Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Khả năng cung cấp nước sạch và mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân thành phố quy nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.7 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN

KHẢ NĂNG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ
MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH

CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ QUY NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN

KHẢ NĂNG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ
MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH

CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ QUY NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Thị Phương Liên, tác giả của luận văn tốt nghiệp cao học đề tài
“Khả năng cung cấp nước sạch và mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của
người dân thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”, luận văn là do tác giả nghiên cứu và
thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài. Các số liệu khảo sát và
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, do chính tác giả thu thập, phân tích và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Phương Liên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - HÌNH

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung:.................................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:.................................................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................................... 4
1.4. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU............5
2.1. Một số khái niệm.......................................................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm mức sẵn lòng chi trả theo tiếp cận marketing:................................... 5
2.1.1.1. Định giá sản phẩm:......................................................................................................... 5
2.1.1.2 Giá tối đa:............................................................................................................................ 7
2.1.1.3. Giá hạn chế :..................................................................................................................... 7
2.1.2. Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo tiếp cận kinh tế học:............................8
2.1.2.1. Cầu người tiêu dùng:...................................................................................................... 8
2.1.2.2. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.............................................................. 9
2.1.2.3. Mức sẵn lòng chi trả theo lýthuyết kinh tếhoc::.................................................. 10
2.1.3. Khái niệm về tài nguyên nước, nước sạch:.............................................................. 11
2.1.3.1. Khái niệm về tài nguyên nước:................................................................................. 11
2.1.3.2. Khái niệm về nước sạch:............................................................................................. 11


2.1.4. Một số khái niệm khác:................................................................................................... 11
2.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................................ 12
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nước sạch ở Trung Quốc:.................................................... 12
2.2.2. Thực trạng chung về nước sạch ở Việt Nam:.......................................................... 14
2.3. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan................................................ 16
2.4 Khung phân tích của luận văn................................................................................................ 17

CHƯƠNG 3: ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........20
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................................ 20
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên:............................................................................................................ 20
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn:................................................... 24
3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 25
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:..................................................................................... 25
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu:.................................................................................... 26
3.2.3. Phương pháp tạo dựng thị trường (CVM) (Contingent Valuation Method):32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................... 37
4.1. Phân tích khả năng cung cấp và sử dụng nước sạch trên địa bàn thành phố Quy
Nhơn............................................................................................................................................................. 37
4.2. Đánh giá mức sẵn lòng chi trả dịch vụ nước máy của các hộ gia đình trên địa
bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định:.................................................................................... 43
4.3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng trả dịch vụ nước máy:....46
4.3.1. Đánh giá và kiểm định mức độ phù hợp của mô hình:....................................... 46
4.3.2. Kết quả mô hình hồi quy:............................................................................................... 48
4.3.3. Kiểm tra đa cộng tuyến và hiện tượng tự tương quan:....................................... 51
a. Kiểm tra đa cộng tuyến:.......................................................................................................... 51
b. Kiểm tra tự tương quan........................................................................................................... 51
4.3.4. Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đến Mức sẵn lòng về chi trả
dịch vụ nước máy bằng T-test và Anova:........................................................................................ 52
4.4 Tóm tắt Chương 4....................................................................................................................... 55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ........................................................ 54
5.1. Kết luận từ nghiên cứu............................................................................................................. 54


5.1.1. Kết luận về hiện trạng khả năng cung cấp nước sạch của Công ty cấp thoát
nước Bình Định:....................................................................................................................................... 55
5.1.2. Kết luận về khả năng sẵn lòng chi trả nước sạch của người dân:...................55
5.1.3 Kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả:..........................55

5.2. Một số kiến nghị......................................................................................................................... 56
5.2.1. Một số kiến nghị nâng cao cung cấp và sử dụng nước sạch:...........................56
5.2.2. Kiến nghị về các nội dung giá sẵn lòng trả:............................................................ 59
5.2.3. Kiến nghị liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến sẵn lòng trả:.................60
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo............................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CVM

Phương pháp tạo dựng thị trường

CS

Thặng dư người tiêu dùng

(D)

Đường cầu

ĐVT

Đơn vị tính

m

Mét


m3

Mét khối

NS

Nước sạch

P

Giá cả

PS

Thặng dư người sản xuất

Q

Sản lượng

(S)

