Tải bản đầy đủ (.docx) (152 trang)

Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ SỞ
KẾ TOÁN TIỀN MẶT SANG CƠ SỞ KẾ TOÁN DỒN TÍCH

Ở KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ SỞ
KẾ TOÁN TIỀN MẶT SANG CƠ SỞ KẾ TOÁN DỒN TÍCH


KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60340301

Người Hướng Dẫn Khoa Học:
PGS.TS.TRẦN PHƯỚC



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ
sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công Việt Nam” là công
trình nghiên cứu của tôi.
Những thông tin được sử dụng chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham
khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào từ trước đến nay và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của luận văn.

Tp.HCM, ngày 20
tháng 12 năm
2016
Tác giả

Nguyễn Thị Bích Trâm


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
PHẦN TIẾNG VIỆT
BCTC : Báo cáo tài chính
CMKT : Chuẩn mực kế toán
NSNN : Ngân sách nhà nước
KBNN : kho bạc nhà nước
HCSN : Hành chính sự nghiệp

TSCĐ : Tài sản cố định
PHẦN TIẾNG NƯỚC NGOÀI
WB : World bank : Ngân hàng Thế giới.
IFAC: International Federation of Accountants.
IIA : Institute of Internal Auditors: Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ
IMF : International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ quốc tế
IPSAS : International Public Sector Accounting Standards: Chuẩn mực kế toán
công quốc tế.
IPSASB : International Public Sector Accounting Standards Board : Ủy ban
chuẩn mực kế toán công quốc tế.
OECD : Organization for Economic Cooperation and Development : Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế
PEM : Public Expenditure Management : Quản lý chi tiêu công.
PFM : (Public Financial Management) : Quản lý tài chính công.


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1.1 : Tổng hợp nghiên cứu trên thế giới về kế toán khu vực công………11
Bảng 1.2 : Tổng hợp nghiên cứu trong nước về kế toán khu vực công………..15
Bảng 2.1 : Tổng hợp ưu và nhược điểm của kế toán trên cơ sở tiền và kế toán
trên cơ sở dồn tích……………………………………..……………………….29
Bảng 3.1 : Thang đo các nhân tố tác động việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền
mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công................................................................ 51
Bảng 4.1 : Thống kê mô tả theo đơn vị công tác................................................................. 60
Bảng 4.2 : Thống kê mô tả về lĩnh vực hoạt động.............................................................. 60
Bảng 4.3 : Kết quả khảo sát về chế độ kế toán..................................................................... 61

Bảng 4.4 : Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha............................................ 63
Bảng 4.5 : Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s (lần 1)............................................... 67
Bảng 4.6 : Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s (lần 2)............................................... 68
Bảng 4.7 : Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích
nhân tố khám phá................................................................................................................................. 70
Bảng 4.8 : Phân tích tương quan Pearson............................................................................... 71
Bảng 4.9 : Phân tích hồi quy đa biến......................................................................................... 72
Bảng 4.10 : Vị trí quan trọng của các nhân tố...................................................................... 77
Bảng 4.11 : Tổng hợp mức độ tác động của các nhân tố đến việc chuyển đổi
sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công.......................................................................... 80
HÌNH
Hình 2.1 : Nền kinh tế với các khu vực công, tư và hỗn hợp....................................... 20


Hình 4.1 : Biểu đồ tần suất của phần dư chuẩn hóa.......................................................... 75
Hình 5.1 : Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm.................................... 85
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ phân bổ dự toán các cấp............................................................................ 25
Sơ đồ 2.2 : Mô hình lý thuyết của Hassan (2004).............................................................. 36
Sơ đồ 3.1 : Khung nghiên cứu của luận văn.......................................................................... 38
Sơ đồ 3.2 : Mô hình các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền
mặt sang cơ sở kế toán dồn tích................................................................................................... 44
Sơ đồ 4.1 : Sơ đồ tổng hợp các nhân tố tác động việc chuyển đổi cơ sở kế toán
tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công....................................................... 82


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt
Danh mục bảng biểu, hình , sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...............................................
1.1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨ

1.2

TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRO

1.3

KHE HỔNG NGHIÊN CỨU VÀ HƢỚNG N

1.3.1.

Xác định k

1.3.2. Hƣớng nghiên cứu của tác giả ....................................................................
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..................................................................................................
CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN KHU VỰC CÔNG .....................
2.1

TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC CÔNG ...........

2.1.1

Khái niệm


2.1.2

Vai trò của

2.1.3

Đặc điểm v

2.1.4

Cơ cấu tổ c

2.2

TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT KẾ TOÁN C

2.2.1

Khái niệm

2.2.2

Vai trò của

2.2.3

Đặc điểm K

2.2.4


Cơ sở kế to

2.2.5

Chuẩn mực

2.3

LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .........................

a. Nội dung lý thuyết ..................................................................................................
b. Ứng dụng lý thuyết vào Luận văn ........................................................................
2.4

MÔ HÌNH LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .....

