Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Vai trò của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với người thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh) : Luận văn ThS. Luật: 603801

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 103 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHAN QUANG MU

VAI TRò CủA ủY BAN NHÂN DÂN Xã, PHƯờNG, THị TRấN
ĐốI VớI NGƯờI THI HàNH áN TREO, áN PHạT
CảI TạO KHÔNG GIAM GIữ
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHAN QUANG MU

VAI TRò CủA ủY BAN NHÂN DÂN Xã, PHƯờNG, THị TRấN
ĐốI VớI NGƯờI THI HàNH áN TREO, áN PHạT
CảI TạO KHÔNG GIAM GIữ
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh)

Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS CAO TH OANH



H NI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Phan Quang Mậu


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐỐI VỚI NGƢỜI THI HÀNH ÁN
TREO, ÁN PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ............................................. 6

1.1.
Khái niệm, đặc điểm và khái quát lịch sử lập pháp Luật hình sự
Việt Nam về vai trò của Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn đối
với ngƣời thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ ....................6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về vai trò của Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị
trấn đối với ngƣời thi hành án treo .................................................................6
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về vai trò của Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị
trấn đối với ngƣời thi hành hình án phạt cải tạo không giam giữ ................10
1.1.3. Khái quát lịch sử lập pháp của Luật hình sự Việt Nam về vai trò của
Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn trong thi hành án treo và án phạt
cải tạo không giam giữ .................................................................................14
1.2.
Cơ sở lý luận và ý nghĩa của việc quy định vai trò Ủy ban nhân
dân xã, phƣờng, thị trấn trong quản lý, giáo dục ngƣời thi hành án
treo, án phạt cải tạo không giam giữ ........................................................17
1.2.1. Về chức năng, nhiệm vụ Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn đối với
quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội .................................................................17
1.2.2. Về bản chất pháp lý của việc quản lý, giám sát ngƣời thi hành án treo,
án phạt cải tại không giam giữ .....................................................................20
1.2.3. Ý nghĩa của quy định vai trò Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn
trong việc quản lý, giáo dục ngƣời thi hành án treo và án phạt cải tạo
không giam giữ.............................................................................................21
1.3.
Các cơ quan, tổ chức của Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn tham
gia quản lý, giáo dục ngƣời thi hành án treo và án phạt cải tạo không
giam giữ .......................................................................................................23


1.3.1. Công an cấp xã .............................................................................................23
1.3.2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở ...........24

1.3.3. Thôn, xóm, ấp, tổ dân phố............................................................................25
1.4.

Những yếu tố tác động đến vai trò của Ủy ban nhân dân xã,
phƣờng, thị trấn đối với ngƣời thi hành án treo và án phạt cải tạo
không giam giữ ...........................................................................................26

1.4.1. Việc tổ chức quyền lực nhà nƣớc .................................................................26
1.4.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ..............................................................................26
1.4.3. Năng lực của cán bộ ở Ủy ban nhân dân cấp xã ..........................................27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................28
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐỐI VỚI
NGƢỜI THI HÀNH ÁN TREO, ÁN PHẠT CẢI TẠO KHÔNG
GIAM GIỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH .............................................. 29
2.1.

Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về vai trò của Ủy ban
nhân dân xã, phƣờng, thị trấn đối với ngƣời thi hành án treo và án
phạt cải tạo không giam giữ ......................................................................29
2.1.1. Quy định về vai trò Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn trong việc
quản lý, giáo dục ngƣời thi hành án treo ......................................................29
2.1.2. Quy định về vai trò Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn đối với
ngƣời thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ ........................................30
2.1.3. Quy định về trình tự, thủ tục và nội dung quản lý, giám sát ngƣời thi
hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ của Ủy ban nhân dân xã,
phƣờng, thị trấn ............................................................................................31
2.2.

Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về vai trò của Ủy ban


nhân dân xã, phƣờng, thị trấn đối với ngƣời thi hành án treo và án
phạt cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh .........................35
2.2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội và hoạt động chấp hành pháp luật
hình sự của tỉnh Hà Tĩnh có tác động đến vai trò cuả Ủy ban nhân dân
xã, phƣờng, thị trấn trong thi hành án ..........................................................35
2.2.2. Những kết quả đạt đƣợc về vai trò của Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị
trấn đối với ngƣời thi hành án treo và án phạt cải tạo không giam giữ
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ..............................................................................38


2.2.3. Một số tồn tại, hạn chế về vai trò của Ủy ban nhân dân, xã, phƣờng, thị
trấn đối với ngƣời thi hành án treo và án phạt cải tạo không giam giữ
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh .............................................................................47
2.2.4. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế đến vai trò của Ủy ban nhân dân, xã,
phƣờng, thị trấn đối với ngƣời thi hành án treo và án phạt cải tạo
không giam giữ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ...................................................52
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................61
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐỐI VỚI NGƢỜI THI HÀNH
ÁN TREO, ÁN PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HÀ TĨNH ................................................................................62
3.1.

Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao vai trò của Ủy
ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn đối với ngƣời thi hành án treo,
án phạt cải tạo không giam giữ .................................................................62

3.1.1. Đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nƣớc, xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế ...............................................62

3.1.2. Đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn và khắc phục những hạn chế,
tồn tại trong quá trình thực hiện thi hành án ................................................65
3.2.

Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao việc áp dụng pháp luật về
vai trò của Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn đối với ngƣời thi
hành án treo và án phạt cải tạo không giam giữ .....................................67

3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về vai trò của Ủy ban nhân dân
xã, phƣờng, thị trấn đối với ngƣời thi hành án treo và án phạt cải tạo
không giam giữ.............................................................................................67
3.2.2. Tăng cƣờng việc giải thích, hƣớng dẫn pháp luật về vai trò, nhiệm vụ
của Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn đối với việc quản lý, giám
sát ngƣời thi hành án treo và án phạt cải tạo không giam giữ......................72
3.2.3. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối vai trò của Ủy ban nhân dân xã,
phƣờng, thị trấn trong việc quản lý giám sát ngƣời thi hành án treo và
án phạt cải tạo không giam giữ ....................................................................74
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với
việc thi hành án treo và án phạt cải tạo không giam giữ ..............................78


3.2.5. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ chuyên môn, ngƣời đứng đầu Ủy ban
nhân dân xã, phƣờng, thị trấn và các tổ chức đoàn thể quần chúng
trong việc quản lý, giám sát ngƣời thi hành án treo và án phạt cải tạo
không giam giữ.............................................................................................79
3.2.6. Tăng cƣờng vai trò phối hợp giữa các chủ thể đối với Ủy ban nhân dân
xã, phƣờng, thị trấn trong việc quản lý, giáo dục ngƣời thi hành án
treo, án phạt cải cạo không giam giữ ...........................................................82
3.2.7. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát xử lý các vi phạm đối với vai
trò của UBND xã, phƣờng thị trấn trong quản lý, giáo dục ngƣời thi

hành án treo, án phạt cải cạo không giam giữ ..............................................84
3.2.8. Đảm bảo các điều kiện cần thiết về chế độ, chính sách cho Ủy ban
nhân dân xã, phƣờng, thị trấn để thực hiện việc quản lý, giáo dục
ngƣời thi hành án treo, án phạt cải cạo không giam giữ ..............................86
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................88
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................91


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS:

Bộ luật Hình sự

BLTTHS:

Bộ luật Tố tụng hình sự

THAHS:

Thi hành án hình sự

UBND cấp xã:

Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn

UBND:

Ủy ban nhân dân


XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Số hiệu

Tiên bảng, sơ đồ

Trang

Bảng 2.1: Tình hình thực tế thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên
địa bàn tỉnh Hà tĩnh từ năm 2011 - 2016

39

Bảng 2.2: Bảng thống kê số liệu tổng số ngƣời phải thi hành án treo, án
cải tạo không giam giữ hàng năm (từ 2011- 2016)
Sơ đồ 2.1: Trình tự, thủ tục thi hành án treo, cải tạo không giam giữ

41
33


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Công tác quản lý, giám sát ngƣời thi hành án treo, án phạt cải tạo không
giam giữ của Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn là nội dung cơ bản trong công

tác thi hành án hình sự đối với các loại án này, nhằm đƣa các bản án, quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trong thực tế. Thực hiện tốt công tác thi
hành án là một trong những hoạt động nhằm đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN,
các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, của tổ chức, cá nhân bị xâm hại, đƣợc
thực thi một cách nghiêm túc. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan
tâm đến công các thi hành án hình sự nên đã ban hành các chủ trƣơng nghị quyết để
lãnh đạo, chỉ chỉ đạo và hoàn thiện nhiều quy định của pháp luật để phù hợp với xu
thế phát triển của đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, công tác thi hành hình
sự nói chung và thi hành án treo và án phạt cải tạo không giam giữ nói riêng vẫn
còn nhiều bất cập và hạn chế, cụ thể: Hệ thống các văn bản quy pháp pháp luật đã
đƣợc ban hành ở các thời điểm khác nhau dẫn đến nhiều quy định còn chồng chéo,
chƣa đồng bộ, nhiều nội dung quy định chƣa chi tiết, cụ thể nên gặp rất nhiều gặp
nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn thi hành. Bên cạnh đó vai trò, trách
nhiệm của các cơ quan trong công tác thi hành án chƣa đƣợc phân công, phối hợp
chặt chẽ, đặc biệt là vai trò của Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn, mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc quản lý, giáo dục ngƣời thi hành án quy
định cụ thể nên hiệu quả, tác dụng trong thi hành án đạt thấp. Cơ chế giám sát, chế
tài cƣỡng chế đối với ngƣời bị kết án khi không chấp hành án chƣa nghiêm, thiếu
tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa tái phạm. Mặt khác, hiện nay chƣa có một công
trình nghiên cứu chuyên sâu về vai trò, trách nhiệm của UBND xã, phƣờng thị trấn
trong việc quản lý, giám sát ngƣời thi hành án treo, cải tạo không giam giữ một cách
có hệ thống, toàn diện, sâu sắc và sát với thực tiễn.
Để nâng cao vai trò của UBND xã, phƣờng, thị trấn trong việc thi hành án
treo và án cải tạo không giam giữ nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của việc

1


xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN và hội nhập Quốc tế trong công tác thi hành
án theo tình thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XII, Hiến pháp năm

2013, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm
vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
25/4/2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW
ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 với
các nội dung: Đề cao hiệu quả phòng ngừa, nâng cao tính hƣớng thiện trong việc xử
lý ngƣời phạm tội, giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải
tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm… Xác định rõ vai trò trách nhiệm
của UBND xã, phƣờng, thị trấn đối với ngƣời thi hành các hình phạt đƣợc cải tạo,
giám sát ngoài xã hội nhằm thực hiện nghiêm túc các bản án, quyết định của Tòa án.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc áp dụng các quy phạm pháp
phát luật nhằm sáng tỏ về mặt khoa học, đƣa ra phƣơng hƣớng, giải pháp để nâng
cao hiệu qủa của công tác quản lý, giám sát ngƣời thi hành án treo, án cải tạo không
giam giữ trong thời gian tới, bản thân tôi lựa chọn đề tài "Vai trò của UBND xã,
phường, thị trấn đối với người thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ
(trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh)" làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật hình sự Việt Nam nói chung, trong đó có lĩnh vực về thi hành án
hình sự nói riêng và đặc biệt là việc thi hành án treo và án phạt cải tạo không giam
giữ trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những mức độ, khía
cạnh và phƣơng diện khác nhau nhƣ: Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật Thi hành án
hình sự, Nxb Lao động, năm 2011, của GS.TS. Nguyễn Ngọc Anh chủ biên; Giáo
trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tái bản lần thứ 5, năm
2009, của tập thể tác giả do TS. Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên; Sách chuyên khảo:
Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
Tƣ pháp, năm 2006, của tập thể tác giả do PGS.TS Võ Khánh Vinh - PGS.TS
Nguyễn Mạnh Kháng chủ biên. Ngoài ra còn có một số đề tài, báo cáo, công trình

