Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Thực trạng triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.1 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH HÙNG

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI
CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG
CÁC MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THIẾT YẾU
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2010 -2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


-1-


BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH HÙNG

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI
CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG
CÁC MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THIẾT YẾU
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2010 -2015
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số


: 60310102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN TRÌNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG
TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC M ẶT HÀNG LƯƠNG THỰC, THỰC
PHẨM THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH Ố HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN
2010 -2015” là công trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung được đúc kết từ quá
trình công tác, học tập và nghiên c ứu trong thời gian qua, số liệu sử dụng là trung
thực và có trích dẫn rõ ràng. Lu ận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS. Nguyễn Văn Trình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Minh Hùng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁ CẢ THỊ
TRƯỜNG VÀ ĐIỀU HÀNH GIÁ Ở VIỆT NAM............................................................. 5

1.1. Lý lu ận về giá cả, giá cả thị trường và các nhân t ố ảnh hưởng................................ 5
1.1.1. Học thuyết “Lý luận về giá trị, giá cả” của C.Mác,
Ph.Ăngghen..................................................................................................................................... 5
1.1.2. Giá cả thị trường.................................................................................................... 6
1.1.3. Đặc trưng của giá cả thị trường.......................................................................... 7
1.1.4. Các nhân t ố ảnh hưởng đến giá cả thị trường................................................ 8
1.2. Một số nghiên cứu khoa học về bình ổn giá..................................................... 14
1.3. Điều hành giá các m ặt hàng thiết yếu ở Việt Nam hiện nay........................16
1.3.1. Chủ trương quản lý giá trong n ền kinh tế thị trường định hướng
Xã hội chủ nghĩa ở nước ta........................................................................................................ 17
1.3.2. Khuôn kh ổ pháp lý............................................................................................. 19
1.3.3. Kinh nghiệm điều hành giá trên c ả nước do các cơ quan trung
ương thực hiện.............................................................................................................................. 20
1.3.4. Điều hành giá t ại các địa phương do Ủy ban nhân dân c ấp tỉnh
thực hiện......................................................................................................................................... 23
TÓM TẮT CHƯƠNG I.............................................................................................. 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC, THỰC
PHẨM THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..................25


2.1. Khái quát Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh......................................................................................................................... 25
2.1.1. Từ nhận thức “bình ổn giá” đến nhận thức “bình ổn thị
trường”............................................................................................................................................ 25
2.1.2. Ý ngh ĩa của Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................................ 26
2.2. Nội dung thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt
hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành ph ố Hồ Chí Minh.............................. 27
2.2.1. Công tác xác định mặt hàng thực hiện bình ổn thị trường......................... 27

2.2.2. Công tác d ự báo, đánh giá thị trường............................................................ 29
2.2.3. Phương thức tạo nguồn cung hàng hóa để bình ổn thị trường................................ 31
2.2.3.1. Lựa chọn doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị
trường.............................................................................................................................................. 32
2.2.3.2. Chính sách hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất........................... 35
2.2.3.3. Chính sách kết nối cung – cầu với các tỉnh, thành................................... 36
2.2.4. Phân phối hàng hóa bình ổn thị trường.......................................................... 38
2.2.5. Giá bán hàng bình ổn thị trường...................................................................... 42
2..2.5.1. Xác định giá bán............................................................................................. 42
2.2.5.2. Kiểm tra giá bán............................................................................................... 43
2.2.6. Nguồn vốn thực hiện Chương trình Bìnhổn thị trường.............................. 44
2.2.7. Phân công, ph ối hợp tổ chức triển khai thực hiện...................................... 46
2.3. Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Bìnhổn thị trường các
mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành ph ố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2010 - 2014...................................................................................................... 48
2.3.1. Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu....................................................... 48
2.3.2. Những mặt tích cực............................................................................................. 49
2.3.3. Những mặt hạn chế............................................................................................. 50
2.3.4. Nguyên nhân t ồn tại........................................................................................... 51
2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan............................................................................... 51


2.3.4.2. Nguyên nhân ch ủ quan.................................................................................. 52
2.3.5. Bài học kinh nghiệm........................................................................................... 53
TÓM TẮT CHƯƠNG II............................................................................................ 55
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG
LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN
TPHCM GIAI ĐOẠN 2015 – 2025...................................................................................... 56
3.1. Quan điểm, định hướng......................................................................................... 56

3.2. Định hướng thực hiện Chương trình Bìnhổn thị trường................................ 57
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hi ệu quả thực hiện Chương trình
Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa
bàn thành ph ố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2025.......................................................... 57
3.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác d ự báo, đánh giá thị trường để định
hướng sản xuất, tạo nguồn hàng............................................................................................... 57
3.3.2. Giải pháp tạo nguồn cung hàng hóa b ền vững............................................ 59
3.3.2.1. Xây dựng Chuỗi cung ứng tối ưu các sản phẩm bình ổn thị
trường. 60
3.3.2.2. Xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực thực hiện Chương trình
Bình ổn thị trường........................................................................................................................ 61
3.3.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại, gia tăng hiệu
quả lưu thông hàng hóa.............................................................................................................. 62
3.3.4. Giải pháp quản lý th ị trường, kiểm tra, kiểm soát, phòng ch ống
gian lận thương mại..................................................................................................................... 63
3.4. Một số khuyến nghị đối với cơ quan điều hành giá c ấp Trung
ương................................................................................................................................................ 64
TÓM TẮT CHƯƠNG III........................................................................................... 67
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................... 68
Danh mục tài liệu tham khảo


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
-

Bảng 2.1: Chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng theo giá

thực tế............................................................................................................................................. 28
- Bảng 2.2: Nhu cầu tiêu thụ một số nhóm m ặt hàng thiết yếu năm 2015......28
- Bảng 2.3: nhu cầu tiêu thụ một số nhóm m ặt hàng thiết yếu năm 2015.......30

- Bảng 2.4: So sánh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của TPHCM và cả nước.........49


DANH MỤC TÀI LI ỆU THAM KHẢO
1.

