Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.13 KB, 14 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1. Khái niệm, vị trí và vai trò của hoạt động kinh doanh
1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh
Tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị
trường dù là hình thức sở hữu nào (Doanh nghiệp Nhà Nước, Doanh nghiệp tư nhân,
hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,... ) thì đều có các mục tiêu
hoạt động khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cũng theo đuổi các
mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn chung mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đều
nhằm mục tiêu lâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt
được các mục tiêu đó thì các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến
lược kinh doanh đúng đắn, xây dựng các kế hoạch thực hiện và đặt ra các mục tiêu chi
tiết nhưng phải phù hợp với thực tế, đồng thời phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp
và lấy đó làm cơ sở để huy động và sử dụng các nguồn lực sau đó tiến hành các hoạt
động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Như vậy, hoạt động kinh doanh được hiểu như là quá trình tiến hành các công
đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra
các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi
nhuận.
1.1.2. Vị trí và vai trò của hoạt động kinh doanh


Vị trí.
Hoạt động kinh doanh có vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Để
tồn tại thì trước hết mỗi doanh nghiệp phải định hướng cho mình là sản xuất cái gì? sau
đó tiến hành các hoạt động để sản xuất ra các sản phẩm đó phục vụ cho nhu cầu của thị
trường.
Hoạt động kinh doanh là yêu cầu cơ bản cho sự tồn tại của nền kinh tế. Thông
qua hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp sẽ trao đổi các sản phẩm với nhau từ đó có
thể tiến hành hợp tác cùng kinh doanh. Hoạt động kinh doanh là cơ sở thiết yếu không
thể thiếu được và nhất lại là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Nếu mỗi doanh
nghiệp biết kết hợp các yếu tố đầu vào để tiến hành hoạt động kinh doanh thì sẽ mang


lại một hiệu quả rất lớn cho mình.

Vai trò.
Hoạt động kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp
thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động
kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy động sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn
có nhằm đạt được mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và hoạt động kinh doanh là một
trong những công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó. Thông qua
việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị
đánh giá được tính hiệu quả của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có đạt
hiệu quả không và đạt ở mức độ nào ) mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm
ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, để từ đó tìm ra các biện pháp
điều chỉnh phù hợp với thực tế của thị trường, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.
1.2. Phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.1. Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh, những
nguyên nhân ảnh hưởng, các nguồn tiềm năng cần khai thác từ đó đề ra các biện pháp để
nâng cao hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp.
1.2.2. Vai trò
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm
năng; cải tiến quy chế quản lý trong kinh doanh
Là cơ sở ra quyết định đúng trong các chức năng quản lý, kiểm tra, đánh giá,
điều hành hoạt động kinh doanh. Cho phép doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả
năng, sức mạnh, hạn chế của mình để xác định đúng mục tiêu, chiến lược kinh doanh có
hiệu quả
Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro
Qua phân tích hoạt động kinh doanh các đối tượng bên ngoài Doanh nghiệp có
quyết định đúng đắn trong việc hợp tác với doanh nghiệp
1.2.3. Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh

1.2.3.1. Môi trường bên trong
Môi trường bên trong của một doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ
thống bên trong của nó.
Để tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp đều phải tiến hành các hoạt động:
quản trị, tài chính, kế toán, sản xuất/ kinh doanh/ tác nghiệp, nghiên cứu và phát triển,
marketing… và phải có hệ thống thông tin, hệ thống quản lý, các bộ phận chức năng.
Trong từng lĩnh vực hoạt động mỗi doanh nghiệp đều có những điểm mạnh và điểm yếu
của riêng mình.
Xác định chính xác những điểm mạnh, điểm yếu, những khả năng đặc biệt (những
điểm mạnh của một doanh nghiệp mà các đối thủ khác không thể dễ dàng làm được, sao
chép được) sẽ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phù hợp
Theo Fred R. David, phân tích môi trường bên trong cũng cần có sự tham gia
của các nhà lãnh đạo, các nhân viên thừa hành, các khách hàng…cần phải thu thập
thông tin thứ cấp và sơ cấp, phân tích để xác định những điểm mạnh và điểm yếu cơ
bản nhất của doanh nghiệp.
Để có được những lựa chọn đúng đắn, cần chú ý đến:
- Mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng.
- Văn hóa tổ chức.
1.2.3.2. Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài gồm những yếu tố, những lực lượng, những thể chế…xảy
ra ở bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp không kiểm sóat được, nhưng có ảnh hưởng
đến họat động và hiệu quả họat động của doanh nghiệp.
Môi trường bên ngoài bao gồm:
- Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát).
- Môi trường vi mô (môi trường ngành/ môi trường cạnh tranh).
Môi trường bên ngoài bao gồm rất nhiều yếu tố, mục đích của nghiên cứu môi
trường bên ngoài là nhằm nhận diện những cơ hội, cũng như những nguy cơ có ảnh
hưởng đến họat động của doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu môi trường bên ngoài
không đặt rat ham vọng nghiên cứu tất cả các yếu tố của môi trường bên ngoài, mà chỉ
giới hạn nghiên cứu những yếu tố có ảnh hưởng thực sự đến doanh nghiệp. Tùy thuộc

