Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THU TRANG

NGUYÊN TẮC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG
CỦA VỢ VÀ CÁC CON KHI VỢ CHỒNG LY HÔN
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THU TRANG

NGUYÊN TẮC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG
CỦA VỢ VÀ CÁC CON KHI VỢ CHỒNG LY HÔN
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số

: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Cừ

HÀ NỘI - 2012

2


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU

Chương 1:

1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGYÊN TẮC BẢO VỆ QUYỀN

8

LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA VỢ VÀ CON KHI VỢ CHỒNG
LY HÔN

1.1.

Khái quát chung về bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ
và trẻ em bằng pháp luật


8

1.1.1.

Khái niệm về bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và
trẻ em bằng pháp luật

8

1.1.2.

Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ
và trẻ em khi vợ chồng ly hôn

11

1.1.3.

Ý nghĩa của việc ghi nhận vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ
nữ và trẻ em bằng pháp luật

15

1.1.4.

Pháp luật quốc tế với vấn đề bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em

17


1.2.

Bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và con khi vợ chồng ly
hôn dưới góc độ xã hội và góc độ pháp lý

22

1.2.1.

Về góc độ xã hội

22

1.2.2.

Về góc độ pháp lý

26

Chương 2:

30

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NGUYÊN TẮC BẢO
VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA VỢ VÀ CÁC
CON KHI VỢ CHỒNG LY HÔN THEO LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000

2.1.


Bảo vệ quyền lợi chính đáng về quyền nhân thân của vợ và

4

32


các con khi vợ chồng ly hôn
2.2.

Bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ theo nguyên
tắc chia tài sản của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn

35

2.2.1.

Đối với tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng

35

2.2.1.1. Nguyên tắc xác định tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

35

2.2.1.2. Giải quyết tài sản riêng của vợ, chồng khi ly hôn

38


2.2.2.

Đối với tài sản chung của vợ chồng

42

2.2.2.1. Nguyên tắc xác định tài sản chung của vợ chồng

42

2.2.2.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

46

2.2.3.

Đối với vấn đề cấp dưỡng của một bên khi vợ, chồng ly hôn

50

2.2.4.

Đối với quyền thừa kế của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn

53

2.3.

Bảo vệ quyền lợi chính đáng của con khi cha mẹ ly hôn


54

2.3.1.

Bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của con chưa thành
niên khi cha mẹ ly hôn

54

2.3.2.

Bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của con đã thành
niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình khi cha
mẹ ly hôn

58

2.3.3.

Bảo vệ quyền lợi chính đáng của các con khi cha mẹ ly hôn
thông qua quyết định về cấp dưỡng

61

2.4.

Bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em khi nam nữ
chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn mà ly hôn


69

2.4.1.

Quy định của pháp luật về vấn đề nam nữ chung sống như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

69

2.4.2.

Bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của phụ nữ và trẻ em
trong trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng
không đăng kí kết hôn mà yêu cầu giải quyết về tài sản và con

74

2.4.2.1. Đối với phụ nữ

74

5


2.4.2.2. Đối với trẻ em
Chương 3:

79

THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA


81

ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 VỀ BẢO VỆ QUYỀN
LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA VỢ VÀ CÁC CON KHI VỢ
CHỒNG LY HÔN

3.1.

Bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ
chồng ly hôn trong thực tiễn thi hành Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam năm 2000

81

3.1.1.

Những thành tựu trong việc áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền
lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn

81

3.1.2.

Một số hạn chế trong việc áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền
lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn

88

3.1.2.1. Hạn chế trong việc giải quyết về tài sản của vợ chồng


88

3.1.2.2. Hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản
của con khi vợ chồng ly hôn

90

3.2.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 về việc bảo vệ quyền
lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn

95

3.2.1.

Về vấn đề hoàn thiện pháp luật

95

3.2.2.

Về công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật

104

KẾT LUẬN


107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

109

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật Dân sự

BLHS

: Bộ luật Hình sự

HN&GĐ

: Hôn nhân và gia đình

TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
XHCN


: Xã hội chủ nghĩa

7


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Đặc điểm của vợ, chồng, con trong vụ ỏn ly hụn

55

2.2

Tổng số ỏn xin "ly hụn" mà Tũa ỏn khụng cụng nhận là
vợ chồng

75

3.1

Tổng số ỏn ly hụn được giải quyết qua cỏc năm từ năm

2006 đến năm 2010

83

3.2

Tổng số án ly hôn có tranh chấp về tài sản

83

3.3

Tổng số ỏn ly hụn cú tranh chấp về cấp dưỡng

84

3.4

Tổng số ỏn ly hụn cú tranh chấp về quyền nuụi con

84

3.5

Tổng số trường hợp kết hôn trong nước và có yếu tố nước
ngoài qua các năm từ năm 2006 đến năm 2010