Chính phủ Nước Cộng hòa xã h ội chủ nghĩa Việt Nam, 2013. Nghị

định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.
2.

Cục Thống kê thành ph ố Hồ Chí Minh, 2014. Niên giám Thống kê

năm 2013. TPHCM: Nhà xuất bản Thanh Niên.
3.

Cục Thống kê thành ph ố Hồ Chí Minh, 2015. Niên giám Thống kê

năm 2014. TPHCM: Nhà xuất bản Thanh Niên.
4.

Cục Quản lý Giá – Bộ Tài chính, 2007. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức

ngắn hạn chuyên ngành th ẩm định giá: chuyên đề Nguyên lý hình thành giá c ả thị
trường.
5.

Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013. Văn kiện Đại hội Đảng Thời kỳ đổi

mới và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị

Quốc Gia.
6.

Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình Quốc gia các bộ

môn khoa h ọc Mác – Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, 2014. Giáo trình Kinh tế học
chính trị Mác – Lê Nin. Hà N ội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia.
7.

Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, 2011. Báo cáo sơ kết

Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn thành ph ố Hồ Chí Minh năm 2010 –
Tết Tân Mão 2011.
8.

Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, 2012. Báo cáo sơ kết

Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn thành ph ố Hồ Chí Minh năm 2011 –
Tết Nhâm Thìn 2012.
9.

Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, 2013. Báo cáo sơ kết

Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn thành ph ố Hồ Chí Minh năm 2012 –
Tết Quý T ỵ 2013.


10.

Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, 2014. Báo cáo sơ kết


Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn thành ph ố Hồ Chí Minh năm 2013 –
Tết Giáp Ngọ 2014.
11.

Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, 2015. Báo cáo sơ kết

Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn thành ph ố Hồ Chí Minh năm 2014 –
Tết Ất Mùi 2015.
12.

Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, 2015. Báo cáo tình hình triển

khai Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn thành ph ố Hồ Chí Minh năm 2014
– Tết Bính Thân 2016.
13.

Quốc Hội Nước Cộng hòa xã h ội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Luật Giá.

Hà N ội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia.
14.

Ủy ban nhân dân thành ph ố Hồ Chí Minh, 2010. Báo cáo tổng kết 09

năm thực hiện Chương trình Bìnhổn thị trường trên địa bàn thành ph ố Hồ Chí Minh
(giai đoạn 2002 – 2010).
15.

Ủy ban nhân dân thành ph ố Hồ Chí Minh, 2015. Quyết định Về ban


hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Bìnhổn thị trường các mặt hàng lương thực,
thực phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành ph ố Hồ Chí Minh năm 2015 và Tết Bính
Thân 2016.
16.
-

Website:

Vũ Văn Phúc, 2008. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. .
- Vương Đình Huệ, 2015. Chủ trương và giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế
kinh

tế

thị

trường

định

.

hướng



hội


chủ

nghĩa



nước

ta.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do ch ọn đề tài .
Sau gần 30 năm đổi mới, phát triển đất nước và trong bối cảnh hội nhập quốc
tế ngày càng sâu r ộng, nhiều vấn đề lý lu ận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần được tổng kết để bổ sung, hoàn chỉnh. Từ
chủ trương ban đầu xác định tại Đại hội VI (1986) là “phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhi ều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường
có s ự quản lý c ủa nhà nước”; đến Đại hội IX (2001) Đảng ta đã xác định “thực hiện
nhất quán và lâu dài chính sách phát tri ển nền kinh tế hàng hóa nhi ều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường, có s ự quản lý c ủa nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và tiếp tục
khẳng định tại Đại hội XI (2011) “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhi ều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường
có s ự quản lý c ủa nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”; trong đó, “Nhà
nước quản lý n ền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bằng luật pháp, cơ
chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các nguồn lực kinh tế, giữ vững
ổn định kinh tế vĩ mô, t ạo lập, phát triển đầy đủ , đồng bộ các yếu tố thị trường và

các lo ại thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của
nền kinh tế, định hướng phát triển, phát huy mặt tích cực, hạn chế, khắc phục mặt
trái, tiêu c ực của cơ chế thị trường”.
Nhận thức sâu sắc quan điểm trên, thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là đô thị
đặc biệt, là đầu tàu, động lực, có s ức thu hút và s ức lan tỏa lớn của vùng kinh t ế
trọng điểm phía Nam, đã không ng ừng sáng tạo, triển khai nhiều cơ chế, chính sách,
giải pháp đồng bộ, linh hoạt, góp ph ần tích cực cùng c ả nước ổn định kinh tế vĩ mô,
đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, Chương trình Bình ổn thị trường đã thể hiện rõ vai
trò qu ản lý nhà n ước trong điều tiết, ổn định thị trường các mặt hàng thiết yếu.
Năm 2015, cả nước có 48 tỉnh, thành phố thực hiện Chương trình Bìnhổn thị
trường, có nhi ều cách làm khác nhau, hi ệu quả mang lại cũng khác nhau. Riêng tại


