Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO MỘT ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.11 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

270
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO MỘT ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM
THE FACTORS AFFECTING THE INFUSION OF
FOREIGN DIRECT INVESTMENT CAPITAL INTO A LOCALITY IN VIETNAM

Nguyễn Mạnh Toàn
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Mục tiêu của bài báo là xác định những nhân tố chủ yếu giúp thu hút vốn đầu tư của
nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam. Sau khi nghiên cứu tổng quan các vấn đề lý
luận và thực hiện phỏng vấn các nhà đầu tư nước ngoài, tác giả đã xác định được tám nhân tố,
phân thành bốn nhóm, phục vụ cho việc nghiên cứu. 300 bản câu hỏi điều tra đã được gởi
đến
các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại ba thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM để khảo
sát. Kết quả điều tra cho thấy một số nhân tố được đánh giá là quan trọng hơn các nhân tố
khác. Trong đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sự ưu đãi và hỗ trợ của chính quyền địa phương, chi
phí hoạt động thấp là những nhân tố quan trọng nhất, có ả
nh hưởng mang tính quyết định khi
nhà đầu tư nước ngoài xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư tại Việt Nam.
ABSTRACT
This paper attempts to identify the main factors that help with the attraction of foreign
direct investment capital in a locality in Vietnam. In this paper, with a study on literature review
and the conducting of interviews with potential foreign investors, eight selected factors classified
into four main groups have been mentioned. Three hundred questionnaires have been sent to
foreign companies in Hanoi, Danang and HCM city for observation. The survey results show
that there are some factors that have been evaluated as much more important; while, others are
considered to be relatively less important in the current context of Vietnam. Technical


infrastructure is regarded as the most important factor. Whereas, incentives and supports from
local and central authorities and low cost expenditures on operation are the decisive factors that
influence the selection of investment locations in Vietnam.

1. Đặt vấn đề
Đối với các nước đang phát triển, thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
(FDI) là một trong những chính sách quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Thông qua
FDI, các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu quan trọng và trở
thành một trong những vùng kinh tế năng động, đầy hứa hẹn trên bản đồ thế giới.
Tại Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua, FDI đ
ã đóng một vai trò rất to lớn
trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Với những tác động tích cực,
FDI đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh
xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và giúp khai thác một
cách hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

271
Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy, dòng vốn đầu tư nước ngoài thường tập
trung vào một số địa phương. Vì vậy, nghiên cứu và phân tích các nhân tố thu hút đầu
tư nước ngoài vào một địa phương hoặc một vùng lãnh thổ sẽ giúp hiểu rõ được các
hành vi và mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài, trên cơ sở đó các địa phương có thể
khai thác những lợi thế tiềm tàng, cũng như đề ra các chính sách hữu hiệu để thu hút các
nhà đầu tư trong thời gian đến một cách hiệu quả. Kết quả nghiên cứu có thể phục vụ
cho các nhà hoạch định chiến lược và các nhà đầu tư nước ngoài đang trong quá trình
tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.
2. Các nhân tố cơ bản thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Trong phần này, bài viết đề cập những lý luận liên quan đến các nhân tố chủ yếu
nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc một vùng lãnh thổ. Trên thực tế,
tầm quan trọng của các nhân tố này thường thay đổi tùy theo ngành nghề và chiến lược

kinh doanh của công ty muốn đầu tư, cũng như mối quan hệ của công ty với thị trường
nước sở tại. Tuy vậy, nhìn chung việc lựa chọn địa điểm đầu tư các công ty nước ngoài
thường dựa trên các nhóm động cơ chủ yếu sau đây:
2.1 Nhóm động cơ về kinh tế
Nhân tố thị trường
Qui mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố quan
trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Khi đề cập đến qui mô của thị trường, tổng
giá trị GDP - chỉ số đo lường qui mô của nền kinh tế - thường được quan tâm. Theo
UNCTAD, qui mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các
quốc gia và các nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI là hàm số phụ thuộc vào
qui mô thị trường của nước mời gọi đầu tư. Nhằm duy trì và mở rộng thị phần, các công
ty đa quốc gia (MNEs) thường thiết lập các nhà máy sản xuất ở các nước dựa theo chiến
lược thay thế nhập khẩu của các nước này. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, mức
tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho việc thu hút FDI. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu
tư với chiến lược “đi tắt đón đầu” cũng sẽ mạnh dạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ
vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân
cận. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng
nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư – thị trường tiềm năng của họ.
Nhân tố lợi nhuận
Lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư.
Trong thời đại toàn cầu hóa, việc thiết lập các xí nghiệp ở nước ngoài được xem là
phương tiện rất hữu hiệu của các MNEs trong việc tối đa hóa lợi nhuận. Điều này được
thực hiện thông qua việc thiết lập các mối liên kết chặt chẽ với khách hàng và thị
trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chia rủi ro trong kinh doanh và tránh được các rào
cản thương mại. Tuy vậy trong ngắn hạn, không phải lúc nào lợi nhuận cũng được đặt
lên hàng đầu để cân nhắc.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