2



nghiên cứu khoa học nhƣ: Một số vấn đề về hình phạt cải tạo không giam giữ, Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 5/1995 và Các căn cứ thi hành án, của Trần Văn Độ, Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 6/1998; Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình
sự ở nước ta hiện nay, của Nguyễn Trọng Hách, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số
5/2002; Thi hành án: Bất cập từ cơ quan pháp luật, của Nguyễn Khắc Bộ, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 7/2003. Đề tài khoa học: Luận cứ khoa học và thực tiễn
của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới,
của Bộ Tƣ pháp, Hà Nội, 2003; Thực trạng hình sự và những kiến nghị, của Nguyễn
Phong Hòa, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 21/2006; Một số luận văn thạc sỹ nhƣ:
Hình phạt cải tạo không giam giữ theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, của Lê Thanh Hùng, Khoa luật Đại học Quốc gia,
năm 2014; Án treo thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương của Phạm Thanh
phƣơng, Khoa luật Đại học Quốc gia, năm 2014 và Một số vấn đề về thực tiễn thi
hành án treo, án cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh Nam Định của Phạm Đức
Trung, Khoa luật Đại học Quốc gia, năm 2014. Tuy nhiên với nghiên cứu chuyên
sâu về vai trò UBND cấp xã đối với ngƣời thi hành án treo, án cải tạo không giam
giữ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh một cách độc lập, đánh giá lý luận và tổng kết thực
tiễn nhằm đƣa ra các giải pháp cụ thể để việc thi hành án có hiệu quả hơn thì từ
trƣớc đến nay chƣa có một đề tài nào nghiên cứu và đề cập đến.
3. Nhiệm vụ của luận văn
Làm rõ một số lý luận và thực tiễn về vai trò của UBND xã phƣờng, thị trấn
đối với ngƣời thi hành án treo và án phạt cải tạo không giam giữ, nhằm góp phần
nâng cao công tác thi hành án hình sự và thực hiện nhiệm các vụ do pháp luật hình
sự Việt Nam quy định.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tƣợng: Luận văn nghiên cứu những các quy định của pháp luật về
vai trò của UBND xã, phƣờng, thị trấn đối với ngƣời thi hành án treo và án phạt cải
tạo không giam giữ; đồng thời so sánh, đối chiếu với những điểm mới của BLHS
2015. Từ đó liên hệ thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, tìm ra nguyên nhân của


3


những tồn tại, hạn chế để đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng nhƣ các
giải pháp áp dụng một cách có hiệu quả trong thực tiễn.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi những vấn đề liên
quan đến vai trò của Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn đối với ngƣời thi hành án
treo và án phạt cải tạo không giam giữ trong pháp luật hình sự Việt nam trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh, từ năm 2011 đến 2016.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận là phƣơng
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những chủ trƣơng,
đƣờng lối của Đảng về thi hành án thông qua các nghị quyết nhƣ: Đại hội Đảng toàn
quốc khóa VII, VIII, IX, X, XI và các chuyên đề gồm: Nghị quyết số 08-NQ/TW
ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 của Bộ Chính trị và
chính sách phát luật của nhà nƣớc về thi hành án hình sự.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu khoa học pháp luật hình sự nhƣ: phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học;
phƣơng pháp so sánh, đối chiếu; phân tích quy phạm pháp luật, khảo sát thực tiễn;
thi hành án điển hình... Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận văn, đã tiếp thu có
chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố, các đánh giá, tổng kết
của các cơ quan chuyên môn, các bài nghiên cứu về các vấn đề riêng biệt trong các
tạp chí chuyên đề và các vấn đề có liên quan đến nội dụng trong luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận: Việc nghiên cứu luận văn góp phần hoàn thiện về lý luận về
thi hành án hình sự nói chung và thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ
nói riêng trong khoa học luật hình sự Việt Nam. Cụ thể là làm rõ một số nội dung
về lý luận, thực tiễn của vai trò của UBND xã, phƣờng, thị trấn đối với ngƣời thi
hành án treo và án phạt cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhằm chỉ

ra một số mâu thuẫn, bất cập, để tìm ra nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục,
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của phát luật hình sự về thi hành án
nói chung và vai trò của UBND xã phƣờng, thị trấn đối với ngƣời thi hành án treo
và án phạt cải tạo không giam giữ nói riêng trong thời gian tới.

