Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TÂM CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.93 KB, 10 trang )

Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Ngô Ngọc Cương
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH TÂM CHÂU
3.1. Định hướng phát triển của Công Ty
Với định hướng trở thành “chuyên gia Trà Oolong” trên thị trường và tiêu
chí sức khỏe người tiêu dùng là hàng đầu, Công Ty Tâm Châu đã không ngừng đầu
tư kĩ thuật từ việc chọn giống cây trồng, chăm sóc đến chế biến thành phẩm theo một
quy trình công nghệ sạch để cho ra đời những dòng sản phẩm đạt chất lượng cao cả
về hương vị và sự an toàn thực phẩm với chất lượng tốt nhất, đồng thời Công Ty
cũng không ngừng thực hiện các chiến lược kinh doanh về sản phẩm, giá cả, phân
chia các nhóm khách hàng nhằm đưa sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng tin
dùng, đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt trong nước và vươn ra thị
trường thế giới.
3.2. Ma trận kết hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ( ma
trận SWOT)
Điểm mạnh (strengths)
1. Thương hiệu Tâm Châu đang từng
bước tạo dựng uy tín trên thị trường trong
và ngoài nước. Có 2 nông trường chuyên
trồng Trà Oolong
2. Công Ty sản xuất sản phẩm ngay tại
vùng nguyên liệu trù phú, chất lượng tốt,
nên sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao, khá ổn
định -> sản phẩm tin dùng
3. Sản phẩm đa dạng, mẫu mã bao bì độc
đáo -> thu hút khách hàng
4. Tại thị xã Bảo Lộc với 1 phòng giới
thiệu sản phẩm góp phần tăng giá trị
thương hiệu.
5. Tại thị trường mục tiêu, hệ thống phân
Điểm yếu (weaknesses)


1. Sản phẩm chính yếu cuả Công Ty là
các sản phẩm Trà cao cấp -> khách hàng
mục tiêu chiếm tỷ lệ không cao trong dân
cư -> thị trường tiêu thụ thu hẹp.
2. Các chương trình quảng cáo chưa tập
trung, tính chuyên nghiệp trong xây dựng
thương hiệu chưa cao.
3. Mức chiết khấu (hiện tại 15%)và sự hỗ
trợ (về mặt quảng cáo) của Công Ty đối
với nhà phân phối chính chưa tốt-> hạn
chế tốc độ tiêu thụ.
4. Hoạt động nghiên cứu thị trường chưa
hoạt động nhiều -> sự thích ứng sản
phẩm ở từng thị trường thấp.
1
SVTH: Nguyễn Thị Thảo
1
Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Ngô Ngọc Cương
phối sản phẩm tốt -> khẳng định vị thế
trên thị trường.
6. Bộ phận bán hàng được huấn luyện kỹ
năng, cung cách phục vụ tốt, mang phong
cách chuyên nghiệp.
7.Có hoạt động bán hàng với các đối tác
qua mạng -> tiện lợi, nhanh chóng
5. Vai trò PR chưa rộng, chỉ tập trung ở
tỉnh Lâm Đồng là chủ yếu.
6. Phụ thuộc vào mùa vụ nắng mưa
Cơ hội (opportunities)
1.Thị trường Trà tại Việt Nam phong

