong thơ văn trung đại
Trong văn chương xưa, thiên nhiên là yếu tố rất phổ biến và đóng vai trị
hết sức quan trọng trong việc biểu lộ tình cảm, ý chí của con người. Người xưa
coi thiên nhiên là một người bạn để họ tâm tình, thổ lộ. Thiên nhiên chưa được
nhìn nhận như là một khách thể, một hiện thực khách quan của cuộc sống có vẻ
đẹp, giá trị riêng. Thiên nhiên thường chỉ là công cụ, là tư liệu, là cái cớ để nhà
văn ngụ ý giáo huấn:
“Xuân qua trăm hoa rụng,
Xuân tới trăm hoa tươi.
Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu, già đến rồi.
20


Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Đêm qua sân trước một nhành mai.”
(Mãn Giác)
Cành mai nở trước sân trong đêm cuối xuân vốn là hình ảnh rất đẹp về
đường nét, màu sắc, đặc biệt là bối cảnh. Nhưng có thể đó chỉ là một hình ảnh
ước lệ, một chi tiết hư cấu, một bông hoa nở từ trong tâm hồn thiền sư. Vì thế,
bơng hoa ấy khơng được miêu tả hình xác thực mà chỉ xuất hiện như một cơng cụ
chuyển tải ý tưởng của nhà thơ: sự sống là bất diệt. Tuổi già, bệnh tật của con
người cũng giống như thời khắc xuân tàn của thiên nhiên không huỷ diệt được sự
sống. Từ đó dẫn đến việc miêu tả thiên nhiên theo bút pháp đặc biệt là không
miêu tả hình xác của cây cỏ núi sơng mà thể hiện linh hồn của chúng, tả cảnh ngụ
tình. Thiên nhiên trở thành bình chứa những tượng trưng, ước lệ, ẩn ý.
1.2.5. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong văn học trung đại
1.2.5.1 Thời gian nghệ thuật
Từ kinh nghiệm quan sát trực cảm thế giới người ta có hai nhận thức về
thời gian: thời gian của đời người, của cuộc sống hàng ngày là thời gian tuyến
tính, một đi không trở lại và thời gian của thiên nhiên, đất trời, vũ trụ là thời gian
chu kỳ, tuần hoàn, phi thời gian. Người xưa thường đặt hai loại thời gian này
trong thế đối sánh để làm nổi bật những nỗi niềm, triết lí, hoặc bi kịch của đời
người. Người xưa quan niệm thời gian tuyến tính là thời gian của cuộc đời trần
thế, phàm tục, chứa đầy hình ảnh, màu sắc cụ thể; thời gian chu kỳ là thời gian
của cõi trời, cõi tiên, thế giới thanh cao và bất tử, thấm đẫm tính chất đạo lý, triết
lý.
1.2.5.2. Khơng gian nghệ thuật
Khơng gian cũng như thời gian là hình thức tồn tại của thế giới và cuộc
đời. Trong ca dao, không gian chủ yếu là cảnh làng quê, bến nước, gốc đa, hàng
dâm bụt, cảnh sinh hoạt gần gũi thân thiết giản dị.
Trong thơ ca bác học, không gian trở nên trừu tượng hoặc ước lệ. Đó là
khơng gian vũ trụ vô tận mà cõi trần chỉ là nhỏ bé chật hẹp. Thiếu vắng không
21