4


6.2. Về thực tiễn: Việc nghiên cứu vấn đề này là cơ sở lý luận, có thể sử dụng
làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập. Một số đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ
cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực
tiễn áp dụng pháp luật luật hình sự Việt Nam liên quan đến vai trò của UBND xã,
phƣờng, thị trấn đối với ngƣời thi hành án treo và án cải tạo không giam giữ, qua đó
góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án ở nƣớc ta trong thời gian tới.
7. Những điểm mới của đề tài
- Về lý luận và các quy định của pháp luật: Kết quả nghiên cứu của luận văn
nhằm giải quyết một số vấn đề về lý luận về vai trò của UBND xã, phƣờng, thị trấn
đối với ngƣời thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ. Đồng thời góp phần
hoàn thiện các nội dung về thi hành án treo, thi hành hình phạt cải tạo không giam
giữ trong mối quan hệ so sánh với một số chế định pháp luật khác.
- Về thực tiễn áp dụng: Việc nghiên cứu nội dung này sẽ sáng tỏ tình hình thực
tiễn về vai trò của UBND xã, phƣờng, thị trấn đối với ngƣời việc thi hành án treo, án
cải tạo không giam giữ trên địa bàn cả nƣớc nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng; chỉ ra
những tồn tại, hạn chế về vai trò của UBND xã, phƣờng, thị trấn đối với thi hành án
treo, cải tạo không giam giữ cũng nhƣ những nguyên nhân cơ bản của các tồn tại, hạn
chế đó. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất phƣơng
hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ
trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền và cải cách tƣ pháp hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của luận văn có 3 chƣơng gồm:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vai trò của Ủy ban nhân dân xã, phƣờng,
thị trấn đối với ngƣời thi hành án treo và án phạt cải tạo không giam giữ.
Chương 2: Quy định của pháp luật và thực tiễn về vai trò của Ủy ban nhân
dân xã, phƣờng, thị trấn đối với ngƣời thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam
giữ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cƣờng vai trò của Ủy ban nhân dân, xã,
phƣờng, thị trấn đối với ngƣời thi hành án treo và án phạt cải tạo không giam giữ
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐỐI VỚI NGƢỜI THI HÀNH
ÁN TREO, ÁN PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và khái quát lịch sử lập pháp Luật hình sự Việt
Nam về vai trò của Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn đối với ngƣời thi
hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về vai trò của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn đối với người thi hành án treo
Án treo là một chế định pháp luật đƣợc quy định ở nhiều nƣớc trên thế giới,
tuy nhiên mỗi nƣớc đều quy định một cách khác nhau nhƣ: Luật hình sự của các
nƣớc Anh, Mỹ coi án treo là trƣờng hợp hoãn tuyên án kèm theo biện pháp bảo lãnh
hoặc biện pháp bảo đảm bằng tiền; Luật hình sự của Pháp và một số nƣớc coi án
treo là việc hoãn hoặc miễn chấp hành hình phạt; Trung Quốc lại coi án treo là biện
pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Ở nƣớc ta, chế định án treo đƣợc
quy định ngay từ những năm đầu khi Nhà nƣớc Việt nam dân chủ cộng hòa mới ra
đời, tại Sắc lệnh số 21 ngày 14/2/1946 của Chủ tịch nƣớc về tổ chức của Tòa án
quân sự thiết lập tại Bắc, Trung và Nam Bộ [12, tr. 2]. Đến Bộ luật hình sự 1985,

BLHS 1999 án treo đƣợc xác định án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù
có điều kiện [41]. Hiện nay chƣa có một định nghĩa cụ thể về án treo, nhƣng qua
nghiên cứu cho thấy nhiều tác giã thống nhất với quan điểm hƣớng dẫn, giải thích
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 01/2013/NQHĐTP ngày 06/11/2013, cụ thể: án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt
tù có điều kiện, đƣợc Tòa án áp dụng đối với ngƣời phạm tội bị phạt tù không quá 3
năm, căn cứ vào nhân thân của ngƣời phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy
không cần buộc phải chấp hành hình phạt tù.
Về việc thi hành án treo cũng giống nhƣ THAHS là hoạt động tổ chức thi
hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo một trình tự thủ

6


tục do pháp luật THAHS quy định. Ngƣời phải thi hành án treo họ không phải cách
ly khỏi xã hội mà đƣợc giao cho cơ quan quân đội hoặc UBND cấp xã nơi cƣ trú tổ
chức quản lý, giám sát giáo dục và thực hiện việc thi hành án. Xuất phát từ tính
nhân đạo trong chế định án treo mà những ngƣời phải thi hành án không phải cách
ly khỏi xã hội, đƣợc cải tạo, giáo dục tại cộng đồng. Trong thời gian chấp hành án,
đƣợc gia đình, ngƣời thân và cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục tạo điều kiện cho
họ đƣợc cải tạo, học tập, lao động, đƣợc đối xử nhƣ những ngƣời bình thƣờng khác,
họ chỉ bị hạn chế một số quyền do pháp luật quy định. Phƣơng pháp thực hiện thi
hành án cũng chủ yếu bằng giáo dục thuyết phục, lấy việc cảm hóa, giáo dục động
viên, khuyến khích là chính, giúp ngƣời bị kết án nhận ra lỗi lầm, tự nguyện sửa
chữa, cải tạo thành ngƣời có ích.
Theo Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ thì việc
thi hành án treo là biện pháp nhằm tạo điều kiện cho ngƣời đƣợc hƣởng án treo làm
ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lƣơng của mình ngay trong môi trƣờng
xã hội bình thƣờng, dƣới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân
đội, cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc UBND xã, phƣờng, thị trấn nơi ngƣời đƣợc hƣởng
án treo làm việc, công tác, học tập hoặc cƣ trú và gia đình của ngƣời đó. Theo Luật

THAHS năm 2010, thi hành án treo là việc cơ quan, ngƣời có thẩm quyền theo quy
định của Luật này giám sát, giáo dục ngƣời bị phạt tù đƣợc hƣởng án treo trong thời
gian thử thách. Từ hai quy định trên cho thấy thi hành án treo có một số đặc điểm cụ
thể nhƣ sau:
Thứ nhất: Thi hành án treo là một bộ phận cấu thành của công tác THAHS,
là hoạt động hành chính - tƣ pháp của cơ quan, tổ chức, ngƣời có thẩm quyền mà
ở đây là do UBND cấp xã hoặc cơ quan quân đội thực hiện theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định để đƣa bản án, quyết định của Tòa án ra thực hiện trên thực
tế, bảo đảm lợi ích của Nhà nƣớc, tổ chức và công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa.
Thứ hai: Thi hành án treo là một trong những hoạt động thi hành án phạt
không thực hiện việc giam giữ, xuất phát từ bản chất của chế định án treo trong

