Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần đến thị giá cổ phiếu bằng chứng thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.92 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


LÂM VŨ PHI

ẢNH HƯỞNG CỦA Ý KIẾN KIỂM TOÁN KHÔNG PHẢI
DẠNG CHẤP NHẬN TOÀN PHẦN ĐẾN THỊ GIÁ CỔ
PHIẾU-BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ TP. HỒ CHÍ MINH 

LÂM VŨ PHI

ẢNH HƯỞNG CỦA Ý KIẾN KIỂM TOÁN KHÔNG PHẢI
DẠNG CHẤP NHẬN TOÀN PHẦN ĐẾN THỊ GIÁ CỔ
PHIẾU-BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016




LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán
không phải dạng chấp nhận toàn phần đến thị giá cổ phiếu– Bằng chứng thực
nghiệm tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, với sự hỗ trợ từ
người hướng dẫn khoa học là PGS.TS.Trần Thị Giang Tân. Nội dung, kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và dựa theo số liệu thu thập
được. Các tài liệu, đoạn trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn
và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tác giả.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày
2016

tháng năm

Tác giả luận văn

Lâm Vũ Phi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.........................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
5. Đóng góp mới của nghiên cứu...........................................................................3
6. Bố cục của bài nghiên cứu.................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN TÁC
ĐỘNG CỦA Ý KIẾN KTV ĐẾN THỊ GIÁ CỔ PHIẾU.......................................6
1.1. Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và tính bền vững của lợi nhuận...............6
1.2. Ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán đến việc ra quyết định của nhà đầu tư........7
1.3. Các nghiên cứu về phản ứng của thị trường thông qua thị giá cổ phiếu trước
các loại ý kiến kiểm toán..................................................................................... 10
1.4. Các nghiên cứu tại Việt Nam........................................................................ 15
1.5. Khoảng trống trong nghiên cứu.................................................................... 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................... 18
2.1. Tổng quan về thị giá cổ phiếu, lợi nhuận bất thường,...................................18
2.1.1 Thị giá cổ phiếu...................................................................................... 18
2.1.2 Lợi nhuận bất thường.............................................................................. 18
2.2. Tổng quan về báo cáo kiểm toán và ý kiến của KTV...................................22


2.2.1. Khái niệm và vai trò của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính..........22
2.2.2. Các loại ý kiến của Báo cáo kiểm toán.................................................. 24
2.3. Lý thuyết nền cho nghiên cứu....................................................................... 29
2.3.1. Lý thuyết Ủy nhiệm............................................................................... 29
2.3.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng........................................................... 30
2.3.3. Lý thuyết thị trường tài chính hiệu quả.................................................. 32
2.4. Mô hình nghiên cứu lựa chọn....................................................................... 34
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 37
3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu........................................ 37
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 37

3.1.2. Quy trình nghiên cứu............................................................................. 38
3.2. Mô hình nghiên cứu...................................................................................... 40
3.3. Giả thiết nghiên cứu, lựa chọn mẫu và thu thập dữ liệu nghiên cứu.............44
3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................ 44
3.3.2. Lựa chọn mẫu........................................................................................ 44
3.3.3. Thu thập dữ liệu..................................................................................... 45
3.4. Phương pháp kiểm định................................................................................ 46
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................. 49
4.1. Khái quát thị trường chứng khoán Việt Nam................................................ 49
4.2. Kết quả thống kê mô tả................................................................................. 51
4.3. Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần và
thị giá cổ phiếu.................................................................................................... 58
4.3.1. Ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần có đoạn
nhấn mạnh đối với thị giá cổ phiếu.................................................................. 59
4.3.2. Ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với thị giá cổ phiếu......61
4.3.3. Ảnh hưởng ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần đến
thị giá cổ phiếu các công ty niêm yết tại Việt Nam.......................................... 65
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH............................................. 70
5.1. Kết luận và gợi ý chính sách......................................................................... 70


5.1.1. Kết luận................................................................................................. 70
5.1.2. Gợi ý chính sách.................................................................................... 72
5.2. Hạn chế của bài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo............73
5.2.1. Hạn chế của bài nghiên cứu................................................................... 73
5.2.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo...................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APT

Lý thuyết định giá kinh doanh chệnh lệch

AR

Lợi nhuận bất thường

AAR

Lợi nhuận bất thường trung bình

BCTC

Báo cáo tài chính

CAAR

Lợi nhuận bất thường trung bình lũy kế

CAPM

Mô hình định giá tài sản vốn

HNX

Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội


HOSE

Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

ISA

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

KTV

Kiểm toán viên

OLS

Phương pháp bình thương bé nhất

QUA

Ý kiến kiểm toán ngoại trừ

TTCK

Thị trường chứng khoán

VSA

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

UQM


Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phận với đoạn nhấn mạnh

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Dòng thời gian sự kiện của nghiên cứu................................................................... 46
Hình 4.1 Biểu đồ AAR trong cửa sổ sự kiện đối với ý kiến ngoại trừ và chấp nhận
toàn phần với đoạn nhấn mạnh..................................................................................................... 63
Hình 4.2 Lợi nhuận bất thường trung bình trong cửa sổ sự kiện..................................... 68


