Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRƢƠNG THỊ LAN

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
VIỆT NAM NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRƢƠNG THỊ LAN

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
VIỆT NAM NĂM 2014
Chuyên ngành : Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số

: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Minh Hồng


Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các nội dung nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Trƣơng Thị Lan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... i
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. i
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... ii
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài ...................................................... iii
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. v
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... v
6. Kết cấu Luận văn ......................................................................................... vi
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT V Ề CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP
ĐỊNH ................................................................................................................ 1
1.1. KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG .................................... 1
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ
CHỒNG PHÁP ĐỊNH .................................................................................... 3
1.2.1 Khái niệm ................................................................................................. 3
1.2.2. Đặc điểm ................................................................................................. 7
1.2.3. Ý nghĩa .................................................................................................... 9
1.3. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH

TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ............................................................. 11
1.3.1. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong cổ luật Việt Nam ................. 11
1.3.2. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong thời kỳ pháp thuộc .............. 13
1.3.3. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định ở miền Nam giai đoạn 1954-1975
(chế độ ngụy quyền Sài Gòn) .......................................................................... 16
1.3.4. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật HN&GĐ của Nhà
nƣớc ta giai đoạn từ năm 1945 đến nay .......................................................... 18
1.4. CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH TRONG PHÁP
LUẬT HN&GĐ CỦA MỘT SỐ NƢỚC...................................................... 24


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 28
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH
THEO LUẬT HN&GĐ NĂM 2014 ............................................................. 30
2.1. NHƢ̃ NG QUY ĐINH
CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀ I SẢN VỢ CHỒNG
...30
̣
2.2. TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG ................................................. 35
2.2.1. Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng .......................................... 35
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung ....................... 41
2.2.3. Chia tài sản chung của vợ chồng........................................................... 48
2.3. TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG.................................................. 63
2.3.1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng ........................................... 63
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng ........................ 65
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 72
CHƢƠNG 3: THƢ̣C TIỄN ÁP DỤNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỘ TÀ I
SẢN CỦA VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHI.............
74
̣

3.1. THƢ̣C TIỄN ÁP DỤNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỘ TÀ I SẢN CỦ A
VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH............................................................................ 74
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHI ..........................................................................
81
̣
3.2.1. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng ........................................ 81
3.2.2. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng......................................... 85
3.2.3. Quy đinh
̣ ha ̣n chế quyền tài sản riêng của vợ, chồ ng ........................... 86
3.2.4. Chia tài sản chung của vơ ̣ chồ ng trong thời kỳ hôn nhân..................... 86
3.2.5. Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ............. 87
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật dân sự
DLBK: Dân luật Bắc kỳ
DLGY: Dân luật giản yếu
DLTK: Dân luật Trung kỳ
HN&GĐ: Hôn nhân và gia đình
Luật GĐ: Luật gia đình
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP: Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày
03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày
31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Hôn nhân và gia đình.
TAND: Tòa án nhân dân
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài sản có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của mỗi gia
đình. Bởi lẽ, trong cuộc sống chung, vợ và chồng phải thực hiện những quan hệ
về tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình. Những quan
hệ này đƣợc pháp luật HN&GĐ của mỗi nƣớc điều chỉnh phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội, truyền thống, đạo đức, tập quán của quốc gia đó.
Mặt khác, tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của hai
bên vợ, chồng, mà còn liên quan đến ngƣời thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng
tham gia vào hoạt động giao dịch dân sự, kinh doanh thƣơng mại. Chính vì
thế mà vấn đề này lúc nào cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, phổ biến nhất là
sau khi vợ chồng ly hôn. Thực tiễn xét xử cho thấy, phần lớn các tranh chấp
của vợ chồng có liên quan đến tài sản.
Theo đó, chế độ tài sản của vợ chồng đã trở thành một trong những nội
dung quan trọng mà Luật HN&GĐ cần xây dựng, hoàn thiện. Chế độ tài sản
của vợ chồng bao gồm tổng hợp các quy định của pháp luật về căn cứ xác lập
tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng,
nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng. Giữa các nƣớc khác nhau thƣờng có
những quy định khác biệt về tài sản của vợ chồng, tuy nhiên, về cơ bản chế độ
tài sản của vợ chồng đƣợc xác định dựa trên hai căn cứ: Sự thoả thuận bằng
văn bản của vợ chồng (chế độ tài sản ƣớc định) và theo các quy định của pháp
luật (chế độ tài sản pháp định).
Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cụ thể về chế độ tài sản của vợ
chồng. Đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ tài sản vợ
chồng pháp định trên cơ sở Luật HN&GĐ năm 2000.
Việc phân tích những vấn đề lý luận và nội dung của chế độ tài sản vợ
chồng pháp định trong Luật HN&GĐ năm 2014 là một vấn đề mang tính



khách quan và cấp thiết hiện nay nhằm hiểu rõ hơn quy định pháp luật về chế độ
tài sản vợ chồng pháp định, không ngừng hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản
của vợ chồng nói riêng và hoàn thiện pháp luật HN&GĐ Việt Nam nói chung.
Qua đó góp phần xây dựng và phát triển gia đình hạnh phúc, bền vững.
Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo
Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014” làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của Luận văn là nghiên cứu khái niệm, đặc điểm
của chế độ tài sản vợ chồng pháp định; chế độ tài sản vợ chồng pháp định
trong pháp luật Việt Nam và trong pháp luật ở một số nƣớc; phân tích những
quy định cụ thể chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật hiện hành,
nhận thức rõ nội dung, ý nghĩa của những quy định đó; tìm hiểu thực tiễn xét
xƣ̉ liên quan đế n chế đô ̣ tài sản vơ ̣ chồ ng để thấ y đƣơ ̣c nhƣ̃ ng tồ n ta ̣i, hạn chế,
vƣớng mắ c trong quá trin
̀ h áp du ̣ng , qua đó , đề xuất m ột số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về chế độ tài sản vợ chồng, góp phần xây dựng hành lang pháp
lý để phát triển gia đình hạnh phúc, ổn định, bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát nêu trên, Luận văn thực hiện những mục
tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Nghiên cứu những vẫn đề lý luận về chế độ tài sản vợ chồng pháp
định. Cụ thể là đƣa ra một số khái niệm khoa học trong nội hàm chế độ tài sản
vợ chồng pháp định; các đặc điểm của chế độ tài sản vợ chồng pháp định đối
với sự tồn tại và phát triển của gia đình và xã hội.
- Tìm hiểu một cách có hệ thống về lịch sử phát triển của chế độ tài sản
vợ chồng pháp định trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ và trong pháp
luật ở một số nƣớc trên thế giới.