7


pháp luật hình sự Việt Nam, kết hợp giữa trừng trị và giáo dục; ngƣời chấp hành án
treo không bị cách ly hoàn toàn khỏi đời sống xã hội, quyền tự do thân thể của bị án
vẫn đƣợc đảm bảo, họ chỉ bị hạn chế một số quyền nhất định do pháp luật quy định
và nhận đƣợc sự quan tâm tạo điều kiện tối đa để làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự
hối cải, hoàn lƣơng của mình ngay trong môi trƣờng xã hội bình thƣờng, dƣới sự
giám sát, giáo dục của gia đình, UBND cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã
hội nơi ngƣời đƣợc hƣởng án treo công tác, cƣ trú. “Tính nhân đạo trong thi hành án
treo còn thể hiện ở phƣơng pháp thi hành án là lấy giáo dục thuyết phục, cảm hóa,
động viên, khuyến khích là chính, hạn chế việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế
hoặc mệnh lệnh hành chính, giúp ngƣời bị kết án nhận ra lỗi lầm, tự nguyện sửa
chữa, cải tạo thành ngƣời có ích cho xã hội” [10] và đƣợc thể hiện rất rõ tại Điều 65
Luật BLHS năm 2015.
Thứ ba: Thi hành án treo có ý nghĩa xã hội to lớn, thể hiện chính sách nhân
đạo của Đảng, Nhà nƣớc, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Tại Nghị quyết số

49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến
năm 2020 đề ra: "Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tƣ
pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hƣớng thiện trong việc xử lý ngƣời phạm
tội" [20, tr. 3]. Tại bộ các quy tắc chuẩn, tối thiểu của Liên hợp quốc về các biện
pháp không giam giữ, gọi là các quy tắc Tôkyô năm 1990, đƣợc Đại hội đồng Liên
hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết số 45/110 ngày 14/12/1990 khẳng định:
Các quốc gia thành viên phải xây dựng những biện pháp không
giam giữ trong hệ thống pháp luật của nƣớc mình nhằm đƣa ra các cách
lựa chọn khác, từ đó giảm sử dụng biện pháp cầm tù và nhằm tạo cơ sở
hợp lý cho những chính sách tƣ pháp hình sự, thông qua việc giám sát
các quyền con ngƣời, các yêu cầu công bằng xã hội cũng nhƣ nhu cầu
phục hồi của ngƣời phạm tội [28, tr. 759].
Thứ tư: Quá trình thi hành án treo diễn ra trong thời gian thử thách nhất định
do “Tòa án ấn định bằng hai lần mức hình phạt tù nhƣng không đƣợc dƣới 1 năm và

8


không quá 5 năm, thời điểm bắt đầu ngay từ sau khi Tòa án tuyên bản án, quyết
định sơ thẩm cho hƣởng án treo. Trong thời gian thử thách, nếu ngƣời đƣợc hƣởng
án treo lại phạm tội mới thì biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù bị xóa bỏ, ngƣời
đƣợc hƣởng án treo buộc phải chấp hành hình phạt tù trong bản án đã cho hƣởng án
treo trƣớc đó cộng với hình phạt của bản án về tội phạm mới thực hiện [41].
Thứ năm: Khác với các hình phạt tù, việc thi hành án treo không giao cho
một cơ quan chuyên trách thực hiện, thể hiện rất rõ chính sách xã hội hóa của Đảng
và Nhà nƣớc ta trong những năm gần đây. Trong đó, UBND cấp xã hoặc đơn vị
quân đội giữ vai trò là cơ quan trực tiếp đƣợc giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục
ngƣời chấp hành án. Sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội, Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể, cộng đồng dân cƣ và gia đình ngƣời bị kết án là điều
kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của việc thi hành án treo. So với thi hành hình

phạt tù có thời hạn, tù chung thân, thì việc thi hành án treo đã góp phần làm giảm
bớt chi phí cho xã hội nhƣng vẫn đạt đƣợc hiệu quả xã hội cao. Đối với thi hành
hình phạt tù thì ngƣời chấp hành án sẽ bị mất các khoản thu nhập từ các công việc
mà họ có trƣớc khi phạm tội và mất đi nguồn thu nhập cũng nhƣ cơ hội tìm kiếm
việc làm trong thời gian bị cách ly khỏi xã hội; ngoài ra, chi phí hàng năm của Nhà
nƣớc cho công tác tổ chức thi hành hình phạt tù cũng rất lớn, bao gồm đầu tƣ cho hệ
thống cơ sở nhà giam, bộ máy cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ, y tế, thực hiện
chế độ chính sách, đảm bảo điều kiện ăn, mặc, sinh hoạt, y tế, giáo dục cho phạm
nhân... Mặc dù ở Việt Nam hiện nay chƣa có một công bố chính thức về ngân sách
dành cho việc thi hành hình phạt tù nhƣng dễ nhận thấy là gánh nặng rất lớn cho đất
nƣớc, trong khi điều kiện kinh tế của đất nƣớc chúng ta còn đang khó khăn. Còn thi
hành án treo, Nhà nƣớc chỉ mất chi phí phát sinh liên quan đến việc quản lý, giáo
dục ngƣời chấp hành án ở địa phƣơng, một phần chi phí hỗ trợ đào tạo, học nghề,
hƣớng nghiệp, khắc phục khó khăn... do đó sẽ giảm bớt đƣợc rất nhiều chi phí so
với thi hành hình phạt tù; mặt khác, ngƣời chấp hành án treo có điều kiện thuận lợi
để tìm kiếm việc làm và gia tăng thu nhập, đặc biệt có ý nghĩa đối với bị án là lao
động duy nhất trong gia đình.

9


Thứ sáu: Không chỉ ngƣời chấp hành hình phạt tù mới tái hòa nhập cộng
đồng, mà việc tạo điều kiện cho ngƣời chấp hành án treo hòa nhập cộng đồng là vấn
đề hết sức quan trọng, bởi lẽ về bản chất, ý nghĩa của thi hành án treo đã hàm chứa
nội dung nhằm tạo tối đa cho ngƣời bị kết án có điều kiện thuận lợi nhất để sớm tái
hòa nhập cộng đồng ngay từ sau khi tuyên án, chứ không phải sau khi chấp hành
xong án, nhƣ thi hành hình phạt tù. Do đó, việc thi hành án treo đòi hỏi phải gắn bó,
lồng ghép hết sức chặt chẽ giữa công tác giám sát, quản lý, giáo dục với tạo điều
kiện cho ngƣời bị kết án đƣợc tái hòa nhập cộng đồng. Đây là hai vấn đề có mối
quan hệ hữu cơ với nhau, nếu tái hòa nhập cộng đồng tốt sẽ tạo điều kiện, làm giảm

