Tải bản đầy đủ (.docx) (380 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án do sở xây dựng long an làm chủ đầu tư giai đoạn 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 380 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRUỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------

PHẠM HỮU YÊN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẬM TIẾN ĐỘ
VÀ VƯỢT DỰ TOÁN CÁC DỰ ÁN DO SỞ XÂY DỰNG LONG AN
LÀM CHỦ ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2010-2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRUỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------

KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

PHẠM HỮU YÊN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẬM TIẾN ĐỘ
VÀ VƯỢT DỰ TOÁN CÁC DỰ ÁN DO SỞ XÂY DỰNG LONG AN
LÀM CHỦ ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2010-2014

Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUỐC HÙNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu
tư giai đoạn 2010-2014” là nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu trong
luận văn là trung thực và dẫn nguồn cụ thể.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa công bố trong bất
cứ phương tiện thông tin nào.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 05 năm 2016

Học viên

Phạm Hữu Yên


TÓM TẮT
Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 18 tháng 06 năm 2014 xác định: “ Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp
các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để

xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng
cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời gian và chi phí xác
định”.
Mỗi năm nước ta chi ra hàng ngàn tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình
trên khắp cả nước, Đảng nhà nước, chính phủ và nhân dân cùng mong muốn những
khoản đầu tư này sẽ hình thành các công trình có ích lợi cho quốc phòng, an ninh,
cho sự phát triển của đời sống xã hội.
Trải qua thời gian công tác tại Sở Xây dựng Long An và quá trình nghiên cứu,
tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của Thầy Phạm Quốc Hùng, tôi hình thành nên báo cáo
lận văn này với mong muốn nhận diện Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và
vượt dự toán tại các dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư giai đoạn 20102014.
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu, phân tích mối quan hệ giữa thời gian và
chi phí đầu tư, các yếu tố dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán của các
dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư giai đoạn 2010-2014
Để giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu cần phải làm rõ những câu hỏi nghiên
cứu sau;
- Những yếu tố nào làm chậm tiến độ và vượt dự toán của các dự án do Sở Xây

dựng Long An làm chủ đầu tư?
- Liệu có tồn tại mối quan hệ giữa thời gian và chi phí đầu tư đối với các dự án

do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư?
Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán các dự
án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư, luận văn sử dụng phương pháp quy
nạp và diễn dịch để tổng quát các cơ sở lý luận, kết quả các nghiên cứu trước đó


làm cơ sở phân tích các yếu tố làm cho công trình chậm tiến độ và vượt dự toán. Tư
đó đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện đặc thù của các dự án do Sở
Xây dựng Long An làm chủ đầu tư.

Qua nghiên cứu học viên nhận thấy có nhiều yếu tố khác nhau gây ra tình
trạng chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ
đầu tư, nhưng tựu trung lại có 02 nhóm lớn: Nhóm yếu tố bên trong: Nhóm yếu tố
liên quan đến chủ đầu tư (CDT); Nhóm yếu tố liên quan đến nhà thầu (NT); Nhóm
yếu tố liên quan đến tư vấn (TV) và nhóm yếu tố bên ngoài: Nhóm yếu tố tác động
ngoại vi (NV); Nhóm yếu tố pháp lý thiếu ổn định (PL).
Tư kết quả nghiên cứu, học viên đề xuất 5 nhóm hàm ý chính sách nhằm hạn
chế tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án do Sở Xây dựng Long An
làm chủ đầu tư. Nội dung cơ bản của những hàm ý chính sách đó là: Nâng cao năng
lực của chủ đầu tư; Nâng cao chất lượng công tác tư vấn; Nâng cao năng lực của
nhà thầu; Kiểm soát rủi ro tài chính của chủ đầu tư; Kiểm soát rủi ro tư yếu tố ngoại
vi.


MỤC LỤC
Trang

Chương 1: Giới thiệu – bối cảnh của vấn đề nghiên cứu...................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 4
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính................................................................ 4
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng............................................................ 5
1.5. Kết cấu của luận văn............................................................................................... 6
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu trước..................7
2.1. Khung khái niệm...................................................................................................... 7
2.1.1. Dự án đầu tư........................................................................................................... 7

