Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÁC tội xâm PHẠM sở hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.59 KB, 5 trang )

Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

VẤN ĐỀ 7: CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
A. Giới thiệu
- Xin chào anh (chị);
- Mục tiêu: Mục tiêu của bài học này giúp các bạn xác định, nhận diện được các
hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm cụ thể xâm phạm sở hữu. Qua đó, giúp các
bạn phân biệt, so sánh được dấu hiệu pháp lý của các tội phạm này với nhau. Đồng
thời, trên cơ sở những kiến thức về lý luận và pháp luật thực định về nhóm tội này mà
bài học cung cấp sẽ giúp các bạn vận dụng những kiến thức đó trong giải quyết các
tình huống cụ thể có liên quan.
- Hướng dẫn phương pháp học: Để học có hiệu quả bài học này, anh (chị) nên
đọc trước tài liệu tham khảo, tìm đọc một số vụ án trên thực tế qua các phương tiện
thông tin đại chúng như báo viết, báo mạng, bản án…
B. Nội dung bài học
1. Những vấn đề chung về các tội xâm phạm sở hữu
Quyền sở hữu là một trong các nội dung được pháp luật nói chung và luật hình sự
nói riêng bảo vệ. Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi có lỗi gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại này thể hiện được đầy đủ
nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Nhìn chung, các tội này có dấu hiệu pháp lý như sau:
- Khách thể của nhóm tội này là quan hệ sở hữu. Hay nói cách khác, các tội
xâm phạm sở hữu là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ
sở hữu. Hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu chỉ được
coi là hành vi của tội phạm thuộc chương các tội xâm phạm sở hữu nếu sự gây thiệt
hại này phải phản ánh được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội.
- Hành vi khách quan của các tội xâm phạm sở hữu thể hiện rất khác nhau bao
gồm các hình thức đặc trưng như hành vi chiếm đoạt, hành vi chiếm giữ trái phép,


Luật Hình sự Việt Nam – Bài 7

1


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

hành vi sử dụng trái phép, hành vi hủy hoại, làm hư hỏng, làm mất mát, lãng phí tài
sản. Những hành vi đó tuy có khác nhau về hình thức thể hiện nhưng đều có cùng tính
chất gây thiệt hại cho QHSH bằng cách xâm phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng
và quyền định đoạt của chủ tài sản, làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền
sở hữu của mình.
- Hậu quả của các hành vi phạm tội sở hữu trước hết là những thiệt hại gây ra
cho QHSH, thể hiện dưới dạng thiệt hại vật chất cụ thể như tài sản bị mất, tài sản bị hư
hỏng, bị hủy hoại… Ngoài ra, một số tội khác còn có thể gây thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe của người khác.
- Chủ thể của hầu hết các tội xâm phạm sở hữu là chủ thể thường. Pháp nhân
thương mại không phải chịu trách nhiệm hình sự về nhóm tội này.
- Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội có thể là cố ý hoặc vô ý. Bên cạnh
đó, một số tội đòi hỏi có mục đích tư lợi.
2. Một số tội phạm cụ thể
Trong phạm vi bài học này, giảng viên sẽ giới thiệu với các bạn dấu hiệu pháp lý
cơ bản của 08 tội phạm cụ thể, bao gồm:
- Tội cướp tài sản: Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời hai quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ, đó là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Sự xâm hại một
trong hai quan hệ xã hội này đều chưa thể hiện được hết bản chất nguy hiểm cho xã
hội của hành vi cướp tài sản.


Hành vi khách quan của Tội cướp tài sản được mô tả

trong điều luật gồm ba hình thức thể hiện là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức
khắc hoặc hành vi khác làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự
được.

Chủ thể của Tội cướp tài sản là chủ thể thường.

Lỗi của người phạm tội là

lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội nhận thức rõ hành vi
nguy hiểm của mình và mong muốn thực hiện hành vi đó để đè bẹp hoặc làm tê liệt
được sự chống cự của người bị tấn công nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.

Mục đích

chiếm đoạt là dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội cướp tài sản. Việc thực hiện
những hành vi khách quan đã được nêu trên chỉ trở thành hành vi phạm tội của tội
cướp tài sản nếu việc thực hiện những hành vi đó nhằm chiếm đoạt tài sản.
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 7

2


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

Các em cần lưu ý một số tình tiết định khung tăng nặng của tội cướp tài sản:
- Có tính chất chuyên nghiệp: người phạm tội đã phạm tội cướp tài sản 5 lần trở

lên và lấy việc cướp tài sản làm nguồn thu nhập chính.
- Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác.
+ Vũ khí là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy
chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
+ Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ
cho cuộc sống của con người hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm
phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có
được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ, hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây
nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công.
+ Thủ đoạn nguy hiểm khác được hiểu là ngoài các trường hợp nêu trên, người
phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của nạn
nhân.
- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
đồng thời xâm hại 2 khách thể là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Bằng hành vi
phạm tội của mình, người phạm tội xâm phạm trước hết đến tự do thân thể của người
bị bắt cóc làm con tin và qua đó có thể xâm phạm quyền sở hữu của chủ tài sản.
Hành vi khách quan của tội này là hành vi bắt cóc con tin nhằm chiếm đoạt tài sản.
Đây là hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Người bị bắt giữ có thể là bất kỳ ai mà
người phạm tội cho rằng, việc bắt giữ họ có thể đe dọa, buộc người khác phải đưa tài
sản.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình có hành

vi bắt cóc con tin và đe dọa người khác để chiếm đoạt tài sản và mong muốn thực hiện
hành vi đó.