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu…………………………………………..………..51
Bảng 4.2 Số lượng ý kiến kiểm toán sử dụng trong nghiên cứu....................................... 52
Bảng 4.3 Bảng tổng hợp sự kiện và ngày sự kiện trong giai đoạn nghiên cứu...........53
Bảng 4.4 Tổng hợp hệ số alpha, beta của từng cổ phiếu trong giai đoạn nghiên
cứu58
Bảng 4.5 Bảng tổng hợp AAR trong cửa sổ sự kiện đối với ý kiến kiểm toán chấp
nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh........................................................................................... 56
Bảng 4.6 Kết quả T-test cho AAR từng ngày trong cửa sổ sự kiện đối với ý kiến
kiểm toán chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh........................................................... 59
Bảng 4.7 CAAR trong cửa sổ sự kiện đối với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần
với đoạn nhấn mạnh........................................................................................................................... 60
Bảng 4.8 Kết quả T-test cho CAAR của tất cả các công ty trong tổng cửa sổ sự kiện
đối với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh.............................. 60
Bảng 4.9 Kết quả T-test cho CAAR từng cặp ngày đối xứng xung quanh ngày sự
kiện đối với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh....................61
Bảng 4.10 Bảng tổng hợp giá trị (AAR) từng ngày trong cửa sổ sự kiện đối với ý
kiến kiêm toán ngoại trừ.................................................................................................................. 62
Bảng 4.11 Kết quả T-test cho AAR từng ngày trong cửa sổ sự kiện đối với ý kiến

kiêm toán ngoại trừ............................................................................................................................ 63
Bảng 4.12 CAAR trong cửa sổ sự kiện đối với ý kiến kiêm toán ngoại trừ................64
Bảng 4.13 Kết quả T-test cho CAAR của tất cả các công ty trong tổng cửa sổ sự
kiện đối với ý kiến kiêm toán ngoại trừ..................................................................................... 64
Bảng 4.14 Kết quả T-test cho CAAR từng cặp ngày đối xứng xung quanh ngày sự
kiện đối với ý kiến kiêm toán ngoại trừ..................................................................................... 64
Bảng 4.15 Bảng tổng hợp AAR trong cửa sổ sự kiện đối với ý kiến không phải chấp
nhận toàn phần..................................................................................................................................... 65
Bảng 4.16 Kết quả T-test cho AAR trong cửa sổ sự kiện đối với ý kiến không phải
chấp nhận toàn phần.......................................................................................................................... 66
Bảng 4.17 CAAR trong cửa sổ sự kiện đối với ý kiến không phải chấp nhận toàn
phần.......................................................................................................................................................... 67


Bảng 4.18 Kết quả T-test cho CAAR của tất cả các công ty trong tổng cửa sổ sự
kiện đối với ý kiến không phải chấp nhận toàn phần............................................................ 67
Bảng 4.19 Kết quả T-test cho CAAR từng cặp ngày đối xứng xung quanh ngày sự
kiện đối với ý kiến không phải chấp nhận toàn phần............................................................ 67


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với mục tiêu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã
hội chủ nghĩa, Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế với nhiều thành phần kinh tế,
cùng với chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Thông tin về tình hình tài
chính và hoạt động của doanh nghiệp được trình bày trên các báo cáo tài chính
không chỉ là cơ sở cho cơ quan nhà nước quản lý, đánh giá và kiểm tra mà còn là cơ
sở cho việc ra quyết định kinh tế của các đối tượng liên quan.

Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập và trình bày theo chuẩn
mực, chế độ kế toán hiện hành, phản ảnh thông tin tài chính, tình hình và kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, có khoảng cách
giữa mong đợi của nhà quản lý doanh nghiệp và những người sử dụng báo cáo tài
chính về tính trung thực và độ tin cậy của báo cáo tài chính do luôn có xung đột lợi
ích giữa hai đối tượng này. Đó chính là lý do ra đời của kiểm toán độc lập nhằm
nâng cao độ tin cậy, tính trung thực và hợp lý của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
Kiểm toán trở thành cầu nối giữa các bên, giúp đem lại niềm tin cho người sử dụng
báo cáo tài chính, và giúp cho hoạt động kinh tế trở nên minh bạch hơn.
Trong nền kinh tế hiện đại, cùng với sự phát triển của thị trường vốn, việc
công bố các thông tin tài chính của các công ty niêm yết phải tuân thủ các quy định
của luật pháp, điều này là do thông tin chỉ ảnh hưởng đến công ty đó mà còn ảnh
hưởng đến các nhà đầu tư, chủ nợ và người sử dụng BCTC khác. Chính vì thế, theo
quy định hiện hành tại Việt Nam, các công ty niêm yết phải công bố thông tin tình
hình tài chính hoạt động của đơn vị theo yêu cầu chuẩn mực, chế độ kế toán và
BCTC phải được kiểm toán nhằm nâng cao độ tin cậy, tính trung thực, hợp lý về
tình hình tài chính. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, ý kiến của kiểm toán viên
trên báo cáo kiểm toán ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu như nghiên cứu của Chow,
C.W. and Rice (1982), Dodd và cộng sự (1984), Chen và cộng sự (2000) , Ali và


2
cộng sự (2008), Bahram Soltani (2000), Ittonen (2012), Ianniello & Galloppo
(2015)… Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh rằng nếu ý kiến của KTV không
phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, thị giá cổ phiếu sẽ bị sụt giảm. Điều này, giúp
thấy rõ tầm quan trọng của ý kiến KTV nói riêng, thông tin trên báo cáo kiểm toán
nói chung và từ đó cũng có thể giúp các nhà phân tích, đầu tư dự báo sự thay đổi thị
giá cổ phiếu. Đây là một chủ đề có tầm quan trọng trong nền kinh tế thị trường, tuy
nhiên cho đến nay, tại Việt Nam, có khá ít nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ
giữa ý kiển KTV trên báo cáo kiểm toán với thị giá cổ phiếu. Chính vì vậy, việc