ii


- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ tài sản vợ
chồng pháp định. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ này, Luận văn đi sâu vào phân
tích nội dung các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng pháp định theo
Luật HN&GĐ năm 2014; tìm hiểu mục đích, cơ sở của việc quy định các điều
luật này; đồng thời, phân tích tính kế thừa, phát triển và những điểm mới của
chế độ tài sản của vợ chồng pháp định trong Luật HN&GĐ năm 2014.
- Tìm hiểu thực tiễn xét xử liên quan đến chế độ tài sản vợ chồng pháp
định, chỉ ra những điểm tồn tại, hạn chế của những quy định này. Qua đó, đề
xuất những kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản vợ chồng pháp định.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
3.1. Tính mới của đề tài
Trong khoa học pháp lý ở nƣớc ta, từ trƣớc đến nay, ngoài những văn
bản hƣớng dẫn áp dụng Luật HN

&GĐ, đã có nhƣ̃ng công triǹ h , bài viết

nghiên cƣ́u, đề xuất kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chế độ tài sản của
vơ ̣ chồ ng. Trƣớc hế t là các giáo trình giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo
luật học, nhƣ giáo trình Luật dân sự Việt Nam, giáo trình Luật HN&GĐ Việt
Nam… đã đề câ ̣p đế n chế đô ̣ tài sản vơ ̣ chồ ng mô ̣t cách cơ bản , phổ thông và
khái quát nhất.
Việc nghiên cứu về chế độ tài sản của vợ chồng cũng đã đƣợc nhiều tác
giả đề cập đến trong mô ̣t số cuố n sách hoă ̣c luâ ̣n văn cao ho ̣c luâ ̣t. Ví dụ: Sách
chuyên khảo của tác giả Nguyễn Văn Cừ về “Chế độ tài sản của vợ chồng
theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam” đƣợc Nhà xuất bản Tƣ pháp xuất bản năm
2008; Luận văn thạc sỹ năm 2002 của tác giả Nguyễn Hồng Hải về “Xác định
tài sản của vợ chồng, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; Bài viết của tác giả

Bùi Minh Hồng về “Ch ế độ tài sản theo thoả thuận của vợ chồng trong pháp
luật cộng hoà Pháp và pháp luật Việt Nam” đăng trên Tạp chí Luật học số 11
năm 2009; Bài viết của tác giả Đoàn Thị Phƣơng Diệp về “Chế độ tài sản giữa
vợ chồng trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình” đăng

iii


trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 08 năm 2014; Hoặc một số bài viết về chế
độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt nam khác trên các Tạp chí Luật
học, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật… Các cuố n
sách, luâ ̣n văn, bài viết nêu trên đều nghiên cứu c hế đô ̣ tài sản của vơ ̣ chồ ng
dƣ̣a trên Luâ ̣t HN&GĐ Viê ̣t Nam và các văn bản hƣớng dẫn thi hành , cho đế n
trƣớc ngày Luâ ̣t HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực thi hành (01/01/2015).
Vƣ̀a qua , có một số luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu chế độ

tài sản vợ

chồ ng theo Luâ ̣t HN&GĐ năm 2014 nhƣ: Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ năm 2014 của tác
giả Nguyễn Thị Kim Dung về "Chế độ tài sản vợ chồng theo thoả thuận trong
pháp luật Việt Nam"; Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Thu
Thủy về “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam năm 2014”... Song các luâ ̣n văn này chỉ nghiên cƣ́u chuyên
sâu về chế đô ̣ tài sản vơ ̣ chồ ng theo thỏa thuâ ̣n.
Theo đó , chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về chế độ tài sản
vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014. Luận văn là
công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu riêng và chuyên sâu về chế độ tài sản
vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 một cách toàn
diện, đầy đủ trong hệ thống khoa học pháp lý Việt Nam.
3.2. Những đóng góp của đề tài

Với tƣ cách là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu riêng và chuyên
sâu về Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm
2014, luận văn có những đóng góp quan trọng đối với khoa học pháp lý của
nƣớc ta, cụ thể nhƣ sau:
- Luận văn phân tích khái niệm và đ ặc điểm của chế độ tài sản vợ
chồng pháp định, đồ ng thời, đánh giá sự cần thiết của việc quy định chế độ tài
sản vợ chồng đối với sự ổn định, phát triển của gia đình và xã hội.
- Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển chế độ tài sản vợ chồng pháp
định trong pháp luật của Viê ̣t Nam và c ủa một số nƣớc trên thế giới, so sánh

iv


chế độ tài sản vợ chồng pháp định giƣ̃a các nƣớc đ ể thấy đƣợc sự tƣơng đồng
và sự khác biệt mang tính dân tộc.
- Phân tích nội dung Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật
HN&GĐ Việt Nam năm 2014 để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chế độ tài sản
vơ ̣ chồ ng pháp đinh
̣ ; đồng thời, phân tích tính kế thừa, phát triển và những
điểm mới quy định về chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ
Việt Nam năm 2014.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử liên quan đến chế độ tài sản vợ
chồng pháp định, Luận văn chỉ ra những điểm tồn tại, hạn chế của những quy
định này, đồng thời, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản vợ
chồng pháp định, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật HN&GĐ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả sẽ phân tích, đánh giá
nhƣ̃ng vấ n đề lý luâ ̣n, nhƣ̃ng quy đinh
ế độ

