Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu Luận :Thẩm quyền giải quyết tranh chấp KD, TM của Tòa án nhân dân theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.77 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 1
NỘI DUNG............................................................................................................................ 1
I –THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KD, TM CỦA TÒA ÁN
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015::.......................1
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc quy định về thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp KD, TM của Tòa án................................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án...................2
1.1.3. Ý nghĩa việc quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa
án ..............................................................................................................................................3
1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp KD, TM của Tòa án..........................................................................................................4
1.3 Các tranh chấp trong hoạt động Kinh Doanh , Thương Mại ..................................5
1.4 .Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án ....................6......7......8
II – THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC
TRANH CHẤP KD, TM CỦA TÒA .
2.1 Thực tiễn áp dụng các quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM
của Tòa án.................................................................................................................................9
2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện các quy định về thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án............................................................10
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :.........................................................................12

 Chú thích :
 BLTTDS – Bộ luật tố tụng dân sự
KD – Kinh Doanh
TM- Thương Mại
TCKD- Tranh Chấp Kinh Doanh
VADS – Vụ án dân sự


0


MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng phát triển đặc biệt khi nước ta đã gia nhập tổ
chức thương mại thế giới, các quan hệ KD, TM ngày càng đa dạng, phong phú và
mang những diện mạo sắc thái mới. Tương ứng với sự đa dạng phong phú của các quan hệ
này, các tranh chấp KD, TM ngày càng muôn hình muôn vẻ và với số lượng lớn. Để giải
quyết các TCKD, TM của cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế thực tiễn đã hình thành nhiều
phương thức giải quyết TCKD, TM như: thương lượng, hòa giải, giải quyết theo thủ tục
Trọng tài, giải quyết theo thủ tục tại Tòa án. Ở Việt Nam các đương sự thường lựa chọn hình
thức giải quyết TCKD, TM tại Toà án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả
các quyền và lợi ích của mình khi thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lương, hoà
giải. Chính vì các lý do trên em xin chọn đề tài “ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp KD,
TM của Tòa án nhân dân theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015” để thực hiện bài tiểu
luận .

1


NỘI DUNG
I ,THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KD, TM CỦA TÒA ÁN THEO
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015:
Theo quy định của BLTTDS năm 2015, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của
Tòa án được quy định tại các Điều 30, 31, 35, 36, 37, 39, 40 Chương III Phần thứ nhất
“Những quy định chung” của BLTTDS năm 2015. Về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam quy
định việc phân định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án phải dựa trên
ba căn cứ đó là: Thẩm quyền giải quyết theo loại việc, thẩm quyền theo cấp Tòa án và thẩm
quyền theo lãnh thổ. Vì vậy, khi nghiên cứu thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM
của Tòa án phải được nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ trên ba căn cứ đó thì mới có

thể tránh được sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các Tòa án với nhau trong việc giải quyết các
tranh chấp KD, TM, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc quy định về thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp KD, TM của Tòa án.
1.1.1. Khái niệm thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án
- Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án là quyền của Tòa án trong việc
xem xét giải quyết các tranh chấp KD, TM và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải
quyết các tranh chấp KD, TM đó theo thủ tục tố tụng dân sự.
1.1.2. Đặc điểm thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án
- Thứ nhất: Căn cứ đầu tiên để Tòa án phân biệt giữa tranh chấp KD, TM với các loại tranh
chấp khác là những tranh chấp KD, TM phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân với nhau
- Thứ hai: Đặc điểm của hoạt động thương mại là được thực hiện trên thương trường và
nhằm mục đích sinh lợi.
- Thứ ba: Cơ sở để phân định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án và
Trọng tài thương mại đó chính là thỏa thuận Trọng tài giữa các bên tranh chấp.
- Thứ tư: Nếu tranh chấp KD, TM được thực hiện theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự thì
ngược lại, việc về KD, TM được tiến hành theo thủ tục đơn giản hơn và đó là thủ tục giải
quyết việc dân sự.

