Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Dạy học các biện pháp tu từ từ vựng cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA

DẠY HỌC CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG
CHO HỌC SINH LỚP 6 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA

DẠY HỌC CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG
CHO HỌC SINH LỚP 6 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN NGỮ VĂN
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH THỊ LAN

Hà Nội - 2019




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin dành sự kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trịnh Thị Lan.
Cô đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể ban lãnh đạo khoa, cùng các
thầy cô khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội,
đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên
cứu của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện
nghiên cứu luận văn.
Hà Nội, ngày …. tháng…. năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

i


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1.Mô tả các mức độ bài tập đánh giá theo định hướng năng lực…..53
Sơ đồ 1.2. Các biện pháp tu từ ngữ âm…………………………………… 13
Sơ đồ 1.3. Các biện pháp tu từ cú pháp……………………………………..14
Sơ đồ 1.4. Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa…………………………………...15
Sơ đồ 1.5. Ví dụ về các sự vật so sánh………………………………………44

ii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 2
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 5
5.Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 5
6.Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC CÁC
BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG CHO HỌC SINH LỚP 6 THEO
QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP ............................................................................. 7
1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................. 7
1.1.1. Quan điểm giao tiếp trong dạy học ngôn ngữ nói chung và tiếng
Việt nói riêng ..................................................................................................... 7
1.1.2. Các biện pháp tu từ từ vựng .................................................................. 11
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 22
1.2.1. Nội dung dạy học biện pháp tu từ từ vựng trong chƣơng trình, sách
giáo khoa Ngữ Văn 6 ...................................................................................... 22
1.2.2.Tình hình dạy biện pháp tu từ từ vựng của giáo viên ............................ 25
1.2.3.Tình hình học biện pháp tu từ từ vựng của học sinh.............................. 28
CHƢƠNG 2:TỔ CHỨC DẠY HỌC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ
VỰNGCHO HỌC SINH LỚP 6 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP ....... 32
2.1. Một số định hƣớng cho việc dạy học biện pháp tu từ từ vựng cho
học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp ...................................................... 32
2.1.1. Ƣu điểm của việc vận dụng quan điểm giao tiếp trong việc dạy học
biện pháp tu từ từ vựng ................................................................................... 32
2.1.2. Sự thể hiện quan điểm giao tiếp trong dạy học các biện pháp tu từ
từ vựng ............................................................................................................ 33

iii


2.1.3.Một số điểm cần lƣu ý khi xây dựng tình huống giao tiếp trong dạy
học ................................................................................................................... 36
2.2.1.Thiết kế và triển khai các bài học về biện pháp tu từ từ vựng cho học
sinh lớp 6 bằng phƣơng pháp giao tiếp ........................................................... 37
2.2.2.Sử dụng các kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực giao tiếp
trong dạy học các biện pháp tu từ từ vựng cho học sinh lớp 6 ....................... 42
2.2.3.Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực giao tiếp trong dạy
học biện pháp tu từ từ vựng cho học sinh lớp 6 .............................................. 48
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM................................................ 61
3.1.Mục đích thực nghiệm .............................................................................. 61
3.2.Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 61
3.3.Phƣơng pháp thực nghiệm ........................................................................ 61
3.4.Kết quả thực nghiệm ................................................................................. 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
PHỤ LỤC

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống, giao tiếp là một nhu cầu vừa mang tính bản năng vừa
thể hiện đặc tính xã hội, là nhân tố thúc đẩy cho ngôn ngữ phát sinh và ngày
càng phát triển. Xã hội càng phát triển thì con ngƣời càng sáng tạo ra nhiều
hình thức giao tiếp khác nhau nhằm truyền đạt và trao đổi thông tin, nhƣng
xét ở mọi góc độ, “ngôn ngữ vẫn là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của

con ngƣời” (V.Lê nin). Vì vậy, việc sử dụng hình thức giao tiếp trong việc
dạy học, truyền đạt và tri nhận kiến thức là vô cùng cần thiết.
Hiện nay, giáo dục phổ thông ở nƣớc ta đang đi theo xu hƣớng đổi mới,
chuyển từ quan điểm dạy học tiếp cận nội dung sang quan điểm dạy học tiếp
cần năng lực. Nghĩa là chuyển từ mục tiêu quan tâm đến việc học sinh học
đƣợc cái gì sang mục tiêu học sinh vận dụng những kiến thức đã học nhƣ thế
nào. Yêu cầu đƣợc ƣu tiên trong các phƣơng pháp giáo dục là làm sao để tiếp
cận và phát huy đƣợc tích cực các năng lực của ngƣời học. Việc chúng ta
chuyển từ phƣơng pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy
cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phẩm chất để bƣớc
vào cuộc sống chính là con đƣờng để chúng ta đạt đƣợc mục tiêu dạy học theo
phƣơng pháp đổi mới. Một trong những năng lực quan trọng hàng đầu mà
ngƣời học cần rèn luyện là năng lực giao tiếp.Vì vậy, việc dạy học ngày naylà
dạy cho ngƣời học cách tự học, tự nghiên cứu chứ không chỉ đơn thuần là
truyền thụ tri thức, cung cấp kiến thức cho học sinh.
Biện pháp tu từ từ vựng trong phân môn Tiếng Việt rất phong phú,
đƣợc sử dụng nhƣ các phƣơng tiện ngôn ngữ nhằm giúp diễn đạt lời văn hay,
đẹp, biểu cảm và có sức hấp dẫn hơn. Nhờ có biện pháp tu từ từ vựng làm cho
mối quan hệ giữa sự vật với con ngƣời trở nên gần gũi hơn. Từ đó, các sự vật
hiện tƣợng đƣợc nhấn mạnh, gây ân tƣợng sâu sắc hơn với ngƣời đọc. Có khi,
nhờ các biện pháp tu từ từ vựng lại có thể tạo ra đƣợc tiếng cƣời dí dỏm, hài
1