96

8



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan
hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình còn là nơi những thành
viên cùng chia sẻ tình thương, kinh nghiệm, những giá trị truyền thống đạo
đức, trách nhiệm, sự gắn bó và niềm tự hào về gia đình.
Từ xưa đến nay, gia đình luôn là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc, sự
bình yên trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên trong xã hội. Sự an bình
của mỗi gia đình là tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách, là nền tảng để mỗi cá nhân vươn tới hoàn thiện, góp sức mình vào việc
xây dựng xã hội phồn vinh, tiến bộ.
Quan hệ gia đình là tổng hòa các quan hệ nhân thân và các quan hệ tài
sản, các quan hệ này có sự ràng buộc lệ thuộc lẫn nhau và tác động qua lại
một cách hài hòa. Trong một gia đình thực sự bền vững và hạnh phúc thì mỗi
thành viên trong gia đình đều tìm thấy sự thỏa mãn nhu cầu về vật chất, tình
cảm của mình. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng lại bắt nguồn từ quan hệ nhân
thân giữa hai con người với đặc trưng là sự phát sinh quyền, nghĩa vụ khi họ
kết hôn.
Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi về kinh tế - xã
hội, quan hệ giữa con người với con người trong đó có quan hệ hôn nhân và
gia đình (HN&GĐ) cũng bị tác động mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của Tòa
án các cấp, trong cả nước hàng năm số lượng các vụ án về HN&GĐ mà Tòa
án đã thụ lý giải quyết khoảng trên 50.000 vụ việc, chủ yếu là ly hôn và tranh
chấp tài sản.
Trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của
Nhà nước" (1884) Ph.Ănghen đã chỉ ra rằng: Trong ba hình thức bất bình


9


đẳng lớn nhất của lịch sử nhân loại (bất bình đẳng chủng tộc, giai cấp, giới),
thì quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ là nguồn gốc đích thực về mặt lịch
sử, xã hội của những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Từ
đó, Ông đã xây dựng lên quan điểm về giải phóng phụ nữ.
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ, Đảng và Nhà nước ta luôn dành cho
phụ nữ một sự quan tâm đặc biệt. Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp
năm 1946), Nhà nước đã ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới.
Quyền bình đẳng đó còn được thể hiện và được bảo vệ cả trong trường hợp
đặc biệt đó là khi vợ chồng ly hôn. Bên cạnh đó không chỉ có phụ nữ mà cả
trẻ em trong trường hợp đặc biệt trên cũng được bảo vệ, trở thành một vấn đề
đáng lưu ý và được quan tâm.
Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã khẳng định: "Để phát triển đầy đủ
và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong bầu không
khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Cũng như cần có sự bảo vệ và giúp đỡ
cần thiết để đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng" [18].
Khi cha, mẹ ly hôn, trẻ em khó có thể được chăm sóc, bảo vệ quyền lợi một
cách tốt nhất.
Tới nay Việt Nam đã có những chính sách khá đầy đủ và một hệ thống
pháp luật tương đối hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trong
các vụ án ly hôn. Điều này được thể hiện ở các quy định pháp luật HN&GĐ,
các công ước quốc tế về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã
ký kết hoặc gia nhập. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, việc bảo vệ quyền lợi
của người vợ và con trong các vụ án ly hôn liên quan đến vấn đề tài sản còn
nhiều vướng mắc và bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và
thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi chính
đáng của phụ nữ và trẻ em, trong đó bao gồm bảo vệ quyền lợi chính đáng

của phụ nữ và trẻ em về tài sản là hết sức quan trọng, có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn.

10


Nhận thức được điều đó và mong muốn đưa ra những giải pháp, đề
xuất thực tế nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật, tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài "Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi
vợ chồng ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000" làm
công trình nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu pháp luật về bảo vệ phụ nữ và trẻ em là một mảng đề tài
lớn được khá nhiều nhà khoa học, thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm. Trong khoa
học luật nói chung và Luật HN&GĐ nói riêng, bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ
em được nghiên cứu như một cơ sở pháp lý quan trọng tạo khung sườn cho
việc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm thực hiện tốt mọi chính sách về
phụ nữ và trẻ em.
Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác
nhau đề cập trực tiếp hoặc có liên quan tới vấn đề bảo vệ quyền lợi chính
đáng của vợ, con như sau:
Nhóm luận văn, luận án: Ở nhóm này có thể liệt kê đến một số công
trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu như: "Chế độ tài sản của vợ, chồng theo
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000", Luận án Tiến sĩ luật học,
của Nguyễn Văn Cừ, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004; "Bảo vệ quyền lợi
phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luận văn Thạc
sĩ luật học, của Bùi Thị Mừng, Trường Đại học Luật Hà Nội; "Giải quyết
tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam năm 2000", Luận văn Thạc sĩ luật học, của Phạm Thị Ngọc Lan,
Khoa Luật - Đại học Quốc gia, 2008... Những luận án, luận văn trên các tác

giả đã đi vào nghiên cứu về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và ly
hôn, đề cập tới vấn đề bảo vệ quyền lợi phụ nữ song chưa đề cập tới bảo vệ
quyền lợi tài sản của con.