áp lực, khó khăn cho việc quản lý, giáo dục ngƣời hƣởng án treo, phòng ngừa họ tái
trở lại con đƣờng phạm tội và ngƣợc lại. “Ngƣời bị kết án treo có nhanh chóng tái
hòa nhập xã hội ngay sau khi bị kết án và có đƣợc điều kiện tốt nhất để cải tạo trở
thành ngƣời lƣơng thiện, có ích cho xã hội hay không, thì bản án, quyết định của
Tòa án và công tác THAHS mới đạt đƣợc đến đích cuối cùng” [30].
Nhƣ vậy, từ những đặc điểm trên cho thấy thi hành án treo là một hình thức
THAHS có tính nhân đạo sâu sắc, do UBND cấp xã, đơn vị quân đội phối hợp với
tổ chức xã hội, ngƣời có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy
định, kết hợp chặt chẽ giữa trừng trị và giáo dục, khuyến khích, tạo điều kiện để
ngƣời chấp hành án treo tự lao động, học tập, cải tạo trở thành ngƣời lƣơng thiện và
nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng, xã hội trong môi trƣờng cuộc sống bình
thƣờng, nhằmhuận tiện trong
quản lý thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, góp phần đẩy nhanh ứng dụng
công nghệ thông tin cho các cơ quan thi hành án đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp,
cải cách hành chính và hội nhập quốc tế.
Việc ban hành các quy định pháp luật phải phù hợp với thực tiễn, có tác dụng
răn đe và nhằm nâng cao chất lƣợng thi hành án ở đơn UBND cấp xã đối với các
trƣờng hợp cố tình không chịu chấp hành việc thi hành án, cụ thể: “kéo dài thời gian
thử thách” hoặc “chuyển từ án treo sang hình phạt tù có thời hạn” để buộc ngƣời vi
phạm án treo phải vào trại giam thi hành án nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án,
quyết định của Tòa án và mục đích của hình phạt. Đồng thời đảm bảo nguyên tắc
trong thị hành án theo Điều 4 Luật THAHS, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo quyền
con ngƣời, tính dân chủ, công bằng và nguyên tắc pháp chế thống nhất.
Để đảm bảo thời gian thử thách, thi hành án trên thực tế đối với án treo và
cải tạo không giam giữ cần ban hành các quy định xử lý cụ thể hơn: Nếu vi phạm
một lần thì ngƣời giám sát nhắc nhở và ghi trong bản nhận xét đánh giá, nếu vi
phạm lần hai thì tiến hành kiểm điểm, giáo dục tại cộng đồng dân cƣ nơi cƣ trú, nếu
vi phạm ba lần thì xử phạt hành chính, nếu tiếp tục vi phạm lần 4 thì đề nghị cần có
thẩm quyền chuyển từ thời gian thử thách sang án tù có thời hạn tƣơng tự nhƣ
trƣờng hợp phạm tội mới trong thời gian thử thách.


73


* Phát huy vai trò nghiên cứu khoa học
Cần chủ động phát huy các nghiên cứu hoa học, hoạch định chính sách quốc
gia để tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về thi hành án treo, cải tạo không giam
giữ theo hƣớng tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của UBND cấp xã và các cơ quan,
tổ chức xã hội trong công tác quản lý, giám sát, giáo dục và giúp đỡ ngƣời bị kết án
lao động, học tập, cải tạo và hòa nhập cộng đồng. Các nghiên cứu khoa học đáp ứng
yêu cầu, xu thế chung của nhân loại và hƣớng đến là bảo vệ quyền con ngƣời và đẩy
mạnh xã hội hóa theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020: "Từng bƣớc thực hiện việc
xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là
cơ quan nhà nƣớc thực hiện một số công việc thi hành án" [20, tr. 6]. Thi hành án
treo, cải tạo không giam giữ là hoạt động phức tạp, có liên quan đến nhiều cá nhân,
tổ chức và chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, có tác động xã hội sâu rộng, do vậy
trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu, thể chế hóa quy định của pháp luật cho
phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam, đảm bảo tính khả thi, tránh quy định
chung chung dẫn đến việc áp dụng vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, cần
cụ thể hóa và quy định rõ cơ chế phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể với UBND cấp
xã là cơ quan trực tiếp tổ chức giám sát, giáo dục ngƣời bị kết án, cũng nhƣ trách
nhiệm của tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cƣ khi tham gia quản lý, giám sát
ngƣời bị kết án và các điều kiện để đảm bảo xã hội hóa hoạt động này.
3.2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vai trò của Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn trong việc quản lý giám sát người thi hành án treo và án
phạt cải tạo không giam giữ
Tăng cƣờng công tác lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực xây dựng nhà pháp
quyền xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, trong đó việc
THAHS nói chung, thi hành án phạt từ cho hƣởng án treo và án cải tạo không giam

giữ nói riêng đƣợc xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian
tới, cụ thể: Tiếp tục nâng cao nhận thức đối với công tác thi hành án treo, cải tạo
không giam giữ với phƣơng châm lấy chính quyền cấp xã là trọng tâm và là cơ quan