2.1.2 Đặc điểm dự án đầu tư công.............................................................................. 7
2.2. Chu trình và lý thuyết về quản lý dự án........................................................... 9
2.3. Lý thuyết về mối quan hệ giữa thời gian và chi phí thực hiện dự án 11
2.4. Nội dung chậm tiến độ của các dự án đầu tư.............................................. 13
2.4.1. Khái niệm chậm tiến độ................................................................................... 13
2.4.2. Hậu quả của chậm tiến độ............................................................................... 15
2.5. Nội dung vượt dự toán các dự án đầu tư....................................................... 16
2.5.1. Khái niệm vượt dự toán................................................................................... 16
2.5.2. Hậu quả của vựơt dự toán............................................................................... 16
2.6. Các nghiên cứu về yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án
đầu tư...................................................................................................................................... 17
2.6.1. Các nghiên cứu về yếu tố gây chậm tiến độ............................................ 18
2.6.2. Các nghiên cứu về yếu tố gây vượt dự toán............................................. 21
2.6.3. Các nghiên cứu về yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán............22


Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.................................................................................... 27
3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................... 27
3.2. Mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa thời gian và chi phí của các
dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư.................................................................. 29
3.3. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt
dự toán của các dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư................................. 30

3.3.1. Mô hình nghiên cứu..................................................................................... 30
3.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu......................................................................... 31
3.3.3 Nghiên cứu định tính.......................................................................................... 33
3.3.4. Nghiên cứu định lượng.................................................................................... 34
3.3.4.1. Mẫu dữ liệu nghiên cứu............................................................................... 34
3.3.4.2. Phương pháp định lượng............................................................................. 35
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự

toán các dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư................................................ 40
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính............................................................................. 40
4.2 Mô hình nghiên cứu chính thức......................................................................... 42
4.3. Xây dựng thang đo................................................................................................ 43
4.4. Kết quả chọn mẫu và mô tả thống kê............................................................. 46
4.5. Kiểm định hệ số Cronbach’Alpha................................................................... 52
4.6. Phân tích yếu tố khám phá EFA....................................................................... 55
4.7. Phân tích hồi quy bội............................................................................................ 57
4.7.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.................................................. 57
4.7.2. Phân tích phương sai ANOVA...................................................................... 57
4.7.3. Hệ số tương quan Pearson.............................................................................. 58
4.8. Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................... 59
4.8.1. Năng lực yếu kém trong thực hiện dự án của nhà thầu hoặc tư vấn59
4.8.2. Năng lực yếu kém trong quản lý dự án của chủ đầu tư....................... 61
4.8.3. Yếu tố khó khăn về tài chính......................................................................... 61
4.8.4. Yếu tố tác động ngoại vi.................................................................................. 62


4.9. Nghiên cứu trường hợp dự án Bờ kè sông Bảo Định - Thị xã Tân An
do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư.............................................................................. 62
4.9.1. Dự án điển hình về chậm tiến độ và vượt dự toán 62
4.9.2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ

62

4.9.3. Phân tích nguyên nhân dẫn đến vượt dự toán của dự án 65
Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị 68
5.1. Kết quả nghiên cứu

68


5.2. Các khuyến nghị chính sách 69
5.2.1. Nâng cao năng lực của chủ đầu tư 69
5.2.2. Nâng cao năng lực của tư vấn

71

5.2.3. Nâng cao năng lực của nhà thầu

72

5.2.4. Kiểm soát rủi ro tài chính của chủ đầu tư 73
5.2.5. Kiểm soát rủi ro tư yếu tố ngoại vi 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ban QLDA

Ban quản lý dự án xây dựng- Sở Xây dựng Long An

ĐT

Đầu tư

DA

Dự án

DAĐT


Dự án đầu tư

ĐTC

Đầu tư công

HĐND

Hội đồng nhân dân

NSĐP

Ngân sách địa phương

TK

Thiết kế

TKCS

Thiết kế cơ sở

UBND

Ủy ban nhân dân tỉnh

XD

Xây dựng


XDCB

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Các nhóm yếu tố trong mô hình nghiên cứu và kỳ vọng dấu.......43
Bảng 4.2: Các biến trong mô hình nghiên cứu....................................................... 45
Bảng 4.3: Mô tả thời gian làm việc của những người được phỏng vấn........47
Bảng 4.4: Tổng hợp đánh giá về mức độ ảnh hưởng của Nhóm yếu tố liên
quan đến chủ đầu tư (CDT) đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán.................48
Bảng 4.5: Tổng hợp đánh giá về mức độ ảnh hưởng của Nhóm yếu tố liên
quan đến nhà thầu (NT) đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán........................ 49
Bảng 4.6: Tổng hợp đánh giá về mức độ ảnh hưởng của Nhóm yếu tố liên
quan đến tư vấn (TV) đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán.............................49
Bảng 4.7: Tổng hợp đánh giá về mức độ ảnh hưởng của Nhóm yếu tố tác
động ngoại vi (NV) đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán................................ 50
Bảng 4.8: Tổng hợp đánh giá về mức độ ảnh hưởng của Nhóm yếu tố pháp lý