xem xét tác động, ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán đến thị giá cổ phiếu – một trong
thước đo để đo lường giá trị doanh nghiệp là vấn đề cần thiết. Vì thế, tác giả chọn
đề tài: “Ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn
phần đến thị giá cổ phiếu- bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” nhằm xem
xét giá trị thông tin của báo cáo kiểm toán.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về tác động của ý kiến kiểm toán mà cụ thể là ý kiến kiểm toán không phải
dạng chấp nhận toàn phần đến thị giá cổ phiếu, một loại phản ứng liên quan đến
việc ra quyết định kinh tế của nhà đầu tư tại Việt Nam. Cụ thể, mục tiêu của nghiên
cứu là đo lường phản ứng của nhà đầu tư đối với từng loại ý kiến kiểm toán (theo
quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành) thông qua thị giá cổ phiếu.
Mục tiêu nghiên cứu được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất, thị giá cổ phiếu thay đổi như thế nào trước ý kiến không phải
dạng chấp nhận toàn phần.
Thứ hai, thị giá cổ phiếu thay đổi như thế nào trước ý kiến chấp nhận toàn
phần có đoạn nhấn mạnh.


3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thị giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam và ý kiến của KTV trên báo cáo kiểm toán của các
công ty này.
Phạm vi nghiên cứu là các công ty niêm yết tại Việt Nam trên Sàn giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sàn giao dịch chứng khoán Hà
Nội (HNX) trong giai đoạn 2012 -2015.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu

định lượng, trong đó sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện (event study method)
theo mô hình cơ sở thị trường (market based model) nhằm xem xét sự thay đổi thị
giá cổ phiếu, thông qua việc đo lường lợi nhuận bất thường của các công ty xung
quanh ngày công bố báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi công ty kiểm toán
được chấp thuận. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu là dữ liệu sơ cấp, là
những thông tin về báo cáo tài chính được kiểm toán của công ty niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Và thị giá cổ phiếu của
các công ty được xác định trong một khoản thời gian nhất định xung quanh ngày
công bố báo cáo tài chính được kiểm toán. Dữ liệu này sẽ được xử lý thủ công
thông qua sự trợ giúp của bảng tính excel. Sau đó được phân tích và xử lý dưới sự
trợ giúp của phần mềm thống kê SPSS. Giả thuyết nghiên cứu sẽ được kiểm định
bằng phương pháp kiểm định tham số T-test.
5. Đóng góp mới của nghiên

cứu Về mặt lý luận:
Nghiên cứu góp phần giúp cho người đọc có tổng quan về ảnh hưởng của ý
kiến kiểm toán đến thị giá cổ phiếu, lợi nhuận bất thường thông qua việc hệ thống
hóa và trình bày kết quả nghiên cứu trước đây về giá trị của báo cáo kiểm toán và


4
mối quan hệ cũng như tác động của ý kiến kiểm toán đến thị giá cổ phiếu, hay phản
ứng của thị trường đối với ý kiến kiểm toán.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu khá phổ biến trong lĩnh vực tài chính, kế
toán để xem xét phản ứng của thị trường trước thông tin được công bố rộng rãi phương pháp nghiên cứu sự kiện, qua đó giới thiệu người đọc về phương pháp này
trong nghiên cứu khoa học.
Về mặt thực tiễn:
Cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của ý kiến KTV đối với
thị giá cổ phiếu tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu giúp cho người sử dụng báo cáo
tài chính có nhận thức về giá trị của báo cáo kiểm toán như nguồn thông tin hữu ích

trong việc ra quyết định kinh tế của họ, cũng như giúp họ có được ước đoán hợp lý,
đáng tin cậy về phản ứng của thị trường dựa trên thông tin trong báo cáo kiểm toán.
Ngoài ra, đây cũng là một trong số ít những nghiên cứu đầu tiên tại Việt
Nam xem xét mối quan hệ giữa các loại ý kiến kiểm toán đến thị giá cổ phiếu của
các công ty niêm yết tại Việt Nam thông qua đo lường lợi nhuận bất thường dựa trên
mô hình nghiên cứu sự kiện trên cơ sở thị trường với việc sử dụng dữ liệu thứ cấp,
cập nhật giai đoạn mới nhất 2012-2015 vì vậy kết quả của nghiên cứu phản ánh
đúng thực tế theo số liệu của các công ty chứ không dựa trên quan điểm đánh giá
của bất kỳ đối tượng nào.
6. Bố cục của bài nghiên cứu
Cấu trúc của bài nghiên cứu gồm 5 chương:
PHẦN MỞ ĐẦU
Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: Nêu lý do chọn đề tài; mục tiêu
và câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
cũng như ý nghĩa của nghiên cứu.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN


5
Chương này tổng hợp các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của ý kiến trên
báo cáo kiểm toán đến phản ứng của thị trường chứng khoán, nghiên cứu về ảnh
hưởng của ý kiến kiểm toán đến quyết định đầu tư; mối quan hệ giữa ý kiến kiểm
toán với lợi nhuận bất thường của cổ phiếu.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trình bày cơ sở lý thuyết về báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính, các dạng
ý kiến kiểm toán, các lý thuyết nền cho nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn

mô hình nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu gồm: quy trình nghiên cứu;

