Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Phân loại và giải các bài toán hóa học hữu cơ lớp 12 theo một phương pháp chung góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học trung học phổ thông : Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHÙNG THỊ KIM NGÂN

PHÂN LOẠI VÀ GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC HỮU CƠ
LỚP 12 THEO MỘT PHƯƠNG PHÁP CHUNG GÓP PHẦN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC MÔN HÓA HỌC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHÙNG THỊ KIM NGÂN

PHÂN LOẠI VÀ GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC HỮU CƠ
LỚP 12 THEO MỘT PHƯƠNG PHÁP CHUNG GÓP PHẦN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC MÔN HÓA HỌC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Hóa học)
Mã số: 60 14 10


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Ngọc Ban

HÀ NỘI – 2012

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BTHH

Bài tập hóa học

CTCT

Công thức cấu tạo

CTPT

Công thức phân tử

CTPTTB

Công thức phân tử trung bình

dd


Dung dịch

ĐC

Đối chứng



Phản ứng

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

PTHH

Phương trình hóa học

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông


TN

Thực nghiệm

TNKQ

Trắc nghiệm khách quan

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Phân phối tần suất số học sinh theo điểm bài kiểm tra ......................84
Bảng 3.2. Tỉ lệ HS trả lời đúng câu hỏi ..............................................................85
Bảng 3.3. Bảng điểm kiểm tra của học sinh .......................................................86
Bảng 3.4. Bảng điểm trung bình ........................................................................87
Bảng 3.5. Bảng % HS đạt điểm yếu, kém; trung bình; khá; giỏi ........................87
Bảng 3.6. Bảng % HS đạt điểm từ Xi trở xuống .................................................87
Bảng 3.7. Tổng hợp các tham số đặc trưng ........................................................91

5


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Đồ thị 3.1. Đường luỹ tích điểm kiểm tra - Đề số 3 Trường THPT An Lão ................. 88
Đồ thị 3.2. Đường luỹ tích điểm kiểm tra - Đề số 3 Trường THPT Hàng Hải.............. 88
Đồ thị 3.3. Đường luỹ tích điểm kiểm tra - Đề số 4 Trường THPT An Lão ................. 89
Đồ thị 3.4. Đường luỹ tích điểm kiểm tra – Đề số 4 Trường THPT Hàng Hải ............. 89

Biểu đồ 3.1. Đề số 3 - An Lão .......................................................................... 90
Biểu đồ 3.2. Đề số 3 - Hàng Hải ....................................................................... 90
Biểu đồ 3.3. Đề số 4 - An Lão .......................................................................... 90
Biểu đồ 3.4. Đề số 4 - Hàng Hải ....................................................................... 90

6


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ............................................................................................... i
Danh mục viết tắt .....................................................................................

ii

Danh mục các bảng ..................................................................................
Danh mục các biểu đồ ..............................................................................

iii
iv
v

Mục lục ...................................................................................................
MỞ ĐẦU .................................................................................................
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...........
1.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình dạy

1
4


và học môn hóa học THPT .......................................................................

4

1.1.1. Quá trình dạy học ...........................................................................

4

1.1.2. Chất lượng dạy học .........................................................................
1.1.3. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học. .........................
1.2. Bài tập hóa học. .................................................................................

4
4
5

1.2.1. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học .............................................

5

1.2.2. Lựa chọn và phân loại bài tập hóa học ............................................
1.2.3. Thực trạng việc sử dụng bài toán hóa học ở trường phổ thông ........

5
9

1.3. Phương pháp chung giải bài toán hóa học THPT ...............................

10


1.3.1. Các công thức cần thiết khi giải bài toán hóa học ...........................
1.3.2. Quan hệ giữa số mol của các chất phản ứng. ..................................

10
11

1.3.3. Phương pháp chung giải các bài toán hóa học trung học phổ
thông .......................................................................................................

13

Chƣơng 2 : LỰA CHỌN, PHÂN LOẠI VÀ GIẢI CÁC BÀI TOÁN
HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12 THEO PHƢƠNG PHÁP CHUNG
GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........... 20
2.1. Tổng quan về chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 THPT .................

20

2.2. Phân loại và giải các bài toán hóa học hữu cơ lớp 12 theo phương
pháp chung giải các bài toán hóa học THPT .............................................
2.2.1. Chương Este – Lipit........................................................................

21
21

2.2.2. Chương Cacbohiđrat .......................................................................

37

2.2.3. Chương Amin - Aminoaxit – Protein ..............................................

2.2.4. Chương Polime và vật liệu polime ..................................................

52
68

7


2.3. Sử dụng hệ thống bài toán hóa học theo các mức độ nhận thức tư
duy trong dạy học phần hữu cơ - Hóa học lớp 12 .....................................
2.3.1 Sử dụng hệ thống bài toán hóa học theo các mức độ nhận thức tư
duy trong việc xây dựng kiến thức mới, kĩ năng mới ................................
2.3.2. Sử dụng hệ thống bài toán hóa học theo các mức độ nhận thức tư
duy trong việc vận dụng, củng cố kiến thức, kĩ năng ................................
2.3.3 Sử dụng hệ thống bài toán hóa học theo các mức độ nhận thức tư
duy vào việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh ...............

78
79
80
80

Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ..................................................
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ..................................................

