Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm nha chu - chớ coi thường!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.22 KB, 5 trang )

Viêm nha chu - chớ coi thường!


Ảnh minh họa.
Biểu hiện thường thấy là nướu viêm đỏ, dễ chảy máu, chảy mủ, tiêu
xương ổ răng, răng lung lay, và cuối cùng là mất răng. Có thể nói phần lớn
các trường hợp mất răng ở người trưởng thành là do bệnh nha chu gây nên.
Nguyên nhân gây bệnh nha nhu chính là các vi khuẩn hiện diện trong mảng
bám răng. Ngoài ra, bệnh nha chu còn có thể xuất hiện khi chế độ dinh dưỡng
không đảm bảo, khi tâm lý căng thẳng làm giảm sức đề kháng của cơ thể, hút
thuốc lá, bị bệnh tiểu đường hay các bệnh tác hại đến hệ thống miễn dịch như bệnh
bạch cầu.
Bệnh nha chu thường diễn biến qua 2 giai đoạn: viêm nướu và viêm nha
chu. Ở giai đoạn nướu bị viêm, nếu được điều trị kịp thời, bệnh sẽ khỏi hẳn. Nếu
không điều trị tình trạng viêm nướu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng phá hủy mô và
gây viêm nha chu. Lúc đó, dù điều trị thế nào, cũng không thể hồi phục như cũ vì
bệnh đã phá hủy các mô nâng đỡ răng sâu bên dưới nướu như xương, dây chằng
nha chu và xê-măng. Có những trường hợp phản ứng viêm bị che lấp nên khó
nhận biết, trong khi xung quanh chân răng đã hình thành các sang thương bệnh lý
như mất bám dính, xương ổ bị phá hủy tạo thành một tổn thương thực thể gọi là
túi nha chu. Trong các túi này, tình trạng nhiễm trùng tiếp tục phát triển. Dần dần,
bệnh càng tiến triển khiến hiện tượng tiêu xương ngày một trầm trọng, răng lung
lay, đôi khi không thể giữ được và phải nhổ đi.

Những dấu hiệu cần lưu ý:

- Chảy máu nướu khi chải răng; Nướu đỏ, sưng, tách ra khỏi răng; Hơi thở
hôi dai dẳng; Có ổ mủ hoặc có mủ chảy ra ở giữa răng và nướu ở vùng cổ răng;
Răng lung lay hoặc thưa ra, đặc biệt khi nhai.
Khi gặp những dấu hiệu trên nên đến gặp nha sĩ. Tuy nhiên, thông thường
bệnh nha chu xảy ra không rõ ràng, bởi phần lớn thời gian diễn tiến bệnh không


kèm theo triệu chứng đau đặc hiệu, vì vậy việc khám răng miệng định kỳ, trong đó
khám toàn diện mô nha chu, là rất cần thiết.

Nếu bạn bị viêm nha chu, thông thường có 4 loại điều trị căn bản thường
được áp dụng: khẩn cấp, không phẫu thuật, phẫu thuật và duy trì. Điều trị không
phẫu thuật có tỷ lệ áp dụng cao nhất, là bước điều trị đầu tiên trong bệnh nha chu,
gồm 2 bước.

Ở bước sơ khởi, nha sĩ sẽ đánh giá các yếu tố thuận lợi cho sự lưu giữ mảng
bám, cản trở vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám vi khuẩn và loại bỏ các
yếu tố đó bằng cách:

- Chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám không đúng kỹ thuật.
- Chỉnh sửa hoặc thay thế những phục hình không đúng kỹ thuật.
- Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không thể giữ được).
- Cố định răng (nếu răng lung lay).
- Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết).
- Cạo cao răng - xử lý mặt gốc răng. Lấy cao răng là một thủ thuật không
nhất thiết do bác sĩ thực hiện, được chỉ định cho tất cả mọi kế hoạch điều trị nha
chu. Với những trường hợp viêm nướu, nó sẽ cho kết quả rất khả quan.
Khi tự điều trị bằng kháng sinh và thấy hết đau chưa hẳn đã khỏi bệnh.
Bệnh vẫn tồn tại và trở thành mạn tính, thỉnh thoảng sẽ bộc phát cơn cấp tính (tái
diễn theo chu kỳ và ngày càng trầm trọng).
Nếu bạn chỉ mới bị viêm nướu, tình trạng đó sẽ khiến bạn chuyển nhanh
sang giai đoạn bệnh viêm nha chu. Nếu đã bị viêm nha chu thì bệnh sẽ ngày càng
trầm trọng, làm răng lung lay nhiều hơn, cuối cùng là mất răng.
Để phòng bệnh nha chu, điều quan trọng nhất là đánh răng đều đặn sau các
bữa ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe
nướu, đảm bảo được sức khỏe răng miệng. Sáu tháng 1 lần, nên đến nha sĩ khám
răng định kỳ và lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm

sạch được.

×