2.4.1

Lý do chọn

2.4.2

Mô hình lý


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ..................................................................................................
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................

3.1 KHUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ..


3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍN

3.2.1 Lý thuyết phƣ

3.2.3 Cách thức thu

3.2.4 Thống kê mô t
3.3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢ

3.4
MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾ
SỞ KẾ TOÁN TIỀN MẶT SANG CƠ SỞ KẾ TOÁN DỒN TÍCH Ở KHU VỰC
CÔNG
..........................................

3.5
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
SỞ KẾ TOÁN TIỀN MẶT SANG CƠ SỞ KẾ TOÁN DỒN TÍCH Ở KHU VỰC
CÔNG VIỆT NAM ........................................................................................................
3.5.1

Nhân tố Chính trị ..........

3.5.2

Nhân tố con ngƣời ........


3.5.3

Nhân tố Kinh tế .............

3.5.4

Nhân tố Pháp lý .............

3.5.5

Nhân tố Quốc tế .............

3.5.6

Nhân tố Văn hóa ...........

3.6
CÔNG CỤ PHÂN TÍCH ĐỂ XÁC ĐỊNH C
VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ SỞ KẾ TOÁN TIỀN MẶT SANG CƠ SỞ KẾ TOÁN
DỒN TÍCH Ở KHU VỰC CÔNG ................................................................................
3.7

PHƢƠNG THỨC KHẢO SÁT ......................

3.7.1

Phƣơng thức khảo sát ..

3.7.3


Kiểm định mô hình .......

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..................................................................................................
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..........................................
4.1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................

4.1.1

Kết quả nghiên cứu thực

4.1.2

Kết quả kiểm định mô h

4.2

PHÂN TÍCH VÀ BÀN LUẬN ........................

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ..................................................................................................
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................
5.1

KẾT LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..

5.2

KIẾN NGHỊ .....................................................



5.2.1 Tác động của nhân tố kinh tế đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích
ở khu vực công – Kiến nghị..........................................................................................83
5.2.2 Tác động của nhân tố Quốc tế đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích
trong khu vực công– Kiến nghị...................................................................................85
5.2.3 Tác động của nhân tố Pháp lý đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích
trong khu vực công – Kiến nghị..................................................................................86
5.2.4 Tác động của nhân tố Chính trị đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn
tích trong khu vực công – Kiến nghị...........................................................................88
5.3.

HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƢƠNG LAI.................89

5.3.1

Hạn chế của đề tài...........................................................................................89

5.3.2

Hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai..............................................................90

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5.....................................................................................................90
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ Lục


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.


Sự cần thiết của đề tài:

T

rước xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải hòa mình vào dòng chảy hội
nhập thế giới để có
thể giao lưu, trao đổi và từng bước tạo điều kiện phát triển quốc gia. Việc gia nhập các tổ chức
kinh tế thế giới và khu vực, về mặt quản lý điều hành tài chính nhà nước, Chính phủ cần phải thực
hiện

công khai hóa các thông tin tài chính kế toán chuẩn xác, minh bạch đối với các hoạt
động chi tiêu và đầu tư của Nhà nước.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể
trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống kế toán nói riêng.
Cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực công đang là yêu cầu cấp
thiết và được quan tâm của công chúng. Trong những năm gần đây tại Việt Nam,
quá trình này đang được diễn biến nhanh và hiệu quả, đi đôi với cải cách để nâng
cao hiệu quả hoạt động, Chính phủ cũng hướng đến những chuẩn mực chung của
thế giới. Một trong những nội dung để các thông tin về khu vực công được báo cáo
theo chuẩn quốc tế là chuyển đổi cơ sở kế toán công theo chuẩn quốc tế.
Với những yêu cầu cấp thiết trên, việc chuyển đổi cơ sở kế toán trong khu vực
công bị tác động bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện này. Sau
khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về cơ sở kế toán khu vực công Việt Nam, tác
giả nhận thấy các nghiên cứu trước đây vẫn chỉ nêu lên một quy luật cần thay đổi từ
cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích. Nhưng trong khi đó, có một số
nghiên cứu không thực sự đi sâu nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc
chuyển đổi kế toán khu vực công như thế nào, mức độ ảnh hưởng ra sao, việc tác
động đó có làm cho việc chuyển đổi cần phải thực hiện được hay không?