2

thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình Bìnhổn thị trường hoàn toàn không s ử dụng
nguồn lực nhà nước, điều tiết thị trường chủ yếu thông qua cân đối cung - cầu và hỗ
trợ lưu thông hàng hóa; do đó nhận được nhiều phản ánh tích cực của dư luận, các
chuyên gia kinh tế, đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo nhân rộng mô
hình trên cả nước.
Những năm tới đây, trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng; chính sách quản lý nhà n ước nói chung, Chương trình Bìnhổn thị trường trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng c ần phải được nghiên cứu, đúc kết lý luận,
hoàn thiện nội dung thực hiện; qua đó nâng cao hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế của
Chương trình; đáp ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước và phù h ợp xu thế phát triển
của thế giới.
2. Mục tiêu nghiên c ứu.
Luận văn làm rõ ph ương thức thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2015; đề xuất các giải pháp hoàn
thiện nội dung, nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2015 –

2020.
3. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu.
-

Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của Luận văn là nội dung thực

hiện Chương trình Bìnhổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu
của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh.
-

Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn về góc độ nghiên cứu: Luận văn đề cập đến Chương trình Bình

ổn thị trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; thị trường của 09 nhóm hàng
lương thực, thực phẩm: gạo, đường, dầu ăn, thịt gia súc, th ịt gia cầm, trứng gia cầm,
thực phẩm chế biến, rau – củ - quả, thủy hải sản và các v ấn đề liên quan.


3

+

Giới hạn về không gian, th ời gian: Luận văn nghiên cứu về Chương trình

Bình ổn thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2014, đề xuất giải
pháp giai đoạn 2015 – 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu.
-

Đề tài được thực hiện dựa trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận duy


vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp phân tích – so sánh, tổng hợp…
-

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: xem xét, đánh giá một

cách khách quan, toàn di ện Chương trình Bìnhổn thị trường trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh trong trạng thái luôn luôn bi ến đổi của tiến trình phát triển kinh tế xã
hội của đất nước.
-

Phương pháp thu thập thông tin : tập hợp dữ liệu theo các mốc thời gian,

thành phần, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến Chương trình Bìnhổn thị trường trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
-

Phương pháp chuyên gia, tham khảo các ý ki ến đóng góp về lý lu ận của các

chuyên gia chuyên ngành kinh t ế trong nước.
5. Nguồn thông tin nghiên c ứu.
-

Tài liệu của Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh về triển khai thực

hiện Chương trình Bìnhổn thị trường từ năm 2002 đến nay.
-

Luật Giá được Quốc hội nước Cộng hòa Xã h ội chủ nghĩa Việt Nam thông


qua ngày 20/6/2012, có hi ệu lực từ ngày 01/01/2013 và các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến quản lý nhà n ước về giá.
-

Các Văn kiện Đại hội Đảng từ năm 1986 đến nay.

Tài liệu chuyên ngành kinh t ế chính trị, kinh tế vĩ mô, lịch sử các học thuyết

kinh tế đề cập đến thị trường, giá cả, giá cả thị trường, thương mại.


4

6. Ý ngh ĩa nghiên cứu.
Bằng việc đi sâu nghiên cứu về Chương trình Bìnhổn thị trường trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2015, đề tài đề xuất các nhóm gi ải pháp
thực hiện hiệu quả Chương trình Bìnhổn thị trường trong giai đoạn 2015 – 2025, có
thể áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh và các t ỉnh, thành trên c ả nước.
7. Kết cấu của nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia
làm ba chương:
-

Chương 1: Một số vấn đề lý lu ận về giá cả thị trường và cơ chế điều hành

giá ở Việt Nam hiện nay.
-

Chương 2: Thực trạng triển khai Chương trình Bình ổn thị trường các mặt


hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
-

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình Bìnhổn thị

trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2015 – 2025.


5

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LU ẬN VỀ GIÁ C Ả THỊ TRƯỜNG VÀ
ĐIỀU HÀNH GIÁ Ở VIỆT NAM.
1.1. Lý lu ận về giá c ả, giá c ả thị trường và các nhân t ố ảnh hưởng.
1.1.1. Học thuyết “Lý luận về giá tr ị, giá c ả” của C.Mác, Ph.Ăngghen.
C.Mác khẳng định, hàng hoá là s ự thống nhất biện chứng của 2 mặt: giá trị sử
dụng và giá tr ị.
Giá trị sử dụng là công d ụng của sản phẩm có th ể thoả mãn nhu cầu nào đó
của con người. Ví dụ, cơm để ăn, xe đạp để đi lại... vật phẩm nào cũng có một số
công d ụng nhất định. Công d ụng của vật phẩm là do thuộc tính tự nhiên của vật chất
quyết định. Giá trị sử dụng là phạm trù v ĩnh viễn và là v ật mang giá trị trao đổi.
Giá trị được xem xét như là quan hệ sản xuất xã hội của những người sản xuất
hàng hoá, còn hàng hoá là nhân t ố tế bào của xã hội tư sản. Ông đã phân tích tính
chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hoá là lao động cụ thể và lao động trừu tượng,
lao động tư nhân và lao động xã hội. Ông kh ẳng định chỉ có lao động trừu tượng tạo
ra giá trị hàng hoá.
Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá k ết tinh trong
hàng hoá - chất của giá trị là lao động. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra
chúng càng nhi ều thì giá trị càng cao. Giá tr ị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao
đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Giá tr ị là 1