hƣớc, thú vị. Khi học về biện pháp tu từ từ vựng, ngƣời đọc vẫn tự đặt ra rất
nhiều câu hỏi nhƣ: khi nào thì bài văn nên sử dụng biện pháp so sánh? Biện
pháp nhân hóa, ẩn dụ thƣờng sử dụng trong trƣờng hợp nào? Có bao nhiêu
biện pháp tu từ từ vựng trong chƣơng trình trung học cơ sở?...
Trong chƣơng trình sách giáo khoa Ngữ Văn 6 hiện hành mới chỉ giới
thiệu đến một vài biện pháp tu từ từ vựng và đƣợc đƣa vào dạy học với tƣ

cách nhận diện, phân loại các kiểu biện pháp tu từ từ vựng và nêu hiệu quả sử
dụng trong văn cảnh. Tuy nhiên, trên thực tế, việc dạy học các biện pháp tu từ
từ vựng gặp phải nhiều khó khăn. Học sinh trung học cơ sở vẫn rất lúng túng
khi nhận diện các biện pháp tu từ từ vựng cũng nhƣ khi sử dụng các biện pháp
tu từ từ vựng trong nói và viết. Nguyên nhân chính gây ra khó khăn này, theo
chúng tôi, trƣớc hết là do việc dạy học các biện pháp tu từ từ vựng chƣa đƣợc
phân biệt một cách rõ ràng và quan trọng nhất là hệ thống bài tập về các biện
pháp tu từ từ vựng chƣa bảo đảm nguyên tắc giao tiếp.
Với mong muốn góp phần tháo gỡ phần nào khó khăn cho giáo viên
trong quá trình truyền thụ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các biện pháp tu
từ từ vựng, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Dạy học các biện pháp tư từ
từ vựng cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp.
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, toàn ngành giáo dục đang quan tâm đến việc đổi mới phƣơng
pháp dạy học theo hƣớng tích cực. Hơn nữa, trƣớc yêu cầu ngày càng cao của
xã hội, việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh trung học cơ sở đang trở
thành một trong những vấn đề cấp bách và thiết thực. Vì vậy, dạy học theo
hƣớng giao tiếp là vấn đề khá mới, phải đến những năm 80 của thế kỉ XX, dạy
học theo hƣớng giao tiếp mới trở thành vấn đề đƣợc quan tâm, tranh luận và
là tâm điểm chú ý của ngành Ngôn ngữ học, Giáo dục học, Tâm lí học sƣ
phạm… và là định hƣớng thay đổi phƣơng pháp dạy học môn Ngữ Văn.

2


Đến nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp và ngữ
dụng học nhƣ: Đại cương ngôn ngữ học của Đỗ Hữu Châu, Ngữ dụng học
của Nguyễn Đức Dân, Dụng học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp…
Trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã đề cao chức
năng giao tiếp của ngôn ngữ trong cuộc sống đi sâu nghiên cứu về chức

năng hành chức của ngôn ngữ trong hoạt động nói năng và hoạt động sống
của con ngƣời, nghiên cứu các nhân tố giao tiếp và hoạt động giao tiếp
trong dạy học. Đồng thời, qua các công trình nghiên cứu này, chúng ta
đƣợc biết ngữ dụng học nghiên cứu từ những năm 30 của thế kỉ XX và
trong những năm gần đây, nó phát triển vô cùng mạnh mẽ và ngày càng
có vai trò, vị trí đặc biệt trong ngôn ngữ học. Bên cạnh đó các công trình
về tâm lí học, tiêu biểu nhƣ: Giao tiếp sư phạm của Hoàng Anh, Vũ Kim
Thành, Tâm lí dạy học của Hồ Ngọc Đại, Tâm lí học do Phạm Minh Hạc
chủ biên,...cũng đã nghiên cứu một cách cụ thể về giao tiếp. Họ đã đƣa ra
những khái niệm cơ bản về giao tiếp, trình bày một cách cụ thể về quá
trình giao tiếp, về vị trí, vai trò của các nhân tố giao tiếp trong hoạt động
của con ngƣời. Đặc biêt trong các công trình này, các tác giả đã đƣa ra
những đề xuất, những kết luận sƣ phạm về hoạt động giao tiếp trong
trƣờng học.
Nhƣ vậy, vấn đề nghiên cứu về bình diện các biện pháp tu từ từ vựng
theo quan điểm giao tiếp trong dạy học cũng đã đƣợc nghiên cứu khá nhiều.
Hầu hết các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến một mặt nào đó hoặc
bàn một cách chung chung về bình diện tình huống giao tiếp trong dạy học
mà chƣa đi vào triển khai cụ thể. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên là
những cơ sở khoa học mang tính khái quát, là tài liệu tham khảo quý báu có ý
nghĩa quan trọng trong việc gợi ý, định hƣớng cho chúng tôi trong quá trình
nghiên cứu đề tài.