83
83

3.3. Quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm .........................................


83

3.3.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ..................................................

83

3.3.2. Thiết kế chương trình thực nghiệm sư phạm ...................................

84

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm ..........................................................

85

3.4.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thứ nhất ..............................................

85

3.4.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thứ hai ................................................

86

KẾT LUẬN .............................................................................................

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................

95


PHỤ LỤC................................................................................................

97

8

83


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình dạy và học môn Hóa học, BTHH có một vai trò quan trọng
trong việc củng cố kiến thức, rèn luyện và phát triển năng lực nhận thức tư duy cho
HS. Thông qua việc giải bài tập, HS rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, tính tự
lập, sáng tạo và tăng cường niềm say mê, hứng thú trong học tập.
Trong quá trình dạy và học, các GV và HS luôn mong muốn có được những
câu hỏi, bài toán tốt, có những cách giải dễ dàng, thuận tiện để nâng cao hiệu quả
dạy và học. Tuy nhiên, hiện nay trong các tài liệu tham khảo hóa học số lượng
BTHH quá lớn và đa dạng, phương pháp giải các bài toán hóa học đưa ra lại nhiều
nên HS và ngay cả một số GV cũng cảm thấy lúng túng trong việc lựa chọn và giải
các bài toán hóa học.
Gần đây, trong cuốn sách “Phương pháp chung giải các bài toán hóa học
trung học phổ thông”, tác giả đã hệ thống hóa và đưa ra một phương pháp chung để
giải các bài toán hóa học. Đó là phương pháp dựa vào quan hệ giữa số mol của các
chất phản ứng và các công thức biểu thị quan hệ giữa số mol chất với các đại lượng
thường gặp như khối lượng, thể tích, nồng độ… của chất. Quan hệ giữa số mol của
các chất phản ứng dễ dàng thiết lập được khi đã viết và cân bằng được các phương
trình hóa học, còn số công thức hóa học cần thiết khi giải bài toán hóa học không
nhiều (4 công thức chính). Do đó việc giải bài toán hóa học theo phương pháp trên

là đơn giản, thuận tiện đối với HS.
Việc vận dụng phương pháp chung nêu trên để giải các bài toán hóa học cụ
thể, như các bài toán hóa học hữu cơ, sẽ giúp cho HS nắm vững cách giải các bài
toán đó, đồng thời có được một phương pháp tư duy thống nhất để giải các bài toán
hóa học khác.
Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài:
“Phân loại và giải các bài toán hóa học hữu cơ lớp 12 theo một phƣơng
pháp chung góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học trung học
phổ thông”

9


2. Lịch sử nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, cho đến nay đã có nhiều tác giả nêu ra nhiều cách
phân loại và cách giải các bài toán hóa học, đặc biệt là các phương pháp giải nhanh
các bài tập trắc nghiệm.
Trong tài liệu “Phương pháp chung giải các bài toán hóa học trung học phổ
thông”, tác giả đã đưa ra một phương pháp chung đơn giản và thuận tiện để giải các
bài toán hóa học THPT. Việc áp dụng phương pháp chung nêu trên trong việc giải
các bài toán Hóa vô cơ lớp 12 và bài toán xác định công thức hợp chất hữu cơ đã
được trình bày ở hai luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học.
Bản luận văn này tiếp tục áp dụng phương pháp chung giải các bài toán hóa
học THPT để giải các bài toán hóa học hữu cơ lớp 12 góp phần nâng cao hiệu quả
dạy và học môn hóa học THPT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
- Lựa chọn và phân loại các bài toán hóa học hữu cơ lớp 12.
- Nêu phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT và vận dụng để
giải các bài toán hóa học hữu cơ lớp 12 góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn

hóa học THPT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa
học THPT; ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học trong quá trình dạy và học môn
hóa học; cơ sở lựa chọn và cách phân loại các bài tập hóa học. Thực trạng của việc
sử dụng các bài toán hóa học của GV và HS ở trường phổ thông.
Trình bày phương pháp chung giải các bài toán hóa học trung học phổ thông
và vận dụng để giải các bài toán hóa học hữu cơ lớp 12.
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài.
4. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học môn hóa học ở trường THPT
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Các bài toán hóa học hữu cơ lớp 12 .

10


5. Phạm vi nghiên cứu
Phần hóa học hữu cơ lớp 12.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Cơ sở lựa chọn và phân loại các bài tập hóa học là gì?
Phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT là phương pháp nào?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu HS và GV có được một hệ thống bài tập được lựa chọn, phân loại theo
các mức độ nhận thức tư duy và nắm được phương pháp chung giải các bài toán hóa
học THPT để vận dụng giải các bài toán hóa học hữu cơ lớp 12, thì HS sẽ nắm vững
được kiến thức và dễ dàng giải các bài toán cụ thể, đồng thời GV có được một
phương pháp thống nhất để hướng dẫn HS giải các bài toán hóa học nói chung góp
phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học THPT.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp thống kê toán học, xử lý số liệu.
9. Đóng góp mới của đề tài
Đã lựa chọn và phân loại các bài toán hóa học hữu cơ lớp 12 theo các mức
độ nhận thức tư duy và giải chúng theo phương pháp chung giải các bài toán hóa
học THPT. Đây là một tài liệu tham khảo tốt cho GV và HS, góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường THPT.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Lựa chọn, phân loại và giải các bài toán hóa học hữu cơ lớp 12
theo phương pháp chung giải các bài toán hoá học trung học phổ thông.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

11


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả quá trình dạy và học
môn hóa học THPT
1.1.1. Quá trình dạy học
Quá trình dạy học là toàn bộ các hoạt động chung của cả thầy và trò, trong
đó dưới vai trò chủ đạo ( tổ chức, điều khiển, thiết kế, chỉ đạo) của thầy mà học sinh
tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo lĩnh hội kiến thức nhằm thực hiện có chất
lượng và hiệu quả mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học.

