Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN CHO VIỆC SỬ DỤNG GẠO SẠCH TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.6 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2017 - 2018
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN CHO
VIỆC SỬ DỤNG GẠO SẠCH
TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế Tài nguyên Thiên nhiên

HÀ NỘI, THÁNG 04 NĂM 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2017 - 2018
TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN CHO
VIỆC SỬ DỤNG GẠO SẠCH
TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế Tài nguyên Thiên nhiên
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Khánh Huyền
Phùng Thị Tuyết


Đỗ Thị Hải Yến
Ngô Thị Phương

Giới tính: Nữ
Giới tính: Nữ
Giới tính: Nữ
Giới tính: Nữ

Dân tộc
: Kinh
Lớp
: ĐH5KTTN1 Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường
Năm thứ
: 03 /Số năm đào tạo: 04
Ngành học
: Kinh tế Tài nguyên Thiên Nhiên
Người hướng dẫn : TS. Đỗ Thị Dinh
ThS. Nguyễn Gia Thọ
HÀ NỘI, THÁNG 04 NĂM 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ

MÔI TRƯỜNG

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc sử dụng
gạo sạch tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Khánh Huyền, Phùng Thị Tuyết, Đỗ Thị Hải Yến,
Ngô Thị Phương
- Lớp: DH5-KTTN1 Khoa: KTTN & MT Năm thứ:3 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: T.S Đỗ Thị Dinh; Th.S Nguyễn Gia Thọ
2. Mục tiêu đề tài:
- Mục tiêu chung
Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng gạo sạch và các yếu tố ảnh
hưởng đến mức sẵn lòng chi trả cho sử dụng gạo sạch của người dân tại quận Bắc Từ
Liêm, thành phố Hà Nội.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá cơ sở lí luận về mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc sử
dụng gạo sạch
+ Đánh giá thực trạng sử dụng gạo sạch của người dân tại Quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội.
+ Xác định mức sẵn lòng chi trả và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi
trả của người dân Quận Bắc Từ Liêm về việc sử dụng gạo sạch.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Tìm hiểu được thực trạng sử dụng gạo sạch của người dân hiện nay, từ đó xác
định được mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng gạo sạch của họ cũng như các lí do
khiến họ không đồng ý hay không sẵn lòng chi trả chi việc sử dụng gạo sạch của người
dân quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng chi trả
cho việc sử dụng gạo sạch của người dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
4. Kết quả nghiên cứu:



Thứ nhất, tìm hiểu được các nguyên nhân khiến người dân không đồng ý chi trả
cho việc sử dụng gạo sạch và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả cho gạo
sạch
Thứ hai, xác định được mức giá mà người tiêu dùng quận Bắc Từ Liêm sẵn sàng
trả để sử dụng gạo sạch
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng
và khả năng áp dụng của đề tài:
Từ các nguyên nhân và các mức giá người dân sẵn lòng trả cho việc sử dụng gạo
sạch tìm hiểu được qua nghiên cứu giúp cho Nhà nước có các công tác trong quản lí
đồng thời cũng giúp các nhà sản xuất gạo sạch có các kế hoạch, chính sách cũng như
biện pháp phù hợp để mọi người dân đều tiêu dùng gạo sạch và cũng giúp các nhà sản
xuất tăng trưởng kinh tế, đồng thời tăng GDP nước nhà.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ
tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên
cứu (nếu có):

Ngày tháng năm
Sinh viên chịu trách nhiệm
chính thực hiện đề tài

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài

Ngày tháng năm 2018
Xác nhận của trường đại học

Người hướng dẫn




DANH MỤC BẢNG
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................4
Chương 2: Cơ sở lí luận....................................................................................................................8
2.1.1 Các vấn đề liên quan đến gạo sạch..........................................................................................8
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...................................................................................................21
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................................................21
3.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................30
Sơ đồ 3.1 Khung phân tích nghiên cứu..........................................................................................30
3.2.2Phương pháp luận (Cách tiếp cận).........................................................................................31
3.2.3 Các phương pháp nghiên cứu:...............................................................................................31
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................................36
4.2 Nghiên cứu nhu cầu sử dụng gạo sạch.....................................................................................39
4.2.1 Đặc điểm mẫu điều tra:.........................................................................................................39
STT..............................................................................................................................................42
Lí do............................................................................................................................................42
Số người......................................................................................................................................42
1...................................................................................................................................................42
Không có khả năng chi trả thêm.................................................................................................42
4...................................................................................................................................................42
2...................................................................................................................................................42
Gạo sạch hay không không quan trọng......................................................................................42
2...................................................................................................................................................42
3...................................................................................................................................................42
Gạo nào cũng như nhau..............................................................................................................42
3...................................................................................................................................................42
4...................................................................................................................................................42
Lí do khác...................................................................................................................................42
0...................................................................................................................................................42