giả thiết nghiên cứu, điều kiện và quy trình chọn mẫu, cách thu thập nguồn dữ liệu
đầu vào, cách xác định giá trị các biến và các phương pháp kiểm định được sử dụng
để phục vụ việc nghiên cứu.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Trình bày kết quả kỳ vọng lý thuyết về ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán
không phải dạng chấp nhận toàn phần đến thị giá cổ phiếu của các công ty niêm yết,
sau đó tiến hành so sánh và thảo luận về kết quả kỳ vọng lý thuyết với kết quả đạt
được từ mô hình.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Trình bày tóm tắt các kết quả mà nghiên cứu đạt được cùng với các hạn chế
của nghiên cứu và đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN TÁC
ĐỘNG CỦA Ý KIẾN KTV ĐẾN THỊ GIÁ CỔ PHIẾU
Báo cáo kiểm toán là nguồn thông tin quan trọng đối với thị trường tài
chính, giá trị báo cáo kiểm toán nói chung cũng như ảnh hưởng của ý kiến kiểm
toán đến thị giá cổ phiếu nói riêng là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia khác nhau, tại những
thời điểm khác nhau còn nhiều sự khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn. Có hai hướng
nghiên cứu chính liên quan đến ảnh hưởng này: một là nghiên cứu theo hướng cơ sở
thị trường (market based) và hướng nghiên cứu thực nghiệm (experimental study)
(Craswell -1985). Nghiên cứu trên cơ sở thị trường tập trung vào ảnh hưởng của ý
kiến kiểm toán đến thị giá cổ phiếu của các công ty khi báo cáo kiểm toán được
công bố rộng rãi. Trong khi đó, nghiên cứu thực nghiệm quan tâm đến việc xem xét
“ảnh hưởng của báo cáo kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần đến các
mức độ tín nhiệm và hiệu quả của việc quản lý..” (Hatherly và công sự, 1991).
Trong loại nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu sẽ dựa trên xét đoán chủ quan về

những tình huống giả định, vì vậy, báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán trong
những nghiên cứu này mang tính giả định hơn là thực tiễn. Nhiều nhà nghiên cứu
như Estes and Reimer (1977, 1979); Estes (1982), Libby (1979a, b), Houghton
(1983), Firth (1979, 1980), Gul (1987, 1990), Robertson (1988), Milleret al.(1993),
Bessellet al.(2003), Guillamon (2003), Linet al.(2003) and Mong and Roebuck
(2005) cũng thực hiện nhiều nghiên cứu dựa trên phương pháp thực nghiệm này.
Các dòng nghiên cứu liên quan có thể kể ra bao gồm:
1.1. Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và tính bền vững của lợi
nhuận
Tính bền vững trong lợi nhuận có thể hiểu là khả năng duy trì lợi nhuận
trong tương lai của doanh nghiệp, đó chính là khả năng lợi nhuận hiện tại có thể
giúp dự đoán lợi nhuận trong năm tiếp theo (Barth và Hutton, 2004; Jonas và
Blanchet, 2000).


7
Nghiên cứu gần đầy nhất về ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán trong việc dự
đoán, đánh giá tính bền vững trong lợi nhuận của doanh nghiệp là nghiên cứu của
Vichitsarawong và Pornupatham (2015) thực hiện tại Italia. Mục tiêu của nghiên
cứu này xem xét vai trò của ý kiến kiểm toán trong việc truyền tín hiệu về thông tin
lợi nhuận của doanh nghiệp (tức có chứa đựng thông tin gắn với chất lượng của lợi
nhuận hay không), cụ thể là xem xét liệu ý kiến kiểm toán có mối quan hệ với tính
bền vững trong lợi nhuận hay không, nếu có thì mối quan hệ đó như thế nào. Với dữ
liệu là thông tin về ý kiến kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Italia từ 2004-2008, bằng phương pháp phân tích hồi quy và thống kê mô tả, kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng: những công ty nhận ý kiến kiểm toán dạng không phải dạng
chấp nhận toàn phần thường có sự bền vững về lợi nhuận thấp hơn các công ty nhận
được ý kiến chấp nhận toàn phần. Cụ thể, công ty nhận ý kiến ngoại trừ hay ý kiến
từ chối có sự bền vững trong lợi nhuận thấp hơn công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn
phần có đoạn nhấn mạnh. Tuy nhiên, kết quả không cho thấy sự khác biệt trong mức

độ bền vững của lợi nhuận giữa hai loại ý kiến ngoại trừ và từ chối.
1.2. Ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán đến việc ra quyết định của nhà
đầu tư
Firth (1980) sử dụng bảng câu hỏi để xem xét liệu quyết định cho vay của
ngân hàng và phản ứng của nhà phân tích tín dụng có bị ảnh hưởng bởi ý kiến kiểm
toán dạng không phải là chấp nhận toàn phần hay không. Bảng câu hỏi bao gồm báo
cáo tài chính của một công ty giả định kèm theo báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp
nhận toàn phần hoặc một trong các dạng ý kiến không phải chấp nhận toàn phần.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nếu ý kiến không phải là chấp nhận toàn phần,
đặc biệt liên quan đến khả năng hoạt động liên tục (do không chắc chắn trong việc
đánh giá tài sản) có ảnh hưởng rõ rệt đến quyết định cho vay của ngân hàng và nhà
phân tích tín dụng. Ngoài ra, theo Firth, báo cáo kiểm toán cần cung cấp thông tin
chi tiết liên quan đến những hạn chế này để người đọc đánh giá được những rủi ro
đáng kể khi ra quyết định có liên quan.