1.1.2. Chất lượng dạy học
Chất lượng dạy học được hiểu là chất lượng giảng dạy của người dạy và chất
lượng học tập của người học xét cả về mặt định lượng và định tính so với các mục
tiêu của môn học.
Tiêu chuẩn của một quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả (theo quan
điểm của công nghệ dạy học) là phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ dạy học trong
nhà trường:
- Giúp cho học sinh nắm vững các tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có hệ
thống, sát với thực tiễn Việt Nam và các kỹ xảo tương ứng về khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội và khoa học tư duy, về nghệ thuật và kĩ thuật, và những kỹ xảo
tham gia lao động sản xuất, các hoạt động xã hội.
- Phát triển các năng lực và phẩm chất hoạt động trí tuệ, thể chất của học sinh.
Trong quá trình dạy học, việc hình thành các tri thức, kỹ năng kỹ xảo, phát
triển trí tuệ phải dẫn đến hình thành ở học sinh lý‎ tưởng đạo đức, tác phong của
người công dân, động cơ, thái độ học tập đúng đắn và các phẩm chất đạo đức khác.
Dạy học có hiệu quả là hoạt động dạy học đáp ứng được một cách đúng đắn
và kịp thời các yêu cầu của nền kinh tế - xã hội với sự chi phí tối ưu về thời gian,
sức lực và tiền của của GV, HS, nhân dân và nhà nước.
1.1.3. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học.
Chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học hóa học phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như nội dung chương trình đào tạo, hệ thống sách giáo khoa, điều kiện cơ sở vật
12


chất phục vụ quá trình dạy và học, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh
giá... Trong phạm vi bản luận văn này chúng tôi chỉ đề cập đến tầm quan trọng của
BTHH trong giảng dạy môn hóa học, trong đó tập trung vào việc lựa chọn, phân
loại và phương pháp giải bài toán hóa học để góp phần nâng cao hiệu quả của việc
dạy và học môn hóa học.
1.2. Bài tập hóa học.

1.2.1. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học
Việc dạy học không thể thiếu bài tập. Sử dụng bài tập trong dạy học là một
biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học.
Bài tập hóa học có ý nghĩa tác dụng to lớn về nhiều mặt.
- Trí dục.
+ Làm chính xác hóa khái niệm hóa học, củng cố đào sâu và mở rộng kiến
thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn.
+ Ôn tập hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất.
+ Rèn luyện các kỹ năng hóa học như: cân bằng PTHH, tính toán theo
PTHH…
- Giáo dục.
Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học
hóa học. Bài tập thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động.
- Phát triển.
Phát triển ở học sinh ở năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập,
thông minh và sáng tạo.
Trong quá trình dạy học, người GV cần phải tạo điều kiện để thông qua hoạt
động này các năng lực tư duy được phát triển, HS sẽ có những phẩm chất tư duy
mới, thể hiện ở: năng lực phát hiện vấn đề mới, tìm ra hướng mới, tạo ra kết quả
học tập mới.
1.2.2. Lựa chọn và phân loại bài tập hóa học
1.2.2.1. Lựa chọn bài tập hóa học
Hiện nay số lượng câu hỏi và bài toán hóa học trong sách giáo khoa và các
tài liệu tham khảo rất phong phú và đa dạng. Để phục vụ tốt cho việc dạy và học
môn hóa học cần phải lựa chọn những bài toán hóa học đảm bảo các yêu cầu:

13


- Bám sát và phục vụ tốt mục tiêu dạy học.