vào đặc điểm của từng ngành, mục tiêu và chiến lược của từng doanh nghiệp mà những
yếu tố này có thể khác nhau.
Môi trường bên ngoài thường xuyên thay đổi, kéo theo những tác động đến
doanh nghiệp cũng thay đổi, để đảm bảo cho quá trình quản trị chiến lược thành công,
thì phải tiến hành nghiên cứu môi trường bên ngoài thường xuyên, liên tục, không
ngừng nghỉ, không thể dựa vào kết quả nghiên cứu môi trường bên ngoài của giai đoạn
cũ để xay dựng chiến lược cho giai đoạn mới.
1.2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.2.4.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của từng doanh
nghiệp. Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả kinh tế là số lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp
thu được hoặc lỗ phải chịu. Hiệu quả kinh tế được tính bằng chênh lệch giữa doanh thu
và chi phí.
Hiệu quả kinh tế được xác định trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với thu
nhập mang lại trong quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ đối với một dịch vụ kinh
doanh hoặc tổng thể các dịch vụ kinh doanh trong một thời gian nhất định. Hiệu quả
kinh tế có tính chất trực tiếp nên có thể định hướng được dễ dàng.
Hiệu quả kinh tế là thước đo tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế cần được xem xét một cách toàn diện về
cả mặt định tính và định lượng.
- Về định tính: Hiệu quả kinh tế được phản ánh ở trình độ và năng lực quản lý
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện sự đóng góp của doanh nghiệp với toàn
xã hội.
- Về định lượng: hiệu quả kinh tế của một tổ chức kinh doanh được đo lường
bằng hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí
càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
1.2.4.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của một hoạt động kinh doanh xác định trong mối quan hệ giữa
hoạt động đó với tư cách là tổng thể các hoạt động kinh doanh hoặc là một hoạt động cụ
thể về kinh doanh với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Hiệu quả xã hội là lợi

ích kinh tế xã hội mà hoạt động kinh doanh mang lại cho nền kinh tế quốc dân và cho
đời sống xã hội, được thể hiện ở mức độ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh
tế xã hội như: phát triển sản xuất, tăng thu cho ngân sách, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng
năng suất lao động, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Hiệu quả xã hội có tính chất gián tiếp rất khó định lượng nhưng lại có thể định
tính: "Hiệu quả xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển".
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong
nhiều trường hợp, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội vận động cùng chiều, nhưng lại
có một số trường hợp hai mặt đó lại mâu thuẫn với nhau. Có những hoạt động kinh
doanh không mang lại lợi nhuận, thậm chí có thể thua thiệt, nhưng doanh nghiệp vẫn
kinh doanh vì lợi ích chung để thực hiện mục tiêu xã hội nhất định điều đó xảy ra đối
với các doanh nghiệp công ích.
1.2.4.3. Hiệu quả tổng hợp
Chi phí bỏ ra là yếu tố cần thiết để đánh giá và tính toán mức hiệu quả kinh tế.
Xét trên góc độ tính toán, có các chỉ tiêu chi phí tổng hợp (mọi chi phí bỏ ra để thực
hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh) và chi phí bộ phận (những hai phí cần thiết để thực
hiện nhiệm vụ đó).
- Hiệu quả tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và tổng chi
phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất hay kinh doanh.
Việc tính toán hiệu quả chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả hoạt động chung của
doanh nghiệp hay nền kinh tế quốc dân. Còn việc tính và phân tích hiệu quả của các chi
phí bộ phận cho thấy sự tác động của những yếu tố nội bộ sản xuất kinh doanh đến hiệu
quả kinh tế nói chung. Về nguyên tắc, hiệu quả chi phí tổng hợp thuộc vào hiệu quả chi
phí thành phần. Nhưng trong thực tế, không phải các yếu tố chi phí thành phần đều
được sử dụng có hiệu quả, tức là có trường hợp sử dụng yếu tố này nhưng lại lãng phí
yếu tố khác. Nói chung muốn thu được hiệu quả kinh tế, hiệu quả do sử dụng các yếu tố
thành phần nhất thiết phải lớn hơn so với tổn thất do lãng phí các yếu tố khác gây ra.
1.2.4.4. Hiệu quả của từng yếu tố
- Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu suất sử dụng

vốn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp.
+ Vốn lưu động:

×