phạm trụ lịch sử gắn liền với sản xuất hàng hoá.
Chất của giá trị là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá, k ết tinh
trong hàng hoá. Lượng giá trị là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá
đó quyết định, lượng giá trị của hàng hoá do th ời gian lao động quyết định.
Từ việc phân tích các phạm trù giá tr ị nêu trên, C.Mác đã đưa ra định nghĩa
về giá cả: “Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá”. Giá cả ở đây là giá
cả hàng hoá, là m ức giá mà được xã hội thừa nhận. Giá trị hàng hoá là giá tr ị xã hội,


6

được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá, ch ứ không
phải là giá trị cá biệt của từng người sản xuất.
1.1.2. Giá cả thị trường.
Giá cả thị trường là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường và giá
cả sản xuất. Trong điều kiện tự do cạnh tranh, sự hình thành của giá cả thị trường phụ
thuộc vào 03 nhân t ố: giá trị thị trường của hàng hóa, quan h ệ cung – cầu về hàng
hóa và s ức mua của đồng tiền trong lưu thông. Giá trị thị trường có nh ững đặc trưng
cơ bản sau:
-

Một là, giá c ả thị trường hình thành trên cơ sở giá trị thị trường. Để sản xuất

hàng hoá, người sản xuất phải bỏ ra chi phí cho các yếu tố “đầu vào” như nguyên,
nhiên v ật liệu, năng lượng, tiền lương, … chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm
là bộ phận cơ bản tạo ra giá trị hàng hoá. Giá tr ị hàng hoá c ủa một người sản xuất là
giá tr ị cá biệt. Nhưng khi người sản xuất mang hàng hoá ra bán trên th ị trường, được
thị trường chấp nhận thì đó là giá trị thị trường.
-


Hai là, giá c ả thị trường là giá được thị trường chấp nhận. Trên thị trường,

khi người mua chấp nhận mua hàng và tr ả cho người bán một lượng tiền nhất định
để được quyền sử hữu, sử dụng sản phẩm; tức là thị trường đã thừa nhận trực tiếp,
cũng có nghĩa là về cơ bản quá trình sản xuất xã hội của hàng hoá đã hoàn thành. Thị
trường thừa nhận quan hệ cung-cầu, thừa nhận giá trị và giá tr ị sử dụng của hàng
hoá.
-

Ba là, giá c ả thị trường biểu hiện quan hệ trực tiếp giữa người mua và người

bán hàng hoá. Giá c ả hàng hoá được hình thành trên thị trường thông qua hoạt động
trao đổi giữa người mua và người bán, người mua bao giờ cũng muốn mua rẻ, người
bán bao giờ cũng muốn bán giá cao. Mâu thu ẫn này được giải quyết khi người mua
và người bán thống nhất được mức giá hàng hoá, khi đó giá cả thị trường hình thành.

-

Bốn là, giá c ả thị trường biểu hiện sự thống nhất giữa giá trị và giá tr ị sử

dụng. Giá cả hình thành thống nhất theo một đơn vị giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng


7

được thể hiện trên các m ặt: Chất lượng chi phí sử dụng hàng hoá và tính thay thế lẫn
nhau trong sử dụng. Vì vậy, giá cả hình thành theo chất lượng hàng hoá, hàng có chất
lượng cao thì giá cao và ngược lại, hàng có ch ất lượng thấp thì giá thấp.
1.1.3. Đặc trưng của giá c ả thị trường.
Từ việc nghiên cứu bản chất kinh tế của phạm trù giá c ả, có th ể rút ra nh ững

đặc trưng cơ bản của giá cả thị trường như sau:
-

Một là, giá c ả thị trường hình thành trên cơ sở giá trị thị trường: để sản xuất

hàng hoá, người sản xuất phải bỏ ra chi phí cho các yếu tố “đầu vào” như nguyên,
nhiên vật liệu, năng lượng, tiền lương, … chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm
là bộ phận cơ bản tạo ra giá trị hàng hoá. Gi á trị hàng hoá c ủa một người sản xuất là
giá trị cá biệt. Nhưng khi người sản xuất mang hàng hoá ra bán trên th ị trường,
được thị trường chấp nhận thì đó là giá trị thị trường.
-

Hai là, giá c ả thị trường là giá được thị trường chấp nhận: trên thị trường,

khi người mua chấp nhận mua hàng và tr ả cho người bán một lượng tiền nhất định
để được quyền sử hữu, sử dụng sản phẩm; tức là thị trường đã thừa nhận trực tiếp,
cũng có nghĩa là về cơ bản quá trình sản xuất xã hội của hàng hoá đã hoàn thành. Thị
trường thừa nhận quan hệ cung-cầu, thừa nhận giá trị và giá tr ị sử dụng của hàng
hoá.
-

Ba là, giá c ả thị trường biểu hiện quan hệ trực tiếp giữa người mua và người

bán hàng hoá. Giá cả hàng hoá được hình thành trên thị trường thông qua hoạt động
trao đổi giữa người mua và người bán, người mua bao giờ cũng muốn mua rẻ, người
bán bao giờ cũng muốn bán giá cao. Mâu thu ẫn này được giải quyết khi người mua
và người bán thống nhất được mức giá hàng hoá, khi đó giá cả thị trường hình thành.