- Nội dung phải phong phú, ngắn gọn.
- Được xây dựng trên quan điểm không phức tạp hóa bởi các thuật toán mà
chú trọng đến nội dung hóa học, đến việc mở rộng kiến thức hóa học và các ứng
dụng của hóa học trong thực tiễn.
- Kết hợp sử dụng bài toán tự luận và trắc nghiệm khách quan.
- Sử dụng bài toán hóa học theo các mức độ từ dễ đến khó. Bên cạnh những
bài cơ bản cần có bài toán nâng cao, tổng hợp để phát huy tính độc lập, sáng tạo
trong nhận thức, tư duy của HS.
- Bên cạnh những bài tập có hướng dẫn giải cần phải có các bài tự luyện,
giúp HS tự học, phát huy tính chủ động, sáng tạo.
1.2.2.2. Phân loại bài tập hóa học
Sau khi đã lựa chọn được các bài tập thì việc phân loại chúng có ý nghĩa
quan trọng. Có nhiều cách phân loại bài tập hoá học tùy thuộc vào cơ sở phân loại.
Có thể dựa vào các cơ sở sau:
- Khối lượng kiến thức: bài tập dạng cơ bản, bài tập tổng hợp.
- Tính chất bài tập: bài tập định tính và bài tập định lượng.
- Hình thái hoạt động của học sinh: bài tập lý thuyết và bài tập thực nghiệm.
- Dựa vào kiểu bài hoặc dạng bài: bài tập xác định công thức phân tử của hợp
chất; tính thành phần phần trăm của hỗn hợp; nhận biết, tách các chất ra khỏi hỗn
hợp, điều chế...
- Dựa vào nội dung: bài tập nồng độ, điện phân, áp suất...
- Dựa vào chức năng: bài tập kiểm tra sự hiểu và nhớ; bài tập đánh giá các
khả năng (vẽ sơ đồ, tìm tài liệu, tổng kết...); bài tập rèn luyện tư duy khoa học (phân
tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch...)
- Cách tiến hành giải: bài tâ ̣p trắc nghiệm, bài tập tự luận.
Trong đề tài này, chúng tôi lựa chọn cách phân loại bài toán hóa học theo các
mức độ nhận thức tư duy của HS.
 Đánh giá trình độ phát triển tư duy của học sinh theo B.S. Bloom
Giáo sư B.S. Bloom đã xây dựng các cấp độ của mục tiêu giáo dục, thường
được gọi là cách phân loại Bloom, trong đó lĩnh vực nhận thức được chia thành các

mức độ hành vi từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất với sáu mức độ:

14


- Nhận biết là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là một
người có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ
liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp.
- Thông hiểu là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm,
hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được.
- Vận dụng là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ
thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra.
- Phân tích là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin
nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ
thuộc lẫn nhau giữa chúng.
- Tổng hợp là khả năng sắp xếp, thiết kế lại thông tin, các bộ phận từ các
nguồn tài liệu khác nhau và trên cơ sở đó tạo lập nên một hình mẫu mới.
- Đánh giá là khả năng xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận định,
xác định được giá trị của một tư tưởng, một phương pháp, một nội dung kiến thức.
 Đánh giá trình độ phát triển tư duy của học sinh theo quan điểm của cố Giáo
sư Nguyễn Ngọc Quang
Theo cố giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, việc đánh giá trình độ phát triển tư
duy của HS thông qua quá trình dạy học môn hóa học gồm có bốn trình độ nắm
vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo:
- Trình độ tìm hiểu: Nhận biết, xác định, phân biệt và nhận ra kiến thức cần
tìm hiểu.
- Trình độ tái hiện: Tái hiện thông báo về đối tượng theo trí nhớ hay ý nghĩa
( kiến thức tái hiện)
- Trình độ kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn bằng cách chuyển tải
chúng vào những đối tượng và tình huống quen thuộc ( kiến thức kỹ năng).

- Trình độ biến hóa: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn bằng cách truyền tải
chúng vào những đối tượng và tình huống quen biết nhưng đã bị biến đổi hoặc chưa
quen biết.
 Đánh giá trình độ phát triển tư duy của HS Việt Nam hiện nay.
Theo Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2009 -2010,
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo dạy học bám sát theo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo

15


các cấp độ: Nhận biết, Thông hiểu và Vận dụng (mức cơ bản) và Vận dụng sáng tạo
(mức nâng cao).
- Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây ; nghĩa là có
thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các
sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp. Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của
trình độ nhận thức. HS phát biểu đúng một định nghĩa, định lí nhưng chưa giải thích
và vận dụng được chúng.
- Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm,
sự vật, hiện tượng; giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật,
hiện tượng; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu
hiểu sự vật, hiện tượng, liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái
niệm, thông tin mà HS đã học hoặc đã biết. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc
chuyển thông tin từ dạng này sang dạng khác, bằng cách giải thích thông tin (giải
thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả
hoặc ảnh hưởng).
- Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ
thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả
năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lí
hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.
Đây là mức độ vận dụng cao hơn mức độ thông hiểu trên, yêu cầu áp dụng

được các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lí, định lí, công thức để giải
quyết một vấn đề trong học tập hoặc của thực tiễn.
- Vận dụng sáng tạo: Là khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, sắp xếp,
thiết kế lại thông tin; khai thác, bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng
lập một hình mẫu mới.
Mức độ sáng tạo yêu cầu tạo ra được một hình mẫu mới, một mạng lưới các
quan hệ trừu tượng (sơ đồ phân lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này
nhấn mạnh vào các hành vi, năng lực sáng tạo, đặc biệt là trong việc hình thành các
cấu trúc và mô hình mới.
Với các tiêu chí đánh giá trình độ nhận thức tư duy của HS như trên, trong
quá trình dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng, mỗi GV cần phải chú ý