272
Nhân tố về chi phí

Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần đông các MNEs đầu tư vào các nước là để khai
thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong đó, chi phí về lao động thường được xem là
nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với
các nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao động thấp là cơ hội để thu hút đầu tư trực
tiếp của nước ngoài trong các thập kỷ qua. Khi giá nhân công tăng lên, đầu tư nước
ngoài có khuynh hướng giảm rõ rệch.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cho phép các công ty tránh
được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy có thể nâng cao năng lực cạnh
tranh, kiểm soát được trực tiếp các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu với giá rẻ,
nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng như các chi phí sử dụng đất. Ngoài chi phí
vận chuyển và các khía cạnh chi phí khác, cũng cần nhấn mạnh đến động cơ đầu tư của
các công ty xuyên quốc gia nhằm tránh ảnh hưởng của hàng rào quan thuế và phi quan
thuế, cũng như giúp giảm thiểu đáng kể chi phí xuất nhập khẩu.
Trong một cuộc điều tra các MNEs có mặt tại Philippines hoạt động trên nhiều
lĩnh vực khác nhau cho thấy vị trí địa lý, chi phí nhân công thấp và thị trường nội địa là
ba nhân tố cơ bản có tính quyết định đến việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng
khác nhau quốc gia này. Trong khi đó, những nhân tố quan trọng nhất giúp thu hút đầu
tư nước ngoài vào các địa phương của Thái Lan là chi phí nhân công thấp, các điều kiện
ưu đãi đầu tư của chính quyền địa phương và sự sẵn có về tài nguyên thiên nhiên.
2.2 Nhóm động cơ về tài nguyên
Nguồn nhân lực
Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển, các
MNEs cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tương đối thừa thãi ở các
nước này. Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn được đáp ứng đầy đủ và có thể
thỏa mãn yêu cầu của các công ty. Tuy vậy, chỉ có thể tìm được các nhà quản lý giỏi,
cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm ở các thành phố lớn. Động cơ, thái
độ làm việc của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn
địa điểm để đầu tư.
Tài nguyên thiên nhiên
Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu

hút đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp của Malaysia, nguồn tài nguyên thiên nhiên
của nước này có sức hút FDI mạnh mẽ nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô đến nước
này là nhắm đến các nguồn tài nguyên dồi dào về dầu mỏ, khí đốt, cao su, gỗ Đặc biệt
tại các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khai thác tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu
quan trọng của nhiều MNEs trong các thập kỷ qua. Thực tế cho thấy, trước khi có sự
xuất hiện của Trung Quốc trên lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, FDI chỉ tập trung
vào một s
ố quốc gia có thị trường rộng lớn và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.
Chỉ có 5 quốc gia là Brazil, Indonesia, Malaysia Mexico và Singapore đã thu hút hơn
50% FDI của toàn thế giới trong giai đoạn 1973-1984.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

273
Vị trí địa lý
Một nghiên cứu về các nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài tại các nước đang phát
triển trong thời kỳ 1980-2005 đã xác định rằng, lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm
đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trường xung quanh, khai thác có
hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa.
2.3 Nhóm động cơ về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hưởng
rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc một địa phương.
Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường
sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các
dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư nước ngoài.
Trong thập kỷ 80 và 90, để thu hút đầu tư, nhiều nước đã xây dựng các khu chế
xuất (EPZ). Khu chế xuất Thẩm Quyến của Trung Quốc là một điển hình thành công
của mô hình này. Tuy vậy không phải quốc gia nào cũng gặt hái được kết quả tương tự.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại bên trong khu chế xuất là quan trọng nhưng các yếu tố
nguồn nhân lực phục vụ cho khu chế xuất, vị trí địa lý và các cơ chế chính sách khác

cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của các khu chế xuất.
Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống, kho tàng,
bến bãi mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, các công
ty kiểm toán, tư vấn Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môi trường đầu
tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở công
nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác
tin cậy để các công ty nước ngoài có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất
quan trọng cần phải được xem xét đến.
Cơ sở hạ tầng xã hội
Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh hưởng khá
lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã h
ội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức
khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác.
Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa cũng cấu
thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương.
Nghiên cứu của UNDP/ World Bank cho thấy xu hướng đầu tư vào khu vực Đ
ông Nam Á
có nhiều chuyển biến tích cực là nhờ vào “tính kỷ luật của lực lượng lao động” cũng như
“sự ổn định về chính trị và kinh tế” tại nhiều quốc gia trong khu vực này.
2.4 Nhóm động cơ về cơ chế chính sách
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉ được quyết
định bởi các yếu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố chính trị. Sự ổn
định của nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với các ổn định về chính trị được xem là rất quan
trọng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy mối quan hệ rất chặt chẽ giữa ổn định về
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