Đường cung

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT


Vệ sinh môi trường

WTP

Willingness To Pay – sự bằng lòng trả


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp nhân tố tác động đến mức sẵn lòng chi trả dịch vụ nước sạch
Bảng 3.1: Hiện trạng các công trình cấp nước đô thị tỉnh Bình Định
Bảng 3.2 : Thông tin các đơn vị Phường/Xã khảo sát
Bảng 3.3: Thống kê các Phường khảo sát
Bảng 3.4: Thông tin cá nhân của các chủ hộ
Bảng 3.5: Thông kê các đối tượng khảo sát
Bảng 4.1: Nguồn nước hộ đang sử dụng cho sinh hoạt
Bảng 4.2: Mục đích sử dụng nước máy của hộ
Bảng 4.3: Thống kê số nhân khẩu và tiền chi trả nước của hộ gia đình
Bảng 4.4: Tỷ lệ sẵn lòng chi trả tiền dịch vụ nước máy
Bảng 4.5: Độ phù hợp của mô hình
Bảng 4.6: Phân tích phương sai
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả hồi quy
Bảng 4.8: Mức độ tác động các nhân tố
Bảng 4.9: Tóm tắt kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Bảng 4.10: Kiểm tra đa cộng tuyến
Bảng 4.11: Kiểm định T-Test với giới tính khác nhau
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định ANOVA theo trình độ học vấn
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định ANOVA theo Lĩnh vực chuyên môn
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định ANOVA theo Nghề nghiệp chính của chủ hộ



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - HÌNH
Hinhh̀ 2.1: Đường cầu
Hinhh̀ 2.2: Thăngg̣ dư tiêu dùng vàthăngg̣ dư sản xuất
Biểu đồ: Tỷ lệ Giới tính (%)
Biểu đồ: Số năm đi học của chủ hộ (%)
Biểu đồ: Tỷ lệ Trình độ học vấn của chủ hộ (%)
Biểu đồ: Tỷ lệ Lĩnh vực chuyên môn chủ hộ (%)
Biểu đồ: Tỷ lệ Nghề nghiệp chính của chủ hộ (%)
Biểu đồ 4.1: Năm bắt đầu sử dụng nước máy các hộ gia đình
Biểu đồ 4.2: Lý do sử dụng nước máy của các hộ gia đình
Biểu đồ 4.3: Đánh giá của hộ gia đình về nguồn nước máy
Biểu đồ 4.4: Thống kê chi trả tiền nước máy bình quân các hộ gia đình
Biểu đồ 4.5: Mức giá nước sẵn sàng trả khi chất lượng nước tốt hơn
Biểu đồ 4.6: Mức độ sử dụng nước máy khi giá tăng (chất lượng tốt hơn)
Biểu đồ 4.7: Lượng nước máy thay đổi khi giá tăng (chất lượng tốt hơn)


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo nguồn số liệu từ kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2014 ở Việt
Nam cho thấy tỷ lệ hộ dùng nguồn nước hợp vệ sinh cho ăn uống đạt 93,0%, trong
đó nông thôn đạt 90,6%. Tỷ lệ hộ dùng nước máy đạt 34,3%, trong đó thành thị đạt
73,4%, nông thôn đạt 16,6%. Tỷ lệ hộ có hố xí tự hoại và bán tự hoại đạt 67,4%,
trong đó khu vực nông thôn đạt 56,9%. Số hộ có rác thải được thu gom đạt 48,6%,
trong đó khu vực thành thị đạt 81,4%, nông thôn đạt 33,8%.
Chất thải ra cống rãnh, ao, hồ, sông suối và chôn lấp còn chiếm tỷ lệ cao đã
làm ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng. Năm 2014, có 48,7% số xã có
vấn đề về môi trường, trong đó 21,6% số xã bị ô nhiễm nguồn nước, 9,2% số xã bị ô

nhiễm không khí, 13,5% số xã bị ô nhiễm cả nguồn nước và không khí và 4,4% số
xã có vấn đề khác về môi trường. Trong đó, tỷ lệ xã bị ô nhiễm cả nguồn nước và
không khí tăng so với các năm trước.
Tình hình ô nhiễm môi trường chủ yếu là do rác thải sinh hoạt, trong tổng số
các xã bị ô nhiễm môi trường năm 2014 có đến 37,8% số xã bị ô nhiễm là do rác
thải sinh hoạt (năm 2008 con số này là 25,1%, năm 2010 là 39,3%). Ngoài ra, tình
hình ô nhiễm môi trường còn do chất thải công nghiệp (17,8%), chất thải làng nghề
(4,9%) và các nguyên nhân khác (14,6%).
Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2008 các bệnh liên quan đến nước: tiêu chảy,
hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn là 3 trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, trong đó
tiêu chảy là bệnh đứng thứ 6 trong các bệnh có tỷ lệ tử vong lớn nhất
(0,009/100.000 dân). Tỷ lệ mắc/100000 dân với bệnh tiêu chảy là 1081,66; tả là
0,56; lỵ trực khuẩn là 30,55; lỵ amip là 10,97; thương hàn là 1,77 (Số liệu Bộ Y tế,
2009). Đó là những vấn đề nan giải đặt ra trong các chương trình mục tiêu quốc gia
về nước sạch và vệ sinh môi trường còn chưa đạt được.
Thành phố Quy Nhơn nằm về phía đông nam tỉnh Bình Định, thuộc vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Thành phố được biển bao bọc ở hướng Đông,