̣ của pháp luâ ̣t và thƣ̣c tiễn áp du ̣ng ch
tài sản vợ chồng pháp định với ý nghĩa là quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ chồng.
Luận văn không nghiên cứu về quan hệ cấp dƣỡng và quyền thừa kế tài
sản của nhau giữa vợ chồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu trong phạm vi những quy định của pháp luật
Việt Nam về chế độ tài sản vợ chồng; một số nội dung cơ bản của chế độ tài
sản vợ chồng trong BLDS Pháp, Bộ luật dân sự và thƣơng mại Thái Lan, Luật
hôn nhân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; thực tiễn áp dụng các quy định
pháp luật hiện hành về chế độ tài sản vợ chồng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn đã vận dụng một số phƣơng pháp
nhƣ: phƣơng pháp duy vật biện chứng, phƣơng pháp duy vật lịch sử để thấy
đƣợc sự phù hợp của các quy định pháp luật đối với xã hội, giữa chúng có

v


mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, hay nói cách khác pháp luật là tấm gƣơng
phản chiếu xã hội, còn xã hội là cơ sở thực tiễn của pháp luật.
Đồng thời, luận văn cũng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc Việt Nam về xây dựng và phát
triển gia đình.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp thu thập tài liệu,
phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp và
một số phƣơng pháp khác. Trong đó, phƣơng pháp chính là tổng hợp và phân
tích. Cụ thể là tổng hợp và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật,
những thông tin thu đƣợc trong quá trình nghiên cứu đề tài. Sau đó, phân tích
và đƣa ra đánh giá về từng vấn đề. Cuối cùng rút ra kết luận chung về vấn đề
đã nghiên cứu.

6. Kết cấu Luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
Luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát về chế độ tài sản vợ chồng pháp định
Chƣơng 2: Nội dung quy định chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong
Luâ ̣t HN&GĐ Viê ̣t Nam năm 2014.
Chƣơng 3: Thƣ̣c tiễn xét xƣ̉ liên quan đế n chế đô ̣ tài sản của vơ ̣ chồ ng
và một số kiến nghị.

vi


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT V Ề CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ
CHỒNG PHÁP ĐỊNH
1.1.

KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG

Tài sản là cơ sở kinh tế cho sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Kể
tƣ̀ khi bắ t đầ u cuô ̣c số ng hôn nhân , vơ ̣ chồ ng phải cùng nhau lao đô ̣ng , sản
xuấ t, kinh doanh…để ta ̣o ra của cải vâ ̣t chấ t , đảm bảo nhu cầ u thiế t yế u của
vơ ̣ chồ ng, con cái và cả gia điǹ h , đảm bảo điề u kiê ̣n cầ n thiế t để chăm sóc ,
giáo dục con cái. Vì vậy, bên ca ̣nh quan hê ̣ nhân thân , giƣ̃a vơ ̣ chồ ng còn tồ n
tại quan hệ tài s ản. Trong đó, quan hệ tài sản hiểu theo nghĩa hẹp chính là
quan hệ sở hữu tài sản. Nô ̣i dung của quan hê ̣ sở hƣ̃u tài sản giƣ̃a vơ ̣ chồ ng
bao gồ m: viê ̣c xác đinh
̣ tài sản là tài sản chung của vơ ̣ chồ ng hay tài sản riêng
của vợ, tài sản riêng của chồng ; xác định quyền và nghĩa vụ đố i với tài sản
chung, tài sản riêng của vợ , chồ ng; và việc chia tài sản chung của vợ chồng
trong nhƣ̃ng trƣờng hơ ̣p nhấ t đinh.

̣ Vâ ̣y nhƣ̃ng quy đinh
̣ điề u chin̉ h quan hê ̣ sở
hƣ̃u tài sản giƣ̃a vơ ̣ chồ ng nhƣ thế nào?
Khoản 1 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi ngƣời có quyền
sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tƣ liệu sinh hoạt, tƣ liệu
sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế
khác”. Bên cạnh đó, BLDS cũng quy định cụ thể quyền sở hữu (chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt) của cá nhân. Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm: thu nhập hợp pháp, của cải để
dành, tài sản do mình tạo ra, tài sản đƣợc thừa kế, tặng cho.
Vợ chồng với tƣ cách là một cá nhân, có quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Xét về mặt lý thuyết,
có thể áp dụng các quy định của Hiế n pháp và BLDS đ ể điều chỉnh quan hệ
sở hƣ̃u tài s ản giữa vợ, chồng nhƣ những công dân khác không phải là vợ,
chồng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, do tính chất đặc biệt trong quan hê ̣ hôn
nhân gia đình là vợ chồng cùng chung sống với nhau, cùng lao động tạo ra

1


của cải vật chất để duy trì, phát triển gia đình, chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục
con cái, nên quan hê ̣ sở hƣ̃u tài sản giƣ̃a vơ ̣ chồ ng ngoài viê ̣c đảm bảo quyề n
sở hƣ̃u tài sản của cá nhân vơ,̣ chồ ng, phải đồng thời đảm bảo lợi ích chung của
vợ chồng (đảm bảo đời sống chung của vợ chồng). Do đó, không thể áp dụng
các quy định của Hiến pháp và BLDS đ ể điều chỉnh quan hệ sở hƣ̃u tài s ản
giữa vợ và chồng. Nói cách khác, tính chất đặc biệt của mối quan hệ giữa vợ và
chồng đòi hỏi nhƣ̃ng quy đinh
̣ riêng nh ằm điều chỉnh quan hệ sở hƣ̃u tài s ản
của vợ chồng. Tổ ng hơ ̣p nhƣ̃ng quy đinh
̣ này chiń h là chế độ tài sản vợ chồng

[26, tr. 9-10]. Có thể đƣa ra khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng nhƣ sau:
Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật hoặc
thỏa thuận của vợ chồng về quan hệ tài sản giữa vợ

và chồng, gồ m: căn cứ

xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung, tài
sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng.
Chế độ tài sản của vợ chồng luôn có vai trò quan trọng trong pháp luật
HN&GĐ của tất cả các quốc gia trên thế giới. Pháp luật của mỗi quốc gia điều
chỉnh chế độ tài sản phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống, đạo
đức, tập quán… của mình. Thông thƣờng pháp luâ ̣t các nƣớc quy đinh
̣ hai loa ̣i
chế đô ̣ tài sản vơ ̣ chồ ng là chế đô ̣ tài sản vơ ̣ chồ ng theo thỏa thuâ ̣n (chế đô ̣ tài
sản ƣớc định ) và chế độ tài sản vợ chồng pháp định . Sở di ̃ có hai loa ̣i chế đô ̣
tài sản vợ chồng là vì hôn nhân đƣơ ̣c xác lâ ̣p do hai bên nam , nữ thỏa thuận,
giao ƣớc trên cơ sở t ự do, tự nguyện. Theo đó, vợ, chồng đƣơng nhiên có
quyền thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến quan đế n quyề n và lơ ̣i
ích của mình, trong đó có quan h ệ tài sản giƣ̃a vơ ̣ và chồ ng . Vì vậy, mô ̣t mă ̣t
pháp luật dƣ̣ liê ̣u mô ̣t chế đô ̣ tài sản của vơ ̣ chồ ng , mă ̣t khác quy đinh
̣ vơ ̣ ,
chồ ng có quyề n thỏa thuâ ̣n với nhau về tài sản (lâ ̣p hôn ƣớc ). Chế đô ̣ tài sản
do pháp luâ ̣t dƣ̣ liê ̣u có hiê ̣u lƣ̣c khi hai vơ ̣ chồ ng không lâ ̣p hôn nƣớc hoă ̣c
hôn ƣớc đã lâ ̣p bi ̣vô hiê ̣u do vi pha ̣m nhƣ̃ng quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t.

