Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG THỊ LỆ HẰNG

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG
HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
TẠI HOA KỲ VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG THỊ LỆ HẰNG

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG
HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
TẠI HOA KỲ VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM

Chuyên ngành

: Luật Quốc tế

Mã số


: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN NĂNG

Hà nội – 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ
HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI .......................................... 7
1.1.

Tổng quan về nhƣợng quyền thƣơng mại ............................................... 7

1.1.1.

Khái niệm về nhượng quyền thương mại............................................. 7

1.1.2.

Nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của nhượng quyền

thương mại....................................................................................................... 16
1.1.3.

Nhượng quyền thương mại với li-xăng quyền sử dụng đối tượng sở


hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và đại lý thương mại............................... 21
1.2.

Một số vấn đề pháp lý cơ bản về Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại

........... .............................................................................................................. 25
1.2.1.

Khái niệm Hợp đồng nhượng quyền thương mại .............................. 25

1.2.2.

Chủ thể Hợp đồng nhượng quyền thương mại .................................. 28

1.2.3.

Đối tượng của Hợp đồng nhượng quyền thương mại ....................... 28

1.2.4.

Hình thức của Hợp đồng nhượng quyền thương mại ........................ 29

1.2.5.

Nội dung chính của Hợp đồng nhượng quyền thương mại ............... 29

1.3.

Mối quan hệ giữa bên nhận quyền và bên nhƣợng quyền .................... 31


CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HOA KỲ VÀ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP
ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI ................................................. 34
2.1.

Pháp luật Hoa Kỳ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

nhƣợng quyền thƣơng mại .............................................................................. 34
2.1.1.

Pháp luật Hoa kỳ về Tài liệu công bố nhượng quyền thương mại .... 34

2.1.2.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền

thowng mại theo pháp luật Hoa Kỳ................................................................. 38


2.2.

Pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

NQTM ............................................................................................................. 66
2.2.1.

Pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại ........................... 66

2.2.2.


Quy định của pháp luật Việt Nam về Bản giới thiệu về nhượng quyền

thương mại: ..................................................................................................... 70
2.2.3.

Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng

quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam.................................................... 73
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG
MẠI Ở VIỆT NAM VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP
ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI ................................................. 86
3.1. Thực tiễn hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại ở Việt Nam: ................. 86
3.1.1. Hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam ............................... 86
3.1.2. Xu hướng phát triển của nhượng quyền thương mại ở Việt Nam: ....... 92
3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại: .................................... 100
3.2.1. Một số quan điểm về hoàn thiện quy định pháp luật về nhượng quyền
thương mại và Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại ........................ 101
3.2.2. Một số khuyến nghị hoàn thiện quy định pháp lý về quyền và nghĩa vụ
của các bên trong nhượng quyền thương mại............................................... 103
KẾT LUẬN ................................................................................................... 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 110
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 115


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CGCN
FDD

FDD

Chuyển giao công nghệ
Franchise Disclosure Document – Tài liệu công bố NQTM
Franchise Disclosure Document – Tài liệu công bố NQTM

FTC
EEC

the US Federal Trade Commission - Uỷ ban Thƣơng mại Liên
bang Hoa Kỳ
Hiệp ƣớc thành lập Cộng đồng kinh tế chung châu Âu

NQTM
SHTT
UFOC

Nhƣợng quyền thƣơng mại
Sở hữu trí tuệ
uniform franchise offering circular – Bản giới thiệu về NQTM


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hoạt động NQTM – một vấn đề mới nhƣng đang ngày càng trở
nên phổ biến tại Việt Nam hiện nay. NQTM không chỉ đơn thuần là việc mua
bán thông thƣờng mà nó là sự mua bán quyền kinh doanh. Việc mua bán này
liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi các bên tham gia cũng nhƣ
các nhà nghiên cứu phải tìm hiểu không chỉ các vấn đề thƣơng mại đơn thuần
mà còn phải nghiên cứu các vấn đề về thị trƣờng, về sở hữu trí tuệ, chuyển

giao công nghệ … Nghiên cứu về NQTM sẽ mang đến một kiến thức tổng
hợp.
1.2. NQTM ra đời từ thế kỷ 17-18 tại Châu Âu và đến thế kỷ 19, loại
hình này đƣợc du nhập vào Hoa Kỳ và phát triển mạnh mẽ từ sau năm 1945.
Loại hình kinh doanh này cũng chỉ du nhập vào Việt Nam cách đây khoảng
vài chục năm nhƣng vẫn có thể coi là mới mẻ.
Mặc dù còn tƣơng đối mới mẻ, nhƣng tại Việt Nam, NQTM đang
ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các thƣơng hiệu trong nƣớc nhƣ Phở 24, Kinh
Đô, Cà phê Trung Nguyên, cùng với các thƣơng hiệu quốc tế nhƣ hệ thống
siêu thị Parkson, BBQ, KFC, McDonald’s, Loterria, các cửa hàng bán lẻ 7 –
Eleven, hệ thống khách sạn của InterContinetal Hotels Group, hệ thống siêu
thị Metro,…không còn xa lạ và có thể coi là thƣơng hiệu nổi tiếng tại Việt
Nam hiện nay. Mô hình kinh doanh của các thƣơng hiệu này đang làm cho thị
trƣờng Việt Nam trở nên phong phú và ngày càng hấp dẫn hơn.
Theo thông tin từ Bộ Công thƣơng, năm 2009, Việt Nam đã có
khoảng 90 thƣơng hiệu quốc tế và nội địa đã đƣợc NQTM với hơn 800 cửa
hàng đang hoạt động. Trong số gần 30 thƣơng hiệu nƣớc ngoài thì hầu hết đều
là thƣơng hiệu của các doanh nghiệp lớn của Anh, Mỹ, Thụy Sĩ, Ý,
Australia...[25]. Với sự phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp này,
1