Tổng............................................................................................................................................42
9...................................................................................................................................................42
.........................................................................................................................................................51
Chương 5: Kết luận và kiến nghị...................................................................................................53
PHỤ LỤC........................................................................................................................................60



DANH MỤC ĐỒ THỊ
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................4
Chương 2: Cơ sở lí luận....................................................................................................................8
2.1.1 Các vấn đề liên quan đến gạo sạch..........................................................................................8
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...................................................................................................21
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................................................21
3.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................30
Sơ đồ 3.1 Khung phân tích nghiên cứu..........................................................................................30
3.2.2Phương pháp luận (Cách tiếp cận).........................................................................................31
3.2.3 Các phương pháp nghiên cứu:...............................................................................................31
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................................36
4.2 Nghiên cứu nhu cầu sử dụng gạo sạch.....................................................................................39
4.2.1 Đặc điểm mẫu điều tra:.........................................................................................................39
STT..............................................................................................................................................42
Lí do............................................................................................................................................42
Số người......................................................................................................................................42
1...................................................................................................................................................42
Không có khả năng chi trả thêm.................................................................................................42
4...................................................................................................................................................42
2...................................................................................................................................................42
Gạo sạch hay không không quan trọng......................................................................................42
2...................................................................................................................................................42

3...................................................................................................................................................42
Gạo nào cũng như nhau..............................................................................................................42
3...................................................................................................................................................42
4...................................................................................................................................................42
Lí do khác...................................................................................................................................42
0...................................................................................................................................................42
Tổng............................................................................................................................................42
9...................................................................................................................................................42
.........................................................................................................................................................51
Chương 5: Kết luận và kiến nghị...................................................................................................53
PHỤ LỤC........................................................................................................................................60



DANH MỤC HÌNH ẢNH
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................4
Chương 2: Cơ sở lí luận....................................................................................................................8
2.1.1 Các vấn đề liên quan đến gạo sạch..........................................................................................8
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...................................................................................................21
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................................................21
3.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................30
Sơ đồ 3.1 Khung phân tích nghiên cứu..........................................................................................30
3.2.2Phương pháp luận (Cách tiếp cận).........................................................................................31
3.2.3 Các phương pháp nghiên cứu:...............................................................................................31
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................................36
4.2 Nghiên cứu nhu cầu sử dụng gạo sạch.....................................................................................39
4.2.1 Đặc điểm mẫu điều tra:.........................................................................................................39
STT..............................................................................................................................................42
Lí do............................................................................................................................................42
Số người......................................................................................................................................42

1...................................................................................................................................................42
Không có khả năng chi trả thêm.................................................................................................42
4...................................................................................................................................................42
2...................................................................................................................................................42
Gạo sạch hay không không quan trọng......................................................................................42
2...................................................................................................................................................42
3...................................................................................................................................................42
Gạo nào cũng như nhau..............................................................................................................42
3...................................................................................................................................................42
4...................................................................................................................................................42
Lí do khác...................................................................................................................................42
0...................................................................................................................................................42
Tổng............................................................................................................................................42
9...................................................................................................................................................42
.........................................................................................................................................................51
Chương 5: Kết luận và kiến nghị...................................................................................................53
PHỤ LỤC........................................................................................................................................60



DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BRC

: British Retailer Consortium

CVM

: Contigent Valuation Method

GlobalGAP


: Global Good Agricultural Practices

HACCP

: Hazard Analysis and Critical Control Points

RAT

: Rau an toàn

VietGAP

: Vietnamese Good Agricultural Practices

WTP

: Willing to pay


MỤC LỤC
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................4
Chương 2: Cơ sở lí luận....................................................................................................................8
2.1.1 Các vấn đề liên quan đến gạo sạch..........................................................................................8
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...................................................................................................21
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................................................21
3.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................30
Sơ đồ 3.1 Khung phân tích nghiên cứu..........................................................................................30
3.2.2Phương pháp luận (Cách tiếp cận).........................................................................................31
3.2.3 Các phương pháp nghiên cứu:...............................................................................................31

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................................36
4.2 Nghiên cứu nhu cầu sử dụng gạo sạch.....................................................................................39
4.2.1 Đặc điểm mẫu điều tra:.........................................................................................................39
STT..............................................................................................................................................42
Lí do............................................................................................................................................42
Số người......................................................................................................................................42
1...................................................................................................................................................42
Không có khả năng chi trả thêm.................................................................................................42
4...................................................................................................................................................42
2...................................................................................................................................................42
Gạo sạch hay không không quan trọng......................................................................................42
2...................................................................................................................................................42
3...................................................................................................................................................42
Gạo nào cũng như nhau..............................................................................................................42
3...................................................................................................................................................42
4...................................................................................................................................................42
Lí do khác...................................................................................................................................42
0...................................................................................................................................................42
Tổng............................................................................................................................................42
9...................................................................................................................................................42
.........................................................................................................................................................51
Chương 5: Kết luận và kiến nghị...................................................................................................53
PHỤ LỤC........................................................................................................................................60



PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay khi cuộc sống của con người ngày càng hiện đại và phát triển thì con
người lại càng có nhu cầu cao hơn về đời sống, về sức khoẻ, về tinh thần. Để đạt được

những nhu cầu đó họ sẵn lòng chi trả một số tiền với mức giá nào đó để đáp ứng được
nhu cầu của họ. Trong các lĩnh vực về đời sống, về tinh thần, về sức khoẻ thì sức khoẻ
đang là điều mà mọi người dành cho nhiều sự quan tâm nhất. Và để có được sức khỏe
tốt trước hết là phải chú ý đến bữa ăn hàng ngày. Một người có sức khoẻ ổn định biểu
hiện ngay trong bữa ăn của họ, nếu chế độ ăn luôn đảm bảo an toàn và dinh dưõng thì
sức khoẻ cũng sẽ tốt. Vì vậy, vấn đề thực phẩm sạch hay bẩn là rất quan trọng. Thực
phẩm là thứ mà con người sử dụng hàng ngày, trực tiếp vào cơ thể mỗi người và mỗi
ngày. Nếu như tiêu dùng thực phẩm bẩn thì sẽ dẫn đến rất nhiều hệ luỵ xấu tới sức
khoẻ con người như ung thư, các rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, bệnh mãn
tính, bệnh cấp tính,... GS.TS Nguyễn Bá Đức – Phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam
cho rằng đa số các bệnh nhân nhiễm ung thư là do môi trường, trong đó thực phẩm bẩn
chiếm hàng đầu vì nó chứa các chất độc hại gây ra sự biến đổi tế bào ở con người.
Theo thống kê, tại Việt Nam cứ mỗi năm thì có 150 nghìn người mới mắc bệnh ung
thư do sử dụng thực phẩm bẩn, 250 nghìn người mắc bệnh ung thư mỗi ngày và có đến
75 nghìn người chết do tiếp xúc với thực phẩm bẩn. Có thể nói tác hại của thực phẩm
bẩn còn nguy hại hơn cả bom nguyên tử vì bom nguyên tử chỉ có phạm vi ảnh hưởng
trong một phạm vi nhất định. Còn thực phẩm bẩn có thể làm con ngưòi chết ngay, chết
từ từ và bệnh tật di truyền, không có thuốc chữa, ảnh hưởng đến giống nòi dân tộc.
Ở Việt Nam, trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, một thành phần luôn luôn
xuất hiện đó là cơm. Nó là thành phần chính và cũng là thành phần không thể thiếu.
Mà cơm lại nấu từ gạo. Chính vì vậy, việc gạo có sạch, có đảm bảo hay không là rất
quan trọng. Hiện nay trên thị trường đang xuất hiện rất nhiều loại gạo trôi nổi, không
rõ nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn vô vàn nguy cơ có hại cho người tiêu dùng như gạo giả
Trung Quốc, gạo nấm mốc được làm mới lại, gạo ướp hương liệu độc hại, việc đánh
thuốc côn trùng không khoa học nhằm bảo quản gạo của một số tiểu thương,... tất cả
đều tiềm ẩn nguy cơ độc hại. Không chỉ có vậy, với sự phát triển kinh tế hiện nay rất
nhiều vùng nước đã bị ô nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng tới cuộc sống người dân,
gây ung thư, vô sinh, các căn bệnh về đường tiêu hóa,... Với nguồn nước ô nhiễm như
1



vậy nếu được dùng để tưới tiêu, trồng trọt sẽ gây nhiều tác hại cho cây trồng trong đó
có cây lúa. Sản phẩm gạo được sản xuất từ cây lúa sẽ là sản phẩm bị ô nhiễm, nó sẽ
ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Do đó việc sử dụng gạo sạch là một vấn đề cấp
thiết hiện nay. Và việc mà người dân có nhu cầu về gạo sạch như thế nào, họ sẵn lòng
trả bao nhiêu để được sử dụng gạo sạch cũng là một điều đáng để quan tâm và nghiên
cứu.
Với địa điểm quận Bắc Từ Liêm - một quận thuộc Hà Nội đang có tốc độ phát
triển mạnh, tập trung dân cư đông đúc, khu đô thị cùng với các cơ quan ban ngành. Là
quận trọng tâm trong kế hoạch mở rộng và phát triển của thành phố. Tuy nhiên do nơi
đây mới được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Từ Liêm vào năm 2013 nên vừa
vẫn còn đặc trưng của vùng nông thôn, lại vừa có được những đặc trưng của vùng đô
thị. Với số dân 350.689 (2017) nhu cầu về sử dụng gạo là rất cao. Thế nhưng, hiện nay
các loại gạo giả, gạo kém chất lượng đang được bán rộng rãi tại các chợ nhỏ lẻ trên địa
bàn quận Bắc Từ Liêm mà không có sự giám sát hay quản lí một cách sát sao về mặt
chất lượng và độ an toàn. Vì vậy, các loại gạo chứa chất trừ sâu, chất độc hại hay
nhiễm độc và gạo giả vẫn được bày bán và tiêu thụ hàng ngày bởi người tiêu dùng
quận Bắc Từ Liêm. Để có thể hạn chế và giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên
cứu về tìm hiểu về nhận thức vấn đề gạo sạch của người dân, những yếu tố nào tác
động mạnh mẽ đến hành vi mua gạo sạch của người tiêu dùng, mức sẵn lòng chi trả
cho gạo sạch và các yếu tố nào đang cản trở quyết định của người tiêu dùng tại quận
Bắc Từ Liêm. Từ đó có giải pháp phù hợp để phát triển thị trường, đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng. Hơn thế nữa, người dân quận Bắc Từ Liêm mới từ huyện lên
quận, do đó nhiều bộ phận người dân thu nhập đang còn thấp, từ đó mức sẵn lòng chi
trả cho gạo sạch của người dân tại đây sẽ được đánh giá khá khách quan từ người có
thu nhập thấp đến người có thu nhập cao. Từ những vấn đề trên, để giúp tìm ra mức
sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng gạo sạch và các lí do cũng như những yếu tố tác
động đến quyết định chi trả của họ nhóm quyết định nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc sử dụng gạo sạch tại quận Bắc Từ
Liêm, thành phố Hà Nội”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