Mục đích của người phạm tội là chiếm đoạt tài sản. Đây là dấu hiệu bắt

buộc đối với tội này.
- Tội cưỡng đoạt tài sản: Hành vi cưỡng đoạt tài sản xâm hại đồng thời hai

quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, đó là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
Hành vi khách quan của Tội cưỡng đoạt tài sản được mô tả trong điều luật gồm hai
hình thức là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực và hành vi khác uy hiếp tinh thần của người
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 7

3


Viện Đại Học Mở Hà Nội

khác.

Cơ hội học tập cho mọi người

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội,

người phạm tội nhận thức rõ hành vi nguy hiểm của mình và mong muốn thực hiện
hành vi đó.

Mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội cưỡng

đoạt tài sản. Việc thực hiện những hành vi khách quan đã được nêu trên chỉ trở thành
hành vi phạm tội của tội cưỡng đoạt tài sản nếu việc thực hiện những hành vi đó nhằm
chiếm đoạt tài sản.
- Tội cướp giật tài sản: Tội cướp giật tài sản có khách thể là quan hệ sở hữu.
Hành vi khách quan của tội này là hành vi chiếm đoạt tài sản có tính chất nhanh chóng
và công khai. Dấu hiệu công khai thể hiện ở chỗ người phạm tội biết hành vi chiếm
đoạt của mình có tính chất công khai và hoàn toàn không có ý định che giấu hành vi
đó. Nhanh chóng thể hiện ở thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủ tài sản để nhanh chóng
tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản.


Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực

tiếp.
- Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Khách thể của Tội công nhiên chiếm đoạt
tài sản là quan hệ sở hữu.

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi chiếm đoạt

tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản này được phân biệt với hành vi chiếm đoạt của các
tội phạm khác qua dấu hiệu “công nhiên” được phản ánh qua đặc điểm công khai và
chủ tài sản không có điều kiện để ngăn cản. Do đó, người phạm tội không cần và
không có ý định có bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản.

Lỗi của

người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.
- Tội trộm cắp tài sản: Khách thể của tội trộm cắp tài sản là quan hệ sở hữu.
Đối tượng tác động của tội phạm là tài sản, thậm chí có thể là tài sản thuộc sở hữu của
chính người phạm tội).

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi chiếm đoạt tài

sản một cách lén lút. Điều đó có nghĩa là, hình thức thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản của người phạm tội có khả năng không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm
đoạt khi hành vi này xảy ra. Đồng thời, lén lút cũng có nghĩa là người phạm tội cố tình
che giấu hành vi phạm tội của mình đối với người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài
sản khi phạm tội.

Tài sản là đối tượng của tội trộm cắp tài sản phải là tài sản đang có


chủ. Điều đó có nghĩa là tài sản còn nằm trong sự chiếm hữu của người chủ, tức là tài
sản này đang chịu sự chi phối về mặt thực tế của người chủ tài sản hoặc người quản lý
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 7

4


Viện Đại Học Mở Hà Nội

tài sản.

Cơ hội học tập cho mọi người

Lỗi của người phạm tội trộm cắp tài sản là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội

nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tình trạng sở hữu
của tài sản, biết được tài sản họ chiếm đoạt là của người khác và mong muốn chiếm
đoạt được tài sản đó.
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là
quan hệ sở hữu.

Hành vi khách quan của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm hai

hành vi khác nhau. Đó là hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi gian
dối là hành vi cố ý đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm để cho người khác
tin là sự thật. Người phạm tội thực hiện hành vi lừa dối là nhằm thực hiện việc chiếm
đoạt tài sản. Hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tuy khác nhau nhưng có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra,
ngược lại, hành vi chiếm đoạt là mục đích và cũng là kết quả của hành vi lừa dối.

Lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình có hành vi lừa dối
và mong muốn hành vi lừa dối đó có kết quả để có thể chiếm đoạt được tài sản.
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Khách thể của tội phạm là quan hệ
sở hữu.

Hành vi khách quan của tội phạm gồm hai dạng hành vi:- Hành vi vay,

mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình
thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc
đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;Hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người
khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn
đến không có khả năng trả lại tài sản.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.

C. Phần kết
Chúc mừng anh (chị) đã hoàn thành bài học.
Bài học này đã nêu rõ được các nội dung sau:
1. Những vấn đề chung về các tội xâm phạm sở hữu;
2. Một số tội phạm cụ thể.

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 7

5



×