rất nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng hoạt động NQTM sẽ bùng nổ tại Việt
Nam trong tƣơng lai không xa.
Mặc dù loại hình kinh doanh này đang trở nên ngày càng phát triển,
nhƣng quan hệ NQTM liên quan đến nhiều lĩnh vực phức tạp, trong đó sở hữu
trí tuệ và cạnh tranh là các lĩnh vực có liên quan mật thiết đến hoạt động này.
Tính chất độc lập về vốn cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền
đã làm cho bên nhận quyền luôn có xu hƣớng muốn đƣợc thực hiện các hoạt
động thƣơng mại một cách độc lập, thoát ly khỏi sự kiểm soát của bên

nhƣợng quyền. Trong khi đó, để duy trì sự vận hành ổn định của hệ thống
nhƣợng quyền và bảo vệ tối đa các quyền sở hữu trí tuệ của mình, bên
nhƣợng quyền luôn phải thực hiện việc giám sát chặt chẽ đối với toàn hệ
thống nhƣợng quyền mà cụ thể là các bên nhận quyền. Chính vì vậy, mối
quan hệ hợp tác giữa bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền là mối quan hệ
chứa đựng nhiều khả năng phát sinh tranh chấp do các vi phạm quyền sở hữu
trí tuệ hoặc hạn chế cạnh tranh.
Để giảm thiểu những rủi ro và nhƣng tranh chấp có khả năng phát
sinh, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động nhƣợng quyền cần
phải đƣợc quy định chặt chẽ trong hợp đồng và đòi hỏi các bên cân nhắc kỹ
quyền lợi của mình trƣớc khi ký kết.
1.3. Hành lang pháp lý về NQTM nói chung và các quy định về quyền
và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng NQTM nói riêng chƣa thực sự tạo
tiền đề đảm bảo cho hoạt động NQTM cũng nhƣ đảm bảo quyền lợi cho các
chủ thể tham gia.
Mặc dù Bộ luật dân sự 2005, Luật thƣơng mại 2005 và Nghị định
35/NĐ-CP/2006 quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về hoạt động NQTM có
đề cập đến NQTM nhƣng các quy định này còn rất chung chung mà chƣa đề
cập đến những quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể của các bên cũng nhƣ là những
quy định này còn chƣa thống nhất giữa các văn bản khác nhau.
2


Chính vì thế, cần thiết phải có hành lang pháp lý thuận lợi và thống
nhất để đảm bảo quyền lợi của các bên trong hợp đồng NQTM.
1.4. Kinh nghiệm thực tiễn từ Hoa Kỳ, là nơi mà hoạt động NQTM
đƣợc phổ biến rộng khắp cho thấy, việc tham gia ký kết hợp đồng NQTM
tƣơng đối thuận lợi với một văn bản hƣớng dẫn chi tiết cho ―Bản Giới thiệu
chi tiết chuẩn về nhƣợng quyền‖. Theo văn bản này, chi tiết về quyền và
nghĩa vụ của các bên cũng nhƣ các điều kiện khác đƣợc thể hiện cụ thể mà

các bên tham gia hợp đồng có thể xem xét trƣớc khi soạn thảo và ký kết hợp
đồng.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay,
việc nghiên cứu đánh giá có hệ thống và toàn diện quy định pháp luật về
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng NQTM đúc kết từ kinh nghiệm
thực tiễn của Hoa Kỳ sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về NQTM
cũng nhƣ là góp phần đảm bảo quyền lợi, tránh rủi ro của các bên khi tham
gia hợp đồng này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến thời điểm hiện tại, NQTM đƣợc nghiên cứu tƣơng đối nhiều ở
Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu đứng dƣới góc độ kinh
tế, xã hội, hoặc nghiên cứu chung về hợp đồng NQTM mà chƣa đi sâu vào
những quy định của pháp luật cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng. Đồng thời, các nghiên cứu này cũng chƣa tiếp cận đƣợc hoạt động
thực tiễn về nhƣợng quyền tại các quốc gia có nền tảng vững mạnh về
NQTM.
Từ việc đánh giá tình hình nghiên cứu những quy định liên quan đến
hợp đồng NQTM ở Việt Nam và tính thời sự của hoạt động này cũng nhƣ là
bảo đảm quyền lợi, tạo tiền đề vững chắc cho các bên tham gia hợp đồng thực
hiện tốt hợp đồng đã ký, có thể khẳng định đề tài ―Quyền và nghĩa vụ của các
bên trong hợp đồng NQTM tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm cho Việt Nam‖
3


sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn thực tiễn hợp đồng NQTM tại Hoa Kỳ về quyền
và nghĩa vụ của các bên, từ đó đƣa ra những kinh nghiệm cho các bên tham
gia hoạt động NQTM tại Việt Nam cũng nhƣ góp phần hoàn thiện các quy
định pháp luật liên quan.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên
cứu của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm rõ những vấn đề chủ yếu về quyền và
nghĩa vụ cũng nhƣ mối quan hệ của các bên trong hợp đồng NQTM tại Hoa
Kỳ. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam và đƣa ra phƣơng hƣớng
hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
NQTM.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số quy định về NQTM tại Hoa Kỳ nói chung và các
quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng NQTM nói
riêng.
- Phân tích những mặt thuận lợi, những điểm tiến bộ tích cực của các
thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng NQTM tại Hoa
Kỳ.
- Phân tích nội dung cơ bản của các quy định về quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hợp đồng NQTM.
- Phân tích những xu hƣớng về NQTM tại Việt Nam.
- Đƣa ra những kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn tại Hoa Kỳ.
- Đóng góp một số ý kiến hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt
Nam về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng NQTM.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
4


Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn quyền của các bên
tham gia hợp đồng NQTM tại Hoa Kỳ; thực tiễn áp dụng các quy định pháp
luật liên quan trong quá trình soạn thảo ký kết hợp đồng tại Việt Nam và kinh
nghiệm cho Việt Nam khi tham gia hoạt động nhƣợng quyền cũng nhƣ là
hoàn thiện một số quy phạm pháp luật về NQTM ở Việt Nam.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ

của các bên trong hợp đồng NQTM tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm cho
Việt dựa trên các nội dung cơ bản bao gồm:
- Một số quy định về NQTM ở Hoa Kỳ nói riêng và một số quy định
cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng nhƣợng
quyền tại Hoa Kỳ.
- Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng
nhƣợng quyền theo pháp luật Việt Nam;
- Xu hƣớng NQTM tại Việt Nam
- Nghiên cứu những quan điểm góp phần hoàn thiện các quy định của
pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng
NQTM.
4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp tổng hợp và phân tích; phƣơng
pháp thống kê; phƣơng pháp so sánh và đối chiếu; kết hợp nghiên cứu lý luận
và thực tiễn,… Các phƣơng pháp nghiên cứu trong luận văn đƣợc thực hiện
trên nền tảng của phƣơng pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; trên
cơ sở các quan điểm, đƣờng lối về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
5


Luận văn có những đóng góp sau đây:
i) Khái quát về NQTM và Hợp đồng NQTM cũng nhƣ là một số vấn
đề pháp lý cơ bản về Hợp đồng NQTM;
ii) Làm rõ cơ sở và nội dung của quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng NQTM tại Hoa Kỳ.
iii) Làm rõ cơ sở và nội dung của quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng NQTM tại Việt Nam.

iii) Đánh giá thực tiễn hoạt động NQTM ở Việt Nam và nhận định một
vài xu hƣớng phát triển NQTM ở Việt Nam.
iv) Đề xuất một số quan điểm về hoàn thiện quy định pháp luật về
NQTM và Bản giới thiệu về NQTM ở Việt Nam.
v) Đề xuất sửa đổi một số quy định của Việt Nam liên quan đến quyền
và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng NQTM cũng nhƣ một số văn bản
pháp lý liên quan mật thiết đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong NQTM
nhƣ bản giới thiệu về NQTM, hợp đồng NQTM.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ
lục, luận văn gồm 3 chƣơng sau đây:
Chƣơng 1: Tổng quan về NQTM và hợp đồng NQTM.
Chƣơng 2: Quy định của pháp luật Hoa Kỳ và pháp luật Việt Nam về
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng NQTM
Chƣơng 3: Thực tiễn hoạt động NQTM tại Việt Nam và phƣơng
hƣớng hoàn thiện Pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng NQTM.

6


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ
HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
1.1.

Tổng quan về nhƣợng quyền thƣơng mại

1.1.1. Khái niệm về nhượng quyền thương mại
1.1.1.1. Định nghĩa
Với tƣ cách là một hình thức kinh doanh phổ biến và hiệu quả trên thế

giới, nhiều định nghĩa về NQTM đã đƣợc đƣa ra nhằm giải thích bản chất của
hình thức kinh doanh này và nhằm hƣớng dẫn các đối tƣợng quan tâm, đặc
biệt là các chủ thể kinh doanh có thể thực hiện hoạt động kinh doanh dƣới
hình thức này đạt hiệu quả cao nhất.
Hiểu một cách ngắn gọn nhất thì ―NQTM là cho phép ai đó chính thức
đƣợc bán hàng hóa hay sử dụng dịch vụ của một công ty ở một khu vực cụ thể
nào đó‖ (Từ điển Anh Việt của Viện Ngôn ngữ). NQTM cũng có thể đƣợc
hiểu ―là một đặc quyền đƣợc trao cho một ngƣời để phân phối hay bán sản
phẩm của chủ thƣơng hiệu‖ (theo từ điển Webster của Anh). Tuy nhiên,
những định nghĩa này chỉ đơn giản đƣa ra một cái nhìn dễ hiểu nhất về
NQTM mà chƣa thể hiện đƣợc hết nội dung và bản chất của NQTM.
Một số học giả cũng đƣa ra định nghĩa về NQTM nhƣ Awalan Abdul
Aziz: ―NQTM là một phƣơng thức tiếp thị và phân phối sản phẩm hay dịch vụ
dựa trên mối quan hệ giữa hai đối tác: một bên đƣợc gọi là Bên nhƣợng quyền
(Bên bán NQTM) và một bên gọi là Bên nhận quyền (Bên mua NQTM). Bên
mua NQTM đƣợc cấp phép sử dụng thƣơng hiệu của bên bán quyền thƣơng
mại để kinh doanh tại một địa điểm hay khu vực nhất định, trong một khoản
thời gian nhất định‖. Theo giáo sƣ Andrew Terry, ―NQTM là một hệ thống
huy động đƣợc sự sáng tạo, năng động và ngày càng trở thành một phƣơng
thức kinh doanh phổ biến đối với các doanh nghiệp đang tồn tại và mới hình
thành. Trong hệ thống NQTM, bên nhƣợng quyền phải phát triển đƣợc những
khái niệm kinh doanh đã thành công và đã đƣợc công nhận và xây dựng xung
7


quanh những ngƣời nhận quyền hệ thống đã đƣợc thừa nhận, những li-xăng
để ngƣời nhận quyền sử dụng khái niệm và hệ thống của họ theo một phƣơng
thức kiểm soát tại một địa điểm xác định và vào một thời điểm nhất định tại
cơ sở kinh doanh của ngƣời nhận quyền hoặc tại những cơ sở khác‖ [14].
Tuy nhiên, để hiểu đầy đủ hơn về bản chất và nội dung của NQTM