11


"Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ và con trong Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam năm 2000", Khóa luận tốt nghiệp, của Lê Thu Lý,
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008; "Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ
và trẻ em khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000",
Khóa luận tốt nghiệp, của Nguyễn Thị Phương Thảo, Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2007; "Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn", Khóa
luận tốt nghiệp, của Hồ Thị Nga, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2007… Các
tác giả đã đi vào nghiên cứu những quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em
nói chung hoặc quyền lợi của trẻ em khi vợ chồng ly hôn mà chưa đề cập tới
quyền lợi chính đáng về tài sản của cả phụ nữ và trẻ em khi vợ chồng ly hôn.
Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: Nguyễn Ngọc Điện,
Bình luật khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, tập I, Nxb Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Nguyễn Ngọc Điện, Nghiên cứu về tài sản
trong Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Tưởng
Duy Lượng, Bình luận một số án dân sự và Hôn nhân và gia đình, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Đinh Thị Mai Phương, Bình luận khoa học Luật
Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt
Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2009. Ngoài ra còn một số giáo trình
và bình luận khoa học Luật HN&GĐ. Hầu hết các công trình này mới chỉ
dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hôn nhân và
gia đình về quan hệ tài sản nói chung giữa vợ, chồng, chưa đề cập hoặc ít đề
cập đến thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về vấn đề trên.

Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành Luật: Các bài nghiên cứu
thuộc nhóm này chủ yếu được đề cập trên các tạp chí như Tạp chí Tòa án nhân
dân (TAND), tạp chí Kiểm sát, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tạp chí Luật học...
Trong đó phải kể đến bài viết của tác giả Nguyễn Văn Cừ đăng trên tạp chí Luật
học (6) năm 2002 với nhan đề "Quyền sở hữu của vợ chồng theo Luật Hôn nhân
và gia đình Việt Nam năm 2000"; "Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài

12


sản thuộc sở hữu chung hợp nhất theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
năm 2000", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5; "Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 với việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ", bài viết của TS. Trần Thị Huệ,
Đặc san Luật học, số 03/2004… Phần lớn các bài viết này chỉ đề cập tới một
số vấn đề cụ thể của quan hệ tài sản vợ chồng mà chưa đề cập được sâu sắc vấn đề
bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ, con khi vợ chồng ly hôn.
Tóm lại, cho đến nay dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu
về mối quan hệ HN&GĐ nhưng các công trình đó hoặc chủ yếu tập trung vào
một mảng cụ thể của quan hệ này hoặc nghiên cứu dưới góc độ tranh chấp về
tài sản vợ chồng với ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Chưa có một công trình nào
đề cập tới vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng
ly hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 một cách đầy đủ và toàn diện.
Chính vì những lý do đã nêu, tôi đã chọn đề tài trên để làm công trình nghiên
cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu đề tài
Mục đích:
- Nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con
khi vợ chồng ly hôn là một vấn đề rất cần thiết đặc biệt là về tài sản. Đây
không chỉ đơn thuần là sự tổng hợp các quy định của pháp luật về quyền phụ
nữ và trẻ em mà còn nhằm để xem xét diễn biến của quá trình giải phóng phụ

nữ và chăm sóc, bảo vệ trẻ em qua từng giai đoạn lịch sử nước ta, qua đó
cũng thấy được sự phát triển của xã hội về vấn đề này.
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi
chính đáng của vợ và con theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000.
- Chỉ ra được vai trò của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 đối với
việc bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ, con khi vợ chồng ly hôn,
qua đó tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam
năm 2000.

13


- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục những vướng
mắc trên thực tiễn áp dụng các quy phạm Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000
vào việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ, con khi vợ chồng ly hôn.
Phạm vi:
- Đề tài tương đối phức tạp, nội dung phong phú và có liên quan đến
nhiều ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta nhưng trong phạm vi luận
văn tôi xin đề cập tới những vấn đề sau: Những vấn đề lý luận liên quan đến
việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo
quy định của pháp luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 đặc biệt là vấn đề bảo
vệ quyền lợi chính đáng của vợ, con về tài sản khi vợ chồng ly hôn.
- Thực tiễn áp dụng các quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam năm
2000 về bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ và các con khi vợ chồng
ly hôn.
- Kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 về
bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ và con, nâng cao hiệu quả áp
dụng của Luật HN&GĐ vào việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
4. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Luận văn sử dụng lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

làm phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp… Từ đó tìm ra mối liên hệ
giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn đã phù hợp hay chưa, xem xét
nội dung quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng
của vợ và con khi vợ chồng ly hôn đặc biệt là vấn đề tài sản trong các vụ án ly
hôn với thực tiễn đời sống xã hội.

14


5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng
của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn.
Chương 2: Những nội dung cơ bản về nguyên tắc bảo vệ quyền lợi
chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam năm 2000.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm
2000 về bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn.