3


3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về lí thuyết giao tiếp, đặc điểm tâm lí học sinh
lớp 6 và việc dạy học tiếng Việt theo định hƣớng giao tiếp, nghiên cứu việc

dạy học các biện pháp tu từ từ vựng, chúng tôi đề xuất một vài đổi mới trong
cáchdạy học biện pháp tu từ từ vựng cho lứa tuổi học sinh lớp 6 theo quan
điểm giao tiếp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; góp phần
nâng cao chất lƣợng dạy học phân môn tiếng Việt nói riêng và dạy học Ngữ
Văn nói chung; đồng thời góp phần nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh
để các em tự tin bƣớc vào cuộc sống.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích đề ra, luận văn cần giải quyết những nhiệm
vụ sau:
-Hệ thống hóa lí luận về quan điểm giao tiếp trong dạy học ngôn ngữ
nói chung và tiếng Việt nói riêng. Đặc biệt là các biện pháp tu từ từ vựng.
-Tìm hiểu về đặc điểm tâm lí và khả năng, phƣơng pháp tiếp nhận
thông tin ở lứa tuổi học sinh lớp 6.
-Khảo sát thực trạng dạy học biện pháp tu từ từ vựng thông qua việc
dùng phiếu hỏi giáo viên, học sinh và tìm hiểu giáo án việc dạy học các biện
pháp tu từ từ vựng ở trƣờng trung học cơ sở để có những cơ sở thực tiễn cho
việc đề xuất biện pháp dạy học mang tính khả thi.
-Đề xuất các định hƣớng, biện pháp cho việc dạy học các biện pháp tu
từ từ vựng cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp.
-Thiết kế hệ thống bài học về biện pháp tu từ từ vựng cho học sinh lớp
6 bằng phƣơng pháp giao tiếp.
-Đề xuất một số các thức sử dụng kĩ thuật và các hình thức đánh giá
trong việc dạy học biện pháp tu từ từ vựng theo quan điểm giao tiếp.
-Soạn giáo án và dạy thực nghiệm các biện pháp tu từ từ vựng.
4


4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu cách thức tổ chức dạy học các biện

pháp tu từ từ vựng theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 6
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thời gian, yêu cầu tập trung vào nội dung nghiên cứu cụ
thể, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu các biện pháp tu từ từ vựng trong
sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6 hiện hành.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, ngƣời viết sử dụng phối hợp các phƣơng
pháp sau:
5.1.Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phƣơng pháp phân tích lí luận,
khái quát hóa lí luận, khảo cứu, hồi cứu tài liệu đƣợc dùng để phân tích, tổng
hợp các vấn đề lí luận thu nhận đƣợc, từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho
việc đề xuất dạy học các biện pháp tu từ từ vựng cho học sinh lớp 6 theo quan
điểm giao tiếp.
5.2.Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Chúng tôi vận dụng phƣơng
pháp khảo sát, điều tra, phỏng vấn… để phân tích mặt tích cực và điểm hạn
chế của các giáo án đã và đang đƣợc sử dụng tiến hành trong công tác giảng
dạy và học biện pháp tu từ từ vựng ở trƣờng trung học cơ sở.
5.3.Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Soạn hệ thống bài học về biện pháp
tu từ từ vựng theo quan điểm giao tiếp và đƣa ra một giáo án thực nghiệm có
sử dụng phƣơng pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp đối với các biện pháp
tu từ từ vựng.
6.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm ba phần: phần
mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
5


Phần nội dung gồm ba chƣơng. Cụ thể:
-Chƣơng 1. Cở sở khoa học về việc dạy học biện pháp tu từ từ vựng
cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp

-Chƣơng 2. Tổ chức dạy học biện pháp tu từ từ vựng cho học sinh lớp 6
theo quan điểm giao tiếp
-Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
TỪ VỰNG CHO HỌC SINH LỚP 6 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
1.1.Cơ sở lí luận
1.1.1. Quan điểm giao tiếp trong dạy học ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt
nói riêng
1.1.1.1. Thuật ngữ quan điểm giao tiếp
Trong dạy học, thuật ngữ “quan điểm giao tiếp” đƣợc sử dụng khá rộng
rãi. Mặc dù, dạy học tiếng Việt theo quan điểm có nhiều dạng nhƣng đều
nhằm mục đích giúp ngƣời học hình thành kĩ năng, kĩ xảo sử dụng ngôn ngữ
trong các tình huống khác nhau của hoạt động giao tiếp. Có thể nói quan điểm
giao tiếp khá là mới mẻ trong việc dạy học tiếng Việt hiện đại, đem lại hiệu
quả cao hơn cho hoạt động dạy và học tiếng Việt. Ngày nay, dạy và học tiếng
Việt không phải chỉ là một hệ thống cấu trúc trên trang sách mà mục tiêu của
dạy và học tiếng Việt phải biến nó trở thành một hệ thống hoạt động hành
chức, thể hiện đƣợc chức năng làm công cụ hỗ trợ giao tiếp của mình.
1.1.1.2. Dạy học theo quan điểm giao tiếp
Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một quan điểm mới trong việc dạy
Ngữ Văn hiện nay, thể hiện sự xác định chính xác hơn về bản chất của việc
dạy và học Ngữ Văn chính là vận dụng vào thực tiễn đời sống giao tiếp hằng
ngày. Dù ta sử dụng bất cứ phƣơng pháp dạy học nào cũng đều xuất phát từ
một quan điểm khoa học nhất định để đề ra nguyên tắc, cách thức và qui trình
dạy học nhằm cải tiến phƣơng pháp và đạt hiệu quả cao trong dạy học. Quan