2


1.1.3. Ý nghĩa việc quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa
án
- Quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án một cách hợp lý,
khoa học sẽ tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các
Tòa chuyên trách trong cùng một Tòa án và giữa các Thẩm phán với nhau.
- Quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM 10 của Tòa án một cách hợp
lý, khoa học góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng.
- Bên cạnh đó, việc quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án

còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính chuyên sâu và thành thạo về chuyên môn,
nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ Tòa án.
- Ngoài ra, việc quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án cũng
tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định pháp luật nội dung để áp dụng.
1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp KD, TM của Tòa án
1.2.1. Về cơ sở lý luận
- Một là: Việc xây dựng các quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của
Tòa án phải phù hợp với chủ trương của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp.
- Hai là: Việc xây dựng các quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của
Tòa án phải căn cứ vào tính chất của loại quan hệ pháp luật nội dung mà Tòa án cần giải
quyết.
- Ba là: Việc xây dựng các quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của
Tòa án phải căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án, năng lực giải quyết
tranh chấp của các cấp Tòa án.
- Bốn là: Việc xây dựng các quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của
Tòa án phải bảo đảm được quyền 11 tự định đoạt của đương sự và tạo điều kiện thuận lợi
cho đương sự tham gia tố tụng .
1.2.2 Về cơ sở thực tiễn
- Một là: việc xây dựng các quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của
Tòa án phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3


- Hai là: việc xây dựng các quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của
Tòa án phải xuất phát từ thực tiễn giải quyết loại tranh chấp này trong thời gian qua.
1.3 Các tranh chấp trong hoạt động Kinh Doanh , Thương Mại .
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động KD, TM giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh
doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

+ Khoản 1 Điều 30 BLTTDS năm 2015 quy định: “tranh chấp phát sinh trong hoạt động KD,
TM giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận”.
Theo đó, một tranh chấp phát sinh trong thực tiễn được xác định là tranh chấp KD, TM và
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án phải có điều kiện sau:
+ Các tranh chấp này phát sinh từ hoạt động KD, TM và các hoạt động đó phải có mục đích
lợi nhuận.
-Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau
và đều có mục đích lợi nhuận.
Trước yêu cầu hội nhập với kinh tế thế giới, pháp luật TTDS Việt Nam cũng đã ghi nhận
thẩm quyền dân sự cho Tòa án để giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ (bao gồm quyền
tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp), chuyển giao công nghệ giữa cá nhân,
tổ chức. Các quy định của pháp luật TTDS là cần thiết, nó đáp ứng yêu cầu của thực tiễn,
các quy định này là cơ sở pháp lý để Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết các tranh chấp,
yêu cầu liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích của các đương sự, tạo niềm tin cho các chủ thể sáng tạo .
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển
nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty .
Đây là những tranh chấp mà chủ thể khởi kiện, bị kiện không phải là thành viên công ty
nhưng có các giao dịch chuyển nhượng phần góp vốn với chính công ty hoặc giao dịch
chuyển nhượng phần góp vốn với thành viện của công ty.
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với
người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám
đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên

4


quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài
sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty .
So với quy định tại Khoản 3 Điều 29 BLTTDS năm 2011, khoản 4 Điều 30 BLTTDS năm

2015 có sự bổ sung thêm một quan hệ tranh chấp mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án là “tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc
thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần”.
- Các tranh chấp khác về KD, TM, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan,
tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
1.4 .Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án
1.4.1 Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án theo loại việc:
Là thẩm quyền thụ lý, giải quyết các vụ việc KD, TM theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo quy
định tại Điều 30 BLTTDS năm 2015 thì những loại việc tranh chấp KD, TM thuộc thẩm
quyền của Tòa án được chia thành 5 nhóm sau:
- Nhóm thứ nhất, gồm các tranh chấp phát sinh trong hoạt động KD, TM giữa cá nhân, tổ
chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Nhóm thứ hai gồm các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá
nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Nhóm thứ ba, gồm các tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có
giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
- Nhóm thứ tư, gồm các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp
giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng
quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với
nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn
giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
- Nhóm thứ năm, là nhóm các tranh chấp khác về KD, TM, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Khác với việc xác định
các quan hệ tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình và lao động chủ yếu dựa vào Luật nội
dung, sau đó đối chiếu với quy định về thẩm quyền theo vụ việc do BLTTDS quy định để
xác định tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, việc xác định quan hệ pháp

