Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thống trong dạy học môn địa lý ở trường trung học phổ thông Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG VĂN HƯNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC MÔN
ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VĂN LÃNG TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số
: 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ BÍCH LIỄU

HÀ NỘI – 2011

1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBGV

Cán bộ giáo viên

CBQL

Cán bộ quản lý



CBQLGD

Cán bộ quản lý giáo dục

CNTT

Công nghệ thông tin

CNTT&TT

Công nghệ thông tin và truyền thông

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa và hiệ đại hóa

CSVC

Cơ sở vật chất

DH

Dạy học

HT

Hiệu trưởng

ĐPT


Đa phương tiện

GAĐT

Giáo án điện tử

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

PPDH

Phương pháp dạy học

PPDHTC

Phương pháp dạy học tích cực

PTKTDH

Phương tiện kĩ thuật dạy học

QL

Quản lý


QLGD

Quản lý giáo dục

SGK

Sách giáo khoa

TBDH

Thiết bị dạy học

2


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 1.1: Sử dụng các phương tiện CNTT&TT hàng đầu trong trường
học qua ý kiến của các đối tượng ............................................................

9

Bảng 1.2: Năng lực CNTT&TT và các cơ hội CNTT&TT .......................
Sơ đồ 1.1: Bản chất quá trình dạy học ......................................................
Sơ đồ 1.2: Multimedia trong mô hình dạy học .........................................

11
15
23


Bảng 1.3. Các chỉ dẫn dạy học .................................................................

33

Bảng 2.1: Thống kê cán bộ , GV công nhân viên trường THPT Văn
Lãng năm học 2009 – 2010 ......................................................................

41

Bảng 2.2: Thống kê số lớp, số học sinh và diện tí ch trường THPT Văn
Lãng ........................................................................................................
Bảng 2.3: Thống kê kết quả xếp loại học lực của học sinh trường

41

THPT Văn Lãng năm học 2009 – 2010 ....................................................

42

Bảng 2.4: Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trường
THPT Văn Lãng năm học 2009 – 2010 ....................................................
Bảng 2.5: Thống kê kết quả học sinh giỏi t rường THPT Văn Lãng
năm học 2009 – 2010 ..............................................................................
Bảng 2.6: kết quả điều tra giáo viên sử dụng CNTT và khai thác

43

internet trong dạy học ..............................................................................
Bảng 2.7: Kết quả điều tra việc soạn giáo án dạy học điện tử ...................

Bảng 2.8: Kết quả điều tra việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học ......
Bảng 3.1: Sổ theo dõi kí duyệt giáo án điện tử .........................................

52
54
55
86

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp....

95

Biểu đồ 3.1: Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp ứng dụng
CNTT&TT trong dạy học môn địa lý ở trường THPT..............................
Biểu đồ 3.2: Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp ứng dụng

96

CNTT&TT trong dạy học môn Địa lý ở trường THPT .............................

96

3

43


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................

1

2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................

3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .....................................................

3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................

3

5. Giả thuyết khoa học ...........................................................................

4

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .........................................................

4

7. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................

4

8. Đóng góp của đề tài ............................................................................


5

9. Cấu trúc luận văn ...............................................................................

5

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÍ CÁC HOẠT
ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ Ở CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..............................................................

6

1.1 . Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý ………………… .

6

1.1.1. Ngoài nước....................................................................................

6

1.1.2. Trong nước....................................................................................

12

1.2. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................

14

1.2.1. Biện pháp quản lí hoạt động dạy và học ........................................


14

1.2.2. Công nghệ thông tin truyền thông trong giáo dục ..........................

21

1.2.3. Môi trường học tập đa phương tiện ...............................................

23

1.2.4. Giáo án điện tử (hay giáo án kỹ thuật số) ......................................

26

1.2.5. Internet ........................................................................................

27

1.2.6. Website học tập .............................................................................

27

1.3. Quản lý việc ứng dụng CNTT&TT trong hoạt động dạy và học .......

29

1.3.1. Xây dựng viễn cảnh ......................................................................

29


1.3.2. Lập kế hoạch đầu tư CNTT&TT cho dạy và học ...........................

29

1.3.3. Tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin ................. .

29

1.3.4. Chỉ đạo triển khai viêc ứng dụng công nghệ thông tin ................. .

30

4


1.3.5. Kiểm tra, đánh giá về việc ứng dụng công nghệ thông tin...... . ......

30

1.4. Đặc điểm của dạy học môn Địa lý ở trường THPT và .............. .......

35

1.4.1. Mục tiêu, nội dung của môn địa lí trong chương trình ..................

35

1.4.2. Yêu cầu đối với phương pháp dạy học và kiểm tra.........................


36

1.4.3. Sự phù hợp giữa yêu cầu dạy học môn địa lí, phong cách ............ .

37

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC
MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƢỜNG THPT VĂN LÃNG ................................

40

2.1. Khái quát về trường PHPT Văn Lãng ...............................................

40

2.2. Thực trạng chất lượng giáo dục của trường THPT Văn Lãng ..........

42

2.3. Việc triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết, chủ chương........ .... .....

45

2.4. Thực trạng ứng dụng CNTTT&TT trong dạy học môn Địa lý...... ... .

47

2.4.1. Thực trạng về quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Văn Lãng .


47

2.4.2. Nhận thức về ứng dụng CNTT&TT trong dạy học môn Địa lý .....

50

2.4.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông .......... .

51

2.5. Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin .............. .....

