Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.26 KB, 5 trang )
Điều trị cận thị: Những phương
pháp hiệu quả
Những người đang trăn trở về bệnh cận thị nếu hy vọng tìm kiếm
những gì thực sự mới, thực sự hài lòng chắc sẽ thất vọng, ngay cả khi bạn vào
những trang web của chuyên ngành nhãn khoa. Cận thị nằm trong bốn
nguyên nhân gây giảm thị lực hàng đầu trên phạm vi toàn cầu. Tại châu Á,
cận thị được ví như quả bom dịch tễ đã nổ mà không ai biết nguyên do từ đâu
với tỷ lệ 80% sinh viên bị cận thị... Những thông tin nóng bỏng đó hoàn toàn
trái ngược với những gì khiêm tốn đang có: kiên nhẫn đeo kính, mổ laser và
phẫu thuật nếu có biến chứng.
Điều trị cận thị nhất thiết phải được thực hiện tại những cơ sở chuyên khoa.
Các nghiên cứu về dịch tễ vốn rất tốn kém đã giúp chúng ta khẳng định
thêm về những gì đã có: nhìn gần lâu dài, nhìn trong môi trường thiếu ánh sáng
đóng góp phần lớn vào nguyên nhân phát sinh cận thị. Để thêm vững tin về kết
luận này, một nghiên cứu tại Singapore đã chứng minh học sinh tham gia hoạt
động ngoại khóa nhiều sẽ giảm được nguy cơ cận thị ít nhiều.
Về mặt di truyền, đã có thêm những nghiên cứu quan trọng. Khi nghiên cứu
hơn 800 cặp sinh đôi cùng trứng tại Trung Quốc, người ta thấy điều kiện môi
trường chỉ làm thay đổi khoảng 20% cá thể bị cận thị. Điều này cho thấy di truyền
đóng vai trò rất quan trọng trong hình thành cận thị. Bất thường về nhiễm sắc thể
số 5, vị trí q5 liên quan đến những thay đổi về trục nhãn cầu sẽ làm phát sinh cận
thị trục, đó là kết luận của nhóm nghiên cứu của Trung Quốc tiến hành trên 893 cá
thể. Tuy nhiên để chắc chắn về điều này cần tiến hành nghiên cứu với cỡ mẫu lớn
hơn. Có lẽ vì bối rối trong hướng nghiên cứu nên nhóm tác giả người Anh lại đi
tìm liên quan giữa việc mùa sinh, giờ sinh với việc hình thành cận thị nặng. Kết
luận có vẻ làm chúng ta nghi ngờ: người sinh mùa hè hay mùa thu có tỷ lệ bị bệnh
thấp hơn người sinh vào mùa đông. Một vài nghiên cứu đơn lẻ khác nói về liên
quan giữa cận thị với những khiếm khuyết của hệ tạo keo (collagene) hay hệ thần