16


phối hợp nhiều hình thức dạy học cho phù hợp nhằm phát triển tư duy cho HS,
trong đó việc sử dụng hệ thống các câu hỏi và bài toán hóa học trong dạy học hóa
học ở trường phổ thông là một hướng quan trọng.
Trong đề tài này, chúng tôi lựa chọn cách phân loại bài toán hóa học theo
bốn mức độ nhận thức tư duy của HS dựa trên thang bậc nhận thức của Bộ Giáo dục
và Đào tạo Việt Nam đã hướng dẫn.
1.2.3. Thực trạng việc sử dụng bài toán hóa học ở trường phổ thông
Để tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng bài toán hóa học ở trường phổ
thông, chúng tôi đã tiến hành khảo sát GV và HS ở các trường THPT trên địa bàn
huyện An Lão – Hải Phòng dưới hình thức phát phiếu tham khảo ý kiến của GV
(Phụ lục 1) và phiếu thăm dò ý kiến HS (Phụ lục 2).
Kết quả khảo sát cho thấy:
- Đối với GV:
+ 100% GV cho rằng việc sử dụng bài toán hóa học trong dạy học là rất cần
thiết vì qua đó giúp HS nhớ được kiến thức lý thuyết, rèn kỹ năng hóa học, vận

dụng kiến thức vào việc giải bài tập, giải thích các hiện tượng xảy ra trong đời sống;
đồng thời kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS.
+ 100% GV sử dụng các bài toán hóa học trong các tiết ôn tập, luyện tập,
kiểm tra, đánh giá nhưng ít GV sử dụng khi xây dựng kiến thức mới, hình thành kĩ
năng mới (40%).
+ Nguồn bài tập GV thường sử dụng chủ yếu là từ các tài liệu có sẵn như
sách giáo khoa, sách bài tập, các tài liệu tham khảo khác và thích sử dụng các bài
tập đã có sẵn lời giải hoặc hướng dẫn giải.
+ Khi hướng dẫn HS giải các bài toán hóa học, hầu hết GV (93,33%) không
theo một phương pháp chung nào mà mỗi dạng bài lại có những cách giải khác nhau.
- Đối với HS:
+ 100% HS cho rằng bài toán hóa học khó vì có nhiều dạng bài tập, nhiều
cách giải khác nhau.
+ Thường sử dụng bài tập từ các tài liệu có sẵn như sách giáo khoa, sách bài
tập, đề cương GV phát và 78% HS thích sử dụng các bài tập đã có sẵn lời giải hoặc
hướng dẫn giải.

17


+ Trên lớp thầy cô không hướng dẫn giải các bài toán hóa học theo một
phương pháp chung nào mà mỗi dạng bài có phương pháp giải khác nhau nên các
em bị lúng túng, khó xử lý hay vận dụng khi gặp một bài toán mới.
Từ thực trạng trên chúng tôi nhận thấy việc lựa chọn, phân loại các bài toán
hóa học và giải chúng theo một phương pháp chung là yêu cầu cần thiết đối với GV
và HS trong việc dạy và học môn Hóa học ở THPT.
1.3. Phƣơng pháp chung giải bài toán hóa học THPT
Để giải các BTHH, trước hết cần phân tích nội dung bài toán và biểu thị nội
dung đó bằng các PTHH. Khi đã viết và cân bằng được các PTHH, sẽ dễ dàng thiết
lập được mối quan hệ giữa số mol của các chất tham gia hay hình thành sau

phản ứng, nhờ đó tính được số mol của “các chất cần tính toán” khi biết số mol của
“các chất có số liệu cho trước”. Tuy nhiên trong BTHH các số liệu cho trước không
phải là số mol của các chất mà là khối lượng, thể tích, nồng độ của các chất…và
mục đích BTHH cũng không phải là xác định số mol “các chất cần tính toán” mà là
xác định khối lượng, thể tích, nồng độ…của các chất đó. Như vậy, để giải các
BTHH, ngoài quan hệ giữa số mol của các chất phản ứng, còn cần phải dựa vào một
số công thức chuyển đổi khối lượng, thể tích, nồng độ…của các chất ra số mol
chất và ngược lại.
1.3.1. Các công thức cần thiết khi giải bài toán hóa học
Để chuyển đổi các đại lượng như nồng độ, thể tích, khối lượng của chất ra số
mol chất, ta sử dụng 4 công thức chính:
STT

Công thức

Số mol chất

1

m  M.n

n

m
M

2

V0  22,4.n


n

V0
22,4

3

CM 

n ct
V

n ct  V.C M

C% 

m ct
.100 %
m dd

n ct 

1
C%
.m dd .
M ct
100 %




m ct
.100 %
V.d



1
C%
.V.d.
M ct
100 %

4

18


Trong đó, các công thức 1, 2, 3, 4 biểu thị:
+ Quan hệ giữa khối lượng (m), khối lượng mol (M), số mol (n) của chất.
+ Quan hệ giữa thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn (V0) với số mol khí.
+ Quan hệ giữa nồng độ mol (CM), số mol chất tan (nct) và thể tích dd (V).
+ Quan hệ giữa nồng độ phần trăm (C%), khối lượng chất tan (mct) và khối
lượng hay thể tích dung dịch (mdd, V).
Ghi chú:
Trong công thức (3), V tính bằng lít còn trong công thức (4), V tính bằng ml,
d tính bằng g/ml.
Áp dụng các công thức trên cho trường hợp hỗn hợp các chất, ví dụ hỗn hợp
2 chất có khối lượng là m1, m2, khối lượng mol là M1, M2, số mol là n1, n2 ta có:

m hh  n1.M1  n 2 .M 2

M hh 

m hh n1.M1  n 2 .M 2

n hh
n1  n 2

v.v...