-


Bốn là, giá c ả thị trường biểu hiện sự thống nhất giữa giá trị và giá tr ị sử

dựng. Giá cả hình thành thống nhất theo một đơn vị giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng
được thể hiện trên các m ặt: Chất lượng chi phí sử dụng hàng hoá và tính thay thế


8

lẫn nhau trong sử dụng. Vì vậy, giá cả hình thành theo chất lượng hàng hoá, hàng có
chất lượng cao thì giá cao và ngược lại, hàng có ch ất lượng thấp thì giá thấp.
1.1.4. Các nhân t ố ảnh hưởng đến giá c ả thị trường.
- Giá tr ị thị trường.
Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường hàng hoá Tức là phụ thuộc rất lớn vào giá tr ị thị trường.
Giá trị thị trường nói ở đây, là giá trị xã hội – giá trị được xã hội thừa nhận và
được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Vậy, giá trị thị trường hình thành
như thế nào? Như chúng ta đã biết, trên thị trường hầu hết các loại hàng hoá được sản
xuất ra không ch ỉ một hoặc hai nhà sản xuất sản xuất ra mà có khi r ất nhiều nhà sản
xuất cùng s ản xuất hàng hoá đó. Ví dụ, để sản xuất lúa, g ạo, không chỉ có t ỉnh Hậu
Giang sản xuất mà nhiều tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng… sản xuất. Mỗi
địa phương, để sản xuất một tấn gạo đều phải hao phí một lượng lao động nhất định
(tức là một giá trị cá biệt nhất định), và như vậy trên thị trường về gạo sẽ có nhi ều
người cung cấp gạo, mỗi loại ứng với 1 giá trị cá biệt nhất định. Nhưng khi đưa sản
phẩm gạo ra thị trường thì xã hội chỉ chấp nhận một mức giá (nếu không tính đến các
yếu tố khác như; phẩm chất, tỷ lệ tấm, …) đó là giá trị thị trường. Vậy, giá trị thị
trường là kết quả của sự san bằng các giá tr ị cá biệt của hàng hoá trong cùng m ột
ngành thông qua c ạnh tranh. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn tới hình thành một
giá trị xã hội trung bình. Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của sức sản xuất của mỗi
ngành mà giá tr ị thị trường có th ể ứng với một trong ba trường hợp sau đây:

-


Trường hợp thứ nhất: Giá trị thị trường của hàng hoá do giá tr ị của đại bộ

phận hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện trung bình quyết định. Đây là trường
hợp phổ biến nhất, ở hầu hết các loại hàng hoá.
Ví dụ: Để sản xuất quần áo, thì có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia s ản
xuất, các doanh nghiệp này về cơ bản có điều kiện sản xuất như; máy móc thiết bị,


9

nguyên vật liệu, nhân công… là như nhau. Trên thị trường, giá trị thị trường của
quần, áo sẽ do giá trị cá biệt trung bình của các doanh nghiệp quyết định.
-

Trường hợp thứ hai: Giá trị thị trường của hàng hoá do giá tr ị của bộ phận

hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện sấu quyết định.
Ví dụ: Trong ngành khai thác than, do ch ịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên,
các doanh nghiệp khai thác than ngày càng ph ải khai thác ở những điều kiện khó
khăn hơn như; khai thác hầm lò ph ải đi vào sâu trong lòng đất, điều kiện vận chuyển
than từ nơi khai thác ra bến cảng xa hơn, năng xuất lao động có th ể thấp hơn…
nhưng những doanh nghiệp này vẫn chiếm một tỷ trọng lớn sản lượng tiêu thụ của
ngành khai thác than và xã h ội vẫn cần than để sản xuất và tiêu dùng. Cho nên, giá tr
ị cá biệt của những doanh nghiệp này có ảnh hưởng quan trọng, đôi khi quyết định
giá trị thị trường của sản phẩm than.
-

Trường hợp thứ ba: Giá trị thị trường hàng hoá do giá tr ị của đại bộ phận


hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện tốt quyết định.
Ví dụ: Trong ngành trồng lúa ở nước ta. Đồng bằng Sông h ồng và đồng bằng
Nam bộ là 2 vùng tr ồng lúa chính, cung cấp đại bộ phận gạo cho cả nước và xuất
khẩu. Đây là 2 vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn so với các vùng khác. Vì vậy,
giá trị cá biệt để sản xuất ra gạo ở 2 vùng này có ảnh hưởng quyết định đến giá thị
trường của gạo trong cả nước.
- Giá tr ị (sức mua) của tiền.
Trong nền sản xuất hàng hoá, ti ền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của
các hàng hoá. Mu ốn đo lường giá trị của hàng hoá, b ản thân tiền phải có giá tr ị. Vì
vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng
hoá không c ần thiết phải là tiền mặt, mà chỉ cần so sách với lượng vàng nào đó một
cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá tr ị
của hàng hoá trong th ực tế đã có m ột tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian
lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Trong quá trình trao đổi
hàng hoá, ti ền đứng ra làm môi gi ới và đó là tiền mặt. Như vậy, Giá trị