2

Chính vì lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài:”Các nhân tố tác động đến việc
chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công
Việt Nam” cho bài Luận Văn của mình và đây đề tài có tính cấp thiết cho việc nâng
cao hiệu quả hoạt động khu vực công theo chuẩn quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1

Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là nghiên cứu các nhân tố tác động đến

việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích ở khu vực công
tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đề ra những giải pháp kiến nghị
nhằm cải cách chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công ở Việt Nam.
2.2.1 Mục tiêu cụ thể
- Xác định các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực
công ở Việt Nam.
- Xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến việc chuyển đổi cơ sở kế
toán khu vực công ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp để thực hiện việc
chuyển đổi này.
3.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào các nhân tố tác động đến
việc chuyển đổi cơ sở kế toán ở khu vực công Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

Khu vực công Việt Nam khá rộng, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau,
mỗi lĩnh vực mang tính chất đặc thù riêng, gồm các cơ quan hành chính, các đơn
vị sự nghiệp và một số tổ chức khác như: doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức sử
dụng quỹ công chịu ảnh hưởng lớn của Chính phủ trong việc cấp kinh phí và
quản lý theo các tiêu chí của IIA (2011) đưa ra. Do đó, luận văn tập trung nghiên
cứu khảo sát vào các đối tượng là đơn vị HCSN thực nghiệm tại TP.HCM và các


3

tỉnh Đông Tây Nam Bộ. Các đơn vị này vốn là đơn vị công và chiếm vị trí cốt
lõi trong lĩnh vực công ở Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Có những nhân tố nào tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế
toán khu vực công ở Việt Nam từ cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc chuyển đổi cơ
sở kế toán khu vực công như thế nào?
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu:

Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đồng thời sử dụng hai phương pháp nghiên
cứu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó:



Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định tính:

Thông qua việc thống kê, tổng hợp, phân tích tài liệu, thu thập từ các tạp chí
kinh tế, các nghiên cứu trước đây để xác định cơ chế quản lý và các đặc

trưng của hệ thống Kế Toán công Việt Nam, cũng bằng phương pháp này, tác
giả phân tích và đề ra mô hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định
tính này sẽ trả lời cho câu hỏi số 1.



Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng:

Thu thập dữ liệu, áp dụng mô hình đã đề ra và sử dụng công cụ phân tích
SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu nhằm đánh giá mức độ tác động của các nhân
tố đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công. Phương pháp nghiên cứu
định lượng này sẽ trả lời cho câu hỏi số 2.


Mẫu và thông tin mẫu: Khảo sát định lượng tại các đơn vị HCSN ở

TP.HCM, các tỉnh Đông Tây Nam Bộ. Đối tượng chọn mẫu là những cá nhân
làm việc kế toán tại các đơn vị HCSN: trường học, bệnh viện, Ủy ban, Chi
cục Thuế, Sở Tài Chính …tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi
khảo sát chung và gửi khảo sát qua mail.


4



Thu thập và phân tích dữ liệu: Sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu bằng

phần mềm SPSS 20.0, tiến hành kiểm định thông qua các bước: (1) đánh giá
sơ bộ thang đo, đo lường độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s

Alpha, (2) phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để
xác định được tính tương quan hội tụ (factor loading) và tính phân biệt của
các nhóm nhân tố, (3) phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công tại
các đơn vị HCSN.
6. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của Luận văn.
Luận văn tổng hợp các lý luận liên quan đến các nhân tố tác động đến
việc chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công Việt Nam. Xác định mô hình nhân
tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán khu vực công tại Việt Nam.
Trên cơ sở đó, tác giả kết hợp với nghiên cứu thực trạng, đưa ra các gợi ý
để cung cấp các thông tin kế toán hữu ích cho việc ra quyết định và trách nhiệm
giải trình, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế.
7. Kết cấu của Luận Văn:
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục viết tắt, phụ lục và tài liệu tham khảo thì bố
cục đề tài gồm 5 chương:







Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết kế toán khu vực công.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thông tin kế toán khu vực công luôn là vấn đề được nhiều đối tượng quan tâm
nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Để nghiên cứu sự đổi mới, chuyển đổi từ kế
toán cơ sở tiền mặt sang kế toán trên cơ sở dồn tích, cần thiết phải nghiên cứu các
điều kiện, các nhân tố tác động đến việc đổi mới kế toán khu vực công và thực hiện
các biện pháp nhằm giảm thiểu các trở ngại cho việc đổi mới. Trong chương này, tác
giả sẽ trình bày tổng quan các nghiên cứu về kế toán khu vực công ở nước ngoài và
trong nước.
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI
Với mục tiêu hợp nhất BCTC toàn Chính phủ Hoa Kỳ, phát triển các chỉ số đánh
giá hoạt động ở cấp độ từng đơn vị công. Với mục tiêu này, theo Ball và Cộng sự
(1999) đã cho rằng, Chính phủ Hoa Kỳ đã không lập dự toán và hạch toán theo cơ
sở kế toán dồn tích hoàn toàn mà đã chuyển sang áp dụng cơ sở kế toán dồn tích có
điều chỉnh bằng cách thực hiện hệ thống kế toán quỹ và kế toán tổng hợp cho toàn
khu vực công. Đối với kế toán quỹ dùng để theo dõi riêng BCTC toàn chính quyền
và theo Ball và Cộng sự (1999) cho rằng: “gần như là thực hiện hai hệ thống sổ”. Lý
do của việc thực hiện này là sự thống nhất giữa kế toán cho từng đơn vị công và kế
toán tổng hợp cho toàn khu vực công. BCTC của khu vực công được lập trên cơ sở
dồn tích hoàn toàn, còn kế toán trong các cấp thấp hơn lại sử dụng cơ sở dồn tích có
điều chỉnh. Như vậy, thông qua nghiên cứu của Ball.I và công sự (1999) cho thấy
rằng, việc thực hiện kế toán công trên cơ sở dồn tích có điều chỉnh là việc làm nhằm
giúp cải thiện thông tin báo cáo khu vực công minh bạch và theo chuẩn quốc tế, bên
cạnh đó Chính phủ Hoa Kỳ có sự linh hoạt trong việc áp dụng cơ sở kế toán cho
từng đơn vị HCSN.
Jack Diamond (2002) đã nghiên cứu về lĩnh vực công tại các quốc gia có nền
kinh tế mới nổi, các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
(OECD) đã xem xét và chuyển đổi mô hình cải cách hệ thống quản lý chi tiêu công
của họ. Trước đó, trong các nước này đã có một sự căng thẳng liên tục về thông tin