2


Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng gạo sạch và các yếu tố ảnh
hưởng đến mức sẵn lòng chi trả cho sử dụng gạo sạch của người dân tại quận Bắc Từ
Liêm, thành phố Hà Nội.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá cơ sở lí luận về mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc sử
dụng gạo sạch
+ Đánh giá thực trạng sử dụng gạo sạch của người dân tại Quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội.
+ Xác định mức sẵn lòng chi trả và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi
trả của người dân Quận Bắc Từ Liêm về việc sử dụng gạo sạch.
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận:
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Phương pháp chọn mẫu
+ Phương pháp phân tích, xử lí số liệu
+ Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
Mức sẵn lòng chi trả của người dân quận Bắc Từ Liêm về sử dụng gạo sạch
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Quận BắcTừ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian

Thời gian thực hiện đề tài: 8 tháng (từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018)

3


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
1.1 Nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
1. Đề tài: Đánh giá mức sẵn lòng trả gạo vàng
- Tác giả: Đinh Hải Hà
- Thời gian nghiên cứu: Năm 2011
- Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp CVM (cụ thể là phương pháp singlebuoed dischotomous choice và mô hình logic)
- Nội dung nghiên cứu: Tác giả sử dụng kịch bản của bảng hỏi đó là loại thực
phẩm này mang lại nhiều vitamin A rất tốt cho cơ thể, có khả năng hạn chế nguy cơ
gây mù loà và nhiều lợi ích khác nhưng tác giả không đưa ra các rủi ro của thực phẩm
biến đổi gen chưa được biết đến rộng rãi. Tác giả sử dụng nhiều yếu tố như: mức giá
đề xuất, thu nhập trung bình/ tháng, quan điểm về việc áp dụng công nghệ sinh học
trong sản xuất thực phẩm, biết đến gạo vàng, gia đình có trẻ em hay không và trong
nhà có người có vấn đề về mắt và tất cả các yếu tố đều có nghĩa. Kết quả nghiên cứu
cho biết có tới 70,36% đồng ý áp dụng công nghệ sinh học để sản xuất thực phẩm và
61,67% người chấp nhận mua gạo vàng.
- Kết luận: Người dân thành phố Hồ Chí Minh phần lớn đã có nhận thức về việc
sử dụng gạo sạch có lợi ích như thế nào, từ đó họ cũng đã có sự sẵn lòng chi trả ở một
mức nào đó dành cho gạo sạch.
Tích cực: Đánh giá được mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng gạo vàng.
Tiêu cực: Chưa chỉ ra những rủi ro của thực phẩm biến đổi gen.
Kinh nghiệm rút ra: Cần nghiên cứu kĩ nhưng ưu, nhược điểm của gạo vàng và
việc sử dụng nó.
2. Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người

tiêu dùng đối với rau an toàn
-

Tác giả : Đỗ Thị Mỹ Hạnh, Đỗ Thị Tuyết Mai, Trần Trọng Nam, Nguyễn
Trọng Tuynh

-

Thời gian nghiên cứu: Năm 2014
Địa điểm nghiên cứu: Huyện Gia Lâm và quận Long Biên, Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Nội dung: Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định mức độ nhận thức, hành

vi và các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả thêm cho rau an toàn. Số liệu được
thu thập từ 132 hộ gia đình tại huyện Gia Lâm và quận Long Biên thông qua bảng câu
hỏi cấu trúc. Kết quả thu được có tới 67,4% số hộ được điều tra từng mua RAT, tuy
4