15


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGYÊN TẮC
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA VỢ VÀ CON
KHI VỢ CHỒNG LY HÔN


1.1. Khái quát chung về bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ
và trẻ em bằng pháp luật
1.1.1. Khái niệm về bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ
em bằng pháp luật
Quyền con người là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng khá phổ
biến. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc
gia, chưa có một định nghĩa chính thức về quyền con người mà chỉ dừng lại ở
việc liệt kê các quyền con người. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu luật học
khi xem xét vấn đề này có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra định nghĩa
về quyền con người. Trên cơ sở tìm hiểu những ý kiến của các nhà khoa học.
"Quyền con người là những đặc quyền (quyền tự nhiên) của con người được
pháp luật công nhận, điều chỉnh, do cá nhân con người nắm giữ trong mối liên
hệ với Nhà nước và với những cá nhân con người khác" [52, tr. 16].
Nội dung quyền con người:
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung quyền con người. Do
vậy, việc phân loại nội dung quyền con người cũng khác nhau. Theo phương
pháp tiếp cận của khoa học pháp lý, quyền con người được chia thành những
nhóm chính:
+ Các quyền tự do dân chủ về chính trị bao gồm: Quyền tham gia
quản lý nhà nước và xã hội; quyền bầu cử và ứng cử; quyền bình đẳng nam
nữ; quyền tự do tín ngưỡng; quyền tự do ngôn luận; quyền tự do báo chí;
quyền tự do thông tin; quyền được hội họp….

16


+ Các quyền dân sự (quyền tự do con người) bao gồm: Quyền tự do đi
lại cư trú trong nước; quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; quyền
bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được an toàn; bí mật về thư tín; điện

thoại; quyền khiếu nại; tố cáo…
+ Các quyền kinh tế - xã hội bao gồm: Quyền lao động; quyền tự do
kinh doanh; quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế; quyền học tập; quyền
nghiên cứu; phát minh; sáng chế; quyền được bảo vệ sức khỏe; quyền được
bảo hộ hôn nhân và gia đình…
Trên cơ sở khái niệm quyền con người, khái niệm quyền phụ nữ cần
phải được nghiên cứu trong mối liên hệ khăng khít với quyền con người. Bởi
vì, phụ nữ cũng như nam giới họ phải được hưởng tất cả những quyền con
người mà pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Quyền phụ nữ và trẻ em là một khái niệm dùng để chỉ các quyền con
người của phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em bằng
pháp luật là việc Nhà nước ghi nhận quyền phụ nữ và trẻ em đồng thời ban
hành những quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm việc thực hiện các quyền phụ
nữ và trẻ em trên thực tế.
Phụ nữ là một nhóm xã hội đặc biệt, dễ bị tổn thương. Do đó, việc xác
định và ghi nhận các quyền con người cho họ, đặc biệt bảo đảm trên cơ sở của
tiêu chí bình đẳng là cần thiết. Đây cũng chính là cơ sở để tiến hành bảo vệ
quyền con người của phụ nữ. Khi tiếp cận khái niệm quyền phụ nữ, quyền
con người được hiểu theo nghĩa xác định hơn, nó phản ánh những quyền bức
xúc nhất của con người được đặt ra trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, đòi hỏi
sự phối hợp trách nhiệm của cả cộng đồng quốc tế trong việc phấn đấu vì
quyền bình đẳng nam nữ trên khắp thế giới. Chính vì vậy, mặc dù đã có rất nhiều
văn kiện quốc tế về quyền con người nhưng chúng ta vẫn xây dựng những quy
phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền phụ nữ trong các văn bản pháp luật riêng.
Có như vậy, người phụ nữ mới thực sự được bảo đảm khỏi sự phân biệt đối

17


xử. Nói một cách khác, sự phân biệt đối xử chính là nguyên nhân làm cho người

phụ nữ không được hưởng những quyền con người giống như nam giới.
Cùng với việc bảo vệ quyền của người phụ nữ thì bảo vệ quyền lợi trẻ
em là điều rất cần thiết xuất phát từ tinh thần trách nhiệm, từ tình thương yêu
các em, nhằm xây dựng cho các em những cơ sở ban đầu vững chắc để trở
thành người công dân tốt, Nhà nước ta luôn đặt vấn đề bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em lên hàng đầu. Dưới góc độ pháp luật bảo vệ quyền lợi của trẻ
em là việc Nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo
quyền lợi của trẻ em và chống lại mọi sự xâm phạm đến quyền lợi của trẻ em.
Khi hôn nhân của cha mẹ tan vỡ, trẻ em không còn được sống trong một
môi trường tốt nhất để hoàn thiện nhân cách, không còn được chăm sóc, bao bọc
của cả cha lẫn mẹ, thậm chí sẽ không được đáp ứng đầy đủ về cả mặt vật chất
khi thiếu cha hoặc mẹ. Cuộc sống của những đứa trẻ này sẽ gặp nhiều khó khăn
và bất hạnh hơn những đứa trẻ được sống trong môi trường hạnh phúc, đầm ấm.
Chúng sẽ ra sao nếu thiếu sự quan tâm chăm sóc của những người thương yêu.
Dựa trên tinh thần Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Hiệp định hợp tác về
nuôi con nuôi giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam và nước
Cộng hòa Pháp khẳng định: "Để phát triển đầy đủ và hài hòa về nhân cách của
mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không
khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Cũng như cần có sự bảo vệ và giúp
đỡ cần thiết để đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của cộng đồng" [3].
Một số văn bản đã quy định vấn đề bảo vệ quyền lợi của trẻ em là
Công ước quốc tế về quyền trẻ em; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
năm 2004; Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 và một số văn bản pháp luật
khác như Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm
1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009…
Điều 1 và Điều 2 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
quy định: "Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi,