2

Tây giáp huyện Vân Canh, Bắc giáp huyện Tuy Phước và Phù Cát – tỉnh Bình Định,
2

Nam giáp huyện Sông Cầu - tỉnh Phú Yên, có diện tích 284,28 km , với bờ biển dài
42 km, thành phố là một trong 6 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam và là
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình
Định. Thành phố Quy Nhơn có 21 đơn vị hành chính gồm 16 phường, 5 xã (trong
đó có 3 xã bán đảo, 01 xã đảo và 1 xã vùng núi), toàn thành phố có 152 khu vực dân
2


cư, thôn (trong đó có 19 thôn) với diện tích 284,54 km , dân số trung bình năm
2015 hơn 286,3 nghìn người.
Trên địa bàn thành phố có 05 Khu công nghiệp và 03 cụm công nghiệp; trong
đó Khu kinh tế Nhơn Hội có quy mô lớn và đa dạng ngành nghề nhất. Khu kinh tế
Nhơn Hội rộng hơn 12.000 ha, nằm phía Đông Bắc thành phố, trên bán đảo Phương
Mai (gồm các phân khu chức năng như khu phi thuế quan, khu thuế quan, khu công
nghiệp, khu cảng biển nước sâu, khu đô thị, khu du lịch); các khu công nghiệp: Phú
Tài, Long Mỹ cùng với các cụm công nghiệp: Nhơn Bình, Quang Trung, Cụm Bùi
Thị Xuân và Khu dịch vụ hậu cần nghề cá,... Xuất khẩu là thế mạnh của kinh tế
thành phố với các mặt hàng chủ lực: đồ gỗ tinh chế, các mặt hàng nông - lâm - thủy
sản, khoáng sản, đá granite và hàng tiêu dùng,… Bên cạnh sự phát triển về kinh tế
của tỉnh Bình Định, thì vấn đề về nguồn nước và chất lượng nguồn nước đang dần
được quan tâm nhiều hơn, bởi các bệnh liên quan đến nguồn nước ngày càng gia
tăng (như dịch tả, tiêu chảy,...). Cùng với đó, nhu cầu sử dụng nguồn nước có chất
lượng vệ sinh cao đang được người dân chú trọng đến, với tỷ lệ đến 86,7% đồng ý
rằng, việc sử dụng nguồn nước có chất lượng, đảm bảo vệ sinh sẽ giúp nâng cao sức
1

khỏe và giúp chống chọi lại bệnh tật . Thế nhưng, hiện nay, tình trạng sử dụng
nguồn nước máy cho nhu cầu sinh hoạt của người dân thành phố Quy Nhơn nói
riêng, cũng như toàn dân tỉnh Bình Định nói chung vẫn còn hạn chế, tỷ lệ cấp nước
chiếm khoảng 50 - 80% dân số, riêng nội thị thành phố Quy Nhơn số dân được sử
dụng nước sạch đạt khoảng 96,0% và tiêu chuẩn cấp nước đạt khoảng 80 - 100

1

Báo cáo Tình hình cung cấp nước của Công ty cấp thoát nước Bình Định, 2015



3

2

lít/ng.ngđ . Thêm vào đó, những khu vực đông dân cư như: chung cư xã hội, các
khu tập trung nhiều nhà máy, công ty,... lại đang vấp phải vấn đề thiếu hụt về nguồn
nước. Và các công trình cấp nước sạch nông thôn chủ yếu được xây dựng từ nhiều
3

3

nguồn vốn khác nhau, quy mô công suất nhỏ (<100 m /m .ngđ), nhu cầu sử dụng
của người dân thấp dẫn đến các công trình đang trong tình trạng doanh thu thường
xuyên không đủ để trang trải chi phí vận hành thông thường và các sửa chữa lớn
nên hệ thống thiết bị nhanh chóng bị xuống cấp. Việc duy tu bảo trì thiết bị công
3

nghệ cũng như chất lượng nước chưa thực sự đảm bảo .
Từ những thực trạng nêu trên, tình hình sử dụng nước sạch của người dân
thành phố Quy Nhơn, cũng như tỉnh Bình Định như thế nào? Và vấn đề chi trả cho
dịch vụ nguồn nước máy cần phải được phân tích và đánh giá. Những yếu tố nào sẽ
tác động ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ nước
máy? Để từ đó, tác giả đề xuất các kiến nghị phù hợp để tăng số hộ sử dụng nước
máy cho sinh hoạt, nhằm giải quyết những vấn đề này tác giả tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Khả năng cung cấp nước sạch và mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước
sạch của người dân thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ nước sạch và xác định mức sẵn
lòng chi trả của người dân trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn đối với dịch vụ nước

sạch, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nước sạch của các
hộ dân trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:


Đánh giá thực trạng về khả năng cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố

Quy Nhơn


Xác định mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ nước sạch trên địa bàn Thành

phố Quy Nhơn.