điểm giao tiếp cũng vậy, quan điểm này ra đời xuất phát từ những cơ sở khoa
học sau:
Trƣớc hết, quan điểm giao tiếp xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ là
phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời. Trong cuộc sống, giao

7


tiếp rất quan trọng, nó không chỉ là nhu cầu tất yếu mà còn là điều kiện không
thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của mỗi ngƣời và của cả xã hội. Hệ thống
tín hiệu ở đây đƣợc hiểu là các điệu bộ, cử chỉ, màu sắc, hình dáng, ngôn
ngữ…Những tín hiệu này chính là các phƣơng tiện để hỗ trợ cho giao tiếp.
Nhƣng trong các phƣơng tiện giao tiếp trên, phƣơng tiện giao tiếp bất biến và
tiện lợi nhất chính là giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Tiếp theo, quan điểm giao tiếp xuất phát từ tính đặc thù của ngôn ngữ.
Trong hệ thống ngôn ngữ, tất cả các yếu tố ngôn ngữ đều có sẵn và khép kín.
Nói cách khác, trong hệ thống ngôn ngữ, giá trị của chúng không thay đổi.
Nhƣng theo quan điểm giao tiếp, tất cả các yếu tố ngôn ngữ luôn luôn là những
yếu tố động và biến đổi trong hoạt động hành chức. Chính vì vậy, việc sử dụng
ngôn ngữ trong giao tiếp tức là ta đã biến đổi ngôn ngữ từ trạng thái tĩnh sang
trạng thái động và chỉ có ở trạng thái động thì ngôn ngữ mới có sức sống.
Cuối cùng, quan điểm giao tiếp xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của môn
học và thực tiễn dạy học. Mục tiêu, yêu cầu của dạy học tiếng Việt trong nhà
trƣờng trung học phổ thông không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ tri thức cho
học sinh, mà qua đó phải tổ chức cho học sinh hoạt động thực hành, vận dụng
những tri thức tiếng Việt đƣợc học vào trong giao tiếp. Nói cách khác phải
dạy cho học sinh có kỹ năng giao tiếp linh hoạt, năng động. Có thể nói rằng
chỉ khi sử dụng giao tiếp thì việc dạy và học Ngữ Văn mới trở nên sinh động,
thực tế và hấp dẫn ngƣời học hơn. Bởi dạy học bằng giao tiếp không chỉ giúp
ngƣời học trở nên năng động, sáng tạo, làm chủ kiến thức, có những kĩ năng

cần thiết để thích ứng với cuộc sống hiện đại, mà còn đáp ứng đƣợc yêu cầu
đào tạo con ngƣời trong thời đại mới.
Có thể nói, dạy học theo quan điểm giao tiếp là một quan điểm hiện
đại, tích cực, đáp ứng yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học trong tình trạng
hiện nay. Dạy học theo quan điểm này đã phần nào khắc phục đƣợc những
hạn chế của phƣơng pháp dạy học truyền thống, cụ thể đó là đã phần nào khắc
8


phục đƣợc lối truyền thụ một chiều diễn ra một cách đơn lẻ, tẻ nhạt trong mỗi
giờ học văn. Với phƣơng pháp dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
nhƣ vậy, học sinh sẽ không còn là những khách thể tiếp nhận kiến thức một
cách bị động và giáo viên cũng không còn phải độc thoại một mình mà không
tìm đƣợc sự hƣởng ứng của học trò. Dạy học theo quan điểm giao tiếp đã phát
huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tinh thần hợp tác của học sinh.
Từ đó, biến mỗi giờ học trở thành những cuộc đối thoại tích cực nhiều chiều
giữa học sinh- giáo viên,giáo viên- học sinh, học sinh- kiến thức, kĩ năng.
Trong quá trình học tập, học sinh là những chủ thể tích cực, sáng tạo, làm chủ
kiến thức, kĩ năng. Đặc biệt, ứng dụng phƣơng pháp dạy học này giúp cho học
sinh phát triển năng lực giao tiếp toàn diện, học sinh có thể vận dụng những
tri thức đã học linh hoạt vào trong các cuộc giao tiếp hằng ngày.
Từ phƣơng pháp đổi mới dạy học theo hƣớng giao tiếp đã kéo theo sự
ra đời của hàng loạt các phƣơng pháp mới nhằm đem lại hiệu quả và chất
lƣợng trong dạy học nhƣ : phƣơng pháp giao tiếp, phƣơng pháp tình huống,
phƣơng pháp nêu và giải quyết vấn đề, phƣơng pháp đàm thoại, phƣơng pháp
hợp tác trong nhóm nhỏ… và hàng loạt các hình thức dạy học nhƣ: thảo luận
nhóm, đóng vai, seminar… Những phƣơng pháp và hình thức dạy học mới
này chính là sự cụ thể hóa của quan điểm giao tiếp, tạo hứng thú và niềm đam
mê trong học sinh đối với môn Ngữ Văn và đƣa môn học gần hơn với thực
tiễn đời sống.