8
Với phương pháp, mục đích nghiên cứu tương tự, Robertson (1988) thực
hiện nghiên cứu nhằm xác định xem liệu loại ý kiến không chấp nhận toàn phần có
ảnh hưởng đến phản ứng của nhà phân tích tài chính hay không. Các nhà phân tích
tài chính được gửi một bộ báo cáo tài chính của một công ty kèm theo báo cáo kiểm
toán dạng không phải chấp nhận toàn phần, và họ được yêu cầu đưa ra ý kiến của họ
về các câu hỏi: (1) Họ có thấy rằng báo cáo kiểm toán gia tăng độ tin cậy của báo
cáo tài chính hay không?; (2) Họ có dựa trên những thông tin này khi ra quyết định
đầu tư tài chính hay không? (3) Họ có cảm thấy những thông tin này đáp ứng yêu
cầu của họ khi thực hiện phân tích hay không? Kết quả chỉ ra rằng, đối với các nhà
phân tích tài chính không có sự khác biệt nào giữa các loại ý kiến không phải dạng
chấp nhận toàn phần. Tuy nhiên Robertson (1988) cũng chỉ ra rằng “ý kiến dạng
ngoại trừ được xếp hạng cao nhất về việc mang lại độ tin cậy, thỏa mãn và nó dễ
hiểu hơn những ý kiến khác”.

Houghton (1983) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để xác định sự ảnh
hưởng của ý kiến kiểm toán đối với quá trình ra quyết định, cũng như quyết định
cho vay của các ngân hàng ở Úc. Mục tiêu nghiên cứu là xem xét liệu có sự khác
biệt nào về nội dung thông tin giữa những loại báo cáo kiểm toán khác nhau hay
không, chấp nhận toàn phần và không phải dạng chấp nhận toàn phần, có sự khác
biệt giữa việc có và không có báo cáo kiểm toán hay không. Tác giả thiết kế bộ
thông tin bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, lưu chuyển tiền tệ, bản
thuyết minh và bộ hồ sơ xin vay ngân hàng. Bảng câu hỏi được gửi cho ba nhóm,
nhóm thứ nhất kèm theo báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần, nhóm thứ hai
kèm theo báo cáo kiểm toán dạng không phải chấp nhận toàn phần và nhóm thứ ba
không có báo cáo kiểm toán kèm theo. Kết quả cho thấy không có ảnh hưởng đáng
kể nào của trường hợp này – báo cáo chấp nhận toàn phần, dạng không phải chấp
nhận toàn phần và không có báo cáo- đối với quyết định có cho vay hay không cũng
như số tiền cho vay là bao nhiêu. Ông cho rằng kết quả này là do đối tượng phản hồi
không có nhận thức đầy đủ về vai trò của báo cáo kiểm toán, thông tin trong báo cáo
kiểm toán không quan trọng đối với ngân hàng, từ ngữ trong báo cáo


9
bị lạm dụng; những thông tin khác đối với nhóm phản hồi quan trọng hơn báo cáo
kiểm toán.
Gul (1990) điều tra ảnh hưởng của báo cáo kiểm toán dạng ý kiến nhận toàn
phần và dạng ý kiến ngoại trừ đối với thị giá cổ phiếu ước tính, bằng phương pháp
thực nghiệm. Ông gửi cho nhân viên tín dụng ngân hàng bộ báo cáo tài chính của
công ty kèm theo báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần hoặc bộ báo cáo tài
chính kèm theo báo cáo kiểm toán ngoại trừ. Đối tượng phản hồi được yêu cầu đưa
ra giá trị thích hợp đối với thị giá cổ phiếu của công ty. Tác giả sử dụng phương
pháp ANOVA để phân tích dữ liệu và kết quả chỉ ra rằng, báo cáo kiểm toán dạng
ngoại trừ có ảnh hưởng tiêu cực đến thị giá cổ phiếu.
Bessell et al. (2003) thực hiện nghiên cứu thực nghiệm để xem xét ý kiến

kiểm toán viên liên quan giả định hoạt động liên tục trong loại báo cáo kiểm toán
điều chỉnh (modified audit report) ở Úc. Các tác giả tiến hành thu thập ý kiến của
500 đối tượng là thành viên Viện tài chính ngân hàng thông qua bảng câu hỏi kèm

theo các dạng báo cáo kiểm toán (chấp nhận toàn phần, không phải chấp nhận toàn
phần, chấp nhận toàn phần có đoạn mở rộng). Kết quả nghiên cứu cho thấy “vấn
đề nhấn mạnh” và “ ý kiến ngoại trừ” vẫn chứa đựng các thông tin ngay cả khi công
ty không có khó khăn tài chính. Tuy nhiên, nếu một công ty ở trong tình trạng tài
chính khó khăn, thì báo cáo kiểm toán dạng không phải chấp nhận toàn phần cũng
không làm gia tăng đáng kể nhận thức về rủi ro hoặc việc ra quyết định.
Guillamon (2003) cũng tiến hành nghiên cứu thực nghiệm điều tra tầm quan
trọng của báo cáo kiểm toán trong việc ra quyết định đầu tư của công ty môi giới và
quyết định cho vay của tổ chức tín dụng. Hay nói cách khác, mục tiêu nghiên cứu là
điều tra ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán đối với quyết định đầu tư và tài chính. Nhà
nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi gởi đến các đối tượng khảo sát để thu thập thông
tin về việc khi ra quyết định đầu tư họ sẽ xem xét những nguồn thông tin nào. Kết
quả chỉ ra rằng báo cáo kiểm toán là nguồn thông tin hữu ích trong việc ra quyết
định đầu tư và tài chính.