thiếu ổn định (PL) đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán................................... 50
Bảng 4.9: Khảo sát về tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán của các dự án
do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư.............................................................................. 51
Bảng 4.10: Kết quả phân tích Cronbach’Alpha cho thang đo của Nhóm yếu
tố liên quan đến nhà thầu (CDT)................................................................................................ 53
Bảng 4.11: Kết quả phân tích Cronbach’Alpha cho thang đo của Nhóm yếu
tố liên quan đến nhà thầu (NT)................................................................................................... 53
Bảng 4.12: Kết quả phân tích Cronbach’Alpha cho thang đo của Nhóm yếu
tố liên quan đến nhà tư vấn (TV)............................................................................................... 54

Bảng 4.13: Kết quả phân tích Cronbach’Alpha cho thang đo của Nhóm yếu
tố pháp lý thiếu ổn định (PL)....................................................................................................... 54
Bảng 4.14: Kết quả phân tích Cronbach’Alpha cho thang đo các yếu tố liên
quan đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán của các dự án do Sở Xây dựng
Long An làm chủ đầu tư................................................................................................................ 55
Bảng 4.15: Hệ số KMO và kiểm định Barlett......................................................... 55


Bảng 4.16: Phương sai trích........................................................................................... 55
Bảng 4.17: Kết quả phân tích nhân tố EFA, ma trận xoay................................. 56
Bảng 4.18: Thông số mô hình hồi quy bội............................................................... 57
Bảng 4.19: Phương sai ANOVA................................................................................... 57
Bảng 4.20: Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp
Enter...................................................................................................................................................... 58


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1 Mô hình về mối quan hệ giữa chính sách chương trình và dự án
công......................................................................................................................................................... 7
Hình 2.2 Chu trình quản lý dự án................................................................................... 9
Hình 2.3 Mô hình về mối liên hệ giữa các thành tố trong quản lý dự án.....10
Hình 2.4: Phân loại tiến độ theo tiêu thức trách nhiệm....................................... 13
Hình 3.1 Quy trình và các bước nghiên cứu............................................................ 26
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu sơ bộ.......................................................................... 29


1

Chương 1

GIỚI THIỆU – BỐI CẢNH CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển của đất nước, đầu tư công được xem như là công cụ
quan trọng để Chính phủ thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Thể chế và
chính sách đầu tư công luôn được điều chỉnh sao cho phù hợp để hỗ trợ cho quá
trình tái cơ cấu nền kinh tế một cách hiệu quả. Tại tỉnh Long An định hướng phát
triển kinh tế xã hội đã trở thành cơ sở để phân bổ nguồn lực thông qua đầu tư công,
chẳng hạn như định hướng phát triển huyện Châu Thành thành vùng chuyên trồng
cây thanh long thì phải đầu tư đường xá, kinh cấp, thoát nước, hệ thống đê bao;
định hướng phát triển Thành phố Tân An lấy trung tâm là dòng Sông Vàm cỏ thì
phải đầu tư cầu cống, kè đá hai bờ sông;..........
Thời gian gần đây, thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, chúng ta
thấy rằng tình hình triển khai các công trình xây dựng trên cả nước diễn ra chậm
chạp không đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển. Số lượng các doanh
nghiệp xây dựng phá sản, bỏ dỡ, ngưng thi công ngày càng tăng. Tỉnh Long An
cũng nằm trong hoàn cảnh đó, kỳ họp nào của Hội đồng nhân dân tỉnh cũng có nội
dung chất vấn liên quan đến lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đối với các đại biểu, vấn đề
bức xúc nhất là tiến độ, giá trị và chất lượng các công trình xây dựng. Rất nhiều hậu
quả xãy ra khi các công trình xây dựng không bảo đảm ba tiêu chí tiến độ, giá trị và
chất lượng. Công trình trường học chậm tiến độ hoặc ngưng thi công thì sẽ không
hoàn thành kịp cho ngày khai giảng năm học mới, ảnh hưởng không nhỏ đến ngành
giáo dục đào tạo và khi không có khối lượng giải ngân dẫn đến nơi thưa, chổ thiếu
vốn, ảnh hưởng đến Sở Tài chính, Kế hoạch và đầu tư,...
Lý thuyết về quản lý dự án đầu tư chỉ ra rằng DAĐT thành công là một dự án
phải đảm bảo được mục tiêu đã đề ra trong khuôn khổ thời gian và giới hạn nhất
định của ngân sách (PMI, 2000). Dự án được hoàn thành đúng hạn là một trong
những mục tiêu không những của chủ đầu tư mà còn của nhà thầu bởi vì mỗi bên sẽ


