Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tay bị lạnh cóng - chớ coi thường!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.25 KB, 5 trang )

Tay bị lạnh cóng - chớ coi thường!

Mọi người thường nghĩ rằng bàn tay bị lạnh cóng là do thời tiết giá
lạnh gây nên. Tuy nhiên đó có thể là triệu chứng của những căn bệnh nguy
hiểm - một nghiên cứu mới đây tiết lộ.
Lạnh tay có thể là triệu chứng của khá nhiều chứng bệnh nguy hiểm như:
co thắt mạch ngoại vi, viêm não và dây cột sống.
Tay lạnh có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm

Tuy nhiên, lạnh tay là triệu chứng rõ ràng nhất của hội chứng Raynaud.
Đây là một hiện tượng rối loạn tuần hoàn máu do sự hẹp bất thường các động
mạch nhỏ đầu chi, được phát hiện năm 1862 bởi Maurice Raynaud. Hiện tượng
này gặp ở khoảng 5-6% dân số, chủ yếu ở phụ nữ. Đó là hậu quả của sự co thắt
các động mạch đầu chi, đặc biệt ở tay, tăng khi gặp lạnh và đôi khi do stress.
Trong cơn co thắt, các đầu chi trở nên trắng bệch, sau đó chuyển màu xanh, cuối
cùng đỏ và nóng.
Căn bệnh này thường chỉ xuất hiện vào mùa lạnh, tuy nhiên trong mùa ấm,
bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu ngồi trong phòng có điều hòa quá lâu.
Triệu chứng thường gặp của hội chứng Raynaud là:
- Mất màu đột ngột các ngón, cảm giác khó chịu, đau ở các đầu ngón tay,
ngón chân, mũi, tai.
- Cảm giác kiến bò, các mạch đập và tê cóng kèm theo hoặc không mất cảm
giác.
Hiện tượng Raynaud tiến triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn ngất “trắng”: do
nhiễm lạnh hoặc do cảm xúc, các ngón tay trở nên trắng bệch, lạnh, tê cóng và
giảm cảm giác. Giai đoạn này kéo dài vài giây đôi khi cho đến 1 giờ. Giai đoạn
ngạt “xanh”: do ứ đọng các axit xianic tĩnh mạch đầu chi: các ngón tay xanh tím,
xanh và lạnh ngắt. Giai đoạn này kéo dài trong nhiều phút. Giai đoạn phản ứng
“đỏ”: do sự mở trở lại của các giường mao mạch dẫn đến hiện tượng đỏ bừng các
đầu ngón tay kèm theo cảm giác nóng, đôi khi đau. Giai đoạn này thường ngắn.
Thực tế, khi đã mắc bệnh, người bệnh sẽ không thể sử dụng ngón tay của


mình trong hoạt động hàng ngày. Phụ nữ là nhóm có nguy cơ cao nhất mắc bệnh.
Người ta thống kê được rằng: cứ 10 ca mắc hội chứng Raynaud thì có tới 9 ca là
nữ giới. Nguyên nhân là do hóc môn oestrogen ở nữ giới khiến các mạch máu co
lại, giảm lượng máu chảy vào các tĩnh mạch nhỏ. Thời điểm nữ giới dễ mắc phải
căn bệnh này nhất là khi bước vào tuổi dậy thì, khi đang có nguyệt san, hoặc sau
khi mãn kinh.
“Điều quan trọng nhất là căn bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm,
không chỉ để bệnh nhân giảm đau và mau khỏi bệnh, mà còn để phát hiện xem liệu
bệnh nhân có mắc hội chứng Raynaud giai đoạn cấp tính hay không.”-Tiến sĩ
Chris Denton, giáo sư khoa khớp tại trường Đại học London cho biết.
Những cách tốt nhất để điều trị bệnh là:
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt các đầu chi, sẽ giúp làm giảm tần số xuất hiện và
cường độ các cơn co thắt.
- Tránh thuốc lá: chất nicotin có thể làm suy giảm tuần hoàn máu ở các
ngón tay.
- Tránh sử dụng một số thuốc như thuốc chẹn beta.
- Sử dụng các thuốc có tác dụng giãn mạch như: Naftidrofuryl,
Dihydroergocryptine, Buflomédil. Các thuốc chẹn alpha như Prazosine gây giãn
mạch nhưng cũng có một số tác dụng phụ. Ngoài ra các thuốc chẹn kênh canci
cũng thường được sử dụng như: pinavérium, nifédipine, buflomédil, nimodipine.
- Chế phẩm từ lá cây Ginko biloba có thể gây giãn mạch làm tăng cường
tuần hoàn ở các mao mạch máu.
- Điều trị hiện tượng Raynaud thứ phát quan trọng nhất là điều trị nguyên
nhân. Trong những trường hợp thiếu máu cục bộ đầu chi có thể dùng kỹ thuật làm
loãng máu hoặc tiêm truyền dẫn xuất của protacycline (Ilomédine).
- Ngoài ra cần bổ sung vitamin và các chất vi lượng.

×