Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN TÂN MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.02 KB, 3 trang )

Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH MẶT HÀNG GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN TÂN MAI
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty
3.1.1. Mục tiêu:
- Mục tiêu trước mắt của công ty CP Tập ĐoànTân Mai là luôn củng cố giữ
vững và mở rộng thị trường giấy trong nước, mở rộng các hệ thống tiêu thụ sản
phẩm giấy Ram văn phòng, phát triển dòng sản phẩm mới Giấy Tráng Phấn (giấy
Couché) lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam vào đầu quý 03 năm 2006. Mục
tiêu này có thể thực hiện được bằng cách sử dụng điểm mạnh là uy tín, chất lượng
hàng hóa bảo đảm và sự đa dạng hóa của chủng loại sản phẩm.
Sẵn sàng đáp ứng và làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng với phương châm
“Cung cấp cho khách hàng sản phẩm tốt nhất với giá cạnh tranh” đang là mục
tiêu phát triển của Tân Mai.
- Mục tiêu lâu dài là mở rộng thị trường ra nước ngoài, tiến tới đưa sản phẩm
xuất khẩu đến các thị trường thế giới và xâm nhập thành công vào các thị trường
mới, thị trường tiềm năng nhằm mở rộng tầm hoạt động kinh doanh, nâng cao vị
thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
3.1.2. Định hướng phát triển tới 2015
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai với mục tiêu sẽ trở thành doanh nghiệp vững
mạnh có tầm cỡ trong khu vực Đông Nam Á, chuyên kinh doanh đa ngành trong
đó chủ yếu là sản xuất giấy, bột giấy gắn kết với trồng rừng nguyên liệu giấy; gia
tăng các sản phẩm có lợi thế như: giấy in báo, giấy tráng phấn, giấy in cao cấp.
Sản lượng sản xuất bột giấy hằng năm sẽ tăng từ 5% đến 98% vào năm 2015 và
đạt mức 350.000 tấn/năm; sản lượng sản xuất giấy hằng năm tăng từ 3% đến 78%
vào năm 2015 đạt mức 500.000 tấn/năm. Để thực hiện các mục tiêu trên, ngoài
việc thực hiện các giải pháp cơ bản như khai thác tối đa nguồn lực và các lợi thế
tiềm năng về thiết bị - công nghệ - rừng nguyên liệu sẵn có; nâng cao tỷ lệ nội địa
hóa nguyên nhiên vật liệu, Công ty còn mở rộng và phát


GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 1 SVTH Lê Thị Bích Loan
1
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
triển có hiệu quả các hình thức liên doanh liên kết về phát triển vùng nguyên liệu.
Hiện công ty đang triển khai các dự án đầu tư trọng điểm là nhà máy giấy Tân
Mai – Miền Đông, đến 2010 - 2011 các dự án này sẽ được huy động đưa vào sản
xuất.
3.2.5. Liên kết các doanh nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng
thị phần
Hợp tác, liên kết trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay, nói như thế bởi đây là vấn đề không
chỉ liên quan đến việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của từng doanh
nghiệp. Liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành giấy với nhau sẽ giúp chúng
ta tranh thủ cơ hội mới, ứng phó với những thách thức mới, thu hút các tập đoàn
nước ngoài liên doanh, liên kết để chuyển giao công nghệ, cải tiến phương thức
quản trị kinh doanh, tiếp cận và khai thác thị trường mới trong giai đoạn hội
nhập.
Việc phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị trong cùng ngành là
giải pháp quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Một khi công ty có
được nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng đảm bảo, tốc độ cung ứng hàng
nhanh, giá cả hợp lý, lại được các công ty hậu thuẫn về mặt tài chính thì vị thế sẽ
được cải thiện và chủ động trong việc giao dịch với khách hàng.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng
giấy trên thị trường nội địa tại Công Ty CP Tập Đoàn Tân Mai
3.2.1. Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường khả năng
cạnh
Nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày ngày càng tăng cộng với môi trường cạnh
tranh ngày càng khốc liệt. Nên Công ty CP Tập Đoàn Tân Mai cần có những giải
pháp mở rộng quy mô sản xuất để nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm

của mình. Sau đây là một số đề xuất nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
cho công ty :
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 2 SVTH Lê Thị Bích Loan
2
Đề Tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Giấy
Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
 Xây dựng thêm nhà xưởng, đầu tư mới thêm máy móc thiết bị
Nhu cầu giấy trên thị trường ngày càng cao. Do đó công ty cần chú trọng đầu tư
mở rộng nhà xưởng sản xuất để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Đặc biệt đối với
dòng sản phẩm giấy in báo, Tân Mai là đơn vị duy nhất trong nước sản xuất nên
tình trạng cung luôn luôn không đủ cầu, phải nhập khẩu từ bên ngoài. Do đó công
ty cần chú trọng đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng (các phân xưởng bổ trợ), mở
rộng phân xưởng xeo, đầu tư thêm dây chuyền sản xuất giấy in báo, và các dây
chuyền sản xuất các loại giấy in viết cao cấp để cung cấp tốt hơn nhu cầu trong
nước
Dự kiến kết quả mang lại:
- Giúp công ty tăng năng lực sản xuất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giấy trong nước.
- Giúp công ty duy trì được khách hàng hiện có và tăng lượng khách hàng tiềm
năng
- Giúp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Tăng khả năng cạnh tranh so với
các đơn vị trong ngành và nguồn giấy ngoại.
 Tăng cường nguồn vốn.
Hiện nay, công ty luôn bổ sung nguồn vốn thông qua hoạt động kinh doanh. Mỗi
năm, công ty cũng được sự hỗ trợ từ các cơ quan cấp trên để mở rộng sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên, khi bước vào hội nhập thị trường thế giới thì việc mở rộng
sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp cần có nguồn vốn lớn để thực hiện.
Biện pháp thực hiện :
- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh: công ty có thể đi vay vốn của ngân hàng dưới
sự bảo trợ của nhà nước, hoặc đề xuất với cơ quan cấp trên cung cấp thêm nguồn
vốn kinh doanh để mở rộng quy mô sản xuất .

- Mở rộng quan hệ với các tổ chức ngân hàng trong và ngoài nước để khai thông
nguồn vốn vay đầu tư cho các dự án, đồng thời huy động nguồn vốn nội bộ trong
đơn vị với cơ chế hợp lý.
- Sử dụng các khoản phải trả một cách linh hoạt và có thể kéo dài các khoản phải
trả này để giải quyết vốn kinh doanh tạm thời.
GVHD ThS: Phan Thị Mỹ Hạnh Trang 3 SVTH Lê Thị Bích Loan
3

×