74


đƣợc giao nhiệm vụ quản lý giám sát ngƣời thi hành án chịu trách nhiệm chính.
Ngoài ra có sự lãnh, đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện của các cơ quan thi hành án
hình sự, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Cấp ủy các cấp cần có sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể đối với chính quyền cấp xã trong công tác thi hành án nhằm
phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, thu hút, động viên,
khuyến khích sự tham gia của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, cộng đồng dân
cƣ và gia đình, thân nhân của ngƣời chấp hành án vào hoạt động THAHS, nhất là
đối với việc thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ. Quá trình tổ chức thực hiện
công tác THAHS phải đặt dƣới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, chủ trƣơng, chính
sách, pháp luật của Nhà nƣớc: Tăng cƣờng biện pháp quản lý, bảo đảm thực thi
nghiêm các bản án và quyết định THAHS của Tòa án; vận dụng đúng đắn giữa
trừng trị với chính sách nhân đạo, khoan hồng, kết hợp chặt chẽ giữa quản chế đi
đôi với giáo dục pháp luật, chính trị, văn hóa, gắn mục đích giáo dục cải tạo và lao
động, dạy nghề, tạo điều kiện cho ngƣời phạm tội sửa chữa lỗi lầm, tái hòa nhập
cộng đồng, ổn định đời sống, trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Kết luận số 92KL/TW ngày 12/3/2014 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX, trong đó điều chỉnh một số nội dung: Tăng
cƣờng trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân trong công
tác thi hành án [22, tr. 2]. Những chủ trƣơng, chính sách của Đảng về công tác thi
hành án là cơ sở và điều kiện tiên quyết bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của pháp luật
thi hành án. Thực tiễn cho thấy trong những năm qua nơi nào cấp ủy Đảng quan tâm
lãnh chỉ đạo công tác thi hành án nói chung, thi hành án treo và cải tạo không giam
giữ nói riêng, nơi đó vai trò quản lý nhà nƣớc đƣợc tăng cƣờng, các bản án, quyết
định của Tòa án đƣợc thi hành nghiêm túc, việc giám sát, giáo dục ngƣời bị kết án

đạt hiệu quả cao. Để tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động thi hành
án nói chung, án treo và cải tạo không giam giữ nói riêng, các cấp ủy Đảng trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh cần quan tâm chỉ đạo một số nội dung sau:
Tỉnh ủy, thành ủy, thị ủy, các huyện ủy và các đảng ủy xã, phƣờng, thị trấn
cần ban hành nghị quyết, chỉ thị chuyên đề về tăng cƣờng quản lý hoạt động thi

75


hành án hình sự để lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy và chính quyền các cấp thực hiện tốt
công tác này. Cần đƣa hình sự vào chƣơng trình hoạt động hàng năm, quý tháng của
cấp mình để có hƣớng chỉ đạo thực hiện có hiệu quả; định kỳ phải tổ chức sơ kết,
tổng kết đề ra phƣơng hƣớng và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới có hiệu
quả hơn. Đặc biệt là cấp ủy xã, phƣờng, thị trấn thì đặc biệt phải quan tâm đến công
tác quản lý, giám sát ngƣời thi hành treo và án cải tạo không gian giữ ở địa phƣờng
mình coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ
chính trị ở địa phƣơng, vì nó đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn và nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phƣơng,
đơn vị. Việc lãnh đạo chỉ đạo phải bám sát vào định hƣớng chỉ đạo tại Nghị quyết số
49-NQ/TW và Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị và luật THAHS năm 2010 và
các quy định hƣớng dẫn của nhà nƣớc.
Nâng cao nhận thức về tƣ tƣởng chính trị cho cán bộ, đảng viên, quần chúng
nhân dân về trách nhiệm, tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác thi hành án hình
sự nói nói chung, công tác thi hành án treo và án phạt cải tạo không giam giữ nói
riêng, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, công chức xã, phƣờng thị trấn, các tổ chức đoàn
thể chính trị xã hội, liên đoàn cán bộ thôn, tổ dân phố. Đảng ủy xã, phƣờng, thị trấn
cần tăng cƣờng sự chỉ đạo trực tiếp đối với UBND xã, các đoàn thể chính trị và cán
bộ thôn, tổ dân phố thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý, giáo dục đối với ngƣời
thi hành án treo và án phạt cải tạo không giam giữ. Thƣờng xuyên báo cáo kết quả
việc quản lý, giám sát việc thi hành án cho cáp ủy chính quyền biết để có phƣơng

pháp lãnh đạo, chỉ đạo tốt hơn; đồng thời đƣa công tác quản lý, giám sát ngƣời thi
hành án treo, án cải tạo không giam giữ vào đánh giá thành tích của tập thể cá nhân
hàng năm đối với công tác Đảng và chính quyền.
Đối với công tác tổ chức, bộ máy, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ làm công tác thi
hành án: Trƣớc hết phải xây dựng các tổ chức, bộ phận phụ trách công tác thi hành
án hình sự nói chung và thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ nói riêng
đủ về biên chế, số lƣợng cán bộ phụ trách, có chuyên môn nghiệp vụ và kinh
nghiệm trong hoạt động thi hành án. Tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dƣỡng về kiến

76


thức chuyên môn về thi hành án nói chung và thi hành án treo và án phạt cải tạo
không giám giữ nói riêng. Đặc biệt đối với các cán bộ, bộ phận thi hành án treo án
cải tạo không giam giữ ở xã, phƣờng, thị trấn cần phải lựa chọn cán bộ tham mƣu
và quản lý giáo dục ngƣời phải thi hành án phải là đảng viên, có kinh nghiệm, uy
tín, trách nhiệm, nhiệt tình để phân công nhiệm vụ.
Đối với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng: các cấp ủy phải thƣờng xuyên
quan tâm đến công tác lãnh đạo chỉ đạo và tiến hành kiểm tra, giám sát công tác thi
hành án đối với cấp ủy, chính quyền, nhất là ngƣời đứng đầu, ngƣời phụ trách công
tác thi hành án hình sự, thi hành án treo, án phạt cải tạo không giám giữ, cụ thể: Các
cấp ủy đảng phải đƣa vào chƣơng trình kiểm tra, giám sát hàng năm đối với công
tác thi hành án treo và cải tạo không giam giữ; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám
sát thƣờng xuyên thông qua các kỳ sinh hoạt cấp ủy, chính quyền địa phƣơng. Đối
với đảng ủy xã, phƣờng, thị trấn phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát chuyên
đề chuyên đề đối với UBND, các chi bộ thôn, tổ dân phố và ngƣời đƣợc giao quản
lý giáo dục ngƣời thi hành án để nâng cao trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân
đƣợc kiểm tra giám sát và chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót xảy ra nếu có.
Hội đồng nhân dân xã tăng cƣờng giám sát thƣờng xuyên và chuyên đề thông
qua các kỳ họp thƣờng trực, thanh tra nhân dân tăng cƣờng sự giám sát để đề nghị