6

kế toán khu vực công và cần phải cải cách hệ thống kế toán. Theo đó, các nền kinh
tế mới nổi đã tìm cách để nhân rộng các cải cách kế toán trong OECD tiên tiến hơn
các nước bình thường trong việc chuyển đổi kế toán trên cơ sở tiền mặt sang kế toán
trên cơ sở dồn tích. Jack Diamond đã đưa ra một số chi tiết quan trọng về mối quan
hệ giữa hệ thống cải cách của Chính phủ và hệ thống Ngân sách. Đầu tiên, việc
chuyển sang kế toán trên cơ sở dồn tích, sẽ đưa ra các chi phí liên quan, chỉ có giá
trị trong bối cảnh áp dụng cải cách quản lý khu vực công trên diện rộng. Thứ hai,
quá trình cải cách không tránh khỏi việc mất thời gian, cần được thực hiện trong
một giai đoạn dài khi chuyển sang cơ sở kế toán dồn tích. Thông qua bài viết này,
Jack Diamond đã xem xét một số giải pháp để đạt được các lợi ích nhất định khi
chuyển từ cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích một cách toàn diện và
cung cấp thông tin kế toán hữu ích. Như vậy, việc nêu cao tinh thần thực hiện cơ sở
kế toán dồn tích trong nghiên cứu của Jack Diamond nhằm hướng tới quá trình cải
cách để thực hiện cơ sở kế toán dồn tích trong khu vực công tại các nước trong tổ
chức OECD là điều cần thiết.
Tyrone M Carlin, (2003) tổng hợp bài viết dựa trên các cuộc tranh luận trước
đây về việc áp dụng kế toán trên cơ sở dồn tích vào khu vực công. Carline đã tổng
hợp lại các quan điểm ủng hộ cơ sở kế toán dồn tích và quan điểm không ủng hộ cơ
sở kế toán dồn tích. Cuối cùng, Tyrone M Carlin đã ủng hộ xu hướng chuyển đổi cơ
sở kế toán dồn tích là tất yếu và chỉ có cơ sở kế toán dồn tích mới có thể đưa ra
thông tin kế toán chuẩn xác và mang tính hữu ích cho người sử dụng thông tin. Việc
thực hiện thực nghiệm này đã diễn ra tại Úc, nhưng với mô hình thực hiện đầy đủ,
diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của khu vực công nước Úc thì mới có thể đưa ra kết
quả tốt. Tyrone M Carlin cho rằng việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích trong thực tế
sẽ đưa ra các thay đổi cho một số quyết định quan trọng của Chính phủ đến các vấn
đề gia công phần mềm và đấu thầu cạnh tranh vì nó làm thay đổi phương pháp tính
và các thông tin kế toán cũng bị thay đổi. Tuy nhiên, nếu Chính phủ Úc chấp nhận

mức chi phí cao trong việc chuyển đổi sang cơ sở kế toán dồn tích thì sẽ nhận được
kết quả thông tin kế toán tốt hơn. Tương tự như nghiên cứu của Jack Diamond