1.3.2. Quan hệ giữa số mol của các chất phản ứng.
Ví dụ 1:
Xét phản ứng: aA + bB  cC + dD.
Gọi số mol các chất A, B, C, D tham gia hay hình thành sau phản ứng là nA,
nB, nC, nD, ta có:

nA nB nC nD



a
b
c
d
Từ hệ thức này, ta có thể tính số mol của một chất bất kì theo số mol của các
chất khác đã tham gia phản ứng:

nA 

a
a

a
d
d
d
nB  nC  nD ; nD  nA  nB  nC
a
b
c
b
c
d

v.v...

Ví dụ với phản ứng:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH  3C17H35COONa + C3H5(OH)3

1
1
Ta có: n C3H5 ( OH)3  n ( C17H35COO )3 C3H5  n NaOH  n C17H35COONa
3
3
n C17H35COONa  3n C3H5 (OH)3  3n (C17H35COO)3 C3H5  n NaOH …

19


Ví dụ 2:
Xét dãy biến hóa:
2A + 5B  C +3D


(1)

3C + E  5G + 4H

(2)

2H + 3I  5K + 3M

(3)

Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hãy thiết lập mối quan hệ giữa số
mol của các chất bất kì đã tham gia phản ứng, ví dụ giữa nK và nA, giữa nB và nM?
Hướng dẫn giải:
Để thiết lập mối quan hệ giữa n K và nA, ta xuất phát từ chất K và xét mối
quan hệ giữa K và A thông qua các chất trung gian H, C. Cụ thể theo các phản ứng
(3), (2), (1) ta có:

nK 

5
4
1
nH ; nH  nA ; nC  nA
2
3
2

5 4 1
5

 nK  . . nA  nA
2 3 2
3

Tương tự, để thiết lập quan hệ giữa n B và nM, ta xuất phát từ chất B và xét
mối quan hệ giữa B và M thông qua các chất trung gian C và H, ta có:

n B  5n C ; n C 

3
2
nH; nH  nM
4
3

3 2
5
 n B  5. . n M  n M
4 3
2

Trong thực tế, việc thiết lập các quan hệ trên có thể thực hiện nhanh bằng
cách tính nhẩm, ví dụ với dãy biến hóa:


0

,t
(C6H10O5)n + nH2O H
 n C6H12O6


(1)

lên men
C6H12O6 
 2C2H5OH + 2CO2

(2)

CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O

(3)

Giả sử cần thiết lập quan hệ giữa n ( C6H10O5 )n với n CaCO3 , ta nhẩm thấy:

n ( C6H10O5 )n 

1
1
n C6H12O6 , n C6H12O6  n CO 2 , n CO 2  n CaCO3
n
2

Nhân các hệ số khác 1 với nhau, ta được:

1 1
1
n ( C6H10O5 )n  . n CaCO3 
n CaCO3
n 2

2n
Ví dụ 3:
Hoà tan hỗn hợp saccarozơ, glucozơ vào nước thu được dung dịch A. Thuỷ
phân dung dịch A bằng dung dịch HCl. Trung hòa hết axit dư rồi cho tất cả sản
phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
20


Thiết lập quan hệ giữa khối lượng hỗn hợp, số mol Ag với số mol các chất
trong hỗn hợp ban đầu?
Hướng dẫn giải:


0

,t
C12H22O11 + H2O H
 C6H12O6 + C6H12O6

(Saccarozơ)

(1)

(Glucozơ) (Fructozơ)


OH
Fructozơ 



Glucozơ

(2)
0

t
CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH 

(Glucozơ)

CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O (3)

Đặt số mol của saccarozơ, glucozơ trong hỗn hợp đầu lần lượt là x, y mol.
Ta có: mhỗn hợp = 342x + 180y

(a)

Theo phương trình (1), (2) và dữ kiện đề bài: nGlucozơ= 2x + y
Theo phương trình (3): nAg = 2(2x + y) = 4x + 2y

(b)

Các phương trình (a), (b) biểu thị các quan hệ cần tìm.
Như vậy, nhận thấy khi đã viết và cân bằng được các PTHH thì dễ dàng thiết
lập được quan hệ giữa số mol của các chất phản ứng. Dựa vào các quan hệ này và
các công thức đã nêu ở trên (mục 1.3.1) có thể giải quyết được các bài toán hóa học.
Điều này sẽ được thể hiện rõ ở phần tiếp theo của bản luận văn.
1.3.3. Phương pháp chung giải các bài toán hóa học trung học phổ thông
Qua các ví dụ trên, nhận thấy các bài toán hóa học có thể chia thành 2 loại là
bài toán hỗn hợp và “không hỗn hợp”.

- Bài toán “không hỗn hợp” là loại bài toán liên quan đến phản ứng của 1
chất qua một giai đoạn hay một dãy biến hóa (như ví dụ 1, 2 ở trên).
- Bài toán hỗn hợp là loại bài toán liên quan đến phản ứng của hỗn hợp chất
(như ví dụ 3 ở trên)
Loại bài toán “không hỗn hợp”
Phương pháp giải các bài toán loại này là: Lập biểu thức tính đại lượng mà
bài toán đòi hỏi, rồi dựa vào quan hệ giữa số mol của “chất cần tính toán” với số
mol của “chất có số liệu cho trước” trong PTHH và dựa vào các công thức để
giải.