2


phải chịu thêm gánh nặng chi phí và mất đi doanh thu tiềm năng một khi dự án hoàn
thành chậm (Thomas và cộng sự, 1995). Chan và Kumaraswamy (1996) cho rằng
một dự án thường được coi là thành công nếu nó được hoàn thành đúng thời hạn,
trong phạm vi ngân sách và mức độ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định
Dự án đầu tư chậm tiến độ và vượt dự toán có thể xãy ra do nhiều nguyên nhân
khác nhau đối với nhiều loại hình dự án khác nhau. Điều này dẫn đến nhiều tranh
luận làm thế nào để giảm thiểu tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán, Đã có nhiều
nghiên cứu thực nghiệm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt
dự toán dự án đầu tư công (Mansfield và cộng sự, 1994; Kaming và cộng sự , 1996;
Koushki và Kartam, 2004). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và vượt
dự toán các dự án đầu tư công có thể kể đến tư việc quản lý dự án yếu kém cho đến
các yếu tố khách quan bên ngoài. Hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm tập trung
khám phá các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư. Điều này
cho thấy chậm tiến độ và vượt dự toán thật sự là vấn đề phổ biến
Tại tỉnh Long An, tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán của các dự án đầu tư
công được Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, các ngành xem như là một trong những nguyên
nhân làm giảm hiệu quả đầu tư công. Phần lớn các dự án bị chậm tiến độ và phải
điều chỉnh giá trị và thời gian thực hiện. Điều này đã gây ra tác động tiêu cực đến sự
phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà. Lãnh đạo Tỉnh Ủy, UBND tỉnh các nhiệm kỳ vưa
qua đều có chung mối lo lắng là làm sao để nâng cao hiệu quả đầu tư công, hạn chế
tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán các công trình. Điều này được thể hiện rất
rõ qua sự thay đổi trong việc lựa chọn chủ đầu tư của cấp quyết định đầu tư. Chẳng
hạn, trước đây các dự án thuộc ngành giáo dục (các công trình trường THPT),
UBND tỉnh giao Sở giáo dục và đào tạo làm chủ đầu tư. Các dự án ngành Y tế thì
giao Sở Y tế, các dự án ngành Lao động thương binh và xã hội giao cho Sở Lao
động thương binh và xã hội,……. Đến năm 2006, nhận thấy mô hình này kém
hiệu quả nên UBND tỉnh Long An quyết định chuyển tất cả các dự án trên về Sở
Xây dựng làm chủ đầu tư. Tháng 06/2016, UBND tỉnh quyết định thành lập Ban
quản lý dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Long An (trực thuộc UBND



3

tỉnh), Ban này sẽ làm chủ đầu tư tất cả các công trình trư các công trình thuộc lĩnh
vực giao thông và nông nghiệp (các công trình này có Ban riêng)
Tôi hiện công tác tại Ban QLDA xây dựng, là đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng.
Theo ủy quyền của Sở Xây dựng Ban thực hiện công tác quản lý các dự án được
UBND tỉnh giao Sở Xây dựng làm chủ đầu tư. Chúng tôi nhận thấy phần lớn các dự
án (trên 100 dự án, chiếm gần 96%) đều trễ tiến độ thực hiện, các gói thầu phải gia
hạn nhiều lần mới hoàn thành và có nhiều gói thầu đơn vị thi công bỏ dỡ giữa
chưng không thi công, như công trình Trường THPT Chuyên Long An, hạng mục
Khối hành chánh phòng học thông thường (giá trị 22 tỷ), Trường THPT Nguyễn
Đình Chiểu, hạng mục Khối 24 phòng học (giá trị 16 tỷ), Trường THPT Vĩnh Hưng,
hạng mục dãy lớp học (giá trị 8 tỷ),.........
Chậm tiến độ và vượt dự toán thật sự đã trở thành vấn đề bức xúc đối với chủ
đầu tư và các cấp các ngành. Vì vậy để thuận lợi trong học tập và trong công tác tôi
chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán
các dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư giai đoạn 2010-2014”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu, phân tích mối quan hệ giữa thời gian và
chi phí đầu tư, các yếu tố dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án
do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư giai đoạn 2010-2014, cụ thể như sau:
- Xác định và ước lượng các nguyên nhân gây chậm tiến độ và vượt dự toán

của các dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư
- Phân tích mối quan hệ giữa thời gian đầu tư và chi phí đầu tư của các dự án

do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán


của các dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư
Để giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu cần phải làm rõ những câu hỏi nghiên
cứu sau:
- Những yếu tố nào làm chậm tiến độ và vượt dự toán của các dự án do Sở Xây

dựng Long An làm chủ đầu tư?