18



không phân biệt nam nữ; con trong giá thú; con ngoài giá thú; con đẻ; con
nuôi; con riêng; con chung; không phân biệt dân tộc; tôn giáo; thành phần địa
vị xã hội; tàn tật hay khỏe mạnh" [30].
Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em khẳng định: "Trong phạm vi
của Công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp
luật pháp áp dụng với trẻ em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn" [18].
Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 chưa đề cập đến khái niệm trẻ em
nhưng từ các quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 ta có thể hiểu
rằng: Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
Trẻ em có vai trò quan trọng đối với gia đình, với xã hội, với quốc gia
và thế giới. Vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em khi cha mẹ ly hôn phải
được đặc biệt quan tâm.
1.1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và
trẻ em khi vợ chồng ly hôn
Trong xã hội xưa và nay, người phụ nữ góp một vai trò vô cùng quan
trọng, vai trò đó thể hiện ngay trong gia đình, họ vừa là người vợ, người mẹ,
người con dâu trong gia đình. Hơn thế người phụ nữ còn là người của xã hội,
họ còn có vai trò to lớn với xã hội đó là người lao động trong một xã hội.
Chính vì vậy người phụ nữ không chỉ có vai trò rất quan trọng trong gia đình
mà còn đối với cả xã hội.
Nền kinh tế ra đời tạo điều kiện cho người phụ nữ khẳng định vai trò của
mình đối với nền kinh tế gia đình cũng như nền kinh tế xã hội. Phụ nữ trở thành
lực lượng sản xuất hùng hậu của xã hội và sự lệ thuộc của họ vào người chồng về
mặt kinh tế cũng mất dần đi. Họ có thể tự nuôi bản thân, thậm chí có khả năng để
trở thành người lao động chính trong gia đình, không thua kém gì người chồng.
Hơn thế, nhìn nhận người phụ nữ dưới cuộc sống hiện đại ngày nay
thì phụ nữ là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình theo suy nghĩ, nhận
thức và tính năng động của mình.


19


Người phụ nữ giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan
hệ gia đình. Nam giới sau một ngày công tác bận rộn, mệt nhọc có lúc vui
nhưng cũng có những lúc thật sự căng thẳng. Khi về nhà, họ cần được nghỉ
ngơi, cần được hưởng không khí ấm cúng của gia đình, cần nhìn thấy những
đứa con sạch sẽ, ngoan ngoãn, họ cũng cần có những bữa cơm ngon, cần thấy
nhà cửa ngăn nắp, gọn sạch và nhất là người vợ dịu dàng, ân cần chăm sóc
cho cha mẹ chồng cũng như xử sự tế nhị với gia đình bên chồng sẽ làm cho
tan biến đi những lo toan, vất vả. Rõ ràng, tất cả những công việc trên phụ
thuộc vào tính cách của người phụ nữ. Để điều hòa được các mối quan hệ gia
đình, nó đòi hỏi những đức tính đảm đang, dịu dàng, biết thông cảm, chịu khó
và sự tinh tế ở người phụ nữ.
Người phụ nữ góp phần hỗ trợ chồng thành đạt trong cuộc sống.
Trong công việc, có những lúc người chồng thất bại, giảm sút ý chí và tinh
thần, thì người vợ ngoài việc chu tất công việc gia đình, phải thật sự thông
cảm, khéo léo động viên chồng và tạo mọi điều kiện để người chồng lấy lại
niềm tin, thêm nghị lực mà vượt qua sóng gió không lúc nào không tồn tại
trong cuộc sống. Đó là những biểu hiện của sự khôn ngoan, chín chắn, có bản
lĩnh và có văn hóa ở người phụ nữ.
Người phụ nữ có vai trò trong các hoạt động xã hội. Các mối quan hệ
xã hội tốt đẹp (xóm giềng, thân tộc, bạn bè, cơ quan, đoàn thể...) sẽ góp phần
thúc đẩy quan hệ gia đình thêm gắn bó, chan hòa vì có sự mến mộ của những
người khác dành cho gia đình.
Bên cạnh đó, khi tạo dựng nên con người, tạo hóa ban cho người nam
và người nữ những đặc điểm, những cá tính, những khả năng khác nhau để
giao cho họ những trọng trách khác nhau. Tạo hóa đã ban cho phụ nữ một cơ
thể đặc biệt để mang thai và sinh con. Điều đó đồng nghĩa với việc ban cho họ
một thiên chức vô cùng quan trọng và cao quý ấy là làm mẹ, làm vợ.

