MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3 .1. Quan điểm và phương hướng phát triển các Cụm công nghiệp vừa và
nhỏ đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020
Trên cơ sở phân tích quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Hà
Nội đến năm 2010, có thể xây dựng quan điểm và phương hướng phát triển
Cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến
năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
Một là, thống nhất nhận thức vai trò, vị trí của hệ thống các Cụm công nghiệp
vừa và nhỏ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thủ đô trong quá trình
CNH,HĐH. Các Cụm công nghiệp được coi là những dự án đầu tư dài hạn, giải
quyết những vấn đề cơ bản, lâu dài về quy hoạch phát triển công nghiệp, boả vệ
môi trường, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội.
Hai là, khẳng định Cụm công nghiệp là những thực thể kinh tế sống cho nên
cần có hệ thống các biện pháp đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp của các
Cụm công nghiệp.Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đi đôi với việc tích
cực xây dựng các Cụm công nghiệp mới theo quy hoạch, cần đặc biệt chú ý thu
hút đầu tư vào các Cụm công nghiệp đã hình thành, thường xuyên rút kinh
nghiệm quản lý để không ngừng nâng cao sức hấp dẫn và phát huy hiệu quả đầu
tư của các Cụm công nghiệp.
Ba là, Cụm công nghiệp là mô hình kinh tế do Nhà nước quy hoạch phát
triển và cho phép thành lập cho nên cần liên tục hoàn thiện các chính sách kinh
tế xã hộiphục vụ cho việc phát triển các Cụm công nghiệp. Với quan điểm thực
hiện phát triển hạ tầng cơ sở là để hỗ trợ phát triển công nghiệp bên cạnh việc
kinh doanh bất động sản trong ngành công nghiệp, bởi vậy đòi hỏi thành phố
trong thời gian tới cần có những chính sách hỗ trợ tài chính để ơhát triển hạ tầng
cơ sở, xử lý chất thải, xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng ngoài hàng
ràocủa từng Cụm công nghiệp.
Bốn là, luôn coi trọng vệc hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước
đối với Cụm công nghiệp và đảm bảo hiệu lực của nó. Đổi mới hệ thống tổ chức
bộ máy theo hướng tạo ra sự gắn kết giữa cơ quan trung ương với Ban quản lý
các KCN & CX Hà Nội cũng như Ban quản lý các Cụm công nghiệp ở các
quận, huyện trong việc giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động
của các Cụm công nghiệp, đảm bảo thực hiện nguyên tắc “ một cửa, tại chỗ”
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, qua đó tạo
nên sự hấp dẫn, khắc phục sự lo ngại của các nhà đầu tư về các thủ tục hành
chính.
Phương hướng phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã được dại
hội đảng bộ Thành phố lần thứ XIII xác định : “ tập trung chỉ đạo thu hút các dự
án đầu tư để nhanh chóng lấp đầy các Khu/Cụm công nghiệp; hỗ trợ xây dựng
và phát triển các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ …, xây dựng môi trường đầu tư
thông thoáng, nâng cao hiệu quả của các Khu/Cụm công nghiệp tâp trung…”
Cụ thể trong thời gian tới sẽ ưu tiên phát triển các Cụm công nghiệp theo hướng
“ phát triển công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên phát triển những ngành, sản phẩm
sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, coi
trọng sản xuất tư liệu sản xuất, các mặt hàng xuất khẩu, thay thế hàng nhập
khẩu, các ngành hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các
tỉnh lân cận và cả nước”. Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ sau :
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào như đường vào Cụm CN, công
trình phụ trợ (khu xử lý nước thải, cung cấp điện, nước…) để thu hút các doanh
nghiệp vào đầu tư.
- Xây dựng mô hình quản lý các Cụm CN theo hướng thành lập Tổng công
ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Cụm công nghiệp vừa và nhỏ,
Ban Quản lý dự án Cụm công nghiệp sẽ là các công ty con trực thuộc Tổng
công ty (Công ty mẹ). Với mô hình này sẽ tạo điều kiện quản lý thống nhất các
Cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố và các công ty con sẽ tự chịu trách
nhiệm trong kinh doanh, qua đó tiết kiệm ngân sách cho việc không phải trả
lương cho các BQL DA như hiện nay.
- Tăng cường công tác quản lý đối với doanh nghiệp hoạt động trong các
Cụm công nghiệp thông qua việc tháo gỡ khó khăn trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng một số Cụm công nghiệp mới dành cho doanh nghiệp có công
nghệ cao, theo đó Thành phố giao đất cho Tổng công ty CP đầu tư xây dựng và
phát triển hạ tầng Cụm công nghiệp vừa và nhỏ đầu tư xây dựng hạ tầng các
Cụm công nghiệp theo mô hình toà nhà công nghiệp cao tầng tại vị trí thuận tiện
về giao thông để cho doanh nghiệp vào thuê. Mô hình này đã được minh chứng
thành công ở Malaysia, Đài Loan và Singapore.
3.2. Hoàn thiện mô hình quản lý các Cụm công nghiệp
Hiện nay Thành phố Hà Nội đang tồn tại song song 3 mô hình quản lý các
Cụm công nghiệp, gây khó khăn trong quá trình quản lý do sự không thống nhất
giữa các mô hình.
- Mô hình1: UBND Thành phố thành lập Ban quản lý các Cụm công nghiệp
trực thuộc UBND quận, huyện nơi có Cụm công nghiệp.
Trường hợp Ban quản lý Cụm công nghiệp không phải là chủ đầu tư.