7

(2002), thì Tyrone M Carlin, (2003) lại nghĩ ngay đến các chi phí có liên quan đến
việc thực hiện cải cách kế toán khu vực công sang cơ sở dồn tích. Nhưng với nghiên
cứu của Carlin, thì việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích này cần thực hiện đảm bảo
hoàn chỉnh và đồng bộ cho các lĩnh vực công tại nước Úc, do đó cần hợp nhất
BCTC toàn chính quyền mới có thể đảm bảo thông tin đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, Hasan (2004) cho rằng hệ thống kế toán truyền thống của
Chính phủ là một hệ thống tiền tệ được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, hệ thống chi
tiêu Chính phủ dựa trên cơ sở kế toán tiền mặt hàng năm không cung cấp thông tin
thích hợp cho các nhà quản lý khu vực công để tận dụng cho việc sử dụng tốt nhất
các nguồn lực có sẵn. Ngoài ra, cơ sở kế toán tiền mặt không cung cấp một tài
khoản đầy đủ và chính xác các hoạt động, đặc biệt là khi tài sản vốn được sử dụng,
nó không có tài khoản để cam kết trong tương lai, hoặc bảo lãnh các khoản nợ khác,
cơ sở kế toán chỉ điều khiển đầu mua vào chứ không kiểm soát sản lượng sản xuất
và đồng thời không cung cấp thông tin về tình trạng tài chính của chính phủ. Trong
khi đó, việc sử dụng cơ sở kế toán dồn tích sẽ cung cấp thông tin về tổng chi phí của
đầu ra và hỗ trợ trong việc đo hiệu suất và hiệu quả hoạt động. Trách nhiệm của cơ
sở kế toán dồn tích là kết hợp chặt chẽ với việc quản lý công và các ứng dụng của
tích lũy kế toán trong khu vực công để tăng cường trách nhiệm giải trình là một
trong những mục tiêu rõ ràng của tất cả các cuộc cải cách quản lý về kế toán. Việc
thực hiện kế toán trên cơ sở dồn tích của khu vực công thành công sẽ giúp cải thiện
BCTC, cải thiện việc đánh giá kết quả thực hiện, trình bày thông tin kế toán, quản lý
tài sản và nợ tốt hơn cho Chính phủ. Nhưng mặt khác, việc thực hiện kế toán dồn
tích trong khu vực công không phải là một nhiệm vụ dễ dàng do tính chất cụ thể và
yêu cầu của nó. Do đó, việc thực hiện cơ sở kế toán dồn tích cần sự hợp tác của một

loạt các yếu tố để tạo điều kiện thích hợp nhằm giới thiệu và đưa nó vào thực tế.
Những yếu tố này được phản ánh trong phương trình sau:
AC (ps) = f (MC + PBS + PAS + CS + WC + CC + BAC + SAI + ITC)
Trong đó :


8

AC (ps) : Sự thay đổi kế toán theo phương pháp áp dụng kế toán dồn tích trong khu
vực công.
 F : Chức năng
 MC : Quản lý thay đổi.
 PBS : Hỗ trợ chính trị, hàm ý là hỗ trợ pháp lý và điều hành.
 PAS : Hỗ trợ chuyên nghiệp và học thuật trong lĩnh vực kế toán và kiểm
toán.
 CS : Chiến lược truyền thông bao gồm : sách, tạp chí, hội nghị.
 WC : Sẵn sàng để thay đổi.
 CC : Tư vấn và phối hợp với cơ quan chính quyền để áp dụng kế toán dồn
tích.
 BAC : Ngân sách và các chi phí cập nhật kế toán theo thông lệ quốc tế.
 SAI : Thực hiện các vấn đề kế toán cụ thể như xác định và định giá tài sản,
sổ đăng ký, tổ chức báo cáo…
 ITC : Khả năng công nghệ thông tin.
Dựa trên các nhân tố này, Hassan (2004) cũng đưa ra các câu hỏi để trả lời cho việc
quyết định cải cách :
1. Lợi ích từ việc thực hiện kế toán dồn tích trong khu vực công;
2. Chi phí ước tính của việc thực hiện quá trình cải cách;
3. Năng lực của một quốc gia để thực hiện những thay đổi này, không phải
tất cả các nước đều có thể thực hiện được các thay đổi;
4. Sự phức tạp của những thay đổi này;

5. Những thay đổi này phụ thuộc hay độc lập nhau, quá trình thay đổi có thể
được thực hiện một mình hoặc nó phụ thuộc vào việc thực hiện của các thay
đổi khác;
6. Đến mức độ nào chính phủ khuyến khích các hoạt động quản lý;
7. Thực hiện các hàng rào cản;
8. Mức độ sẵn sàng của Chính phủ chấp nhận sự thay đổi.