nhiên tỷ lệ dùng hàng ngày chỉ trong khoảng 15 – 35%. Giá RAT còn cao và chất
lượng RAT hiện nay còn chưa đáng tin tưởng là những yếu tố chính cản trở quyết định
của người tiêu dùng. 65,9% số người được hỏi không tin tưởng vào các cửa hàng RAT
hiện nay. Đồng thời mức độ hiểu biết của người tiêu dùng về RAT và khả năng phân
biệt RAT và RTT còn hạn chế. Ngoài ra, có tới 93,2% số người được hỏi sẵn sàng chi
trả thêm nếu rau thực sự an toàn, tuy nhiên mức độ chi trả là dưới 20%. Kết quả phân
tích mô hình hồi quy logic thứ bậc cũng chỉ ra rằng, mức độ sẵn lòng chi trả phụ thuộc
vào các yếu tố độ tuổi, việc đã từng mua RAT hay chưa, hiểu biết về RAT, mức độ
nhận biết RAT đem lại và mức độ nhạy cảm của người tiêu dùng.
- Kết luận: Người dân đã có cầu về tiêu dùng rau sạch và cũng có những người
đã dùng rau sạch mặc dù số lượng đang còn ít. Thêm vào đó độ đáng tin cậy về rau

sạch trên thị trường hịên nay vẫn còn chưa đựơc đảm bảo và gây nghi ngại và cản trở
tới việc tiêu dùng RAT của người tiêu dùng.
Tích cực: Nghiên cứu đã xác định được nhận thức của người tiêu dùng về rau
sạch, mức độ sẵn lòng chi trả cho RAT đồng thời cũng chỉ ra các nguyên nhân khiến
việc tiêu dùng RAT bị cản trở.
Tiêu cực: Chưa mô tả rõ nhận thức của người tiêu dùng đối với RAT.
Kinh nghiệm rút ra: Đánh giá mức sẵn lòng chi trả cho một loại hàng hoá dịch
vụ nào đó nên đánh giá mọi yếu tố tác động đến vấn đề đó sẽ giúp làm rõ vấn đề hơn.
3. Đề tài: Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của du khách cho việc thành lập quỹ
môi trường.
- Tác giả: Hoàng Thị Hoài Linh, Đào Duy Minh, Khoa Địa lí, Trường ĐH Sư
-

Phạm – ĐH Thái Nguyên
Thời gian nghiên cứu: Năm 2009
Địa điểm nghiên cứu: Khu du lịch Hồ Núi Cốc – Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu này nhằm tìm ra mức sẵn lòng chi trả của du

khách cho việc thành lập Quỹ môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc Thái Nguyên
bằng bảng hỏi phỏng vấn. Trung bình một khách nội địa sẵn lòng chi trả 9.572,98
đồng/người; khách quốc tế là 0,9469 USD/người. Theo số liệu về lượng khách tới khu
du lịch Hồ Núi Cốc năm 2009 thì tổng mức sẵn lòng chi trả của du khách cho việc
thành lập quỹ môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc gần 3 tỷ đồng.
- Kết luận: Như vậy, hầu hết du khách đều rất quan tâm tới vấn đề môi trường
cảnh quan tại khu du lịch Hồ Núi Cốc và cũng sẵn lòng chi trả một số tiền tương đối
cho việc lập quỹ môi trường tại đây.

5



Tích cực: Xác định được mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch cho việc
thành lập quỹ môi trường tại khu du lịch Hồ Thái Nguyên.
Tiêu cực: Chưa tìm hiểu các nguyên nhân khiến một số người không sẵn lòng
chi trả để thành lập quỹ du lịch để có thể khắc phục hay đưa ra giải pháp
Kinh nghiệm rút ra: Nên tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến người tiêu dùng
không sẵn lòng chi trả cho một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó.

1.2 Nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài
1. Đề tài: Nghiên cứu an toàn thực phẩm
- Tác giả: Jean C. Buzby và cộng sự
- Thời gian nghiên cứu: Năm 1998
- Địa điểm nghiên cứu: Hoa Kỳ
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định giá ngẫu nhiên CV
- Nội dung nghiên cứu: Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CV) để nghiên cứu về
an toàn thực phẩm. Nghiên cứu độc đáo ở chỗ nó kết hợp cả hai phương pháp Payment
card (PC) và dischotomous choice (DC) cũng như hai mức độ giảm nguy cơ khác nhau
cho 1 nguy cơ về an toàn thực phẩm cụ thể. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp CV để
tìm ra mức sẵn lòng trả cho việc giảm nguy cơ thuốc trừ sâu từ việc tiêu thụ quả bưởi
tươi. Nghiên cứu chỉ ra các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp CV khi áp dụng
nghiên cứu về an toàn thực phẩm. Nghiên cứu cũng rút ra các kinh nghiệm khi làm
một nghiên cứu CV liên quan đến thực phẩm cho người xem.
- Kết quả: Nghiên cứu việc áp dụng phương pháp CV trên lí thuyết ra thực tế như
thế nào, lí thuyết và thực tế khác nhau làm sao.
Tích cực: Chỉ ra được các ưu, nhược điểm của CV khi áp dụng nghiên cứu
thực phẩm
Tiêu cực: Tốn nhiều thời gian
Kinh nghiệm rút ra: Khi nghiên cứu các vấn đề cần phải so sánh, áp dụng với
thực tiễn và cần có sự tham gia của cộng đồng
2. Đề tài: Nghiên cứu quan điểm của người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi

gen
- Tác giả: Quan Li và cộng tác viên
- Thời gian nghiên cứu: Năm 2002
- Địa điểm nghiên cứu: Bắc Kinh, Trung Quốc.
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng phương pháp CVM, cụ thể là sử
dụng phương pháp Double - bounded dichotomous choice để hỏi mức sẵn lòng trả.
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với an
toàn thực phẩm và công nghệ sinh học, và thái độ của người Trung Quốc đối với thực
phẩm biến đổi gen cũng được xem xét. Phân tích thực nghiệm những yếu tố ảnh hưởng
đến mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng để mua gạo và dầu đậu nành biến đổi gen và
6


ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình để mua gạo và dầu đậu nành biến đổi gen cũng
được trình bày. Các biến sử dụng trong mô hình là: Trẻ em là một biến đại diện cho
thành viên dưới 18 tuổi trong gia đình, giáo dục đại diện cho trình độ học vấn, kiến
thức là mối quan tâm hiểu biết của người tiêu dùng về công nghệ sinh học, thu nhập
đại diện cho mức thu nhập của người trả lời, tuổi là tuổi của người trả lời, và quan
điểm đại diện cho ý kiến của người trả lời liên quan đến việc áp dụng công nghệ sinh
học để sản xuất thực phẩm. Kết quả chỉ ra rằng biến quan điểm có ý nghĩa thống kê ở
mức ý nghĩa 5% nên có ảnh hưởng rất lớn đối với mức sẵn lòng trả ở cả 2 sản phẩm,
biến kiến thức có ý nghĩa thống kê ở mức 10% đối với dầu đậu nành biến đổi gen. Đối
với gạo biến đổi gen, biến tuổi cũng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Biến giáo
dục, thu nhập và trẻ em không có ý nghĩa thống kê trong cả hai trường hợp. Kết quả đó
cho thấy rằng những biến hiểu biết và kinh nghiệm của người tiêu dùng sẽ thực hiện
tốt biến giải thích hơn những biến nhân khẩu xã hội. Mức sẵn lòng trả trung bình của
gạo biến đổi gen là tăng 38% so với gạo không biến đổi gen, và đối với dầu đậu nành
là 16.3%. Điều này cũng không ngạc nhiên bởi vì có 61.6% người tiêu dùng đồng ý sử
dụng công nghệ sinh học trong thực phẩm và 52.5% người tiêu dùng cảm thấy là ít
hoặc không rủi ro khi sử dụng thực phẩm biến đổi gen. Đồng thời chỉ có 9.3% người

tiêu dùng không thích sử dụng thực phẩm biến đổi gen và 7.8% người tiêu dùng cho là
rủi ro về thực phẩm biến đổi gen. Tại sao kết quả tại Trung Quốc thì khác với các
nghiên cứu tại nhiều nước khác? Tác giả lý giải là do khác biệt về lịch sử văn hóa. Các
nước châu Âu và Nhật Bản dần dần phát triển xã hội tư bản chủ nghĩa trong khi mối
quan tâm và niềm tự hào là giữ gìn truyền thống văn hóa. Đối với Trung Quốc thì lịch
sử theo 1 hướng khác. Một thập kỷ của cuộc Cách mạng văn hóa từ 1966 đến 1976 đã
làm thay đổi cấu trúc lịch sử và truyền thống trong xã hội. Quá khứ đã bị lên án là
"phong kiến và mê tín dị đoan" (Beech, 2002). Bây giờ, với một quá trình chuyển vô
cùng nhanh chóng, người Trung Quốc đang hướng về phía trước. Công nghệ mới lạ
được xem là cải tiến rất cần thiết và không phải là lý do để lo ngại.
- Kết quả: Với người tiêu dùng Trung Quốc do một giai đoạn lịch sử quá khứ bị
lên án là ”phong kiến và mê tín dị đoan” thì với họ việc công nghệ cao và mới lạ được
xem là cần thiết và nên theo. Do đó họ không để ý và cảm thấy những rủi ro của thực
phẩm biến đổi gen là không đáng lo.
Tích cực: Điều tra và đánh giá được nhận thức của người tiêu dùng đối với
thực phẩm biến đổi gen. Đồng thời tìm hiểu được nguyên nhân khiến người tiêu dùng
7


phần lớn đều ủng hộ và thích dùng những thực phẩm biến đổi gen mà không để ý
nhiều đến những rủi ro của nó.
Tiêu cực: Cần làm rõ quan điểm của người tiêu dùng về vấn đề công nghệ sinh
học và an toàn thực phẩm có liên quan đến nhau không và liên quan như thế nào.
Kinh nghiệm rút ra: Khi nghiên cứu một loại hàng hoá dịch vụ nào đó trên thị
trường nên xem xét nghiên cứu cả thái độ của người tiêu dùng đối với loại hàng hoá
dịch vụ đó.