21


Ví dụ 1:
Xà phòng hoá 8,8 gam etyl axetat bằng dung dịch NaOH dư. Tính khối
lượng muối thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
Hướng dẫn giải:
CH3COOC2H5 + NaOH  CH3COONa + C2H5OH

mCH3COONa  82.n CH3COONa
Ở đây: n CH 3COONa  n CH 3COOC2H5 

8,8
 0,1 mol
88

 mCH3COONa  82.0,1  8,2 gam
Ví dụ 2:
Cho 13,35gam CH3CH(NH2)COOH tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ
thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa hết với V (ml) dung dịch HCl

1M. Tính giá trị của V?
Hướng dẫn giải:
Các phương trình phản ứng:
2 CH3CH(NH2)COOH + Ba(OH)2  (CH3CH(NH2)COO)2Ba + 2H2O

(1)

(CH3CH(NH2)COO)2Ba + 4HCl 2CH3CH(NH3Cl)COOH + BaCl2

(2)

Vdd HCl 

n HCl n HCl

CM
1

Theo phương trình (1), (2):

1
13,35
n HCl  4. .n CH 3CH ( NH2 ) COOH  2.
 0,3 mol
2
89
 Vdd HCl 

0,3
 0,3 lít  300 ml

1

Loại bài toán hỗn hợp
Phương pháp giải loại bài toán này là: Đặt ẩn số, lập hệ phƣơng trình và
giải hệ phƣơng trình để tìm ra các yêu cầu bài toán.
- Ẩn số thường đặt là số mol các chất trong hỗn hợp.
- Các phương trình được thiết lập bằng cách biểu thị mối quan hệ giữa các
số liệu đã cho trong bài (sau khi đã đổi ra số mol chất, nếu có thể được) với các
ẩn số.

22


- Giải hệ phương trình để xác định các ẩn số, rồi dựa vào đó suy ra các đòi
hỏi khác nhau của bài toán.
Ví dụ 3:
Hòa tan m gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ vào nước thu được dung dịch
A. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Phần thứ nhất tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam kết tủa. Phần thứ 2 đun hồi lưu trong môi
trường axit (HCl loãng) thu được dung dịch B. Dung dịch B phản ứng vừa hết với
40 gam Br2 trong dung dịch. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tính m?
Hướng dẫn giải:
Phần 1: Tác dụng với AgNO3/NH3, chỉ có mantozơ phản ứng
NH3
C11H21O10CHO AgNO
3 /
 2Ag

(1)


Phần 2: Thủy phân saccarozơ và mantozơ
C12H22O11 + H2O HCl
C6H12O6 + C6H12O6


(saccarozơ)

(Glucozơ)

(Fructozơ)

C12H22O11 + H2O HCl
2C6H12O6


(mantozơ)

(2)

(3)

(Glucozơ)

Phản ứng với Brom thì Glucozơ ở (2) và (3) tác dụng
C5H11O5CHO + Br2 + H2O  C5H11O5COOH + 2HBr

(4)

Gọi số mol saccarozơ và mantozơ trong 1 phần lần lượt là: x và y (mol)
Theo (1): n Ag  0,1  2 y


(a)

Theo (2), (3), (4): n Br2  0,25  x  2 y

(b)

Giải 2 phương trình (a), (b)  x=0,15 mol; y=0,05 mol
m = 2.( msaccarozơ (1 phần) + mmantozơ (1 phần) ) = 2.(342.0,15+342.0,05)=136,8 gam
Chú ý:
1) Nhiều bài toán hỗn hợp có số phƣơng trình lập đƣợc ít hơn số ẩn số.
Trong trường hợp này, để giải hệ các phương trình vô định có 2 phương pháp chính,
đó là:
- Giải hệ kết hợp với biện luận dựa vào các điều kiện của ẩn số.
Ví dụ nếu ẩn số là số mol chất thì chúng phải luôn dương, ẩn số là số nguyên tử
cacbon (n) trong các chất hữu cơ thì n phải nguyên, dương… Dựa vào các điều kiện
như vậy có thể biện luận để giải được hệ phương trình vô định và giải được bài toán.

23


- Giải hệ dựa vào việc tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp.
Ví dụ, với hỗn hợp gồm 2 chất 1 và 2:

M hh 

m hh n1.M1  n 2 .M 2

n hh
n1  n 2


Tính M hh và giải bất đẳng thức M1  M hh  M 2 sẽ giải được hệ phương trình vô
định. Phương pháp này thường được sử dụng khi đã biết khối lượng và số mol của
hỗn hợp, đặc biệt với bài toán hỗn hợp các chất hữu cơ liên tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng...
Ví dụ 4:
Cho 1,52 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với
200 ml dung dịch HCl, thu được 2,98 gam muối. Xác định công thức cấu tạo của 2
amin, biết rằng hỗn hợp 2 amin được trộn theo số mol bằng nhau.
Hướng dẫn giải:
Gọi công thức của 2 amin no, đơn chức, mạch hở là: C n1 H 2n1 3 N (x mol) và
C n 2 H 2n 2 3 N (y mol) (với n1, n2 ≥ 1)