4

- Liệu có tồn tại mối quan hệ giữa thời gian và chi phí đầu tư đối với các dự án

do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đối tượng của luận văn tập trung vào việc
nghiên cứu tình hình triển khai và thực hiện các dự án dự án do Sở Xây dựng Long
An làm chủ đầu tư. Trên cơ sở đó tiến hành khảo sát và đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án dự án do Sở Xây dựng Long An
làm chủ đầu tư. Đồng thời, phân tích mối quan hệ giữa thời gian đầu tư và chi phí
đầu tư của các dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư. Nền tảng lý thuyết
cho nghiên cứu dựa vào lý thuyết về quản lý dự án và các văn bản quy phạm pháp
luật của nhà nước về lĩnh vực xây dựng
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Dữ liệu sử dụng trong luận văn để phân tích mối quan hệ giữa thời gian và chi
phí là dữ liệu tư hồ sơ pháp lý, hồ sơ quản lý chất lượng của 58 hạng mục công trình
do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư được lưu trữ tại Ban quản lý dự án xây
dựng- đơn vị triển khai thực hiện giai đoạn 2010-2014
Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán của các

dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư, luận văn sử dụng dữ liệu sơ cấp tư
việc phỏng vấn 100 cán bộ công nhân viên đang trực tiếp quản lý việc triển khai
thực hiện các dự án. Thời gian tổ chức khảo sát năm 2015
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là một phương pháp nghiên cứu nhằm nắm bắt và khám
phá ý nghĩa , những khái niệm và dữ liệu được thể hiện dưới những biểu hiện của
quan điểm cá nhân thông qua những hình ảnh, tư ngữ được quan sát và ghi chép lại.
Phương pháp thường được sử dụng trong thu thập dữ liệu nghiên cứu định tính là
quá trình thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm. Nhà nghiên cứu là người trực tiếp


5

thực hiện việc thảo luận với đối tượng nghiên cứu trong thảo luận tay đôi cũng như
là người điều khiển trong chương trình thảo luận nhóm (Neuman, 2007)
Nghiên cứu cũng sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu có
sẵn, tiến hành phân tích thống kê mô tả, xây dựng bảng biểu, đồ thị để dễ dàng so
sánh và đánh giá các nội dung nghiên cứu
Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán các dự
án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư, luận văn sử dụng phương pháp quy
nạp và diễn dịch để tổng quát các cơ sở lý luận, kết quả các nghiên cứu trước đó làm
cơ sở phân tích các yếu tố làm cho công trình chậm tiến độ và vượt dự toán. Tư đó
đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện đặc thù của các dự án do Sở Xây
dựng Long An làm chủ đầu tư.
Báo cáo luận văn này còn dùng phương pháp chuyên gia thông qua việc phỏng
vấn và thảo luận nhóm với các cán bộ quản lý, với những người trực tiếp thực hiện
các công trình do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư nhằm điều chỉnh một số
khái niệm, thang đo cho phù hợp với điều kiện tại tỉnh Long An. Kết quả của nghiên
cứu định tính làm cơ sở cho việc khảo sát, thu thập số liệu để phân tích định lượng

với mô hình phân tích yếu tố khám phá (EFA) và hồi quy (RA)
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Để nghiên cứu mối quan hệ giữa thời gian thực hiện, quy mô dự án với vấn đề
chậm tiến độ và vượt dự toán của các dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu
tư, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội, áp dụng cho nhiều mô
hình, có sử dụng biến giả để nhận diện và phân tích
Để kiểm định và nhận diện các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán của
các dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư, luân văn sử dụng phương pháp
định lượng thực hiện qua các giai đoạn như sau:
- Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi khảo sát các cán bộ quản lý,

những người trực tiếp thực hiện các dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư.
Kích thước mẫu là 100 được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện


6

- Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Crobach’s

Alpha, sau đó phân tích yếu tố khám phá (EFA) thông qua phần mềm xử lý SPSS
22.0, qua đó loại bỏ các biến quan sát không giải thích cho khái niệm nghiên cứu
(không đạt độ tin cậy), đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các yếu
tố (thành phần đo lường) phù hợp làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên
cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích và kiểm định tiếp theo
- Sau đó, nghiên cứu dùng phương pháp phân tích hồi quy bội (RA) với các

quan hệ tuyến tính để kiểm định các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán của
các dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư, tư đó tính ra mức độ quan
trọng của tưng yếu tố.
1.5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Tóm tắt, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các hình
và bảng, Phụ lục và Tài liệu tham khảo; luận văn được bố trí theo 5 chương như
sau:
- Chương 1: Giới thiệu – bối cảnh của vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu trước
- Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán

các dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư
- Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị

Tóm tắt Chương 1
Nội dung chương 1 trình bày về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Với định hướng trên,
và kết hợp với tình hình thực hiện các dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu
tư giai đoạn 2010-2014, học viên sẽ chọn lọc cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu
trước để trình bày tiếp trong chương 2.