phú, đa dạng nhưng phần lớn sản phẩm là
Trà loại thường, -> Trà cao cấp còn nhiều
tiềm năng phát triển.-> tạo cơ hội xâm
nhập thị trường mục tiêu.
2. Các thương hiệu chưa đầu tư nhiều về
marketing nên thị trường Trà đang phát
triển tự phát, chưa phát huy được hết
tiềm năng.
3. Đời sống vật chất tinh thần của người
dân ngày càng tăng->khách hàng mục
tiêu tăng->thị trường rộng->sản phẩm
tiêu thụ nhiều.
4. Tác dụng tích cực của Trà đối với sức
khoẻ khi uống Trà thường xuyên -> xu
hướng dùng Trà tăng.
5. Nguồn nguyên liệu ổn định, lao động
dồi dào
6. Các khu mậu dịch biên giới hình
thành->thị trường tiêu thụ ngoài nước mở
Nguy cơ (threats)
1. Xuất hiện các đối thủ cạnh tranh có
năng lực về tài chính, đặc biệt là các
Công Ty nước ngoài ở thị trường hiện
tại, đang cạnh tranh về sản phẩm.
2. Công Ty Càphê Trung Nguyên cũng
đang đầu tư mở rộng qua lĩnh vực Trà.
3. Các Công Ty cùng ngành và ngoài
nước đầu tư vốn lớn cho thương hiệu.
4. Chi phí chiêu thị, quảng cáo ngày càng
tăng.

5. Chia bớt thị phần cho nhiều đối thủ.
6. Sự gia nhập khối AFTA làm cho hàng
hoá không còn sự bảo hộ của chính phủ,
hàng rào thuế quan không còn là trở ngại
cho hàng hoá xâm nhập vào thị trường
trong nước.
2
SVTH: Nguyễn Thị Thảo
2
Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Ngô Ngọc Cương
rộng.
7. Sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp trẻ và
ngành trồng Trà.
=> Kết hợp S + O
1. Duy trì, tăng mức độ nhận biết thương hiệu Tâm Châu ngày càng cao.
2. Tăng cường khai thác thị trường Trà còn nhiều khoảng trống.
3. Đa dạng hoá sản phẩm, tạo nét độc đáo riêng cho sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu
và thu hút khách hàng.
4. Kết hợp hệ thống phân phối, bộ phận bán hàng với kênh truyền thông đến người
tiêu dùng.
5. Quảng bá tác dụng của Trà đến mọi người và thu hút khách hàng tiềm năng biết
đến thương hiệu Trà Tâm Châu qua hệ thống thông tin, nhất là hệ thống mạng.
6. Khai thác, tận dụng hết tiềm năng vốn có nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo
uy tín trong kinh doanh.
7. Mở rộng việc quảng bá phát triển thương hiệu
=> Kết hợp S + T
1. Tận dụng, khai thác hết những điểm mạnh để hạn chế việc phát triển của các đối
thủ cạnh tranh.
2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên có khả năng đồng thời có chính sách ưu đãi,
tạo lòng tin, sự tín nhiệm giúp Công Ty giữ vững thương hiệu “đồng chí đồng lòng”

3. Phát huy tốt hệ thống phân phối sản phẩm, nắm bắt các cơ hội, tận dụng mức độ
nhận biết thương hiệu của khách hàng, và khẳng định uy tín, chất lượng vượt trội, sự
khác biệt của sản phẩm.
=> Kết hợp W + O
1. Đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm,nhằm phát huy hết tiềm năng, mở rộng thị
trường.
2. Quảng bá thương hiệu trên nhiều phương tiện thông tin và định vị thương hiệu
trong tiềm thức người tiêu dùng hơn nữa.
3
SVTH: Nguyễn Thị Thảo
3
Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Ngô Ngọc Cương
3. Có chính sách ưu đãi, nhằm khuyến khích sự phối hợp của các nhà phân phối tốt
hơn và tận dụng khả năng thuyết phục khách hàng của họ.
4. Làm tốt và mở rộng công tác PR vì đây là một trong những yếu tố giúp Công Ty
giữ vững và phát triển thương hiệu.
5. Luôn tìm cách đi sâu vào thị trường mới.
=> Kết hợp W + T
1. Tích cực, duy trì làm công tác PR nhằm xây dựng một hình ảnh vững chắc trong
lòng người tiêu dùng
2. Đa dạng hoá sản phẩm, tạo sự khác biệt mà không ai có thể làm hàng nhái. Tạo sự
nhận biết tích cực nơi người tiêu dùng.
3. Có chiến lược quảng cáo tập trung, chuyên nghiệp hơn và tiếp cận thị trường nhằm
đáp ứng nhu cầu, sự thoả mãn của khách hàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt
3.3. Một số giải đề xuất cho hoạt động kinh doanh của Công Ty Tâm Châu
Dựa trên nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh của Công Ty trong chương 2,
kết hợp với phân tích ma trân swot về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh Công Ty và định hướng phát triển Công Ty trong tương lai, tôi đề
xuất một số giải pháp cho hoạt động kinh doanh của Công Ty như sau:
3.3.1. Tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh :

* Mục đích giải pháp:
- Việc thực hiện tiết kiệm chi phí là một biện pháp để có hiệu quả kinh tế cao. Công
Ty cần phải xem xét lại các khâu và các chỉ tiêu để quản lý chi phí một cách chặt chẽ,
giảm các khoản chi phí bất hợp lý
* Cách thức thực hiện giải pháp:
- Lựa chọn nguồn nguyên liệu giá cả hợp lý đảm bảo về phương diện vận tải phù
hợp, địa điểm mua hàng thuận tiện và phương thức buôn bán thích hợp. Thay vì
trước đây Công Ty thuê một đội ngũ nhân viên đến thu mua Trà tươi từ các vườn Trà
của dân, thì có thể tập trung thu gom lượng Trà về một địa điểm, sẽ không mất thời
gian và chi phí cho việc đi lại và
4
SVTH: Nguyễn Thị Thảo
4
Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Ngô Ngọc Cương
- Tổ chức tốt quá trình tính toán. Sử dụng hợp lý công suất, thời gian hoạt động của
thiết bị máy móc. Tránh để thời gian nhàn rỗi nhiều từ nhân công, vì Trà sản xuất
theo từng khâu, và có từng bộ phận đảm trách. Người quản lý phải phân công thực
hiện công việc tránh việc bộ phận này phải chờ nguyên liệu từ bộ phận khác.
- Tăng tốc độ chu chuyển hàng hóa.
- Khu vực nông trường trồng Trà là khu vực thưa dân cư, Công Ty thêm khoản chi
phí và thời gian cho việc đưa công nhân vào nông trường thu hoạch Trà
3.3.2- Đổi mới công tác quản lý:
* Mục đích giải pháp:
- Xây dựng bộ máy quản lý hoàn thiện, năng động và sáng tạo hơn
- Đưa ra những hoạch định chiến lược tốt hơn, tạo sự chặt chẽ trong việc quản lý
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị sản xuất.
* Cách thức thực hiện giải pháp:
- Tâm Châu có lượng nhân công lớn, từ khu vực nhà hàng, nông trường, xưởng chế
biến tới văn phòng, tuy nhiên đội ngũ nhân viên bị phân tán theo khu vực khác nhau,
tạo khoảng cách và phân tán trong công tác quản lý.

- Công Ty nên tăng cường công tác quản lý lao động, công tác kiểm tra kiểm soát
nguyên vật liệu. Thành lập các nhóm nhỏ, phân công quản lý nhân viên theo nhóm và
lập quỹ thưởng theo nhóm thi đua, tạo động lực và tinh thần cho nhân công.
- Đối với công tác quản lý lao động Công Ty nên quy định rõ quy chế trong việc
nghỉ tự túc để hạn chế số lao động nghỉ tự túc, đồng thời đề nghị các đơn vị sản xuất
thường xuyên báo cáo quân số lao động hiện có trong các đơn vị, nêu rõ các trường
hợp vắng mặt trong kỳ.
3.3.3- Tạo động lực cho người lao động :
* Mục đích giải pháp: Tiền lương là một yếu tố quan trọng đối với người công
nhân ở nước ta hiện nay, do đó phải làm sao để đồng lương của người công nhân trực
tiếp làm ra sản phẩm phải đảm bảo được cuộc sống và phải khiến người lao động
5
SVTH: Nguyễn Thị Thảo
5

×