55

2.5.1. Phương pháp .................................................................................

55

2.5.2. Kết quả khảo sát, phỏng vấn và quan sát .......................................

56

2.6. Một số kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng và quản lí .................. .. ....

60

Chƣơng 3: BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG VIỆC ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY
HỌC MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƢỜNG THPT VĂN LÃNG HUYỆN
VĂN LÃNG TỈNH LẠNG SƠN. .........................................................


62

3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp .............................................................

62

3.1.1. Các văn kiện của Đảng, nhà nước và ngành giáo dục - đào tạo......

62

3.1.2. Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh Lạng
Sơn ........................................................................................................

63

3.1.3. Xu hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông............ .

64

3.2. Những nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp ........................

64

3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp ......................................

65

3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp ....................................


65

5


3.2.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp .......................................

65

3.3. Một số biện pháp quản lý hướng dẫn khai thác các ...................... ....

66

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan .......

66

3.3.2. Biện pháp 2: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên địa lý.......

68

3.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng và quản lý quy trình thiết kế và sử dụng ..

77

3.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường vai trò của nhóm địa lý trong tổ .. .........

84

3.3.5. Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và ................ ........


86

3.3.6. Biện pháp 6: Đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập .......

92

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................

93

3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp ................

94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................

98

1. Kết luận .............................................................................................

98

2. Khuyến nghị .......................................................................................

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................

103


PHỤ LỤC

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuối những năm 90 của thế kỉ 20 UNESCO đưa ra nhận định, nền giáo
dục sẽ thay đổi một cách căn bản vào thế kỉ XXI do ảnh hưởng của
CNTT&TT. Đổi mới phương pháp giảng dạy sử dụng CNTT&TT là một chủ
đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành một chương trình trước
ngưỡng cửa của thế kỉ XXI. Cùng với vấn đề đổi mới mục tiêu và nội dung
dạy học theo hướng hiện đại hóa, cuộc cách mạng về phương pháp dạy học
đang diễn ra theo ba hướng chính: tích cực hóa, cá biệt hóa và công nghệ hóa
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học nói riêng, giáo dục và đào tạo
nói chung. Những ảnh hưởng của CNTT&TT trong giáo dục mang tính toàn
diện và rất sâu sắc áp dụng các tiến bộ khoa - học kĩ thuật vào đổi mới
phương tiện và phương pháp dạy học ngày càng thể hiện được tầm quan trọng
của nó đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học.
CNTT&TT giúp giáo viên thay đổi phương pháp dạy - và giúp học sinh
thay đổi phương pháp học. Giáo viên thay việc yêu cầu học sinh “Học những
kiến thức này và làm như thế này” bằng “Hãy sáng tạo kiến thức và cách
làm.” Giáo viên dạy học sinh học nơi tìm kiếm thông tin thay cho việc dạy
các em học cái gì. GV giúp học sinh sử dụng CNTT&TT để thể hiện năng lực
và phẩm chất của mình. GV thay việc dạy trong lớp bằng việc dạy trong thế
giới thực mà học sinh đang sống. Giáo viên thay đổi cách đánh giá việc học
tập cho học sinh: sử dụng kết hợp đánh giá để giúp học sinh học tập tốt và
đánh giá để giúp học sinh và những người liên quan biết được khả năng học
tập của các em. (ETS, 2007).

Hội thảo Quốc tế tổ chức tại Pari (10/1998) đã khẳng định “….Đặc
biệt coi trọng trang bị các thiết bị giảng dạy chuyên ngành đối với các môn
học ở trình độ cao phù hợp với nhu cầu xã hội và giảng dạy nhờ vào công
nghệ mới về thông tin truyền thông”. Trong những năm gần đây, người ta

1


thường đặc biệt quan tâm đến việc làm thể nào để khai thác một cách hiệu
quả nhất máy tính và Internet nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục ở
mọi cấp độ, mọi cơ sở đào tạo và hình thức đào tạo (chính thức và không
chính thức).
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ứng dụng CNTT&TT vào dạy học
nói chung, vào quá trình dạy học Địa lý nói riêng đã trở nên khá phổ biến.
CNTT&TT đã giúp GV giải quyết khó khăn một cách nhẹ nhàng, giúp HS
học tập hứng thú hơn bao giờ hết. Mỗi giờ học địa lí đối với các em là một
giờ học vui, lí thú như được đi du lịch, được giải trí bằng phim ảnh.
CNTT&TT giúp GV đứng lớp thoải mái, không mất thời gian treo tranh, dán
ảnh (Hiền, 2010). Nguồn tài nguyên công nghệ thông tin truyền thông là vô
cùng to lớn và phong phú. Chỉ riêng các nguồn thông tin internet như các
website giáo án điện tử, các hình ảnh liên quan đến địa lí, bản đồ, các bài viết
về dạy học và nghiên cứu địa lí… là những nguồn tài nguyên mà nếu sử dụng
hết thì giáo viên có thể dạy môn địa lí một cách có hiệu quả.
Để hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, nhiều năm qua các
trường THPT trong tỉnh Lạng Sơn nói chung và trường THPT Văn Lãng nói
riêng đã đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị dạy học hiện đại, khuyến khích ứng
dụng CNTT&TT vào dạy học. Hiện nay trường có 2 phòng máy, mỗi phòng
được trang bị 30 máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, 6 máy
tính phục vụ cho 6 tổ chuyên môn, 4 máy tính phục vụ cho công tác quản lý
của ban giám hiệu, 01 máy tính tại phòng thư viện dành cho giáo viên và học

sinh truy cập các nguồn thông tin. 100% máy tính được nối mạng internet. Có
2/4 giáo viên địa lý có thể truy cập mạng để tìm thông tin, hình ảnh phục vụ
cho thiết kế các giáo án điện tử. Có 90% giáo viên có địa chỉ Email, ¾ cán bộ
quản lý biết truy cập internet. Về phía học sinh chỉ có khoảng 10% biết truy
cập mạng để tìm kiếm thông tin.