Chương 2: Cơ sở lí luận
2.1.1 Các vấn đề liên quan đến gạo sạch
2.1.1.1 Khái niệm

Theo ông Vũ Thế Thành, Chuyên gia quản trị chất lượng của Hiệp hội Chế biến
và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho rằng trên thế giới không có khái niệm
thực phẩm sạch mà chỉ có thực phẩm lành mạnh vì sản phẩm ra thị trường phải tuân
thủ quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm. Chỉ ở Việt Nam mới có khái niệm
thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn, trong đó thực phẩm sạch được hiểu là tuân thủ
những quy định về an toàn và vệ sinh. Hiện trên thế giới và cả Việt Nam đang áp dụng
một số tiêu chuẩn cho thực phẩm an toàn như: Tiêu chuẩn GAP (đối với Việt Nam là
tiêu chuẩn VietGap), Tiêu chuẩn ISO 14001, Tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ, Tiêu chuẩn
HACCP, Công nghệ vi sinh hữu hiệu EM Nhật Bản,...
Cũng theo đó, hiện nay chưa có một khái niệm rõ ràng và chính xác nào về gạo
sạch tuy nhiên dựa theo cách hiểu về thực phẩm sạch cũng như các tìm hiểu nghiên
cứu của nhóm, nhóm cho rằng gạo sạch và đảm bảo nhất là gạo trồng theo phương
8


pháp hữu cơ: là gạo được trồng theo phương pháp tự nhiên, sử dụng phân bón hữu cơ,
vi sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu. Tập trung theo từng vùng quy hoạch sản xuất để
giảm thiểu sâu bệnh gây hại cho lúa. Lúa hữu cơ được trồng ở vùng đất sạch, không dư
lượng hoá chất, không ô nhiễm, không bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp, bệnh
viện, nghĩa trang, các nguồn ô nhiễm khác, ruộng sử dụng phân bón hoá học lâu năm
phải được xử lí bằng cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật ít nhất 03 vụ liên tiếp. Gạo
hữu cơ là sản phẩm được Mỹ và châu Âu chứng nhận sạch 100% không bị biến đổi
gen, không sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, không sử dụng chất tẩy trắng, chất tạo màu – hương thơm, không sử dụng chất
bảo quản và đặc biệt có hàm lượng dinh dưỡng cao (theo Gạoviệt).
Với những công ty, doanh nghiệp sản suất gạo, tất cả những công đoạn trong quy
trình trên đều phải được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của những chuyên gia.
Việc sản xuất gạo sạch phải tuân theo những tiêu chí sau:

- Sử dụng giống tốt, nguồn gốc rõ ràng và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.

- Đất trồng lúa phải hoàn toàn sạch, không có quá nhiều hóa chất hoặc phân bón
còn tồn tại trong đất ẩm. Chọn vị trí tránh xa những khu công nghiệp, khu dân cư để
đảm bảo nguồn không khí được trong sạch, thoáng mát.
- Sử dụng nguồn nước sạch, không có những hóa chất hay rác thải độc hải để
tưới tiêu.
- Toàn bộ quá trình chăm sóc cây lúa phải tự nhiên, thực hiện hoàn toàn bằng các
biện pháp thủ công. Chỉ được sử dụng một số thuốc trừ sâu hoặc phân bón đã qua
kiểm định chặt chẽ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng của hạt lúa.
- Sau khi thu hoạch, quá trình xay xát sẽ được thực hiện ngay trên cánh đồng để
trực tiếp thu được những hạt gạo sạch nhất.
- Hệ thống kho chứa phải đảm bảo sạch sẽ, không có những loại côn trùng hoặc
bò sát gây hại hoặc tổn thất nông sản.

9


Hình 2.1 Hình ảnh gạo sạch
* Quy trình sản xuất gạo sạch tại các doanh nghiệp
- Khâu chọn giống và giống lúa: Chỉ có giống sạch mới cho gạo sạch nên hầu hết
các doanh nghiệp lựa chọn giống lúa thuần chủng, không biến đổi gen. Những giống
lúa này sẽ được canh tác trên từng cánh đồng riêng biệt, có đảm bảo cách ly với khu
vực gieo trồng thông thường. Bên cạnh đó, giống lúa được sử dụng phải là giống tốt,
nguồn gốc rõ ràng và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Đất trồng và nước tưới sạch.
Trong quy trình sản xuất gạo sạch, việc chọn đất trồng cũng rất quan trọng. Đất trồng
lúa cũng phải là đất sạch, không dư lượng hóa chất, phân bón. Nếu có, phải qua cải
tạo, xử lý để có được đất sạch. Đặc biệt, đất trồng phải tránh xa những khu công
nghiệp, khu dân cư để đảm bảo nguồn không khí được trong sạch, thoáng mát. Tương
tự, nước tưới cũng phải qua xử lý, lọc các chất độc hại, chất kiềm và không để lẫn
những hóa chất hay rác thải độc hại. Tất cả quy trình sản xuất gạo sạch đều được giám
sát chặt chẽ.