10

thực của tiền tách rời giá trị doanh nghĩa của nó và để làm phương tiện lưu thông,
người ta đã sử dụng tiền giấy.
Bản thân tiền giấy không có giá tr ị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công
nh ận trong phạm vi quốc gia. Vì vậy, trong việc phát hành, lưu thông tiền giấy phải
được tính toán kỹ lưỡng, chính xác, phù hợp với lượng tiền cần thiết trong lưu thông.
N ếu nhu cầu về tiền thực tế không thay đổi theo thời gian, thì sự gia tăng mức cung
tiền danh nghĩa nhất định phải dẫn đến một lượng tăng tương ứng trong mức giá. Có
th ể nói, s ự thay đổi trong mức cung tiền gây ra sự thay đổi về giá cả. Sự thay đổi giá
cả này phụ thuộc vào hai yếu tố sau:
+ Sự tăng lượng cung tiền gây ra sự tăng giá.
+


Do tác động của một số nhân tố làm cho giá c ả tăng lên và Chính phủ điều

tiết sự tăng lên của giá cả bằng cách in thêm ti ền thì cả khối lượng tiền và giá c ả
cũng tăng lên.
Trên thực tế, nếu như sự tăng lượng cung tiền danh nghĩa kéo theo sự thay đổi
tương ứng của tiền lương và giá cả thì điều đó sẽ dẫn đến hậu quả nguy hiểm đối với
nền kinh tế. Khi tiền lương doanh nghĩa tăng nhanh, về cơ bản nó s ẽ làm cho giá
tăng lên nhanh, để đảm bảo ổn định nền kinh tế thì mức cung tiền thực tế chỉ thay đối
một cách chậm chạp tương ứng với những thay đổi về nhu cầu tiền tệ.
Từ sự phân tích trên cho thấy, giá cả thị trường tỷ lệ thuận với giá trị thị
trường của hàng hoá và tỷ lệ nghịch với giá trị (hay sức mua) của tiền. Khi giá trị thị
trường của hàng hoá có th ể không thay đổi thì giá cả thị trường hàng hoá v ẫn có thể
thay đổi, tăng lên hay giảm xuống do sự thay đổi sức mua của tiền.
- Cung và c ầu hàng hoá .
Trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu là những lực lượng hoạt động trên
thị trường. Cung – cầu không ch ỉ có m ối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng tới giá
cả thị trường.


11

Trong thực tế, khi cung = cầu, thì giá cả thị trường ngang bằng với giá trị của
hàng hoá. Khi cung > cầu, thì giá cả thị trường xuống thấp hơn giá trị hàng hoá. Còn
khi cung < c ầu, thì giá cả thị trường lên cao hơn giá trị. Như vậy, cung và cầu thay
đổi, dẫn đến làm thay đổi giá cả thị trường của hàng hoá. Đồng thời, giá cả thị trường
cũng có sự tác động ngược trở lại tới cung và cầu. Nhìn chung, trong cơ chế thị
trường khi không có s ự nhất trí giữa cung và cầu, thì giá cả có tác động điều tiết đưa
cungcầu trở về xu hướng cân bằng nhau.
Vậy, yếu tố nào ảnh hưởng và quyết định đến quan hệ cung cầu? Đó chính là

chu kỳ kinh doanh. Sự vận động của chu kỳ kinh doanh trên thị trường quyết định sự
vận động của quan hệ cung – cầu.
Một chu kỳ kinh doanh xuất hiện trên thị trường thường có m ột số thời kỳ chủ
yếu sau:
+

Suy thoái; tức là giai đoạn mà kinh doanh giảm sút nghiêm tr ọng. Trong

thời kỳ nay có giai đoạn tiêu điều và giai đoạn ảm đạm.
+ Phát triển; tức là kinh doanh được phục hồi, có phát tri ển và tăng trưởng.
+ Ổn định; tức là kinh doanh phát tri ển và sau đó ổn định ở mức cao.
Hiện tượng trên được lặp đi lặp lại trên thị trường. Khi kinh doanh bước vào
thời kỳ suy thoái, nhu cầu tiêu dùng b ị hạn chế, hàng hoá có ít người mua, sản xuất
bị thu hẹp nghiệm trọng. Ở thời kỳ suy thoái, do những khuyết tật của sản phẩm, do
sự yếu kém trong quản lý ho ặc do sự lạc hậu về công ngh ệ và thiết bị, nên sản phẩm
có ít người mua. Từ đó dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu và giá c ả hàng hoá giảm
xuống, đến một lúc nào đó giá cả sẽ giảm đến mức doanh nghiệp có th ể lỗ vốn. Để
tồn tại và đứng vững trên thị trường doanh nghiệp phải cải tiến máy móc, thiết bị
hoặc công tác qu ản lý, m ẫu mã sản phẩm,… để đưa ra thị trường những sản phẩm
ưu việt hơn, doanh nghiệp sẽ dần dần bán được hàng với mức giá cao hơn, hàng hoá
có th ể ngày càng bán được nhiều hơn, doanh thu và lợi nhuận tăng lên. Đây là thời
kỳ phát triển của doanh nghiệp, giá cả trở thành sức hút m ạnh nhất đối với các doanh
nghiệp và là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất


12

để có nhi ều hàng cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, không ph ải nhu cầu về hàng
hoá lúc n ào cũng tăng, mà đến một giai đoạn nhất định, quan hệ cung- cầu trên thị
trường tương đối ổn định và về cơ bản là phù h ợp với nhau, đây là thời kỳ ổn định

của doanh nghiệp. Trong thời kỳ này, các doanh nghi ệp thường ít đổi mới công nghệ
và thiết bị, ít cải tiến kỹ thuật và quản lý… Do đó, ngay trong thời kỳ này đã bắt đầu
chứa đựng những yếu tố, mầm mống của thời kỳ suy thoái, và n ếu doanh nghiệp
không chú ý đến các yếu tố; cải tiến quy trình công nghệ, công tác qu ản lý, chất
lượng sản phẩm… thì thời kỳ suy thoái đến nhanh hơn.
Trên đây là xu hướng vận động của giá cả hàng hoá - dịch vụ trên thị trường.
Xu hướng này được thể hiện trên nhiều hình thái thị trường, song sự vận động trên
của giá cả cần phải chú ý đến thị trường độc quyền. Trên thị trường độc quyền, các
yếu tố độc quyền có vai trò r ất lớn đối với việc điều tiết quan hệ cung- cầu (độc
quyền bán). Thông thường các nhà độc quyền đưa một lượng hàng hoá ra th ị trường
nhỏ hơn nhu cầu và họ sẽ bán với giá cao, nhưng đến một lúc nào đó, do giá cao nhu
cầu sẽ giảm xuống, các nhà độc quyền sẽ nghiên cứu hạ giá xuống để tăng nhu cầu
hoặc phải cải tiến kỹ thuật, quy trình công nghệ… để có s ản phẩm mới. Như vậy, có
th ể sẽ xuất hiện thời kỳ tăng giá mới, thời kỳ phục hồi và phát tri ển.
Vậy, chu kỳ kinh doanh là hiện tượng tất yếu của kinh tế thị trường. Chu kỳ
kinh doanh trên mỗi nền kinh tế thị trường có nh ững đặc thù c ủa nó. S ự vận động
của chu kỳ kinh doanh và các đặc thù c ủa nó d ựa trên sự chi phối rất lớn của các yếu
tố phát sinh trên th ị trường trong nước và thế giới. Bất kỳ một hàng hoá nào trên thị
trường, hay một nhà kinh doanh nào trên th ị trường đều bị chi phối bởi chu kỳ kinh
doanh. Tuy nhiên, các nhà độc quyên có kh ả năng hạn chế bớt sự tác động tự phát
của chu kỳ kinh doanh tới quan hệ cung- cầu và giá cả hàng hoá c ủa doanh nghiệp
mình. Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới cung và cầu
hàng hoá, t ới quan hệ cung- cầu và giá c ả thị trường. Ngược lại, giá cả thị trường
cũng tác động trở lại tới chu kỳ kinh doanh, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp luôn bi ến động theo cơ chế thị trường.


13

- Cạnh tranh.

Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền kinh tế thị
trường nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu th ụ hàng
hoá.
Cạnh tranh có th ể diễn ra giữa người sản xuất với người sản xuất, người sản
xuất với người tiêu dùng ho ặc giữa người tiêu dùng v ới người tiêu dùng. Do có mâu
thuẫn về lợi ích kinh tế, nên những người sản xuất và người tiêu dùng c ạnh tranh gay
gắt với nhau. Sự cạnh tranh này dẫn đến sự thoả thuận trực tiếp giữa họ để hình thành
nên m ức giá thị trường mà 2 bên đều chấp nhận. Cạnh tranh giữa người sản xuất với
người sản xuất, nhằm mục đích bán được nhiều hàng hoá v ới giá hợp lý để thu được
lợi nhuận cao nhất. Kết quả của cạnh tranh này, buộc những người sản xuất, muốn
chiếm lĩnh thị trường phải áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đưa công nghệ mới vào sản
xuất, cải tiến công tác qu ản lý… để sản xuất ra những sản phẩm mới, chất lượng cao,
giá thành th ấp. Đây là yếu tố tích cực, không nh ững tạo điều kiện cho nhà sản xuất
thu được lợi nhuận cao, mà đứng trên phạm vi toàn xã h ội, nó có tác dụng rất lớn để
thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, giá bán s ản
phẩm. Cạnh tranh giữa người tiêu dùn g với người tiêu dùng nhằm tối đa hoá lợi ích
sử dụng, người tiêu dùng (người mua) để đạt được nhu cầu tiêu dùng c ủa mình (trong
điều kiện khả năng cung về hàng hoá có h ạn) thường phải trả giá cao hơn những
người khác để mua được hàng hoá và trong s ự cạnh tranh này, làm cho giá c ả thị
trường thay đổi theo xu hướng tăng lên.
- Một số liên hệ thực tiễn.
Từ sự phân tích các nhân tố tác động đến sự vận động của giá cả thị trường,
có th ể rút ra m ột số nhận xét sau:
-

Trong nền kinh tế thị trường, giá cả thị trường là một hiện tượng kinh tế

phức tạp, tổng hợp, là bàn tay vô hình điều tiết sản xuất, là tấm gương phản ánh thực
trạng nền kinh tế.