2


Một nghiên cứu của tổ chức BECTA ICT đã chỉ ra rằng, dạy học và
lãnh đạo ICT tốt là những điều kiện quyết định tạo ra được cơ hội học tập tốt
và giúp nâng cao chất lượng giáo dục (Becta ICT research,8/2003). Quản lí,
lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc giúp một nhà trường ứng dụng
thành công các thành tựu của CNTT&TT vào giáo dục, giảng dạy và học tập.
Tuy nhiên việc quản lý, hướng dẫn và ứng dụng CNTT&TT ở nhiều trường
phổ thông của tỉnh Lạng Sơn, trong đó có trường THPT Văn Lãng chưa sâu
sát, chưa được coi trọng. Các yếu kém trong quản lí việc ứng dụng
CNTT&TT là nguyên nhân làm chậm quá trình tin học hóa nhà trường ở
trường THPT Văn Lãng.
Để góp phần khắc phục những tồn tại trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp
quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học
môn Địa lý ở trường THPT Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu
quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào việc dạy và
học môn địa lý ở trường THPT Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học môn địa lí.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn địa

lý ở trường THPT Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy học môn Địa lý ở trường THPT Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý các hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn địa lý ở trường THPT.

3


- Khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy học Địa lý ở trường THPT Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp quản lý việc ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn Địa lý ở trường
THPT Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu dựa trên các nghiên cứu lí luận và thực tiễn của trường THPT Văn
Lãng, tỉnh Lạng Sơn để đề xuất và áp dụng một số biện pháp quản lý các hoạt
động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn địa lý
phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn này ở
trường THPT Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Những biện pháp này có thể áp dụng
rộng hơn vào các trường khác có cùng điều kiện.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông,
tập trung vào các biện pháp khai thác và sử dụng internet trong dạy học môn
địa lý ở trường THPT Văn Lãng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo

dục & Đào tạo về định hướng phát triển GD-ĐT và phát triển ứng dụng
CNTT TT trong dạy học.
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu khoa học (sách, bài viết)
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra khảo sát nhằm thu thập các thông tin định lượng
góp phần làm sáng tỏ thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông
vào dạy học môn địa lí và thực trạng các biện pháp chỉ đạo việc ứng dụng
này;

4


- Quan sát trực tiếp các giờ học nhằm thu thập các thông tin định tính
về ứng dụng CNTT&TT trong các giờ dạy địa lí;
- Phỏng vấn và trò chuyện với học sinh, giáo viên, CBQL thu thập
thông tin định tính về các biện pháp quản lí việc ứng dụng CNTT&TT trong
trường THPT Văn Lãng; những ưu điểm và các hạn chế cũng như đề xuất các
biện pháp khắc phục;
7.3. Phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến góp ý và thảo luận các biện pháp
7.4. Nhóm phương pháp hỗ trợ khác
Phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu tham khảo.
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Đóng góp lí luận: Làm rõ các vấn đề sử dụng các nguồn thông tin tư liệu
internet vào dạy học môn địa lý và các vấn đề lí luận về ứng dụng CNTT&TT
vào dạy học nói chung.
8.2. Đóng góp thực tiễn: Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin và truyền
thông ở trường THPT Văn Lãng và các biện pháp quản lí của nhà trường, đề
xuất các biện pháp khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông và
quản lí việc sử dụng trong dạy học môn địa lý.

9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc quản lý các hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn địa lý ở các trường THPT.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy học môn địa lý ở trường THPT Văn Lãng.
Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông trong dạy học môn Địa lý ở trường THPT Văn Lãng.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÍ CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC
MÔN ĐỊA LÝ Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý các hoạt động ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học địa lý
1.1.1. Ngoài nước
- Các công trình viết về ứng dụng CNTT&TT vào dạy học
Cùng với việc ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục thì có rất nhiều công
trình nghiên cứu bàn về vấn đề này.
Project Tomorrow (5/2010) phỏng vấn 1,987 giáo sinh sư phạm, 38,642
giáo viên ở 50 bang của Mĩ, trong đó 51% cho rằng sử dụng CNTT&TT trong
lớp học khuyến khích và tạo động lực học tập cho HS; 30% cho biết
CNTT&TT giúp học sinh áp dụng kiến thức để giải quyết vấn đề và 23%
đánh giá CNTT&TT giúp học sinh làm chủ việc học tập của bản thân. Giáo
viên cho rằng, nhờ CNTT&TT các em phát triển các kĩ năng của thế kỉ 21, có
các kĩ năng: sáng tạo, hợp tác, phát triển các kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ

năng tư duy, học sinh học tập cộng tác, tìm kiếm chuyên gia hay nguồn thông
tin để hiểu sâu hơn bài học. 31% Giáo viên cho biết sử dụng CNTT&TT giúp
họ thay đổi phương pháp dạy học như tạo sự học tập khác biệt và giúp học
sinh thực hiện các hoạt động khoa học.
BECTA CNTT&TT Research (2003) đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy
dạy học sử dụng CNTT&TT ở các trường học của Anh quốc cung cấp 81% cơ
hội học tập tốt cho học sinh.
The 2010 Horizon Report: K-12 Edition đã đưa ra các dự báo viễn cảnh
CNTT&TT trong vòng mấy năm tới như sau:

6


Trong vòng 1 năm tới thì cloud computing và môi trường cộng tác sẽ trở
nên phổ biến. Cloud computing là một số trung tâm lưu trữ thông tin đặc biệt,
mà mỗi trung tâm lưu hàng nghìn server mạnh nhất của các trang web và các
dịch vụ web lớn nhất trên thế giới. Cloud computing cho phép nhiều tổ chức,
nhiều trường học chứa các thông tin trên mạng mà không cần phải lưu trữ
chúng ở máy tính cá nhân hay ở trung tâm dữ liệu của nhà trường. Nó tạo
thuận lợi cho việc chia sẻ, sáng tạo thông tin, làm việc hợp tác, tiết kiệm chi
phí xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ vì các trường không cần phải có các
trung tâm điều hành và lưu trữ thông tin riêng, không phải tốn kinh phí và
nhân lực để bảo vệ an toàn mạng.
Các công cụ kĩ thuật số tạo môi trường làm việc hợp tác như bộ công cụ
doityourself, Microsoft Mouse Mischief… sẽ được sử dụng rộng rãi. Những
công cụ này giúp người học tương tác tích cực với nhau, với giáo viên để làm
việc cùng nhau.
Trong vòng 2 và 3 năm tới các trò chơi và các phương tiện mobile sẽ được
đưa vào sử dụng rộng rãi. Trong những năm gần đây các trò chơi giáo dục
đang phát triển rất mạnh và được ứng dụng nhiều trong dạy học, giáo dục,

giúp người học hiểu sâu, học tập hứng thú, tạo ra nhiều hiệu quả dạy học. Các
trò chơi online này vừa mang tính chất cá nhân (một người chơi) vừa mang
tính chất tập thể (chơi theo nhóm) và đông đảo người chơi. Trò chơi không
còn chỉ là một phương tiện tự thân mà nó là sự kết hợp giữa internet với các
chức năng của các net trong các phương tiện CNTT&TT (mobi, máy vi tính,
ipod…) và vượt ra khỏi khuôn khổ của các trò chơi điện tử sử dụng nguồn
năng lượng điện là chính.
Trong vòng 4 hay 5 năm tới augmented reality (AR) và flexible displays
sẽ được sử dụng phổ biến. Augumented reality là sự kết hợp giữa thế giới ảo
và thế giới thực, đưa thế giới thực vào trong thế giới ảo. Nó có thể dùng được
nhờ có sự kết hợp của ba loại hình công nghệ: GPS (Hệ thống định vị vệ tinh

7


toàn cầu-Global Positioning System), video, và các hình thức nhận biết
(recognition patterns). Kết hợp với công nghệ mobile, AR trở thành một công
cụ cầm tay cho hình thức học tập khám phá, cung cấp thêm thông tin cho học
sinh khi tham quan các địa danh lịch sử, đi thực tế, tương tác với các sự vật
trong thế giới thực và thậm chí là qua các trang sách của một cuốn sách
(thông qua các hình ảnh video). AR dùng trong dạy học chứa đựng sức mạnh
của các kinh nghiệm học tập trong hoàn cảnh, sự khám phá và kết nối bản
chất của thông tin với thế giới thật. Học sinh/sinh viên khi đi thực tế có thể sử
dụng AR để xem các bản đồ và thông tin để xem xét sự khác biệt của một vị
trí ở những thời điểm khác nhau của lịch sử. Sau đây là một số mẫu về AR
trong chương trình giáo dục:
Lịch sử. AR có thể dùng để làm mẫu hình các sự vật cho phép học sinh
xem xét một vật sẽ như thế nào trong những bối cảnh khác. Học sinh nghiên
cứu các kiến trúc có thể tạo ra các mô hình chi tiết để trình bày trong lớp học.
Khoa học. HS cung cấp các thông tin về các hệ ngân hà khi các em

dùng các thiết bị mobi để quét qua bầu trời.
Ngôn ngữ, nghệ thuật. Học sinh đóng vai các nhân vật, ăn mặc giống
các nhân vật trong truyện và biểu diễn trước ống kính.
Flexible displays là các loại thẻ gắn vào các cuốn sách, gắn ở bàn hay ở tường
và với tất cả những đồ vật khác. Màn hình linh hoạt (Flexible screens) làm
bằng chất dẻo có thể gói hoặc bẻ gọn thành một vật nhỏ, cho phép người ta
tương tác tích cực với các biểu tượng trên nó. Khi kĩ thuật phát triển đầy đủ
cho phép tích hợp các đầu vào và đầu ra trên cùng một màn hình để việc
tương tác trở nên có hiệu quả hơn.

