Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.89 KB, 21 trang )

Thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của
Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam
1. Đặc điểm vận tải hàng hóa bằng đường hàng không và quá trình phát triển
hiện nay
1.1. Đặc điểm vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
-Vận tải hàng không là ngành vận tải non trẻ nhất. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX, vận tải hàng không mới bắt đầu phát triển và nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật
mà ngành vận tải hàng không ngày càng được phát triển nhanh chóng. Trước đây, nó
chủ yếu phục vụ chuyên chở hành khách, ngày nay vận tải hàng không đã được sử dụng
rộng rãi vào chuyên chở hàng hóa trong phạm vi nội địa cũng như quốc tế.
- Ưu điểm:
+ Tốc độ nhanh: vận tải hàng không có tốc độ khai thác lớn nhất so với tất cả các
ngành vận tải khác cho nên vận tải hàng không phục vụ tốt nhất chuyên chở hành khách
và hàng hóa ( đặc biệt là hàng giá trị cao, có yêu cầu vận chuyển nhanh).
+ Tuyến đường hoàn toàn tự nhiên: khoảng cách vận chuyển giữa hai điểm gần
như một đường thẳng, không phải đầu tư xây dựng tuyến đường ( trừ việc xây dựng sân
bay), khả năng thông qua trên một tuyến đường gần như không hạn chế.
+ Vận tải hàng không có tính cơ động cao, nó có thể đáp ứng nhanh chóng nhu
cầu chuyên chở hàng hóa về mặt thời gian giao hàng, khối lượng chuyên chở và số lượt
bay trên một tuyến đường.
- Nhược điểm:
+ Giá cước rất đắt: giá thành của vận tải hàng không cao hơn rất nhiều so với các
ngành vận tải khác (gấp 5-6 lần vận tải biển). Nguyên nhân dẫn đến giá cước đắt: do giá
máy bay cao, chi phí khấu hao lớn, lượng tiêu hao nhiên liệu lớn, trọng tải nhỏ (ví dụ:
một chiếc Boeing 747 giá 100 triệu USD chỉ chở được 400 người, tương đương với 80-
100T).
+ Vận tải hàng không phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết cho nên
ảnh hưởng đến lịch trình và tính chất đều đặn của vận tải hàng không. Ví dụ: máy bay
từ Tân Sơn Nhất ra Nội Bài gặp thời tiết xấu không hạ cánh được phải bay trở vào vừa
tốn kém chi phí cho cả hai lượt, vừa không đảm bảo lịch trình ngày hôm đó.
+ Sức chở hạn chế lại hay gặp rủi ro tai nạn và khi tai nạn xảy ra thiệt hại thường


rất lớn.
+ Đòi hỏi công nhân, phi công, kỹ sư, hoa tiêu… có trình độ kĩ thuật cao và giàu
kinh nghiệm.
- Từ những đặc điểm trên, ta có thể rút ra phạm vi áp dụng thích hợp của vận tải
hàng không như sau:
+ Vận tải hàng không thích hợp với chuyên chở hàng hóa trên khoảng cách xa và
yêu cầu thời gian vận chuyển nhanh.
+ Thích hợp với chuyên chở hàng hóa ở những nơi mà các ngành vận tải hàng hóa
khác không có khả năng thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng gặp nhiều khó
khăn.
+ Vận tải hàng không thích hợp với chuyên chở hàng lẻ, giá trị cao, hàng mau
hỏng, có nhu cầu vận chuyển gấp.
1.2. Quá trình phát triển hiện nay của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
Bảng 1: Số liệu tổng thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam từ 2001
đến 2008
Năm Hàng hóa (tấn) Tốc độ tăng trưởng so với năm trước
2001 115958 13.2%
2002 149602 29%
2003 186344 24.6%
2004 211302 13.4%
2005 230911 9.3%
2006 263961 14.3%
2007 307682 16.6%
2008 348318 13.2%
Bảng 2: biểu về số lượng hàng hóa và tốc độ tăng trưởng từ 2004 đến 2008
Bảng 3: Khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo ngành vận tải
Năm Tổng số Đường Đường bộ Đường Đường Đường
sắt sông biển không
2001 63164.4 2054,4 9184,9 16937,1 34829,8 158,2
2002 69417,9 2391,5 10667,6 15936,9 40250,1 171,8