- Chăm sóc thủ công: Toàn bộ quá trình chăm sóc cây lúa phải tự nhiên, thực
hiện hoàn toàn bằng các biện pháp thủ công đảm bảo quy trình sản xuất không có máy
móc, công nghệ. Đặc biệt chỉ sử dụng một số thuốc trừ sâu hoặc phân bón được làm từ
hữu cơ, vi sinh không độc hại. Cụ thể, phân hữu cơ và khoáng thiên nhiên như phân
dơi, phân chim, phân cá có xử lý phù hợp và một loạt các biện pháp tự nhiên và sinh
học để duy trì và nâng cao độ phì của đất. Ngoài ra, quy trình chăm sóc lúa, các
chuyên gia nông nghiệp sẽ theo dõi chặt chẽ quá trình sinh trưởng của lúa để đảm bảo
sinh trưởng tự nhiên, cấm tuyệt đối với chất kích thích hoặc chất tăng trưởng.
- Thu hoạch ngay trên cánh đồng: Thu hoạch lúa cũng đảm bảo đúng quy trình,
đúng thời điểm đồng lúa chín ngả màu vàng.
10


Bên cạnh đó, quá trình xay xát sẽ được thực hiện ngay trên cánh đồng để trực
tiếp thu được những hạt gạo sạch nhất. Không những vậy, hệ thống kho chứa lúa, gạo
cũng phải đảm bảo sạch sẽ, không có những loại côn trùng hoặc bò sát gây hại hoặc
tổn thất nông sản. Nếu côn trùng tấn công vào nơi lưu trữ hạt, thùng bảo quản gạo
được làm đầy với khí CO2 tự nhiên (một loại khí không độc hại do người thải ra khi
thở) để phòng trừ. Sản xuất gạo sạch hữu cơ đóng gói tại nhà máy không sử dụng chất
bảo quản. Đóng gói sản phẩm là khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất gạo sạch
hữu cơ. Cụ thể, khi gạo được đưa về nhà máy, chất lượng gạo vẫn được đảm bảo, quy
trình đóng gói phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, không dùng các chất bảo quản, chất
tạo màu, tạo hương liệu.
2.1.1.2 Tiêu chuẩn của gạo sạch
Gạo sạch hữu cơ là loại gạo đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn sau đây:
- Một là, Đảm bảo độ thuần chủng: nghĩa là gạo phải có nguồn giống tốt, không
sử dụng các giống biến đổi gen... Ngày nay xuất hiện rất nhiều loại gạo biến đổi gen,
do kết hợp được các đặc tính tốt của các giống mang lại như hạt to, dẻo, thơm,... nên
nó thường được người dân quan tâm, sử dụng nhiều. Tuy nhiên nó lại chứa nhiều rủi ro
của thực phẩm biến đổi gen

- Hai là, Giữ được hương vị đặc trưng: Mùi hương của gạo là mùi hương tự
nhiên, không phải là mùi hương do tẩm ướp hương liệu. Gạo mới, gạo sạch phải có
mùi thơm, khi nấu cơm mùi thơm này càng đậm. Nếu gạo không có mùi thơm tức là
gạo đã cũ, vì thế nhiều đại lý bán gạo sử dụng chất tạo hương liệu để gạo cũ có mùi
hương. Nếu gạo được sử dụng chất tạo hương liệu thì không phải gạo sạch.
- Ba là, Tuyệt đối không sử dụng những loại hóa chất hỗ trợ như hương tạo mùi,
tẩy trắng, bột nở… Gạo sạch đảm bảo có màu trắng hơi vàng do lớp vỏ cám gạo còn
nguyên, với những gạo trắng tinh nên cẩn thận vì rất có thể loại gạo đó được sử dụng
chất tạo màu xử lý màu sắc ố vàng, trắng đục do để lâu để đánh lừa người tiêu dùng.
- Bốn là, Quá trình thu hoạch, vận chuyển, lưu kho, sản xuất và đóng gói… đều
được kiểm định đạt chuẩn chất lượng và đảm bảo sạch, an toàn cho sức khoẻ người tiêu
dùng. Không sử dụng những loại hóa chất chưa qua kiểm định trong quá trình canh tác.
Không tồn dư chất bảo vệ thực vật: trồng lúa phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gần
như là bắt buộc, trừ khi trồng lúa hữu cơ, hay những loại lúa đặc biệt khác. Với những
loại lúa gạo thông thường, người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chống lại sự
11


×