Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với những giao dịch do một bên chồng hoặc vợ thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ chồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.96 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..2
B. NỘI DUNG…………………………………………………………………...2
I. Phần lý luận chung…………………………………………………………….2
1. Trách nhiệm pháp lý…………………………………………………………..2
a. Định nghĩa……………………………………………………………………..2
b. Đặc điểm………………………………………………………………………2
c. Các loại trách nhiệm pháp lý………………………………………………….3
2. Giao dịch dân sự………………………………………………………………3
a. Định nghĩa…………………………………………………………………….3
b. Hình thức……………………………………………………………………..3
c. Các loại giao dịch dân sự……………………………………………………..3
3. Tài sản chung của vợ chồng………………………………………………….4
II. Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với những giao dịch do một
bên chồng hoặc vợ thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ chồng………4
1. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng khi thực hiện giao dịch một bên
liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhưng nhằm đảm bảo lợi ích
chung của gia đình………………………………………………………………5
1.1 Những giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu trong gia đình…………………5
Tình huống liên quan……………………………………………………………7
1.2 Những giao dịch đảm bảo lợi ích chung của gia đình nhưng có giá trị lớn
hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình……………………………………...9
Tình huống liên quan…………………………………………………………...11
2. Trách nhiệm pháp lý của vợ, chồng khi thực hiện giao dịch một bên
liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhưng vì lợi ích, nhu cầu riêng…....12
C. KẾT THÚC………………………………………………………………….14
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………………...15
1
Bài làm:
A. MỞ ĐẦU.
Sự kiện kết hôn đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng.


Xuất phát từ mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc và bền vững mà Luật hôn nhân và gia đình khi điều chỉnh các quan hệ
giữa vợ chồng đã dựa trên các nguyên tắc tiến bộ - bình đẳng. Các nguyên tắc đó
thể hiện rõ nét trong các nghĩa vụ và quyền về nhân thân và về tài sản giữa vợ
chồng. Trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 có quy định rõ về
tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Vậy nghĩa vụ và quyền của vợ
chồng đối với tài sản chung ra sao? Đây chính là nội dung mà tôi nghiên cứu: “
Trách nhiệm pháp lý của vợ, chồng đối với những giao dịch do một bên chồng
hoặc vợ thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.”
B. NỘI DUNG.
I. Phần lý luận chung.
1. Trách nhiệm pháp lý.
a. Định nghĩa:
Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước
(thông qua các cơ quan có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó
bên vi phạm pháp luật phải ghánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp
cưỡng chế Nhà nước được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
b. Đặc điểm:
- Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lý chứa đựng yếu tố sự lên án của Nhà nước và xã hội dối
với chủ thể vi phạm pháp luật, là sự phản ứng của Nhà nước đối với vi phạm
pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với cưỡng chế Nhà nước.
2
- Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực
pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
c. Các loại trách nhiệm pháp lý:
- Căn cứ vào cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng :
• Trách nhiệm do Tòa án áp dụng.
• Trách nhiệm do cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng.

- Căn cứ vào mối quan hệ trách nhiệm pháp lý với các ngành luật:
• Trách nhiệm hình sự.
• Trách nhiệm hành chính.
• Trách nhiệm dân sự.
• Trách nhiệm kỷ luật.
• Trách nhiệm vật chất.
2. Giao dịch dân sự.
a. Định nghĩa:
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
b. Hình thức:
- Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi
cụ thể.
- Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng
văn bản, phải có công chứng hoặc chưng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì
phải tuân theo các quy định đó.
c. Các loại giao dịch dân sự:
- Hợp đồng dân sự.
- Hành vi pháp lý đơn phương.
3. Tài sản chung của vợ chồng.
3
Theo Điều 27, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản chhung của
vợ chồng bao gồm những tài sản sau:
• Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất,
kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân.
• Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là:
tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số mà vợ, chồng có
được hoặc tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định
từ Điều 239 đến Điều 244 của Bộ luật dân sự năm 2005.
• Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng thu nhập nói trên.

• Tài sản mà vợ chồng được tặng, cho chung hoặc thừa kế chung.
• Tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà vợ
hoặc chồng được thừa kế riêng hay được tặng, cho riêng trong thời kỳ hôn
nhân nhưng vợ chồng đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung hoặc theo
pháp luật quy định là tài sản chung.
• Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết
hôn được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.
II. Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với những giao dịch do một bên
chồng hoặc vợ thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.
Trong suốt thời kỳ hôn nhân, vợ chồng không thể chỉ bó hẹp trong quan hệ gia
đình mà cần thiết phải có sự trao đổi, quan hệ giao dịch với rất nhiều người khác
trong xã hội. Để đáp ứng nhu cầu chung của gia đình, các hợp đồng do vợ, chồng
ký kết với những người khác là rất nhiều, có thể nói là không một cặp vợ chồng
nào trong quá trình chung sống ở thời kỳ hôn nhân, nhiều khi là suốt đời, lại biết
rõ mình đã ký kêt bao nhiêu hợp đồng với người khác vì lợi ích của cá nhân và
4
gia đình. Vì vậy, không thể tất cả các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
chung vợ chồng thì buộc cả hai bên phải có mặt để thực hiện. Nên luật hôn nhân
và gia đình Việt Nam năm 2000 đã quy định rất rõ những giao dịch do vợ hoặc
chồng thực hiện liên quan đến tài sản chung vợ chồng và trách nhiệm pháp lý
của họ.
1.Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng khi thực hiện giao dịch một bên liên quan
đến tài sản chung của vợ chồng nhưng nhằm đảm bảo lợi ích chung của gia đình:
1.1 Những giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu trong gia đình.
Nói đến nhu cầu của gia đình phải hiểu là ngoài những nhu cầu chung của
cả gia đình như ăn, ở,…còn có những nhu cầu thiết yếu là những nhu cầu rất cần
thiết không thể thiếu được. Người chồng, vợ, các con do khác nhau về giới tính,
độ tuổi, sức khỏe, công việc,…mà có những nhu cầu thiết yếu riêng của mỗi
người cần phải được đảm bảo bằng tài sản chung của vợ chồng.

Do tính chất cộng đồng của hôn nhân và xuất phát từ thực tiễn cuộc sống,
tài sản chung của vợ chồng được sử dụng nhằm đảm bảo đời sống chung của gia
đình. Điều này được quy định rõ tại khoản 2, Điều 28, Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000: “ Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của
gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung vủa vợ chồng.” Nếu tài sản chung của vợ
chồng không đủ chi dùng thì vợ, chồng nếu có tài sản riêng phải có nghĩa vụ
đóng góp tài sản riêng, bảo đảm cho các nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Các hợp đồng do một bên vợ, chồng ký kết với người khác nhằm phục vụ
nhu cầu thiết yếu của gia đình được coi là có hiệu lực, bên kia (chồng hoặc vợ)
phải chịu trách nhiệm liên đới. Theo Khoản 1 Điều 298 Bộ luật dân sự năm
2005: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện
và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Điều này có nghĩa khi vợ chồng thực hiện giao dịch
dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình thì đương nhiên
5

×