8


Bảng 1.1: Sử dụng các phương tiện CNTT&TT hàng đầu trong trường học
qua ý kiến của các đối tượng (Số % trong ngoặc chỉ % đối tượng sử dụng một
loại hình CNTT&TT nào đó)
HS THCS và THPT

Hiệu trƣởng

Các nhà quản lí phòng GD

Các công cụ giao tiếp (61%)

Các bảng tương tác Các công cụ hợp tác (67%)
dạy học (60%)

Các công cụ kĩ thuật truyền

Các loại mobi,


Các loại mobi laptop,

thông số (60%)

laptop, quyển sổ

quyển sổ điện tử nhỏ, PC

điện tử nhỏ,

để bàn (66%)

PC để bàn (58%)
Sách giáo khoa điện tử (58%)
Các công cụ giao tiếp

Lớp học trên mạng (58%)

(55%)
Các loại mobi laptop, quyển

Các công cụ kĩ

Truy cập Internet ở trường

sổ điện tử nhỏ, PC để bàn

thuật truyền thông


(57%)

(58%)

số (54%)

Các trò chơi và các bài tập

Các công cụ hợp

Các bảng tương tác dạy học

thực hành mô phỏng (56%)

tác (51%)

(55%)

(Project Tomorrow, 5/2010)
Như vậy các công cụ tương tác được học sinh và giáo viên sử dụng nhiều
nhất, ssau đó là các loại hình mobi, laptop… Trò chơi và bài tập thực hành
chủ yếu dành cho học sinh.
Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học môn địa lí có thể tìm thấy trên rất
nhiều các website:
- Quản lí các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông
trong giáo dục và dạy học địa lí

9



Để ứng dụng CNTT&TT trong dạy học và giáo dục trước hết người lãnh
đạo nhà trường cần có viễn cảnh xây dựng môi trường học tập ứng dụng
CNTT&TT.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường CNTT&TT
Nghiên cứu của tổ chức Becta ICT research (8/2003) đã chỉ ra rằng,
điều kiện tốt về CNTT&TT tạo các cơ hội học tập sử dụng CNTT&TT của
các em và do đó giúp các em nâng cao thành tích học tập. Thành tích học tập
của các em đặc biệt có ở những trường mà chất lượng CNTT&TT tốt và rất
tốt và các em có nhiều cơ hội để sử dụng CNTT&TT. Các em cũng phát triển
tốt các kĩ năng CNTT&TT.
Tổ chức này định nghĩa nguồn lực CNTT&TT đủ nghĩa là nguồn lực
này có sẵn cho việc cung cấp các chương trình CNTT&TT theo yêu cầu của
Ofsted (tổ chức chuẩn giáo dục, dịch vụ và phát triển kĩ năng cho trẻ em của
Anh). Nguồn lực này bao gồm cả số lượng và chất lượng của các phần cứng,
phần mềm, các nguồn thông tin CNTT&TT như CD-ROMs và sách cũng như
các tư liệu hỗ trợ giáo dục.
Cơ hội học tập CNTT&TT được định nghĩa là số lượng và chất lượng
các cơ hội mà một nhà trường cung cấp cho học sinh để các em phát triển các
kinh nghiệm sử dụng CNTT&TT. Cơ hội CNTT&TT tốt là nơi CNTT&TT
được sử dụng có hiệu quả để nâng cao chất lượng quá trình và đạt được các
mục tiêu học tập cụ thể của bài học. Điều này cần được các giáo viên nhận
thức đúng cũng như có sự quản lí tốt việc sử dụng các nguồn lực CNTT&TT
trong nhà trường. Mối liên hệ giữa thành tích học tập của học sinh, lãnh đạo
CNTT&TT, dạy học CNTT&TT được tổ chức này tổng kết trong bảng sau:

10


Bảng 1.2: Năng lực CNTT&TT và các cơ hội CNTT&TT
Nếu yếu tố này không đảm Nếu yếu tố này rất Sự khác biệt


Yếu tố

bảo thì có bao nhiêu tốt thì có bao nhiêu giữa

không

trường cung cấp các cơ hội trường cung cấp đảm bảo và rất
học tập CNTT&TT tốt?

các cơ hội học tập tốt
CNTT&TT tốt?

Nguồn

lực

10%

62%

52%

Lãnh đạo nhà trường

23%

40%

17%


Lãnh đạo CNTT&TT

1%

74%

73%

Dạy học tổng thể

12%

71%

59%

Dạy học CNTT&TT

0%

81%

81%

CNTT&TT

Becta CNTT&TT research (8/2003)
Các nước có các tư liệu, sổ tay hướng dẫn giáo viên sử dụng CNTT&TT
trong dạy học môn địa lý:

Bộ Giáo dục và Kĩ năng của nước Anh đưa ra tài liệu hướng dẫn giáo
viên tích hợp CNTT&TT vào chương trình học môn địa lí “ICT across the
curriculum ICT in geography”. Trong tài liệu này giáo viên và nhà trường
được hướng dẫn cách thức xây dựng chính sách, lập kê hoạch để đưa
CNTT&TT vào các môn học trong nhà trường và đối với môn địa lí. Tài liệu
cũng hướng dẫn làm sao để sử dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí để giúp
học sinh đạt các chuẩn đề ra và nâng cao chất lượng dạy học môn này. Đặc
biệt tài liệu hướng dẫn giáo viên cách tìm kiếm các nguồn thông tin của môn
địa lí, cách xử lí và sử dụng, cách trình bày bài học trên lớp với các tư liệu tìm
kiếm được. Ngoài ra tài liệu này cũng cung cấp một số bài dạy mẫu sử dụng
CNTT&TT trong dạy học môn địa lí.