gian xã hội cộng đồng và không gian lịch sử. Họ đi tìm núi cao, đám mây trơi,
một con hạc cơ đơn, một tiếng chim hót báo hiệu vũ trụ, một bơng hoa, một mái
chùa… cịn thi nhân/ nhân vật trữ tình thì cơ đơn, ngồi lặng, bó gối, hoặc tưới
hoa, ôm cần câu… Không gian tùy thuộc cảm hứng. Càng về sau, nhất là đến cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, không gian thơ mở rộng dần cho nhập cư thêm đủ
mọi loại người bình thường, tầm thường lẫn sang trọng trong xã hội, chẳng hạn
thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương.
Xét về kích thước khơng gian trong thơ cổ điển ta có thể phân loại như
sau: khơng gian lên cao - nơi thi nhân đến cho tâm hồn phóng khống, ý chí cao
xa, lánh cõi tục nhất thời để được tự do tư tưởng; không gian lữ thứ - quán trọ,
đường xa, cũng lánh đời, tự thử thách rèn luyện bản thân. Khơng gian nhỏ hẹp:
phịng văn, con thuyền cô độc, tấm rèm, song mai, song trúc. Thi nhân sống một
mình nhưng vẫn nghe ngóng, liên lạc với cuộc đời.
1.2.6. Con người trong văn thơ trung đại
Người xưa quan niệm con người là một phần của thế giới trong trục thiên –
địa – nhân. Vì thế cá nhân được thể hiện trong quan hệ với vũ trụ hơn là trong
quan hệ với xã hội. Thi đề quen thuộc của thơ trữ tình là con người một mình đối
diện, đàm tâm với thiên nhiên vũ trụ. Người anh hùng được nhắc đến với tầm vóc
sánh ngang vũ trụ:
Hồnh sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam qn tì hổ khí thơn ngưu.
(Phạm Ngũ Lão)
Tồn bộ xã hội trung đại được nhìn nhận trong một hệ thống tôn giáo đạo
đức. Cho nên con người ln được nhìn nhận ở phương diện đạo đức luân lý. Vì
thế, văn chương xưa chia xã hội làm hai tuyến: thiện – ác, tốt – xấu. Mục đích,
chức năng nổi bật của văn chương xưa là giáo huấn:
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình.
(Lục Vân Tiên)

22


Chính vì vậy con người sống theo ln lý đạo đức, theo lí trí thì được coi là chân
chính; cịn những người sống theo xúc cảm thì bị chê trách. Vì sống theo quy tắc
đạo đức nên con người ngày xưa sống rất trọng tình nghĩa.
Con người thời trung đại khơng được sống theo cái tơi của riêng mình mà
bị trói buộc bằng những qui tắc, lễ giáo xã hội. Thủ pháp thể hiện tâm lý phổ biến
là thủ pháp ngoại hiện. Tiểu thuyết nặng về hành động, lời nói của nhân vật cùng
với sự kiện, cốt truyện hơn là khai thác tâm lý trực tiếp. Khơng có ngơn ngữ nhân
vật mà chỉ có lời người viết truyện đặt vào vai truyện. Độc thoại nội tâm theo
nghĩa đích thực lại càng khơng có. Chú ý đến con người xã hội hơn con người tự
nhiên, chú ý đạo đức hơn trí tuệ và bản năng. Con người do Trời sinh và chịu sự
chi phối của Trời về “tính” và “mệnh”. “Tính”: con người sinh ra vốn mang tính
thiện, sẵn mầm mống nhân, nghĩa, lễ, trí. Nhưng do hồn cảnh mà nhiều khi bị
nhiễm tính ác vì vậy cần tu thân để hoàn thiện. “Mệnh”: giàu nghèo, sướng khổ,
sống chết là do số Trời. Nhưng con người phải tự chịu trách nhiệm về trí và ngu,
có đức và vơ đức.
1.3. Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú
Xƣơng
Nếu Nguyễn Khuyến giống như một dấu chấm cảm thán khẳng định tính cổ
điển có sức làm lay động lòng người của văn học trung đại vào giai đoạn cuối
cùng của thời kỳ văn học trung đại Việt Nam thì Tú Xương là người đầu tiên và
cũng là người cuối cùng, đã đưa được khơng khí thị dân tiền tư bản vào thơ. Là
người chập chững nghiên cứu “thi pháp học”, vì vậy trong luận văn này chỉ là
nghiên cứu bước đầu về thi pháp thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú Xương.
Vì vậy, tơi khơng tìm hiểu thi pháp thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú
Xương với tất cả những phạm trù thi pháp của nó, mà chỉ xoay quanh những
phạm trù mang tính đặc trưng.
1.3.1. Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Khuyến

Là nhà thơ có tài năng về nhiều mặt đồng thời sống trong giai đoạn đất nước
có nhiều biến động, nhưng tài năng thơ văn của Nguyễn Khuyến vẫn tỏa sáng trên
23