7

Chương 2
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC
BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1. Khung khái niệm
2.1.1. Dự án đầu tư
“Dự án là nỗ lực của con người, (hoặc máy móc), nguồn lực tài chính và vật
chất được tổ chức theo một cách mới để tiến hành một công việc đặc thù với đặc
điểm kỹ thuật cho trước, trong điều kiện ràng buột về thời gian và chi phí để đưa ra
một thay đổi có ích được xác định bởi mục tiêu định tính và định lượng” (Tunner,

1996). Viện quản lý dự án (PMI) định nghĩa: “Dự án là một nổ lực tạm thời để tạo
ra một sản phẩm hoặc dịch vụ đặc thù. Trong đó, “Tạm thời” có nghĩa là mỗi một
dự án có một kết thúc xác định và “Đặc thù” có nghĩa là sản phẩm, dịch vụ đó khác
biệt ở một cách khác so với tất cả sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại (PMI, 2000)
Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 18 tháng 06 năm 2014 xác định: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp
các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để
xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng
cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời gian và chi phí xác
định”.
Trong báo cáo luận văn này, khái niệm dự án đầu tư được hiểu như quy định
của Luật Xây dựng năm 2014 do đã bao gồm ý nghĩa của các nghiên cứu trước đó
và là chuẩn mực bắt buột mà các bên liên quan đến thực hiện dự án đầu tư công tại
Việt Nam phải tuân thủ
2.1.2 Đặc điểm dự án đầu tư công
Dự án đầu tư công là những dự án do Chính phủ tài trợ (cấp vốn) toán bộ hay
một phần hoặc do dân chúng tự nguyện đóng góp bằng tiền hay bằng ngày công
nhằm đáp ứng mọi nhu cầu mang tính cộng đồng. Nếu mở rộng hơn nữa, dự án
công còn bao gồm những dự án mà chính phủ hoặc chính quyền địa phương đề xuất


8

kêu gọi tài trợ quốc tế. Dự án do một đơn vị kinh doanh thực hiện cũng được xem là
dự án công nếu nó hướng đến việc nâng cao phúc lợi công cộng. Như vậy nhận diện
tính chất công của một dự án ở mục đích của nó - hướng đến việc tạo ra những lợi
ích cộng đồng. Có thể khái quát mô hình về mối quan hệ giữa chính sách chương
trình và dự án công như sau:
Hình 2.1 Mô hình về mối quan hệ giữa chính sách chương trình
và dự án công

Chính sách, chiến lược phát
triển quốc gia và vùng lãnh
thổ

Chương
trình quốc
gia...

Dự
án
(Nguồn: Nguyễn Hồng Thắng và Nguyễn Thị Huyền, 2010)
Ngoài sự khác biệt về mục đích và mục tiêu của dự án như đã nêu trên, ở nước
ta dự án đầu tư công còn có những khác biệt so với dự án khu vực tư như sau:
- Về chủ đầu tư: Luật đầu tư công quy định, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức

được giao quản lý dự án đầu tư công. Do đó, có rất nhiều chủ thể khác nhau được
giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư công. Ngoài các ban quản lý dự án chuyên ngành,
còn có các cơ quan hành chánh, cơ quan sự nghiệp tiếp nhận, quản lý tài sản sau đầu
tư được giao làm chủ đầu tư, chẳng hạn như Sở Y tế Long An làm chủ đầu tư Bệnh
viện đa khoa Long An,…..


9

- Về kế hoạch, nguồn vốn: chủ đầu tư chỉ được nhà nước giao vốn theo kế

hoạch hằng năm phụ thuộc vào dự toán ngân sách dành cho đầu tư hàng năm của
tỉnh Long An. Trong khi đó đối với dự án tư thì nguồn vốn của dự án được xác định
rõ rang, cụ thể ngay tư đầu và thường không bị giới hạn giải ngân theo năm.
- Về thẩm quyền của chủ đầu tư: thẩm quyền của chủ đầu tư dự án công bị giới