2
3

Báo cáo thuyết minh vùng tỉnh Bình Định, tháng 7.2016, trang 56
Báo cáo thuyết minh vùng tỉnh Bình Định, tháng 7.2016, trang 57


4



Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sẵn lòng trả của người dân đối

với dịch vụ nước sạch trên địa bàn thành phố Quy Nhơn;
 Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả và thu hút người dân
sử

dụng nước sạch cho sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về mức sẵn lòng chi trả người dân với dịch vụ
nước sạch. Đối tượng điều tra là người dân đã sử dụng và chưa sử dụng nước sạch
nhưng có nhu cầu sử dụng nước sạch trong địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ sẵn lòng chi trả
của
người dân trong thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đối với nước sạch. Và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn lòng chi trả của người dân đối với nước
sạch.
 Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại thành phố
Quy


Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được sử dụng từ 2010 –

2015. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2016.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng sử dụng dịch vụ nước sạch của người dân và và dịch vụ cung cấp
nước máy của Công ty cấp thoát nước Bình Định tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định như thế nào?
Mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân trên địa bàn thành
phố Quy Nhơn được xác định như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới mức độ sẵn lòng chi trả của người dân thành
phố Quy Nhơn đối với dịch vụ nước sạch?



Những giải pháp nào nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng dịch vụ nước sạch
của người dân trên địa bàn thành phố Quy Nhơn?


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ KHUNG PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU
Trong chương 2, tác giả sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết và khung phân tích
nghiên cứu của đề tài “Khả năng cung cấp nước sạch và mức sẵn lòng chi trả cho
dịch vụ nước sạch của người dân thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”. Nội
chung của chương 2 bao gồm 4 phần chính: Một số khái niệm (mức sẵn lòng chi trả,
nước sạch), cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu (kinh nghiệm quản lý nước sạch ở
các nước như Trung Quốc, Việt Nam), tổng quan về các công trình nghiên cứu có
liên quan và khung phân tích của đề tài.
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm mức sẵn lòng chi trả theo tiếp cận marketing:
Theo Breidert (2005), khi mua sắm một sản phẩm, khách hàng sẵn lòng chi trả
bao nhiêu phụ thuộc vào giá trị kinh tế nhận được và mức độ hữu dụng của sản
phẩm. Hai giá trị xác định mức giá một người sẵn lòng chấp nhận là mức giá hạn
chế và mức giá tối đa. Tùy thuộc nhận định của khách hàng khi mua sản phẩm là
sản phẩm dự định mua không có sản phẩm thay thế thì để có được độ hữu dụng của
sản phẩm, khách hàng sẵn sàng chi trả khoản tiền cao nhất là mức giá hạn chế; hoặc
sản phẩm thay thế của sản phẩm dự định mua có giá trị kinh tế thấp hơn mức hữu
dụng thì mức giá cao nhất khách hàng chấp nhận chi trả bằng với giá trị kinh tế của
sản phẩm thay thế là mức giá tối đa. Mức sẵn lòng chi trả được định nghĩa là mức
giá cao nhất một cá nhân sẵn sàng chấp nhận chi trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ.
2.1.1.1. Định giá sản phẩm:
Nagle và Holden (2002) và Monroe (2003), dẫn theo Breidert (2005), cho
rằng định giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong marketing hỗn hợp.

Nó là yếu tố duy nhất sản sinh ra thu nhập. Giá một sản phẩm (là hàng hóa hay dịch
vụ) được đưa ra tương tác mạnh mẽ với hầu hết các yếu tố khác của marketing hỗn
hợp như: quảng cáo và khuyến mãi, phân phối…


6

Kotler và Armstrong (2001) định nghĩa giá là “lượng tiền phải trả cho một
sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc tổng giá trị mà người tiêu dùng đánh đổi để có hoặc sử
dụng sản phẩm hay dịch vụ”.
Monroe (2003) định nghĩa giá theo công thức sau:
P=M/G
Trong đó
-

P là giá sản phẩm;

-

M là lượng tiền hoặc hàng hóa/ dịch vụ mà người bán nhận được;

-

G là lượng hàng hóa/ dịch vụ mà người mua nhận được.

Có hai phương pháp định giá sản phẩm là định giá sản phẩm dựa vào chi phí
và định giá sản phẩm dựa vào giá trị người tiêu dùng nhận được.
Định giá sản phẩm dựa vào chi phí
Sản phẩm => Chi phí => Giá => Giá trị nhận được => Khách hàng
Định giá sản phẩm dựa vào giá trị nhận được

Khách hàng => Giá trị nhận được => Giá => Chi phí => Sản phẩm
Theo phương pháp định giá sản phẩm dựa vào chi phí (cost based-pricing), giá
bán được đưa ra dựa vào các chi phí liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm. Chí phí là yếu tố quyết định giá bán. Ngược lại, nhiều công ty định giá sản
phẩm của họ dựa vào giá trị nhận được (value based-pricing). Giá bán được xây
dựng trước khi tính đến các chi phí liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Công ty ước tính giá trị nhận được của người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa/ dịch
vụ của công ty là giá bán. Căn cứ vào giá trị mục tiêu và giá bán mục tiêu, các quyết
định về thiết kế sản phẩm và chi phí được đưa ra (Kotler và Armstrong, 2001, dẫn
theo Breidert, 2005). Việc định giá sản phẩm dựa vào giá trị nhận được khó khăn
hơn dựa vào chi phí nhưng tiềm năng lợi nhuận của chiến lược giá dựa vào giá trị
nhận được lớn hơn nhiều so với bất kỳ phương pháp định giá nào khác (Monroe,
2003, dẫn theo Breidert, 2005). Tuy nhiên, việc nhận định giá trị nhận được của
khách hàng sai gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu của sản phẩm. Nếu công ty nhận
định giá trị khách hàng nhận được nhiều dẫn đến định giá sản phẩm quá cao, sản