5



luật tranh chấp về KD, TM lại dựa vào quy định của pháp luật tố tụng và phải khẳng định
rằng các tranh chấp KD, TM chỉ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi giữa các bên
không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
1.4.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp KD, TM theo cấp xét xử của Toà án Thẩm
quyền theo cấp xét xử của Tòa án:
-Là giới hạn do pháp luật quy định để Tòa án nhân dân các cấp thực hiện chức năng giải
quyết các tranh chấp KD, TM. Thông thường thẩm quyền của Tòa án các cấp được phân
chia căn cứ vào giá trị tranh chấp, tính chất của sự việc và khả năng, điều kiện của từng cấp
Tòa án. Theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp
được quy định căn cứ vào các tiêu chí:
+ Thứ nhất: Tính chất phức tạp của vụ việc.
+ Thứ hai: Điều kiện, khả năng giải quyết các tranh chấp của từng cấp Tòa án. Thẩm quyền
của Tòa án nhân dân các cấp phân định cấp Tòa án có chức năng xét xử sơ thẩm đối với các
tranh chấp KD,TM. Thẩm quyền theo cấp xét xử được quy định tại Điều 35 (thẩm quyền
của Tòa án nhân dân cấp huyện), Điều 36 (thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án
nhân dân cấp huyện) và Điều 37 (Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân
cấp tỉnh) BLTTDS năm 2015.
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp KD, TM của Tòa án nhân dân cấp huyện
+Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án nhân dân cấp huyện được quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS năm 2015:
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh
chấp sau đây:
b) Tranh chấp về KD, TM quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này.” và khoản 1 Điều
36 BLTTDS năm 2015 “
-Thẩm quyền giải quyết tranh chấp KD, TM của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 BLTTDS năm 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm
quyền giải quyết, xét xử thẩm các tranh chấp sau:

6



- Một là, các tranh chấp KD, TM quy định tại Điều 30 BLTTDS, trừ những tranh chấp thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều
35 của BLTTDS năm 2015.
- Hai là, những tranh chấp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 35 BLTTDS năm 2015 mà có
đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 35 BLTTDS năm 2015.
- Ba là, những tranh chấp KD, TM thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nhưng
Tòa án cấp tỉnh thấy cần thiết lấy lên để giải quyết.
-Thẩm quyền theo lãnh thổ của Toà án Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
Là giới hạn (khả năng) do pháp luật quy định xác định chức năng giải quyết các vụ việc
KD,TM của Tòa án theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
quy định Tòa án có nghĩa vụ giải quyết các vụ việc KD, TM theo yêu cầu của đương sự khi
khởi kiện. Cơ sở pháp lý: Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án được quy định tại Điều 39
BLTTDS năm 2015.
- Thẩm quyền của Tòa án theo nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở
Điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 quy định đối với tranh chấp về KD, TM Tòa án
có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị
đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Như vậy, theo quy
định của điều luật này để xác định được thẩm quyền của Tòa án thì tùy theo từng trường hợp
bị đơn là cá nhân hay là cơ quan, tổ chức. Trong trường hợp bị đơn là cá nhân thì pháp luật
cho phép Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc có thẩm quyền giải quyết.
- Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của các đương sự
Tại điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 đã quy định: Các đương sự có quyền tự
thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu
nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ
chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, KD, TM, lao động quy
định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”. Quy định này đã khắc phục tình trạng
khi ký kết hợp đồng, các bên thoả thuận