thông qua định nghĩa NQTM, chúng ta có thể xem xét đến định nghĩa về
NQTM của một số tổ chức và một số nƣớc sau:
Theo Hiệp hội NQTM Pháp, ―NQTM là một phƣơng thức hợp tác giữa
một bên là một doanh nghiệp (bên chuyển nhƣợng) và một bên khác là một
hay nhiều doanh nghiệp (bên nhận quyền) để khai thác một đối tƣợng của
NQTM do ngƣời chuyển nhƣợng triển khai. Đối tƣợng chuyển nhƣợng gồm 3
yếu tố: quyền sở hữu và quyền sử dụng các dấu hiệu tập hợp khách hàng (biển
hiệu, nhãn hiệu, tên thƣơng mại, logo…), việc sử dụng kinh nghiệm hay bí
quyết kinh doanh, một tập hợp các sản phẩm và/hoặc dịch vụ và/hoặc công
nghệ‖ [35]
Uỷ ban (hay còn gọi là hội đồng) Thương mại Liên bang Hoa Kỳ đƣa ra
định nghĩa nhƣ sau: ―Một hợp đồng NQTM là hợp đồng theo đó Bên giao: hỗ
trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát
chặt chẽ phƣơng pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận; li-xăng (cấp
quyền sử dụng) nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ
theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao và yêu cầu Bên nhận thanh toán cho
Bên giao một khoản phí tối thiểu‖ [33]. Định nghĩa này cũng phần nào thể
hiện nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là nghĩa vụ của Bên giao với việc nhấn
mạnh tới việc Bên giao quyền hỗ trợ và kiểm soát bên nhận quyền trong hoạt
động kinh doanh.
Liên minh Châu Âu EU định nghĩa ―NQTM là một tập hợp những
quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa,
tên thƣơng mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền
8


tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ đƣợc khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung
cấp dịch vụ tới ngƣời sử dụng cuối cùng"[35]. Định nghĩa của liên minh Châu
Âu nhấn mạnh quyền của bên nhận quyền khi sử dụng tập hợp các quyền sở
hữu trí tuệ nhƣ thƣơng hiệu, hệ thống, bí quyết kinh doanh của bên nhƣợng

quyền.
Khái niệm NQTM của Mêhicô: Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có
hiệu lực từ 6/1991 quy định: "NQTM tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử
dụng một thƣơng hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc
hỗ trợ kỹ thuật để một ngƣời sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung
cấp dịch vụ đồng bộ với các phƣơng pháp vận hành, các hoạt động thƣơng
mại, hoặc hành chính đã đƣợc chủ thƣơng hiệu thiết lập, với chất lƣợng, danh
tiếng, hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng đƣợc dƣới thƣơng
hiệu đó‖ [35]. Định nghĩa này đề cập tới lợi ích của việc NQTM và nhấn
mạnh tới việc chuyển giao ―kiến thức công nghệ‖ để bán sản phẩm, dịch vụ
đồng bộ.
Chƣơng 54, Bộ luật dân sự Nga định nghĩa bản chất pháp lý của sự
NQTM nhƣ sau: "Theo Hợp đồng NQTM, một bên (bên có quyền) phải cấp
cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay
không thời hạn, quyền đƣợc sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên
sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền
đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thƣơng mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các
quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tƣợng khác nhƣ nhãn hiệu
hàng hoá , nhãn hiệu dịch vụ..." [35]. Nhƣ vậy, tƣơng tự nhƣ định nghĩa của
EU, định nghĩa của Nga nhấn mạnh tới việc Bên giao chuyển giao một số
quyền sở hữu trí tuệ độc quyền cho Bên nhận để đổi lấy những khoản phí nhất
định.
Australia định nghĩa NQTM nhƣ sau: ―NQTM là một thỏa thuận một
bên (bên nhƣợng quyền) cấp cho bên khác (bên nhận quyền) quyền thực hiện
9


hoạt động đề nghị giao kết hợp đồng, cung cấp hoặc phân phối hàng hóa hoặc
dịch vụ trong lãnh thổ Australia theo hệ thống hoặc kế hoạch kinh doanh mà
cơ bản đƣợc xác định kiểm soát hoặc đề xuất bởi bên nhƣợng quyền, theo đó:

Việc tiến hành hoạt động kinh doanh đƣợc chủ yếu gắn liền với thƣơng hiệu,
hoạt động quảng cáo hoặc biểu tƣợng thƣơng mại của bên nhƣợng quyền.
Trƣớc khi bắt đầu kinh doanh và trong quá trình kinh doanh, bên nhận quyền
phải thanh toán cho bên nhƣợng quyền một khoản phí NQTM‖. Australia đƣa
ra định nghĩa khá toàn diện về NQTM, ngoài việc chỉ ra các đặc điểm đặc
trƣng khái quát lên bản chất của NQTM còn chỉ ra đƣợc một quy trình khá chi
tiết và đầy đủ của hoạt động NQTM.
Theo quan điểm của nhóm nghiêm cứu trường Đại học Ngoại thương
Hà Nội, NQTM gọi là chuyển nhƣợng quyền sử dụng thƣơng hiệu ―là một
hoạt động thƣơng mại trong đó, bên chuyển nhƣợng cho phép bên nhận
chuyển nhƣợng quyền độc lập phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ cùng với
quyền đƣợc sử dụng một tập hợp các dấu hiệu liên kết khách hàng gắn liền
với hệ thống kinh doanh nhƣ bí quyết kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa và dịch
vụ trong một khoảng thời gian và phạm vi địa lý nhất định, theo phƣơng thức
và hệ thống kinh doanh đƣợc bên chuyển nhƣợng xây dựng và với sự trợ giúp
đáng kể, thƣờng xuyên của bên chuyển nhƣợng‖ [4].
Theo Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (hiệp hội lớn nhất
nƣớc Mỹ và thế giới), NQTM đƣợc định nghĩa nhƣ sau: "NQTM là mối quan
hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề
xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận
trên các khía cạnh nhƣ: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên; Bên nhận
hoạt động dƣới nhãn hiệu hàng hóa, phƣơng thức, phƣơng pháp kinh doanh
do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu
tƣ đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình". Theo định
nghĩa này, vai trò đầu tƣ vốn và điều hành doanh nghiệp của Bên nhận quyền
10


kinh doanh đƣợc nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên giao quyền. Định
nghĩa này phần nào thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia

hợp đồng.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khái niệm NQTM đƣợc đề cập
trong Luật thƣơng mại 2005 (Điều 284.8):
―NQTM là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép
và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
(i)

Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo
cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và
được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh
doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo
của bên nhượng quyền;

(ii)

Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận
quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”.