9

Mô hình dựa trên việc xem xét các tài liệu kế toán, thông qua kinh nghiệm nghiên
cứu chuyên sâu ở New Zealand, Vương quốc Anh và Úc liên quan đến kế toán dồn
tích trong khu vực công của họ, mà Hasan (2004) có thể phát triển nghiên cứu liên
quan đến việc thực hiện các rào cản của kế toán cơ sở dồn tích trong khu vực công
tại các nước đang phát triển. Với nghiên cứu phân tích chuyên sâu hơn về các điều
kiện áp dụng, quy mô thực hiện, chi phí bỏ ra và kết quả thực hiện, Hasan (2004) đã
xây dựng mô hình với nhiều các yếu tố tác động đến việc cải cách cơ sở kế toán dồn
tích trong khu vực công. Tuy nhiên, với nghiên cứu này, Hasan (2004) mới chỉ dừng
lại ở việc tổng kết kinh nghiệm từ các nước khác để xây dựng mô hình các nhân tố
tác động của việc cải cách cơ sở kế toán tại các nước phát triển, mà chưa đi sâu vào
phân tích các nhân tố, kiểm định mức độ tác động và đưa ra kết quả cuối cùng. Đây
là một thành quả lớn mà Hasan (2004) đã đúc kết cho một nhóm các nước đang phát
triển thấy được tầm quan trọng, quy mô ảnh hưởng của việc cải cách chuyển đổi cơ
sở kế toán dồn tích khi thực hiện trong khu vực công.
Tương tự với Hasan (2004), thì Adriana Tiron Tudor (2006) cũng đã đưa ra ý
kiến dựa trên mô hình cơ sở kế toán dồn tích hiện đại được cải tổ ở Rumani – một
đất nước đang phát triển, nhấn mạnh việc khuyến khích khu vực công nên giới thiệu
bộ BCTC được thực trên cơ sở dồn tích. Thông qua cơ sở kế toán dồn tích, có thể
phát huy tối đa những tác động của quá trình cạnh tranh cho phép và quản lý công
hiệu quả. Việc chuyển đổi từ cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở dồn tích sẽ làm tiết

kiệm chi phí tối thiểu cho xã hội, không phải là một mục đích tự thân mà là một sự
thay đổi quy trình ngân sách, không còn việc thu thập bằng tiền mặt, các khoản chi
trả cứng nhắc như trước nữa mà việc ghi nhận doanh thu có thể sẵn sàng được, chi
tiêu được trong hiện hành và sẽ có thể nhận được trong tương lai. Có sự khác biệt so
với các nghiên cứu trước, Adriana Tiron Tudor (2006) cho rằng việc làm này sẽ
nhằm làm tiết kiệm chi phí tối thiểu cho xã hội qua việc chuyển đổi cách thực hiện
kế toán trên cơ sở dồn tích, khi Chính phủ Rumani mở rộng quy mô áp dụng cơ sở
kế toán dồn tích tại nhiều lĩnh vực của khu vực công, sẽ tăng cường tính quy chuẩn
quốc tế khi áp dụng cơ sở kế toán này.


10

Đến năm 2012, làn sóng hội nhập đang từng bước lan dần sang châu Á, Harun
Harun & Haryono Kamase (2012) – nhà nghiên cứu ở Indonesia đã thực hiện
nghiên cứu tại quốc gia này, một quốc gia đang phát triển về việc áp dụng cơ sở kế
toán dồn tích. Nghiên cứu này xem xét sự thay đổi hệ thống báo cáo của Chính phủ
Indonesia. Harun & Haryono Kamase và cộng sự đã lưu ý đến thể chế của chính
quyền và thực hiện các vấn đề gặp phải trong việc áp dụng kế toán dồn tích. Theo ý
kiến của Harun & Haryono Kamase và cộng sự, sử dụng phương pháp hỗn hợp
(nghĩa là vừa lý thuyết kinh tế vừa thể chế) là hữu ích để nắm bắt và hiểu được quá
trình năng động của sự thay đổi kế toán trong khung cảnh cụ thể. Nghiên cứu cho
thấy, năng lực về thể chế thấp của khu vực công là yếu tố trở ngại chính của các
quốc gia đang phát triển trong việc theo đuổi cải cách cơ sở kế toán. Trong khu vực
công, năng lực thể chế có thể được định nghĩa là khả năng của tổ chức để xác định
vấn đề, phát triển và đánh giá chính sách lựa chọn thay thế, và để vận hành các
chương trình của Chính phủ. Năng lực thể chế thấp đã khiến cho các quốc gia đang
phát triển rơi vào tình huống hủ tục quan liêu, làm việc không hiệu quả và thông tin
thiếu minh bạch. Thông qua nghiên cứu này, Harun & Haryono Kamase và cộng sự
nhìn nhận vấn đề gặp phải khi thực hiện cơ sở kế toán dồn tích tại quốc gia khu vực

Châu Á nhằm tối giản những vấn đề ảnh hưởng không tốt đến việc cải cách. Nghiên
cứu của Harun & Haryono Kamase nhằm mở đường cho các nghiên cứu sau này tại
khu vực trong việc cải cách kế toán khu vực công sang cơ sở dồn tích. Đồng thời,
bài nghiên cứu đã thực sự đi sâu vào những vấn đề cấp thiết và phù hợp với các điều
kiện kinh tế, văn hóa của quốc gia trong khu vực về tình hình áp dụng cơ sở kế toán
dồn tích nhằm cung cấp thông tin đáng tin cậy.
Sau khi phân tích các nghiên cứu liên quan về tình hình cải cách chuyển đổi cơ sở
kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích tại các quốc gia trên thế giới, tác giả đã
tổng hợp theo Bảng 1.1: Tổng hợp nghiên cứu trên thế giới về kế toán khu vực
công:


11

Tên Tác

Năm

giả

1999

2002

2003

2004

B


C

D

Ty


12

A
2006

H

2012

H

K

Nguồn: Tác giả tự xây dựng dựa t
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC
Theo nghiên cứu của tác giả Đào Xuân Tiên (2009) thì nguyên tắc nền tảng của
hệ thống kế toán công Việt Nam cũng nên theo nguyên tắc kế toán dồn tích. Bởi vì,
hiện nay kế toán ngân sách Việt Nam hoàn toàn dựa trên cơ sở tiền mặt, còn kế toán
HCSN thì hiện nay cũng đã có một số yếu tố của kế toán dồn tích nhưng vẫn chưa
đầy đủ. Điều đó không hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế và
xu hướng chung của kế toán công các quốc gia khác, đồng thời cùng với sự thay đổi
của phương thức quản lý NSNN, chắc chắn chúng ta phải chuyển đổi sang kế toán
trên cơ sở dồn tích hoàn toàn hoặc ít nhất là kế toán tiền mặt có điều chỉnh. Nghiên

cứu đi vào so sánh và đưa ra nhu cầu cần thiết để chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích
theo khuôn khổ mới, có sự can thiệp cần thiết của Chính phủ để chuyển đổi cơ sở kế
toán nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển vững vàng và thông tin đáng tin cậy cho việc
lập ra BCTC khu vực công.
Đỗ Ngọc Trâm (2011) tác giả bài báo đưa ra ý kiến hệ thống chuẩn mực về kế
toán công được xây dựng trên cơ sở hệ thống CMKT trong lĩnh vực tư và được thực


13

hiện trên cơ sở dồn tích. Do đặc điểm của cơ chế quản lý ở Việt Nam, các đơn vị
khu vực công đã quá quen với việc thực hiện và tuân thủ các chế độ chính sách kế
toán tài chính được cụ thể hóa bằng những văn bản hướng dẫn cho từng ngành, từng
lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra, việc áp dụng quy định cũng cần tiêu tốn chi phí khá lớn
trong nhiều năm để thực hiện việc chuyển đổi thống nhất một hệ thống kế toán trên
cơ sở tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích. Bên cạnh đó, tác giả Đỗ Ngọc Trâm
cũng đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi kế toán tiền mặt sang kế
toán trên cơ sở dồn tích: yếu tố con người, nhận thức, hệ thống pháp lý, cơ chế tài
chính...Đây là các yếu tố mang tính chất cốt lõi tác động đến việc chuyển đổi cơ sở
kế toán khu vực công Việt Nam. Thêm vào đó, có các kinh nghiệm đúc kết từ quá
trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán khu vực tư. Việc tiếp cận kế toán nhà
nước với chuẩn mực kế toán công quốc tế là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia, nếu
thông tin tài chính khu vực công minh bạch sẽ tạo lợi thế đầu tư quốc gia cho các
khoản đi vay, cho vay giữa các quốc gia với nhau và với các tổ chức quốc tế. Như
vậy, qua nghiên cứu của tác giả Đỗ Ngọc Trâm cho rằng việc cấp thiết cần thực hiện
cải cách chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công nhằm tăng tính mở rộng hợp tác đa
quốc gia.
Cùng quan điểm với tác giả Đỗ Ngọc Trâm, tác giả Phạm Quang Huy (2013) đã
nhận định rằng kế toán công là một công cụ hiệu quả trong việc cung cấp các thông
tin liên quan đến tình hình ngân sách của một quốc gia. Chính phủ các nước cần đưa

ra các quy định chặt chẽ trong việc kiểm soát và quản lý tài chính công. Nếu như
việc quản trị này tốt, thống nhất và đồng bộ thì thông tin của kế toán cung cấp sẽ
đem lại cho người sử dụng thông tin hữu ích cao trong việc căn cứ để đưa ra quyết
định. Để việc thực hiện và thi hành hệ thống kế toán công mang tính chất lượng thì
tác giả Phạm Quang Huy đã đưa ra những vấn đề cân nhắc cần được quan tâm,
trong đó có vấn đề Kế toán trên cơ sở dồn tích. Việc đưa ra ý kiến đề xuất này, sẽ
tác động mạnh mẽ đến việc mở ra hướng mới cho sự phát triển, cải cách kế toán khu
vực công Việt Nam trong thời gian tới dựa trên hệ thống quản lý tài chính công.