7

phẩm sẽ không tiêu thụ được, doanh thu bị ảnh hưởng. Ngược lại, nhận định giá trị
nhận được thấp dẫn đến giá bán thấp, doanh thu cũng bị ảnh hưởng.
Việc đưa ra khái niệm này nhằm mục đích phân tích mức WTP của người
dân để được sử dụng nước sạch so sánh với mức giá của nhà máy dẫn đến việc ra
quyết định của người dân.
2.1.1.2 Giá tối đa:
Nagle và Holden (2002), Monroe (2003), dẫn theo Breidert (2005), định
nghĩa giá tối đa như sau:
Giá tối đa (pmax) của một sản phẩm được hình thành bởi người tiêu dùng như
là sự nhận biết mức giá tham khảo của các sản phẩm tham khảo cộng với giá trị
khác biệt giữa sản phẩm tham khảo và sản phẩm quan tâm.

Mức giá tối đa được thể hiện như sau:

Pmax = pref + pdiff

Trong đó: Pmax là giá tối đa, pref là giá trị tham khảo, pdiff là giá trị khác biệt.
Giá trị tham khảo (pref) là chi phí mà khách hàng bỏ ra để mua một sản phẩm cạnh
tranh mà họ cho là sự thay thế tốt nhất của sản phẩm họ đang quan tâm. Giá trị khác
biệt (pdiff) là giá trị của bất kỳ sự khác biệt nào giữa sản phẩm quan tâm và sản phẩm
tham khảo. Như vậy, sản phẩm hoàn hảo, ưu việt nhất so với các sản phẩm cạnh
tranh sẽ có giá bán tối đa. Mấu chốt để có giá bán tối đa là khác biệt hóa sản phẩm,
tức là sửa đổi một sản phẩm làm nó thu hút hơn, khác biệt hơn đối với một nhóm
khách hàng nhất định. Sự khác biệt đòi hỏi một chiến lược giá tinh vi dựa vào giá trị
nhận được của sản phẩm (Kotler và Armstrong (2001), dẫn theo Breidert (2005)).
Qua giá tối đa có thể suy luận về mức WTP khi cải thiện chất lượng nước
xem mức WTP này có chấp nhận được không.
2.1.1.3. Giá hạn chế :
Theo Varian ((2003), dẫn theo Breidert (2005)): Các nhà kinh tế gọi mức sẵn
lòng chi trả tối đa của một người là mức giá hạn chế của người đó. Giá hạn chế là
mức giá cao nhất mà một người chấp nhận và vẫn mua sản phẩm. Nói cách khác,
giá hạn chế của một người là mức giámà tại đó anh ấy hoặc cô ấy quyết định giữa


8

việc mua hàng và không mua hàng.
Theo Breidert (2005), giá hạn chế (p res) của một vài sản phẩm là mức giá mà
tại đó người tiêu dùng không thấy sự khác biệt giữa việc tiêu thụ hoặc không tiêu
thụ sản phẩm (hoặc bất kỳ loại hàng hóa nào khác của cùng một lớp sản phẩm).
Sử dụng giá hạn chế nhằm tìm hiểu mức WTP mà người dân chưa sử dụng
nước sạch có thể trả.

Như vậy, với đề tài “Khả năng cung cấp nước sạch và mức sẵn lòng chi trả
cho dịch vụ nước sạch của người dân thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định “,
mức sẵn lòng chi trả được định nghĩa là mức giá cao nhất một cá nhân sẵn sàng
chấp nhận chi trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ (Theo Breidert, 2005). Với mức
giá cao nhất của một hàng hóa hoặc dịch vụ, người dân có có thể chấp nhận hàng
hóa hoặc dịch vụ đó nếu chi trả ở mức thấp hơn nhưng không trả mức giá cao hơn
mức giá cao nhất.
2.1.2. Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo tiếp cận kinh tế học:
2.1.2.1. Cầu người tiêu dùng:
Theo David Begg (2009), cầu của người tiêu dùng về một hàng hóa được định
nghĩa như là mối quan hệ tồn tại giữa giá cả và lượng cầu của hàng hóa tại một thời
điểm. Mọi điểm trên đường cầu (D) của hàng hóa biểu diễn quan hệ giữa giá cả và
lượng cầu tương ứng thể hiện tất cả các mức độ sẵn sàng trả tiền của người tiêu
dùng đối với hàng hoá đó. Giá cả và lượng cầu tồn tại mối quan hệ nghịch biến,
lượng cầu hàng hóa tăng lên khi giá cả hàng hóa thấp đi.
Xem xét đường cầu của sản phẩm A tại hình 1, người tiêu dùng sẽ mua Q 1 đơn
vị sản phẩm với mức giá 1 đơn vị sản phẩm là P1. Người tiêu dùng sẽ mua Q2 đơn vị
sản phẩm nếu mức giá 1 đơn vị sản phẩm là P 2. Người tiêu dùng sẽ mua thêm lượng
hàng hóa là (Q2 – Q1) đơn vị nhưng giá bán sản phẩm cũng đã giảm từ P1 xuống P2.