Thiên chức làm mẹ là thiên chức chỉ dành riêng cho người phụ nữ, dù
ở bất kỳ chế độ xã hộ nào cũng không thể thay đổi vì đây là quy luật tự nhiên

20


mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ, C.Mác đã nói rằng: "Sự khác biệt đầu
tiên giữa người đàn ông và người đàn bà là việc sinh đẻ con cái" [19].
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp
người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu không được sự quan
tâm của xã hội, sự bảo vệ của pháp luật thì những mầm non của hôm nay không
thể trở thành những công dân có ích cho xã hội mai sau. Những đứa trẻ có cha
mẹ ly hôn phải chịu thiệt thòi so với các bạn bè đồng lứa, hơn nữa chúng còn
chưa thể tự lo cho mình được, vì vậy cần có sự quan tâm đặc biệt tới đối
tượng này. Mặt khác, chúng đang trong quá trình phát triển về nhân cách và
nhận thức, rất cần được dạy dỗ, chỉ bảo, định hướng của những người đi trước.
Thế nhưng trong khi nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI thì khắp mọi
nơi trên trái đất phụ nữ vẫn phải chịu những bất công, bị ngược đãi, bị đánh
đập vẫn tồn tại và phổ biến. Sự thiên lệch về giới tính không còn đơn thuần là
vấn đề thái độ, nó được thể hiện trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Khi vợ chồng ly hôn, ngoài việc tình nghĩa mặn nồng vợ chồng bao năm
vun đắp không còn thì ngay cả vấn đề tài sản, sự thiệt thòi vẫn nghiêng về
người phụ nữ. Có rất nhiều lý do dẫn đến sự thiệt thòi đó như quá tin tưởng
chồng, hạn chế về hiểu biết pháp luật, trình độ văn hóa thấp….
Bên cạnh đó, theo các báo cáo hàng năm "Tình trạng trẻ em trên thế
giới", trẻ em thường phải mang những gánh nặng và chịu sự đối xử không
bình đẳng. Hầu hết ở các quốc gia trên thế giới đều đã có những văn bản pháp
luật nhằm bảo vệ quyền trẻ em thì hàng ngày hàng giờ những quyền ấy vẫn
tiếp tục bị xâm phạm. Đơn cử như trong công nghiệp chế tạo vòng trang sức
bằng thủy tinh ở Fiorazabad- Ấn Độ có ¼ nhân công (khoảng 50.000) là trẻ

em dưới 14 tuổi. Trong ngành sản xuất gạch ở Côlômbia và Pê ru người ta có
thể sử dụng cả trẻ em mới có 8 tuổi. Ở Braxin, trong các đồn điển trồng mía,
trẻ em chặt mía bằng dao rựa, thường xuyên có nguy cơ bị thương tổn. Tiền
công của các em thấp hơn nhiều so với tiền công lao động tối thiểu hợp pháp,
chỉ 0,06 USD/ngày. Trong các đồn điền trồng thuốc lá thời gian làm của các

21


em lên tới 14h/ngày. Chúng phải lao động cật lực trong điều kiện an toàn lao
động và vệ sinh lao động không đạt mức tối thiểu, tiền lương rẻ mạt và nguy
hiểm luôn rình rập. Đối với trẻ em đường phố, cuộc sống với chúng vô cùng
khắc nghiệt, chúng có thể bị các băng đảng tội ác có tổ chức, các thanh thiếu
niên khác thậm chí cả cảnh sát giết chết. Trẻ em làm việc nhà thì có quá ít
thời gian để học.
Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và Công ước chống
phân biệt đối xử với phụ nữ ghi rõ:
Nhớ rằng, như đã nêu ra trong Tuyên ngôn về quyền trẻ em,
trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và
chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý, trước
cũng như sau khi ra đời...
Cần lưu ý rằng trong những hoàn cảnh nghèo khổ, phụ nữ là
những người được hưởng thụ ít nhất trong sự gia tăng về lương
thực, bảo vệ sức khỏe, giáo dục và đào tạo và cơ hội kiếm việc làm
cũng như các nhu cầu khác [17].
Ở Việt Nam theo Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, hiện cả nước có
khoảng 27.000 trẻ em phải lao động trong điều kiện tồi tệ, nhất là năm kinh tế
bị suy giảm, lạm phát tăng cao. Vẫn để tình trạng này kéo dài từ năm này
sang năm khác mà nhà nước vẫn bó tay. Thật ra con số trẻ em bị buộc phải
tham gia lao động trong những điều kiện tồi tệ như vậy rất lớn ở Việt Nam

chứ không ít như bản tin đã viết. Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em hồi tháng 9
năm ngoái cho biết trên cả nước có khoảng 3 triệu trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn phải tự mưu sinh.
Một số văn kiện khác của Liên Hợp Quốc như Công ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội
và văn hóa, Công ước xóa bỏ ngay lập tức tình trạng bạo lực đối với phụ nữ,
Hiến chương Liên Hợp Quốc… khẳng định lại niềm tin vào các quyền cơ bản