10
Lin et al.(2003), dùng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm điều tra phản
ứng của người sử dụng đối với báo cáo kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn
phần ở Trung Quốc. Nhà đầu tư và nhân viên tín dụng được hỏi liệu quyết định có
bị ảnh hưởng bởi báo cáo tài chính kèm theo báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận
toàn phần và dạng chấp nhận từng phần hay không, Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
báo cáo kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần ảnh hưởng tiêu cực đến
quyết định của nhà đầu tư và nhân viên tín dụng, và không có sự khác biệt đáng kể
nào giữa các loại ý kiến trong nhóm này.
1.3. Các nghiên cứu về phản ứng của thị trường thông qua thị giá cổ

phiếu trước các loại ý kiến kiểm toán.
Baskin (1972) sử dụng mô hình thị trường để khảo sát ý kiến kiểm toán
dạng ngoại trừ nhằm tìm hiểu bản chất tác động của dạng ý kiến ngoại trừ đến quyết
định của nhà đầu tư. Ông kết luận có ít sự ảnh hưởng của báo cáo kiểm toán ngoại
trừ đến quyết định của nhà đầu tư và báo cáo kiểm toán dạng ngoại trừ có giá trị về
thông tin thấp.
Với mục tiêu và phương pháp nghiên cứu tương tự, Firth (1978) điều tra
ảnh hưởng của ý kiến trên báo cáo kiểm toán dạng không phải chấp nhận toàn phần
đối với thị giá cổ phiếu (tại ngày phát hành báo cáo) và đối với quyết định đầu tư.
Mẫu nghiên cứu gồm 247 công ty có báo cáo kiểm toán dạng không chấp nhận toàn
phần tại Anh Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy thị giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi
loại ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần ngay khi chúng được công bố, và
báo cáo kiểm toán dạng không chấp nhận toàn phần chứa đựng thông tin quan trọng
ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư phản ứng khác nhau đối
với mổi loại báo cáo kiểm toán dạng không chấp nhận toàn phần.
Dodd et al. (1984) điều tra liệu báo cáo kiểm toán dạng tùy thuộc vào
(subject to) và từ chối đưa ra ý kiến có ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu hay không.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhiều công ty có lợi nhuận bất thường (abnormal returns)
âm thường sẽ có ý kiến kiểm toán dạng không phải chấp nhận toàn phần, mức độ lợi
nhuận bất thường khác nhau đối với từng loại ý kiến không phải dạng chấp nhận


11
toàn phần. Kết quả cung cấp ít bằng chứng về việc thị giá cổ phiếu bị ảnh hưởng
nếu báo cáo kiểm toán dạng không chấp nhận toàn phần được công bố ra công
chúng. Nói cách khác, báo cáo kiểm toán dạng tùy thuôc vào và từ chối đưa ra ý
kiến ảnh hưởng thị giá cổ phiếu lá khá ít. Kết quả nghiên cứu này không có nghĩa là
báo cáo kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phận không có ý nghĩa hay
không cần ý kiến của kiểm toán.
Ameen et al. (1994) dùng phương pháp nghiên cứu sự kiện để điều tra liệu

ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần có ảnh hưởng đến thị giá cổ
phiếu của các công ty quy mô nhỏ thuộc thị trường chứng khoán phi tập trung ở
Mỹ. Nghiên cứu sử dụng 177 báo cáo kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn
phần được phát hành trong giai đoạn 1974-1988. Ameen sử dụng mô hình thị trường
để tính toán lợi nhuận bất thường, sau đó tính lợi nhuận bất thường trung bình lũy
kế. Kết quả nghiên cứu cho thấy thị trường phản ứng tiêu cực trong thời gian trước
ngày công bố báo cáo không phải dạng chấp nhận toàn phần, nhưng thị trường
không phản ứng trong cửa sổ sự kiện.
Chen et al. (2000) tiến hành nghiên cứu phản ứng của thị trường đối với ý
kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần (modified audit opinion) tại thị
trường chứng khoán Thượng Hải. Mục tiêu nghiên cứu là điều tra ảnh hưởng của ý
kiến chấp nhận toàn phần và ý kiến không phải chấp nhận toàn phần đối với thị giá
cổ phiếu trong giai đoạn 1995-1997. Mẫu nghiên cứu gồm 844 quan sát (748 ý kiến
chấp nhận toàn phần và 96 là ý kiến ngược lại). Kết quả nghiên cứu chỉ ra phản ứng
của thị trường là tiêu cực, thị giá chứng khoán của những công ty nhận ý kiến kiểm
toán không phải chấp nhận toán phần thường bị giảm. Kết quả cũng chỉ rằng không
có sự khác biệt đáng kể của phản ứng thị trường đối với ý kiến chấp nhận toàn phần
và ý kiển kiểm soát có đoạn giải thích mở rộng (đoạn nhấn mạnh).
Với mục tiêu nghiên cứu tương tự, xem xét mối quan hệ giữa ý kiến kiểm
toán và thị giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại thị trường Pháp, Soltani (2000)
đã thực hiện nghiên cứu sự kiện với mẫu gồm 543 công ty trong giai đoạn từ năm
1986-1995, thông qua đo lường lợi nhuận bất thường với cửa sổ sự kiện là 15 ngày


12
trước và sau khi công bố báo cáo kiểm toán. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có lợi
nhuận bất thường âm đáng kể đối với những công ty nhận báo cáo kiểm toán không
phải dạng chấp nhận toàn phần và báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phận có
đoạn nhấn mạnh, điều này cũng cho thấy rằng báo cáo kiểm toán có giá trị thông tin
đối với nhà đầu tư.