11


Một tài liệu khác là ICT in secondary geography: a short guide for teachers
(GA and RGS-IBG, 2008) hướng dẫn giáo viên cách dạy học môn địa lí sử
dụng các loại công cụ tương tác, sử dụng các hình ảnh, nghiên cứu thực tiễn
các điều kiện địa lí sử dụng các công cụ ảo, công cụ CNTT&&TT.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các tài liệu hướng dẫn sử dụng
CNTT&TT trong giáo dục thường viết chung và có rất ít tư liệu đi sâu vào
từng môn học cụ thể dù điều đó là rất quan trọng đối với việc nâng cao chất
loWnjg dạy học của các môn học.
1.1.2. Trong nước
Ở nước ta việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học cũng đã được quan
tâm. Đã có nhiều văn bản thể hiện việc quan tâm này như:
Trong những năm gần đây cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu ứng
dụng CNTT vào dạy học như:
- Sách “ Hướng dẫn sử dụng công cụ tìm kiếm và truy cập thông tin nhanh
trên Internet” của tác giả Thành Phú / NXB thống kê.

- Sách “Tìm kiếm thông tin trên Internet cho mọi người” của trung tâm tin
học – đại học khoa học tự nhiên. TP Hồ Chí Minh.
- Sách “Phổ cập Internet 2002” của tác giả Trần Bình – Nguyễn Phương
Hoàng / NXB thống kê.
- Giáo trình “ Windows Ms office Internet dùng trong giảng dạy và nghiên
cứu địa lí” của nhà xuất bản đại học sư phạm.
- Các bài viết về ứng dụng Internet dạy học của các thầy giáo trường đại học
sư phạm được in trong tạp chí “ Kỉ yếu khoa học của đại học Huế năm 2006”.
- “Ứng dụng CNTT trong giáo dục” - Hội thảo KHCN Bộ GD - ĐT, 2001
- “Thiết kế bài giảng địa lí ở nhà trường phổ thông”. Nguyễn Trọng Phúc,
Nxb ĐHSP Hà Nội, 2004.

12


- “Thiết kế bài giảng địa lí ở nhà trường phổ thông có sử dụng Power point
và các phần mềm địa lí”. Nguyễn Trọng Phúc - Hội thảo quốc tế về CNTT và
TT, Bộ GD-ĐT, 2004.
- “Khai thác chương trình PC - Pact, Encata, World 2000 và Power point để
thiết kế và xây dựng bài giảng địa lí”. Nguyễn Trọng Phúc, Hội thảo khoa học
“Sử dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học” ĐHSP Hà Nội, 2002.
Ngoài ra, còn rất nhiều các đề tài nghiên cứu của các tác giả khác:
- Học viên Nguyễn Văn Dũng bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp
đại học chuyên ngành QLGD với đề tài “Một số biện pháp quản lý việc thiết
kế và sử dụng giáo án điện tử nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường
tiểu học Quỳnh Thắng A”.
- Học viên Hoàng Văn Bình đã bảo vệ thành công đề tài “Một số biện
pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử ở Trung tâm Ngoại ngữ
- tin học tỉnh Bắc Giang”.
- Tại khoa sư phạm Đại học Quốc Gia Hà Nội học viên cao học

Nguyễn Đăng Châu đã hoàn thành luận văn “Một số biện pháp quản lý việc
thiết kế và sử dụng trang Web học tập trong môi trường dạy học đa phương
tiện ở trường cao đẳng tài nguyên và môi trường Hà Nội”.
- Học viên Phạm Thị Minh Tân đã bảo vệ thành công đề tài “ biện pháp
quản lý việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học môn tiếng Anh ở các trường
THPT huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình”. Và hệ thống các trang Web phục
vụ việc dạy học khác: />Ứng dụng CNTT &TT vào dạy học ở các nước phát triển trên thế giới là
điều không còn mới lạ. Nhưng ở Việt Nam mới được đề cập và phát triển
trong vòng chục năm trở lại đây. Đặc biệt, công tác quản lý việc ứng dụng
CNTT&TT trong quá trình dạy học nói chung và dạy học môn Địa lý ở
trường THPT Văn Lãng nói riêng còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng. Hơn nữa, cho
đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Hiện nay, ngành

13


giáo dục đào tạo tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo công tác này trên cơ sở vừa làm vừa
học hỏi và rút kinh nghiệm.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Biện pháp quản lí hoạt động dạy và học
1.2.1.1. Quản lý
Theo quan điểm duy vật lịch sử thì lịch sử phát triển của xã hội loài
người trải qua 5 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn có một hình thái kinh tế xã hội đặc
thù và có một đặc trương về tổ chức, quản lý xã hội. Ngay từ khi sơ khai tổ
chức sinh hoạt và lao động của loài người đã mang tính cộng đồng, cho đến
khi xuất hiện các tổ chức thị tộc, bộ lạc vấn đề tổ chức xã hội và quản lý xã
hội chính thức được ra đời cùng với sự quản lý và phân công lao động ……
Khái niệm “quản lý” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau dựa trên
cơ sở các cách tiếp cận khác nhau, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đang là vấn
đề thu hút nhiều sự quan tâm. Sau đây là mộ số định nghĩa về “quản lý”:

- Theo F.W.Tay lor (nhà quản lý người Mỹ 1856 - 1915) cho rằng
“Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó
bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”
- Theo H.Fayol (kỹ sư người Pháp 1841 - 1925) – Ông quan niệm:
Quản lý hành chính là kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”
và được thể hiện trên 14 nguyên tắc quản lý của ông. Trong học thuyết quản
lý của mình H.Fayol đưa ra 5 chức năng cần thiết của một nhà quản lý là:
Dự báo và lập kế hoạch; Tổ chức; chỉ huy; phối hợp; kiểm tra và sau này
được kết hợp thành 4 chức năng: Lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo, Kiểm tra.
Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá
trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được
những mục tiêu nhất định” [9, tr.29].
Theo Nguyễn Đức Trí quan niệm về Quản lý: “Quản lý là một quá
trình tác động có định hướng (có chủ định), có tổ chức, có lựa chọn trong số

14


cỏc tỏc ng cú th cú da trờn cỏc thụng tin v tỡnh trng mụi trng, nhm
gi cho s vn hnh ca i tng c n nh v lm cho nú phỏt trin ti
mc tiờu ó nh [32, tr.14].
Tỏc gi Nguyn Vn Lờ quan nim: Qun lý l mt h thng xa hi, l
khoa hc v ngh thut tỏc ng vo tng thnh t ca h thng bng nhng
phng phỏp thớch hp, nhm t cỏc mc tiờu ra cho h v tng thnh t
ca h.
Nhng quan nim trờn tuy cú cỏch tip cn khỏc nhau nhng chỳng tụi
nhn thy chỳng u bao hm mt ngha chung ú l: qun lý l mt hot
ng cú nh hng, cú ch ớch ca ch th qun lý lờn i tng qun lý
trong mt t chc, nhm a t chc vn hnh v t c mc tiờu chung.
Hot ng qun lý bao gi cng gn vi hot ng cú ý thc ca con

ngi v ton xa hi, di tỏc ng ca hon cnh nhm nh hng s vn
ng v phỏt trin ca tng i tng cn qun lý theo mt mc ớch nht
nh. qun lý, ngi qun lý phi lp k hoch, t chc thc hin, ch o
v kim tra cụng vic. Cỏc chc nng ca qun lý cú mi liờn h cht ch tỏc
ng qua li chi phi ln nhau to thnh mt th thng nht trong qun lý.
Mi quan h ú cú th biu din bng s sau
Lập kế
hoạch

Kiểm tra
Đánh giá

Thông tin

Chỉ đạo
S 1.1: Bn cht quỏ trỡnh dy hc

15

Tổ chức


1.2.1.2. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Theo từ điển tiếng Việt xuất bản (1998) của trung tâm từ điển học:
Cách 1: “Dạy là truyền lại tri thức hoặc kĩ năng một cách ít nhiều có hệ
thống, có phương pháp”.
Cách 2: “Dạy học để nâng cao trình độ văn hóa và phẩm chất đạo đức
theo chương trình nhất định”. [22, tr.236]
Để hiểu rõ nội hàm khái niệm hoạt động dạy (HĐD) các nhà nghiên cứu

thường có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
* Tiếp cận theo hướng lấy học sinh làm trung tâm thì hoạt động dạy của
GV là tổ chức hỗ trợ và trọng tài cho quá trình khám phá, trao đổi và tiếp thu
kiến thức của học sinh.
- Chu trình học của người học được thể hiện trong cách tiếp cận này như
sau:
+ Tự nghiên cứu  Tự thể hiện  Tự kiểm tra đánh giá và tự điều chỉnh
- Chu trình dạy của thầy được thể hiện như sau:
+ Hướng dẫn  Tổ chức  Trọng tài  Cố vấn, kết luận kiểm tra.
- Mối quan hệ tương tác giữa thầy- trò; trò- trò; trong quá trình lĩnh hội tri
thức được thực hiện qua các giai đoạn sau:
+ Thầy nêu vấn đề, trò tự tìm kiến thức.
+ Thầy tổ chức lớp để trò cộng tác với trò.
+ Thầy chính xác hóa hóa kiến thức, thầy trò cộng tác.
- Đặc điểm của phương pháp DH tích cực và bản chất của đổi mới phương
pháp dạy học là:
+ Nhóm các phương pháp này hướng vào nhu cầu, khả năng hứng thú, đặc
điểm hoạt động nhận thức, kích thích động cơ bên trong của người học, không
gò ép không bắt buộc người học. Qui luật hứng thú được đặc biệt chú trọng
trong quá trình tổ chức dạy học. Phát triển kĩ năng tự học, tư duy độc lập,

16


sáng tạo, khả năng phê phán và bản sắc độc đáo của nhân cách. Tối đa hóa sự
tham gia của người học trong quá trình DH, hạn chế tối đa sự can thiệp của
người khác trong quá trình học tập của HS. HS là chủ thể trong quá trình nhận
thức, tích cực tham gia vào quá trình học tập, được tự do lựa chọn, chịu trách
nhiệm cá nhân, tự kiểm tra đánh giá và tự hoàn thiện. Chú trọng việc rèn
luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng giải quyết vấn đề. Không khí lớp học sôi