9

Như vậy, khi số lượng hàng hóa tiêu
thụ tăng lên, sự sẵn sàng trả tiền của

P

người tiêu dùng cho mỗi đơn vị hàng


P1

hóa mua thêm sẽ giảm xuống. Điều

P2

này hoàn toàn phù hợp với quy luật

(D)
O

Q1 Q2

về hữu dụng cận biên giảm dần .

Q
Hinh̀ 2.1: Đường cầu

2.1.2.2. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất
Xem xét sản phẩm A có đường cầu (D) và đường cung (S) như hình 2. Tại
điểm cân bằng thị trường M là điểm cắt của đường cung và đường cầu, mức giá cân
*

bằng thị trường của sản phẩm A là P và sản lượng cân bằng thị trường là Q

*

.

P

P1
CS

P*

PS

P2
Q*

O
Nguồn: Mankiw (2003)
Hinh̀ 2.2: Thăngg̣ dư tiêu dùng vàthăngg̣ dư sản xuất

Phần thăngg̣ dư của nhàsản xuất làchênh lêcḥ giữa tổng doanh thu (diêṇ tichh́
*

*

*

hinhh̀ P MQ O) và tổng chi phí(diêṇ tích hinhh̀ P2MQ O), là diêṇ tichh́ tam giác
*

P2MP .
Đối với người tiêu dùng, họ nhận được lợi ích (quy ra tiền) khi mua 1 sản


10


phẩm A bằng đúng số tiền họ bằng lòng bỏ ra để mua nó. Như vậy, tại hình 2, khi
*

người tiêu dùng mua Q sản phẩm A thì lợi ích họ nhận được là diện tích hình
*

*

*

*

OP1MQ . Chi phí thực tế bỏ ra để mua Q sản phẩm A là diện tích hình P MQ O.
Lợi ích ròng mà người tiêu dùng nhận được khi sử dụng sản phẩm A làdiêṇ tichh́ tam
*

giác P MP1. Lợi ích ròng này chính là thặng dư tiêu dùng. Thặng dư tiêu dùng là sự
chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng nhận được khi tiêu dùng hàng hóa và
những chi phí thực tế để có được lợi ích đó.
2.1.2.3. Mức sẵn lòng chi trả theo lýthuyết kinh tếhocc̣:
Người tiêu dùng thường chi tiêu cho sản phẩm A họ muốn tiêu dùng với mức
*

giá thị trường là P . Tuy nhiên, tùy thuộc sở thích tiêu dùng của cá nhân người tiêu
dùng, họ chấp nhận chi tiêu với mức giá cao hơn giá thị trường để có được sản
phẩm A. Tại hình 2, mức giá cao nhất người tiêu dùng chấp nhận bỏ ra để mua sản
phẩm A là P1. Như vậy, mức sẵn lòng chi trả (WTP) chính là biểu hiện sở thích tiêu
*

dùng, là thước đo sự thỏa mãn của khách hàng. Người tiêu dùng mua Q sản phẩm

A


với giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm A chính là giá trị của sản phẩm cuối cùng

*

Q . Người tiêu dùng được hưởng thặng dư tiêu dùng vì họ chỉ phải trả một lượng
*

giá trị là Q đồng đều cho từng đơn vị hàng hóa đã mua. Theo quy luật về hữu dụng
cận biên giảm dần, mức độ thỏa mãn của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm A
*

giảm dần từ đơn vị sản phẩm thứ 1 đến đơn vị sản phẩm thứ Q . Mức thỏa dụng thặng
dư người tiêu dùng sẽ nhận được từ đơn vị sản phẩm thứ 1 đến đơn vị sản phẩm thứ Q
1

*-

. Do vậy, đường cầu được mô tả giống như đường sẵn lòng chi trả của

người tiêu dùng. Miền nằm dưới đường cầu, bao gồm chi phíngười tiêu dùng bỏra
đểmua sản phẩm theo giáthi g̣ trường vàthăngg̣ dư người tiêu dùng nhâṇ đươcg̣ khi sử
dungg̣ sản phẩm, đo lường tổng giá trị của WTP. Hay nói cách khác:
*

*

*


*

SOP1MQ =SOP MQ +SP MP1
Trong đó:
*

*

SOP1MQ : làdiêṇ tichh́ hinhh̀ OP1MQ thuôcg̣ miền nằm dưới đường cầu, biểu
thi tộộ̉ng giátri g̣mức sẵn lòng chi trảcủa người tiêu dùng.
*