Nhƣ vậy, để đem lại những giờ dạy và học tiếng Việt có giá trị và thu
hút niềm say mê của ngƣời học, đòi hỏi giáo viên phải tăng cƣờng sử dụng
các phƣơng pháp dạy học và hình thức dạy học hiện đại, nhƣng phải hợp lí và
phù hợp với nội dung truyền đạt. Làm đƣợc vậy mới phát huy đƣợc tính tích
cực, sáng tạo trong học tập của học sinh, đặc biệt trong việc rèn kĩ năng giao
tiếp cho các em.
9


1.1.1.3. Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp
Giao tiếp chính là nguyên tắc chung cho mọi hoạt động của con ngƣời
nói chung và của hoạt động dạy học nói riêng. Vũ Dũng [1] đã khẳng định:
“Nguyên tắc giao tiếp là những yêu cầu mang tính chỉ đạo, định hƣớng cho
hành vi, ứng xử, thái dộ trong quá trình trao đổi, tiếp xúc của các chủ thể giao
tiếp nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình giao tiếp đó”. Đồng quan điểm,
Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh trong công trình nghiên cứu Giao tiếp sƣ phạm
[2] cũng đã khẳng định: “Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống những quan điểm
chỉ đạo, định hƣớng thái độ và hành vi ứng xử, đồng thời chỉ đạo việc lựa
chọn các phƣơng pháp, phƣơng tiện giao tiếp của cá nhân”.
Với mục tiêu dạy học để hình thành và nâng cao ở học sinh các kĩ năng
sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp, sách giáo khoa Ngữ Văn lấy
nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hƣớng cơ bản. Hoạt động giao tiếp vừa là
phƣơng tiện vừa là mục đích của việc dạy học tiếng Việt hiện nay. Để thực
hiện tốt nguyên tắc hƣớng vào hoạt động giao tiếp này đòi hỏi ngƣời dạy phải
đặt các đơn vị ngôn ngữ vào hệ thống hành chức của nó. Mục đích của việc
học tiếng Việt, học sinh phải biết sử dụng thành thạo tiếng Việt vào tƣ duy và
giao tiếp hằng ngày. Để đạt đƣợc yêu cầu đó, trong quá trình dạy học, giáo
viên cần tạo đƣợc hoàn cảnh, tình huống giao tiếp đa dạng để kích thích động
cơ giao tiếp cho học sinh.
1.1.1.4.Phương pháp dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp

Theo xu hƣớng cải cách giáo dục của thế giới, ở nƣớc ta, cũng đề ra trọng
tâm giáo dục ở bậc trung học là phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh
trong học tập và đặc biệt trong việc rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho
học sinh sao cho mô phỏng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp ngoài cuộc sống. Để
đáp ứng đƣợc mục tiêu dạy học này, giáo viên đã và đang tích cực sử dụng
phƣơng pháp giao tiếp và phƣơng pháp tình huống vào trong mỗi bài dạy.

10


Phƣơng pháp giao tiếp là phƣơng pháp thể hiện ở việc giao tiếp sắp xếp
các tài liệu học tập sao cho các tài liệu ngôn ngữ ấy vừa phải đảm bảo tính
chính xác, chặt chẽ của chúng trong hệ thống ngôn ngữ, vừa phản ánh đặc
điểm chức năng của chúng trong hoạt động giao tiếp. Đây là phƣơng pháp
giáo viên hƣớng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đƣợc học vào thực hiện các
nhiệm vụ của quá trình giao tiếp và là phƣơng pháp chủ yếu để phát triển khả
năng sử dụng lời nói trong giao tiếp của học sinh tốt hơn. Trong dạy học,
phƣơng pháp này đƣợc đánh giá là một trong những phƣơng pháp tối ƣu, giúp
các em rèn luyện đƣợc nhiều kĩ năng nhất. Nó không chỉ góp phần làm cho
giờ học trở nên sinh động, gần với thực tế giao tiếp; không chỉ làm cho quá
trình tiếp nhận ngôn ngữ trở nên hấp dẫn hơn, mà còn giúp cho học sinh thực
hành giao tiếp và nắm bắt đƣợc bản chất tác dụng thực tiễn của các biện pháp
tu từ một cách dễ dàng hơn.
Phƣơng pháp tạo ra tình huống giao tiếp có thành công đƣợc là nhờ vào
việc giáo viên biết cách tổ chức bài học dƣới dạng các tình huống. Trên cơ sở
đó, giáo viên tổ chức hƣớng dẫn, học sinh sẽ tích cực chủ động, huy động mọi
vốn sống, tri thức, kinh nghiệm có sẵn của mình vào hoạt động tìm kiếm tri
thức mới hay giải quyết các tình huống mới. Đây là phƣơng pháp kích thích
tính tích cực của học sinh ở mức độ cao nhất, phát hiện các kĩ năng giải quyết
vấn đề, kĩ năng đánh giá, kĩ năng giao tiếp nhƣ: nghe, nói, trình bày,… tăng

cƣờng khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, chủ động điều chỉnh nhận thức,
lời nói, hành vi của học sinh. Dạy học theo phƣơng pháp này, học sinh đƣợc
đƣa từ đối tƣợng thụ động lên vị trí chủ thể nhận thức.
1.1.2. Các biện pháp tu từ từ vựng
1.1.2.1. Khái niệm biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ là những cách sử dụng phƣơng tiện ngôn ngữ không kể
là có màu sắc tu từ hay không trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu
từ (tức là tác dụng gây ấn tƣợng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh).
1.1.2.2. Phân loại các biện pháp tu từ tiếng Việt