nổi linh hoạt. DH hướng vào người học, dựa vào kinh nghiệm cá nhân của
người học, khai thác biến nó thành sức mạnh học tập. Tính thích ứng và tính
mềm dẻo cao của giáo dục (cơ cấu, hệ thống học chế, quá trình, nội dung
vv…) nhất là các yếu tố vi mô của nó (giáo viên, phương tiện, tài liệu,
phương pháp, kĩ thuật, công nghệ, bài học vv…). Đối với người học đặc điểm
cá nhân và nhân cách của họ (nhu cầu, tình cảm, giá trị, mục đích).
Các hoạt động dạy của GV có thể chia làm 3 bước:
Bước 1. Các hoạt động trước khi dạy: GV cần chuẩn bị thiết kế bài dạy
nội dung phục vụ bài dạy, các phương tiện đồ dùng , các hồ sơ bài dạy.
Bước 2. Các hoạt động trong khi dạy: bao gồm tổ chức lớp học, thực hiện
thiết kế bài giảng, sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp
với nội dung đối tượng và hoàn cảnh môi trường theo yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học đánh giá kết quả bài học.
Bước 3. Các hoạt động sau khi dạy: Thu thập thông tin kết quả bài dạy
qua (HS, đồng nghiệp, cán bộ quản lý), đánh giá kết quả học tập của HS, rút
kinh nghiệm ghi nhật kí vv….Kết quả của HĐDH phụ thuộc vào việc soạn bài
và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho bài giảng, sử dụng các phương
pháp dạy học, và các hoạt động sau giờ lên lớp. Do đó Hiệu trưởng cần có các
biện pháp quản lý các hoạt động đó của GV từ khâu chuẩn bị lên lớp, hoạt
động dạy trên lớp và sau giờ học.
Sự khác biệt của dạy học trong kỉ nguyên công nghệ thông tin truyền
thông so với dạy học truyền thống:

17


Giáo dục thế kỉ 20

Giáo dục thế kỉ 21


Dựa vào thời gian

Dựa vào kết quả

Tập trung vào luyện trí nhớ
và nhớ các sự kiện

Tập trung vào: học sinh biết gì, có thể làm gì
và quên những vấn đề chi tiết sau đó.

Các bài học phát triển các
năng lực bậc thấp của thang

Việc học được thiết kế ở các bậc cao của
thang Bloom: tổng hợp, phân tích và đánh

Bloom– kiến thức, tổng hợp

giá.

và áp dụng.
Dựa vào sách giáo khoa,
giáo trình

Dựa vào nghiên cứu

Học thụ động

Học tích cực


Người học làm việc trong

Người học làm việc hợp tác với những người

bốn bức tường cách biệt.

học khác trong lớp và ở những nơi khác trên
thế giới – Lớp học toàn cầu.

Giáo viên trung tâm- là

Người học là trung tâm: giáo viên là người

nguồn cung cấp thông tin
chính.

trợ giúp/ huấn luyện.

Người học ít hoặc không có

Người học có nhiều tự do

tự do
Người học ít được khuyến
khích và ít được tin tưởng

Người học được khuyến khích, được tin
tưởng và được tôn trọng.

Chương trình rời rạc, thiếu


Chương trình liên kết, thống nhất

liên kết
Cho điểm dựa vào mức trung Cho điểm dựa trên cái học sinh học được
bình đạt được
Không đặt yêu cầu cao đối

Đặt yêu cầu cao đối với người học và tin rằng

với người học

mọi học sinh đều cso thể đạt kết quả cao

Giáo viên là người duy nhất
đánh giá học sinh.

Đánh giá của chính học sinh, của giáo viên và
những người khác.

Chương trình học ít liên

Chương trình học liên quan đến sở thích, kinh

quan đến học sinh.

nghiệm, tài năng và thế giới thực của HS.

Ấn phẩm in là tài liệu học


Hoạt động của HS, các dự án và nhiều hình

18


tập chủ yếu của học sinh

thức khác của truyền thong được sử dụng cho
việc học tập.

Không chú ý đến sự đa dạng
của học sinh

Chương trình và giảng dạy chú ý đến sự đa
dạng của học sinh

Xóa mù gồm ba lĩnh vực:
đọc, viết và tính toán

Xóa mù nhiều lĩnh vực lien quan đến cuộc
sống và làm việc trong kỉ nguyên toàn cầu
hóa.

1.2.1.3. Quản lí hoạt động dạy học
Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009) phân tích: Theo cách hiểu truyền thống,
quản lí lãnh đạo quá trình dạy học là việc người hiệu trưởng sử dụng các chức
năng quản lí, huy động nguồn lực để phục vụ quá trình dạy học diễn ra trong
nhà trường phát triển tối đa năng lực của người học. Nó bao gồm các họat động
quản lí mục đích, mục tiêu giáo dục, việc thực hiện nội dung chương trình, quá
trình dạy học, các điều kiện dạy học - giáo dục và kết quả của quá trình này.

Mục đích, mục tiêu đào tạo và giáo dục công dân thay đổi qua các thời kì phát
triển lịch sử. Do vậy nội dung chương trình cũng thay đổi theo. Các phương
pháp dạy học hoàn toàn tùy thuộc vào mục đích đào tạo người học.
Người hiệu trưởng thực hiện quản lí, lãnh đạo quá trình dạy học thông
qua các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Trong
kế hoạch của nhà trường, chất lượng của quá trình dạy học là vấn đề trọng
tâm và toàn bộ các điều kiện kinh phí, con người được tập trung ưu tiên cho
hoạt động dạy học. Ngày nay, hiệu trưởng xây dựng các điều kiện để dạy học
phát triển tối đa tiềm năng của người học, phát triển các kĩ năng của công dân
thế kỉ 21. Môi trường học tập của nhà trường cần tiện lợi và hữu ích cho việc
học tập mọi lúc, mọi nơi và học theo nhịp độ cá nhân của người học. Một môi
trường như vậy chỉ có thể là môi trường học tập điện tử, sử dụng các phương
tiện CNTT&TT.

19


×