*

*

*

SOP MQ : là diêṇ tichh́ hinhh̀ OP MQ , biểu thi g̣chi phih́tinhh́ theo giá thi g̣


11

trường của sản phẩm.
*

*

SP MP1: làdiêṇ tichh́ hinhh̀ P MP1, biểu thi g̣ thăngg̣ dư người tiêu dùng nhâṇ

đươcg̣ khi mua sản phẩm.
Có rất nhiều quan điểm về mức sẵn lòng chi trả trả theo lý thuyết kinh tế học,
theo lý thuyết Makerting… Với đề tài “Khả năng cung cấp nước sạch và mức sẵn
lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định" nghiên cứu theo quan điểm lý thuyết kinh tế học, bởi mức sẵn lòng chi
trả (WTP) chính là biểu hiện sở thích tiêu dùng, là thước đo sự thỏa mãn của khách
hàng.
2.1.3. Khái niệm về tài nguyên nước, nước sạch:
2.1.3.1. Khái niệm về tài nguyên nước:
Tài nguyên nước là lượng nước trong ao hồ, sông suối, đầm lầy, biển, đại
dương, khí quyển và sinh quyển. Trong luật tài nguyên nước của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩaViệt Nam quy định: “Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt,
nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam”.
2.1.3.2. Khái niệm về nước sạch:
Theo quy định của Luật Tài Nguyên nước năm 1998 thì nước sạch là nước đáp
ứng tiêu chuẩn chất lượng của Tiêu chuẩn Việt Nam.
Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế “nước sạch trong quy định này là nước dùng
trong các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống
trực tiếp. Nếu dùng trực tiếp cho ăn uống phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước
ăn uống ban hành theo Quyết Định số 1329/QĐ- BYT ngày 18/4/2002 của Bộ Y tế”.
2.1.4. Một số khái niệm khác:


Hoạt động cấp nước: là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất,

cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây
dựng, quản lý vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước
 Đơn vị cấp nước: là tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các
hoạt

động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn nước sạch và bán lẻ nước sạch.


12



Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh: là một hệ thống bao gồm các công

trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến khách
hàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên quan.


Khách hàng sử dụng nước: là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình mua nước sạch

của đơn vị cấp nước.
2.2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan
Vấn đề nước sạch là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều đề tài
nghiên cứu về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường mang lại rất nhiều lợi ích
cho các cơ quan quản lý cũng như tăng cường nhận thức của người dân, đặc biệt là
người dân nông thôn.
Một số các công trình nghiên cứu về nước sạch và vệ sinh môi trường như
“Báo cáo đánh giá ngành nước sạch và vệ sinh môi trường lần thứ nhất ở Việt Nam
năm 2011” của PGS. TS. Nguyễn Việt Anh và cộng sự (2011) đã đề cập đến các
hoạt động cấp nước phục vụ ăn uống và sinh hoạt cho dân cư ở khu vực đô thị và
nông thôn Việt Nam, cũng như các loại hình vệ sinh, tình hình quản lý chất thải hộ
gia đình và khu dân cư khu vực đô thị và nông thôn, bao gồm cả chất thải rắn và
chất thải lỏng phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt cũng như chất thải vật nuôi từ
các trang trại. Báo cáo cũng đánh giá các hoạt động cấp nước và vệ sinh trường học,
các công trình công cộng ở khu vực nông thôn. Các hoạt động trên được đặt trong

bối cảnh chính trị và kinh tế xã hội; các đặc điểm địa lý chính, địa hình học, khí
hậu; lượng mưa trung bình hàng năm; dân số đô thị và nông thôn; nguồn tài
nguyên nước liên quan tới NS&VSMT. Theo thời gian, các xu hướng diễn biến về
mức độ bao phủ trong lĩnh vực NS&VSMT, xu hướng cấp kinh phí cho ngành và tỷ
lệ của ngân sách nhà nước sử dụng cho ngành NS&VSMT, các chiến lược và chính
sách của chính phủ nhằm phát triển ngành được đề cập vắn tắt.
Một xu thế mới trên thế giới trong lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn là xã hội
hóa trong xây dựng, thị trường hóa trong cung ứng dịch vụ, áp dụng mô hình công
tư kết hợp trong quản lý và đẩy mạnh tham gia của tư nhân. Trong báo cáo “Mô
hình quản lý vận hành bền vững hệ thống cấp nước sạch nông thôn ở các tỉnh miền