11


Dựa vào cấp độ ngôn ngữ, các biện pháp tu từ đƣợc chia ra: Biện pháp
tu từ ngữ âm, biện pháp tu từ cú pháp, biện pháp tu từ văn bản, biện pháp tu
từ ngữ nghĩa, biện pháp tu từ từ vựng.Chúng tôi đã sắp xếp các biện pháp tu
từ tiếng Việt chính theo bảng sau đây:
a. Các biện pháp tu từ ngữ âm
Biện pháp tu từ ngữ âm là những cách sử dụng các âm thanh, nhằm tạo ra
những màu sắc biểu cảm – cảm xúc nhất định.
Căn cứ vào các phƣơng thức cấu tạo, có thể chia các biện pháp tu từ
ngữ âm thành hai nhóm: nhóm lặp các yếu tố, bao gồm 3 biện pháp (điệp phụ
âm đầu, điệp vần và điệp thanh) và nhóm hòa hợp các yếu tố, bao gồm 4 biện
pháp (tƣợng thanh, hài thanh, âm nhịp điệu, tạo âm hƣởng) [7]
Sơ đồ 1.2. Các biện pháp tu từ ngữ âm
BIỆN PHÁP TU
TỪ NGỮ ÂM

Hòa hợp các yếu tố


Lặp các yếu tố
-Điệp phụ âm

-Tƣợng thanh

-Điệp vần

-Hài âm

-Điệp thanh

-Tạo nhịp điệu
-Tạo âm hƣởng

b. Biện pháp tu từ cú pháp
Biện pháp tu từ cú pháp là những cách sử dụng các kiểu câu trong một
ngữ cảnh rộng và đƣợc chia thành ba nhóm. [9]

12


Sơ đồ 1.3. Các biện pháp tu từ cú pháp

BIỆN PHÁP TU
TỪ CÚ PHÁP

Tác động qua lại
giữa các cấu trúc
cú pháp trong ngữ
cảnh

-Sóng
đôi

Chuyển đổi ý nghĩa
của các cấu trúc cú
pháp trong ngữ cảnh

Câu hỏi tu từ

Chuyển đổi ý nghĩa
của các phƣơng thức
liên hệ

Tách biệt

-Đảo
đôi
-Lặp
đầu
-Lặp
cuối
b. Biện pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa
Biện pháp tu từ từ vựng là những cách sử dụng từ vựng trong phạm vi
của một câu, một chỉnh thể trên câu, mang lại hiệu quả tu từ nhất định thông
qua mối quan hệ giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh. Nó đƣợc chia ra
thành ba loại: biện pháp hòa hợp, biện pháp tƣơng phản, biện pháp quy
định.[7]
Căn cứ vào các kiểu tƣơng quan ý nghĩa giữa các đơn vị từ vựng, biện
pháp tu từ ngữ nghĩa đƣợc chia ra: biện pháp tu từ dùng những hình ảnh
tƣơng đồng, biện pháp tu từ dùng các hình ảnh đối lập và biện pháp tu từ dùng

các hình ảnh không ngang bằng. [9]
Sơ đồ 1.4. Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa
BIỆN PHÁP TU TỪ
13

NGỮ NGHĨA


Hình ảnh
tƣơng đồng

Hình ảnh

Hình ảnh

đối lập

không ngang bằng

-So sánh
-Đồng nghĩa kép
-Thế đồng nghĩa

-Phần ngữ
-Ngịch ngữ
-Đột giáng

-Tăng dần
-Giảm dần
-Chơi chữ

-Nói lái

*Các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tƣởng
 So sánh
So sánh (còn gọi: so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là đem sự vật này so
sánh với sự vật kia khi hai sự vật đó có những nét giống nhau.
Ví dụ: -So sánh tu từ: Mặt tươi như hoa.
-So sánh luận lí: Mặt con cũng tròn như mặt mẹ.
Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố:
1

2

3

4

Mặt

tƣơi

nhƣ

hoa.

Thực tế có nhiều so sánh không có đầy đủ cả 4 yếu tố.
 Ẩn dụ
Ẩn dụ là lấy tên gọi của đối tƣợng này để biểu thị một đối tƣợng khác
khi hai đối tƣợng có những nét tƣơng đồng.
Ví dụ:

Trong bài thơ “Hƣơu cao cổ” của Định Hải, hình ảnh “Hƣơu cao cổ” là
một ẩn dụ, biểu thị chiếc cần cẩu. Có thể nói: “Chiếc cần cẩu trông giống nhƣ
con hƣơu cao cổ”. Nó khác với so sánh ở chỗ đối tƣợng biểu thị - thì bị ẩn đi,
14


không phô ra nhƣ so sánh. Ngƣời nghe tìm ra đối tƣợng đƣợc nói đến dựa vào
quy luật liên tƣởng những nét tƣơng đồng .
 Hoán dụ
Hoán dụ là cách thay đổi tên gọi của đối tƣợng này để biểu thị một đối
tƣợng khác khi hai đối tƣợng có mối quan hệ logic.
Ví dụ:
Hình ảnh“Áo chàm” trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu là hình ảnh
hoán dụ, biểu thị đồng bào các dân tộc ít ngƣời ở vùng núi cao phía Bắc (đó là
trang phục chủ yếu của họ). Nhƣ vậy, về hình thức, hoán dụ có nét giống với
ẩn dụ, đó là vế đƣợc biểu hiện bị ẩn đi, chỉ phô ra vế đƣợc biểu hiện.
 Nhân hóa
Nhân hóa là sử dụng những từ ngữ dùng để biểu thị thuộc tính, hoạt
động của con ngƣời để dùng cho đối tƣợng không phải là ngƣời.
Ví dụ: Ông mặt trời đƣợc nhân hóa có những hành động giống con
ngƣời nhƣ: đạp xe nhằm diễn tả mặt trời đang lặn rất nhanh qua đỉnh núi, chỉ
thời gian đang trôi qua rất nhanh.
 Phúng dụ
Phúng dụ là sự miêu tả bằng các hình ảnh sinh động nhằm biểu đạt
những vấn đề đạo đức, luân lí. Chức năng chủ yếu của phúng dụ là chức năng
nhận thức. Nội dung chứa đựng ở phúng dụ đƣợc biểu hiện sinh động là nhờ
nó đƣợc trình bày dƣới dạng miêu tả hình ảnh và cảm xúc. [10. Tr.163]
Ví dụ: Trong bài thơ “Đám ma bác giun” của nhà thơ Trần Đăng
Khoa, nghĩa bề mặt là hình ảnh những con kiến và hoạt động của chúng khi
gặp một con giun bị chết. Còn ý nghĩa bề sâu là lên án tệ ma chay ở nông