UBND Thành phố giao đất cho công ty xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công
nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật . Sau khi hoàn thành cơ bản hạ
tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp theo yêu cầu của UBND Thành phố,chủ đầu tư
có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu và các nội dung liên quan đến Cụm công
nghiệp cho Ban quản lý Cụm công nghiệp để đưa Cụm công nghiệp vào hoạt
động. Việc bàn giao phải được tổ chức thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày
có văn bản của UBND Thành phố. Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cụm
công nghiệp do Ban quản lý Cụm công nghiệp thực hiện.
Trường hợp Ban quản lý Cụm công nghiệp là chủ đầu tư thì không cần làm
thủ tục bàn giao như trên.
Trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của Ban quản lý Cụm công nghiệp được
quy định tại Chương III, Điều 7 của quy chế 25.
- Mô hình 2 : Ban quản lý dự án huyện kiêm nhiệm quản lý Cụm công
nghiệp.Thành phố giao Ban quản lý dự án quận, huyện làm chủ đầu tư toàn bộ
dự án, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cả trong và ngoài hàng rào đồng thời quản lý
luôn. Hoặc có thể Thành phố giao đất cho Ban quản lý dự án quận, huyện xây
dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào, đất trong hàng rào giao cho doanh nghiệp
phát triển hạ tầng xây dựng hạ tầng kỹ thuật sau đó bàn giao cho Ban quản lý dự
án quận, huyện quản lý.
- Mô hình 3 : Doanh nghiệp đang quản lý đất và được chuyển mục đích sử
dụng sang đất công nghiệp thì doanh nghiệp đó được Thành phố giao làm chủ
đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào bằng nguồn vốn ngân sách và
đồng thời là chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào bằng
nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp vào thuê đất và vốn ngân sách bằng
khoảng 30% kinh phí GPMB diện tích đất trong hàng rào.Doanh nghiệp đang
quản lý đất sau khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật xong sẽ cho các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh khác thuê lại đất có hạ tầng kỹ thuật.
Các mô hình quản lý trên không còn phù hợp với chủ trương xã hội hoá
việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Các Cụm công nghiệp được hình thành vẫn dựa
vào nguồn hỗ trợ từ ngân sách gây nên tình trạng ỷ lại vào sự bao cấp của ngân
sách Nhà nước.
Riêng đối với mô hình 1 và mô hình 2, các Ban quản lý Cụm công nghiệp, Ban
quản lý dự án quận, huyện đều là đơn vị hành chính sự nghiệp cho nên nảy sinh
một số vấn đề như: Trách nhiệm của Ban quản lý đối với việc phục vụ cho nhà
đầu tư, người đã đóng góp kinh phí xây dựng Cụm công nghiệp chưa cao; Công
tác duy tu, bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật chung chưa được thực hiện tốt; phải trả
lương cho cán bộ nhân viên Ban quản lý bằng tiền từ ngân sách Nhà nước.
Để khắc phục những bất cập trên cần nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý
mới phù hợp với chủ trương xã hội hoá việc xây hựng hạ tầng kỹ thuật Cụm
công nghiệp của Thành phố. Đơn vị quản lý Cụm công nghiệp có thể xây dựng
theo mô hình công ty. việc hoạt động của công ty này theo quy định của luật đầu
tư, luật đầu tư. Việc thu phí bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật, thu phío dịch vụ là hoạt
động kinh doanh của công ty. Nhà nước không phải chi ngân sách trong việc trả
lương cho cán bộ công nhân viên.
Với mục tiêu như vậy, tác giả đề xuất 2 mô hình quản lý Cụm công nghiệp
như sau:
- Doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp: là
doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được UBND Thành phố chỉ định hoặc là
trúng thầu dự án thực hiện xây dựng, quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật Cụm
công nghiệp. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật Cụm công nghiệp có thể phác hoạ như sau:
a. Quyền của doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công
nghiệp .
1 - Lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp và trình
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2 - Tổ chức đấu thầu hoặc lựa chon nhà thầu xây dựng đối với các hạng
mục hạ tầng kỹ thuật trong Cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.
3 - Được huy động vốn ( kể cả nguồn vốn vay ưu đãi) theo quy định của
pháp luật để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp.
4 - Lụa chọn, sắp xếp Doanh nghiệp thuê lại đất có cơ sở hạ tầng, thuê nhà
xưởng phù hợp với quy hoạch ngành nghề trong Cụm công nghiệp.
5 – Kinh doanh các dịch vụ trong Cụm công nghiệp phù hợp với các mục
tiêu trọng đăng kí kinh doanh.
6 - Được xây dựng mức giá cho thuê lại đất có hạ tầng kỹ thuật, giá cho
thuê, bán nhà xưởng và thu phí dịch vụ, phí quản lý và các loại phí khác.
b. Nghĩa vụ của Doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công
nghiệp .
1 - Phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai thực hiện dự án đầu
tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp.
2 - Công khai quy hoạch mặt bằng Cụm công nghiệp, các tiêu chí về ngành
nghề, điều kiện thê đấtngay sau khi dự án được phê duyệt.
3 – Xây dựng điều lệ Cụm công nghiệp theo quy chế quản lý Cụm công
nghiệp của Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội trình UBND Thành phố phê
duyệt.
4 - Triển khai thực hiện dự án xây dựng Cụm công nghiệp theo đúng quy
hoạch, thiết kế, tiến độ đã được UBND Thành phố phê duyệt.
5 - Chịu trách nhiệm về chất lượng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp.
6 – Doanh nghiệp phải triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ quy
định tại giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp triển khai dự án không đúng tiến
độ ít nhất trước 15 ngày làm việc kể từ thời điểm đến hạn theo quy định tại giấy
chứng nhận đầu tư Doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo giải trình gửi cơ quan
có thẩm quyền để xin phép gia hạn.