Martinez et al.(2004) nghiên cứu phản ứng của thị trường vốn Tây Ban Nha
đối với báo cáo kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần, thông qua phương
pháp nghiên cứu sự kiện họ xem xét mối quan hệ giữa ý kiến không phải dạng chấp
nhận toàn phần với thị giá cổ phiếu trong giai đoạn 1992-1995. Kết quả nghiên cứu
cho thấy không có mối quan hệ nào giữa thị giá cổ phiếu và ý kiến kiểm toán không
phải dạng chấp nhận toàn phần.
Al-Fayoumi (2007) tiến hành nghiên cứu điều tra phản ứng của thị trường
đối với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần ở thị trường Jordan.
Cụ thể là thay đổi thị giá cổ phiếu và lợi nhuận của những 92 công ty nhận ý kiến
kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
tại Jordan giai đoạn 2000-2005. Bằng nghiên cứu sự kiện, Al-Fayoumi đo lường
phản ứng của thị trường thông qua việc tính toán lợi nhuận bất thường, lợi nhuận
bất thường trung bình và lợi nhuận bất thường trung bình lũy kế với cửa sổ sự kiện
là khoản thời gian 7 ngày trước và sau khi công bố báo cáo tài chính trên Sở giao
dịch chứng khoán. Và giai đoạn 100 ngày trước khi bắt đầu ngày của cửa sổ sự kiện
được xác định là cửa sổ ước lượng để tính lợi nhuận kỳ vọng. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần không có ảnh
hưởng đáng kể, và có ảnh hưởng không rõ ràng đối với thị giá cổ phiếu và lợi nhuận
tại ngày công bố báo cáo tài chính và trong suốt giai đoạn sự kiện. Ngoài ra, nghiên
cứu còn cho thấy người sử dụng báo cáo kiểm toán không hiểu hết ý nghĩa và giá trị
của báo cáo kiểm toán.
Czernkowski và cộng sự (2010) cũng kiểm định phản ứng của thị trường
trước những ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần của các công ty niêm
yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải, sau khi Trung Quốc đưa ra những thay đổi


13
quan trọng mang tính pháp lý nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào chức năng
của kiểm toán. Mẫu nghiên cứu gồm 3,218 quan sát từ năm 1999 đến năm 2003.
Nghiên cứu sử dụng và điều chỉnh mô hình phản ứng thị trường được dùng trong

nghiên cứu trước đó của Chen và cộng sự (2000) bằng cách thêm các biến giải thích
cho đặc thù tổ chức ở Trung Quốc và kiểm soát thông tin gây nhiễu đến thị trường.
Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng chứng minh ý kiến kiểm toán có giá trị
thông tin ở Trung Quốc vì không thấy được bức tranh tổng thể về phản ứng thị
trường trước ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.
Giuseppe Ianniello Giuseppe Galloppo (2015) điều tra phản ứng của nhà
đầu tư ở Italia đối với loại ý kiến kiểm tóan dạng không phải chấp nhận toàn phần
và ý kiến dạng chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh liên quan đến khả năng
hoạt động liên tục và tình hình tài chính kém lành mạnh. Galloppo (2015) sử dụng
phương pháp nghiên cứu sự kiện, tập trung vào cửa sổ sự kiện ngắn (1 ngày trước
và sau sự kiện, 3, 5 ngày sau sự kiện), để xác định xem thị trường chứng khoán có
phản ứng ngay khi báo cáo kiểm toán được công bố hay không thông qua việc tính
toán lợi nhuận bất thường của cổ phiếu. Nghiên cứu này dựa trên giả định về thị
trường hiệu quả của Fama (1996) với ngày sự kiện là ngày mà kiểm toán viên ký
báo cáo kiểm toán, cửa sổ sự kiện là 20 ngày trước và sau ngày sự kiện, cửa sổ ước
lượng là 252 ngày. Với mẫu quan sát là 97 công ty từ mẫu quan sát ban đầu gồm
1,125 công ty Galloppo (2015) thu thập dữ liệu về ý kiến kiểm toán và thị giá cổ
phiếu của 97 công ty này từ năm 2007-2010 tính toán lợi nhuận bất thường, lợi
nhuận bất thường trung bình của mẫu quan sát, và dùng kiểm định Z để kiểm định
giả thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, báo cáo kiểm toán chứa đựng thông
tin có giá trị cho nhà đầu tư. Cụ thể, ý kiến kiểm dạng không phải chấp nhận toàn
phần có tác động tiêu cực đến thị giá cổ phiếu, ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn
nhấn mạnh có ảnh hưởng tích cực đến thị giá cổ phiếu.
Với mục tiêu nghiên cứu tượng tự là xem xét tác động của ý kiến kiểm toán
không phải dạng chấp nhận toàn phần đến thị giá cổ phiếu, nghiên cứu của Anulasiri
và cộng sự (2015) thực hiện tại thị trường Colombo, SriLanka. Bằng


14
phương pháp nghiên cứu sự kiện trên cơ sở thị trường với cửa sổ sự kiện là 4 ngày