274
Sơ đồ 1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư
chính trị với việc thu hút đầu tư nước ngoài. Chính sách cởi mở và nhất quán của chính
phủ cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

3. Những tiêu chuẩn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định chọn
địa điểm đầu tư tại Việt Nam
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, 300 bản câu hỏi đã được gởi đến các
công ty có vốn đầu tư của nước ngoài đang hoạt động tại 3 thành phố: Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Có 258 bản câu hỏi được trả lời, chiếm tỷ lệ là 86% trên
tổng số bản được gởi đi. Trong số đó có 48 bản (19%) từ các công ty hoạt động tại
thành phố Đà Nẵng, 87 bản (34%) từ các công ty tại Hà Nội và 123 bản (48%) được trả
lời từ thành Phố Hồ Chí Minh. Khoảng một phần ba trong số các công ty trả lời hoạt
động trong ngành sản xuất công nghiệp và 15% các công ty hoạt động trong lĩnh vực
chế biến thực phẩm. Ba nhóm ngành thương mại, du lịch và dịch vụ mỗi nhóm chiếm
khoảng 10% trong tổng số các công ty trả lời. Phần còn lại thuộc về các ngành xây
dựng, ngân hàng, nông nghiệp và vận tải.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư, một khi các nhà
đầu tư nước ngoài đã quyết định đầu tư vào Việt Nam. Nhằm phục vụ cho mục đích
nghiên cứu, bốn nhóm nhân tố: Kinh tế, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, chính sách được lựa
chọn và sau đó được phân thành 8 tiểu nhóm chi tiết hơn. Việc phân loại các nhóm nhân
tố ảnh hưởng này (xem sơ đồ 1) dựa vào cơ sở lý luận và tham khảo ý kiến một số nhà
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước khi tiến hành khảo sát.
Đối với từng nhà đầu tư cụ thể, tầm quan trọng tương đối của các nhân tố được
đề cập trên đây có thể khác nhau, thay đổi tùy theo lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu trước
mắt và lâu dài hoặc những tác động khác như chiến lược kinh doanh, môi trường cạnh
tranh Thông thường, khi xem xét lựa chọn địa điểm, các nhà đầu tư nước ngoài
thường xem xét tổng hợp nhiều nhân tố khác nhau.
















Nhân tố ảnh
hưởng đến
việc lựa chọn

Kinh tế
Tài nguyên
Cơ sở hạ tầng
Chính sách
Thị trường tiềm năng
L

i thế về chi
p

N
g
uồn nhân lực
Tài n
g
u
y
ên thiên nhiên

Vị trí địa l
ý

Cơ sở hạ tần
g
k

thu

t
Cơ sở hạ tần
g
xã hội
Nhữn
g
ưu đãi và hỗ t
r


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

275
Tuy vậy, kết quả điều tra cho thấy có một số nhân tố được các nhà đầu tư tại
Việt Nam đánh giá là rất quan trọng, trong khi các nhân tố khác được xem kém quan
trọng hơn. Tầm quan trọng tương đối của các nhân tố được trình bày trên Bảng 1.
Theo các nhà đầu tư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật là nhân tố quan trọng nhất khi xem
xét lựa chọn địa điểm để đầu tư tại Việt Nam. Gần một phần hai (47.8%) trong số các
nhà đầu tư được hỏi ý kiến đã xếp cơ sở hạ tầng kỹ thuật là ưu tiên hàng đầu của họ và
đa số (87%) đều cho rằng nhân tố này nằm trong nhóm ba yếu tố quan trọng nhất.
Không có nhà đầu tư nào cho rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là tương đối ít quan trọng

trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư.
Bảng 1. Tầm quan trọng của các nhân tố khi lựa chọn địa điểm đầu tư
N = 258
STT
Nhân tố
Nhân tố
quan trọng
nhất
Nhóm ba nhân
tố quan trọng
nhất
Nhóm ba nhân
tố ít quan
trọng nhất
1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 47.8 87.0 0
2 Những ưu đãi và hỗ trợ 18.8 72.5 7.2
3 Lợi thế về chi phí 15.9 69.6 2.9
4 Thị trường tiềm năng 10.1 47.8 7.2
5 Nguồn nhân lực 8.7 30.4 23.1
6 Tài nguyên thiên nhiên 7.2 26.1 55.0
7 Vị trí địa lý 4.3 15.9 79.7
8 Cơ sở hạ tầng xã hội 0 8.7 82.6
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát
Những chính sách ưu đãi, hỗ trợ của chính quyền địa phương và trung ương, cũng
như lợi thế về chi phí là những nhân tố đóng vai trò quan trọng tiếp theo. Đối với một số
nhà đầu tư, các nhân tố này là quan trọng hàng đầu (18.8% và 15.9%). Tuy nhiên, gần ba
phần tư (72.5%) câu trả lời xếp chúng vào nhóm ba yếu tố quan trọng nhất. Rất ít ý kiến
cho rằng hai nhân tố này kém quan trọng đối với sự lựa chọn địa điểm để đầu tư.
Thị trường tiềm năng và nguồn nhân lực được đánh giá là kém phần quan trọng hơn
ba nhân tố trên. Tuy nhiên đa số các nhà đầu tư xếp chúng ở thứ hạng tương đối cao trong