7


chọn đích danh Tòa án cụ thể giải quyết nếu phát sinh tranh chấp, nhưng khi có tranh chấp
xảy ra thì nguyên đơn lại khởi kiện đến một Tòa án khác hoặc Toà án được các bên đương sự
thoả thuận lựa chọn không có điều kiện thuận lợi để giải quyết tranh chấp. BLTTDS quy
định về quyền được lựa chọn Tòa án của đương sự nhưng quyền này không phải là tự do
tuyệt đối mà vẫn phải trong khuôn khổ pháp luật quy định, đó là Tòa án nơi có trụ sở hoặc
nơi cư trú, nơi làm việc của nguyên đơn.
- Thẩm quyền của Tòa án đối với nơi có bất động sản
Điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS quy định “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ
Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Sở dĩ có quy định như trên bởi vì, bất
động sản là một loại tài sản có đặc điểm là không di dời được. Trong vụ án tuy có tài sản là
bất động sản nhưng bất động sản đó không phải là đối tượng tranh chấp hoặc tuy có tranh
chấp nhưng quan hệ pháp luật đó không phải là quan hệ pháp luật chính cần giải quyết thì
không áp dụng điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS.
-Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
+Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn là giới hạn do luật định cho các
chủ thể trong việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp KD, TM. Thẩm
quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn là hình thức pháp luật đưa ra các quy
định về các Tòa án có thẩm quyền giải quyết và nguyên đơn được lựa chọn theo ý chí của
mình.
+ Cơ sở pháp lý: Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn được quy định tại
Điều 40 BLTTDS năm 2015. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn được
quy định trong BLTTDS được chia thành 2 loại: lựa chọn có điều kiện và lựa chọn không có
điều kiện:
-Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa
án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết
(điểm a khoản 1 Điều 40 BLTTDS năm 2015).

-Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu
Tòa án nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết (điểm b khoản 1 Điều 40 BLTTDS).

8


II – THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC
TRANH CHẤP KD, TM CỦA TÒA .
2. 1 Thực tiễn áp dụng các quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM
của Tòa án
Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và hiện nay là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS
năm 2015 đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc về lĩnh vực lập pháp, Bộ luật là cơ sở
pháp luật vững chắc để Tòa án giải quyết các tranh chấp nói chung và các tranh chấp KD,
TM nói riêng.
Về chất lượng xét xử án KD, TM: Phần lớn các vụ án KD, TM được Tòa thụ lý và giải quyết
theo đúng thời hạn luật định, nhiều vụ bảo đảm chất lượng. Tuy nhiên, án KD, TM là án khó
và rất mới mẻ với nhiều Thẩm phán và Tòa án nên lượng án tồn đọng còn nhiều và không
ngừng gia tăng theo năm, các bản án bị kháng cáo, kháng nghị nhiều, tỷ lệ các bản án bị hủy,
sửa, do lỗi chủ quan chưa giảm mạnh. Sở dĩ như vậy là vì, trong quá trình xét xử, các Tòa án
gặp phải một số bất cập, vướng mắc do các quy định của BLTTDS về thẩm quyền giải quyết
các tranh chấp KD, TM của Tòa án còn nhiều đan xen, chồng chéo. Những bất cập, vướng
mắc đó đã phần nào gây ra những khó khăn nhất định, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết
các vụ án tại các cấp Tòa án.
-Một số bất cập trong thực hiện quy định của BLTTDS năm 2015 về thẩm quyền giải quyết
tranh chấp KD, TM của Tòa án
-Bất cập trong quy định tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 Thứ nhất, về dấu hiệu “mục đích
lợi nhuận” Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 “Tranh chấp phát sinh trong
hoạt động KD, TM giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục
đích lợi nhuận. Theo quy định trên thì điều kiện có đăng ký kinh doanh và mục đích lợi

nhuận giữa các chủ thể là điều kiện bẳt buộc BLTTDS quy định rõ ràng như vậy.
-. Bất cập trong quy định tại khoản 2 Điều 30 BLTTDS năm 2015 Cùng với tầm quan trọng
ngày càng tăng của sở hữu trí tuệ, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ cũng xảy ra ngày
càng nhiều hơn. Tranh chấp sở hữu trí tuệ là một loại tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp
thương mại cụ thể, bởi vậy việc giải quyết loại tranh chấp này dựa trên cơ sở nguyên tắc,
trình tự, thủ tục được quy định chung trong BLTTDS.