2


Ở Việt Nam, trƣớc khi Luâ ̣t HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực, duy trì duy

nhấ t mô ̣t chế đô ̣ tài sản pháp đinh
̣ đố i với vơ ̣ chồ ng . Chế đô ̣ tài sản vơ ̣ chồ ng
theo thỏa thuâ ̣n đƣơ ̣ c quy đinh
̣ lầ n đầ u tiên ta ̣i Luâ ̣t HN &GĐ năm 2014 với
nội dung trƣớc khi kết hôn, vợ, chồng có thể th ỏa thuận với nhau về tài sản
chung, tài sản riêng, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung,
tài sản riêng; các trƣờng hợp và nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và
chồng. Trong bản thỏa thuâ ̣n, vơ ̣ chồ ng thỏa thuâ ̣n lƣ̣a cho ̣n chế đô ̣ cô ̣ng đồ ng
(có tài sản c hung) hoă ̣c chế đô ̣ phân sản (không có tài sản chung) để duy trì và
đảm bảo thƣ̣c hiê ̣n trong suố t thời kỳ hôn nhân [28]. Trong chế đô ̣ cô ̣ng đồ ng có
sƣ̣ tồ n ta ̣i của khố i tài sản chung của vơ ̣ chồ ng, vơ ̣ chồ ng sẽ thỏa thuâ ̣n với nhau
về thành phầ n khố i tài sản chung của vơ ̣ chồ ng, tài sản riêng của vợ, chồ ng (nế u
có), quyề n và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung , tài sản riêng, viê ̣c
phân chia tài sản chung của vơ ̣ chồ ng… Trong chế đô ̣ phân sản, giƣ̃a vơ ̣ chồ ng
không tồ n ta ̣i khố i tài sản chung của vơ ̣ chồ n,gvơ ̣ chồ ng thỏa thuâ ̣n với nhau về
việc đóng góp tài sản riêng để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình
, chăm sóc,
nuôi dƣỡng, giáo dục con cái… [26, tr. 25]. Có thể thấy rằng, đă ̣c điể m của chế
đô ̣ tài sản vơ ̣ chồ ng theo thỏa thuâ ̣n là viê ̣c thỏa thuâ ̣n giƣ̃avơ ̣ chồ ng phải đƣơ ̣c
thƣ̣c hiê ̣n trƣớc khi kế t hôn và nhƣ̃ng thỏa thuâ ̣n này sẽ đƣơ ̣c thƣ̣c hiê ̣n trong
suố t thời kỳ hôn nhân, trƣ̀ trƣờng hơ ̣p vơ ̣ chồ ng thỏa thuâ ̣n sƣ̉a đổ,i thay đổ i chế
đô ̣ tài sản theo thỏa thuâ ̣n(sƣ̉a đổ i, thay đổi nội dung hôn ƣớc).
Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào khi xác lập quan hê ̣ hôn nhân
cũng thỏa thuận về tài sản của vợ, chồng. Do đó, pháp luật phải tạo ra một giải
pháp dành cho các cặp vợ chồng khi xác lập quan hê ̣ hôn nhân không l ập hôn
ƣớc. Giải pháp này đƣợc gọi là chế độ tài sản vợ chồng pháp định. Chế đô ̣ tài
sản pháp đinh
̣ đƣơ ̣c tấ t cả các nƣớc dƣ̣ liê ̣u trong hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t của mình.
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ
CHỒNG PHÁP ĐỊNH

1.2.1 Khái niệm

3


Do tính chất phức tạp, nhạy cảm của quan hê ̣ hôn nhân gia đình , đặc
biệt là vấn đề tài sản trong quan hê ̣ hôn nhân gia đình , thực tiễn cho thấy hầu
hết các tranh chấp phát sinh trong quan hê ̣ hôn nhân có liên quan đ

ến tranh

chấp tài sản vợ chồng. Trong khi đó các tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng
luôn là loại việc phức tạp, khó khăn.
Đối với những cặp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng
trƣớc khi kế t hôn thì viê ̣c giải quyế t các vấ n đề tài sản giƣ̃a vơ ̣ và chồ ng thƣ̣c
hiê ̣n theo thỏa thuâ ̣n của hai bên vơ ̣ chồ ng . Tuy nhiên, thực tế không phải cặp
vợ chồng nào cũng thỏa thuận trƣớc về vấn đề tài sản của vợ chồng. Hoă ̣c có
trƣờng hơ ̣p thỏa thuâ ̣n về tài sản của vơ ̣ chồ ng bi ̣vô hiê ̣u do vi pha ̣m các quy
đinh
̣ chung của pháp luâ ̣t . Vì thế, pháp luật đã dự liệu các quy định cụ thể để
áp dụng cho những cặp vợ, chồng không thỏa thuận trƣớc hoă ̣c thỏa thuâ ̣n bi ̣
vô hiê ̣u, nhằ m điề u chin
̉ h các quan hê ̣ sở hƣ̃u tài sản của vơ ̣ chồ ng.
Các quy định điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng phải đảm
bảo l ợi ích chung của gia đình. Khi hôn nhân đƣợc xác lập, vợ chồng cùng
nhau xây dựng gia đình, chăm sóc, nuôi dạy con cái, đảm bảo những nhu cầu
về vật chất và tinh thần cho mỗi thành viên trong gia đình. Đồng thời, trong
thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng thƣờng xuyên phải thực hiện các giao dịch liên
quan đến tài sản phục vụ cho sự tồn tại phát triển của gia đình. Để làm đƣợc
điều đó vợ chồng cần phải có tài sản, sản nghiệp chung. Do đó, cần thiết phải