Nhƣ vậy, qua các định nghĩa về NQTM nêu trên, mặc dù quan điểm
của các quốc gia về NQTM khác nhau nhƣng hầu hết đều ít nhiều thể hiện
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Cụ thể:
- Bên nhận quyền phân phối sản phẩm, cung ứng dịch vụ dƣới nhãn
hiệu hàng hóa, các đối tƣợng quyền sở hữu trí tuệ và theo quy trình
kỹ thuật do bên nhƣợng quyền xây dựng và sở hữu.
- Bên nhận quyền phải trả một khoản phí và chấp nhận các điều kiện
do bên nhƣợng quyền quy định (các quy định về tiêu chuẩn hàng
hoá, giá sản phẩm, cách bài trí cửa hàng, cung cách phục vụ của
nhân viên...)
1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản:


11


NQTM là phƣơng thức kinh doanh đặc biệt, mặc dù rất giống với lixăng (cấp quyền kinh doanh), đại lý thƣơng mại và chuyển giao công nghệ
nhƣng nó không phải là một trong các phƣơng thức đó, chúng ta có thể nhận
biết NQTM qua một số đặc điểm cơ bản của nó nhƣ:
Thứ nhất, chủ thể tham gia hoạt động NQTM gồm bên nhƣợng quyền
và bên nhận quyền là các pháp nhân độc lập và hoàn toàn không phụ thuộc
với nhau về mặt pháp lý cũng nhƣ tài chính. Bên nhận quyền mặc dù kinh
doanh dƣới thƣơng hiệu của bên nhƣợng quyền nhƣng lại hoàn toàn chủ động
trong việc kinh doanh của mình, việc có lãi hay chịu lỗ không liên quan trực
tiếp đến bên nhƣợng quyền. Mặt khác, các chủ thể hoạt động NQTM đều là
những doanh nghiệp hoàn toàn độc lập về mặt trách nhiệm đối với khách
hàng và các đối tác khác trong kinh doanh, vì vậy nó sẽ có địa vị pháp lý
ngang nhau khi kinh doanh NQTM.
Thứ hai, đối tƣợng của hoạt động NQTM là vô hình – chính là quyền
thƣơng mại, đó là một thể thống nhất tạo bởi rất nhiều các quyền tài sản khác
nhau nhƣ quyền sử dụng các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp (nhãn
hiệu hàng hóa, tên thƣơng mại, bí quyết kinh doanh, bí quyết kỹ thuật...),
quyền kinh doanh theo hệ thống vận hành với phƣơng thức quản lý, tiếp thị,
đào tạo của bên nhƣợng quyền. NQTM là một hoạt động thƣơng mại trong đó
có việc sử dụng chung thƣơng hiệu cũng nhƣ các đối tƣợng quyền sở hữu
công nghiệp khác.
Thứ ba là mối quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa bên nhƣợng quyền và bên
nhận quyền. Bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết kinh
doanh của bên nhận quyền để sản xuất, phân phối hàng hóa và cung ứng dịch
vụ, đồng thời còn nhận đƣợc sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật, đào tạo của bên
nhƣợng quyền trong quá trình kinh doanh theo hợp đồng NQTM. Chính vì
vậy, bên nhƣợng quyền luôn có quyền kiểm soát đối với hoạt động kinh

doanh của bên nhận quyền để đảm bảo tính đồng bộ cho toàn hệ thống
12


nhƣợng quyền. Ngƣợc lại, bên nhận quyền khi tham gia vào mạng lƣới kinh
doanh nhƣợng quyền sẽ phải trả cho bên nhƣợng quyền các khoản tiền cho
việc sử dụng đối tƣợng NQTM để kinh doanh cũng nhƣ các khoản tiền cho
các công việc đào tạo, hỗ trợ mà mình nhận đƣợc.
Thứ tƣ là sự độc lập về tài chính và địa vị pháp lý giữa bên chuyển
nhƣợng và bên nhận chuyển nhƣợng. Mặc dù bên nhƣợng quyền có quyền và
nghĩa vụ kiểm soát và hỗ trợ đáng kể cho bên nhận nhận quyền và có mối
quan hệ mật thiết với nhau nhƣng theo pháp luật của các nƣớc cũng nhƣ của
Việt Nam, bên nhận quyền là các cá nhân hoặc pháp nhân độc lập về mặt tổ
chức lẫn tài chính, không phụ thuộc vào bên nhƣợng quyền.
Trên đây chỉ là một số đặc điểm cơ bản của NQTM, tùy theo từng hình
thức nhƣợng quyền cụ thể mà quan hệ NQTM còn có thể có các đặc điểm
khác.
1.1.1.3. Phân loại:
Tùy thuộc vào phạm vi, tính chất và lĩnh vực kinh doanh của quan hệ
nhƣợng quyền, và tùy từng quan điểm, NQTM có thể đƣợc chia thành nhiều
hình thức khác nhau.
Căn cứ vào hình thức hoạt động của lĩnh vực, NQTM có thể chia ra
thành:
(i)

hai hình thức: nhƣợng quyền phân phối sản phẩm và nhƣợng
quyền sử dụng công thức kinh doanh;

(ii)


ba hình thức : nhƣợng quyền sản xuất, nhƣợng quyền phân phối
sản phẩm và nhƣợng quyền phƣơng pháp kinh doanh; hoặc

(iii)

bốn hình thức: nhƣợng quyền kinh doanh sản xuất, nhƣợng
quyền phân phối sản phẩm, nhƣợng quyền cung cấp dịch vụ và
nhƣợng quyền sử dụng công thức kinh doanh.