UBND cấp xã chấn chính kịp thời các thiếu sót trong công tác thi hành án treo, án
phạt cải cạo không giam giữ ở địa phƣơng mình.
Tỉnh ủy chỉ đạo UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất xây dựng đề án đầu tƣ cơ
sở vật chất cho hoạt động thi hành án và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ trực
tiếp quản lý giám sát ngƣời thi hành án treo, cải tạo không giam giữ ở cấp xã,
phƣờng, thị trấn báo cáo trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định để
thực hiện trong toàn tỉnh.
Ban Nội chính Tỉnh ủy tăng cƣờng phối hợp, đôn đốc Tòa án nhân dân tỉnh
trong việc thực hiện cấp sổ thi hành án và biểu mẫu nghiệp vụ cho Tòa án nhân dân
cấp huyện để thực hiện việc bàn giao hồ sơ, cấp phát tài liệu cho UBND xã,

77


phƣờng, thị trấn là cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục bị án theo quy định tại Công
văn số 13/2003/KHXX ngày 30/10/2003 của Tòa án nhân dân tối cao.
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối
với việc thi hành án treo và án phạt cải tạo không giam giữ
Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy nhận thức và hiểu biết về các quy định
của pháp luật về công tác giám sát, giáo dục ngƣời bị kết án treo và cải tạo không
giam giữ còn yếu kém, thậm chí ngay chính một số cán bộ trong các cơ quan, tổ
chức trực tiếp làm của UBND xã, phƣờng, thị trấn cũng không nắm đƣợc các văn
bản pháp luật thi hành án. Vì vậy, cần phải tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật thi hành án hình sự nói chung, thi hành án treo, cải tạo
không giam giữ nói riêng các cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức,
công dân nhằm từng bƣớc nâng cao nhận thức, hình thành ý thức pháp luật, tình
cảm, niềm tin đối với pháp luật, đặc biệt là nhận thức về công tác thi hành án treo
và án phạt cải tạo không giam giữ, cụ thể bao gồm các giải pháp sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã phải coi đây là hoạt động trọng tâm, thƣờng xuyên,
liên tục của các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng. Hàng năm, phải xây dựng chƣơng

trình, kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện nghiêm túc có
hiệu quả công tác tuyên tuyền. Đối tƣợng tuyên truyền là cán bộ, công chức, nhân
dân, ngƣời bị kết án và gia đình họ; về nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật,
cần tập trung tuyên truyền đƣờng lối của Đảng, chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc
về mục đích, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và các văn bản, quy định cụ thể của
BLHS, BLTTHS và các văn bản hƣớng dẫn thi hành về thi hành án treo, cải tạo
không giam giữ.
- Về hình thức tuyên truyền, cần kết hợp sử dụng nhiều hình thức, phƣơng
pháp tuyên truyền để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất: Tuyên truyền của các cơ quan
thông tin đại chúng (Đài truyền thanh, truyền hình, báo địa phƣơng và hệ thống loa
truyền thanh xã phƣờng, thị trấn và thôn, tổ dân phố tới từng khu dân cƣ đây là kênh
tuyên truyền đƣợc áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao; tuyên truyền của báo
cáo viên (đây là những ngƣời đƣợc tổ chức cơ sở đảng bầu, chọn, cử nắm ngƣời có

78


am hiểu về pháp luật, có khả năng truyền đạt tốt đi nắm bắt tin tức thời sự, pháp luật
ở cấp huyện, cấp tỉnh về truyền đạt lại cho địa phƣơng đơn vị thực hiện). Thông qua
hoạt động của cán bộ chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng
nhƣ: Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, cán bộ hòa giải viên, Bí thƣ chi bộ, Tổ trƣởng
tổ dân phố và những ngƣời có uy tín trong nhân dân khi đƣợc giao giám sát hoặc tổ
chức các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ của các đoàn thể này ở các thôn, tổ dân
phố để tuyên tuyền.
- Về phƣơng pháp thực hiện có thể tuyên truyền trực tiếp cá biệt đến từng hộ
dân, từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên hoặc có thể tuyên truyền tập trung
thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, họp tổ dân phố... thông qua các hội thi, hội diễn
của UBND các cấp và các đoàn thể chính trị xã hội; thông qua các băng, phớn...
Tuyên truyền qua xét xử lƣu động của tòa án nhân dân các cấp ở các địa bàn có
trình độ dân trí thấp, xa trung tâm, tập trung có nhiều đối tƣợng tham gia và các đƣa

các quy định pháp luật về hình sự, dân sự, thi hành án có liên quan vào giảng dạy bộ
môn giáo dục công dân, giáo dục pháp luật ở các trƣờng học.
3.2.5. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ chuyên môn, người đứng đầu Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức đoàn thể quần chúng trong
việc quản lý, giám sát người thi hành án treo và án phạt cải tạo không giam giữ
Phát huy chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch UBND, các công chức chuyên
môn và các ban, ngành, đoàn thể của UBND cấp xã để nâng cao hiệu lục, hiệu quả
trong việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ là yêu cầu bức thiết trong giai
đoạn hiện nay. Vì UBND cấp xã là cơ quan đƣợc giao trực tiếp quản lý, giáo dục
ngƣời thi hành án nên có thể tác động đến chủ trƣơng chính sách, quan điểm của
nhà nƣớc, hiệu quả và ý nghĩa của việc thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam
giữ. Do vậy, để thực hiện tốt công tác thi hành án hình sự nói chung và nâng cao vai
trò của UBND cấp xã trong công tác quản lý ngƣời thi hành án treo, án phạt cải tạo
không giam giữ nói riêng phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Thành lập Ban quản lý công tác thi hành án treo, án phạt cải tạo không
giam giữ ở UBND cấp xã bao gồm lực lƣợng công an xã, cán bộ tƣ pháp, cán bộ

79


×