14

Bên cạnh đó, tác giả Ngô Thanh Hoàng (2014) nghiên cứu lý luận cơ bản về hệ
thống kế toán công, điều chỉnh hệ thống kế toán công ở Việt Nam hiện hành và đánh
giá những tồn tại của hệ thống kế toán công trên các phương diện khác nhau. Riêng
về phương diện cơ sở kế toán thì tác giả Ngô Thanh Hoàng có đưa ra ý kiến rằng cơ
sở kế toán trong hệ thống kế toán công Việt Nam chưa rõ ràng, đây là một trở ngại
lớn cho việc tổ chức hạch toán kế toán, cung cấp thông tin và dẫn tới hậu quả tất
yếu là chất lượng cung cấp thông tin thấp, giảm hiệu quả trong quản lý và điều hành
trong khu vực công. Đối với từng đơn vị công sẽ được thực hiện theo từng phần
hành riêng, từ đó giảm hiệu quả, làm khó cho thiết kế chính sách, chế độ cũng như
áp dụng khoa học công nghệ thông tin. Như vậy, việc áp dụng cơ sở kế toán dồn
tích theo như quan điểm của các tác giả là cần chuyển đổi để thực hiện đồng bộ việc
cải cách kế toán khu vực công, đồng bộ thông tin báo cáo từ trung ương đến địa
phương, nhất quán trong việc triển khai chính sách theo quy định của Chính phủ.
Trong khi đó, theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) cho rằng BCTC khu vực
công ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa thống nhất, mỗi ngành nghề, lĩnh vực đặc thù
có số lượng BCTC khác nhau. BCTC khu vực công chủ yếu cung cấp thông tin
phục vụ cho chính đơn vị công và các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm kiểm soát
tình hình thu chi, sử dụng quyết toán Ngân sách Nhà nước thôi. Nguyên nhân này là

do đơn vị công còn tồn tại song song hai cơ sở kế toán tiền mặt và cơ sở kế toán dồn
tích. Trong mỗi đơn vị HCSN, mỗi phần hành kế toán cũng không được thực hiện
đồng nhất cơ sở kế toán, và cũng không đồng nhất giữa các cơ quan HCSN với
nhau. Do đó dẫn đến nội dung báo cáo còn rườm rà, phức tạp, chưa hướng đến
người sử dụng là công chúng. Vì vậy, làm cho chế độ kế toán công còn những vấn
đề chưa hợp lý. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền cũng có những đề xuất để đưa ra biện
pháp nhằm hoàn thiện BCTC khu vực công tại Việt Nam để BCTC công Việt Nam
trở thành thông tin kế toán hữu ích.


15

Với những nghiên cứu bên trên về chủ đề cải cách kế toán khu vực công sang cơ
sở dồn tích, tác giả tổng hợp lại thành Bảng 1.2 : Tổng hợp nghiên cứu trong
nƣớc về kế toán khu vực công như sau :
Năm
thực
hiện

2009

2011

2013

2014


16


Hoàn thiện báo cáo tài

Kế toán khu vực công hiện thời vẫn

chính khu vực công còn sử dụng hai cơ sở kế toán tiền mặt
2015

Nguyễn Thị

Việt Nam.

Thu Hiền

và kế toán dồn tích. Và như vậy, thông
tin trên BCTC không được đảm bảo
đúng chuẩn mực quy định quốc tế.

Nguồn: Tác giả tự xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đây.
Tóm lại, sau những nghiên cứu về tình hình chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công
tại Việt Nam từ trước đến nay, việc mở rộng nghiên cứu đã có bước phát triển vượt
bậc. Các nghiên cứu đã đưa ra được tình hình cải thiện và mở rộng đồng bộ, cũng
như tính cấp thiết của các chuyên đề nghiên cứu đều mang tính đại diện cho đề tài,
đều đưa ra những yếu điểm cũng như những băn khoăn cần tháo gỡ khi áp dụng cơ
sở kế toán dồn tích. Việc đề ra các nhu cầu thiết yếu, cân nhắc kỹ lưỡng về những
điều kiện tiên quyết cần thực hiện trong quá trình thực hiện việc cải cách này.
1.3 KHE HỔNG NGHIÊN CỨU VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA TÁC
GIẢ
1.3.1. Xác định khe hổng cần nghiên cứu
Trong bối cảnh công tác kế toán chưa tập trung, thống nhất về tổ chức, phạm
vi, nội dung và phương pháp kế toán; người sử dụng thông tin về kế toán nhà nước

chưa được xác định và phân biệt rõ ràng; các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán
nhà nước còn phức tạp, có quá nhiều văn bản hướng dẫn hoặc không ổn định. Nhiều
nội dung kế toán quy định trong chế độ kế toán HCSN còn khác biệt lớn so với yêu
cầu CMKT quốc tế đưa ra. Từ việc tìm hiểu và xem xét các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước liên quan đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công sang
cơ sở dồn tích, tác giả nhận thấy việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích là điều cần
thực hiện nhanh chóng, xây dựng hoàn thiện hệ thống kế toán công theo hướng
nâng cao trách nhiệm giải trình, công bố thông tin tài chính của Chính phủ, chuẩn
hóa nội dung, hình thức kế toán của các đơn vị trong lĩnh vực công theo CMKT


×