13


Nhƣợng quyền sản xuất hay nhƣợng quyền kinh doanh sản xuất: Đây là
loại hình NQTM theo đó bên nhận đƣợc sử dụng các nguyên liệu đặc thù và
có thể là bí quyết kinh doanh để thực hiện việc sản xuất và bán/phân phối sản
phẩm dƣới tên thƣơng mại và nhãn hiệu của bên giao. Bên giao quyền chỉ
cung cấp các nguyên liệu đặc thù, các bí quyết kỹ thuật và cấp li-xăng quyền
sử dụng các đối tƣợng sở hữu trí tuệ cho bên nhận để tiến hành kinh doanh.
Nhƣợng quyền phân phối hay nhƣợng quyền phân phối sản phẩm: Đây
là loại hình NQTM đơn giản nhất, mà mối quan hệ giữa hai bên chủ thể (bên
giao và bên nhận quyền) thực chất là quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà phân
phối. Theo đó bên nhận quyền chỉ đƣợc thực hiện phân phối các sản phẩm do
bên giao quyền sản xuất, cung cấp dƣới thƣơng hiệu của bên giao quyền mà
không nhận đƣợc sự giúp đỡ, hỗ trợ nào từ phía bên giao quyền nhƣ các hình
thức nhƣợng quyền kinh doanh khác. Có chăng chỉ là việc bên nhận quyền
đƣợc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của bên giao quyền nhƣ
tên thƣơng mại, nhãn hiệu hàng hoá, biển hiệu cửa hàng để kinh doanh. Chính
vì vậy, bên nhận quyền cũng tự do hơn trong việc kinh doanh của mình, ít
chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao quyền trong quá trình kinh doanh.
Hình thức nhƣợng quyền này đƣợc áp dụng rộng rãi vào thời kì trƣớc chiến

tranh thế giới thứ 2 và đến nay vẫn còn phổ biến ở các nƣớc phƣơng tây trong
các lĩnh vực nhƣ kinh doanh trong các trạm xăng dầu, đại lý bán ô tô, các
công ty nƣớc giải khát (nhƣ Coca-Cola hay Pepsi).
Nhƣợng quyền cung cấp dịch vụ: là hình thức chuyển nhƣợng bí quyết
cung cấp dịch vụ - hay bí quyết kinh doanh hoàn chỉnh cho phép bên nhận
quyền có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ đặc thù của hệ thống. Mục
đích của hệ thống chuyển nhƣợng này là cung cấp dịch vụ tới khách hàng của
hệ thống. Các lĩnh vực của hình thức kinh doanh này rất đa dạng nhƣ NQTM
trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, thẩm mỹ, giáo dục...

14


Nhƣợng quyền phƣơng pháp kinh doanh (nhƣợng quyền sử dụng công
thức kinh doanh): Đây là hình thức nhƣợng quyền phổ biến nhất hiện nay, nó
là hình thức kinh doanh hội tụ tất cả các đặc trƣng của phƣơng thức NQTM.
Nhƣợng quyền kinh doanh không đơn thuần là việc bên giao quyền cho phép
bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thƣơng mại và bí quyết kinh doanh
của mình để sản xuất và kinh doanh mà nó còn gồm cả việc chuyển giao kỹ
thuật kinh doanh và công thức điều hành quản lý. Bên nhận quyền đƣợc phép
sử dụng tất cả các quyền đối với đối tƣợng kinh doanh của bên giao quyền, đó
là các quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa, tên thƣơng mại, bí quyết kinh doanh
để kinh doanh. Trong hình thức này, bên giao quyền không thực hiện việc sản
xuất và cung cấp sản phẩm cho bên nhận quyền mà thay vào đó là chuyển
giao bí quyết kỹ thuật, các trang thiết bị, nguyên liệu đặc thù cho bên nhận
quyền để sản xuất, kinh doanh dƣới thƣơng hiệu của bên nhƣợng quyền.
Không những vậy, bên nhận quyền còn nhận đƣợc sự trợ giúp, hỗ trợ của bên
nhƣợng quyền trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Đổi lại bên nhận
quyền phải trả cho bên nhƣợng quyền khoản phí nhƣợng quyền và các khoản
lợi tức đƣợc tính hàng năm trong quá trình hợp đồng NQTM có hiệu lực. Mặt

khác bên nhận quyền còn phải tuân thủ tuyệt đối các quy định kỹ thuât, chuẩn
mực do bên giao quyền đặt ra. Hình thức nhƣợng quyền kinh doanh đƣợc áp
dụng nhiều trong các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng ăn uống.
Căn cứ vào tiêu chí lãnh thổ, NQTM đƣợc chia ra thành:
(i)

Nhượng quyền từ nước ngoài vào trong nước: là hình thức mà
chủ thƣơng hiệu là các thƣơng hiệu nƣớc ngoài đầu tƣ vào trong
nƣớc theo hình thức NQTM. Có thể kể đến các thƣơng hiệu nƣớc
ngoài nhƣợng quyền ở Việt Nam nhƣ: KFC, McDonald’s,
Jollibee…

(ii)

Nhượng quyền từ trong nước ra nước ngoài: là hình thức mà các
thƣơng hiệu trong nƣớc đầu tƣ ra nƣớc ngoài bằng cách nhƣợng
15


quyền. Trung Nguyên, Phở 24 là hai trong các thƣơng hiệu nổi
tiếng ở Việt Nam đã nhƣợng quyền một cách thành công ra nƣớc
ngoài. Phở 24 đã nhƣợng quyền thành công tại JakartaIndonesia. Trung Nguyên – thƣơng hiệu cà phê hàng đầu ở Việt
Nam thì đã nhƣợng quyền ở rất nhiều nƣớc nhƣ: Singapore, Nhật
Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Australia.
(iii)

Nhượng quyền trong nước: là hình thức nhƣợng quyền mà các
thƣơng hiệu trong nƣớc đƣợc nhƣợng quyền cho chính các bên
nhận quyền trong nƣớc. Hiện nay, các thƣơng hiệu Việt Nam
nhƣợng quyền trong nƣớc đã bắt đầu phát triển. Chúng ta có thể

thấy Kinh Đô, một thƣơng hiệu bánh kẹo nổi tiếng với chuỗi các
cửa hàng bánh kẹo nhƣợng quyền. Ngoài ra còn có Phở 24, Cà
phê Trung nguyên, Foci, Ninomax...