thi đàn dân tộc. Đọc thơ Nguyễn Khuyến chúng ta sẽ cảm nhận sâu sắc về một
tâm hồn yêu nước sâu nặng nhưng cũng rất thầm kín và chân thành. Đóng góp
của ơng tuy khơng rực rỡ như người anh hùng Nguyễn Trãi cũng không vang dội
như tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du với tuyệt tác Truyện Kiều nhưng cái tên
Nguyễn Khuyến đã gắn liền với “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” và
những dấu ấn riêng trong sáng tác của ông nhất là mảng thơ Nôm đường luật tạo
thành một dấu son trong nền văn học trung đại Việt Nam. Với phạm vi nghiên
cứu của đề tài, dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả Hồng Dục tơi xin được
trình bày một số vấn đề sau về thi pháp Nguyễn Khuyến trong mảng thơ Nôm
đường luật.
1.3.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người
Trước hết, là một nhà thơ của văn học trung đại Việt Nam, nên quan niệm
nghệ thuật về con người của Nguyễn Khuyến không vượt ra khỏi phạm trù thi
pháp này của thơ ca thời đại ơng. Thơ ơng vẫn có con người vũ trụ lấy thiên nhiên
làm chuẩn mực của cái đẹp, con người của lí tưởng thẩm mĩ phong kiến và con
người siêu cá thể của nghệ thuật thơ ca. Con người ấy ln ln ấp ơm ước mơ,
hồi bão, lí tưởng kẻ sĩ Nho học. Con người thân danh mà chuẩn mực là trung
quân:
Ơn vua chưa chút đền công,
Cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời.
(Ngày xuân dặn con cháu)
Thế nhưng, sau khi về Yên Đổ, nhà thơ đã có một quan niệm nghệ thuật về
con người rất khác rất lạ với trước đó. Về náu mình ở chốn quê vùng chiêm trũng
Hà Nam với tâm thế và tư thế “Đời loạn đi về như hạc độc”, nhà thơ khám phá sự
trống rỗng của con người của thời đại nước mất bấy giờ. Chính vì thế, trong thơ

mình ơng đã trưng ra hình tượng nghệ thuật những con người ẩn dật, những con
người sống một cách vô nghĩa giữa thời đại trống vắng lí tưởng, một thời đại mà
lí tưởng cũ khơng cịn có giá trị gì cịn lí tưởng mới thì cũng khơng thấy tăm dạng
ở đâu. Ơng nhận thức được giá trị của tài năng nhưng không biết đem tài năng
24


của mình đặt để ở đâu! Nguyễn Khuyến nhận thức rõ sự vơ tích sự của vốn học
vấn, cái được xem như là tinh tuý nước nhà và là giá trị của con người trí thức
phong kiến. Ơng khơng như một ai đó “hồi tài bất ngộ” mà nhận thức giá trị của
thực tài. Cái nhìn ấy khám phá được bản chất thực của con người thời Nguyễn
mạt.
Sách vở ích gì cho buổi ấy,
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
( Ngày xuân dạy con cháu)
Con người ẩn dật nên âm thầm ôm nỗi buồn cô đơn, nỗi đau bất lực và cảm
nghe sự bất an đang dấy lên trong tâm hồn mình. Con người ấy cảm thức rõ sự lật
nhào của mọi giá trị trong thời đại mình.
Vua chèo cịn chẳng ra gì,
Quan chèo bơi nhọ khác chi thằng hề.
( Lời vợ phường chèo )
Khơng cịn con người vũ trụ, chẳng cịn con người lí tưởng nho học mà chỉ
cịn con người trống rỗng. Cho nên, con người đời thường cũng chẳng tốt đẹp gì
hơn. Trong thơ với cái nhìn sâu sắc tận ngọn nguồn bản chất con người thời đại,
Nguyễn Khuyến đã trưng ra trên bề mặt trang thơ của mình hình tượng những con
người gia tộc và con người xã hội đang có sự băng hoại mọi giá trị đạo đức và
rỗng toang, rỗng tuếch về tâm hồn và lí trí. Mừng ơng lên lão bảy mươi thì: Tính
ơng hay, hay tửu hay tăm, hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa, dù đã bảy mươi
còn khoẻ mạnh, Nhà ơng có, có bầu có bạn, có ván cơm xơi, có nồi cơm nếp, mở
ra một tiệc thấy linh đình. Bên cạnh đó ta lại bắt gặp trong thơ Nguyễn Khuyến

hình ảnh con người lo toan hạn hán, mất mùa, nước lụt, nợ nần. Cho dù họ nhẫn
nại số phận vẫn không mỉm cười với họ, ngược lại càng nhấn sâu thêm họ vào
vịng eo nghèo túng quẫn. Cơng nợ trả chưa xong thì lại phải rối bời trước thiên
tai:

25


×