Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.31 KB, 13 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN

.

1. Lý do và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, phát triển du lịch làng nghề đang là một hướng đi đúng đắn được
nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Ở Việt Nam
cũng vậy, nhiều làng nghề hiện nay đã có chủ trương phát triển gắn với du lịch. Các
làng nghề này đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và
đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng.
Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam với lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa
dạng, giàu bản sắc, đây thực sự là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và luôn là
một trong những địa điểm thu hút khách du lịch. Sau khi mở rộng, Hà Nội trở thành
nơi nhiều làng nghề nhất trong cả nước cùng với lợi thế về vị trí chính trị, văn
hóa...Tuy nhiên, sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khai thác
du lịch thì chỉ có hai làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc đạt được những kết quả
đáng kể, các làng nghề khác gần như bị bỏ quên.
Du lịch làng nghề Hà Nội đang đứng trước nhiều rào cản như: các hoạt động
đều phát triển tự phát, thiếu định hướng; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của
làng nghề nói chung và phục vụ hoạt động du lịch nói riêng còn thiếu và yếu; người
dân chưa có kỹ năng và kiến thức chuyên môn cũng như ngoại ngữ để đón tiếp
khách; và các sản phẩm tại làng nghề chưa thích hợp cho khách du lịch, v.v...Chính
vì vậy mà hiệu quả đạt được của du lịch làng nghề còn nhỏ, chưa thật tương xứng
với tiềm năng.
Để giúp các làng nghề du lịch Hà Nội vượt qua những rào cản trên, quản lý
Nhà nước cần phát huy vai trò của mình trong việc quản lý các làng nghề. Nhận
thấy được sự cần thiết này trong phát triển du lịch làng nghề hiện nay ở Hà Nội, từ
đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển
du lịch làng nghề ở Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình, với mong muốn
góp phần đưa ra những đánh giá, mô hình và giải pháp trong quản lý Nhà nước với




phát triển du lịch làng nghề và áp dụng triển khai trong thực tế để khai thác có hiệu
quả nguồn tài nguyên làng nghề góp phần phát triển kinh tế xã hội Hà Nội nói riêng
và đất nước nói chung.
* Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua công tác thống kê, điều tra, khảo sát, v.v...tại các làng nghề du
lịch ở Hà Nội kết hợp với tri thức khoa học sẵn có, nghiên cứu đánh giá thực trạng
phát triển và tình hình QLNN đối với du lịch làng nghề Hà Nội từ đó đưa ra những
định hướng phát triển, đề xuất mô hình và giải pháp QLNN nhằm phát triển DLLN
Hà Nội một cách thiết thực, hiệu quả, đúng hướng góp phần đưa du lịch Hà Nội trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới.
2.Về cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đã trình bày trong luận
văn:
Du lịch làng nghề ở nước ta còn tương đối mới mẻ do đó việc hệ thống
những cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề còn hạn chế, đặc biệt là cơ sở lý luận về
quản lý Nhà nước đối với du lịch làng nghề.
* Cơ sở lý luận về du lịch làng nghề: DLLN được hình thành dựa trên mối
liên kết giữa ba đối tượng: Làng nghề - chủ thể cung ứng sản phẩm du lịch - đối
tượng sử dụng sản phẩm DLLN. Vì vậy DLLN mang hách du lịch tới làng nghề tham quan, mua sắm; bước
đầu có ý thức tạo dựng cơ sở hạ tầng ban đầu tối thiểu cần thiết cho hoạt động du
lịch như hệ thống cửa hàng mua sắm, hệ thống đường sá trong làng. Một số làng
nghề cũng đã bắt đầu quan tâm tới việc xúc tiến, quảng bá cho làng nghề nhằm chào
bán các sản phẩm, thu hút khách du lịch thông qua một số trang web của một số tổ
chức, cá nhân.
- Những vấn đề bất cập cần giải quyết:


Du lịch làng nghề hiện nay được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự phát nên
thiếu quy hoạch đồng bộ và chuyên nghiệp. Hà Nội là địa phương có nhiều làng

nghề nhất trong cả nước nhưng hoạt động du lịch cũng chỉ diễn ra ở một số ít làng
hội tụ được những yếu tố như có truyền thống công nghệ đặc sắc, đậm nét cảnh
quan truyền thống và thuận tiện thiết lập các tour và các tuyến du lịch.
Việc tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lập
chương trình cho các tuyến, chương trình du lịch làng nghề còn chưa được quan tâm
thỏa đáng. Chính vì vậy, các làng nghề Hà Nội chưa có những sản phẩm mang đặc
trưng du lịch, mà nhìn chung sản phẩm phục vụ du lịch không khác gì so với hàng
bán ngoài thị trường, từ đó tính hấp dẫn của làng nghề đối với du khách giảm đi.
Việc quảng bá về các làng nghề Việt Nam nói chung, làng nghề Hà Nội chưa
thực sự là một điểm nhấn về văn hóa lịch sử, chưa tạo được ấn tượng mạnh thu hút
sự quan tâm của khách du lịch quốc tế. Trên thực tế phát triển các làng nghề du lịch
tại nước ta thời gian qua cho thấy các làng nghề chưa nhận thức rõ ràng sâu sắc
những động cơ, kinh nghiệm, sở thích của khách du lịch đối với du lịch làng nghề
truyền thống.
Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, chỉ có một số làng nghề được quan tâm, hỗ
trợ đầu tư của Nhà nước về hệ thống giao thông đường làng, điện nước...còn hầu hết
các làng nghề cơ sở hạ tầng yếu và thiếu, chưa đủ đáp ứng yêu cầu kinh doanh du
lịch.
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc đối với các làng nghề. Hầu hết
các làng nghề sản xuất đồ gốm, dệt nhuộm, đúc đồng...hiện nay đều trong tình trạng
ô nhiễm ở mức báo động.
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Công tác đào tạo nguồn
nhân lực ở đây còn đề cập đến cả công tác phát triển đội ngũ nghệ nhân, công nhân
lành nghề, hướng dẫn viên du lịch địa phương...đều chưa được quan tâm và chú ý
đúng mức.
- Một số vấn đề trong QLNN về phát triển DLLN:
+ Kết quả bước đầu đạt được:


Về cơ chế chính sách: Chính phủ đang có định hướng gìn giữ, bảo tồn và

khai thác các làng nghề truyền thống lâu đời đồng thời xây dựng và phát triển các
làng nghề mới, ngoài ra Chính phủ cũng đề ra mục tiêu hỗ trợ xây dựng và phát
triển “mỗi làng - mỗi nghề” nhằm tăng nguồn thu nhập cho các làng, nâng cao mức
sống của nhân dân, đa dạng hóa sản phẩm cũng như các tour du lịch làng nghề.
Cơ quan QLNN ở địa phương đã thực hiện được việc quy hoạch phát triển
làng nghề tại một số làng nghề như: quy hoạch chi tiết làng nghề truyền thống Bát
Tràng của thành phố Hà Nội năm 2001.
+ Những hạn chế cần khắc phục:
Tình trạng quản lý “chồng chéo” đối với làng nghề, mỗi cơ quan quản lý một
mảng riêng, không có sự phối hợp chặt chẽ với nhau dẫn đến mục tiêu chung bị triệt
tiêu.
Chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư tại làng nghề chưa nhận thức
được đầy đủ, sâu sắc về vai trò và tác động của du lịch làng nghề đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn, gìn
giữ những nghề truyền thống quý báu của dân tộc. Các làng nghề truyền thống hiện
nay đang đứng trước hai con đường: Một là bảo lưu các làng nghề truyền thống, hai
là phải thay đổi để tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Để tiếp tục tồn tại, các làng
nghề phải chọn con đường tiếp tục đổi mới để phát triển.
Hơn nữa cũng chưa có cơ quan nào, đơn vị nào được giao nhiệm vụ tập hợp,
phân tích và phổ biến các thông tin về du lịch làng nghề, số liệu về du lịch làng
nghề và dự báo về sự phát triển trong tương lai của loại hình du lịch mới mẻ này.
Hiện chưa có cơ chế chính sách cụ thể, rõ ràng trong việc đãi ngộ những
nghệ nhân nổi tiếng, có đóng góp quan trọng đối với việc gìn giữ và lưu truyền nghề
truyền thống của mỗi làng nghề, của dân tộc, chưa có một hệ thống các chính sách
riêng, văn bản pháp luật liên quan đến du lịch làng nghề nhằm khuyến khích khôi
phục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Chưa có chế độ đãi ngộ đúng
mức đối với các nghệ nhân. Hiện nay, những người khi được phong danh hiệu


“nghệ nhân” vẫn chưa được hưởng bất kỳ chế độ đãi ngộ nào. Họ chưa được tạo

điều kiện để mở các lớp đào tạo truyền nghề cho thế hệ trẻ.
Chưa xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa làng nghề với Hiệp hội làng
nghề, giữa Hiệp hội làng nghề và Tổng cục du lịch, giữa các công ty du lịch với các
làng nghề để các công ty du lịch đưa khách đến các làng nghề. Các công ty du lịch
chưa gắn bó chặt chẽ với các làng nghề du lịch trong việc xác định sản phẩm du lịch
đặc trưng của làng nghề du lịch, phương thức khai thác du lịch, nghiên cứu, xây dựng
các chương trình du lịch đa dạng, hấp dẫn mới lạ, phù hợp với từng đối tượng khách
du lịch.
Từ những nghiên cứu, điều tra để tìm ra đâu là vấn đề đặt ra cho phát triển
du lịch làng nghề ở Hà Nội, thực trạng vấn đề quản lý Nhà nước đối với làng nghề
du lịch ra sao, để từ đó đề xuất các định hướng, mô hình và giải pháp khắc phục
nhằm đạt được mục đích là phát triển du lịch làng nghề tương xứng với tiềm năng
của nó.
* Những điểm đóng góp mới và hạn chế của luận văn:
Đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu đưa ra những giải pháp phát triển
đối với du lịch làng nghề truyền thống của Hà Tây trước đây, hay với du lịch làng
nghề Hà Nội ngày nay, tuy nhiên đây là những giải pháp cho du lịch làng nghề nói
chung.
Ở luận văn này, tác giả đã cố gắng thông qua sự kế thừa các công trình
nghiên cứu trước và những tìm tòi, suy ngẫm của riêng mình để đưa ra những giải
pháp sát với thực trạng vấn đề nghiên cứu mà cụ thể ở đây là ngoài việc đưa ra các
giải pháp chung thì luận văn có một điểm mới là đề xuất được mô hình quản lý Nhà
nước nhằm phối hợp giữa các ngành khác nhau để phát triển loại hình du lịch rất
đặc trưng của vùng đất “trăm nghề” này.
Tuy nhiên với vốn kiến thức có hạn, những định hướng, mô hình và giải
pháp mà tác giả đề xuất sẽ không tránh khỏi những sai sót. Các định hướng, mô
hình và giải pháp đã đề xuất còn mang tính chủ quan, song những đề xuất đó được
dựa trên cơ sở vận dụng những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập và từ



thực trạng phát triển và thực trạng quản lý Nhà nước đối với du lịch làng nghề ở Hà
Nội. Các giải pháp có thể chưa mang tính khả thi cao nhưng hy vọng nó sẽ là những
gợi mở bước đầu cho các cơ quan quản lý trong thời gian tới.




×