Ngoài ra, nếu căn cứ vào tiêu chí hình thức phát triển hoạt động
NQTM, ngƣời ta cũng có thể phân loại NQTM thành độc quyền và thứ cấp
hoặc NQTM vùng, NQTM phát triển khu vực hay liên doanh.
Đây là những hình thức nhƣợng quyền cơ bản nhất, từ đây có thể phát
triển thành nhiều hình thức nhƣợng quyền (các biến thể) khác. Tùy thuộc vào
điều kiện, hoàn cảnh của mình mà các bên chọn ra hình thức NQTM phù hợp
để kinh doanh.
1.1.2. Nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của nhượng quyền thương
mại
1.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại trên thế
giới
Tuy là một hình thức kinh doanh tƣơng đối mới mẻ ở Việt Nam nhƣng
NQTM có lịch sử hình thành lâu đời và đã trở thành phổ biến trên thế giới.

16


Một số quan điểm cho rằng, NQTM có nguồn gốc từ Trung Quốc với
hình thức có 2 – 3 điểm bán lẻ cùng hình thành tại một số địa điểm khác nhau
cùng kinh doanh. Cũng có một số quan điểm cho rằng, NQTM khởi nguồn tại
Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ thứ 19 khi lần đầu tiên trên thế giới, nhà sản xuất
máy khâu Singer ký Hợp đồng NQTM cho một đối tác khác.
Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng, NQTM là hình thức kinh doanh
xuất hiện đầu tiên tại Châu Âu. Từ thời phong kiến ở các nƣớc Châu Âu,
quyền thƣơng mại đƣợc nhƣợng là một đặc ân đƣợc vua chúa ban cho. Trong
thời kì này, NQTM có bản chất là nhà vua cấp cho một ai đó quyền đƣợc kinh

doanh độc quyền một loại hình hoạt động thƣơng mại nhất định. Đây có thể
đƣợc coi là tiền thân của hình thức nhƣợng quyền kinh doanh hiện tại, là một
loại hình nhƣợng quyền sơ khai và đơn giản.
Sau nhiều năm và trải qua những giai đoạn phát triển của nền kinh tế
thế giới, đặc biệt là những thành tựu kinh tế nổi bật của Châu Âu, NQTM đã
dần phát triển và bản chất của NQTM cũng thay đổi nhiều so với hình thức sơ
khai ban đầu. Vào những năm 1800, những nhà ủ rƣợu lớn tại Đức đã cấp
quyền thƣơng mại cho các quán rƣợu nhất định, cho phép các quán rƣợu này
bán rƣợu của mình. Đây chính là hình thức NQTM có bản chất giống với hình
thức NQTM hiện đại mà chúng ta biết ngày nay. Sau đó, loại hình kinh doanh
nhƣợng quyền này mới bắt đầu đƣợc du nhập vào Hoa Kỳ vào năm 1850 với
vụ nhƣợng quyền đầu tiên của nhà sản xuất máy khâu Singer. Chính tại Hoa
Kỳ, NQTM một cách có hệ thống đƣợc hình thành với việc Singer thiết lập
một mạng lƣới bán buôn bán lẻ các sản phẩm của mình nhằm thúc đẩy bán
hàng, tiêu thụ sản phẩm. Các nhà phân phối của Singer trong một khu vực
nhất định đã phải trả một khoản tiền cho Singer theo những hợp đồng cho
công ty này soạn ra. Vào cuối những năm 1880, hình thức kinh doanh này bắt
đầu lan rộng ở Hoa Kỳ với việc cấp quyền độc quyền đối với dịch vụ ô tô và
cá ngành công cộng phục vụ nƣớc sạch, nƣớc thải, dầu lửa, gas và điện.
17


Trƣớc chiến tranh thế giới thứ nhất, luật Chống độc quyền cấm ngƣời
sản xuất sở hữu các điểm bán hàng, không cho phép họ bán trực tiếp ô tô cho
ngƣời tiêu dùng. Chính điều đó đã thúc đẩy hình thành một hệ thống phân
phối mới. Genera Motor (GM) đã tìm ra một các thức liên kết với các nhà bán
lẻ độc quyền bằng hợp đồng độc quyền. Công ty nào muốn kinh doanh sản
phẩm của GM phải tự tìm mua đất và xây dựng cơ sở, sau đó bán ô tô và đƣợc
hƣởng khoản chênh lệch từ nhà sản xuất. Nhìn chung, trong thời gian này
nhƣợng quyền chỉ tồn tại dƣới hình thức phân phối sản phẩm mà chƣa hình

thành hình thức nhƣợng quyền công thức kinh doanh.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, NQTM đã phát triển sang nhiều lĩnh
vực khác, đặc biệt là lĩnh vực bán thức ăn nhanh và bán lẻ. Một loạt các
thƣơng hiệu đồ ăn nhanh và nhà hàng xuất hiện trong lĩnh vực bán lẻ nhƣ:
Ben Franklin, A&W Root Beer, Howard Jonhson. Hình thức này đã thực sự
phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian này. Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh
cùng với sự phát triển, gia tăng quảng cáo và sự mở rộng đƣờng cao tốc quốc
gia đã kéo theo sự tăng vọt nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ và lúc
này, nhƣợng quyền đã trở thành mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển
nhanh chóng trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh, nhà hàng và khách sạn.
Vào thập niên 60-70 của thế kỷ 20, nhƣợng quyền bùng nổ và phát triển mạnh
ở Mỹ, Anh và một số nƣớc khác. Những thƣơng hiệu tiêu biểu đã vô cùng
thành công trong thời gian này phải kể đến KFC, McDonald’s. Chính việc mở
rộng hình thức kinh doanh này đã làm cho thƣơng hiệu ngày càng lớn mạnh
và chủ sở hữu thƣơng hiệu đó có một công cụ cạnh tranh với các thƣơng hiệu
khác. Trong những năm 1970, các hệ thống NQTM tại Hoa Kỳ bắt đầu mở
rộng hoạt động sang các quốc gia phát triển khác. Đến năm 1980, tại nhiền
nƣớc khác trên thế giới, hệ thống cửa hàng NQTM sử dụng thƣơng hiệu nội
địa bắt đầu hình thành. Và đến năm 1990, NQTM đƣợc phát triển trên phạm
vi toàn thế giới, cả ở các nƣớc phát triển và đang phát triển và phát triển trên
nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khách sạn, nhà hàng, đến giáo dục...
18