14

-

Nhà nước cần phải quản lý giá. Vi ệc quản lý giá ph ải được thực hiện đồng

bộ từ tài chính đến tiền tệ, từ cầu đến cung, từ giá thị trường trong nước đến giá thị
trường thế giới, từ cạnh tranh đến chống độc quyền và các bi ện pháp hạn chế tự do
kinh doanh.
-

Để quản lý giá, Nhà n ước cần có h ệ thống luật pháp hoàn ch ỉnh và đồng bộ

về các lĩnh vực tài chính- tiền tệ- giá cả, củng cố hệ thống pháp luật đối với các
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Có như vậy, mới có th ị trường lành mạnh, cơ
chế thị trường hoạt động theo đúng nghĩa của nó và giá c ả thị trường đóng vai trò
quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực kinh tế, thúc đẩy tiến bộ khoa học- kỹ
thuật, làm cho sản xuất phát triển lành mạnh, hiệu quả.
1.2. Một số nghiên cứu khoa học về bình ổn giá.
Nghiên cứu của W. Allen Wallis về bình ổn giá và tăng trưởng kinh tế, dẫn
chứng trường hợp của Hoa Kỳ trong nhiều giai đoạn lịch sử cho rằng việc ổn định giá
cả (hay bình ổn giá) có ý ngh ĩa quan trọng. Trước tiên là đối với việc kiểm soát lạm
phát có th ể trở nên căng thẳng trong thời kỳ trước, trong và sau chiến tranh hoặc
trong những giai đoạn nhất định của chu kỳ kinh tế và gây ra nh ững ảnh hưởng trực
tiếp tới các nhóm người dân có thu nh ập không tăng nhanh bằng mức tăng của lạm
phát hoặc thu nhập thấp, gâp tâm lý hoang mang trong dân chúng, ảnh hưởng tới
những quyết định kinh doanh, gây ra những mất cân bằng các cán cân và kết quả là
ảnh hưởng tới hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. Để chạy theo mục tiêu tăng trưởng
kinh tế, Chính phủ luôn ph ải điều chỉnh và thay đổi các chính sách. Tuy nhiên, trên

th ực tế cho thấy các con số tăng trưởng qua các thời kỳ không có m ối liên hệ trực
tiếp nào với sự gia tăng của giá cả, sự thay đổi của giá không có m ối tương quan nào
với tăng trưởng. Ngược lại, sự ổn định của lao động và thu nhập có
ý ngh ĩa tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tác giả cho rằng thậm chí có thể đạt
được cả 3 mục tiêu là giá c ả ổn định, thất nghiệp thấp và tăng trưởng cùng 1 lúc.
Chính vì vậy, việc ổn định giá cả hay bình ổn giá có quan h ệ với tăng trưởng vì
những hiệu ứng tích cực của nó t ới hiệu quả kinh tế.


15

Sử dụng các mô hình phân tích định lượng khác nhau về chi phí và lợi ích của
bình ổn giá, nghiên c ứu của Martin Feldstein (1999) xem xét trường hợp của các
nước trong khối OECD cho rằng lạm phát cao có nhi ều tác hại. Mặc dù vi ệc giảm
lạm phát từ cao xuống mức vừa phải có th ể làm giảm sản lượng hoặc tăng tỷ lệ thất
nghiệp tạm thời nhưng vẫn là một mục tiêu cần thiết phải thực hiện. Các chi phí bỏ ra
để kiểm soát lạm phát sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí cho việc ổn định giá cả. Việc
tác động vào lạm phát, cho dù ch ỉ là mức tăng nhỏ có th ể làm giảm đáng kể phúc l
ợi xã hội. Vì vậy, ổn định giá cả là chính sách tiền tệ hữu hiệu nhất.
Nhìn từ khía cạnh chính sách tiền tệ và mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ và
lạm phát qua các th ời kỳ tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, New Zealand, Canada,
Anh, Thụy Điển và khu vực sử dụng đồng Euro, nghiên cứu của Marc Labonte và
Gail Markine chỉ ra rằng chính sách tiền tệ được thực hiện thông qua các động thái,
chỉ thị, quyết định, tuyên bố từ Ngân hàng trung ương và có những ảnh hưởng lớn tới
tổng cầu và GDP thực tế, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái thực tế, lãi suất, sản lượng v.v…
nhưng nhìn chung chỉ trong ngắn hạn và nhất thời. Trong dài hạn, ảnh hưởng chủ yếu
của chính sách tiền tệ là đối với lạm phát. Điều này đặc trưng với các quốc gia có l
ạm phát cao. Chính vì vậy, sau một giai đoạn nhận thấy việc sử dụng M1, M2, M3
không còn hi ệu quả, Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã thực thi chính sách tiền tệ
thông qua vi ệc thiết lập mục tiêu cho lãi su ất qua đêm. Lãi suất thấp là dấu hiệu của

chính sách tiền tệ nới lỏng và lãi su ất cao và tăng là dấu hiệu của chính sách tiền tệ
thắt chặt. Nghiên cứu thêm các trường hợp đặt mục tiêu ổn định giá cả khác thấy rằng
chính sách lạm phát mục tiêu phải không bao g ồm việc thay đổi giá các hàng hóa cơ
bản như lương thực, năng lượng và tăng các loại thuế. Một kết luận của nghiên cứu là
sự cải thiện của nền kinh tế sau khi thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu đang dần
rõ nét t ại các quốc gia trên thế giới sau khi trải qua nhiều bất ổn về kinh tế và chính
trị.
Đối với trường hợp của Việt Nam, một báo cáo ng ắn của Ngô Trí Long có đề
cập tới thể chế xác định giá cho các hàng hóa cơ bản (chính là những hàng hóa trong
danh mục bình ổn giá) cho rằng thể chế xác định giá cho những hàng hóa cơ


×