thôn. Nhƣ vậy, phƣơng tiện biểu đạt là ý nghĩa bề mặt ở đây chỉ, còn mục
đích biểu đạt ý nghĩa bề sâu mới chính là.
*Các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp
 Điệp ngữ
15


Điệp ngữ là phƣơng thức lặp lại một cách có ý thức hai hay nhiều lần
những từ, ngữ nhƣ nhau, những kiểu câu hay cách phô diễn nhƣ nhau nhằm
tạo nên những ấn tƣợng mới mẻ có tính chất tăng tiến.
Ví dụ:
Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa câu “hạt
gạo làng ta” đƣợc nhắc đi nhắc lại trong tất cả các khổ thơ giúp cho việc thể
hiện những suy nghĩ, cảm xúc khác nhau về hạt gạo đƣợc rõ ràng, tác động
trực tiếp, mạnh mẽ tới nhận thức và tình cảm của ngƣời đọc.
 Đồng nghĩa kép
Đồng nghĩa kép là cách phối hợp nhiều từ ngữ cùng nghĩa hoặc gần
nghĩa nhằm mục đích tránh lặp từ vựng. Chức năng chủ yếu của đồng nghĩa
kép là chức năng nhận thức.
Ví dụ:
Những từ đồng nghĩa trong bài “Hoan hô anh giải phóng quân” của
Tố Hữu những từ đồng nghĩa là “giải phóng quân”, “con người đẹp nhất”,
“chàng trai chân đất”, “Thạch Sanh của thế kỉ XX”
 Tiệm tiến
Tiệm tiến là phƣơng thức sắp xếp các từ ngữ theo trình tự tăng dần
hoặc giảm dần nhằm gây ấn tƣợng đặc biệt đối với nội dung trình bày. Tiệm
tiến có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm.[10. Tr 165]
Ví dụ: Khi kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh Bác Hồ đã liệt kê
“súng”, “gươm”, “cuốc”, “thuổng”. Những vũ khí nhƣ hình thức vũ khí
đƣợc diễn đạt theo trình tự giảm dần, nhƣng nội dung tƣ tƣởng, tình cảm, sự

quyết tâm đánh giặc lại theo trình tự tăng dần.
 Tƣơng phản
Tƣơng phản là sử dụng những từ ngữ có ý nghĩa đối lập nhau.
Ví dụ:

16


Trong bài thơ “Bóng mây” của Thanh Hào, sự tƣơng phản giữa “trời
nắng nhƣ nung” và “suốt ngày bóng râm” làm nảy sinh một lƣợng thông tin
mới, đó là tình yêu thƣơng, sự cảm thông sâu sắc của em bé đối với ngƣời mẹ
của mình phải đi làm trong một thời tiết vô cùng khắc nghiệt.
 Ngoa dụ
Ngoa dụ là cách nói cƣờng điệu hóa những hiện tƣợng đƣợc miêu tả.
Ngoa dụ có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm.
Ví dụ: Trái tim thép của tao mách bảo tao rằng hãy cắm đôi sừng
bằng kim cương vào bụng mày. Nào, sói, hãy lại đây!
(Truyện Chú dê đen)
“Tim thép” và “sừng bằng kim cƣơng” là cách nói cƣờng điệu, nhằm
diễn tả sự dũng cảm, kiên quyết của chú dê đen trƣớc con chó sói hung hăng,
độc ác.
 Nói giảm
Nói giảm là cách nói giảm bớt mức độ so với bình thƣờng, nhƣng qua
đó tăng thêm giá trị biểu cảm. Nói giảm vừa mang chức năng nhận thức, vừa
mang chức năng biểu cảm.
Ví dụ: Trong bài “Kỉ niệm về bà ngoại” – Nguyễn Thị Mai từ “mất”
thay cho từ “chết”, nhằm giảm bớt nỗi đau thƣơng trƣớc sự ra đi của bà ngoại,
nhƣng qua đó lại thấy rõ tình cảm của em bé đối với bà, và vì thế mà giá trị
biểu cảm của câu thơ cũng tăng lên.
 Im lặng

Im lặng là phƣơng thức biểu đạt bỏ trống (dấu chấm lửng), nhƣng
những chữ vắng mặt đó vẫn có nghĩa là nhờ những chữ có mặt nhằm diễn tả
sự châm biếm, đùa vui, hay e thẹn, uất ức, nghẹn ngào.
Ví dụ: Dấu “…” trong bài thơ Lƣợm của nhà thơ Tố Hữu:
Ra thế…
Lượm ơi…
17