Đến nay, hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại càng phát huy vai trò
của nó trên toàn thế giới. Theo các nghiên cứu mới nhất, trên thế giới, cứ 12
phút lại có một hệ thống nhƣợng quyền mới ra đời. Ở Mỹ, 90% công ty kinh
doanh theo hình thức NQTM tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82%
công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng
thƣơng hiệu thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Doanh

thu từ hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền trên toàn thế giới năm 2000 đạt
1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 doanh nghiệp từ 75 ngành khác nhau. Tại
Mỹ, hoạt động nhƣợng quyền chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút đƣợc
trên 8 triệu ngƣời lao động tức là 1/7 tổng lao động ở Mỹ và có hơn 550.000
cửa hàng nhƣợng quyền và cứ 8 phút lại có một cửa hàng nhƣợng quyền mới
ra đời. Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giới là điều tất yếu
[33].
Biểu hiện cụ thể là sự phát triển mạnh mẽ của loại hình kinh doanh này
tại Châu Âu có 4.000 hệ thống NQTM với 167.500 cửa hàng NQTM, doanh
thu đạt khoảng 100 tỉ Euro, tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm; tại Úc, tổng cửa
hàng NQTM khoảng 54.000, đóng góp 12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn
việc làm cho ngƣời lao động; tại Châu Á, NQTM đã tạo doanh thu hơn 500 tỷ
USD mỗi năm [33] với những quốc gia điển hình đóng góp vào sự phát triển
của loại hình kinh doanh này nhƣ: Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc,
Singapore và Maylaysia.
Theo điều tra của công ty PricewaterhouseCoopers năm 2004 do Ủy
Ban NQTM thế giới công bố, Hoa Kỳ đang là nƣớc dẫn đầu với hơn 3.000 hệ
thống NQTM. Hoạt động này đóng một vai trò rất quan trọng đối với hoạt
động bán lẻ của Mỹ với khoảng 1.53 nghìn tỷ doanh thu, theo Hiệp hội
NQTM thế giới, có khoảng 760.000 cửa hàng nhƣợng quyền mang lại việc
làm cho khoảng 18 triệu ngƣời, tạo ra 3.000 nghìn việc làm mới hàng năm.
Theo website www.franchisetochina.com, Trung Quốc đứng vị trí thứ 2 với
19


khoảng 2.000 hệ thống nhƣợng quyền (cuối năm 2004), hơn 120.000 cửa
hàng nhƣợng quyền tạo ra khoảng 1,8 triệu việc làm cho ngƣời lao động và
hơn 300 công ty nƣớc ngoài đang chờ để đầu tƣ vào Trung Quốc theo hình
thức nhƣợng quyền. Các nhãn hiệu nổi tiếng hầu nhƣ đã có mặt ở Trung Quốc
nhƣ KFC (1.000 cửa hàng), McDonald's (560 cửa hàng), Pizza Hut (110 cửa

hàng), Starbucks (70 cửa hàng), Dairy Queen, 7-Eleven, Days Inn, Sign-ARama... Đứng thứ 3 là Nhật 1.100 hệ thống NQTM tạo ra gần 150 tỷ USD
mỗi năm với mức tăng trƣởng 7%/năm (theo Hội Đồng Nhƣợng Quyền Thế
Giới). Có khoảng 4.000 hệ thống ở Châu Âu, trong đó Đức, Anh, Ý và Tây
Ban Nha chiếm hơn một nửa. Còn Úc, xếp thứ 9 trong danh sách này với 720
nhà nhƣợng quyền và đến nay vẫn là nƣớc có tỉ lệ chuyển nhƣợng thƣơng
hiệu cao nhất thế giới (tính theo đầu ngƣời). [32]
NQTM đã thực sự có chỗ đứng quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Từ thế kỷ 19, thế kỷ 20 và thế kỷ 21 đã, đang và sẽ còn chứng kiến sự lớn
mạnh không ngừng của hệ thống này. Tính ƣu việt của hình thức NQTM sẽ
còn đƣợc áp dụng ở nhiều lĩnh vực, nhiều công ty, nhiều khu vực và nhiều
quốc gia trên thế giới. NQTM trong lịch sử đã thể hiện tính ƣu việt của nó,
trong hiện tại đã thể hiện sức mạnh của hệ thống và chắc rằng trong tƣơng lai
sẽ là một trong những hình thức để tiến hành hoạt động kinh doanh ƣu việt
của các công ty, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi mà
nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, thƣơng hiệu thành công luôn là đòn bẩy cho
sự phát triển của một đất nƣớc.
1.1.2.2. Lịch sử hình thành NQTM tại Việt Nam
`Ở Việt Nam, NQTM đƣợc xuất hiện từ khá lâu nhƣng kể từ sau khi
giành đƣợc độc lập và mở cửa thị trƣờng, NQTM đã quay trở lại vào những
năm 90 với sự có mặt của Trung Nguyên. Trong thời gian này, khái niệm
NQTM tƣơng đối xa lạ và chƣa đƣợc luật hóa. Mãi đến năm 1998, lần đầu
tiên, thông tƣ 12544/BKHCN/1998 hƣớng dẫn Nghị định 45/CP/1998 về
20


×