hạn hơn so với thẩm quyền của chủ đầu tư dự án tư nhân. Trong quá trình triển khai
thực hiện dự án, chủ đầu tư dự án đầu tư công phải xin ý kiến thẩm định tư các cơ
quan chuyên môn của tỉnh như: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Sở giáo dục,
…..; xin ý kiến của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (thường là UBND
tỉnh). Còn chủ đầu tư dự án tư nhân thì tự mình quyết định trên cơ sở kết quả do
đơn vị tư vấn (thiết kế, thẩm tra, quản lý,..) cung cấp
- Về khung pháp lý: chủ đầu tư dự án đầu tư công phải tuân thủ nghiêm ngặt

hàng loạt các quy định của Luật Ngân sách, Luật Xây dựng, Luật đầu tư công, Luật
Đấu thầu. Trong khi chủ đầu tư dự án khu vực tư nhân chỉ phải tuân thủ một số điều
của Luật Xây dựng liên quan đến quy hoạch và cấp phép xây dựng.
- Về chi phí đầu tư: chi phí đầu tư dự án đầu tư công phải được xác định theo

đúng các quy định do Bộ Xây dựng ban hành. Trong khi chủ đầu tư dự án khu vực
tư nhân có toàn quyền xác định chi phí đầu tư phù hợp với thực tế phát sinh và đảm
bảo hiệu quả đầu tư của dự án.
2.2. Chu trình và lý thuyết về quản lý dự án
“Quản lý dự án là một quá trình kết nối các công tác, nhiệm vụ (đặc biệt là sử
dụng những phương pháp quản lý dự án mang tính kỹ thuật) thông qua tưng giai
đoạn hoạt động của dự án (tư khi còn là ý tưởng cho đến khi chuyển giao) để đạt
được mục đích của dự án” (Morris, 1994)
PMI (2000) định nghĩa: “Quản lý dự án là việc áp dụng kiến thức, kỹ năng,
công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án để đáp ứng yêu cầu của dự án”


10

Hình 2.2 Chu trình quản lý dự án
Lập kế hoạch

- thiết lập mục tiêu
- điều tra nguồn lực
- xây dựng kế hoạch

Giám sát
- đo lường kết quả
- so sánh với mục tiêu
- báo cáo
- giải quyết các vấn đề
(Nguồn: Bùi Ngọc Toàn, 2008)

Bùi Ngọc Toàn (2008) định nghĩa: “Chu trình quản lý dự án là quá trình lập kế
hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án
nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được
duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ
bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”
Lập kế hoạch: bao gồm việc xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cần
được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển
kế hoạch hành động theo một trình tự logic nhất định.
Điều phối thực hiện dự án: đây là quá trình phân phối các nguồn lực bao gồm
tiền vốn, lao động, máy móc thiết bị và đặc biệt là điều phối và quản lý tiến độ thời
gian.
Giám sát: là quá trình theo dõi, kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình
hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng.
Mục tiêu cơ bản của chu trình quản lý dự án nhằm làm cho các công việc phải
được hoàn thành theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chí phí được
duyệt và đúng thời gian đã được đề ra, trong đó ba yếu tố: thời gian, chi phí và chất


11


lượng là những mục tiêu cơ bản và giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
theo sơ đồ dưới đây
Hình 2.3 Mô hình về mối liên hệ giữa các thành tố trong quản lý dự án
Chất
lượng

Mục
tiêu

Chi
phí

Thời
gian

2.3. Lý thuyết về mối quan hệ giữa thời gian và chi phí thực hiện dự án
Mặc dù sự thành công của một dự án bao gồm nhiều yếu tố, nhưng thời gian
hoàn thành của dự án vẫn thường được coi là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá
hiệu quả hoạt động của dự án và hiệu quả hoạt động của tổ chức thực hiện dự án.
Theo đó, dự án được hoàn thành kịp thời là một trong những mục tiêu không những
của khách hàng/chủ đầu tư mà còn của nhà thầu bởi vì mỗi bên sẽ phải chịu thêm
gánh nặng chi phí và mất đi doanh thu tiềm năng một khi dự án hoàn thành chậm
(Thomas và cộng sự, 1995). Một dự án thường được coi là thành công nếu nó được
hoàn thành đúng hạn, trong phạm vi ngân sách và đảm bảo về chất lượng, kỹ thuật,
mỹ thuật, an toàn lao động và vệ sinh môi trường
Dự đoán được thời gian và chi phí thực hiện dự án luôn được các nhà nghiên
cứu và quản lý dự án quan tâm, bởi đó là ưu tiên hàng đầu trong việc quản lý thực
hiện dự án theo hiệu quả thời gian. Bromilow (1969) đã tiên phong thiết lập một mô
hình thể hiện mối quan hệ giữa thời gian và chi phí dựa trên việc khảo sát của 329

dự án xây dựng tại các thành phố lớn của Úc (bao gồm Canberra, Melbourne và


12

Sydney), tư đó phát triển thành mô hình dự báo thời gian xây dựng dựa trên chi phí
của dự án:
B