các ưu tiên của họ. Đối với các nhà đầu tư hướng vào chiến lược xuất khẩu, thị trường tiềm
năng của địa phương không ph
ải là điều quan trọng nhất, thay vào đó phải là lợi thế về chi
phí thấp. Hơn nữa, nguồn nhân lực có thể di chuyển tương đối dễ dàng từ nơi này đến nơi
khác trong cùng một nước, đặc biệt là từ vùng nông thôn ra thành thị - nơi có nhu cầu lao
động cao hơn. Tuy vậy vẫn có hơn một phần ba số câu trả lời đánh giá hai nhân tố thị
trường tiềm năng và nguồn nhân lực nằm trong nhóm ba yếu tố quan trọng nhất.
Trên thực tế, các địa phương có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt thường đi kèm theo
với các nhân tố thuận lợi khác về chi phí đầu tư và chi phí hoạt động, thị trường tiềm
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

276
năng rộng lớn, nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên dồi dào Vì vậy, có thể có một
mối tương quan chặt chẽ giữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các nhân tố còn lại. Tuy nhiên
việc khảo sát mối quan hệ trên nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài này và sẽ được
tiếp tục phân tích trong một báo cáo khác.
Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng xã hội không được xem là các nhân tố có ảnh hưởng
lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Đa số các câu trả (khoảng 80%) xếp vị trí
địa lý và cơ sở hạ tầng xã hội vào nhóm ba yếu tố ít quan trọng nhất. Điều này có thể
được ngầm hiểu là cơ sở hạ tầng xã hội thường được xây dựng đồng thời với cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, tại một địa phương có vị trí địa lý thuận lợi. Vì thế, khi lựa chọn địa điểm
đầu tư tại một địa phương có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, có thể nhà đầu tư cũng đồng
thời được thỏa mãn với các nhân tố cơ sở hạ tầng xã hội và vị trí địa lý thuận lợi.
4. Kết luận
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển, nhận được nhiều ưu đãi và hỗ trợ của chính
quyền địa phương cũng như trung ương, chi phí hoạt động thấp là những yếu tố quan
trọng bậc nhất, có ảnh hưởng mang tính quyết định khi xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư
tại Việt Nam. Thị trường tiềm năng, sự dồi dào về nguồn nhân lực và tài nguyên thiên
nhiên cũng được tính đến tiếp theo. Cuối cùng, vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng xã hội xem ra
có vẻ ít quan trọng hơn các nhân tố khác. Tuy vậy, có thể có một mối quan hệ tương hỗ

giữa các nhân tố, ví dụ sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẽ kéo theo sự phát triển của
các nhân tố khác và ngược lại. Điều này sẽ được nghiên cứu sâu ở một đề tài khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục đầu tư nước ngoài (2008), 20 năm Đầu tư nước ngoài: Nhìn lại và Hướng tới,
Nhà xuất bản Tri thức.
[2] Hollander, A (1984), Foreign Location Decision by US Transnational Firms: An
Empirical Study, Managerial and Economics. 5 March 1984.
[3] Kindleberger (1979), The Theory of Direct Investment, International Economics,
Chapter 15, Fifth Edition, Richard D. Irwin Inc., Homewood, Illinois, USA.
[4] Nguyen, Hai, 1998. Foreign Investment Faces New Challenges. Vietnam Business
Vol 8, No 20, October 1998.
[5] Nguyễn Thị Cành, Trần Hùng Sơn (2009), Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài đối
với phát triển và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế - Số 225.
[6] Nguyen Ngoc Anh and Nguyen Thang (2007), Foreign direct investment in
Vietnam: An overview and analysis the determinants of spatial distribution across
provinces, MPRA Paper No. 1921.
[7] OECD, 1978. Investing in Developing Countries. OECD Fourth Edition, Paris.
[8] Phan Trọng Thanh (2009), Nhìn lại 20 năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam, Tạp chí Quản lý Nhà Nước - số 164.

×