2003 80029,5 2725,4 12338,0 15492,3 49263,2 210,6
2004 90504,8 2745,3 14938,8 16415,1 56169,8 235,8
2005 100728,3 2949,3 17668,3 17999,0 61872,4 239,3
2006 113550,0 3446,6 20537,1 18843, 70453,2 269,4
2007 124229,5 3888,4 23617,7 96440,7 282,7
Đơn vị:triệu tấn.km
Dù là ngành vận tải non trẻ nhưng vận tải hàng hóa đường hàng không đã nhanh
chóng chứng minh được vai trò của mình trong hệ thống vận tải hàng hóa của Việt
Nam. Với tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2001 đến 2008 đạt mức 16,7%, vận tải
hàng hóa bằng đường hàng không hứa hẹn sẽ trở thành ngành vận tải quan trọng thứ nhì
sau vận tải đường biển.
Hiện tại, Việt Nam đứng thứ sáu trong ASEAN, thứ 42- 43 trên thế giới về vận tải
hàng không với 4 hãng hàng không Vietnam Airlines, JetStar Pacific, VASCO, Tổng
công ty bay dịch vụ (SFC) và 43 hãng hàng không nước ngoài khai thác đến Việt Nam.
Hệ thống sân bay gồm 22 cảng hàng không, trong đó có 3 cảng quốc tế và 19 cảng nội
địa.
Định hướng phát triển hàng hóa của ngành hàng không đến năm 2020 sẽ có mức
tăng trưởng 11-14%/năm, đạt 0,8 triệu tấn hàng hóa, mạng đường bay được mở rộng
với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại 2 trung tâm Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, phát triển đội tàu bay lên 140- 150 chiếc ( trong đó sở hữu 70- 80 chiếc).
Đến năm 2020, sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh vận tải hàng không, xóa độc quyền,
bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu
đứng trong top3 của ASEAN về vận tải hàng không với tối đa 10 hãng hàng không.
Đồng thời nâng công suất, năng lực khai thác của toàn mạng cảng hàng không lên gấp 4
lần so với hiện tại vào năm 2020.
Ngành hàng không dân dụng có vai trò cao trong việc bảo đảm hạ tầng cho tăng
trưởng kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì vậy ngành cần có định hướng phát triển
phù hợp, tháo gỡ những điểm thắt nút để đẩy nhanh được tốc độ phát triển. Hàng không
cần phát triển trước một bước để đảm bảo hạ tầng cho tăng trưởng kinh tế.
2. Thực trạng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Vietnam Airlines từ

2001-2008
2.1. Sơ lược về Vietnam Airlines
Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam
200 Nguyễn Sơn, quận Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Số đăng kí kinh doanh: 106000844 cấp ngày 26/1/2007 tại Sở Kế hoạch Đầu tư
Hà Nội
Mã số thuế: 0100107518
Thời kì đầu tiên
Lịch sử của hãng hàng không quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng giêng năm
1956, khi Cục Hàng không dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của
Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với
vỏn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu
tiên được khai trương vào tháng 9/1956.
Giai đoạn 1976- 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều chuyến
bay quốc tế đến các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan,
Philippin, Malaysia và Singapore. Cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam
trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Tháng 4 năm
1993 chính là thời điểm lịch sử khi Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam
Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng
không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1996, Tổng Công ty Hàng Không
Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt.
Tiến trình phát triển
Vào ngày 20/10/2002, Vietnam Airlines giới thiệu biểu tượng mới- Bông Sen
Vàng, thể hiện sự phát triển của Vietnam Airlines để trở thành Hãng hàng không tầm cỡ
và bản sắc trong khu vực và trên thế giới. Đây là sự khởi đầu cho chương trình định
hướng toàn diện về chiến lược thương hiệu của Vietnam Airlines, kết hợp với những
cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng đường bay và đặc biệt là nâng
cấp đội bay.
Tháng 10/2003, Vietnam Airlines tiếp nhận và đưa vào khai thác chiếc máy bay