 Lộng ngữ
Lộng ngữ là sử dụng tiềm năng về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp
của tiếng Việt nhằm tạo nên một lƣợng ngữ nghĩa mới, bất ngờ so với phần
tin cơ sở.
Ví dụ: Trong bài ca dao “Bà già đi chợ cầu Đông”, tác giả dân gian đã
sử dụng hiện tƣợng đồng âm để chơi chữ nhằm giễu cợt bà già một cách dí
dỏm, thâm thúy. Ý thơ nhờ vậy mà sinh động, sâu sắc hẳn lên.
1.1.3. Đặc điểm của học sinh lớp 6 và yêu cầu của việc dạy học biện pháp tu
từ từ vựng theo quan điểm giao tiếp
1.1.3.1. Đặc điểm của học sinh lớp 6
Các kết quả nghiên cứu tâm lí học khẳng định lứa tuổi học sinh lớp 6
đƣợc gọi là giai đoạn bắt đầu lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt
quan trọng trong quá trình phát triển của cả đời ngƣời. Đây là thời kì quá độ
từ tuổi thơ sang tuổi trƣởng thành hay còn gọi là thời kì các em đang đứng ở
“ngã ba đƣờng” của sự phát triển. Trẻ có sự thay đổi về nhiều mặt: phát triển
thể chất, trí lực, đạo đức, xã hội. Đặc biệt, ở giai đoạn này, do hƣng phấn
mạnh và lan tỏa nhanh nên trẻ rất khó tập trung dẫn đến các em rất dễ xúc
động. Việc thành lập phản xạ có điều kiện đối với hệ thống tín hiệu ngôn ngữ
kém hơn so với hệ thống tín hiệu qua các giác quan, cho nên các em nói
chậm, nói khó, trình bày lung túng và hay trả lời nhát ngừng. Thông qua hoạt
động giao tiếp xã hội, trẻ cũng đã dần ý thức đƣợc vị trí của mình. Ở trong

nhà trƣờng, vị trí của học sinh lớp 6 đã có sự thay đổi thể hiện trong hoạt
động và vui chơi. Ngoài xã hội, trẻ bắt đầu đƣợc thừa nhận nhƣ một thành
viên tích cực của xã hội và chính bản thân các em cũng dần bƣớc ra khỏi vỏ
bọc của một học sinh tiểu học để có thể chủ động, hứng thú và tích cực tham
gia những hoạt động xã hội.
Bƣớc sang lớp 6, trẻ bắt đầu có nhu cầu giao tiếp nhƣ những “ngƣời
lớn”. Ở trẻ vị thành niên tồn tại hai hệ thống giao tiếp: với ngƣời lớn và với
18


bạn cùng tuổi. Trong hệ thống giao tiếp với ngƣời lớn, trẻ ở vị trí không bình
đẳng. Bên cạnh đó, trong hệ thống giao tiếp với bạn, trẻ đƣợc thực hiện “đạo
đức bình đẳng”. Vì vậy, trẻ lớp 6 thích đƣợc giao tiếp với bạn bè hơn ngƣời
lớn bởi nó có thể đem lại cho các em sự thỏa mãn nhiều hơn, trở nên cần thiết
hơn và có ý nghĩa hơn với các em về mặt chủ quan. Mối quan hệ giao tiếp này
có thể giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển về mặt đạo đức xã hội và hình
thành nhân cách của trẻ ở giai đoạn này. ở tuổi thiếu niên nói chung và đối
với học sinh lớp 6 nói riêng, giao tiếp với ngƣời lớn không thể hoàn toàn thay
thế giao tiếp với bạn cùng tuổi, đặc biệt với các bạn trong cùng lớp học, cùng
trƣờng. Mối quan hệ giữa các bạn cùng lớp cũng dần phức tạp hơn, đa dạng
hơn và có nội dung sâu sắc hơn so với học sinh tiểu học. Đối với học sinh lớp
6, các em rất quan trọng mối quan hệ bạn bè bởi ở đó, các em đƣợc làm
những hành động độc lập, có tiếng nói của mình, các em đƣợc bạn bè thừa
nhận và tôn trọng. Bởi vậy, nếu bị phá vỡ, các em sẽ coi đó nhƣ một bi kịch
cá nhân và có những cảm xúc rất nặng nề. Trong quan hệ, các em luôn muốn
làm những việc để đƣợc bạn bè đặc biệt chú ý đến mình hơn, thể hiện rõ khát
vọng đƣợc giao tiếp với bạn, mong muốn đƣợc thừa nhận, đƣợc tôn trọng.Ở
độ tuổi này, đã xuất hiện những tình bạn khác giới ở mức độ sâu sắc hơn, học
sinh nữ thƣờng quan tâm đến chuyện ai thích ai. Nếu tình cảm của trẻ không
đƣợc đáp lại có thể dẫn đến sự chán nản, buồn bã, uể oải. Ngƣợc lại, tình cảm

đƣợc đáp ứng sẽ mang lại cho trẻ tâm lí hƣng phấn và tính tích cực bất
ngờ.Nói chung, mối quan hệ bạn bè có ý nghĩa quan trọng, ảnh hƣởng nhiều
đến sự phát triển nhân cách của các em. Thông qua giao tiếp, các em dần nhận
thức đƣợc những điểm mạnh, yếu của bản thân và ngƣời khác. Từ đó, hình
thành cho các em các kỹ năng: phân tích, so sánh, đánh giá.Đặc điểm về tình
cảm của học sinh lớp 6 sâu sắc và phức tạp hơn so các học sinh tiểu học. Các
con dễ có phản ứng tiêu cực mãnh liệt trƣớc những đánh giá thiếu công bằng

19


×