9


2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện các quy định về thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án:
Pháp luật được xem là “chiếc áo khoác pháp lý” khoác lên các quan hệ xã hội. Một khi các
quan hệ xã hội thay đổi thì pháp luật cũng phải đổi thay để điều chỉnh nó cho phù hợp hơn
với thực tiễn. Chính vì vậy, công tác hoàn thiện pháp luật của Nhà nước không thể tiến hành
một sớm, một chiều mà phải được thực hiện dần dần từng bước. Những quy định của pháp
luật về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án cũng không nằm ngoài
quy luật chung này. Hiện nay, việc áp dụng các quy định này vào thực tiễn đã và đang bộc lộ
những bất cập, thiếu sót cần phải được chúng ta nhìn nhận và sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
và bảo đảm thực hiện các quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của
Tòa án của nước ta:
+Kiến nghị hoàn thiện quy định tại khoản 2 Điều 30 BLTTDS Quyền sở hữu trí tuệ và
chuyển giao công nghệ đang là đối tượng của nền kinh tế mới, nó rất dễ bị xâm phạm
+Kiến nghị hoàn thiện các quy định tại khoản 4 Điều 30 BLTTDS năm 2015 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015 đã quy định hoàn chỉnh hơn một số tranh chấp về công ty thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án, song nhìn chung trên tinh thần kế thừa các quy định của
BLTTDS sửa đổi vẫn không khắc phục những hạn chế so với các quy định của BLTTDS
trước đây
+Kiến nghị hoàn thiện quy định tại khoản 2 Điều 37 BLTTDS Theo quy định tại khoản 2

Điều 37 BLTTDS thì Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp KD, TM
thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
+Kiến nghị hoàn thiện quy định thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp các bên thỏa
thuận lựa chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú để giải quyết tranh chấp bất động sản
BLTTDS
+Kiến nghị hoàn thiện quy định về phân định thẩm quyền giữa Tòa án và trọng tài Từ sự
lúng túng trong việc phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp KD, TM giữa Tòa án và
Trọng tài
+Kiến nghị về nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp trong giải
quyết, xét xử tranh chấp KD,TM

10


KẾT LUẬN
Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế của nước ta đã có sự chuyển biến và phát triển
nhanh chóng. Bằng chứng cụ thể là trong thời gian vừa qua các tranh chấp về KD, TM đã
tăng nhanh cả về số lượng cũng như tính chất của các tranh chấp ngày càng trở nên phức
tạp, đa dạng. Sự ra đời của BLTTDS năm 2004 và tiếp sau đó là Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của BLTTDS năm 2011 và BLTTDS 2015 đã mở rộng thẩm quyền giải quyết
các tranh chấp KD, TM của Tòa án cấp huyện so với các văn bản pháp luật tố tụng trước
đó. Những quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp KD, TM của Tòa án theo
BLTTDS 2015 là cơ sở để Tòa án áp dụng và giải quyết các tranh chấp KD, TM, đáp ứng
được yêu cầu yêu cầu xét xử và nhiệm vụ tư pháp trong tình hình mới. Song, bên cạnh
những ưu điểm và mặc dù đã có sự sửa đổi, bổ sung nhưng BLTTDS vẫn còn tồn tại
những bất cập, vướng mắc khi áp dụng vào thực tiễn và đòi hỏi chúng ta cần phải nghiên
cứu một cách toàn diện, hệ thống. Xuất phát từ những lý do đó, bản thân em đã chọn đề
tài: “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án theo quy định của
BLTTDS năm 2015” để làm sáng tỏ một số vấn đề về thẩm quyền giải quyết các tranh

chấp KD, TM của Tòa án cũng như phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về
vấn đề này .

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Nguyễn Thị Hiên (2014), Thẩm quyền dân sự theo loại việc của Tòa án về giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương, thương mại .
2. Quốc hội (2013), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội
3. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội
4.Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật thương mại tập hai, NXB Công
an nhân dân

12



×