T = K.C , trong đó:
T: Thời gian xây dựng tính bằng ngày làm việc kể tư ngày nhận bàn giao mặt

bằng đến ngày hoàn thành thực tế.
C: Chi phí cuối cùng của dự án - giá trị quyết toán của dự án, tính bằng triệu

đồng
K: Hằng số mô tả hiệu quả chung của thời gian cho dự án trị giá 1 triệu đồng
B: Hằng số mô tả sự nhạy cảm của hiệu quả của thời gian bị ảnh hưởng bởi

quy mô dự án được đo bằng chi phí.
Nghiên cứu của Bromilow đã chỉ ra rằng thời gian thực để xây dựng một dự án
có liên quan mật thiết với quy mô dự án được đo bằng chi phí. Thời gian thi công
trong ngày làm việc (T) có thể được biểu diễn như một hàm số của chi phí hợp đồng
với đơn vị tính là triệu đồng (C), dựa trên kết quả hồi quy phù hợp nhất, có nguồn
gốc tư các dữ liệu lịch sử về thời gian thực hiện dự án
Kể tư khi công trình tiên phong của Bromilow được công bố, nhiều nghiên cứu
đã được tiến hành tại Úc để thiết lập và hiệu chỉnh mô hình “ Thời gian - Chi phí”
của Bromilow (Bromilow’s Time-Cost - BTC). Các nghiên cứu tương tự cũng đã
được thực hiện ở Vương quốc Anh (Kaka và Price, 1991) và Malaysia (Yeong,
1994). Các mô hình BTC đã được hình thành rộng rãi trên thế giới như là một tiêu

chuẩn để xác định thời gian thi công chuẩn hoặc thời gian hợp đồng của dự án xây
dựng (Ireland, 1983, dẫn theo Mak và cộng sự, 2000)
Tuy nhiên, kể tư khi mô hình BTC dựa trên một khung thời gian cụ thể, thì
thưc tế cho thấy rằng tốc độ xây dựng đã tăng lên hoặc giảm đi theo thời gian là kết
quả của môi trường kinh tế thay đổi. Lợi thế chính của mô hình là sử dụng chi phí
xây dựng như một thước đo duy nhất của dự án. Thiếu xót của mô hình BTC là nó
không xem xét các yếu tố khác ngoài chi phí khi thiết lập công thức dự tính thời
gian xây dựng (Walker, 1994, dẫn theo Mak và cộng sự, 2000).


13

Nhiều nghiên cứu cho rằng việc lập kế hoạch cho dự án dựa trên thời gian xây
dựng là không hiệu quả, có thể dẫn đến sự chênh lệch giữa thời gian thi công thực
tế và thời gian hợp đồng. Skitmore và Ng (2003) đã xác định việc sử dụng các công
cụ tính toán để phân tích chi tiết công việc dự kiến thực hiện và nguồn lực sẳn có
cũng như ngân sách và thời gian dành cho dự án như là một phương pháp để ước
lượng thời gian thi công trong thực tế.
Theo tác giả Tư Quang Phương (2005), chi phí là một hàm của các yếu tố:
mức độ hoàn thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án, biểu diễn theo
công thức:
C = f (P,T,S)
Trong đó:

C: chi phí

P: Mức độ hoàn thành công việc (kết quả)
T: Yếu tố thời gian
S: Phạm vi dự án
Phương trình trên cho thấy chi phí là một hàm của nhiều yếu tố, trong đó:

“Nếu thời gian thực hiện bị kéo dài, gặp trường hợp giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ
phát sinh tăng chi phí một số khoản mục nguyên vật liệu. Mặt khác, thời gian kéo
dài dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả do công nhân mệt mỏi, do chờ đợi và
thời gian máy chết tăng thêm….làm phát sinh tăng một số khoản mục chi phí. Thời
gian thực hiện dự án kéo dài, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí gián tiếp cho bộ
phận (chi phí hoạt động của văn phòng dự án) tăng theo thời gian và nhiều trường
hợp, phát sinh tăng khoản tiền phạt do không hoàn thành đúng tiến độ ghi trong hợp
đồng” (Tư Quang Phương, 2005, trang 11).
2.4. Nội dung chậm tiến độ của các dự án đầu tư
2.4.1. Khái niệm chậm tiến độ
Chậm tiến độ được định nghĩa là khoảng thời gian giữa ngày hoàn thành
được thoả thuận trong hợp đồng và ngày thực tế hoàn thành (Elinwa và Joshua,
2001; dẫn theo Usman, Gambo và Ibrahim, 2014).


×