hiện đại với nhiều tính năng ưu việt Boeing 777 đầu tiên trong số 6 chiếc Boeing 777
đặt mua của Boeing. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của chương trình hiện đại hóa
đội bay của hãng. Ba năm sau đó, Vietnam Airlines trở thành một trong những hãng
hàng không có đội bay trẻ và hiện đại nhất trong khu vực.
Hãng hàng không đẳng cấp thế giới
Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/năm (trừ giai
đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 2007), Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam
đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không có uy tín trong
khu vực châu Á nhớ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp và lịch nối
chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương.
Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay mạng đường
bay của Vietnam Airlines đã mở rộng đến 19 tỉnh, thành phố trên cả nước và 23 điểm
đến quốc tế tại Mỹ, châu Âu, Úc và châu Á.
Năm 2006, sau khi đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội
vận tải Hàng không quốc tế (IATA), Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành
viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế và khẳng định chất lượng dịch vụ mang
tiêu chuẩn quốc tế của mình.
Hướng tới tương lai
Nhằm khẳng định thương hiệu quốc tế và thế mạnh về đội bay trẻ, hiện đại,
Vietnam Airlines đã để lại ấn tượng mạnh mẽ khi cùng với công ty cho thuê tàu bay
Việt Nam (VALC) mà Vietnam Airlines là một trong những thành viên sáng lập, ký
một hợp đồng mua máy bay lớn gồm 12 chiếc Boeing 787, 10 chiếc Airbus A350-900,
20 chiếc Airbus A321 và 5 chiếc ATR72-500 trong năm 2007. Vietnam Airlines hi
vọng sẽ mở rộng đội bay lên mức 104 chiếc máy bay hiện đại vào năm 2015 và 150
chiếc vào năm 2020.
Tình hình tài chính
Vietnam Airlines do chính phủ Việt Nam sở hữu, hãng có công ty con là Công ty
Bay dịch vụ Việt Nam VASCO. Hãng đã từng nắm giữ đến 86% cổ phần của hãng hàng
không cổ phần Pacific Airlines.
Vietnam Airlines tăng trưởng tốt với số lượng vận tải tăng 37% mỗi năm cho đến

1997 khi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á và những yếu tố tiêu cực khác làm giảm
hiệu quả kinh doanh của hãng. Tuy vậy, hãng vẫn có lợi nhuận trong suốt cuộc khủng
hoảng. Trong hai năm 1996 và 1997, hãng thông báo lợi nhuận lên tới hơn 100 triệu
USD mỗi năm. Năm 1998, lợi nhuận giảm xuống chỉ còn khoảng 7 triệu USD. Lợi
nhuận tăng lên 59 triệu USD vào năm 1999. Sau vụ tấn công 11 tháng 9 vào Hoa Kỳ,
trong lúc nhiều hãng hàng không phải vật lộn, thu nhập từ vận tải của Vietnam Airlines
lại tăng đột ngột. Hãng đã vận chuyển hơn 4 triệu hành khách năm 2002, tăng 18% so
với năm trước. Vận chuyển hàng hóa tăng 20% trong cùng thời kì đó. Và kết quả là
năm 2002, lợi nhuận của hãng tăng lên 35,77 triệu USD. Bất chấp sự bùng phát của
dịch SARS, hãng đã thông báo lợi nhuận 26,2 triệu USD trong năm 2003. Trong vòng
11 tháng đầu năm 2005, hãng vận chuyển 6,8 lượt khách và 109135 tấn hàng hóa với
thu nhập gần 1,37 tỷ USD. Năm 2007, hãng đã vận chuyển 8,1 triệu lượt khách và
113481 tấn hàng hóa.
Tình hình tài chính của Vietnam Airlines tăng trưởng khá tốt. Hãng đang có kế
hoạch tăng số máy bay và số điểm đến trong những năm tới.
Vietnam Airlines nắm giữ 40% thị phần khách du lịch bay đến và rời Việt Nam và
khoảng 41% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của Việt
Nam. Điều này rất có ý nghĩa đối với hãng vì hai phần ba thu nhập của hãng là từ hành
khách quốc tế.
2.2. Bộ phận phụ trách vấn đề vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines
Hiện nay tại tổng công ty Hàng không Việt Nam, vấn đề vận tải hàng hóa do Ban
Kế hoạch và tiếp thị hàng hóa phụ trách.
Sơ đồ tổ chức khai thác vận chuyển hàng hóa

×