22


của con người của nhân phẩm, giá trị và quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
Qua đó ta thấy rằng, đặt vấn đề bảo vệ quyền lợi của người vợ và con khi giải
quyết các án kiện ly hôn trong bối cảnh này có những thuận lợi và khó khăn
nhất định. Ngày nay, khi pháp luật Việt Nam không còn sự phân biệt đối xử
với phụ nữ trong gia đình, việc bảo vệ con nhất là con chưa thành niên luôn
được ghi nhận trong các văn bản pháp luật có liên quan, đặc biệt là trong Luật
HN&GĐ Việt Nam năm 2000. Nhưng khó khăn chủ yếu vẫn là việc thực hiện
các quy định đó trên thực tế. Xuất phát từ đặc điểm về thể chất và tinh thần
nên phụ nữ và trẻ em thường bị ảnh hưởng tiêu cực từ những cuộc li hôn. Do
đó, phải quan tâm bảo vệ quyền lợi của người vợ và con khi xét xử các án
kiện ly hôn. Chỉ có giành quyền bình đẳng cho người phụ nữ, bảo vệ quyền
lợi của con chưa thành niên trong mối quan hệ gia đình mới có thể nói đến
bảo vệ phụ nữ và trẻ em một cách thực sự.
Trong các án kiện ly hôn, Nhà nước thông qua vai trò của cơ quan xét
xử để bảo vệ quyền lợi của người vợ và con trên thực tế. Chỉ có Nhà nước
mới đủ quyền lực để tạo điều kiện cho việc giải phóng phụ nữ, bảo vệ trẻ em.
1.1.3. Ý nghĩa của việc ghi nhận vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ
và trẻ em bằng pháp luật
Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em không chỉ là việc ghi nhận các

quyền con người của phụ nữ, trẻ em mà còn bảo đảm cho các quyền đó được
thực hiện. "Đảm bảo bằng pháp luật, một trong những điều kiện quan trọng
nhất để quyền con người được thực hiện" [52, tr. 50]. Với phụ nữ điều này
càng có ý nghĩa sâu sắc khi quyền của phụ nữ trên thực tế thường bị xâm
phạm. Người phụ nữ chịu sự phân biệt đối xử là tình trạng khá phổ biến khắp
mọi nơi trên thế giới. Vì lẽ đó, việc ghi nhận các quyền con người của phụ nữ
bằng pháp luật là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là việc bảo
đảm cho các quyền đó được thực hiện, về điểm này, pháp luật giữ vai trò
quyết định bởi sức mạnh từ tính cưỡng chế của nó. Với ý nghĩa đó, các quyền

23


phụ nữ được thể chế hóa thành pháp luật phải được tuyên truyền phổ biến sâu
rộng cho chính các chủ thể này để họ nhận thức được và trên cơ sở đó họ sẽ
đủ hiểu biết giác ngộ về các quyền của mình và nâng cao ý thức tự bảo vệ các
quyền mà pháp luật ghi nhận cho họ.
Bên cạnh đó ý nghĩa của việc ghi nhận vấn đề bảo vệ quyền lợi của trẻ
em bằng pháp luật khi cha mẹ ly hôn còn là cơ sở pháp lý để nâng cao tinh
thần trách nhiệm của cha mẹ. Cha mẹ là người sinh thành ra các con, cho con
sự sống, vì vậy cha mẹ cũng là người có trách nhiệm nuôi dưỡng con. Dù
cuộc sống có khó khăn hay đầy đủ, cha mẹ có hạnh phúc hay không thể sống
chung với nhau nữa thì cũng không được từ chối trách nhiệm của mình. Trong
gia đình, việc cùng nhau chăm sóc, dạy dỗ con là niềm hạnh phúc của cha mẹ.
Sự vất vả, bận rộn luôn được động viên bới ý nghĩa là để đem sự đầy đủ, niềm
vui cho con. Tuy nhiên, khi mục đích của hôn nhân không đạt được, vợ chồng
kết tội cho nhau về sự tan vỡ của gia đình thì những kết quả của tình yêu đã
chết đó cũng dễ rơi vào tình trạng bị bỏ rơi hoặc chỉ nhận được một nửa sự
yêu thương. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em pháp luật đã quy định
nuôi con không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cha mẹ. Nuôi con là một

nghĩa vụ luật đình nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người làm cha, mẹ,
đặc biệt khi họ đã ly hôn. Đó cũng là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho
con khi người làm cha mẹ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Sự cụ thể
hóa của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong trường hợp đặc biệt.
Bảo vệ trẻ em luôn là một điều được cả xã hội quan tâm, nhất là trong
giai đoạn hiện nay. Cả xã hội đã luôn cố gắng tạo điều kiện cho trẻ em được
phát triển một cách toàn diện. Nhà nước đã đưa ra rất nhiều chủ trương, chính
sách và nâng lên thành luật. Rất nhiều quyền lợi của trẻ em được pháp luật
bảo vệ như quyền được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành, được
vui chơi và phát triển toàn diện… Trẻ em có cha mẹ ly hôn là một đối tượng
đặc biệt bởi vì so với những trẻ em khác thì chúng phải chịu nhiều thiệt thòi
và bất hạnh. Do vậy, pháp luật đã có những quy định để bảo đảm quyền lợi