trước và sau khi công bố báo cáo kiểm toán, với mẫu cuối cùng là 26 quan sát từ 87
báo cáo kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần ban đầu trong giai đoạn từ
năm 2010-2014, kết quả T-test cho thấy rằng báo cáo kiểm toán không phải dạng
chấp nhận toàn phần có tác động tiêu cực đến thị giá cổ phiếu, tuy nhiên ảnh hưởng
này là không đáng kể. Vì vậy cũng có thể kết luận rằng báo cáo kiểm toán không
phải dạng chấp nhận toàn phần không mang giá trị thông tin.
Cũng bằng phương pháp nghiên cứu sự kiện với cửa sổ sự kiện là 5 ngày
trước và sau khi công bố báo cáo kiểm toán, Moradi và công sự (2011) thực hiện
nghiên cứu điều tra tác động của ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn
phần đến thị giá cổ phiếu tại Iran với mẫu quan sát là 103 báo cáo kiểm toán trong
giai đoạn từ 2005-2009. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng báo cáo kiểm toán không
phải dạng chấp nhận toàn phần không có ảnh hưởng đáng kể đến thị giá cổ phiếu.
Hay nói cách khác, không có giá trị thông tin trong báo cáo kiểm toán không chấp
nhận toàn phần tại Iran, người sử dụng báo cáo kiểm toán không hiểu hết giá trị và ý
nghĩa của báo cáo kiểm toán.
Từ các kết quả của những nghiên cứu trên cho thấy, có sự khác biệt về ảnh
hưởng ý kiến kiểm toán đến các quyết định kinh tế thông qua sự thay đổi của thị giá
cổ phiếu. Một số nghiên cứu đưa ra kết quả là ý kiến kiểm toán không ảnh hưởng
đến quyết định của các nhóm lợi ích, trong khi đó rất nhiều nghiên cứu khác chứng
minh rằng ý kiến của kiểm toán ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu, từ đó tác động đến
quyết định của nhà đầu tư, một số nghiên cứu còn chỉ ra sự khác biệt trong nhận
thức của người sử dụng và mức độ tin tưởng của họ đối với báo cáo kiểm toán.
Nguyên nhân của vấn đề này được cho là do: (i) một số nghiên cứu thực
nghiệm không xuất phát từ thực tiễn mà chủ yếu dựa trên lý thuyết, hoặc bỏ qua các
yếu tố như thời gian, hoàn cảnh cụ thể và những tác động khác đến nhận thức của
người sử dụng BCTC; (ii) đối với các nghiên cứu dựa trên cơ sở thị trường thì
không thể tách biệt được thông tin về yếu tố không chắc chắn trong báo cáo tài
chính so với thông tin tương tự trong báo cáo kiểm toán. Ngoài ra còn có nguyên



15
nhân là những tác động gây nhiễu của các thông tin khác được công bố cùng thời
điểm với báo cáo kiểm toán và do sự khó khăn trong việc xác định thời điểm mà thị
trường nhận được báo cáo kiểm toán.
Tuy nhiên, theo Firth (1978) , việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trên cơ
sở thị trường trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán đến phản ứng
của thị trường chứng khoán là hữu ích, ông cho rằng lợi nhuận và cổ tức được công
bố trước khi phát hành báo cáo thường niên vài tuần, vì vậy những thông tin này đã
tác động đến thị giá cổ phiếu trước giai đoạn thực hiện nghiên cứu.
Có thể nói rằng, đóng góp cơ bản của nghiên cứu này là việc áp dụng mô
hình nghiên cứu sự kiện xem xét tác động của ý kiến kiểm toán không phải dạng
chấp nhận toàn phần đến thị giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam. Cung cấp thêm
bằng chứng thực nghiệm về giá trị của báo cáo kiểm toán từ một nước đang phát
triển ở Châu Á-Việt Nam.
1.4. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các chủ đề liên quan đến vai trò, giá trị thông tin của báo cáo
kiểm toán đối với người sử dụng báo cáo tài chính cũng được một số nhà nghiên
cứu quan tâm, một số công trình nghiên cứu có thể kể đến như sau:
Nguyễn Văn Hương (2010), Trần Khánh Lâm (2011), Nguyễn Thiên Tú
(2012), Hà Xuân Thạch (2013), Tạ Duy Khánh (2015), Dương Quốc Quang (2015),
Huỳnh Thị Thiên Thảo (2015).
Các nhà nghiên cứu tại Việt Nam bắt đầu quan tâm đến việc nghiên cứu các
chủ đề liên quan đến báo cáo kiểm toán nói chung nhằm tìm ra giải pháp nâng cao
chất lượng của báo cáo kiểm toán (Nguyễn Văn Hương (2010), Trần Khánh Lâm
(2011)); nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo kiểm toán (Hà Xuân Thạch
(2013), Dương Quốc Quang (2015)). Xem xét mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và
tình bền vững của thu nhập (Huỳnh Thị Thiên Thảo, 2015).


16

1.5. Khoảng trống trong nghiên cứu
Thông qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới, có thể
thấy rằng, giá trị thông tin trên báo cáo kiểm toán thông qua việc xem xét mối quan
hệ giữa ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần và thị giá cố phiếu là một
trong những chủ đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Vì vậy, có khá nhiều
công trình nghiên cứu về chủ đề này, trong đó phương pháp nghiên cứu sự kiện là
một trong cách thức tiếp cận được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu trước.
Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây các nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm
và có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến báo cáo kiểm toán. Kết quả nghiên
cứu cho thấy tính hữu ích của báo cáo kiểm toán, các nhân tố nâng cao chất lượng
hoạt động kiểm toán nói chung, chất lượng thông tin trên báo cáo kiểm toán nói
riêng. Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và
tính bền vững của thu nhập. Tuy nhiên, chủ đề liên quan đến mối quan hệ giữa ý
kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần đến thị giá cổ phiếu- chủ đề
mà từ lâu đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện trên thế giới như tác
giả đã trình bày trên, chưa có một công trình nghiên cứu trước đây được thực hiện
tại Việt Nam.
Chính vì vậy, tác giả nhận thấy cần có một nghiên cứu về mối quan hệ giữa
ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phận và thị giá cổ phiếu thông

qua việc đo lường lợi nhuận bất thường của cổ phiếu của các công ty niêm yết trên
TTCK Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu này góp phần kiểm định vai trò, giá trị của
báo cáo kiểm toán tại Việt Nam, nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo cho các đối
tượng sử dụng báo cáo tài chính trong việc dự đoán về thị giá cổ phiếu.
Kết luận chương 1
Các nghiên cứu về vai trò của báo cáo kiểm toán trên thới giới được chia
làm hai hướng. Nghiên cứu thực nghiệm thông qua kiểm tra vai trò của ý kiến kiểm
toán như nguồn thông tin trong quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng báo
cáo tài chính. Và hướng nghiên cứu thị trường thông qua việc xem xét mối quan hệ



×