Thắp lửa cho những thay đổi trong công ty
Để tồn tại và phát triển, công ty của bạn phải luôn luôn
đổi mới. Nhưng để tạo ra những người lãnh đạo dẫn dắt
cuộc đổi mới lại không phải là điều dễ dàng. Đó có thể là
nhân vật nào trong công ty? Hi vọng sau khi đọc bài viết
này, bạn sẽ tìm ra được nhà cách mạng lỗi lạc cho công ty
của mình.
Trong công việc của mình, tôi nhận thấy những công ty
háo hức xây dựng các chiến lược quan hệ xã hội thường
cảm thấy khó khăn với quá trình bắt đầu việc này như thế
nào.
Một trong những biện pháp chính mà chúng tôi gợi ý
trong cuốn sách Groundswell là nên tìm ra được một ngọn
lửa, một người đi đầu, một người tuyên truyền trong công
ty của bạn - người kiên nhẫn và say mê nhất trong việc
tạo dựng quan hệ bền vững với các khách hàng hoặc nhân
viên của công ty mình.
Có lẽ bạn đã biết ai là tuýp người như thế trong công ty
mình. Đó có thể là một nhân viên kỹ thuật khoe rằng cô
ấy đã biết dùng blog từ năm 1999 hay một người phụ
trách quan hệ công chúng thích trao đổi với khách hàng
qua những diễn đàn ngoài công ty. Người này cũng có thể
là “cái gai trước mắt” của các nhà quản lý trong công ty,
người thường kích động các khách hàng không được chú
ý đúng mức (những khách hàng đang phải chịu một vài
bất công do cách quản lý “cố tình không hiểu” của người
điều hành công ty).
Như Shel Israel và Robert Scoble đã thể hiện rất hay
trong The Naked Conversations (TD: Những cuộc trò
chuyện trần trụi), những nguời có quan điểm cấp tiến này
thường là những người thúc đẩy sự thay đổi gần tới mức
tạo nên điểm đột phá cho doanh nghiệp.
Như vậy, đã đến lúc thúc đẩy những người có quan điểm
cấp tiến này chuyển sang những người tạo nên sự thay đổi
“cách mạng”. Tôi xin giải thích quan điểm này bằng cách
kể một câu chuyện về hai người đều có tên là Thomas –
đó là Thomas Painevà Thomas Jefferson.
Thomas Paine viết Common Sense (TD: Giác quan
chung) vào năm 1776, cổ suý cho nền độc lập của nước
Mỹ, thoát khỏi Anh và đánh thức sự hăng hái giành độc
lập của một nước thuộc địa. Ông là ngọn lửa soi đường
cho cuộc Cách mạng tại Mỹ.
Nhưng Paine không bao giờ thực sự dừng lại để ổn định.
Sau khi Cách mạng Mỹ kết thúc, ông lại đến với nước
Pháp và cuộc cách mạng ở đây, bị tống vào tù và suýt nữa
bị trục xuất.
Những người Mỹ lỗi lạc đã can thiệp và ông đã được thả
để quay về nước. Trở về nhà, ông tìm cách xoay xở để có
thể giữ một vai trò nào đó, nhưng cuộc cách mạng đã kết
thúc.
Ông là một người sống không có động cơ kiên định và khi
chết, chỉ có sáu người tham dự đám tang của ông. Cáo
phó của ông viết: “Paine đã sống lâu, làm một số việc có
ích và nhiều việc có hại”. Như vậy, Paine đã từng là một
người có quan điểm cấp tiến, vận động cho tự do và dám
thách thức chính quyền cho mục tiêu đó.
Những người có thể tạo ra cuộc cách
mạng bằng sự
thay đổi là bất kỳ một nhân viên có
quan điểm cấp tiến
nào đó trong công ty
Ảnh: eskar.dk
Ngược lại với Pain, Thomas Jefferson lại là một nhà cách
mạng. Tuy cũng là một nhà văn kiêm một học giả như
Paine, song Jefferson được chọn để viết Declaration of
Independence (Tuyên Ngôn Độc Lập). Tuy nhiên, không
chỉ kỹ năng viết mà còn do khả năng xây dựng thoả hiệp
và đồng thuận đã mang lại cho ông công việc đó.
Trong suốt mùa hè nóng bức của năm 1776, Jefferson đã
làm việc với Quốc Hội thuộc địa để soạn thảo bản Tuyên
ngôn. Ông đã mất rất nhiều thời gian, công sức để tạo ra
một khuôn khổ thống nhất và các tiến trình có thể tạo ra
một cuộc cách mạng.
Ông liên tục củng cố mối quan hệ với các thành viên của
Quốc hội và đưa các vấn đề ra thảo luận để dẫn tới việc
ký bản Tuyên ngôn. Đã từng có những lo sợ về hậu quả
của cuộc cách mạng, nhưng những người sáng lập nước
Mỹ (Founding Fathers) đã dựa vào nhau để đứng vững.
Jefferson đã tiếp tục tham gia trong cuộc cách mạng này
và trở thành Thống đốc bang Virginia, sau này là Tổng
thống thứ ba của nước Mỹ
Tôi kể những câu chuyện này, bởi các công ty đang trong
thời kỳ của một cuộc cách mạng xã hội, cụ thể đó là cuộc
cách mạng được dẫn dắt bởi các khách hàng và nhân viên
của họ.