có những quy định về tài sản chung của vợ chồng, cũng nhƣ quyền, nghĩa vụ
của vợ chồng đối với tài sản chung.
Bên cạnh việc đảm bảo lợi ích chung của gia đình, viê ̣c đảm bảo quyề n
và lợi ích của cá nhân vợ , chồ ng là mô ̣t vấ n đề quan tro ̣n g. Vì quyền sở hữu
tài sản của mỗi cá nhân là quyền hiến định, việc xác lập quyền sở hữu riêng
đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải đƣợc Luật HN&GĐ tôn trọng.
Hơn nữa, ngoài việc chăm lo cho đời sống chung của gia đình, vợ, chồng còn
có những nhu cầu thiết yếu riêng, tài sản riêng của vợ, chồng đƣợc dùng để

4


đáp ứng nhu cầu riêng. Do đó, quy định về tài sản riêng của vợ chồng, quyền,
nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng là tất yếu khách quan.
Các quy định điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản vợ chồng còn phải đảm
bảo quyền bình đẳng của phụ nữ. Từ khi nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời và bắt đầu từ Hiến pháp năm 1946, quyền bình đẳng của phụ nữ: “đàn bà
ngang quyền với đàn ông” đƣợc ghi nhận thành một nguyên tắc cơ bản. Pháp
luật HN&GĐ cũng cụ thể hóa nguyên tắc này thành những quy định cụ thể
trong quan hệ giữa vợ và chồng nói chung và trong quan hệ sở hữu tài sản vợ
chồng nói riêng. Trên cơ sở đó, quy đinh
̣ điề u chin̉ h quan hê ̣ sở hƣ̃u tài sản
của vợ chồng ra đời cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài
sản chung, tài sản riêng; các trƣờng hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và
chồng theo luật định. Nô ̣i dung của quyề n biǹ h đẳ ng giƣ̃a vơ ̣ , chồ ng trong
quan hê ̣ sở hƣ̃u tài sản , bao gồ m : vợ chồng có quyền bình đẳng với nhau về
quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung, tài sản riêng, về phân chia tài sản
chung của vợ chồng.
Tổ ng hơ ̣p nhƣ̃ng quy đinh
̣ điề u chin̉ h quan hê ̣ sở hƣ̃u tài sản của vơ ̣

chồ ng nêu trên ta ̣o thành chế đô ̣ tài sản vơ ̣ chồ ng pháp đinh.
̣
Trong lich
̣ sƣ̉ lâ ̣p pháp của nhiề u nƣớc trên th ế giới, trong đó có Việt
Nam tồ n ta ̣i nhƣ̃ng loa ̣i chế đô ̣ tài sản vơ ̣ chồ ng cơ bản nhƣ sau:
- Chế đô ̣ tài sản cô ̣ng đồ ng:
+ Chế đô ̣ cô ̣ng đồ ng toàn sản : Nô ̣i dung của chế đô ̣ cô ̣ng đồ ng toàn sản
là tất cả các tài sản mà vợ, chồ ng có đƣơ ̣c trƣớc và trong thời kỳ hôn nhân đề u
là tài sản chung của vợ chồng . Trong quan hê ̣ tài sản giƣ̃a vơ ̣ , chồ ng không
tồ n ta ̣i tài sản riêng của vơ ̣ chồ ng . Theo đó , tài sản chung của vợ chồng bao
gồ m: tài sản vợ , chồ ng ta ̣o ra , đƣơ ̣c tă ̣ng cho , thƣ̀a kế trƣớc khi kế t hôn ; tài
sản do vợ chồng cùng nhau tạo ra trong thời kỳ hôn nhân

, không tính đế n

nguồ n gố c, công sƣ́c của mỗi bên; tài sản vợ, chồ ng đƣơ ̣c tă ̣ng cho riêng, thƣ̀a
kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Ở Việt Nam, chế đô ̣ cô ̣ng đồ ng toàn sản đƣơ ̣c

5


quy đinh
̣ trong Luâ ̣t GĐ của chính quyề n Ngô Đình Diê ̣m, Luâ ̣t HN&GĐ năm
1959 [26, tr. 30 - 32].
+ Chế đô ̣ cô ̣ng đồ ng đô ̣ng sản và ta ̣o sản là chế đô ̣ tài sản trong đó, khố i
tài sản chung của vợ chồng bao gồm tất cả các động sản của vợ chồng có
trƣớc khi kế t hôn , trong thời kỳ hôn nhân và bấ t đô ̣ng sản mà vơ ̣ chồ ng có
đƣơ ̣c trong t hời kỳ hôn nhân . Chế đô ̣ cô ̣ng đồ ng đô ̣ng sản vào ta ̣o sản đƣơ ̣c
quy đinh
̣ trong BLDS năm 1804 của Cộng hòa Pháp . Ở Việt Nam , dƣới chế

đô ̣ ngu ̣y quyề n Sài Gòn , Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 đƣơ ̣c ban hành
dƣới chế đô ̣ Nguyễn Khán h và BLDS năm 1972 quy định chế độ tài sản vợ
chồng pháp định là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản. Theo đó, khối tài
sản chung của vợ chồng gồm có: Động sản thuộc quyền sở hữu của mỗi bên
vợ, chồng khi kết hôn; các động sản do vợ, chồng đƣợc thừa kế, tặng cho
trong thời kỳ hôn nhân ; động sản và bất động sản do vợ chồng có đƣợc trong
thời kỳ hôn nhân ; hoa lợi thu đƣợc từ tài sản mà vợ chồng có đƣợc trƣớc và
trong thời kỳ hôn nhân . Ngoài khối tài sản chung, vợ, chồng còn có tài sản
riêng là bất động sản của vợ, chồng trƣớc khi kết hôn và bất động sản vợ,
chồng đƣợc tặng cho, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Sắ c luâ ̣t cũng quy
đinh
̣ quyề n và nghiã vu ̣ đố i với tài sản chung, tài sản riêng [26, tr. 32 -33].
+ Chế đô ̣ cô ̣ng đồ ng ta ̣o sản là chế độ tài sản , trong đó , khố i tài sản
chung của vơ ̣ chồ ng chỉ bao gồ m tài sản mà vơ ̣ chồ ng ta ̣o ra trong thời kỳ hôn
nhân và các loa ̣i hoa lơ ̣i , lơ ̣i tƣ́c phát sinh tƣ̀ tài sản chung của vơ ̣ chồ ng . Chế
đô ̣ cô ̣ng đồ ng ta ̣o sản đƣơ ̣c quy đinh
̣ ta ̣i các điề u tƣ̀ Điề u 1400 đến Điều 1408
Đa ̣o luâ ̣t số 65-570 ngày 13/7/1965 của Pháp , Điề u 13 Luâ ̣t Hôn nhân năm
1980 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Điề u 762 BLDS Nhâ ̣t Bản và mô ̣t số
văn bản luâ ̣t khác nhƣ Bô ̣