24


cho chúng. Và những quy định của Luật HN&GĐ về trách nhiệm của cha mẹ
khi ly hôn và những quyền lợi của trẻ em chính là một sự cụ thể hóa nguyên
tắc bảo vệ trẻ em trong trường hợp đặc biệt.
Thể hiện tính chất công bằng, dân chủ, nhân đạo của pháp luật XHCN.
Qua phân tích về bản chất của ly hôn dưới chế độ XHCN, chúng ta
thấy được sự tiến bộ của pháp luật XHCN. Việc quy định căn cứ ly hôn
không liệt kê ra các trường hợp cụ thể tức là khi đã nhìn nhận toàn diện vấn
đề và cảm thấy cuộc hôn nhân đó không thể cứu vãn thì Tòa án mới cho phép
ly hôn. Quy định đó đã hạn chế được rất nhiều trường hợp gia đình tan vỡ khi
vợ chồng dù có xung đột nhưng chưa đến mức trầm trọng và còn cứu vãn
được. Vì vậy, số trẻ em phải chịu cảnh gia đình tan vỡ do những sai lầm nhất
thời của cha mẹ cũng vì thể mà giảm đi. Còn khi đã đủ căn cứ để ly hôn, việc
duy trì một cuộc hôn nhân đã chết chỉ làm cho tình trạng gia đình càng trầm
trọng thêm, và tất nhiên sẽ ảnh hưởng xấu đến con cái thì việc ly hôn của cha

mẹ ở một khía cạnh nào đó cũng tốt hơn cho những đứa con. Quy định về
giao con cho ai nuôi cũng thể hiện tính nhân đạo của pháp luật. Việc giao con
cho ai nuôi là vì lợi ích của con chứ không phải dựa vào lỗi của cha mẹ- căn
cứ dẫn đến ly hôn trong pháp luật tư bản chủ nghĩa. Trong mọi trường hợp thì
quyền lợi của con luôn được đặt lên hàng đầu, đã thể hiện được bản chất nhân
đạo của pháp luật XHCN.
1.1.4. Pháp luật quốc tế với vấn đề bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em
Tư tưởng bảo vệ phụ nữ và trẻ em đã sớm xuất hiện trong lịch sử loài
người, thể hiện rõ nhất là trong những hoàn cảnh đặc biệt như thiên tai, địch
họa… Nhưng phải đến đầu thế kỷ XVIII tư tưởng bảo vệ phụ nữ và trẻ em
mới được ghi nhận sâu rộng. Đầu tiên là trong bản Tuyên ngôn của Mỹ và
bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp. Tuy vậy, việc thực hiện
sự bình đẳng nam nữ cũng như các quyền dân chủ khác không có cơ sở bảo
đảm khi mà ngay cả trong pháp luật vẫn đặt người phụ nữ vào tình trạng

25


không bình đẳng với nam giới, đã giành đặc quyền cho nam giới, ví dụ về mặt
hôn nhân hay về mặt quan hệ với con cái. Phê phán vấn đề này, Lênin nói:
"Các nước cộng hòa dân chủ đều đã tuyên bố bình đẳng, nhưng trong dân
luật, trong các đạo luật quy định quyền lợi của phụ nữ trong gia đình và quyền
ly hôn của phụ nữ, thì ở nơi nào cũng ở vào địa vị bất bình đẳng, ở vào địa vị
bị khinh miệt" [9]. Cùng với đại công nghiệp, công việc của phụ nữ ở xưởng
làm họ không thể quan tâm tới con cái, không tránh khỏi làm tan rã các mối
quan hệ gia đình và "những lời huyênh hoang của giai cấp tư sản về gia đình
và giáo dục, về những mối liên hệ thân thiết gắn bó con cái và cha mẹ, lại
càng trở nên ghê tởm" [9].
Mấy trăm năm qua, trong khi các nước tư bản đều yêu cầu phải xóa bỏ
những đạo luật lỗi thời đòi nam nữ bình đẳng trước pháp luật, về gia đình và

giáo dục.
Nhưng chưa có một Nhà nước dân chủ nào ở Châu Âu, chưa
có một Nhà nước nào trong đó số nước cộng hòa tiến bộ nhất lại có
thể thực hiện được điều đó, vì ở đâu còn chủ nghĩa tư bản, còn chế
độ tư hữu ruộng đất, chế độ tư hữu công xưởng nhà máy, ở đâu còn
chính quyền của tư bản, thì ở đấy nam giới vẫn có đặc quyền [9].
Ngày nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, bảo vệ phụ nữ và trẻ
em đã trở thành vấn đề được đặc biệt quan tâm. Điều đó được thể hiện trong
hệ thống pháp luật quốc gia, sự tham gia các văn kiện quốc tế về phụ nữ và trẻ
em, sự hợp tác quốc tế, các chương trình hành động quốc gia…bảo vệ phụ nữ
và trẻ em trở thành cơ sở để đánh giá sự phát triển của đất nước, của tiến bộ
xã hội.
Bên cạnh đó, quyền phụ nữ và trẻ em là nội dung cơ bản của quyền
con người. Vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ,
trẻ em nói riêng đã được quy định trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế như:
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền

26


×