Giả thiết giá trị n1 < n2

C n1 H 2n1 3 N + HCl  Cn1 H 2n13 N HCl

(1)

C n 2 H 2n 2 3 N + HCl  C n 2 H 2n 2 3 N HCl

(2)

m hỗn hợp amin = (14n1 + 17).x + (14n2 + 17).y = 1,52

(a)

m hỗn hợp muối = (14n1 + 17 + 36,5).x + (14n2 + 17 + 36,5).y = 2,98

(b)


 x + y = 0,04 mol  M 

1,52
 38
0,04

Ta có bất đẳng thức 14n1 + 17 < 38 < 14n2 + 17 hay n1 < 1,5 < n2  n1 = 1.
Theo đề bài, x=y  x=y=0,02 mol
Thay giá trị n1, x, y vào (a) ta được n2 = 2
Vậy 2 amin là: CH3NH2 và C2H5NH2 (hoặc CH3NHCH3)
2) Với bài toán hỗn hợp của các chất cùng loại, có các phản ứng xảy ra
tương tự nhau, hiệu suất của phản ứng như nhau…thì có thể thay thế hỗn hợp đó
bằng một chất có công thức phân tử trung bình (CTPTTB) để giải.

24


Ví dụ, hỗn hợp 2 chất cùng loại: C x1 H y1 O z1 (số mol là b) và C x 2 H y2 O z2 (số
mol là c) có thể xem là một chất có CTPTTB là C x H y O z , số mol là a với a=b+c

x (số nguyên tử C trung bình) =

x 1b  x 2 c
bc

y (số nguyên tử C trung bình) =

y1b  y 2 c
bc


Khi đó, số ẩn số của bài toán giảm xuống và việc giải bài toán sẽ thuận lợi và
nhanh gọn hơn. Đây cũng là một phương pháp có hiệu quả để giải các bài toán hỗn
hợp (các chất cùng loại) có số phương trình lập được ít hơn số ẩn số.
Ví dụ 5: Với ví dụ 4 ở trên:
Gọi công thức chung của 2 amin no, đơn chức, mạch hở là Cn H 2n 3 N , với số mol là
a, ta có

Cn H 2n 3 N + HCl  Cn H 2n 3 N HCl
a

 a

m

hỗn hợp amin =

(14. n + 17).a = 1,52

(a)

m

hỗn hợp muối =

(14. n + 17 + 36,5).a = 2,98

(b)

Giải (a), (b) thu được: a= 0,04 mol; n = 1,5

Vì số mol của 2 amin bằng nhau  n 

n1  n 2
 n1=1; n2=2
2

 2 amin là: CH3NH2 và C2H5NH2 (hoặc CH3NHCH3)
Qua các ví dụ trên ta thấy các bài toán “không hỗn hợp” và bài toán hỗn hợp
tuy cách giải có những điểm khác nhau nhưng chúng đều thống nhất ở chỗ là đều
dựa vào mối quan hệ về số mol của các chất phản ứng và dựa vào các công thức
biểu thị quan hệ giữa số mol chất với khối lượng, thể tích, nồng độ,…của chất để
giải. Đó chính là nội dung của phương pháp chung giải bài toán hóa học THPT.
Hiện nay, hình thức thi trắc nghiệm ngày càng phổ biến, mà đặc điểm của
loại hình kiểm tra này là số lượng câu hỏi, bài toán nhiều vì thế mà thời gian làm
mỗi câu hỏi, bài toán rất ngắn. Để có kết quả cao trong các kì thi, đặc biệt là kì thi
tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học - Cao đẳng đòi hỏi học sinh phải biết vận
dụng linh hoạt, sáng tạo các định luật sẵn có trong hóa học để giải các bài toán.

25


Đối với các bài toán hữu cơ, 2 định luật được sử dụng phổ biến là định luật bảo
toàn khối lượng, định luật bảo toàn nguyên tố.
* Định luật bảo toàn khối lượng: “Tổng khối lượng các chất tham gia phản
ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng”
Ví dụ :
Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch NaOH thu được
9,2 gam glixerol. Tính khối lượng xà phòng thu được?
Hướng dẫn giải:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH  3 RCOONa + C3H5(OH)3

n C3H5 ( OH)3  0,1 mol , n NaOH  3n C3H5 ( OH)3  0,3 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
m xà phòng = m chất béo + mNaOH - m glixerol = 89 + 0,3.40 - 9,2 = 91,8 gam
* Định luật bảo toàn nguyên tố: Trong các phản ứng hóa học, các nguyên tố
luôn được bảo toàn nghĩa là “Tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố bất kì,
trước và sau phản ứng luôn bằng nhau”
Ví dụ :
Đốt cháy hoàn toàn m (gam) 1 amin thu được 4,62 gam CO2, 1,485 gam H2O
và 504 ml N2 (đktc). Tính giá trị của m?
Hướng dẫn giải:
O2 , t
Amin 
 CO2 + H2O + N2
0

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố:
nC (trong amin) = n C( trong CO 2 )  n CO 2 = 0,105 mol
nH (trong amin) = n H ( trong H2O)  2n H2O = 0,165 mol
nN (trong amin) = n N( trong N2 )  2n N2 = 0,045 mol
m = m amin = mC + mH + mN = 12.0,105+1.0,165+14.0,045= 2,055 gam

26


×