luâ ̣t Dân sƣ̣ và thƣơng ma ̣i Thái Lan

, LGĐ

Bungari... Ở Việt Nam , chế đô ̣ cô ̣ng đồ ng ta ̣o sản đƣơ ̣c quy đinh
̣ ta ̣i Luâ ̣t
HN&GĐ năm 1986 (Điề u 14, 15, 16) và Luật HN &GĐ năm 2000 (Điề u 27,
28, 32, 33) [26, tr. 34 - 35].


6


- Chế đô ̣ phân sản là chế đô ̣ tài sản trong đó không tồ n ta ̣i khố i tài sản
chung của vơ ̣ chồ ng, tấ t cả tài sản vơ ̣ chồ ng có đƣơ ̣c trƣớc khi kế t hôn và sau
khi kế t hôn đề u là tài sản riêng của vơ ̣ , chồ ng. Đối với chế độ tài sản này ,
pháp luật còn quy định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc đóng góp
tài sản để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của vợ chồng

, chăm sóc , nuôi dƣỡng ,

giáo dục con cái , cấ p dƣỡng lẫn nhau… Chế đô ̣ tài sản này đã tƣ̀ng đƣơ ̣c áp
dụng ở Italia và Anh [26, tr. 36 -37].
Nhìn chung, dù quy định loại chế độ tài sản nào thì pháp luật cũng dự
liê ̣u các căn cƣ́ xác đinh
̣ các loa ̣i tài sản , quyề n và nghiã vu ̣ của vơ ̣ chồ ng đố i
với tài sản và viê ̣c phân chia tài sản chung của vơ ̣ chồ ng.
Nhƣ vậy, chế độ tài sản vợ chồng pháp định đƣợc pháp luật dự liệu từ
trƣớc do tính chất và mục đích của quan hệ hôn nhân gia đình, đồng thời phụ
thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống văn
hóa của mỗi quốc gia. Với tƣ cách là mô ̣t loa ̣i chế đô ̣ tài sản vơ ̣ chồ ng , chế đô ̣
tài sản vợ chồng pháp định cũng bao gồm đầy đủ các nội dung của chế độ tài
sản vợ chồng nhƣ: quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của
vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trƣờng hợp và nguyên tắc
chia tài sản giữa vợ và chồng. Trên cơ sở những lập luận trên, sau đây chúng
tôi đƣa ra khái niệm chế độ tài sản vợ chồng pháp định:
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định là chế độ tài sản vợ chồng do pháp
luật đã dự liệu từ trước về căn cứ xác định các loại tài sản chung và tài sản
riêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với từng
loại tài sản đó trong mối quan hệ giữa hai vợ, chồng và trong quan hệ với

người thứ ba; các trường hợp và nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ
chồng; phương thức thanh toán liên quan đến các khoản nợ chung hay riêng
của vợ chồng.
1.2.2. Đặc điểm

7


Xuất phát từ tính chất đƣơ ̣c pháp luâ ̣t dƣ̣ liê ̣u tƣ̀ trƣơ
, chế
́ c độ tài sản vợ chồng
pháp định có những đặc điểm riêng biệt so với chế độ tài sản ƣớc đinh
̣ , nhƣ sau:
Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, chế độ tài sản pháp định đƣợc quy định
trong pháp luật HN&GĐ, trong đó, quy định cụ thể căn cứ xác lập, chấm dứt,
quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản, nguyên tắc phân chia tài sản.
Theo đó, chế độ tài sản vợ chồng pháp định khác biệt hoàn toàn so với chế độ tài
sản vợ chồng theo thỏa thuận ở tính chất tự do thỏa thuận của vợ chồng. Cụ thể
là, trong chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, vợ, chồng thỏa thuận với nhau
về tài sản chung, tài sản riêng; quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản
chung, tài sản riêng và các giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu
thiết yếu của gia đình; nguyên tắc phân chia tài sản. Còn trong chế độ tài sản vợ
chồng pháp định, các nội dung trên đƣợc pháp luật quy định cụ thể.
Thứ hai, về hình th ức sở hữu đố i với tài sản chung , ở Việt Nam, khác
với chế đô ̣ tài sản vơ ̣ chồ ng theo thỏa thuâ ̣n là vơ ̣ chồ ng có thể thỏa thuâ ̣n với
nhau về hin
̀ h thƣ́c sở hƣ̃u đố i với tài sản chung , trong chế độ tài sản của vợ
chồng pháp định chỉ có duy nhất một hình thức là sở hữu chung hợp nhất.
Điều này xuất phát t ừ mục đích của quan hê ̣ hôn nhân là v


ợ, chồng yêu

thƣơng, chăm sóc lẫn nhau, chăm sóc, nuôi dạy con cái, vợ, chồng phải có
nghĩa vụ đóng góp tiền bạc đảm bảo đời sống chung của gia đình. Theo đó,
toàn bộ tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất,
kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp
khác trong thời kỳ hôn nhân, quyền sử dụng đất vợ, chồng có đƣợc sau khi kết
hôn (trừ trƣờng hợp vợ hoặc chồng đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng
hoặc có đƣợc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng), đều là tài sản chung của
vợ chồng không phân biệt công sức đóng góp của các bên.
Thứ ba, về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong chế độ tài sản của
vợ chồng pháp định, theo pháp luật HN&GĐ, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ
bình đẳng với nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản

8


chung; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng không phân biệt giữa lao động trong
gia đình và lao động có thu nhập. Đối với tài sản riêng (nếu có), vợ, chồng có
quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) đối với sản
riêng đó; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Tuy nhiên,
quyền sở hữu đối với tài sản riêng bị hạn chế trong một số trƣờng hợp, ví dụ
nhƣ: “Trong trƣờng hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài
sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này
phải có sự đồng ý của chồng, vợ” [19, Khoản 4 Điều 44]; “Trong trƣờng hợp
vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng
theo khả năng kinh tế của mỗi bên” [19, Khoản 2 Điều 30]. Trong khi đó , chế
đô ̣ tài sản vơ ̣ chồ ng theo thỏa thuâ ̣n , quyề n sở hƣ̃u đố i với tài sản riêng của
vơ,̣ chồ ng không bi ̣ha ̣n chế trong nhƣ̃ng trƣờng hơ ̣p nêu trên, vơ ̣ chồ ng có thể

tƣ̣ do thỏa thuâ ̣n về quyề n, nghĩa vụ của vợ, chồ ng đố i với tƣ̀ng loa ̣i tài sản.
1.2.3. Ý nghĩa
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định phản ánh trung thực và chính xác
trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí của mỗi nƣớc .
Trong mỗi quố c gia , mỗi chế độ xã hội luôn có một chế độ HN&GĐ tƣơng
ứng đƣợc xác lập bằng quy định pháp luật hoặc thừa nhận bằng tập quán,
trong đó có chế độ tài sản vợ chồng pháp định. Ví dụ nhƣ BLDS Pháp năm
1804 thể hiê ̣n quan điể m ngƣời phu ̣ nƣ̃ (ngƣời vợ) không có năng lƣ̣c pháp lý .
Trong xã hội phong kiến, pháp luật cũng thừa nhận và bảo vệ sự bất công, bất
bình đẳng giữa nam và nữ, ngƣời phụ nữ trong gia đình hoàn toàn bị lệ thuộc
vào ngƣời chồng. Ngƣời chồng là đại diện cho quyền lợi gia đình, đại diện cho ý
chí của gia đình, có quyền ký kết bất kỳ hợp đồng, giao ƣớc liên quan đến tài sản
của vợ chồng mà không cần sự đồng ý của ngƣời vợ. Ngƣợc lại, ngƣời vợ phải
đƣợc chồng cho phép mới đƣợc ký kế t , thƣ̣c hiê ̣n giao ƣớc, chỉ đƣợc đại diện
trong những nhu cầu gia vụ hoặc ký kết giao ƣớc trong trƣờng hợp ngƣời chồng

9


ủy quyền. Khi tiến lên xã hội Chủ nghĩa (XHCN), phụ nữ “được giải phóng”,
pháp luật nói chung và luật HN&GĐ nói riêng của Nhà nƣớc XHCN đã ghi nhận
quyền bình đẳng giữa nam và nữ, đặc biệt là trong mối quan hệ vợ chồng, vợ,
chồng bình đẳng trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản [26, tr. 19 -20].
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định có ý nghĩa quan trọng trong việc
điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ, chồng, tạo ra những nguyên tắc,
cách thức xử sự của vợ chồng trong quan hệ sở hữu tài sản, đảm bảo phù hợp
quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định quy định cụ thể căn cứ xác lập,
nguồn gốc, thành phần tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng. Khi xác lập
quan hệ hôn nhân, vợ, chồng dù lựa chọn chế độ tài sản pháp định hay ƣớc

định thì các quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng luôn đƣợc
xác định cụ thể.
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định có ý nghĩa xác định quyền, nghĩa vụ
của vợ, chồng với nhau và với ngƣời thứ ba. Trên cơ sở xác định tài sản
chung, tài sản riêng của vợ chồng, chế độ tài sản vợ chồng pháp định xác định
quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với các loại tài sản đó. Quyền và nghĩa vụ
của vợ chồng trong quan hệ tài sản đƣợc thể hiện nhƣ sau: vợ, chồng có
quyền sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản chung, một ngƣời không thể tự ý
định đoạt tài sản chung khi chƣa có sự đồng ý của ngƣời kia; có quyền sở hữu
riêng đối với tài sản riêng (nếu có) của mình, tuy nhiên, quyền sở hữu riêng
kèm theo những hạn chế về quyền sở hữu trong một số trƣờng hợp đặc biệt do
tính chất đặc biệt của quan hê ̣ hôn nhân.
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh
chấp trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng hoặc với ngƣời thứ ba tham gia
giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của vợ, chồng hoặc ngƣời thứ ba. Trên cơ sở các quy định của chế
độ tài sản vợ chồng pháp định, cơ quan áp dụng pháp luật có căn cứ, nguyên

10


tắc để giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng trong những trƣờng cụ
thể, ví dụ: vợ chồng ly hôn, vợ chồng phân chia tài sản trong thời kỳ hôn
nhân, vợ hoặc chồng chết trƣớc cần phân chia tài sản để chia thừa kế hoặc để
giải quyết nghĩa vụ về tài sản của ngƣời đã chết với ngƣời thứ ba…
Ngoài ra , chế đô ̣ tài sản vơ ̣ chồ ng pháp đinh
̣ còn là nhƣ̃ng quy đinh
̣
mang tin
̣ hƣớng cho các că ̣p vơ ̣ chồ ng lƣ̣a cho ̣n thỏa thuâ ̣n chế đô ̣ tài

́ h đinh
sản phù hợp quy định của pháp luật , đảm bảo thỏa thuâ ̣ n chế đô ̣ tài sản vơ ̣
chồ ng không bi ̣vô hiê ̣u do vi pha ̣m quy đinh
̣ pháp luâ ̣t.
1.3. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP
ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.3.1. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong cổ luật Việt Nam
Qua quá trình khảo cứu các quy định trong cổ luật Việt Nam, các nhà
nghiên cứu cho rằng các quy định pháp luật HN&GĐ là một phần quan trọng
trong hệ thống cổ luật, tuy nhiên, vấn đề tài sản của vợ chồng mặc dù đã đƣợc
quy định, nhƣng không rõ ràng, hệ thống cổ luật không có chế định riêng rẽ
và cụ thể về chế độ tài sản vợ chồng [26, tr. 38]. Điều này đƣợc thể hiện trong
hai Bộ luật lớn nhất của hệ thống cổ luật Việt Nam (Quốc triều hình luật đƣợc
ban hành dƣới triều Lê trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1479),
HVLL đƣợc ban hành dƣới triều Nguyễn vào năm 1812) và những tục lệ cổ.
Quốc triều hình luật quy định nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn
nhân là hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trƣởng.
Bộ luật cũng đã có một số quy định về vấn đề tài sản của vợ chồng nhƣ thành
phần khối tài sản chung của vợ chồng bao gồm: Phu tông điền sản (tài sản của
chồng đƣợc thừa kế từ gia đình chồng); Thê điền sản (tài sản của vợ đƣợc
thừa kế từ gia đình); Tần tảo điền sản (tài sản mà vợ chồng tạo ra trong thời
kỳ hôn nhân), tất cả những tài sản này đều thuộc sự quản lý của ngƣời chồng
(chủ gia đình), ngƣời vợ đƣợc sử dụng tài sản chung của vợ chồng trong các
nhu cầu gia vụ đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình, trong những giao dịch