13

núi phía Bắc” của tác giả Nguyễn Trung Dũng (Tuyển tập Hội nghị Khoa học
thường niên năm 2013) đã chỉ ra ở các tỉnh miền núi phía bắc với những đặc thù
riêng: suất vốn đầu tư cao do nguồn nước ở xa và mật độ dân cư thấp, người sử
dụng nước hầu hết là người dân tộc thiểu số với ý/nhận thức hạn chế, thu nhập hộ
thấp nên việc quản lý hệ thống gặp nhiều khó khăn. Qua thử nghiệm các mô hình
hợp tác xã quản lý hệ thống cũng như chuyển giao hệ thống cho tư nhân quản lý
theo hình thức khoán đã chứng tỏ xu thế mới có thể áp dụng được trong hoàn cảnh
của Việt Nam và qua đó tính hiệu quả của đầu tư và tính bền vững của hệ thống
được đảm bảo.
Công trình “Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với cấp nước
sạch tại thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp” của TS. Nguyễn Văn Ngãi, ThS.
Nguyễn Kim Phước, ThS. Phan Đình Hùng cho biết mức sẵn lòng trả dịch vụ nước
sạch của người dân tại thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp thông qua việc điều tra
khảo sát 72 hộ gia đình. Kết quả cho thấy, các nhân tố có ảnh hưởng dương đến mức
sẵn lòng chi trả dịch vụ nước sạch của người dân đó là: trình độ học vấn chủ hộ,
quy mô hộ, tổng thu nhập, địa chỉ hộ, số người đi làm (thu nhập bình quân đầu

người/hộ), nguồn nước sử dụng và nhận thức môi trường của chủ hộ. Từ đó, các tác
giả đã đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao mức sẵn lòng cho trả dịch vụ nước sạch
của người dân tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Trên đây là tổng quát một số các công trình nghiên cứu có liên quan đến nước
sạch và VSMT, phân tích thông tin và lập các báo cáo dựa vào cơ sở dữ liệu tổng
hợp được từ các hoạt động của toàn thể ngành nước sạch và VSMT, hoặc ở một khu
vực nào đó. Nội dung của quá trình giám sát, đánh giá ngành cấp nước và vệ sinh
môi trường tại Việt Nam bao gồm: cơ cấu tổ chức của ngành; các vấn đề quản lý và
thể chế; những hạn chế đối với phát triển ngành; vận hành và bảo dưỡng. Các
nghiên cứu tập trung phân tích hiện trạng của ngành nước sạch và vệ sinh môi
trường, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho các ngành.


14

2.3 Khung phân tích của luận văn
Đề tài, “Khả năng cung cấp nước sạch và mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ
nước sạch của người dân thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”, mức sẵn lòng
chi trả được tiếp cận theo kinh tế học, bởi mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước
sạch thể hiện qua số tiền (mức giá) mà người dân có thế chấp nhận chi trả để được
sử dụng dịch vụ nước sạch, và mức giá đó không được vượt quá mức giá tối đa mà
họ có thể sẵn lòng chi trả.
Cùng với đó, kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc quản lý nước sạch cho
thấy, Trung Quốc chủ trương khuyến khích hình thức cấp nước bằng đường ống và
tùy theo từng điều kiện cụ thể mà lắp đặt các hệ thống đường ống cho phù hợp, và
đã ban hành hướng dẫn giám sát chất lượng nước cho vùng nông thôn, kinh nghiệm
thực tế cho thấy, nếu chỉ ban hành các tiêu chuẩn hay hướng dẫn thì chưa đủ mà cần
phải có các cơ quan quản lý, giám sát và các giải pháp phù hợp, xây dựng tổ chuyên
trách và đề ra chế tài xử lý sẽ góp phần đảm bảo chất lượng nước. Trong khi đó, tại
Việt Nam, nhu cầu về nước ngọt để phục vụ cho ngành công nghiệp sẽ tăng lên gấp

đôi so với hiện tại trong thời gian tới và đặc biệt có đến 20% dân số chưa tiếp cận
được với nguồn nước sạch. Đây là những kinh nghiệm mà thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định cần thiết phải áp dụng, bởi thực tế tình trạng cấp nước hiện nay cho
thấy, nguồn nước vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu, hoặc ít tại các nơi đông
dân cư như chung cư, khu nhà máy,... do đó, thành phố Quy Nhơn cần thiết phải lắp
đặt hệ thống đường ống phù hợp hơn và xây dựng các tổ chuyên trách để giám sát.
Và hơn hết, việc tiếp cận các nghiên cứu đi trước, đã giúp tác giả tổng hợp các
nhân tố tác động đến mức sẵn lòng chi trả dịch vụ nước sạch tại thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định bao gồm các nhân tố: Giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ,
số nhân khẩu/hộ, thu nhập bình quân đầu người/hộ. Từ đó, tác giả tiến hành lập
bảng khảo sát để thu thập những thông tin cần thiết. Đề tài tập trung nghiên cứu về
mức độ sẵn lòng trả của người dân trong thành phố Quy Nhơn để và xác định được
cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng tới việc sẵn sàng chi trả của người dân tới nước


15

sạch. Yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất tới việc sẵn sàng chi trả của người dân
trong thành phố đối với nước sạch, việc quản lý và cung cấp nước sạch có tác động
như thế nào đến mức độ sẵn lòng chi trả của người dân. Và các yếu tố tác động đến
mức sẵn lòng chi trả dịch vụ nước sạch được tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu đi
trước, cụ thể như sau:


×