11


có giá trị lớn (điền sản) thì phải có sự đồng ý của hai vợ chồng, Bộ luật cũng
quy định quyền phản đối của ngƣời vợ khi chồng sử dụng tài sản chung không

đảm bảo quyền lợi của các con và lợi ích của gia đình, tài sản chung của vợ
chồng đƣợc chia trong trƣờng hợp khi một bên vợ, chồng chết trƣớc mà giữa
họ không có con (Điều 374, 375, 376).
HVLL đƣợc chép nguyên văn luật nhà Thanh, ghi nhận lại tƣ tƣởng
phong kiến lạc hậu của Trung Quốc cùng thời. Theo HVLL, ngƣời vợ hoàn
toàn vô năng lực, phụ thuộc vào ngƣời chồng một cách tuyệt đối. Do đó, Bộ
luật này không có quy định nào về vấn đề tài sản của vợ chồng.
Ở thời kỳ này, tục lệ cũng chiếm một vị trí quan trọng chi phối hành vi
ứng xử trong quan hê ̣ hôn nhân gia đình . Theo quan niệm truyền thống của
ngƣời phƣơng Đông, trong gia đình yếu tố tình cảm luôn đƣợc coi trọng hơn
vấn đề tài sản, gia đình đƣợc tạo nên với mục đích sinh con đẻ cái, giáo dục
con cái, vì lợi ích của gia đình và xã hội. Vì thế, vợ chồng cùng chung sức tạo
dựng tài sản và toàn bộ tài sản vợ, chồng tạo ra hợp nhất thành một khối để
nuôi dƣỡng, giáo dục con cái, khi cha, mẹ chết thì để lại cho con cái. Điề u này
đƣơ ̣c thể hiê ̣n tâ ̣p ý kiế n gồ m 324 câu giải đáp do Ủy ban tƣ vấ n án lê ̣ Bắ c
Viê ̣t sƣu tầ m và ghi chép tƣ̀ năm

1927 đến năm 1930 (trƣớc khi ban hành

DLBK), tại câu hỏi thƣ́ 31 có ghi:
Nguyên tắ c căn bản vẫn còn đƣơ ̣c áp du ̣ng trong gia đình Viê ̣t
Nam về chế đô ̣ tài sản vơ ̣ của vơ ̣ chồ ng là tấ t cả các của cải của đôi
vơ ̣ chồ ng, không phân biê ̣t bản chấ t và nguồ n gố c , đều để dành cho
các con theo câu tục ngữ: cha me ̣ làm viê ̣c để nuôi con, cho nên suố t
thời kỳ hôn thú, tấ t cả của cải là của chung [26, tr. 38 - 39].
Theo tƣ tƣởng nho giáo , ngƣời phu ̣ nƣ̃ khi đã lấ y chồ ng thì thuô ̣c hẳ n
về nhà chồ ng , thuyế t tam tòng buô ̣c ho ̣ phải tuân thủ ngƣời chồ ng , trong gia
đình ngƣời chồng đƣợc coi là chủ gia đình (trụ cột của gia đình) đƣơng nhiên

12



có quyền đại diện cho quyền lợi của gia đình, là chủ sở hữu các tài sản trong
gia đình, có quyền định đoạt tài sản của gia đình.
Nhƣ vậy, chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong cổ luật và tục lệ ở
Việt nam là chế độ cộng đồng toàn sản, cụ thể là toàn bộ tài sản của vợ, chồng
trƣớc khi kết hôn và tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân t ạo
thành một khối tài sản chung của vợ chồng, khối tài sản này đƣợc đặt dƣới sự
quản lý của ngƣời chồng.
1.3.2. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong thời kỳ pháp thuộc
Thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam kéo dài hơn tám mƣơi năm, kể từ năm
1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc đế n năm 1945. Trong thời kỳ này,
thực dân Pháp áp dụng chính sách “chia để trị” chia nƣớc ta thành ba miền
(Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ). Vì thế, đối với mỗi miền, thực dân Pháp ban
hành và áp dụng các bộ luật riêng để điều chỉnh các quan hệ trong xã hội,
trong đó có quan hê ̣ hôn nhân gia đình : Ở Bắc Kỳ áp dụng BLDS năm 1931
(DLBK); ở Trung Kỳ áp dụng BLDS năm 1936 (DLTK); ở Nam Kỳ áp dụng
tập DLGY năm 1883 (DLGY) [34].
* Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ
DLBK và DLTK chịu sự ảnh hƣởng của BLDS Pháp năm 1804 nên có
những quy định tƣơng tự nhau về quan hê ̣ hôn nhân gia đình nói chung và chế
độ tài sản vợ chồng pháp định nói riêng. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định
trong DLBK và DLTK đƣợc thể hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất, về chế độ sở hữu trong chế độ tài sản vợ chồng pháp định.
Trên cơ sở ghi nhận tục lệ của ngƣời Việt Nam, mọi tài sản trong gia đình đều
là tài sản chung của vợ chồng, DLBK và DLTK quy định chế độ tài sản vợ
chồng pháp định đƣợc áp dụng cho các cặp vợ chồng không lập hôn khế (chế
độ tài sản ƣớc định) là chế độ cộng đồng toàn sản. Điề u 106, 107 DLBK và
Điề u 105 BLTK quy đinh
̣ : “Nế u hai vơ ̣ chồ ng không có tƣ ƣớc với nhau thì


13


×